Triệu Huỳnh Võ (ĐS 6)
Vào mùa Xuân năm 1975, nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội phá bỏ Hiệp Định Ba Lê, đã được ký kết ngày 27 tháng Giêng năm 1973, xua quân tổng tấn công xâm chiếm miền Nam Việt Nam, giữa lúc miền Nam Việt Nam bị Mỹ chấm dứt viện trợ quân sự và rút hết binh sĩ Mỹ về nước, trong khi họ vẫn được Nga Tàu chi viện mạnh mẽ. Hậu quả là sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam sụp đổ, toàn thể đất nước Việt Nam từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau đều nằm dưới quyền cai trị của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi tiếp thu Miền Nam, họ ra lệnh cho tất cả viên chức từ trung cấp trở lên trong guồng máy hành chánh, quân sự, và đảng phái đi trình diện tại các trung tâm được chỉ định, để rồi sau đó sẽ tiếp chuyển đến các trại tù khổ sai lao động, dưới ngụy danh là trại “Học Tập Cải Tạo”, được thiết lập ở những nơi rừng sâu nước độc, từ trong nam ra bắc đến tận biên giới Việt Trung. Thông cáo kêu gọi những thành phần phải ra trình diện trại “Học Tập Cải Tạo” có yêu cầu mỗi ngườiphải mang theo tiền đủ trả chi phí ăn uống trong một tháng với dụng ý để mọi người lầm tưởng thời gian họ bị bắt buộc “Học Tập Cải Tạo” chỉ kéo dài một tháng thôi.
Trong thực tế, thời gian bị “Học Tập Cải Tạo” kéo dài vô tận đã khiến cho vô số người phải bỏ mạng vì đói rét, kiệt sức, thiếu thuốc men, bịnh tật, và trong số các nạn nhân đó đã bao gồm Giáo sư Nguyễn duy Xuân, một Trí Thức mẫu mực ở Đồng Bằng Sông Cữu Long miền Nam Việt Nam.
GS Xuân sinh năm 1925 tại quận Ô Môn thuộc tỉnh Cần Thơ và là cựu học sinh College de Cantho, tiền thân của trường Trung học Phan thanh Giản. Sau khi đậu bằng Thành chung (Diplôme), ông sang Pháp du học, tốt nghiệp Cử Nhân Kinh Tế. Ông tiếp tục học chương trình Hậu Đại Học ở Anh và đậu bằng Cao Học về Kinh Tế. Sau đó ông theo học tiếp tại Đại Học Vanderbilt, ở Tiểu bang Tennessee của Hoa Kỳ để lấy bằng Master và PhD về Kinh Tế. Đề tài Luận án Tiến sĩ của ông là Tín Dụng Nông Nghiệp.
Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, GS Xuân đã giữ các chức vụ:
-Tùy viên Báo chí, Phủ Thủ Tướng kiêm Tổng Giám Đốc Việt Nam Thông Tấn Xã trong Nội Các của Thủ Tướng Nguyễn ngọc Thơ.
– Tổng Ủy Trưởng Phủ Tổng Ủy Hợp Tác Xã và Nông Tín.
Thời Đệ Nhị Cộng Hòa, ông là:
-Tổng Trưởng Kinh Tế trong Nội Các của Thủ Tướng Nguyễn văn Lộc.
– Cố vấn Kinh Tế cho Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu trong chức vụ Phụ Tá Đặc Biệt.
– Viện Trưởng Viện Đại Học (VĐH) Cần Thơ từ năm 1971-1975.
– Tổng Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục kiêm nhiệm Viện Trưởng VĐH Cần Thơ trong Nội Các của Thủ Tướng Nguyễn bá Cẩn, được thành lập vào ngày 14 tháng 4 năm 1975, thay cho Thủ Tướng Trần thiện Khiêm vừa từ chức.
Vào những ngày cuối cùng của tháng Tư năm 1975, vị Tùy Viên Văn Hóa của Tòa Đại sứ Mỹ có đến gặp GS. Xuân, đề nghị đưa ông rời Việt Nam, nhưng ông đã từ chối vì không muốn bị qui trách là đã rời bỏ nhiệm sở trong khi thi hành nhiệm vụ.
Sau đó, cũng như mọi cấp chỉ huy trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, GS Xuân đến trình diện tại Trường Nữ Trung Học Gia Long ở Sài Gòn để vài ngày sau được chuyển đến Làng Cô Nhi Long Thành thuộc Tỉnh Biên Hòa.Đây là nơi giam giữ tất cả những người ra trình diện, tại các địa điểm được chỉ định trong vùng Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định và phụ cận. Tại đây họ được phân loại theo mức độ tội phạm nặng nhẹ để được chuyển tiếp đến trại giam khác, nên chỉ vài tháng sau GS. Xuân lại bị chuyển tiếp về Trại giam Thủ Đức chung với những người từng giữ các chức vụ cao cấp trong các Phủ Bộ của chính phủ, các lãnh tụ đảng phái chính trị, Dân biểu Nghị sĩ Quốc Hội, chỉ huy cao cấp của cơ quan Cảnh sát và Tình báo.
Vào giữa năm1976, GS. Xuân cùng toàn thể tù nhân ở trại giam Thủ Đức được cho chuyển hết ra Bắc. Tù nhân, từng cặp được còng tay đưa lên xe bít bùng chở ra phi trường Tân Sơn Nhất, để sau đó được chuyển thẳng đến phi trường Gia Lâm ở Hà Nội trên hai chíếc máy bay vận tải C130 của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Toàn thể tù nhân sau đó được di chuyển bằng xe chở khách đến trại tù Hà Tây, thuộc Tỉnh Hà Sơn Bình và trại tù Nam Hà thuộc Tỉnh Hà Nam Ninh. GS Xuân được về trại Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 20 cây số.
Trong thời gian bị giam cầm ở Miền Bắc, người tù Miền Nam bị buộc phải lao động khổ sai, và GS Xuân bị xếp vào đội Sản Xuất Gạch. Đây là đội cực nhọc nhất trong các đội lao động của trại tù Hà Tây. Người tù trong đội nầy phải xuống ao lấy đất sét, ngay cả những ngày giá buốt nhất của mùa đông, đem lên nhào nặn cho nhuyễn để nén vào máy ép thành gạch sống, rồi dùng xe cút kít chuyển ra sân phơi khô. Tiếp đến, họ phải gánh vào lò để nung bằng than đá, rồi sau đó phải gánh ra với tiêu chuẩn mỗi người phải đạt được từ 1200 đến 1500 viên gạch trong ngày (mỗi viên nặng hơn một kí lô vì là gạch đặc, không phải gạch ống của miền Nam, và nếu không đạt mức tiêu chuẩn thì khẩu phần ăn trong ngày của tù nhân sẽ bị cắt giảm). GS Xuân, tuy là người cao tuổi nhất trong đội, vẫn phải còng lưng lao động khổ sai như những người tù trẻ mà đa số, nguyên là các sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, bị giam từ các trại tù gần biên giới Hoa Việt mới được chuyển về đây trước tin Tàu cộng sắp tấn công vào sáu tỉnh ở biên giới.
Mùa đông của năm 1977 và các năm sau đó ờ miền Bắc quá khắc nghiệt, khi nhiệt độ ban đêm ở trại tù có lúc xuống gần 0 độ C. Dù thời tiết lạnh nhưng mỗi buổi sáng, khi cửa buồng giam được mở để cho người tù có một thời gian ngắn ra hồ nước làm vệ sinh cá nhân trước khi đi lao động khổ sai, thì GS Xuân và Luật sư Trần văn Tuyên, nguyên là Chủ tịch khối Dân Biểu thuộc nhóm Dân Chủ Xã Hội trong Hạ Viện, dùng giây phút ngắn ngủi nầy đề tắm giặt. (Luật sư Tuyên đã mất tại Trại tù Hà Tây nầy vì bị đứt mạch máu ở não). Ngoài việc chịu đựng sự giá rét của mùa Đông, GS Xuân cùng với những người tù khác, còn phải chống chọi với việc ăn uống thiếu thốn và bịnh tật vì thiếu thuốc men. Kỷ sư Hóa học Phan thông Thảo, nguyên Chủ tịch đảng Tân Đại Việt và là người tù cùng buồng giam, đã chua xót than thở: “chúng ta đã trở thành loài thú ăn thịt sống rồi,vì lúc nầy chúng ta tự ăn thịt chúng ta để được sống còn .”
Khoảng tháng 9 năm 1979, thân nhân người tù miền Nam được phép cho gửi quà tiếp tế và đi thăm nuôi. Lúc đó, GS Xuân chưa nhận được quà của gia đình từ bên Pháp gửi mà chỉ nhận được quà của bà chị ruột ở Ô môn gửi vào. Chính nhờ nhận được sự tiếp tế hoặc thăm nuôi kịp thời của gia đình mà những người tù miền Nam, trong đó có GS Xuân, được tiếp tục sống sót.
Kiếp sống lao động khổ sai trong đội Sản Xuất Gạch của GS Xuân tiếp tục kéo dài cho tới khoảng năm 1981 thì ông được bổ sung vào Tổ Dịch Thuật của trại. Tổ Dịch Thuật cũng gồm các tù nhân gốc quân đội giỏi tiếng Anh và tiếng Pháp, có nhiệm vụ dịch các tài liệu và sách tiếng Anh hoặc tiếng Pháp nói về Chiến tranh Việt Nam, cung ứng cho giới lãnh đạo quân sự ở Hà nội. Đây cũng là một dạng khai thác tinh vi khác của bọn cai tù, họ khai thác tiếp chất xám của trí tuệ thay vì sức lao động của người tù.
Đến năm 1983, toàn bộ tù nhân ở trại Hà Tây được chuyển về trại Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. GS Xuân vẫn tiếp tục ở trong Tổ Dịch Thuật. Các năm sau đó, GS Xuân bắt đầu nhận được quà và thuốc men của gia đình bên Pháp cũng như được ngưởi em trai, cựu dân biểu Nguyễn long Giao, thăm nuôi và tiếp tế sau khi ông em nầy được ra khỏi tù. Nhưng cũng trong khoảng thời gian nầy, đặc biệt là vào mùa đông năm 1986, GS Xuân bắt đầu bị nổi những chấm đỏ trong người và trên mặt mà các thuốc uống và thoa ngoài da đều không kết quả. GS Xuân quay qua tự trị theo thuốc Nam bằng cách nhờ tù nhân lao động bên ngoài trại tìm và nhổ nguyên rễ rau dền gai để ông phơi khô rồi nấu nước uống.
Chứng phong ngứa của GS Xuân vẫn không thuyên giảm. Chung quanh cổ của ông bắt đầu xuất hiện vài cục bướu nhỏ sờ vào thấy cứng như hạt gạo. Theo sự chẩn đoán của bác sĩ Trương như Quýnh, nguỵên giám đốc bịnh viện Đô Thành Sàigòn, trông coi bệnh xá ở đây, dưới quyền một bác sĩ của trại tù Nam Hà, thì GS Xuân đã bị bịnh Hodgkins, một loại ung thư về các hạch tuyến phát triển bất bình thường. GS Xuân có được trại tù cho chuyển ra bệnh viện Phủ Lý để khám nghiệm. Họ cũng xác nhận ông bị bịnh Hodgkins, rồi sau đó lại cho về trại tù trong ngày. Bịnh tình của ông mỗi ngày một nặng thêm khi các hạch ở cổ bắt đầu di căn xuống bao tử và gan khiến ông nhiều lần bị ngất xỉu phải đưa xuống bệnh xá cấp cứu. Sau cùng trại phải chuyển ông xuống nằm hẳn ở bệnh xá để tiện việc cấp cứu.
Trong thời gian GS Xuân trở bịnh nặng ở bệnh xá, tù nhân Phạm hữu Trung, nguyên là Thiếu Tá Cảnh sát, tình nguyện xuống bệnh xá chăm sóc suốt ngày đêm cho ông và được ban giám thị Trại đồng ý, sau khi họ nhận được quà biếu xén của anh em tù trong trại. Khoảng tháng 10 năm 1986, theo sở nguyện của ông, GS Xuân được Thượng tọa Thích thanh Long, nguyên Giám đốc Nha Tuyên úy Phật giáo cũng đang bị giam giữ tại đây, làm lễ quy y cho ông với pháp danh Thanh Lương Địa. Cũng vào lúc đó, trước tin GS Xuân đuối sức vì không thể ăn hoặc uống nước được nữa, bà GS Phạm hoàng Hộ (vợ của vị Viện Trưởng Viện Đại Học tiền nhiệm) đã gửi ra hai lọ nước biển, Morin Amin, chứa dinh dưỡng đậm đặc để truyền qua máu vào cơ thể thay thế thức ăn. Lúc đầu, bác sĩ cộng sản của trại không cho phép dùng, nhưng vài ngày sau đó, khi thấy GS Xuân sắp bắt đầu đi vào tình trạng hôn mê, thì bác sĩ nầy mới đồng ý cho dùng. GS Xuân hồi tỉnh lại được một ngày, nhưng đến 4 giờ khuya ngày 17 tháng 12 năm Bính Dần, tức là ngày 16 tháng 1 năm 1987, GS Xuân trút hơi thở cuối cùng.
Sáng hôm sau, cũng qua hình thức quà cáp cho bọn cai tù, vị tù Tuyên úy Phật giáo Sư đòan 7, thầy Ngự cùng hai vị Thượng tọa Thích thanh Long và Thích thiện Chính đã xuống được bệnh xá tụng kinh tiễn đưa ông theo đúng nghi thức của Phật giáo.Thi thể của ông lúc lâm chung, sau gần hai tháng không ăn không uống được, đã bị co rút lại và toàn thân ông đen sạm như pho tượng đồng đen.
Việc chôn cất GS Xuân được trại giao cho đội tù hình sự phụ trách, và các tù chính trị miền Nam không được phép tiễn đưa. Họ chỉ có thể đứng tại cổng khu buồng giam, nhìn cảnh hai tù hình sự khiêng quan tài GS. Xuân đem chôn trên đồi hoang mà lòng ngậm ngùi thương xót cho sự ra đi thầm lặng và chua xót của GS. Xuân, một Trí Thức ưu tú và mẫu mực đã bỏ mạng vì sự trấn áp triệt để và chế độ giam cầm khắc nghiệt của bạo quyền cộng sản Hà Nội đã giành cho những người tù Miền Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Đến năm 2015, ái nữ của GS Xuân, từ bên Pháp về, mới thực hiện được việc bốc mộ cho cha, rồi hỏa táng và đem tro cốt của ông về thờ tại chùa Thiên Hương tại Quận Bình Thạnh, Sài Gòn.
Sacramento, ngày 15 tháng 2 năm 2023.
Triệu huỳnh Võ
(Một người tù, sinh năm 1937 ở Cần Thơ, tốt nghiệp Thủ Khoa khóa 6 Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sài Gòn năm 1962, chức vụ sau cùng trước năm 1975 là Phụ Tá Đặc Biệt Tổng Trưởng Bộ Dân Vận-Chiêu Hồi Việt Nam Cộng Hòa, đã từng bị giam cầm chung với GS.Xuân trên 12 năm qua các trại Cải Tạo Long Thành, Thủ Đức, Hà Tây, và Nam Hà.)
Remembering An Intellectual Of South Viet Nam Professor Nguyễn Duy Xuân, Minister Of Culture And Education And Concurrently Dean Of The University Of Cần Thơ
In the Spring of 1975 the Communist authorities in Ha Noi decided to shred the Agreement on Ending theWar and Restoring Peace in Viet Nam that was formally signed by all the parties in Paris, France on January 27, 1973 and sent a massive military force to invade South Viet Nam in direct violation of the Accords. It happened at a time when the Republic of Viet Nam (RVN) was being abandoned by the United States of America having already withdrawn all its troops and fast ending all assistance to the country and while North Viet Nam (NVN) was continually receiving massive assistance from Russia and China. This brought about the collapse of the Government of the RVN on April 30, 1975, and the entire country from Nam Quang Pass to the Cape of Cà Mau was under the control of the Communist authorities in Hà Nội.
Shortly after they occupied South Viet Nam the Hà Nội authorities ordered all officials from mid-level and up in the government, armed forces and political parties to report to designated centers. Those officials were then sent to hard labor camps disguised as “re-education” camps. Those camps were set up in remote and inhospitable locations from the south all the way to the north, even in the border area between Viet Nam and China. The announcement ordering those officials to report and later sent to the reeducation camps informed them to only take with them enough money to pay for one month’s expenses for food, thus leading them to believe that the re-education period would be only one month.
In reality the re-education period lasted much, much longer, causing many prisoners to die of starvation, poor health, diseases due to lack of medicine. Among those prisoners was Professor Nguyễn Duy Xuân an exemplary intellectual from the Mekong River Delta of South Viet Nam. Professor Xuân was born in 1925 in the district of Ô Môn, province of Cần Thơ. He studied at a high school named Collège de Cần Thơ, subsequently renamed Phan Thanh Giản High School. After graduating with his Diplôme he went to France and graduated with a License (Bachelor) in Economics. He then went to study the UK and obtained a Masters in Economics, after which he went to Vanderbilt University in Tennessee, USA from which he graduated with a Masters and a Ph D in Economics. His Ph D thesis was about Agricultural Credit.
He went back to South Viet Nam and served in various capacities in the government of the First Republic (1955-1963), namely – Press Attaché at the Office of Prime Minister Nguyễn Ngọc Thơ, and concurrently Director General of Viet Nam Press, the official news agency of the Government; – General Commissioner, General Commission of Cooperatives and Agricultural Credit In the Second Republic he was -Minister for Economy under Prime Minister Nguyễn Văn Lộc, the first government of the Second Republic; – Special Assistant for Economic Affairs to President Nguyễn Văn Thiệu; – Dean of Cần Thơ University from 1971 to April 1975 – concurrently Minister for Culture and Education in the Cabinet of Prime Minister Nguyễn Bá Cần from April 14 to April 28, 1975 having replaced Prime Minister Trần Thiện Khiêm.
Towards the end of April 1975 the Cultural Attaché of the US Embassy in Saigon had approached Professor Xuân and invited him to leave the country. Professor Xuân refused to leave because he did not want to be accused of abandoning his post. After the Communist takeover, like many officials, Professor Xuân reported to the center at Gia Long Girls High School in Saigon and was sent to another center at the Long Thành Orphanage in Biên Hòa province. This is the internment center for all officials who had reported at the various designated centers in the Greater Saigon-Chơ Lớn-Gia Định area. Here they were grouped in categories according to their “crime activity level” from high to low, and then sent to various hard labor camps. Professor Xuân was subsequently sent to the Thủ Đức Detention Center along with other officials who had held high level positions in the government, leaders of political parties, Deputies and Senators in the National Assembly, and commanding officers in the Police and Intelligence organizations.
In mid-1976 Professor Xuân and the entire population at the Thủ Đức Detention Center were sent to North Viet Nam. The prisoners, shackled in pairs, were transported in fully covered military trucks to Tân Sơn Nhất airport and then flown in two former RVN Air Force C 130 planes directly to Gia Lâm airport, in Hà Nội. All the prisoners were then transported in public buses to the Hà Tây Hard Labor Camp in Hà Sơn Bình province and the Nam Hà Hard Labor Camp in Hà Nam Ninh province. Professor Xuân was sent to the Hà Tây Hard Labor Camp, about 20 kilometers (12 miles) from Hà Nội.
In their time of incarceration at those prisoners’ camps in North Viet Nam the prisoners from the South were doing hard labor, and Professor Xuân was included in a unit responsible to make bricks. This is the harshest work unit in the Hà Tây Hard Labor Camp. Here the prisoners had to go the pond to get the clay, even on extremely cold days in the winter. Then they had to mold the clay till it becomes pliable to be pressed into soft bricks by machines, and then taken in wheelbarrows to dry out in another area. The prisoners then had to carry the bricks to coal-fired ovens, then take them out once dried, with each prisoner meeting the production target of 1200 to 1500 bricks a day. A brick as produced in North Viet Nam weighed then more than one kilogram (more than 2 pounds) because it was a solid brick instead of the lighter “hollow” brick made in South Viet Nam. If a prisoner did not meet his assigned production quota then his food ration for the day will be reduced! Professor Xuân, though the oldest person in his work unit, had to do the same back-breaking hard labor like his much younger fellow prisoners, the majority of them being former officers in the RVN Armed Forces who had been interned at the hard labor camps along the China – Viet Nam border and had to be relocated because the Chinese were going to attack the six provinces along the border.
The 1977 winter and subsequent ones in North Viet Nam were very harsh, with temperatures at the hard labor camps as low as zero degrees Celsius (32 F). Each morning, in extreme cold weather, as soon as the door of the cell was opened the prisoners had a short time to wash and do personal hygiene in the pond area before doing the hard labor. Professor Xuân and Lawyer Trần Văn Tuyên, formerly Head of the Social Democrat group in the House of Deputies, took advantage of the short time allowed to wash. (Lawyer Tuyên died at the Hà Tây Hard Labor Camp of a ruptured blood vessel in the brain). Besides enduring the harsh winter Professor Xuân and his fellow prisoners also had to put up with scarce food rations and diseases due to lack of medicament. Chemical Engineer Phan Thông Thảo, Head of the New Đại Việt party, and Professor Xuân’s cell mate, had bitterly complained that “we have become animals that have to eat meat to survive because at this time we eat ourselves in order that we may survive”.
At the beginning of 1979 family members of the prisoners were allowed to send gifts packages and to visit the prisoners. At that time Professor Xuân did not receive any gifts packages from his own family in France but from his older sister then living in Ô Môn District. Prisoners from the South, including Professor Xuân, managed to survive thanks to those gifts packages and the visits by family members who also brought food and other necessities. Life as a laborer in Professor Xuân’s Bricks Production work unit continued until 1981 when he got transferred to the Translation Unit of the hard labor camp. The Translation Unit had former military officers of the RVN Armed Forces who were very proficient in English and French. They were charged with translating documents and books in English or French about the Viet Nam War to send to the Communist military leaders in Hà Nội. This was another clever exploitation by the prison wardens as they leveraged the intellectual capability and prowess in lieu of the labor capability of the prisoners. In early 1983 all the prisoners at the Hà Tây Hard Labor Camp were transferred to the Hà Nam camp in Hà Nam Ninh province where Professor Xuân continued working in the Translation Unit. In the following years Professor Xuân received gifts and medicament packages from his family in France and was visited by his younger brother, Deputy Nguyễn Long Giao when the latter was released from the hard labor camp.
However, it was at that time, particularly beginning in the winter of 1986, that Professor Xuân began to develop eczema and have red dots on his body and on his face that oral medicine and topical ointment could not cure. Professor Xuân turned to oriental medicine and asked prisoners having work details outside the hard labor camp to pick the amaranth plants, roots and all, so that he could dry them out then make infusion to drink. Professor Xuân’s eczema and rash did not disappear. Around his neck began to appear a number of tumors as hard as grains of rice. A fellow prisoner, Dr Trương Như Quýnh, former Head of the Saigon Hospital and working under a doctor from North Viet Nam in charge of the hospital at the hard labor camp, diagnosed that Professor had contacted Dr Hodgkin’s Disease, a type of cancer due to the abnormal growth of ganglions, The labor camp authorities allowed Professor to be examined at the Phủ Lý city hospital, and there the medical staff also confirmed that Professor Xuân had Hodgkin’s Disease and immediately sent him back on the same day to the hard labor camp. Professor Xuân’s condition worsened as the ganglions metastasized to the stomach and liver causing him to faint many times and had to be rushed to the camp’s infirmary for emergency treatment. Finally, the prison authorities had to admit Professor Xuân to the camp’s hospital for better treatment.
During Professor Xuân’s stay at the camp’s hospital, fellow prisoner Phạm Hữu Trung, a former Major in the RVN Police Force volunteered to be at the hospital to care for him day and night. The prison wardens agreed to that request only after they received “gifts bribes” from the prisoners at the camp. By October 1986, per his wish Professor Xuân got the Reverend Thích Thanh Long, a fellow prisoner and former Chief of the Buddhist Chaplains in the RVN Armed Forces, to perform the rites for him to become a Buddhist monk with the name of Thanh Lương Địa. At that same time, upon learning of Professor Xuân’s deteriorating health and the fact that he could not eat or drink. Mrs. Phạm Hoàng Hộ, the wife of Professor Phạm Hoàng Hộ who had been Dean of Cần Thơ University before Professor Xuân, sent him two bottles of saline solution, Morin Amin, that contained concentrated nutrients to be injected into his blood system in lieu of food. In the beginning the Communist doctors at the hard labor camp did not allow this type of treatment, and only relented a few days later when they saw that Professor Xuân was comatose. Professor Xuân recovered for one days; however, at 04:00 am on January 16, 1987 he gave his last breath. The next morning, after giving some more gifts bribes to the prison wardens, Buddhist Reverend Ngự , former Buddhist Chaplain of RVN Armed Forces 7th Division, with the assistance of two other Buddhist Reverends, Thích Thanh Long and Thích Thiện Chính performed the last Buddhist rites for Professor Xuân at the hard labor camp’s infirmary. On his death and having not eaten or drunk any water for two months Professor Xuân’s body had shrunk considerably and was as black as a bronze statue.
The burial of Professor Xuân was done by a team of common criminals at the hard labor camp and the political prisoners from the South were not allowed to witness and say their final good goodbye to a fellow prisoner. They could only line up at the door of the cell where Professor Xuân had been incarcerated and watch with deep sorrow as two common criminals carried Professor Xuân’s coffin to be buried on a remote hill outside the hard labor camp. They could not contain their tears at the silent yet bitter death of Professor Xuân, a superb and exemplary intellectual from the South who died because of the brutal suppression and harsh incarceration which the tyrannical communist authorities in Hà Nộ i had reserved for the political prisoners from South Viet Nam after April 30, 1975.
It was not until 2015 that Professor Xuân’s daughter could return to Viet Nam from France to exhume her father’s bones, had then cremated and took the ashes for veneration to the Thiên Hương Buddhist temple in Bình Thạnh district of Saigon.
Sacramento February 15, 2023
Triệu Huỳnh Võ
A political prisoner, born in 1937 in Cần Thơ, graduated in 1962 as valedictorian of the 6th Class of the RVN National Institute of Administration, with the last position in the RVN Government as Special Assistant, with rank of Vice Minister, to the Minister for Mass Mobilization and Open Arms, and had been incarcerated with Professor Xuân for 12 years successively at the so called Re-Education Camps of Long Thành, Thủ Đức, Hà Tây and Nam Hà.
À La Mémoire D’un Érudit De La République Du Viêt Nam Le Professeur Nguyễn Duy Xuân, Ministre De L’éducation Nationale, De Concours Avec Les Fonctions De Recteur De L’université De Cần Thơ
Au printemps de l’année 1975, les dirigeants communistes du Nord Việt Nam, avec l’intention d’annulerle traité de Paix qu’ils ont signé le 27 Janvier 1973, et avec le plein support de leurs alliés Russo Chinois,ont donné l’ordre à leurs Forces Armées d’envahir, par un déferlement torrentiel, la République du Sud Việt Nam, abandonnée à elle seule, privée de l’aide financielle – militaire américaine; les États Unis d’Amérique ont déjà fait rapatrier leurs troupes.
En conséquence, la République du Sud Việt Nam s’écroule come un Château de Cartes le 30 Avril 1975.Tous les habitants du pays, du poste de la frontière septentrionale de “Ải Nam Quan” jusqu’à la Pointe de Cà Mau, limitant l’extrême mérional du pays, toute la population du Sud Việt Nam se rétrouvait sous les verroux. Les dirigeants du Nord communiste de Hà-nội, dans un laps de temps, après avoir pris les rênes du pouvoir, donnent l’ordre aux officiels du Sud Việt-Nam, civiles (du rang de Chef de Service jusqu’au rang de Ministre) et militaires (du grade d’officier sulbaterne jusqu’au grade de Général) de se présenter aux autorités communistes pour être envoyés de force, par la suite, dans des camps de rééducation (alias des bagnes pour les prisonniers des travaux forcés ou prisonniers intemporels pour les prisonniers de moindre importance), localisés du Sud au Nord du pays, jusqu’à la frontière entre le Việt-Nam et la Chine, et dans tous les recoins du pays, d’ordinaire au fond des forêts ou dans des lieux malsains òu sévissent des maladies contagieuses ou mortelles.
Selon l’annonce officielle du nouveau Régime communiste, postée pour le public, tous les officiels de la République du Sud Việt Nam, doivent se présenter aux autorités communistes, nantis d’une somme d’argent équivalente au prix de la nourriture individuelle pour un mois. C’est une sorte de truchement de mots que les sournois communistes du Nord Việt Nam ont voulu réserver une surprise aux gens crédules du Sud Việt Nam qui croient ferme que la durée de la rééducation ne dure qu’un mois. En réalité, la durée de la rééducation n’a pas de limite. Ce qui fait que beaucoup de prisonniers ont péri dans cet enfer, souffrant de la faim et du froid, épuisés par manque de médicaments et de soins médicaux. Profeseur Nguyễn duy Xuân, un examplaire érudit du delta du Sud du Mekong, se trouvait parmi ces victimes.
Né en 1925, de la Province de Cần Thơ, district de Ô Môn, Professeur Xuân est un ancien élève du Collège de Cần Thơ, une ancienne appellation du Lycée Phan Thanh Giản. Ayant reçu son Diplôme, il a été envoyé en France et en Angleterre pour continuer ses études où il a reçu une License Française en Économie et une Maitrise en Économie. Après cette période Professeur Xuân a décidé de s’inscrire à l’Université de Vanderbilt, en Tennessee (aux États Unis d’Amérique) où il a reçu la Maitrise et le titre de PhD en Économie. La thèse qu’il soutenait était “Crédit Agricol”.
Sous la Première République du Président Ngô đình Diệm, Professeur Xuân a assumé les fonctions de:
Attaché de Presse du Premier Ministre Nguyễn ngọc Thơ, de concours avec les fonctions de Directeur Général du Viêt Nam Presse; Haut Commissaire pour les Coopératives et le Crédit Agricol.
Sous la Deuxième République du Président Nguyễn văn Thiệu, Professeur Xuân a assumé des fonctions suivantes:
Ministre de l’Économie Nationale du Premier Ministre Nguyễn văn Lộc, Conseiller particulier du Président Nguyễn văn Thiệu pour les Affaires Économiques, Recteur de l’Université de Cần Thơ depuis 1971 à 1975, Ministre de l’Éducation Nationale, de concours avec les fonctions de Recteur de l’Univesité de Cần Thơ dans le Cabinet du Premier Ministre Nguyễn bá Cẩn, en remplacement du Ministère de Trần thiện Khiêm, à partir du 14 d’Avril 1975.
Aux derniers jours d’Avril 1975, l’Attaché pour les Affaires Culturelles de l’Ambassade Américaine est venu inviter Professeur Xuân à quitter Việt Nam; mais ce dernier a refusé, parce qu’il n’a pas voulu d’ être accusé d’abandon de poste. C’était la malchance ou le destin qui a envoyé Professeur Xuân dans le bagne des travaux forcés à perpétuité des communistes du Nord.
Après la chute de la République du Sud Việt Nam, Professeur Xuân devait se présenter aux nouveaux gouvernants communistes comme d’autres de ses collègues. La première étape de leur “ Chemin de la Croix” est Le “Collège de Gia Long”, une institution pour l’éducation des jeunes filles au Sud Việt Nam à Saigon. Cette étape ne dure que de quelques jours où les internés se préparent à être dirigés peu après à l’ancien Orphelinat de Long Thành, un grand camp de rééducation nouvellement établi, à 30 kilomètres de Saigon, pour un triage de tous les internés politiques. C’est là que sont regroupés tous les détenus politiques.
Après un triage minutieux au camp de rééducation de Long Thành, Professeur Xuân et certains autres considérés comme des prisonniers de haute trahison étaient transférés dans un autre camp de rééducation aux environs de Thủ Đức, District de Saigon, où ils étaient rejoint par d’autres contingents d’internés composés d’anciens officiers de la police, des gens venus d’anciennes organisations chargées des Services d’espionage et de contre-espionage, des representatives et des sénateurs du Parlement, des chefs des Partis Politiques… etc de la République du Sud Việt Nam.
Vers le milieu de l’année 1976, tous ces prisonniers sont convoyés au Nord Việt Nam par des avions cargos C130. Ils sont d’abord poussés, menottes aux poignets, dans des camions hermétiques, faits pour le transport des prisonniers dangereux pour l’International Communiste. Ces malheureux sont amenés à l’aéroport de Tân Sơn Nhứt où des avions cargos C130 sont déjà alignés sur la piste d’envole, prêts à décoller avec ces deportés de choix qui sont liés ensemble deux par deux, avec menottes aux poignets, jusqu’à leur arrivée à l’aéroport de Gia Lâm, à Hà-nội. À Gia Lâm, les déportés étaient amassés dans des autocars et transportés au camp de rééducation de Hà Tây, province de Hà Sơn Bình et au camp de rééducation de Nam Hà, Province de Hà Nam Ninh, pour purger leurs peines, tout en performant des travaux forcés. Professeur Xuân était muté au Camp de Hà Tây, à 20 kilomètres de Hà-nội.
Le temps qu’ils étaient détenus au Nord Việt Nam communiste, les détenus politiques de la République du Sud Việt Nam devaient se conformer aux règlements très stricts. Professeur Xuân était assigné dans la section de fabrication de briques. C’est une des sections la plus laborieuse et la plus acharnée de travaux forcés dans le camp de Hà Tây. Selon le standard de production imposé par les dirigeants du camp de Hà Tây, chaque prisonnier devait produire chaque jour un grand nombre de briques, y compris le temps qu’il avait à patauger, de bon matin, dans la boue glacée des fosses bourbeuses pour en extraire des blocs d’argile, les pétrir et en faire des morceaux de briques (de plus d’un kilogramme pour chaque brique), d’après un mule de bois du camp, les faire sécher au soleil et les faire cuire au four. Toute violation concernant le rendement de la production des briques de chaque jour est sujetté à une réduction de la ration alimentaire quotidienne du prisonnier fautif. Professeur Xuân, le plus âgé dans la section, devait accomplir son travail forcé comme d’autres de ses collègues. Ils étaient des jeunes officiers de l’Armée du Sud Việt Nam, nouvellement repliés des autres camps de réeducation localisés trop près de la frontière septentrionale, en risque d’une délivrance venue du côté des communistes chinois.
L’hiver de l’année 1977 comme celui des années suivantes, était pour les prisonniers déportés venant du Sud Việt Nam (d’une région de climat tempéré) une perturbation physique catastrophique, sans compter la pénurie d’aliments et le manque de médicaments et de vêtements qui pouvaient aider ces prisonniers dépaysés d’être au chaud, dans une ambiance de température de moins de zéro degré centigrade. Tous ces facteurs contribuaient à la décimation du nombre considérable des prisonniers politiques de la République du Sud Việt Nam.
Chaque jour, Professeur Xuân aimait avoir un brin de conversation avec l’avocat Trần văn Tuyên, pendant quelques minutes de leur toilette matinale malgré la température glacée d’hiver. L’avocat Tuyên était le chef du Parti Social-Démocrate au Parlement de la République du Sud Việt Nam. Il succombait d’un coup de sang au cerveau (stroke), au camp de Hà Tây quelque temps après. En dehors du froid rigoureux, les déportés devaient combattre la famine, le manque de médicaments et de vêtements appropriés pour lutter contre le froid. Un ingénieur de Chimie Phan thông Thảo, chef du Parti “Tân Đại Việt”, un déporté lui même, a dit piteusement : “nous sommes devenus des carnivores parce que nous sommes en train de manger notre propre chair pour survivre”.
Aux environs de Septembre 1979, les prisonniers du Sud Việt Nam étaient permis de recevoir des colis postaux de ravitaillement de leurs familles. Professeur Xuân ne pouvait en recevoir de sa famille en France, mais seulement quelques uns de sa soeur, habitant à la délégation d’Ô Môn, province de Cần Thơ. C’est grâce à ces colis de ravitaillements que les prisonniers déportés au Nord Việt Nam, pouvaient encore survivre dans des bagnes atroces du Nord Việt Nam communiste.
Professeur Xuân continuait ce labeur de fabrication de briques jusqu’en 1981, date où il était assigné au groupe de traducteurs du camp. C’était un regroupement d’anciens officiers de l’Armée de la République du Sud Việt Nam ayant une grande connaissance de langues étrangères (en Anglais et en Français) capable de traduire des livres en anglais ou en français concernant la guerre au Việt Nam, recherchés par les autorités militaires de Hà-nội. C’était là une sorte d’exploitation de la matière grise, au lieu de l’exploitation de la force physique des prisonniers déracinés venant du Sud.
Vers l’année 1983, la totalité des prisonniers déportés du Sud Việt Nam du camp de Hà Tây devait être transférée au camp de rééducation de Nam Hà. Professeur Xuân commencait à recevoir du ravitaillement en vivre et en médicament de sa famille de France. En plus, l’ancien député du Parlement de la République du Sud Việt Nam, Nguyễn long Giao, son propre frère qui venait d’être libéré d’un autre camp de réeducation est venu le voir.
C’était pendant cette période de l’hiver de 1986 que Professeur Xuân a commencé à avoir des éruptions des petits furoncles rouges sur le visage et sur tout le corps, dont aucune sorte de pommade ou de médicament ne pouvait guérir. Le Docteur en Médecine Trương như Quýnh, ancien Médecin Chef de l’Hôpital Central de Saigon, un déporté lui même, a diagnostiqué Professeur Xuân et a déclaré que c’était une maladie au nom de Hodgkins, une sorte Cancer relatif au dévelopement anormal des glandes cancéreuses autour du cou qui s’étaient propagés dans tout le corps du malade, en particulier dans l’estomac, dans le foie etc…Professeur Xuân a dû s’évanouir plusieurs fois avant d’être envoyé à l’hôpital de Phủ Lý, près du Camp de Nam Hà, pour une contre visite; mais le résultat était le même. De retour au camp de Nam Hà, Professeur Xuân devait vivre en permanence à l’infirmerie du camp, pour être surveillé de près. Un autre détenu, au nom de Phạm hữu Trung, un ancien officier de la Police du Sud Việt Nam, s’engageait à servir comme garde malade pour Professeur Xuân.
Vers le mois d’Otobre 1986, selon le désir du Professeur Xuân, l’Aumônier Supérieur bouddhique de l’Armée du Sud Việt Nam, “ Thích thanh Long”, lui même un interné politique du camp, a procédé à une cérémonie d’ initiation au bouddhisme pour Professeur Xuân et lui a donné un nom religieux bouddhique de “ Thanh lương Địa”. Comme Professeur Xuân ne pouvait pas manger depuis deux mois, Madame Hộ, la femme du Docteur Phạm hoàng Hộ, le prédécesseur du Professeur Xuân aux fonctions de Recteur de l’Université de Cần Thơ, a envoyée deux bouteilles de Morin Amin, composées de substances nutritives très élevées qui, introduites dans le corps par voie intraveineuse, auraient pu sauver Professeur Xuân, mais le docteur communiste du camp n’a pas donné l’autorisation de les employer. Cependant quelques jours après, quand Professeur Xuân a donné des signes de Coma, ce docteur a changé d’idée et a permis à Professeur Xuân de les employer. Professeur Xuân a repris ses sens pendant un jour, mais il a dû rendre son dernier soupir à 4 heures du matin, le 16 Janvier de l’année 1987 (correspondant au 17 Décembre, de l’Année Lunaire du Tigre). Après deux mois sans nourriture, le corps du Professeur Xuân s’est rétréci un peu et le teint de la peau a quelque peu noirci.
Selon le règlement du camp de rééducation de Nam Hà, tout le service pour l’inhumation d’un prisonnier politique doit être assuré par les prisonniers de droit commun ou même des anciens criminels, mais pas par de prisonnier politique. Aucun prisonnier politique ne pouvait s’en mêler, ni de participer de près ou de loin aux obsèques d’un autre prisonnier politique. Cependant, en s’assurant le concours des geôliers par des présents, les amis du Professeur Xuân ont pu organiser une petite célébration funèbre, avec la présence de l’Aumônier Supérieur boudhique Thích thanh Long et de l’Aumônier boudhique de la 7 ème Division de l’Armée du Sud Việt Nam Thích thiện Chinh qui venaient prier pour un érudit patriotique, exemplaire à tous les points. La petite procession funèbre accompagnait Professeur Xuân vers un petit monticule de terre désertique, près du camp de Nam Hà, où le plus illustre et le plus connu érudit de la République du Sud Việt Nam allait se reposer dans ce coin perdu, le plus inconnu de son pay natal. Vers l’année 2015, la fille du Professeur Nguyễn duy Xuân est revenue de France et a procédé à l’inhumation et à la crémation des restes de son père dont les cendres étaient conservés à la Pagode de Thiên Hương, District de Bình Thạnh, Cité de Saigon.
Sacramento, le 15 Février, 2023
Triệu huỳnh Võ
Lauréat de la 6 ème Promotion, en 1962, de L’Institut National d’Administration de la République du Việt Nam. Né au 1937 à Cần Thơ, ancien Assistant du Ministre de la Mobilisation Populaire et du Ralliement au Cabinet du Premier Ministre Trần thiện Khiêm et Nguyễn bá Cẩn. Co-interné avec Professeur Xuân pendant plus de 12 ans dans les camps de rééducation sucessifs de Long Thành, de Thủ Đức, de Hà Tây, et de Nam Hà.
Traduit de l’original en français par Ngô văn Minh, Licencié ès Lettres Pédagogique (Mars 1963). Maitrise de Français à California State University of Fullerton (1999), Professeur retraité de Français à Fullerton College et à Long Beach City College. Ancien Colonel de l’Armée du Sud Việt Nam, Assistant Opérationnel et Chef d’État Major du Regrétté Général Đỗ cao Trí, Commendant le III ème Corps de l’Armée du Sud Việt Nam. Ancien prisonnier déporté et co-interné avec Professeur Xuân dan les Camps de Rééducation au Nord Việt Nam pendant 13 ans.
Lời BBT:
BBT trân trọng giới thiệu và đăng tải bài viết tưởng nhớ Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân do NT Triệu huỳnh Võ (ĐS 6) viết, với bản dịch Anh ngữ và Pháp ngữ. Bài viết này sẽ được công chiếu cho du khách tới viếng Tượng đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản Arc of Memory tại Canada Link: https://tributetoliberty.ca/content/phan-thanh-gian-doan-thi-diem-alumni-group-teachers-and-friends-0
Được biết Tượng đài Arc of Memory sẽ được dự trù khánh thành vào 2/11/2023 tại Ottawa , thủ đô Canada. Xin xem thêm các thông tin về Tượng đài Arc of Memory ở link sau đây: https://tributetoliberty.ca/
Views: 319