Chủ Nghĩa Be-Bờ (Containment Doctrine) và Chiến Tuyến Việt Nam

TS.LS. LƯU NGUYỄN ĐẠT 

I. CĂN BẢN CỦA CHỦ NGHĨA BE-BỜ

George F. Kennan

Chủ Nghĩa Be-bờ [Containment Doctrine][1] là nền tảng của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ dùng áp lực quân sự và ảnh hưởng kinh tế để “ngăn chặn” sự bành trướng của chế độ Cộng sản trên thế giới, không khác mấy việc “kiểm dịch” [quarantine][2] ngăn cản việc lây nhiễm của một căn bệnh hiểm nghèo.  Chính sách này nhằm một mặt gia tăng an ninh cho Hoa Kỳ và mặt khác tránh “hiệu ứng Domino” [“domino effect”][3] gây cảnh các quốc gia tuần tự đổ theo khi một quốc gia lân cận bị cộng sản chiếm đoạt.  Chủ nghĩa Be-bờ do nhà ngoại giao Hoa Kỳ George F. Kennan[4] khơi thuật từ năm 1947[5] và đã ảnh hưởng tới đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ kể từ thời Tổng Thống Harry S Truman.[6]

Chủ Nghĩa Be-bờ căn cứ vào những nhận định sau:[7]

  1. Xôviết cộng sản luôn luôn ở thế chiến đấu trường kỳ chống đối tư bản;
  2. Xôviết cộng sản tìm mọi cách kết tác với thành phần cảm tình viên trong thế giới tự do;
  3. Hiện tượng xâm lược của Xôviết cộng sản bắt nguồn từ truyền thống bài ngoại của Nga Xô;

Tổng Thống Harry S. Truman

Cơ cấu của XôViết cộng sản cắt đứt với thực tế nội bộ và ngoại tại.Chủ Nghĩa Be-bờ đã hội nhập thành Chủ Nghĩa Truman [Truman Doctrine][8] để khẳng định nguy cơ của nguyên khối cộng sản chuyên chế sẵn sàng xâm nhập thế giới tự do trong cuộc “Chiến Tranh Lạnh” [Cold War].[9]  Theo chiều hướng ngăn chặn tiềm lực đe doạ Xôviết cộng sản, Truman xếp đặt một loạt những biện pháp:

  • hỗ trợ như Kế hoạch Marshall [Marshall Plan][10], giúp tái dựng Tây Âu sau Thế chiến thứ 2,  song song với việc thành lập Ngân Hàng Thế Giới [World Bank] và Quý Tiền Tệ Quốc Tế [International Monetary Fund];
  • cảnh phòng giữa Hoa Kỳ và Tây âu dưới hình thức liên minh quân sự Bắc Âu  [NATO, North Atlantic Treaty Organization] với khẩu hiệu: “Nga ngoài, Mỹ trong, Đức dưới” [“to keep the Russians out, the Americans in, and the Germans down.”][11]
  • thu thập tin tức cẩn mật từ  quốc ngoại qua Cơ Quan Trung ương Tình Báo [Central Intelligence Agency/CIA] dưới sự điều động của Ủy Ban An Ninh quốc Gia [National Security Council].[12]

Về mặt quân sự, Chủ Nghĩa Be-bờ chỉ chú trọng tới hình thức “ngăn chặn, đề phòng” trong thời kỳ “Chiến tranh Lạnh”, hoặc nếu có xung đột, thì áp dụng sách lược “Chiến tranh hạn chế” [“limited war” policy].  Điển hình, tuy đã cho phép Douglas MacArthur vượt vĩ tuyến 38 tiến đánh Bắc Hàn, Truman vẫn khiển trách danh tướng này đã chủ động “quyết thắng” hơn là thi hành thuần Chủ Nghĩa Be-bờ, mà về mặt quân sự, MacArthur chê là một giải pháp nhì nhằng “Không-Cốt-Thắng” [“No-win policy”].[13] 

  1. KHAI MỞ CHỦ NGHĨA BE-BỜ TẠI VIỆT NAM

Chủ Nghĩa Be-bờ và Thuyết Domino lại được áp dụng qua chính sách đối ngoại của Hoa kỳ tại Việt Nam, trong nhiều giai đoạn.

TT Truman năm 1952 cấp viện 60 triệu Mỹ Kim cho Pháp [đồng minh NATO] trong việc chống du kích chiến cộng sản tại Việt Nam và mặt trận Đông Dương.

Tổng Thống Dwight D. Eisenhower

TT Dwight D. Eisenhower [nhiệm kỳ 1953-61] đã nhấn mạnh vào “hiệu ứng domino” để chỉ về nguy cơ phát triển của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương và cho rằng nếu Hoa kỳ không can thiệp để phe cộng sản chiếm cứ Việt Nam thì Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện sẽ sụp đổ như quân bài domino và rơi vào khối cộng sản.[14] Do đó, Chính phủ Eisenhower tìm cách giúp đỡ[15] đồng minh [NATO] Pháp vào giai đoạn cuối cùng của Chiến tranh Đông Dương với 3 điều kiện:

  1. tăng cường quân đội tác chiến nếu 3 thành phần Hoa Kỳ, Anh & Úc tham dự đồng đều;
  2. Chính quyền Pháp cam kết trả lại độc lập cho các quốc gia Đông Dương;
  3. Quốc Hội Hoa Kỳ tuyên bố khai chiến.

Trước tiên Thủ tướng Anh Winston Churchill từ chối tham dự, sau đó, Quốc Hội Hoa Kỳ chỉ muốn áp dụng sách lược “Chiến tranh hạn chế” tại Việt Nam, để tránh nguy cơ Thế chiến Thứ 3, nên cũng đã từ chối không giúp Quân Đội Viễn Chinh Pháp tại Điện Biên Phủ.  Hậu quả là Chiến tranh Đông Dương đã chấm dứt, và với Hội Nghị Genève [tháng 7 năm 1954] Việt Nam chia đôi để sau đó tiếp tục cuộc chiến ý thức hệ, giữa Phe Tự do ở Miền Nam Việt Nam và Phe Cộng sản ở Miền Bắc.

  1. VIỆT NAM THÀNH THÍ ĐIỂM CHỦ NGHĨA BE-BỜ 

Tổng Thống John F. Kennedy

TT JF Kennedy [nhiệm kỳ 1960-63] bổ nhiệm học giả McGeorge Bundy vào chức vụ Cố vấn An ninh Quốc gia.  Sau khi Hoa Kỳ thất bại đổ bộ tại Vịnh Heo Cuba [Bay of Pigs Invasion][16] và bị khiêu khích bởi Tường Ngăn Berlin, TT Kennedy & Bundy coi Nam Việt Nam là thí-điểm-để-thực-hiện chiến lược Be-bờ tại Đông Nam Á và nghĩa vụ phải giúp đỡ các đồng minh bản địa chặn đứng chủ nghĩa cộng sản tại Miền Nam Việt Nam và Đông Dương. Đó là tiền đề để giải thích cho sự can thiệp ngày càng sâu của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Việt Nam và sau này dẫn đến sự tham chiến trực tiếp của Quân đội Hoa Kỳ tại chiến trường Đông Dương thời TT Lyndon Johnson.

Do đó, chính phủ Kennedy để lại một số dấu ấn trên định mệnh Miền Nam Việt Nam:

Từ năm 1961, TT Kennedy tiếp tục sách lược “chiến tranh hạn chế” tại Miền Nam Việt Nam, đôn đốc một lực lượng tham chiến từ 800 tăng tới 16,300 binh sĩ Hoa Kỳ, với ý định rút quân khỏi mặt trận Việt Nam càng sớm càng tốt.

Trong khi TT Dwight D. Eisenhower nhiệt liệt ủng hộ sự thành lập đệ Nhất Cộng Hoà Việt Nam dưới sự lãnh đạo của TT Ngô Đình Diệm, thì chính quyền Kennedy bắt đầu có triệu chứng “thất sủng” TT Ngô Đình Diệm vì chính thể của Ông lúc đó hạn chế mức độ dân chủ hoá Miền Nam Việt Nam vào trọng tâm ưu đãi của một thiểu số gồm có gia đình họ Ngô, các cựu quan lại và lực lượng quân, dân, cán chính thuộc Đảng Cần Lao, gốc Ky Tô giáo.  Hậu quả là gần 90% dân chúng tại Miền Nam Việt Nam, gồm một số đảng phái như Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Dân Xã Đảng v.v., các nhà trí thức độc lập, tín đồ Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo v.v.  đã mất cơ hội tham dự vào Cao trào Dân chủ mà Chủ nghĩa Be-bờ hứa hẹn đối với toàn dân của Chiến Tuyến này.  Hậu quả của chính sách “biệt đãi/cô lập” dân chủ hoá trên đã tạo ra những xáo trộn trong khắp Miền Nam Việt Nam, một cách rất đáng tiếc.  Chúng ta đã mất một cơ hội hy hữu dựng nước toàn vẹn trong tay của rất nhiều người Việt, cũng yêu nước, cũng tôn trọng dân chủ tự do.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Sau hai cuộc đảo chính hụt, và sức chống đối của dân chúng, nhất là các cuộc Tranh đấu Phật giáo, TT Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu đã bị bắt và hạ thủ bởi thuộc hạ của Đại Tướng Dương Văn Minh và một số tướng lĩnh trẻ trong cuộc Đảo Chính tháng 11 năm 1963.  Nhiều tài liệu lịch sử [mới được “giải mật”] đã xác định biến cố này có hậu thuẫn của CIA Lucien Conein, Đại sứ Cabot Lodge, Bộ Ngoại gia Hoa Kỳ,[17] dù lúc xẩy ra cuộc ám sát trên, TT Kennedy & Cố vấn Bundy đã khôn khéo “vắng mặt” nơi nhiệm sở.  Riêng Maxwel Taylor, Tư lệnh Hội Đồng Tướng Lĩnh Hoa Kỳ ghi nhận trách nhiệm của Hoa Kỳ về cuộc đảo chính và  ám hại TT Ngô Đình Diệm và Ô. Ngô Đình Nhu.[18]

Từ góc nhìn của Hoa Kỳ, vấn đề loại bỏ TT Ngô Đình Diệm và Ô. Ngô Đình Nhu là do [a] tình trạng khiếm khuyết dân chủ thực sự tại Nam Việt Nam, [b] ảnh hưởng tai hại của vợ chồng Ngô Đình Nhu về chính sách tôn giáo, và [c] phần nào vì Ngô Đình Nhu “hù doạ” chủ trương trung lập, thay thế TT. Ngô Đình Diệm v.v. với ý định làm giảm sức ép của Hoa Kỳ.[19]

  1. BIẾN HOÁ CHỦ NGHĨA BE-BỜ TẠI VIỆT NAM

TT Lyndon Johnson [nhiệm kỳ 1963-69] tiếp tục nhưng biến hoá đường lối đối ngoại “Be-bờ” của cố TT JF Kennedy, bị ám sát vài tuần sau Anh Em họ Ngô.  Năm 1964, khi ứng cử viên Cộng hoà Barry Goldwater thách đố TT đương nhiệm: “Tại sao không nghĩ tới chiến thắng?”[20] thì TT Johnson lại trả lời một cách nước đôi: “Chỉ vào can thiệp tới mức đó thôi”.[21] Thật vậy, đường lối “Can thiệp giới hạn” này vừa tăng, vừa hãm, qua nhiều hình thức:

— Thông qua Biểu quyết về Vịnh Bắc Việt [Gulf of Tonkin Resolution][22] để lấy cớ  trừng phạt vụ các phóng thủy lôi hạm Bắc Việt đụng độ với khu trục hạm USS Maddox & USS Turney;

— Quyết định chuyển Không Đoàn 18 Tác Chiến từ Okinawa đáp xuống căn cứ Đà Nẵng và cho phép phản lực F-105 vượt vĩ tuyến 17 oanh tạc và thả bom các địa phận thuộc lãnh thổ Bắc Việt, cốt gây áp lực hao mòn địch vận để đưa tới thảo luận ngưng chiến;

— Lần lượt đáp ứng số gia tăng quân lực chính quy [Quân Đội Nhân Dân] đột nhập từ Bắc Việt, phối hợp với quân lực địa phương của Giải Phóng Miền Nam [GPMN], Hoa Kỳ đã gia tăng quân lực từ 16,000 binh sĩ [năm 1963, cuối thời Kennedy] tới con số cao nhất là 537,000 binh sĩ [năm 1968, thời Lyndon Johnson], với sứ mạng duy nhất là canh phòng chung quanh các phi trường và các địa điểm “phòng thủ” trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam.

Tổng Thống Lyndon Johnson

TT Lyndon Johnson không rút quân dưới áp lực đòi hoà bình của phe “Bồ Câu”, nhưng cũng không liều lĩnh tiến quân đánh ra Bắc Việt như các tướng lĩnh và phe chủ chiến “Diều Hâu” đòi hỏi, chỉ vì “sợ rằng” đó là những hành vi khiêu khích làm các Quốc gia chủ chốt [Nga Xô & Trung cộng]  phản ứng biến thành Đệ Tam Thế chiến Nguyên tử.  Đó là lý do tại sao TT Lyndon Johnson từ chối không cho Tướng William Westmoreland đem quân sang Lào cắt đứt đường tiếp liệu của Bắc Việt.  Đó cũng là ưu điểm bắt nọn của Nga xô, Trung Cộng và Bắc Việt Cộng sản “thừa thắng” xua hết quân lực xâm nhập Miền Nam mà không sợ ai dám phương hại nội tuyến.

Về phía Việt Nam, Giai đoạn “Hậu Đệ Nhất Cộng Hoà” là một thời kỳ “quân quản” với 10 biến cố chính trị gồm những cuộc đảo chính hụt và những cuộc “chính lý” thay quyền, đổi thế giữa các tướng lãnh, thuộc Hội Đồng Quân Nhân cách Mạng, Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm thời, Thượng Hội đồng Quốc gia, Hội Đồng quân Lực và cuối cùng là  Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc gia trước khi thanh lập Việt Nam Đệ Nhị Cộng Hoà với Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng Thống và Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Phó.  Sự bất ổn nội bộ gây thêm trở ngại trong việc xây dựng dân chủ và thực thi bình định tại các nơi sôi động.

Đặc biệt trong giai đoạn này, Biến Cố Mậu Thân 1968 có nhiều trạng thái về mặt quân sự và tâm lý chiến:

  • về mặt chiến thuật, CSVN lợi dụng ngày Tết để phát động một cuộc tổng công kích trên toàn cõi Miền Nam Việt Nam, đã thất bại vì không đem lại cuộc tổng nổi dậy chiếm chính quyền, với hậu quả trực tiếp là hạ tầng cơ sở nằm vùng đều bị tiêu diệt hoặc lộ diện phải rút khỏi nơi công tác dân vận phá hoại.
  • Nhưng về mặt chiến lược, cuộc tổng công kích này đã đem một chiến thắng tâm lý cho CSVN.  Biến cố Tết Mậu Thân đã giúp báo chí và dân chúng thuộc Phe chủ hoà chống chiến tranh Việt Nam bên Hoa Kỳ tuyên truyền gây ấn tượng là Hoa Kỳ và VNCH thiếu khả năng tranh đấu hữu hiệu đến nỗi không đề phòng kịp cuộc công kích.  Một số chính khách và cả Phạm Văn Đồng đã cho rằng CS “thắng cuộc chiến tại Việt Nam trên đường phố Hoa Thịnh Đốn”.  Thật vậy, Việt Nam đã mất vào tay CS ngay trong phòng sinh hoạt gia đình tại Hoa Kỳ, chứ không phải nơi chiến trường tại Việt Nam [Vietnam was lost in the living rooms of America–not on the battlefields of Vietnam].[23]  Thực tế đã cho thấy rõ, sự can thiệp của Hoa Kỳ qua chủ thuyết Be-bờ tại Việt Nam đã bắt đầu bị coi là vô hiệu và vô ích, khi tới cuối nhiệm kỳ của TT Lyndon Johnson, Hoa Kỳ hy sinh hơn 30, 000 binh si tử thương, không kể tin tức, hình ảnh số binh sĩ bị thương xuất hiện hằng ngày trên Ti Vi Hoa Kỳ. 
  1. CHẤM DỨT CHỦ NGHĨA BE-BỜ TẠI VIỆT NAM

Khi thay thế Lyndon Johnson vào năm 1969, TT Richard Nixon bắt đầu tái xét Chủ Nghĩa Be-bờ một cách thực tế hơn, không nhất thiết nhằm chống cộng sản hoặc bênh vực dân chủ.  Với con số tử vong hơn 1,000 binh sĩ Hoa Kỳ mỗi tháng trong suốt 10 năm từ 1963 tới 1972, TT Nixon và ngoại trưởng Kissinger đếu thấy rõ cuộc chiến không thể thắng tại Miền Nam Việt Nam, và họ cũng không thể kéo dài tình trạng cầm cự này lâu dài thêm.

Do đó, theo “đường lối đối ngoại xả hơi” [“Détente”][24], Nixon một mặt gia tăng nỗ lực thương thuyết với Nga Xô về “Chiến Lược Giảm Thiểu Vũ Khí Nguyên Tử” [Strategic Arms Limitation Talks],[25] mặt khác, cử Kissinger giao hảo với Trung cộng để hứa hẹn những điều kiện căn bản nhằm chấm dứt chiến tranh “trong danh dự”[26] tại Việt Nam đối với Hoa Kỳ.

Tổng Thống Richard Nixon & Chủ Tịch Mao Trạch Đông

Trong tinh thần đó, TT. Nixon quyết định giảm thiểu quân số tác chiến từ  537,000 xuống 27,400 binh sĩ vào cuối năm 1972 để chuyển sang giai đoạn “Việt Nam hoá” cuộc chiến [Vietnamization], cũng gọi là “Chủ thuyết Nixon”,[27] bằng cách rút quân sĩ Hoa Kỳ về từng đợt và giao thêm trách nhiệm tác chiến cho Quân Đội VNCH.  Trong giai đoạn này đã xẩy ra những chiến cuộc ác liệt như sau:

  • Cuộc Hành Quân Lam Sơn tháng 2 năm 1971 [Lam Son Operation 719] sang Hạ Lào một mặt có thể coi là chiến thắng cho Quân lực VNCH vì trong cuộc hành quân nầy, QLVNCH đã phá hủy được phần lớn căn cứ hậu cần địch dọc theo hệ-thống đuờng mòn Hồ Chí Minh tại cứ điểm Tchépone. Nhưng mặt khác, cuộc hành quân này hao tốn nhiều xương máu của binh sĩ tham chiến.  Nhiều quân trang quân dụng cùng vũ khí đủ loại kể cả pháo binh và thiết giáp đem vào khi xung trận, lại phải hủy diệt tại chổ hay biếu không cho địch.  Chẳng có đơn vị nào còn nguyên vẹn trong cuộc lui binh rầm rộ, hỗn độn.
  • Trận Thành Cổ Quảng Trị là một trong những trận chiến ác liệt nhất trong Chiến dịch “Mùa Hè đỏ Lửa” 1972.  Cuộc chiến khởi đầu từ trưa ngày 30 tháng Ba, 1972. Quân Bắc Việt [QBV] bất ngờ phóng ra cuộc tấn công lớn nhất trong cuộc chiến Việt Nam. Lần nầy QBV gần như đánh một trận đánh qui ước, với viện trợ rộng rãi và vô giới hạn về đạn pháo, xe tăng Liên Xô và các vũ khí phòng không mới nhất. QBV đã đạt nhiều thắng lợi lúc ban đầu. Sư đoàn 3 QLVNCH thoái lui và tan rã trước sức tấn công của 5 sư đoàn QBV và nhiều trung đoàn xe tăng, phòng không, đại pháo, hoả tiễn đủ loại.   Đến tháng 5 năm 1972 thì QBV chiếm được toàn bộ Quảng Trị. Giữa tháng 6, Quân lực Việt Nam Cộng hòa khởi sự phản công.  Sau 81 ngày đêm tranh đấu, các binh chủng Nhẩy Dù, Biệt kích Dù, Thủy Quân Lục Chiến của QLVNCH đã chiếm lại Cổ Thành.
  • Cũng trong chiến dịch Mùa Hè 1972, sau 54 ngày giao tranh qua 7 cuộc tấn công tại An Lộc, Cộng quân đã thiệt hại khoảng 30 ngàn binh sĩ.  QLVNCH được coi là thắng trận vì Bộ binh và Biệt động quân đã ngăn cản được Cộng quân Bắc Việt khi họ mưu mô tiến đánh Thủ Đô Sài Gòn.  Trong trận An Lộc, Hoa Kỳ một mặt dùng không quân chiến thuật yểm trợ QLVNCH phía Nam An Lộc, mặt khác, sử dụng không quân chiến lược B-52 liên tiếp thả bom phía Bắc thị trấn này để phá hủy kho vũ khí đạn dược mà Cộng Sản Bắc Việt chuyển tới.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu  & Tổng Thống Richard Nixon

Sau nhiều cuộc thảo luận, thông đồng sau lưng đồng minh và nhiều điều cam kết với ý định lừa lọc, Hiệp Định Paris được ký kết vào năm 1973, giữa Hoa Kỳ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Việt Nam Cộng Hoà và Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam [thành lập năm 1969, do Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch].

Năm 1973, Tổng trưởng Quốc Phòng Schlesinger đề nghị Quốc Hội cho phép thả bom lại Bắc Việt nếu HàNội vi phạm Hiệp Định Paris trong trường hợp họ đem quân đánh lớn tại Miền Nam.  Thượng Viện lập tức ra Đạo luật Case-Church Amendment để cấm việc thả bom này.[28] Do đó, mọi cam kết bênh vực, mọi hứa hẹn ngon ngọt của TT Nixon đối với TT NVThiệu đều phải coi là hư ảo, nếu không muốn gọi là lừa đảo.

Trong khi đó,  QBV thao túng dùng đường mòn Hồ Chí Minh tiếp tục tải thêm đơn vị tác chiến, thêm súng ống, đạn dược đủ loại, với xe tăng, thiết giáp do Trung Cộng tiếp viện để chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công dự tính từ 1975 tới 1976.  Nhưng cuộc Hành Quân 275 dưới quyền chỉ huy của tướng Trần Văn Trà đã đem lại những kết quả nhanh chóng hơn dự tính của Hà Nội.  Sau khi Ban Mê Thuột bị bao vây, TT NVThiệu ra lệnh Tướng Phú rút quân khỏi Pleiku và Kontum ngày 12 tháng 3 năm 1975.  Huế, rồi Đà Nẵng thất thủ vào cuối tháng 3. Cuối cùng, Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975, chấm dứt một cuộc chiến 20 năm nhiều hy sinh bẽ bàng.[29]

  • hơn 3 triệu binh sĩ và dân sự Hoa Kỳ đã phục vụ tại chiến tuyến Việt Nam từ 1954 tới 1975, với tổng số 53,193 tử vong, 120,000 bị thương [trong đó hơn 20,000 người vĩnh viễn tàng tật].
  • khoảng 239,587 tử vong phía Việt Nam Cộng Hoà;
  • khoảng 680,000 quân chính quy Bắc Việt và 251,000 binh sĩ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, tổng cộng lên tới 931,000 tử vong;
  • Tổng số tử vong “bên lề chiến tranh” cả Nam lẫn Bắc Việt Nam được ước lượng từ 1 triệu 500 ngàn tới 2 triệu người dân vô tội.

II. PHẢN DIỆN CHỦ NGHĨA BE-BỜ TẠI VIỆT NAM: AI THẮNG, AI THUA? 

  1. Chủ nghĩa Be-bờ diễn tiến tại Việt Nam như một vở tuồng bốn màn:[A] Khai mở với sáng kiến của TT Truman & TT Eisenhower, [B] xác định vị trí “be-bờ“ do TT JK Kennedy & Cố Vấn Bundy, [C] biến hoá cao độ với TT Lyndon Johnson, [D] để lần lượt tụt hậu và chấm dứt trong “danh dự”,[30]với TT Nixon và ngoại trưởng Kissinger.

Sự thực cả bốn cảnh đó gom lại vẫn chỉ là “bề diện ngoài” của một ý đồ bền bỉ, vốn là cái tâm của Chủ Nghĩa Be-bờ: quyền lợi của Tư bản.   Căn cứ vào chính ngôn từ của Chủ Nghĩa Be-bờ, cuộc chiến hạn chế ở nhiều mặt trận trên thế giới và tại Việt Nam nhằm :

  • vừa có tác động be-bờ bảo toàn an ninh cho từng khu vực,
  • vừa làm hao mòn đối tác của cuộc chiến hạn chế, kéo dài, chuyển hoá;[31]
  • vừa vận chuyển guồng máy sản xuất chiến cụ “phòng thủ chiến lược” do tư bản ứng vốn, thu lời.

Cái tiềm lực phồn thịnh lên xuống, đôi khi mang tai ách của hiện tượng mà chính TT Eisenhower e ngại: trí tuệ, thiện tâm đôi khi bị chi phối và tận dụng bởi cơ sở liên kết “Tập Đoàn-Kỹ Nghệ-Quân Sự” [Military Industrial Complex].[32] Cái phương thức đấu tranh cho lẽ phải và hoà bình đôi khi quá đắt, quá đáng:

This conjunction of an immense military establishment and a large arms industry is new in the American experience…In the councils of government, we must guard against the acquisition of unwarranted influence, whether sought or unsought, by the military-industrial complex. The potential for the disastrous rise of misplaced power exists and will persist. We must never let the weight of this combination endanger our liberties or democratic process.” — President Dwight Eisenhower.[33]

Quyền lợi của các tài phiệt sản xuất nhu liệu chiến tranh mỗi lúc mỗi tăng trưởng, mỗi lúc mỗi phân hoá, biến thể làm hao hụt công quỹ và tài lực của dân chúng.  Tổng kinh phí của chiến tranh tại Việt Nam lên tới 111 Tỷ Mỹ Kim [tương đương 900 tỷ Mỹ Kim theo vật giá năm 2016], dù hạn chế vừa đủ để nuối dưỡng cái lò cơ khí đạn dược siêu đẳng này, một lúc nào đó sẽ bị coi là quá đáng, quá mức chịu đựng của công quỹ Hoa kỳ.  Dân sẽ chống đối, vì thuế cao, đời sống đắt đỏ. Và khi tư bản Hoa Kỳ thấy hết lời, hết lợi ích đầu tư, họ rút vốn xoá bài, và mặt trận tiêu thụ nhu liệu đó chấm dứt cái một.

  1. Với cái “tâm” của Chủ Nghĩa Be-bờ trên, chúng ta thấy rõ là lý do tại sao chính thể và quân đội Việt Nam Cộng Hoà chỉ được phép “thi hành” một trận chiến phòng thủ, vừa tiêu mòn, vừa luộm thuộm, vì không ai [kể cả tướng tá Hoa Kỳ] có sáng kiến “đánh thực/thắng thực”, nhất là khi “đồng minh” Việt Nam không hề “thực sự” được giao quyền sở hữu cuộc chiến lẫn định mệnh sống còn.  Quân dân Miền Nam Việt Nam tranh đấu không khác gì những “con cờ người” đem nhiệt tình máu mủ vào một “bàn cờ chính trị quốc tế” viễn kiểm bằng trí tuệ và quyền lợi tài phiệt vô cảm.  Chúng ta biết cảm ơn những binh sĩ trẻ đã tới Miền Nam bảo vệ tính mạng dân chúng và những chính khách, chuyên viên có thiện chí thực sự thi hành công cuộc “be bờ” tạo dựng dân chủ non nớt.  Nhưng chúng ta vẫn ai oán khi “chính trị thực tế” [Real Politics] cho thấy chúng ta thực sự không có chủ quyền quyết định về vận mệnh của chúng ta, ngoài việc nhận lấy những việc đã rồi, xắp xếp sau lưng chúng ta, không một chút liêm sỉ và không mấy thướng xót cho kẻ đồng hành, đồng minh kém vế.

Trong cuộc “Chiến Tranh Việt Nam”, sau tháng Tư 1975, cả chính thể Quốc gia lẫn nhân dân Miền Nam đều thất bại.

  1. Ngay cả Quân đội và Nhân dân Bắc Việt cũng lâm vào cảnh ngộ không sáng sủa gì hơn, nếu không nói là khốn đốn, nguy ngập.Quân đội và Nhân dân Bắc Việt đã thắng nhờ vào kỹ thuật chiến tranh có viện trợ của Nga Xô và nhất là của Trung cộng.  Quân đội CS Băc Việt thực sự đánh cho Nga, đánh cho Tầu.  Họ là kẻ thắng trận, nhưng không hề thắng cuộc. Họ đã chiếm được Sài Gòn, nhưng ngay sau 1975 và tới ngày hôm nay họ đang thua trên toàn quốc Việt Nam vì đối nội thiếu khả năng quản trị Đất Nước trong “hoà bình”, khi mất cớ lừa bịp dân chúng với chiến tranh, và nhất là về mặt đối ngoại khi họ phải trả nợ hơn 50 năm viện trợ Trung Cộng bằng cách xoá bỏ ranh giới, cầm cố đất đai, rừng già, bán biển, bán đảo, bán dân.
  2. VẬY AI LÀ PHE THẮNG TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM?

“Đồng Minh” Hoa Kỳ, sau khi thực nghiệm bất thành cái gọi là “Containment Doctrine/Cold War-Chủ Thuyết Be Bờ/Chiến tranh lạnh/” đã tháo chạy với hội chứng “Vietnam Syndrome” trên đài truyền hình và tại hậu phương Hoa Kỳ, nhưng thực sự đã “thắng cuộc” để trở thành bá chủ [vô địch] thế giới, tạm cho tới ngày nay.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ vì đảm nhận vai vế “hiến binh toàn cầu”, nên vẫn đắm đuối với nhiều tai ương, sóng gió tiếp cận qua các cuộc chiến “tầm gửi” khác trên thế giới, nhất là tại Trung Đông, Bắc Phi, phần nào để duy trì kho bạc “petro dollars” và nhu cầu nuôi dưỡng cơ sở (vĩ đại) phát triển kỹ nghệ chiến cụ –“Military Industrial Complex”, cánh tay phải của uy lực tư bản Hoa Kỳ.

Song song, kẻ thắng trận thứ hai là Trung Cộng.  Thật vậy, Trung Cộng từng đầu tư ồ ạt vào các cuộc chiến “đuổi Tây, đánh Mỹ” xuyên hai thế kỷ, nên sau khi giao lưu “ping pong/coca cola” [How Ping-Pong Diplomacy Thawed the Cold War] với các chính thể Nixon-Kissinger và kế nhiệm, đế quốc cộng sản này đã trở thành “phó chủ” toàn cầu [với kỳ vọng trở thành vô địch nay mai], sẵn sáng nuốt chửng Đông Nam Á, dĩ nhiên cả Việt Nam, Biển Đông, và bất cứ nơi nào thèm “tiền xì dầu” (nhân dân tệ Trung Quốc), hay thấy bắt buộc [chẳng đặng đừng] phải tiêu thụ đồ rẻ, đồ độc “made in China”.

Phải chăng Trung Cộng đang trở thành con khủng long thế kỷ 21, và  Việt  Nam là cái đuôi xã hội mafia của nó?

III. TẠM KẾT:

Cuộc chiến mù mờ trên tại Việt Nam cũng là bài học chung cho những thế hệ sau. Đất nước là của chung, phải định đoạt với nhau, không thể nhờ vả ngoại nhân, vì họ có mục tiêu và quyền lợi của họ.  Cái khôn là biết hợp tác để trao đổi thế lực, trí tuệ và phẩm giá với nhau trong một cộng đồng nhân loại mở, nhưng việc sống chết vẫn là quyết định của từng dân tộc, từng  thể chế tác động nhân danh dân tộc họ, chứ không phải theo quyền lợi của đảng phiệt, của quân phiệt, của tài phiệt.  Không ai sống hộ chúng ta và cũng không ai chết thay chúng ta, ngoài chính chúng ta và con cháu chúng ta.  Cái vinh cùng hưởng, cái nhục cũng cùng chịu, khi theo đuổi, thực hiện trên căn bản quyền lợi và và trách nhiệm chung hay tương tự.

Chúng ta, con cháu chúng ta hãy tránh là nạn nhân lẫn tòng phạm của những cảnh khốn đốn luân phiên, luẩn quẩn bao vây, hủy hoại từng thế hệ này sang thế hệ khác.  Hãy lật ngược những trang bi sử đó và nhất quyết trở thành sáng lập viên chung của một vận nước cao đẹp, cởi mở, tử tế, vững bền, tích cực, trọng sinh, trọng nghĩa mà con người toàn diện được bảo trọng, thân thương.  Việt Nam phải là của dân, do dân, vì dân một cách thực sự, nếu không muốn bị vĩnh viễn xoá bỏ.

Để tránh làm nạn nhân của những cuộc chiến ảo thuật bao vây “be bờ” trong tương lai, toàn thể nhân dân Việt Nam, toàn thể Người Việt trong và ngoài nước, tất cả những Người Việt thực sự yêu Nước phải sớm thực hiện tại Việt Nam, ngay từ bây giờ và tiếp nối trong tương lai một Xã hội Chân chính Nhân bản, tự chủ, tự quyết và một Chính thể Cộng Hoà hiến-định-trọng-pháp-trọng sinh, đa nguyên đa đảng, không chuyên chế độc tài.

Dù là cộng sản hay không cộng sản, dù là phát xít, hay quân phiệt, tài phiệt, chủ trương và quyền lợi của một đảng không bao hàm đủ quyền lợi và nhu cầu của cả một dân tộc. Do đó, cứu cánh của quyền lực phải thuộc về dân. Xây dựng và bảo trọng một Xã Hội Nhân bản Pháp trị & một Chính thể Dân Chủ Chân Chính, Tự do Tự chủ, không bị ngoại xâm là giải pháp vậy. 

TS.LS. LƯU NGUYỄN ĐẠT

PhD, LLB/JD, LLM
Michigan State University

CHÚ THÍCH

[1] “Kennan and Containment, 1947”, Diplomacy in Action, U.S. Department of State

[2] In March 1919, French Premier Georges Clemenceau called for a cordon sanitaire, or ring of non-communist states, to isolate the Russians. Translating this phrase, U.S. President Woodrow Wilson called for a “quarantine.” Both phrases analogize communism to a contagious disease.

[3] Referring to communism in Indochina, U.S. President Dwight D. Eisenhower put the theory into words during an April 7, 1954 news conference: Finally, you have broader considerations that might follow what you would call the “falling domino” principle. You have a row of dominoes set up, you knock over the first one, and what will happen to the last one is the certainty that it will go over very quickly. So you could have a beginning of a disintegration that would have the most profound influences.

[4] “Kennan and Containment, 1947”, Diplomacy in Action, U.S. Department of State

[5] Kennan responded on February 22, 1946 by sending a lengthy 5,500-word telegram (sometimes cited as being over 8,000 words) from Moscow to Secretary of State James Byrnes outlining a new strategy on how to handle diplomatic relations with the Soviet Union. At the “bottom of the Kremlin’s neurotic view of world affairs”, Kennan argued, “is the traditional and instinctive Russian sense of insecurity”. Following the Russian Revolution, this sense of insecurity became mixed with communist ideology and “Oriental secretiveness and conspiracy”.

Soviet behavior on the international stage, argued Kennan, depended chiefly on the internal necessities of Joseph Stalin’s regime; according to Kennan, Stalin needed a hostile world in order to legitimize his own autocratic rule. Stalin thus used Marxism-Leninism as a “justification for [the Soviet Union’s] instinctive fear of the outside world, for the dictatorship without which they did not know how to rule, for cruelties they did not dare not to inflict, for sacrifice they felt bound to demand… Today they cannot dispense with it. It is fig leaf of their moral and intellectual respectability.”

[6] Frazier, Robert. “Acheson and the Formulation of the Truman Doctrine” Journal of Modern Greek Studies 1999 17(2): 229–251. ISSN 0738-1727

[7] At the “bottom of the Kremlin’s neurotic view of world affairs”, Kennan argued, “is the traditional and instinctive Russian sense of insecurity”. Following the Russian Revolution, this sense of insecurity became mixed with communist ideology and “Oriental secretiveness and conspiracy”. Soviet behavior on the international stage, argued Kennan, depended chiefly on the internal necessities of Joseph Stalin’s regime; according to Kennan, Stalin needed a hostile world in order to legitimize his own autocratic rule. Stalin thus used Marxism-Leninism as a “justification for [the Soviet Union’s] instinctive fear of the outside world, for the dictatorship without which they did not know how to rule, for cruelties they did not dare not to inflict, for sacrifice they felt bound to demand…

[8] Gaddis, John Lewis. “Reconsiderations: Was the Truman Doctrine a Real Turning Point?” Foreign Affairs 1974 52(2): 386–402

[9] Kort, Michael (2001). The Columbia Guide to the Cold War. Columbia University Press

[10] Fossedal, Gregory A. Our Finest Hour: Will Clayton, the Marshall Plan, and the Triumph of Democracy. (1993).  Gimbel, John, The origins of the Marshall plan (Stanford University Press, 1976).

[11] Reynolds, The origins of the Cold War in Europe. International perspectives

[12] Amy B. Zegart,  Flawed by Design, The Evolution of the CIA, JCS, and NSC

[13] MacArthur, North Korea. Truman’s No-win policy

[14] Referring to communism in Indochina, U.S. President Dwight D. Eisenhower put the theory into words during an April 7, 1954 news conference: “Finally, you have broader considerations that might follow what you would call the “falling domino” principle. You have a row of dominoes set up, you knock over the first one, and what will happen to the last one is the certainty that it will go over very quickly. So you could have a beginning of a disintegration that would have the most profound influences.”

[15] Eisenhower’s memoirs of his years in the White House, Mandate for Change (1963)

[16] Lynch, Grayston L. 2000. Decision for Disaster: Betrayal at the Bay of Pigs. Potomac Books Dulles Virginia

[17] Assistant Secretary of State Roger Hilsman had written in August 1963 that “Under no circumstances should the Nhus be permitted to remain in Southeast Asia in close proximity to Vietnam because of the plots they will mount to try to regain power. If the generals decide to exile Diem, he should also be sent outside Southeast Asia.”  He further went on to anticipate what he termed a “Götterdämmerung in the palace”. We should encourage the coup group to fight the battle to the end and destroy the palace if necessary to gain victory. Unconditional surrender should be the terms for the Ngo family since it will otherwise seek to outmaneuver both the coups forces and the U.S. If the family is taken alive, the Nhus should be banished to France or any other country willing to receive them. Diem should be treated as the generals wish.” Hammer, Ellen J.(1987). A Death in November. New York City, New York: E. P. Dutton. ISBN 0-525-24210-4.

[18] According to General Maxwell Taylor, Chairman of the U.S. Joint Chiefs of Staff, “there was the memory of Diem to haunt those of us who were aware of the circumstances of his downfall. By our complicity, we Americans were responsible for the plight in which the South Vietnamese found themselves.”

[19] Gettleman, Marvin E. (1966). Vietnam: History, Documents, and Opinions on a Major World Crisis.

[20] Senator Barry Goldwater, the Republican candidate for president in 1964, challenged containment and asked, “Why not victory?”

[21] President Johnson, the Democratic nominee, answered that rollback risked nuclear war. Johnson explained containment doctrine by quoting the Bible: “Hitherto shalt thou come, but not further.”

[22] “Gulf of Tonkin Measure Voted In Haste and Confusion in 1964”, The New York Times, 1970-06-25

[23] Television brought the brutality of war into the comfort of the living room. Vietnam was lost in the living rooms of America–not on the battlefields of Vietnam. –Marshall McLuhan, 1975.

[24] Suri, Jeremi. Power and Protest: Global Revolution and the Rise of Détente. Harvard University Press (2003).

[25] SALT [Strategic Arms Limitation Talk]

[26] With honor

[27] Vietnamization or Nixon Doctrine

[28] Senate passed the Case-Church Amendment to prohibit such intervention. Hitchens, Christopher. The Vietnam SyndromeKarnow, Stanley (1991)

[29]  Battlefield:Vietnam | Timeline

20 Years After Victory, April 1995, Folder 14, Box 24, Douglas Pike Collection: Unit 06 – Democratic Republic of Vietnam, The Vietnam Archive, Texas Tech University.

R.J. Rummell (1997). “Table 6.1A Vietnam Democide: Estimates, Sources & Calculations”. web site. http://www.hawaii.edu/powerkills/SOD.TAB6.1A.GIF. Retrieved 2010-01-01.

Tran Van Tra, Tet, pp. 49, 50.web site (1997). “North Vietnamese Army’s 1972 Eastertide Offensive”. web site. http://www.historynet.com/north-vietnamese-armys-1972-eastertide-offensive.htm. Retrieved 2010-02-01. http://www.hawaii.edu/powerkills/SOD.TAB6.1B.GIF

Kevin Buckley, “Pacification’s Deadly Price,” Newsweek 1972.

[30] Nixon, Richard (1978). RN: The Memoirs of Richard Nixon. Simon & Schuster.Also Text of President Nixon’s radio and television broadcast announcing the initialing of the Paris ‘Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam’

[31] Effect of the containment: The solution, Kennan suggested, was to strengthen Western institutions in order to render them invulnerable to the Soviet challenge while awaiting the eventual mellowing of the Soviet regime.

[32] Pursell, C. (1972). The military-industrial complex. Harper & Row Publishers, New York, New York.

[33] President Dwight Eisenhower, farewell speech to the nation, January 17, 1961

Visits: 14

Thảm Họa Kinh Tế Việt Nam Bị Lệ Thuộc Trung Cộng

Nguyễn Bá Lộc

Giữa tháng 12 vừa rồi, Chủ tịch Trung cộng (TC) Tập cận Bình đến VN, trong một bối cảnh thế giới nhiều biến động nguy hiểm hơn, và trong khi đó hiện nền kinh tế Trung cộng (TC) suy sụp có nhiều khó khăn khó giải quyết được trong thời gian ngắn. Hai lãnh đạo cao cấp nhất của “hai nước CS anh em”, Tập cận Bình (TCB) và Nguyễn phú Trọng (NPT) đã có nhiều lần và khá thường gặp nhau, lần nầy thì có vẽ dồn dập hơn, cho nên có thể nghĩ có chuyện gì khác thường. Thực sự, cái căn cơ gốc rễ của mối bang giao của hai nước thâm sâu đặc biệt, và khá bền chặt. Chỉ trong vòng hai năm mà hai Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng gặp rất thường như chúng ta biết. Đó có thể vài sự kiện mới liên hệ tới thế tam giác Mỹ, Trung và Việt nam. Có thể trước tình thế mới, lãnh tụ TC nay cần phải nhắc nhở CSVN phải kiên định lập trường và giữ vững niềm tin cậy, và sáng suốt trước các hành động của Hoa kỳ và đồng minh. Mặt khác, có thể TCB cũng muốn cho dân chúng VN và thế giới thấy VNCS vẫn còn trong vòng kềm kẹp của TC, và VN vẫn còn sát cánh bên TC.
VNCS từ lâu lệ thuộc TC cách khác biệt và sâu đậm về các phương diện chánh trị, kinh tế, và an ninh. Trong bài viết nầy, tôi xin trình bày sự lệ thuộc đó về kinh tế trong thời gian gần đây.

I. Con đường dẫn kinh tế VN tới sự lệ thuộc TC

1. Khái quát ý niệm Lệ Thuộc Kinh Tế

Theo nghĩa thông thường lệ thuộc kinh tế (economic dependence) của một quốc gia khi có tình trạng kinh tế yếu về một mặt nào đó, cần phải dựa vào quốc gia khác để phát triển khá hơn. Ví dụ: Tây Âu phải lệ thuộc dầu khí vào Nga, Hoa kỳ trước 2020 lệ thuộc chuổi cung ứng linh kiện điện tử và nguyên liệu dược phẩm của TC. Hàng hóa chế biến của VN lệ thuộc mạnh có tính cách sanh tử vào thị trường Mỹ và Âu châu..
Khi phong trào toàn cầu hóa mở rộng trên thế giới sau chiến tranh lạnh, sự cạnh tranh kinh tế càng quyết liệt, thì sự lệ thuộc kinh tế với nhau càng lớn mạnh. Trong trường hợp thế giới ổn định, thương mại và đầu tư giao lưu bình thường, thì sự lệ thuộc thường hay phụ thuộc kinh tế vào nước kia, thì đó là chuyện bình thường, không có vấn đề nghiêm trọng được đặt ra.
Song, nếu một nước lệ thuộc vượt qua mức độ và tính chất bình thường nói trên một cách quá đáng, thì tình trạng nầy có trục trặc, bất công, và thiệt hại cho một bên. Có thể chánh quyền một nước ở thế mạnh áp bức nước kia, hoặc chánh quyền nước yếu cầu cạnh hay tự dâng hiến quyền lợi đất nước mình, để trao đổi bất chánh một cái gì. Trường hơp này đã xảy ra cho một số nước. Cụ thể là trường hợp VN bị lệ thuộc TC cách bất thường, bất công, và bất chánh.

2. Con đường đưa tới kinh tế VN lệ thuộc TC

Nhu cầu hợp tác kinh tế VN-TC. Từ khi tái lập bang giao (1991), cả VNCS lẫn TC đều có nhu cầu dựa sát lại để tồn tại và phát triển. Tình trạng càng lớn mạnh hơn khi TCB ôm giấc mộng lên lãnh tụ thế giới và cũng từ khi tranh chấp Mỹ Trung càng căng thẳng thêm.
Với TC, thì nhu cầu trên mặt kinh tế phải kềm chặt VN là vì: VNCS và TC có mô hình và sách lược kinh tế giống nhau. TC là thầy của VNCS, nên mọi bàn thảo hợp tác dễ nói dễ bàn và thi hành ít có khác biệt. Thứ hai TC rất cần tài nguyên khoáng sản nhất là dầu lửa, cho phát triển mà trong nước rất thiếu, trong khi đó VN có tiềm năng nầy khá, mà VN thì muốn giao cho TC khai thác, TC dễ ép buộc VN thầu khai thác cũng như về giá cả. Thứ ba, hai nước ở cạnh nhau, nên ngoại thương rất thuận lợi. Thứ tư, kinh tế VN đang phát triển khá, lợi tức dân chúng tăng, TC đưa vô mọi hàng, và người Hoa tràn vô mở cửa hàng khắp nơi nhứt là các tỉnh ở biên giới.
Với CSVN, thì cần phải dựa vào TC là vì sau khi kinh tế CS sụp đổ năm 1985, VN không có lối thoát, nên dựa được TC là may rồi. Thứ hai, TC là thị trường rất lớn cho nông sản VN. Thứ ba, VN rất thiếu mọi thứ nhất là nguyên liệu, phân bón… mà TC có nhiều. Thứ tư, TC có chương trình cho vay ra các nước khá rộng rãi, VN cần vay mượn nhiều từ bên ngoài. Thứ tư, Bộ máy công quyền VN-TC giống nhau, nên khi thực hiện các dự án dễ dàng thương thảo về các điều thỏa mãn cả hai bên, kể cả tham nhũng lớn để chia chác nhau.
Dù một vài chuyển biến mới gần đây, nhưng mối tương quan kinh tế hai bên Việt Trung không thay đổi, mà còn tăng rất nhanh trong khoảng 5 năm nay. Vì vậy, hệ quả tai hại cho VN càng ngày càng lớn, và nay CSVN rất khó thoát ra được, dù VN đạt một số thành quả tốt trong hợp tác với Tây phương.

3.Thực tế “cái thế” yếu của VNCS trong lệ thuộc TC.

Thực tế, VNCS bị cưỡng bức và tự dâng cho TC trong cái gọi là hợp tác chiến lược toàn diện. Chúng ta có thể thấy được cái yếu thế của VNCS qua thực tế, qua cả dự án kinh tế lớn mà VN đưa cho TC không qua thầu công khai, và qua các phái đoàn VN-TC qua lại khai triển các dự án , các kế hoạch và các mưu mô thầm kín. Chúng ta cũng có thể hiểu qua rất nhiều Hiệp ước kinh tế mà hai bên đã ký. Và cũng có thể hiểu qua thái độ gần như sợ sệt của CSVN về sự vi phạm lãnh hải VN, hoặc các sự kiện quốc tế VNCS theo y như TC về lập trường và sự kiện thế giới.
Có thể tóm tắt những thỏa ước toàn diện và chiến lược VN-TC. Kể từ khi TC-VN nối lại bang giao (1991), hai bên ký rất nhiều thỏa ước về kinh tế, trong đó có các cam kết kín. VN bị đặt vào cái “tròng”phải tuân theo ý của TC. Không kể các Thỏa ước về an ninh, và chánh trị, các thỏa ước kinh tế gồm đủ mọi lãnh vực kinh tế. Một số thỏa ước quan trọng như: Thỏa ước hợp tác xây dựng “Hành lang kinh tế Việt Trung” (2008), “Thăm dò dầu khí và tài nguyên khác dưới biển” (2011), năm 2013 hai bên ký Thỏa ước Mậu dịch, hạ tầng cơ sở, và năm 2017 khi Tập cận Bình đến dự Hội nghị APEC, VN-TC ký thỏa hiệp về kinh tế trong đó có xây dựng đường xe lửa, kiểm soát quyền lợi lãnh hải. Sau chuyến đi đó của Tập, hai bên ký một loạt 83 thỏa ước chi tiết hóa thực hiện các cam kết. Sau cùng trong lần Tập đến vừa rồi, hai bên có 36 thỏa hiệp gồm nhiều lãnh vực từ chánh trị, an ninh và kinh tế.
Sau khi ký các thỏa ước, nhiều phái đoàn chánh phủ hai bên gặp nhau thường xuyên để lập kế hoạch thực hiện các thỏa ước. Tiến trình thi hành các cam kết các phương án hai bên đã hứa.
Ngoài sự gặp gỡ rất thường xuyên của các lãnh đạo cao cấp hai bên, tình trạng chưa thấy có quốc gia nào gắn bó với siêu cường TC như vậy trong độ chục năm gần đây. Cũng như VN chưa bao giờ đi ngược lại quyết định hay biểu quyết vấn đề quốc tế của TC.

II. Những lãnh vực kinh tế VN bị TC xâm lấn

Sau đây là những lãnh vực kinh tế bị TC ép buộc bị lệ thuộc hay tự CSVN muốn đưa tới sự lệ thuộc đó:

Tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ. TC phát triển mạnh, nhu cầu nguyên liệu và khoáng sản nói chung TC phải nhập từ 40-50%. VN dâng cho TC (Công ty quốc doanh Chalco) khai thác hai quặng nhôm Giá rai và Nhân cơ (Trung nguyên) bằng đấu thầu giả (2015) hai gói thầu trị giá 980 triệu mỹ kim trong số dự trù các dự án khoáng sản trong 10 năm lên tới 15 tỷ mỹ kim. TC cho VN vay, và một đấu thầu giả cho TC trúng thầu, trong lúc có những công ty Mỹ, Anh, Úc có trình độ cao hơn công ty TC nhiều. VN phải số quặng nhôm đào được bán hết cho TC với giá rẽ. Lúc đầu chánh quyền VN ước tính mỗi năm thu về ít nhứt 200 triệu đô, nhưng sau khi khai thác (2018), mỗi năm lỗ gần 200 triệu đô. TC và VN còn hợp tác khai thác quặng sắt và sản xuất thép, công ty thép Thái nguyên, đầu tư hàng trăm triệu rồi bỏ đi sau 8 năm.
Quan trọng nhất là dầu khí. Theo khảo sát ước lượng tiềm năng dầu khí, VN có tiềm năng 4,4 ngàn tỷ thùng dầu thô, và 24,7 ngàn tỷ mét khối khí đốt. VN đã cho một số công ty ngoại quốc dò tìm trong nhiều năm qua. Nhưng TC tìm cách ngăn cản, cho là vùng lãnh hải của TC và xua đuổi các giàn khoan ngoại quốc. Một mặt, TC đem giàn khoan Hải dương HQ 981 vào lãnh hải VN ở Trường sa. Chỗ HQ 981 tìm kiếm dầu cách Nam hải 180 dặm, và cách đảo Lý sơn (Quảng ngải) 120 dặm, mà TC cho là vùng của họ. Dù HQ 981 rút đi, nhưng tranh chấp vẫn còn đó. Ngoài ra, số dầu khai thác được trong những năm qua phải bán cho TC, trong đó có việc bán lậu để chia chác, ước lượng tới 20-30% tổng số dầu thô VN khai thác được.
Gần đây VN khám phá có mõ đất hiếm, một loại khoáng sản rất cần thiết cho một số ngành kỹ nghệ quan trọng. VN có thể có trữ lượng đứng hạng nhì sau TC. TC muốn khai thác loại nầy, loại mà TC đã độc quyền từ lâu, nên Tập có đề cập trong lần qua VN kỳ nầy.

Xuất nhập cảng: Thương mại hai chiều, TC là đối tác lớn nhứt của VN. Nhưng VN phải nhập hàng TC quá nhiều thứ với số lượng trị giá gấp 3 lần hàng VN xuất qua TC. VN nhập siêu trong 10 năm qua trung bình 35-40 tỷ mỹ kim/năm, và mỗi năm mỗi tăng thêm. Con số nầy tương đương với số xuất siêu của VN qua Mỹ, tức là ngoại tệ từ Mỹ đưa qua cho Tàu gần hết.
Vài chi tiết, năm 2000 (tỷ mỹ kim) VN xuất $1,536, nhập vào $1,401, nhưng đến 2015 thì VN xuất $16,563, nhưng nhập tới $65,573, VN nhập siêu -$32,891, sang 2020 xuất $48,905 nhập $84,186 nhập siêu -$35,281, và trong 11 tháng 2023 VN xuất $61,4 nhập $140,8, nhập siêu -$69.8, nhập siêu tăng 3 lần từ 2015 tới nay, (Tân hoa xã 12/12/23).
Khi một nền kinh tế có sự chênh lệch nhập siêu quá cao, khi có một số hàng không thiết yếu mà nền kinh tế còn yếu, thì phải xem lại và cố cân bằng cân ngoại thương.

Đầu tư TC (FDI) tại VN: TC đầu tư ở VN tăng một cách nhanh chóng và bất thường trong 10 năm qua. Các lý do TC đầu tư nhiều và nhanh ở VN: Thứ nhứt, Chánh sách TC trong thập niên qua bung ra ngoại quốc, Thứ hai, VN có nhiều điều kiện kinh tế, chánh trị, văn hóa rất thuận lợi cho TC. Thứ ba, Mỹ và nhiều nước Âu châu gia tăng hợp tác kinh tế với VN. Thứ tư, TC bị cấm vận trong chiến tranh lạnh mới đẩy TC phải tìm con đường lách né bám sát sát về kinh tế và chánh trị. Tình hình FDI của TC ở VN được tóm tắt :
Trước năm 2000 FDI của TC không đáng kể, tới 2011 có một số dự án, nhưng còn nhỏ chỉ có $700 triệu mỹ kim, Năm 2018 lên $2.400 triệu, được hạng 9 trong các nước ngoài đầu tư ở VN. Nhưng đến 2019, FDI TC nhảy vọt lên hạng 3 với $7.100 triệu (Yosof Isank Intitute 4/2019), và 2022 FDI của TC lên hạng nhứt với $23.5 triệu. (VN Express Internatioal 9/2023).
Trong vòng 12 năm FDI của TC tăng hơn 7 lần. FDI của TC đủ mọi thứ mọi ngành, từ khai thác dầu và khoáng sản tới tơ sợi, sắt thép, máy móc điện tử, khu nghĩ dưỡng nhà đất, đến tiệm tạp hóa , tiệm thuốc Bắc, tình hình tràn ngập khắp nước.
Nhứt là từ khi VN mở rộng cho Hoa kỳ và Tây Âu, Hiệp định CPTPP, EUFTA, và nhiều nữa..
Vay nợ và thầu công trình: Chương trình này mở rộng từ khi TCB lên làm Chủ tịch TC. Viện trợ kinh tế và thầu thi công các dự án nước ngoài là hai mặt của đại kế hoạch vừa có tính cách kinh tế vừa quân sự vừa ngoại giao, nó có liên hệ tới mục tiêu đại bá TC.
Mục đích chánh là đem tiền có dư thừa nhiều cho các nước nghèo vay phần lớn là xây dựng hạ tầng cơ sở. Khi cho vay, với các điều kiện là phải để TC thầu thực hiện phương án, bán vật liệu và đem đến nhiều công nhân viên người Hoa. Có thể kể ở đây:
Dự án đường sắt Cát Linh – Đông Hà, Công ty Gang thép Thái nguyên, một số xa lộ, phi trường và hải cảng như Vân đồn ở Quảng ninh, các nhà máy nhiệt điện ở Bình thuận và Vĩnh Bình (tổng số vốn đầu tư tới 6 tỷ mỹ kim).
TC cho VN vay khá lớn, từ 2000-2017 VN vay $16.3 tỷ mỹ kim (The Diplomat 2010). Lãi suất rất cao (4%) gấp đôi lãi suất vay của Nhựt, Âu châu. TC đòi thế chấp rất cao. Mục đích không trả nợ nỗi sẽ bị TC quản lý tài sản thế chấp. Các dự án lớn vay nói trên nằm trong đại kế hoạch Belt & Road (BRI) của TC.
Phương án đặc biệt: TC dùng nhiều phương án và kế hoạch lớn để ép VN trên nhiều mặt vừa kinh tế, vừa an ninh, và văn hóa. Xin tóm tắt các phương án:
Hành lang kinh tế Việt Trung, nối TC với các tỉnh miền Bắc VN, qua bốn đường bộ và một đường sắt nối Côn minh (Vân nam) đến Hải phòng. Chi phí chung 4 tỷ (2 tỷ do Ngân hàng Á châu viện trợ). Thực hiện từ 1992 và đã xong. Trong chuyến đi qua VN vừa rồi của TCB ký 36 dự án về an ninh, kinh tế, .. trong đó có nói tới xây dựng đường xe lửa thứ hai, Quảng tây – Hải phòng .
Hiệp ước VN- TC thăm dò dầu khí khu vực lãnh hải VN (2013). VN hợp tác TC tìm kiếm và khai thác dầu khí ở vùng lãnh hải VN và cà vùng lãnh hải mà TC tự cho là của mình, cho nên có xảy ra sư tranh chấp, nhưng tới nay tình trạng chưa giải quyết, vì áp đảo của TC.
Đặc khu hành chánh kinh tế (2017) Vân đồn (Quảng ninh), Vân phong (Phú khánh), và Phú quốc (Kiên giang). Đây là các khu vực đặc biệt nó thích hợp cho sự chiếm đóng của TC về đất đai, về di dân Tàu theo truyền thống, và căn cứ quân sự tương lai trong vùng. Vì sự chống đối mạnh của dân chúng, chánh quyền VN tạm không ban hành luật nầy. Nhưng thực tế, các công ty TC đã qua xây dựng một số hải cảng, phi trường ở Vân đồn dựa theo cam kết trước và theo luật trước hay đôi khi bất cần luật lệ gì.
Phương án Vành đai & Con đường (BRI) 2013, đây là kế hoạch lớn trên khắp thế giới, nó nằm trong tham vọng bá quyền của TCB.
VN còn là thành viên của Hiệp định đa phương qui mô rất lớn của TC thiết lập, Hiệp ước hợp tác thương mại, RCEP (2020), chánh yếu là TC muốn kết hợp và nắm các nước ASEAN.
Trên đây là các phương án hay hợp tác kinh tế giữa TC và VN nó vừa mang mục tiêu kinh tế vừa an ninh. Hầu hết phương án nầy mang lợi cho TC nhiều hơn cho VN.

III. Những thiệt hại nghiêm trọng và vấn nạn tồn tại

VN là một điển hình về mức độ phát triển, về mục tiêu, nhứt là về cách vận hành guồng máy chánh quyền, cho nên sự gian xảo, cách độc ác với dân, cách dối trá với quốc tế, hai nước CS thực hiện sự “hợp tác” cách nhịp nhàng. Nhưng VN, đứng về phương diện quần chúng thì chịu quá nhiều thiệt hại về tinh thần lẫn vật chất. Cũng có phần nào có lợi cho VN, trong đó lợi cho đảng và đảng viên dính líu tới các hoạt động kinh tế TC, nhưng cái lợi cho TC nhiều hơn. Có thể tóm tắt các tai hại lớn cho VN như dưới đây:

1. Thiệt hại về mặt xã hội và chánh trị:

Chủ quyền quốc gia và sự độc lập của dân tộc bị mất hay ít nhứt bị xoáy mòn. Điều nầy là một đau thương lớn nhứt cho dân tộc VN.
Nạn tham nhũng do hai bên cấu kết trầm trọng thêm và không cứu chữa nỗi. Những tham nhũng kinh tế lớn có liên quan với sự vay nợ hay thầu thi công với TC. Hoặc các vụ tham nhũng liên hệ nhà đất, ngân hàng, hầu hết có dính đến người Hoa ở VN hay người Hoa từ ngoài vào.
TC dẫn VN theo con đường phi dân chủ, phi tự do trong kinh tế. Nền “kinh tế thị trường XHCN” không phải là kinh tế tự do thực sự, điều nầy có hại theo Thỏa hiệp kinh tế với Tây phương.
VN và TC không có thực hiện tôn trọng về nhân quyền trong kinh tế mà hai nước có cam kết với quốc tế, trong đó quyền công nhân là quan trọng nhứt.
Trong kinh tế đối ngoại, VN có giả dối trong các Hiệp ước Thương mại và đầu tư quốc tế với Tây âu mà VN rất cần, qua những vụ đấu thầu công khai. Nhưng với TC thì VN và TC không bao giờ đặt ra những vấn đề nầy về mặt Dân chủ và Nhân quyền, TC và VN còn dối quốc tế bằng cách hàng TC chuyển qua VN, dán nhản xuất xứ lại và tái xuất đến Âu Mỹ để tránh thuế cao do bị cấm vận.
Sự gian xảo trong thương mại theo con đường chánh hay theo con đường tiểu ngạch càng ngày càng khủng khiếp, hàng lậu , hàng trốn thuế, trốn kiểm soát, hàng hóa giả, thiệt hại hàng tỷ đô.
Các khu casino TC đã và sẽ, có một số tạm ngưng, đầu tư ở VN là nơi sản sinh đủ loại tệ trạng xã hội. Casino và khu nhà ở cho di dân là kế hoạch lớn cho TC.

2.Thiệt hại về kinh tế trực tiếp:

Tài nguyên kinh tế VN bị khai thác mạnh và thiệt hại với giá rẽ. Nhứt là dầu khí là tài sản quí giá.
TC ép VN nhập cảng quá nhiều hàng hóa, trong đó có nhiều món VN có thể tự làm ra được, với chánh sách giá rẽ, tràn ngập khắp nước, làm kỹ nghệ trong nước bị khó khăn và trình độ phát triển kinh tế khó đạt mức tự lực tự cường.
Kỹ nghệ trong nước bị hai khó khăn là hàng TC mọi thứ quá rẽ và tràn ngập, kể cả trang bị máy móc mua của TC với phẩm chất kém. Phần lớn kỹ nghệ VN chỉ là ráp nối hay kỹ nghệ sơ đẳng chế biến nông hải sản.
Chuyên viên và công nhân đi theo các công ty TC trúng thầu, làm thất nghiệp của VN càng cao
VN phải nhập quá nhiều nguyên liệu cho các ngành rất quan trọng như 80% tơ sợi cho ngành may mặc, ngành giày dép. Sau khi VN ký Thỏa hiệp thương mại CPTPP và EUFTA, hàng may mặc phải sử dụng nguyên liệu VN hay nước thành viên, TC nhào qua lập nhà máy sản xuất tơ sợi.
Nông nghiệp VN bị khó khăn không nhỏ, do chánh sách nhập phân bón thuốc sát trùng từ TC chiếm trên 75% nhu cầu, phải chi hàng tỷ đô cho loại mà VN có thể sản xuất được.
Nông sản VN có thể bị khó khăn vì sự thay đổi bất thường của TC .
Cách thức viện trợ kiểu TC đễ đưa tới cái kẹt cho nước đi vay, nó như “cái bẩy”, không trả nợ nỗi, thì bị chủ nợ siết tài sản thế chấp, đàng nào TC cũng có lợi.
Sau cùng, sư mở rộng du lịch và các khu nghĩ dưỡng cho người Hoa ồ ạt tới VN định cư lâu dài là chiến thuật tạo ảnh hưởng chánh trị và hỗn tạp văn hóa của chánh sách “cộng đồng người Hoa hải ngoại”.

3.Vấn nạn tồn tại.

Trong ba mươi năm dưới sự áp đảo và chiếm đoạt kinh tế cách bất công. Giữa hai đảng thì là “đồng chí tốt”. Nhưng với hai “dân tộc”, hai “láng giềng” và hai “đối tác”, là không tốt. Sự thiệt hai rất nhiều. Tương lai, hãy còn nhiều khó khăn thiệt hại tồn tại. Có thể là:
Sách lược và con đường phát triển giống nhau. Kinh tế đang xuống và chưa có dấu hiệu chấm dứt, TC phải bung ra ngoài để tìm lợi ích kinh tế bù đắp vào, và bị đính thêm chương trình BRI.
VN còn phải nhập nhiều hàng TC, nhất là máy móc và phân bón, đồ gia dụng cho nên nhập siêu phải tiếp tục tăng lên cao nữa. Đó là bất lợi cho một nước đang phát triển.
Dầu khí sẽ còn là sự tranh chấp quan trọng trong tương lai, khi VN TC chưa giải quyết rõ ràng lãnh hải, nhứt là khi Mỹ có dự định tham gia khai thác khí đốt, hay tiếp tục hơp đồng với Exxon.
Kỹ nghệ VN sẽ còn gặp khó khăn do FDI TC tràn vào đầu tư mọi thứ mọi ngành, lợi dụng ngoại thương VN để tranh bớt hệ quả do cấm vận của Tây phương.
Nông sản bán cho TC sẽ còn những lúc khó khăn về số lượng hay giá cả.
VN còn phải vay nợ TC nhiều cho các dự án lớn xa lộ, đường hỏa xa, cảng. Khi nhờ TC phải gánh nặng trả nợ hay bị điều kiện bất lợi khác, kể cả vấn đề an ninh.

IV. Vị thế VN trong “Cộng đồng TC”, và trong “thế cân bằng” vùng Á châu Thái bình dương

Nhân kiểm lại và cập nhựt bang giao kinh tế Việt Trung trong tình hình thế giới có diễn biến mới trong bang giao của “tam giác Mỹ Trung Việt”. Ở đây có hai vấn đề liên hệ.

1.Vị thế VN trong “Cộng đồng TC”

Tuyên cáo chung của hai lãnh đạo VN- TC trong cuộc gặp hai lãnh đạo ngày 12-12-23, có đề cập “tiêu đề ngoại giao” trong một nhóm hợp tác với TC, đó là “Cộng đồng chung vận mạng” (Community of common destiny). Tuyên cáo nầy viết bằng ba thứ tiếng: Anh, Trung và Việt. Báo ngoại quốc xử dụng bản tiếng Anh có câu “Community of destiny” hay “Community of common destiny”, báo Trung hoa thì dùng chữ “ Công đồng chung vận mạng” (Community of common destiny) , còn báo chí VN thì nói “Cộng đồng chia sẻ tương lai” (Community of shared future” . Như vậy có sự khác biệt phần bản tiếng Việt, mà theo tin báo ngoại quốc thì Nguyễn Phú Trọng có “endorsed” trong bản tiếng Anh.
Theo như trên thì “tư cách thành viên” của VNCS với một số thanh viên của loại Cộng đồng chặc chẽ của TC. Thực sự các tên Cộng đồng nói trên hãy mơ hồ, quan trọng là những chi tiết cam kết giữa hai bên, mà thường với CS đó là vấn đề “mật”.
Dù giải thích cách nào, đối với dân chúng Việt nam, gần như không quan tâm. Đó chỉ cho những người ngoài cuộc.
Các tiêu đề hay thuật ngữ chánh trị kiểu Tàu (từ xưa tới nay các triết gia chánh trị Tàu thường ưa dùng chữ rất kêu, nhưng thường là rỗng) đã đươc đặt ra và xử dụng trong hơn 10 năm qua, trong nhiều lần tuyên bố hay diễn từ của Tập cận Bình .
Trước hết chữ “common destiny” được nói ra đầu tiên từ Chủ tịch Hồ cẩm Đào (2012). Sau đó Tập cận Bình lập lại nhiều lần trong các buổi họp ngoại giao quốc tế, kể cả những lần ông gặp NPTrọng (2017), và ông Hunsen của Cambodia và lãnh tụ Lào.
TCB đưa ra ý niệm “Cộng đồng chung vận mạng” là từ khi ông đưa ra mô hình và sách lược ngoại giao mới là: “XHCN trong thời đại mới”, và “mộng bá quyền toàn cầu”, hay ý kiến về “Trật tự thế giới mới”. Như vậy, lúc đó TCB đã định hình thế giới, phân ra các cực quyền lực, hay các khối mà bước đầu tiên TC muốn thay đổi “độc bá quyền” thế giới do Mỹ lãnh đạo từ sau thế chiến II.
Năm 2013, TCB dùng câu”common destiny” khi nói chuyện ở Viện bang giao quốc tế của Nga, và một lần nữa trong buổi họp với các nước Trung Á (2015), Tập cũng dùng “common destiny” trong thỏa ước chung với Cambodia và Lào trước kia.
Sau đó vài năm thì Tập cận Bình dùng “Cộng đồng chia sẻ tương lai” trong những buổi nói chuyện với các Cộng đồng tương đối mở rộng hơn. Trong đó có tại đại Hội đồng Liên Hiệp quốc 2017 (Asian Journal of Middle Eastern 2017), Tập nói: “mọi quốc gia trên thế giới cần hợp tác xây dựng một tương lai chung cho nhân loại”, ông dùng tiêu đề “Cộng đồng chia sẻ tương lai của nhân loại” (Community of shared future for mankind).
Qua chút diễn đạt trên, chúng ta có thể hiểu TC muốn kết hợp và tạo đồng minh qua hai mức gắn bó. Một là loại Cộng đồng có vận mạng chung, nó chặc chẽ, sống chết có nhau, có thể như một “khối”, có thể hiểu đó là một “Liên minh” theo quan điểm Tây phương. Cái Cộng đồng thứ hai (chia sẻ tương lai) rộng lớn hơn, lỏng lẽo, có nhiều khác biệt nhưng cũng có một số mục tiêu chung với TC. Thành viên của Cộng đồng nầy đa số là các nước đang phát triển mà TC nhắm tới và lôi kéo từ hàng chục năm nay.

Thực tế, Cộng đồng thế giới theo ý niệm hay theo kiểu TC, có thể tóm tắt thành 4 loại, hay 4 mức độ về thành viên liên hệ dưới trướng TC:
A.”Cộng đồng của nước Trung hoa”. Gồm nước Trung hoa vĩ đại và các “khu vực tự trị” không có chủ quyền hoàn toàn như Tân cương, Tây tạng. Và các cộng đồng nhỏ ở hải ngoại trên thế giới, có liên kết với tổ quốc chánh là Trung hoa lục địa, đó là Cộng dồng người Hoa kiều ở hải ngoại, dù loại cộng đồngnhỏ, nhưng có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế, văn hóa và tình báo. Chúng ta biết khá nhiều các cộng đồng Hoa kiều hải ngoại rất mạnh nó chẳng những nắm rất lớn kinh tế mà cả chánh trị trong nhiều nước, đặc biệt ở Á châu như Cambodia, Lào, Thái lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Miền Nam Việt Nam trước 1975, và cả nước VN hiện nay. Dĩ nhiên không phải người Hoa nào cũng theo Trung hoa CS. Nhưng về kinh tế, những người Hoa hải ngoại khá hữu ích cho Trung hoa lục đia, có thể gọi là “cộng đồng A+”
B.”Cộng đồng chung vận mạng”, như nói ở trên, đó là tập hợp của một số nước đàn em hay bạn bè chí cốt. Có cùng mục tiêu, cùng con đường, sống chết có nhau.
C.”Cộng đồng chia sẻ tương lai”. Sự kết hợp lỏng lẽo, có một số mục tiêu chung, và một số quyền lợi chung. TC vận dụng trong các nước đang phát triển, một nhóm quốc gia rất đông và khá phức tạp “Cộng đồng C”. Trong loại Cộng đồng này có gồm một số cộng đồng nhỏ, nghĩa là số nước tập hợp do TC có vai trò quan trọng nhứt. Có thể gọi “Cộng đồng C+”. Nhóm nhỏ nhưng mạnh, có thể kể Liên minh TC, Nga và Iran . Nhóm lớn nói trên thì TC kết hơp trước hết là viện trợ, là đại dự án Belt & Road (150 thành viên).Thực sự “Cộng đồng chia sẻ tránh nhiệm” còn nhiều bất đồng và khác biệt, thứ hai là những nước nầy còn bị dao động bởi sự vận động lôi kéo của Tây phương trong những năm gần đây.
D.”Cộng đồng toàn thế giới”. Đó là tất cả mọi quốc gia trên quả địa cầu nầy, không phân biệt lớn nhỏ, không phân biệt mức độ kinh tế hay thể chế chánh trị. Cái nầy thì hãy còn rất mơ hồ. Nó chút gì gần ý niệm của triết lý Trung hoa xưa, Khổng Tử thường dùng từ “thiên hạ” , và thêm một chút triết lý Các Mác, ông nầy thường nói là “Global society” hay “Human society” để chỉ cái gọi là “Thế giới đại đồng” của CS.
Vậy VN ở trong loại Cộng đồng nào do TC vẽ ra và lãnh đạo ? VN hiện tại có thể đính vào các công đồng kiểu TC hay “made in China” nói ở trên.
Loại A+, Vì Hoa kiều ở VN nắm các ngành kinh tế trọng yếu như nhà đất, trong kỹ nghệ chế biến, trong các khu nghĩ dưỡng cho người Hoa lục địa , hành lang kinh tế Việt Trung. Hoa kiều ở VN còn là đường dây tình báo quan trọng.
Loại B, VN chắc chắn ở trong cộng đồng loại nầy của TC về thực tế , “Chung vận mạng”, dù bề ngoài chánh quyền hay báo chí VNCS có đồng ý hay không .
Và VN cũng ở trong cộng đồng loại C (Chia sẻ tương lai) về nguyên tắc trong một số trường hợp, mà VNCS muốn nói với dân và quốc tế rằng VN không bị TC kềm kẹp.
Với mức độ lệ thuộc chặc chẽ tai hại như vậy, không phải chỉ VN mà tất cả các nước bị TC kềm kẹp như một loại “thực dân đỏ”, quốc gia nào cũng muốn thoát Trung hay giảm bớt lệ thuộc TC.
Trong mối tương quan Việt nam- TC hiện nay, khi nói đến “thoát Trung “ phải biết ai muốn thoát Trung, CSVN hay người dân Việt nam? Người dân thì đã nhiều lần tỏ thái độ và mong ước này. Chánh quyền phải không bỏ tù dân khi dân phản đối sự áp bức thô bạo từ TC.
Còn CSVN không muốn và không thể, vì vấn đề sinh tồn và quyền lợi của đảng CS. Hơn nữa TC đâu có muốn để VN thoát ra khỏi cái gọng kềm, nhứt là trong Chiến tranh lạnh mới hiện nay.

2.Vị thế VN trong “thế cân bằng Mỹ Trung”.

Việt Nam trong thế cân bằng Mỹ-Trung: Ngoại giao kiểu “Cây Tre”?

Trong mấy lần trước, tôi có nói qua cái thế kẹt của VN trong sự xung đột Mỹ Trung, nhứt là tại vùng Á châu Thái bình dương.Tình trạng càng ngày càng căng thêm. Trong phần cuối của bài này, tôi xin ít bổ xung và cập nhựt với một vài diễn biến mới trong năm qua.
Về chánh tri và ngoại giao, Cả Mỹ và TC đều đến sát VN, qua việc TT Biden và TCB đến VN . Nhưng Mỹ thì có vẻ tới nhiều hơn vì VN-Hoa kỳ nâng cấp ngoại giao lên Chiến lươc toàn diện. Lại thêm Nhật, đồng minh với Mỹ, cũng được lên cấp ngoại giao cao nhứt này. TCB qua VN rà soát và xác minh VN TC phải nắm chặt tay hơn về các lãnh vực, nhứt là về kinh tế và an ninh.
Về kinh tế, Mỹ hứa sẽ có những món đầu tư lớn cho VN trong khí đốt, đất hiếm, đường xe lửa, môi trường, kỹ nghệ kỹ thuật cao (Quan hệ Việt Mỹ là một trong bang giao quan trong nhứt, (VOA, 5/2023) .. Mỹ hứa sẽ mang đến hàng chục tỷ cho tương lai gần. Công ty Mỹ ở TC chuyển sang VN nhiều hơn, nhứt là công nghệ chip. Mặt khác, để đối trọng lại đại kế hoạch Belt & Road của TC, Hoa kỳ và khối G7 tung ra $1000 tỷ cho các nước đang mở mang vay xây dựng hạ tầng cơ sở. Còn TC thì mở rộng đầu tư tại VN rất nhanh trong hai năm qua, gia tăng ngoại thương .. như trình bày phần trước.
Năm qua, có sự bất lợi cho chính TC về kinh tế do khủng hoảng địa ốc và ngân hàng. Tình trạng nầy làm cho TC giảm bớt đầu tư và cho vay cho các nước Đông nam Á, trong đó có VN.
Về an ninh và quân sự, đối với Mỹ vùng Á châu Thái bình dương có mức quan trọng hàng đầu. TC đã ảnh hưởng khá nhiều ở đây, Mỹ và đồng minh không có cách nào khác là phải bao vây và đụng độ với TC.
Tình hình có thể trở thành nóng vì vấn đề Đài loan, nên hai năm qua, Mỹ và đồng minh kết hợp lớn hơn và chặt hơn bao giờ hết kể từ sau Chiến tranh lạnh I. Mỹ đã liên minh được hầu hết với các đồng minh quan trọng như Nhật, Úc, Anh, Tân tây Lan, Ấn độ, Singapore. Cũng cố Liên minh Mỹ, Nhật và Nam hàn. Đặc biệt sự quay lại của Phi luật tân, và sự đi gần thêm về an ninh của Mỹ và VN.
Như vậy nhìn chung trong bước mới nầy: VN đi nhiều với Mỹ hơn. Nhưng từ đầu tới nay thì VNCS vẫn phải lệ thuộc mạnh với TC về phần hồn lẫn xác hơn với Mỹ. Và cách thức VN tiếp xúc hay làm việc với lãnh đạo TC, và cả thái độ ngoại giao của VN với TC trên bình diện quốc tế, chúng có thể thấy phần nào CSVN có thái độ “đu giây” giữa Mỹ và TC.
Nhưng dù có vài điều mới, nhưng cách giao dịch giữa TC và Mỹ, chưa có thay đổi tình trạng cũ bao nhiêu, chánh yếu là vì quyền lợi kinh tế của hai bên và kinh tế thế giới mà chưa có đụng độ mạnh hơn, nhưng hai bên tiếp tục vận động kết hợp bạn bè, đồng minh giống như chuẩn bị cho một trật tự thế giới mới, nhưng lần nầy có nhiều cái khác, so với thời Chiến tranh lạnh I, về bạn và thù, về đối tác và đối nghịch, hai lằn ranh địa lý và địa chánh trị cũng lộn xộn, không minh bạch, không nhứt quán. Như vậy, CSVN vẫn phải kẹt với TC rất nhiều, dù trong cái thế mềm dẽo, linh động nào. Còn VN với Mỹ chỉ có lẽ là kinh tế, hay đúng hơn VN lợi dụng thời cơ khi Mỹ và Âu châu và một số nước giàu khác chỉ về kinh tế, và không phải là “đồng minh” hay “liên minh”. Cái sách lược ngoại giao mà nay VNCS gọi là “ngoại giao cây tre” là hợp lý trong hoàn cảnh hiện nay. Tình hình thế giới còn thay đổi và phức tạp.
Lịch sử VN cũng như lịch sử thế giới cho chúng ta nhiều bài học. Cái mối “bang giao nghiệt ngã” với TC, và cái gọi là “tình bằng hữu” với Hoa kỳ, thực tế có những lúc gặp đau thương. Khi nào dân tộc và đảng cầm quyền có cùng đi chung một con đường, thì lúc đó VN mới hy vọng có những buổi bình minh lâu dài.

Nguyễn Bá Lộc

Cali, January/ 01/2024

Visits: 39

Khủng Hoảng Kinh Tế Trung Cộng Hiện Nay Và Những Hệ Lụy Nghiêm Trọng

Nguyễn Bá Lộc 

Như nhiều người biết, Trung cộng (TC) đã làm được sự phát triển kinh tế “thần kỳ” trong vòng 40 năm. Từ một nước Cộng sản (CS) nghèo nàn, kinh tế TC sau khi “đổi mới” tiến rất nhanh lên hạng nhì thế giới về mặt Tổng sản lượng quốc gia (GDP), đã giải thoát 800 triệu dân vượt qua được mức nghèo đói (The Week, Sept/23/23), và đóng góp lớn cho kinh tế thế giới. Điều đặc biệt TC không phải chỉ đạt được sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, mà TC còn có những tiến bộ về khoa học kỹ thuật.

Nhưng dù có mức phát triển tốt, nhưng bản chất nền kinh tế nầy không bền vững và không có phẩm chất vì được vận hành trong một chế độ độc tài toàn trị, lại có tham vọng lãnh đạo thế giới, nền kinh tế TC đã đi xuống, và gần đây đang bị khủng hoảng.

Trong hoàn cảnh và bối cảnh của TC và thế giới hiện nay, cuộc khủng hoảng kinh tế rất phức tạp, nhiều thử thách cho TC. Nguyên nhân gần và rõ ràng là sự sụp đổ ngành địa ốc, nhưng sâu xa bên trong là từ chế độ, từ bộ máy công quyền, và từ tác động quốc tế.  Đây có thể là một bài học, một suy nghĩ, một kinh nghiệm, cho một số nước, trong đó có Hoa kỳ là quốc gia đang đối đầu với TC, cho Việt Nam, một nước có mô hình chánh trị kinh tế giống TC, và cho một số quốc gia đang phát triển chạy theo TC chánh yếu là vì tiền.

Để hiểu phần nào tình hình phức tạp của thế giới nhiều biến động hiện nay, tôi xin góp ý kiến tóm tắt về vấn đề được nêu ra, và đây cũng là phần bài để cập nhựt khảo luận trước kia về  Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung.

I. Hiện tình Khủng hoảng Kinh tế Trung cộng

Cuộc khủng hoảng kinh tế của TC hiện bắt đầu mạnh mẽ từ chỉ độ vài tháng nay, chánh yếu là do sự sụp đổ nhà đất và ngân hàng. Nhưng vấn nạn không phải chỉ giới hạn trong lãnh vực nầy, mà còn lan rộng hơn, sâu hơn tới nhiều lãnh vực kinh tế khác. Cho nên sự khủng hoảng kinh tế tại TC hiện nay phức tạp hơn so với những nước khác. Trong phần nầy có hai mục: Tóm lược tiến trình kinh tế TC và những lãnh vực kinh tế bị sụp đổ hiện nay.

1. Tóm lược tiến trình kinh tế TC từ khi “đổi mới” đến khủng hoảng hiện nay

Trước hết, để hiểu sự khủng hoảng hiện nay của TC, thiết nghĩ cần biết rất tóm tắt các điểm chánh từ khi nước nầy có sự chuyển đổi kinh tế quan trọng. (Chi tiết tôi đã trình bày trước kia).

Tóm tắt hai giai đoạn phát triển:

Giai đoạn thứ nhứt, thời Đặng tiểu Bình và hai Chủ tịch kế tiếp trước Tập cận Bình

Bước 1: Đặng Tiểu Bình (ĐTB) thay đổi mô hình kinh tế chỉ huy qua mô hình kinh tế hỗn hợp tư bản và XHCN (1978). Chủ trương phát triển kinh tế bằng mọi cách để thoát khỏi nghèo đói của chế độ CS. Ý tưởng thực tế của Đặng tiểu Bình điều hướng suốt cả thời kỳ ông và các người kế vị ông trước Tập cận Bình (TCB) là Giang trạch Dân và Hồ cẩm Đào. Hai “huấn thị” sách lược của ĐTB nhiều người còn nhớ là “mèo trắng mèo đen, mèo nào bắt được chuột là tốt”, hay “ẩn mình chờ thời”. ĐTB đã thành công, nhờ ba yếu tố chánh thuận lợi là: thứ nhứt, áp dụng phần“kinh tế thị trường”, thứ hai là nhờ công nhân rẻ, thứ ba là nhờ phong trào Toàn cầu hóa (Globalization) lúc đó phát triển rất mạnh. TC đã đạt mức phát triển cao, 12-14%. Nước Tàu mạnh dần, và cuộc sống người dân khá hơn nhiều.  TC chẳng những được tồn tại và chế độ đứng vững, mà từ đó phát triển các lãnh vực khác như khoa học kỹ thuật, quân sự, khoa học không gian, văn hóa, mà còn có địa vị cao về kinh tế và bang giao quốc tế.

Bước 2: Sau khi ĐTB chết, các người thừa kế ông, Giang trạch Dân , Hồ cẩm Đào, cách tổng quát vẫn theo chánh sách của ĐTB . Tiếp tục chiêu dụ và hợp tác với tư bản khắp nơi, gồm sức mạnh tư bản làm “nội lực” để chờ thời cơ. Trong nước xây dựng nhiều hạ tầng, cơ sở kinh tế qui mô lớn, và ngành địa ốc bùng phát mạnh từ đó. Về tâm lý chiến, TC đem văn hóa cổ truyền phổ biến tại nhiều quốc gia, tạo cho thế giới hiểu mơ hồ về chế độ, và có cảm tình về một nước Tàu mới, sẵn sàng hợp tác với bất cứ quốc gia nào trong tinh thần lưỡng lợi. Kinh tế lúc nầy vẫn tiếp tục mạnh mẽ và ảnh hưởng quốc tế gia tăng.

Giai đoạn thứ hai,  thời kỳ Tập cận Bình (TCB)

Bước 1: Nhiệm kỳ đầu của TCB (2013-2018), TCB thừa kế một tình trạng kinh tế khá tốt và mạnh của một siêu cường thứ hai thế giới. Tuy nhiên, sau đó ít năm, kinh tế TC bị suy giảm, tỷ lệ phát triển xuống chỉ còn trung bình 7%.

TCB bắt đầu nuôi dưỡng cho kế hoạch “bá quyền toàn cầu”, ông tạo một bè phái và củng cố sự độc tôn độc tài.  Theo ông ngày nay TC có đủ sức mạnh, và tiếp theo là khởi dầu cho những đại kế hoạch để đương đầu và thay thế Hoa kỳ trong tương lai. Về phía Hoa kỳ và các nước tự do dân chủ thức tỉnh.

Sách lược TCB có các điểm chánh: Trong nước, khơi lại niềm tự hào dân tộc với “mô hình XHCN có sắc thái Trung hoa”. Đầu tư bung ra ngoài tại nhiều nước trên thế giới. Gia tăng mạnh ngân sách cho kỹ thuật và quốc phòng. TCB nêu rõ mục tiêu đến năm 2035 TC sẽ ngang hàng bằng Mỹ về mọi phương diện.  Viện trợ và khai thác tài nguyên ở nhiều nước từ Á qua Phi và Âu châu, với đại kế hoạch “Belt and Road” (2013, với dự chi $1000 tỷ ), gồm tụ một số nước phát triển mới nổi trong liên minh BRICS  gồm TC, Nga, Ấn độ, Ba tây và Nam phi nhằm muốn tiến tới sự cân bằng với khối G7.  TC tuyên truyền vận động cho mô hình mới “kinh tế XHCN trong thời đại mới” tự cho là đã rất thành công, tốt đẹp hơn mô hình của Tây phương từ lâu nay.

Về đối nội, một mặt có biện pháp kích thích tiêu thụ trong nước gia tăng thêm trong hy vọng kinh tế sẽ bền vững hơn, (hiện tiêu thụ trong nước chỉ có 38% GDP, Hoa kỳ tới 68%). Mặt khác, thì siết chặc an ninh nội chính, đẩy độc tài mạnh hơn nữa bằng nhiều biện pháp cứng rắn.

Qua bước 2 (2017-nay), TCB công khai tiến mạnh thực hiện “mộng bá quyền”. TCB tuyên bố tại Thiên An Môn 2017 rằng sẽ đưa “TC thành một siêu cường và nó sẽ là một mô hình mới cho các nước đang phát triển”, (Telegragh, 08/23/2023). Giai đoạn này có mấy điểm cần lưu ý: TC đầu tư nhiều ở Mỹ và Âu châu trong một số ngành quan trọng, nhứt là kỹ thuật cao. TC xây được một số cảng quan trọng, nhiều tuyến đường xe lửa, xa lộ, ở Á châu và Phi châu. Nhiều nước nghèo, vay TC hàng tỷ mỹ kim xây dựng hạ tầng trong đại kế hoạch Belt & Road. Nhưng 3- 4 năm sau, nhiều nước thất bại (như Sri Lanka, Pakistan, Lào , Miên, Nigeria..) không trả nổi nợ, TC siết nợ bằng cách chiếm khai thác nhiều công trình ở đấy.

Khi TC công khai với thái độ thách thức, Hoa kỳ và đồng minh thức tỉnh, thấy được sự nguy hiểm của TC, đánh trả trên nhiều trên nhiều mặt: kinh tế, kỹ thuật, tình báo, tuyên vận, kết hợp đồng minh cũ và mới trên khắp thế giới, thay đổi kế hoạch viện trợ… Chiến tranh lạnh mới càng ngày càng tăng cường độ, và khởi đầu bằng thương chiến Mỹ Trung (2018). Nhưng sự đương đầu của hai siêu cường tới nay, đã hơn bốn năm, hãy còn dằng co vì quyền lợi kinh tế gắn với nhau của hai bên. Rồi thế giới có biến động mới, vụ TC đòi giải phóng Đài loan, chiến tranh Ukraine, và gần đây là chiến tranh Israel- Hamas.

Những sự kiện biến động nêu trên, từ trong nước và trên thế giới trong những năm qua, có tác động làm cho TC và Hoa kỳ yếu đi. Và chuyện phải đến đã đến, TC bị khủng hoảng kinh tế như hiện nay.

2. Những lãnh vực kinh tế bị sụp đổ hiện nay 

Cuộc khủng hoảng kinh tế dù từ lãnh vực chánh thì rồi cũng ảnh hưởng tới các lãnh vực khác, nhứt là tại quốc gia độc tài có cách vận hành cứng rắn, thì sự giải quyết rất khó khăn. Tóm tắt các lãnh vực đang bị suy sụp:   

Tổng thể .  Tỷ suất phát triển: Tam cá nguyệt 1/2023: 2.2%, tam cá nguyệt 2/2023: 0.88%, trong khi đó chỉ tiêu nguyên năm là 5% , ước lượng năm nay chỉ có thể đạt 3% (UPI Sept/7/23). Nhìn lùi lại quá khứ, tỷ suất phát triển kinh tế 20-30 năm trước rất cao 12-14%, từ 1990-2012, rồi giảm xuống còn 8% từ sau 2015, các năm tiếp theo chỉ còn 6%, 2022 chỉ còn 3%, 2023 về sau theo đà nầy có lẽ nhỏ hơn 3%.

Một khó khăn khác của TC hiện nay là nền kinh tế bị giảm phát (deflation), có tác dụng làm trì trệ thêm sản xuất và tiêu thụ. Hiệu suất đầu tư nội địa rất thấp, tỷ lệ 9/1, nghĩa là phải bỏ ra $9 mới thu về $1, trong khi tỷ lệ trung bình của đa số nước là 4/1 (The Telegragh Sept/23).

Địa ốc và ngân hàng.  Đây là lãnh vực bị sụp đổ mạnh nhứt, nó bị lung lay từ 3 năm nay. Gần đây sụp đổ rất nặng, hiện có 80 triệu căn nhà chung cư bị bỏ trống (The Week 9/2023), và hàng triệu căn nhà đang xây cất còn dang dỡ không có hy vọng bán được trong tương lai. Tình trạng nầy trầm trọng hơn sụp đổ về nhà đất của bất cứ nước nào. Trị giá địa ốc TC chiếm tới 25% tổng sản lượng quốc gia (GDP), một tỷ lệ quá cao, nên khi nó bị suy sụp là ảnh hưởng mạnh đến toàn bộ nền kinh tế (CNN 8/2023). Công ty địa ốc lớn nhứt nhì là Evergrande hiện có số nợ vay ở ngân hàng là $332 tỷ mỹ kim, đã khai phá sản (Wall Steet Journal, June/2023), một công ty lớn khác là Country Garden đang được tái cấu trúc nợ $11 tỷ mỹ kim. Và còn hàng trăm công ty địa ốc khác cũng ở trong tình trạng tương tự. Ngành này bị suy yếu từ 2021, càng ngày càng xấu hơn . Yếu tố là vì số cung nhà đất quá cao so với cầu. Chắc các công ty địa ốc và nhà đất tư nhà đất lẻ đã biết trước. Nhưng cung và cầu dưới cái nhìn và quan điểm TC có nhiều điểm khác. Và cứ xây thêm. Trong khi đó kinh tế từ 2020, có nhiều khó khăn từ sản xuất trong nước lẫn xuất cảng . Đa số dân không đủ khả năng mua nhà mới để ở, còn những người mua nhà để đầu tư thì khựng lại trong cảnh u ám chung nầy.

Sự sụp đổ thị trường nhà đất kéo theo sự sụp đổ ngân hàng. Vì các công ty địa ốc khai phá sản vì nợ cũ không thu được từ người mua nhà, mà nợ mới vay ở ngân hàng xây cất thêm bán nhà mới không có người mua. Số nhà mới bán ra giảm 22% trong quí 1/2023 so với cùng thời kỳ năm ngoái (The Economist Sept/23).

Trong kinh tế vĩ mô, địa ốc là ngành chủ lực của TC, vì nó dễ đầu tư (chớ không phải dễ bán), tiền bạc đất đai chánh phủ nắm cả, thực hiện thì có “tư sản đỏ”, hơn nữa ngành này đóng góp tới 25% GDP. Về kinh tế chánh trị, tăng GDP nhanh chóng, tạo ra kích thích dân chúng và cho nhiều nhà đầu tư ngoại quốc. Mặt khác quan trọng hơn, trong chế độ độc tài toàn trị thì ngành địa ốc đem lại cơ hội to lớn nhứt để đảng viên cán bộ tham nhũng. Vì vậy, chánh quyền yểm trợ mạnh ngành này.  Cho nên khi ngành địa ốc sụp, ngân hàng đổ theo, nợ của các công ty địa ốc lên tới $29 ngàn tỷ mỹ kim. Mà tình trạng nợ tại TC vốn đã quá cao (300%/GDP)(The Diplomat 8/2023), nay sự sụp đổ tài chánh ngân hàng làm khối nợ xấu tăng quá nhanh. Không phải chỉ trong ngành địa ốc và hạ tầng cơ sở mà ảnh hưởng xấu qua nhiều lãnh vực kinh tế khác.

Tình hình nhà đất và ngân hàng ở TC nay rất u ám, thiệt hại nhiều cho kinh tế. Chánh quyền có gần đây có gói cứu trợ tạm thời $585 tỷ, chánh yếu là bôm tiền để tăng tín dụng, và hạ lãi suất để kích thích tiêu thụ. Nhưng giải quyết nầy chưa đủ, khó khăn lớn còn đó.

Về đầu tư ngoại quốc và nhân dụng . Đầu tư ngoại quốc (FDI) là một bước căn bản và thành công của TC trong mấy thập niên trước khi phong trào toàn cầu hóa mở rộng. Nay tình hình va chạm giữa TC và nhiều nước, FDI giảm nay chỉ còn $20 tỷ trong quí 1/2023, cùng thời kỳ này năm 2022 là $100 tỷ (The Week), một số công ty ngoại quốc rút ra khỏi TC trở về cố hương hoặc đến các nước Đông Nam Á do tình hình kinh tế và do luật lệ TC ngày càng khó, FDI giảm 22% so với năm rồi, một phần do Mỹ cấm một số công ty giao dịch với công ty TC vì có liên hệ an ninh. Tới nay có tới 9000 công ty TC bị Tây phương không còn giao dịch (Telegragh Sept/23).

Thất nghiệp tăng, 21% lao động trẻ thất nghiệp. Về nhân dụng TC còn gặp khó khăn khác là sau 40 năm số lao động trẻ bây giờ già đi, là một trở ngại cho đầu tư nói chung và cho gánh nặng an sinh xã hội.

Về xuất cảng và thị trường quốc tế. Xuất cảng là lãnh vực quan trọng quan trọng nhứt của kinh tế TC để giải quyết lao động dư thừa của những thập niên trước. TC thu vào số ngoại tệ rất lớn và là sức mạnh cho kinh tế TC sau nầy. Xuất cảng là một cột trụ chánh của TC (40% GDP).

Xuất cảng TC gần đây bị giảm liên tục 4 tháng liền, và còn tiếp tục xuống nữa, xuất cảng chung bị giảm 27.5% trong  tháng 7/2023 so với tháng 7/22 (Reuters Sept/7/23). Xuất cảng qua Mỹ giảm 9.5% trong tháng 4/23 ((UPI 9/7/23). Cách tổng quát hàng TC bị giảm trong mấy năm qua, vì tiêu thụ giảm và một số chuỗi cung ứng TC nắm gần như độc quyền bị thay thế dần.

Trong nội địa, thị trường hàng hóa và dịch vụ từ thành thị tới thôn quê ở TC ngày nay bị suy giảm khá mạnh vì tình hình chung, đặc biệt vì biện pháp đóng cửa để kiểm soát đại dịch. TC hiện gặp phải tình trạng ngược là bị giảm phát (deflation). Mãi lực giảm phần vì thu nhập ít đi, và niềm tin của dân chúng giảm, khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng lớn, bất công xã hội càng nhiều.

II. Nguyên do Khủng hoảng Kinh tế TC hiện nay

Lịch sử kinh tế thế giới cho biết nguyên do khủng hoảng và hậu quả tại mỗi nước có nhiều khác biệt. Tại TC hiện nay khủng hoảng như trình bày tóm tắt trên có những nguyên nhân phức tạp,  có thể tóm tắt gộp chung lại thành ba loại nguyên do chánh yếu. Đó là:

1. Từ yếu tố kinh tế khách quan.

Là những yếu tố kinh tế có tính nguyên tắc tác động gây ra bất quân bình về vĩ mô, hay làm guồng máy kinh tế chạy không bình thường, làm kinh tế bị khủng hoảng. Các nguyên nhân có tính nhứt thời và cũng có nguyên nhân căn cơ có từ lâu .

TC không đi theo đúng nguyên tắc kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường là phần quan trọng của mô hình đổi mới kinh tế TC. Đó là nguyên tắc quân bình tự động cung cầu. Về nhà đất nêu trên, cung quá cao trong khi cầu thấp và thu nhập không gia tăng nhanh như mức độ xây nhà mới. Nếu theo đúng kinh tế thị trường thì các công ty bất động sản phải luôn luôn theo dõi cân bằng cung cầu. Chớ không phải để tình trạng kéo dài hàng chục năm. Khi áp dụng mô hình kinh tế thị trường XHCN, TC cũng như VN chỉ cho tự do các hoạt động kinh tế cấp thấp, nhỏ, và không quan trọng, còn phần chánh phần gốc của nền kinh tế vẫn phải chịu sự hoạch định và chỉ huy của đảng và nhà nước.

Sự quản lý tài chánh công bừa bãi, kém hiệu quả, và mất mát nhiều.

Trong chế độ độc tài CS thì khối tài sản công đủ loại rất lớn. Nhứt là ở các khâu: phần phân bổ, xử dụng và in tiền thêm khi cần, người dân không có quyền tham dự. Nhà nước chi tiêu quá lớn cho ngân hàng hay cho đầu tư công, khi bị khủng hoảng tài chánh thì công nợ lên cao và khả năng cứu vãn càng khó hơn. Một phần cũng do sự kiểm soát công chi không hữu hiệu, từ khâu chuẩn chi, tới khâu thực hiện công tác, đến hậu kiểm. Bộ máy độc tài toàn trị, chẳng những yếu kém mà còn cấu kết nhau để tham nhũng.

Hiệu quả đầu tư quốc nội yếu kém.

 Sau một thời gian phát triển nhanh nhờ kinh tế đối ngoại, thì thông thường, để có tình trạng bền vững và có chất lượng, thì sự chấn chỉnh cải thiện đầu tư trong nước là rất cần thiết. Ở TC trong nhiều thập niên nay, dù có chút ít tiến bộ, nhưng nói chung hiệu quả đầu tư của tư sản nội địa và quốc doanh còn rất yếu, trừ một số ít đại công ty của tư sản đỏ hay quốc doanh trá hình. Vì nhiều lý do, hiệu suất đầu tư trong nước gần đây là 9/1, nghĩa là phải bỏ ra $9 mới thu về được $1, trong khi hiệu suất trung bình tại nhiều nước là 4/1. Hiệu suất đầu tư yếu làm cho mức độ tái phát triển yếu.

Hoạch định vĩ mô không xác thực .  

Ở đây muốn nói đến kế hoạch quốc gia. Xin nêu ra hai đại kế hoạch: Hạ tầng cơ sở và kế hoạch nhân dụng.

Xây dựng hạ tầng cơ sở là nhu cầu thiết yếu cho phát triển. Nhưng nếu chánh quyền lạm dụng quá sẽ thành tai hại hay không cần thiết. Ở TC có rất nhiều cầu cống, cảng, đường xe lửa, khu đô thị rất vĩ đại, dĩ nhiên rất thu hút rất đáng ca ngợi. Ở đây muốn nói cái quá đáng, tổn phí quá cao, mà thực tế hữu dụng còn thấp, ví vụ cầu dài ngoài biển, đảo nhân tạo, cầu treo rất dài qua núi…trong lúc đất nước còn có nhiều nhu cầu xây dựng khác ở vùng xa xôi. Ví dụ khác như đại kế hoạch Belt & Road, TC bỏ ra $1000 tỷ mỹ kim viện trợ, cho vay và đầu tư tại hơn 150 nước thành viên ở Á châu, Phi châu, Âu châu, trong đó có mục tiêu bành trướng bá quyền toàn cầu của TCB. Nay kế hoạch nầy bị thất bại tại nhiều nơi, chánh yếu là các nước nghèo và tham nhận quá nhiều viện trợ, sau đó không có khả năng trả nợ. TC bị mất một số không nhỏ tiền bạc đã bỏ ra. Đại hội Belt & Road kiểm điểm 10 năm sẽ họp vào 17 tháng 10 này.

Kế hoạch nhân dụng là phần quan trọng khác. TC ngày nay thiếu công nhân trẻ vì cái “chánh sách một con”. Và sau khi đất nước phát triển, không điều chỉnh kịp thời.

Mãi lực và niềm tin dân chúng thấp .

Lợi tức đầu người ở TC nói chung có khá so với 30 năm trước ($12,000/ đầu người, 2022), nhưng nó vẫn còn rất thấp so với các nước phát triển, trong khi đó nhu cầu của mỗi người dân nhiều hơn theo tiến bộ kinh tế, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng. Mãi lực dân chúng nay thấp xuống vì kinh tế khó khăn. Một mặt chánh quyền luôn hạ giá đồng yuan để tăng xuất cảng.Tình hình kinh tế xấu đi, dân không có niềm tin ở chánh sách đường lối của chánh quyền, như biện pháp zero- covid có quá nhiều tai hại cho mỗi người. Người dân bây giờ phải tự lo, tự liệu, tự hạn chế tiêu thụ, nhứt là mua nhà cửa quá lớn lao, thường chiếm tới 70% thu nhập gia đình.

Tóm lại, từ yếu tố kinh tế khách quan có rất nhiều nguyên nhân tác động tạm thời cũng như về lâu dài cho cuộc khủng hoảng hiện nay.

2. Từ bản chất độc tài XHCN

Từ nguyên tắc “công hữu”,

tức là đất đai, tài nguyên thiên nhiên đều thuộc quyền sở hữu nhà nước. Chính nguyên tắc nầy cho phép chánh quyền từ trung ương tới địa phương, quyền tuyệt đối phân chia, thu hồi đất đai tại những khu vực rất có giá và giao cho tư sản đỏ để cấu kết với cán bộ có quyền rồi xây nhà bán cho dân. Thực tế, chúng đã xây cất quá nhiều vì lòng tham hơn vì cung cầu, nên không cần quan tâm đến số cầu và hệ quả đầu tư.

Từ chế độ độc tài,

người dân không có quyền trực tiếp hay gián tiếp tham dự vào sự phân bổ và quản lý tài chánh công, gồm mọi nguồn: thu thuế, viện trợ, bán tài sản, tiền lời quốc doanh, công trái. Tích sản càng ngày càng lớn, dân đâu có biết và không có quyền biết. Nhà nước cứ chia cho các cơ quan từ trung ương tới địạ phương. Đầu tư và lãnh vực nào có lợi nhứt cho sự giàu có đảng viên là cứ hoạch định và thực hiện. Địa ốc và hạ tầng cơ sở là lãnh vực ngon nhứt.  Kế đó là thành lập nhiều ngân hàng công cũng như hợp doanh, từ đó bày ra nhiều chương trình kinh doanh khác. Nợ nần tăng nhanh, không cần biết. Khi bị khó khăn, nhiều công trình dang dở, nợ xấu tăng, rồi khai phá sản. Tiền nhà nước và tiền dân bị mất. Đâu có đảng viên nào thua lỗ cả, họ còn chuyển tiền ra ngoại quốc nhiều hơn, khi kinh tế trong nước có khó khăn.

Từ bộ máy công quyền.

Trong chế độ XHCN bộ máy công quyền là công cụ của chế độ. Ở đây chỉ nói riêng mặt nhân sự của bộ máy đó là một sai trái và tệ hại cho mọi thứ tài sản quốc gia. Cách tuyển dụng, đào luyện và bổ nhiệm viên chức cán bộ trung ương tới địa phương theo một chiều cùng một cách, chỉ có đảng viên leo lần lên chức cao, bằng lo lót ngay trong nội bộ. Cho nên đảng viên cấu kết là chuyện dễ dàng, và rất tự nhiên, mục đích không phải phục vụ mà là để tham nhũng. Một phần tiền lớn tham nhũng chuyển lậu ra ngoại quốc, số tiền nầy không đem lại lợi ích kinh tế cho TC. TC là nước rửa tiền bất hợp pháp lớn nhứt.

3. Từ sự tranh chấp quốc tế  

Nguyên nhân thứ ba này làm cho TC khó khăn hơn nhiều. TC chỉ có thể áp dụng chế độ độc tài trong xứ mình, chớ đâu có thể xử dụng nhiều chiêu trò ma giáo đó với các nước. Hơn nữa, có nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, không có nghĩa TC ngày nay đương nhiên là siêu cường thứ hai trên thế giới về mọi lãnh vực. Để bảo vệ quyền lợi trước hết cho chính mình và sau đó cho cả khối dân chủ tự do. Sau khi TCB công khai chống Hoa kỳ và Tây phương thì TC nhận sự phản ứng khá mạnh. Những đương đầu lại TC mà chúng ta đã biết trong bốn năm qua trên các mặt trận mậu dịch, đầu tư, kỹ thuật, quân sự, văn hóa, ngoại giao. Trừ sự đụng độ quân sự, các mặt trận kia có tác dụng, dù chưa đủ mạnh, nhưng cũng đã gây khó khăn và cảnh báo cho TC .

Bây giờ kiểm điểm sơ qua kết quả những phản công của Hoa kỳ và đồng minh có tác dụng gây thêm suy yếu cho TC trong vài năm gần đây.

Cán mậu dịch chưa cải thiện bao nhiêu, nhưng cụ thể xuất cảng TC giảm sụt. Đặc biệt các chuỗi cung ứng công nghệ cao và nguyên liệu dược, Hoa kỳ và đồng minh dần dần chủ động

Các công ty Hoa kỳ, Nhựt.. đã và sẽ rút một phần về cố quốc hay chuyển sang các quốc gia Đông nam Á.

Hoa kỳ và gần đây Cộng đồng Âu châu phát hiện và cấm công ty Mỹ làm ăn với một số khá lớn công ty TC vì lý do an ninh.

Hoa kỳ kết hợp được nhiều đồng minh mạnh hơn bao giờ hết, trong mục tiêu và chiến lược kinh tế, ngoại giao và an ninh nhằm bao vây và đánh trả TC trên khắp thế giới nhứt là ở Á châu Thái bình dương.

Về phương diện tâm lý chiến, ngày nay chánh quyền, dân chúng và truyền thông Hoa kỳ và đồng minh coi TC là thù địch, là mối đe dọa lớn cho dân chủ tự do và nhân quyền trên thế giới.

Dĩ nhiên, TC là một cường quốc, nó có nhiều chiêu trò để vừa thủ vừa tấn công lại Tây phương.

Chiến tranh lạnh có chiều hướng căng thẳng hơn, nhứt là qua một số biến cố mới trên quốc tế như đã trình bày ở phần trên. Cả hai bên đều có thiệt hại. Sự tranh chấp quốc tế là một trong những nguyên nhân, và một yếu tố, làm kinh tế TC bị khủng hoảng hiện nay. Vì kinh tế đối ngoại của TC hết sức quan trọng, chiếm 40% GDP. Mặt khác nhờ kinh tế đối ngoại mạnh mà TC có những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh chóng, có tầm cở quốc tế, từ đó phát triển quân sự, một điều rất cần thiết để thực hiện “Giấc mộng Trung hoa”.

III. Những Hệ lụy nghiêm trọng từ Khủng hoảng kinh tế TC

Cuộc khủng hoảng kinh tế nào cũng có hậu quả xấu cho kinh tế, chánh trị và xã hội. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở TC chỉ mới xảy ra, nên có thể chưa thấy hết được mọi hệ lụy của nó. Nhưng với mô hình kinh tế khá đặc biệt, với chế độ chuyên chính, và trong khung cảnh thế giới đầy bất ổn hiện nay, chúng ta có thể nhận ra được phần nào các hệ lụy nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nầy. Có hai điểm xin tóm tắt ở phần này: Các Hệ lụy chánh yếu và Vài nhận định.

1. Những Hệ lụy nghiêm trọng

Cho chính TC:   Theo tin tức từ ngoại quốc, thì cuộc khủng khủng hoảng có hệ lụy khá nghiêm trọng cho TC. Về đối nội, sự mất mát cả ngàn tỷ mỹ kim từ sự sụp đổ địa ốc và ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế quốc nội, vì địa ốc chiếm hơn 25% GDP. Nhứt là ngành ngân hàng, sự mất mát xáo trộn ngân hàng ảnh hưởng ngay tới mọi lãnh vực, từ sản xuất đến tiêu thụ trong nước cũng như ngoài nước.

Cuộc khủng hoảng này làm cho những kế hoạch lớn của TC như Belt & Road, BRICS, Kế hoạch 2025, kế hoạch 2035 gặp trở ngại nhiều hơn trong tương lai.

Về mặt đối ngoại, sự khủng hoảng cho thế giới, nhứt là các nước đang phát triển, hiểu biết cụ thể mô hình kinh tế TC không phải ưu việt, cần phải suy nghĩ . Những điều TCB nói rất nhiều lần TC là một mẫu mực cho các nước đang phát triển, giờ đây phải xem lại. Hơn thế nữa, dân chúng tại nhiều quốc gia, ngày nay xem TC là đối lực nguy hiểm, không còn là bạn tốt, nếu điều này lâu dài, sẽ là một mất mát lớn nhứt cho dân tộc Trung hoa. Về phương diện cạnh tranh kinh tế, TC đang gặp các khó khăn càng ngày càng lớn từ tác động bên ngoài. Và vì sự đầu tư và hợp tác TC với các công ty kỹ thuật cao nước ngoài nay bị bể hay bị thu hẹp, có phần nào ảnh hưởng không tốt cho nền kỹ thuật TC.

Cho Hoa kỳ :   Dù khủng hoảng kinh tế của TC hiện nay chưa sâu đậm, chưa tỏa rộng mạnh trên toàn cầu, nhưng vì TC là cường quốc số hai về kinh tế, lại là đối thủ vừa là đối tác lớn với Hoa kỳ, trên cả ba mặt : kinh tế, giá trị học thuyết chánh trị và bang giao quốc tế. Cho nên Hoa kỳ vừa vui vừa lo. Vui là đối thủ bị trúng đòn phần nào, nghĩa là sự phản công của Hoa kỳ và đồng minh là đúng.  Dù tương lai chưa biết ai thắng ai. Nếu không đi tới một thỏa thuận cho hai bên, thì cả Hoa kỳ và TC đều có những thiệt hại. Và mặt khác, khi kinh tế TC suy giảm thì kinh tế thế giới yếu đi, và tác dụng ngược cho kinh tế Hoa kỳ và các nước có thể đi tới suy thoái khác. Khi TC có khó khăn lớn trong nước thì nó sẽ gia tăng gây tác động quậy phá an ninh chánh trị quốc tế nhiều hơn.  Trật tự thế giới đang có khó khăn sẽ có biến động nhiều hơn nữa .

Cho Việt Nam.     Những tiêu cực và khó khăn của TC hiện nay là vấn nạn cho VN trong tương lai không xa. Vì VN rất giống TC từ kinh tế đến chánh trị và văn hóa. Nền kinh tế VN vốn không bền vững, yếu kém và bấp bênh hơn TC nhiều. Hướng đi và cách thức giống như TC trong ba mươi năm qua nằm dưới sự chỉ đạo và kèm kẹp mọi thứ mọi mặt kinh tế tài chánh ngoại giao, an ninh, làm cho CSVN rất khó thoát khỏi bàn tay độc ác của TC. CSVN cần suy nghĩ nhiều hơn về sự thoát ra phần nào sự lệ thuộc TC. Mấy năm gần đây, CSVN có nghiêng phần nào qua Hoa kỳ tìm chút cân bằng và gở chút thế kẹt với TC. Nay, sự khủng hoảng kinh tế TC có hệ lụy lớn đến VN về mọi mặt ngoại thương, công ty Tàu tràn qua VN nhiều hơn, VN kẹt nợ nhiều hơn, nhứt là an ninh ở biển đông VN bị Tàu siết chặt và bị rắc rối hơn.

CSVN hơn ai hết hiểu rõ các khuyết điểm của mô hình kinh tế TC mà VN đi theo như bóng với hình. Nhứt là các mưu tính, các tệ hại mà viên chức cán bộ chỉ vì sự sống còn của đảng và sự giàu có của đảng viên. Sự suy sụp kinh tế TC có thể làm cho đảng viên CSVN tham nhũng nhiều hơn để nhanh chóng gởi tiền ra nước ngoài.

Đối với dân chúng VN, thì đa số quá nghèo, nếu một cuộc khủng hoảng như TC xảy ra thì họ sẽ có khó khăn thêm về cuộc sống, giá cả gia tăng, thất nghiệp nhiều hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh các khó khăn , VN có một hy vọng là nhờ bên Tàu có khó khăn , và sự tranh chấp quốc tế, VN sẽ có cơ hội đón nhận đầu tư ngoại quốc nhiều hơn.

ChoThế giới.   Như chúng ta biết trong mấy thập niên qua, nhứt là trong thời kỳ toàn cầu hóa phát triển cao độ, TC đóng góp nhiều cho kinh tế thế giới gia tăng và ổn định, trung bình cũng 4-4.2%/năm. Nay TC bị suy yếu kinh tế nó tác dụng mạnh lên đầu tư, xuất cảng và tiêu thụ của hầu hết mọi quốc gia. Đối với một số quốc gia đang phát triển trong nhiều thập niên, cũng có nhiều cái lợi là tiêu thụ nhiều loại hàng hóa giá rẽ, và thực hiện được nhiều công trình lớn do TC bỏ tiền cho vay hoặc đầu tư trực tiếp, tạo ra nhiều việc làm ở những nơi đó. Dĩ nhiên là bên cạnh đó, các nước đang phát triển theo TC phải chịu một số thiệt hại khác như chủ quyền quốc gia, bị TC khai thác tài nguyên cạn kiệt, và bị kẹt những món nợ to lớn không cách nào trả nỗi, và tham nhũng mà TC “xuất cảng”làm ung thối xã hội.

 Nay kinh tế TC bị khủng hoảng mức độ phát triển trên thế giới năm nay và năm tới, theo ước tính của các chuyên viên, chỉ còn khoảng 2.5%- 2.7%. Mà khi thế giới có suy thoái kinh tế thì loạn lạc, tệ trạng xã hội, suy thoái đạo đức chánh trị, có nhiều cơ hội và điều kiện nẩy nở thêm.

2. Vài suy nghĩ và nhận xét

Tình trạng khủng khoảng kinh tế TC hiện nay có thể cho chúng ta một vài suy nghĩ và từ đó có thể rút ra một số bài học, có thể là bài học cũ nhưng với một số dữ kiện và hoàn cảnh mới, hầu cố gắng xây dựng một cộng đồng thế giới an bình hơn. Sau đây là vài suy nghĩ trong hiểu biết hạn chế, tôi xin có mấy điểm sau đây:

Về Mô hình kinh tế TC  . Có tên gọi “Kinh tế XHCN Thị trường tự do” (Socialist Free Market Economy hay Socialist Market Economy), hình thành từ 1978, là sự kết hợp hai nền kinh tế tự do và XHCN. Tự nó đã có nhiều mâu thuẩn, vì nửa tự do nửa thì hoạch định. Nó là một mô hình hoàn toàn mới. Nhưng TC đã thành công trong thời gian khá dài. Cho nên có nhiều thắc mắc, có một số nhà nghiên cứu có nhận định là phát triển kinh tế vẫn có kết quả tốt đâu cần tới môi trường Dân chủ.

Mặt khác TCB luôn hô hào ca ngợi mô hình kinh tế mới của TC là tốt nhứt. Kinh tế phát triển nhanh, bền vững, thực tế và công bằng.

Bây giờ, qua khủng hoảng kinh tế nầy là nhiều người xem xét lại, suy nghĩ lại mô hình kinh tế TC. Nó không phải là tốt mà nó thành công trong thời gian nào đó trên một số lãnh vực nào đó. Các thành phần kinh tế tư doanh chỉ có được tự do ở những hoạt động nhỏ và cấp thấp, cấp trên cao, và phần quan trọng của nền kinh tế, thì đảng và nhà nước độc quyền nắm hết. Các thành phần và tác nhân kinh tế rời rạc, thiếu kết nối chặc chẽ, cho nên khi bị bể dễ bị đỗ nát hay ít nhứt hỗ trợ nhau kém hiệu quả. Mặt khác mô hình kinh tế đó bị phí phạm mất mát quá nhiều, phần lớn do sự cố ý của cán bộ viên chức và sự bất lực của người dân.

 Về Chế độ độc tài và phát triển quốc gia. Chế độ độc tài không phải mới mẻ, nó có từ lâu, tại nhiều nước. Nhưng các “chế độ độc tài kiểu cũ” thì không thành công về kinh tế và tạo nhiều bất công xã hội. Nhưng khi TC vẫn duy trì một chế độ độc tài toàn trị mà lại thành công về kinh tế khá tốt, dù chưa biết đường dài ra sao, thì có rất nhiều nhà ngiên cứu ngạc nhiên, trong đó người cho rằng: “kinh tế phát triển tốt đâu cần phải có dân chủ”. Điều nầy đi ngược lại với các lý thuyết của những nhà kinh tế khá nổi tiếng khoảng 50 năm trước là “tự do dân chủ kinh tế có tác dụng hỗ tương và thuận chiều với tự do dân chủ chánh trị”. Chẳng hạn qua nhận định: “ Cách tổng quát Dân chủ tạo ra cơ hội tốt hơn cho phát triển”(United nation, Chronicle, Dân chủ và Phát triển), ở bài khác  “Dân chủ đem tới sự phát triển lâu dài và bền vững”(North 1093).

Về Niềm tin của dân chúng và ổn định kinh tế. Trên thế giới đã có rất nhiều nước bị khủng hoảng kinh tế, có khi là đơn độc, có khi là dây chuyền trên thế giới, có khi do chính mình gây ra, có khi do từ bên ngoài tác động. Nhưng dù mức độ khủng hoảng cở nào , dù do nguyên nhân nào, dù có phục hồi được bình thường hay không, thì niềm tin của dân chúng với chánh sách kinh tế quốc gia, với chế độ cụ thể, luôn là yếu tố cần thiết quan trọng cho sự phát triển bền vững, trong mọi giai đoạn khởi dầu sơ khai , hay lúc lúc mở rộng thật tốt đệp và nhứt là lúc có khó khăn. Niềm tin đó, một là của quần chúng với chánh trong nước, và một thứ niềm tin rộng hơn là của dân chúng một nước đối với chánh sách một nước khác.

Sự suy thoái kinh tế cách rõ rệt hiện nay của TC là một xác nhận rằng chế độ độc tài độc đảng nhận gặp phải hai sự mất niềm tin. Một là từ dân chúng trong nước. Hai là từ người tiêu thụ và nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy mà khó khăn nhiều hơn lên.

Về trật tự thế giới mới (New World Order).  Như nhiều người nghĩ sự đương đầu Mỹ – Trung hiện nay, có thể dẫn tới một sự thay đổi trật tự thế giới hiện nay do Hoa kỳ là “độc bá quyền”. TC và đồng minh cho rằng mô hình hiện nay có nhiều bất công và không hữu hiệu cần phải thay thế bằng mô hình mới tốt hơn hợp lý hơn. Trong diễn văn chấp nhận nhiệm kỳ II (2017), TCB nói “Mô hình TC đem lại một hệ thống điều hành xã hội tốt hơn cho các nước muốn tăng tốc độ phát triển mà vẫn được độc lập”, “Bốn mươi năm thực thi đã đạt thành công hoàn toàn TC muốn chia sẻ kinh nghiệm về phát triển  cho đa số các nước đang mở mang hầu canh tân xứ sở”(Council on Foreign Relations, 3/2023).

Nhưng công việc thay đổi một Trật tự thế giới không phải dễ. Muốn lên “độc bá”  “lưỡng bá” thì quốc gia đó phải có ưu điểm trội yếu ít nhứt về bốn mặt: sức mạnh kinh tế, giá trị chánh trị, giá trị văn hóa văn minh, và sức mạnh quân sự. Hiện nay thì TC chỉ có sức mạnh về kinh tế và quân sự. Mà nay kinh tế bị lung lay. TC vẫn còn muốn hướng tới thay thế hay cân bằng với Hoa kỳ thì phải một là tích trữ thêm sức mạnh, hai là kết hợp thêm đồng minh cách vững chắc và đàng hoàng hơn, mà tới nay chỉ là một số nước độc tài hay nước chạy theo độc tài vì quyền lợi cá nhân lãnh tụ .

Chính vì vậy chưa biết Trật tự thế giới sẽ biến đổi thế nào, nhưng thực tế có nhiều xáo trộn hỗn loạn trong khu vực hay trong các tổ chức thế giới.  Trong tương lai gần, thế giới chắc sẽ còn nhiều tranh giành, những đụng độ trên nhiều lãnh vực, có khi đầy máu lửa như ở Ukraine hơn năm qua, và ở Israel trong gần đây.

Một thế giới hòa bình, không hận thù, hòa hợp và tiến bộ luôn là ước mơ của mọi người mà đường đi không trọn vẹn.

Nguyễn Bá Lộc

(Email: locba9999@yahoo.com)

Cali 15/10/2023

Visits: 39

Nỗi Đau Của Trí Thức Miền Nam Qua Biến Cố 1975: Trường Hợp Gs Tiến Sĩ Nguyễn Duy Xuân

Nguyễn Bá Lộc

Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Duy Xuân

Trong tháng trước, tôi có nhận từ người bạn, bài báo với chủ đề “Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL 2020” đăng trên Tập san Người Đô Thị  https://uploads.nguoidothi.net.vn  ngày 18-2-2021, tờ báo nầy phát hành ở VN.Trong Tập san nầy có một bài nói về Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Duy Xuân, có cái tựa “Từ Báo cáo kinh tế thường niên đồng bằng sông Cửu long: Tiếc nuối một con người”. Ở một đoạn khác có câu” GS Nguyễn Duy Xuân có thiện tâm ở lại phục vụ đất nước trong hòa bình”. Và ở một đoạn khác của bài báo đó, có nhận định “ Nếu những người như GS Nguyễn Duy Xuân không bị đối xử quá nghiệt ngã, nếu tài năng của họ được dùng đúng chỗ, đúng tầm sau 1975, liệu ĐBSCL ngày nay có phải đứng trước những thử thách sống còn như trong Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL nói ở trên nhắc tới”.

Các ý trong bài báo nói trên về GS Nguyễn Duy Xuân làm tôi suy nghĩ. Từ một góc độ nào đó, từ một cảm tính nào đó,  tác giả hay bất cứ một người nào đó có thể nói sự “nuối tiếc”, tôi không ý kiến hôm nay. Có một điều nếu không nói ra thì thực là đáng trách. Đó là những nhận xét sai lệch về lập trường quốc gia chơn chánh, về tinh thần phục vụ và hy sinh cao cả chấp nhận hiểm nguy của GS Xuân, cuối cùng ông phải bị nhận cái chết thảm thương trong trại tù CS.

Thứ nữa, GS Nguyễn Duy Xuân là người thầy được các cựu sinh Quốc gia Hành chánh kính trọng, trong đó có tôi. Sau khi ra trường, tôi có nhiều dịp hầu chuyện, học hỏi và hiểu thầy Xuân, nhứt là những ngày cận kề biến cố 1975. Bởi vậy, sau nhiều suy nghĩ, tôi cảm thấy có bổn phận giải bày ở đây một số điều, mà báo ở trên, nhận xét sai GS Xuân về đạo đức chánh trị , cái trách nhiệm của một sĩ phu, và cái chánh nghĩa của đại đa số trí thức miền Nam.

Như vậy câu chuyện được tóm tắt qua hai phần:

  • Về trường hợp GS Nguyễn duy Xuân và
  • Về nỗi đau của trí thức miền Nam, qua biến cố 1975

Thứ nhứt: Trường hợp GS Nguyễn Duy Xuân  

Có mấy điểm xin nêu ra đây (Tôi mạn phép khi kể về câu chuyện GS Nguyễn Duy Xuân, tôi xin nói chút về tôi trong những cơ hội hay tương  quan gữa tôi và thầy, như một xác nhận qua những gì tôi nói là có thật):

GS Xuân là một trí thức chơn chánh và có đạo đức  

Giáo sư Nguyễn Duy Xuân cũng như các nhà trí thức có học vị Tiến sĩ miền Nam lúc bấy giờ đã phải khổ công rất lớn trên con đường theo đuổi học vị nầy. Ông tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế ở Pháp, Cao học Kinh tế ở Anh và Tiến sĩ Kinh tế ở Mỹ qua ba giai đoạn không liên tục. Giáo sư tiếp thu được kiến thức rất tốt của đại học tại ba quốc gia hàng đầu về học vấn đại học. Ngoài ra ông đã kết hợp được kinh nghiệm thực tế qua nhiều chức vụ quan trọng, trong các giai đoạn giữa ba chương trình học đại học. Yếu tố đó cộng với đạo đức cá nhân đưa ông đến sự trọng dụng và mến phục. Dù ông ít nói, nhưng lúc nào gặp ông thường đề cập tới trách nhiệm. Ông có cuộc sống khá thanh đạm.

Sự hợp nhứt tri hành của GS thấy được qua các chức vụ và địa vị của ông trong Bộ máy Công quyền hay Giáo sư đại học của giai đoạn đầu xây dựng miền Nam. Ông là một trong rất ít GS ở Học Viện QGHC, lúc đó còn rất ít Tiến sĩ từ Mỹ về. Khóa tôi được ông dạy khi mới về nước. Ngoài ra, sau nầy, cá nhân tôi có một số dịp gặp ông nhiều hơn khi tôi làm Luận văn Cao học mà đề tài là “Tín dụng và Phát triển Kinh tế”, tôi cần tham khảo nội dung luận án Tiến sĩ của GS có chủ đề gần gần như vậy, và được học hỏi kinh nghiệm khi ông làm Tổng giám đốc Quốc gia Nông Tín Cuộc.

GS Xuân có tầm nhìn chiến lược 

Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế, ngoài việc dạy học, GS Xuân còn giữ một số chức vụ quan trọng. Lần lược, Tổng trưởng Kinh tế (1965?), Phụ tá Đặc biệt Thổng Thống (1968) , Viện Trưởng Viện Đại học Cần Thơ (1971) và Tổng trưởng Giáo dục (1975).

Dù ở vị trí và vai trò nào GS luôn tỏ ra có tầm nhìn chiến lược và coi trọng trách nhiệm của một kẽ sĩ dấn thân. Xin kể ra đây một vài trường hợp mà tôi biết .

Khi là Bộ trưởng Kinh tế (khoảng 1965), ông rất chú trọng sự phát triển kinh tế nông nghiệp là nền tảng cho kinh tế tự túc tự cường. Năm 1965, Ông thành lập Nha Thanh Tra Kinh Tế Miền Tây (Đồng bằng sông Cửu long),  trước đó chỉ có Nha Thanh Tra Kinh Tế Miền Trung (Vùng I), và Nha Kinh Tế Cao Nguyên Trung Phần (Vùng II). Tới 1974 các Nha nầy được đổi tên thành Nha Phối Hợp Kinh Tế Địa Phương (cấp vùng). Tôi phụ trách Nha Kinh Tế nầy từ 1968 đến 1975. Cũng như khi làm Tổng Giám đốc Quốc gia Nông tín cuộc trước đó, (khoảng 1958), ông mở rộng các Ty Nông tín cuộc khắp miền Nam.

Về phương diện kinh tế, GS Xuân là người đứng ra thành lập Hội kinh tế VN đầu tiên, gồm một số Tiến sĩ, một số chuyên gia, chuyên viên kinh tế, và Hội ra mắt vào khoảng 1970 .

Khi GS làm Viện trưởng Viện Đại học Cần thơ (vào khoảng 1972), tôi có dịp gặp GS nhiều hơn, học hỏi ở GS nhiều hơn, vì lúc đó tôi còn đang phụ trách Nha Thanh tra kinh tế/ Nha Phối hợp kinh tế Vùng IV. Và đồng thời tôi là Giảng viên ở Phân khoa Luật và Xã hội học thuộc Đại học Cần Thơ.Trong quảng thời gian nầy, với vai trò Viện trưởng, GS lại có dịp đẩy mạnh quan điểm phát triển kinh tế nông nghiệp qua một số chủ trương như: Cho nhiều kỹ sư nông nghiệp đi học thêm hay tu nghiệp. Đại học Cần thơ nhận được nhiều viện trợ hơn để phát triển tốt hơn, nhứt là từ chánh phủ Nhựt. GS thành lập chương trình đào tạo Giáo sư cơ hữu cho Đại học Cần Thơ mà hai ngành chánh là Nông nghiệp và kinh tế. Đây là chương trình phối hợp qua hai bên, của hai Đại học Cần Thơ, và một Đại học ngoại quốc, Hoa kỳ, Nhựt, và Anh.  (Tôi được cho tham gia vào chương trình nầy và vì vậy phải gặp thầy nhiều hơn). Chương trình bị chết năm 1975.

Cũng trong quan niệm, giúp nông dân có hiểu biết hơn, lợi tức họ tăng hơn thì cách tốt nhứt để con cái họ có học vấn cao hơn, và do đó ý thức chánh trị sẽ khá hơn, đúng hơn. Năm 1973, ông cho thêm vào chương trình Đại học Sư phạm, môn phụ “Thương mại hóa nông sản”.

ĐBSCL trước kia là hy vọng là căn bản cho kinh tế miền Nam, ngày nay bị suy tàn và có quá nhiều trở ngại vì vậy trong Báo cáo thường niên năm 2020, họ có cảm nghĩ phải chi còn GS Xuân hay đúng ra còn áp dụng kế hoạch của GS Xuân thì vùng nầy đâu có bị hủy hoại như ngày nay.  Thực sự, sự suy sụp của ĐBSCL, chánh yếu là do sự áp đảo của Trung cộng xây nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn, mà VN không dám chống lại. Mặc khác, dù GS Xuân còn sống và được làm việc lại, ông cũng không đóng góp gì được trong chế độ nầy.  Đó là một kinh nghiệm, một nhận xét của một số nhà trí thức trong nước và từ nước ngoài về sau 1975.

GS Xuân có lập trường Quốc gia Dân tộc và chấp nhận hiểm nguy.

Đây là điểm chánh mà thấy cần nói ra. Vì chỉ đọc qua bài báo trong Tập san Người Đô Thị nói trên, hay bài báo nào ở VN, thì sẽ có nhiều người hoang mang, hay hơn nữa, có thể trách ông về lập trường chánh trị lúc thời thế đổi thay.

Nhưng những ngày trong tháng tư/75, tôi thường gặp GS hơn, nên biết khá rõ ràng GS vẫn giữ lập trường trước sau như một: không bao giờ theo CS, kể cả nghiên qua thành phần thứ ba, như một số ít trí thức lúc đó đã làm. Tôi có thể kể, mà tưởng như mới ngày nào.

Một lần tôi đến văn phòng ông ở Đại học Cần Thơ, vừa vào tôi chợt thấy đôi mắt ông rất đỏ dường như có ngấn lệ. GS nói ông vừa về từ văn phòng Tư lịnh Nguyễn Khoa Nam, và nói tình thế lâm nguy. (GS Xuân được Tư lịnh NKN tham vấn một số vấn đề trong những ngày tháng đen tối đó).

Rồi mấy ngày sau, tôi nghe tin GS nhận chức Bộ trưởng Giáo dục của Nội các Nguyễn Bá Cẩn (vào khoảng 10 tháng tư/1975). Tôi gọi điện thoại cho ông. Tôi hỏi GS liệu tình hình quá bi đát GS nghĩ sao ở trong Chánh phủ quá muộn màng như vậy. GS trả lời “hiện giờ thuyền sắp chìm, không thể nói nên hay không nên, mà giờ mọi người phải cùng nhau tát nước để cứu thuyền khỏi chìm”. GS Xuân tham gia nội các Nguyễn Bá Cẩn trong tinh thần và trách nhiệm của một sĩ phu, trong tình thế cực kỳ nguy hiểm.

Nội các Nguyễn Bá Cẩn chưa làm được gì , thì TT Nguyễn văn Thiệu từ nhiệm, Phó Tổng Thống Trần văn Hương  lên thay. Rồi Quốc Hội biểu quyết cho Tướng Dương văn Minh lên làm Tổng Thổng để đầu hàng ba ngày sau đó.

Khi lên TT, Tướng Dương văn Minh, thành lập ngay Nội các mà GS Vũ văn Mẫu là Thủ tướng, và vỏn vẹn trong ba ngày, Nội các nầy chỉ mới có được ba bốn Tổng trưởng. Cho nên chưa có sự bàn giao, Nội các Nguyễn Bá Cẩn vẫn ở tư thế xử lý, chờ trao quyền cho Nội các mới. GS vẫn ở trong Nội các NBC chờ bàn giao, GS Xuân không phải ở trong “Nội các Dương văn Minh” như bài báo viết sai, thực sự là Nội Các Vũ văn Mẫu.  Cái sai nầy có ý nghĩa trong trường hợp GS Xuân, tai hại danh dự GS vì sai lập trường chánh trị của ông

 Ông không phải thành viên của “nội các Dương văn Minh”, ai cũng hiểu Nội các đó là nội các của thành phần thứ ba , hay một Nội các lót đường, một nội các tay sai của CS.  Còn Nội các Nguyễn Bá Cẩn được kết hợp nhiều đoàn thể và lực lượng quốc gia chống cộng. Lập trường GS Xuân là trong lập trường chung đó.

Trong mấy ngày cuối tháng tư, tôi có lên Sài gòn, đến Bộ Giáo dục không gặp GS, tôi gặp anh Huỳnh kim Thoại (Cao học khóa I), anh vừa  được GS Xuân bổ nhiệm Phó Tổng Thư ký, anh cho tôi biết vợ con GS đã rời VN, GS ở lại, dù lúc đó việc ra đi dễ dàng với  ông. AnhThoại  còn cho biết, GS nhờ anh mua cho ông một món thuốc độc cực mạnh, và một con dao nhỏ luôn bỏ theo mình. Điều nầy chứng tỏ GS Xuân thấy được những giờ  phút cục kỳ nguy hiểm, ông phải tự hủy đời mình khi cần. Một điều rõ hơn nữa là GS chắc chắn không thay đổi lập trường để theo thành phần thứ ba, hay chạy theo CS vào giờ chót vì lý do nào đó.

 Sự cương quyết của GS không phải như lời suy diễn của bài báo Thanh niên 28-4-2015, có tựa

 “Giữ huyết mạch cho Hòn ngọc Viễn đông, vị Tổng trưởng quyết không rời quê hương”, khi nói về Tổng trưởng Nguyễn Duy Xuân.

Tôi có nghe trong mấy ngày đầu chiếm Viện Đại học Cần Thơ, nhóm sinh viên CS ở đây đòi đưa GS về Cần Thơ để “hỏi tội”, bọn nó muốn “trả thù”,  vì vài năm trước đó, có một số sinh viên CS ở Đại học Cần thơ bị Cảnh sát vùng IV bắt giam.

GS Xuân cũng như rất nhiều trí thức khác và đa số học trò của ông tại Học viện QGHC bị CS giam giữ lâu dài và trải qua nhiều trại tù. Trong cái sống nghiệt ngã, GS bị bịnh nặng và qua đời tại trại tù Nam Hà, năm 1986, thọ 61 tuổi. Dù dưới góc nhìn nào, đó là một trong rất nhiều thảm họa của trí thức VN qua lịch sử nhiều đắng cay. Và hôm nay, tôi lại xin cầu nguyện hương hồn thầy được bình yên ở cõi vĩnh hằng.

Thứ hai: Vài suy nghĩ về “nỗi đau” của trí thức miền Nam

Qua câu chuyện thảm thương của GS Tiến sĩ Nguyễn Duy Xuân. Một trí thức nhiều khả năng , giàu lòng hy sinh , rất đạo đức, nhưng cuộc đời ông bị kết thúc cách thảm thương, chỉ vì lòng yêu nước, vì theo đuổi trách nhiệm cũa kẽ sĩ. Sự đối xử của chủ thuyết chánh trị CS không căn cứ trên đạo đức thông thường và lòng yêu nước chân chánh.

Về tình trạng đau thương và hỗn tạp của trí thức miền Nam qua biến cố 1975

Theo truyền thống văn hóa VN thì trí thức có vai trò quan trọng bực nhứt trong xã hội, có khả năng và hiểu biết hơn thường dân và có bổn phận hướng dẫn giáo dục quần chúng.

Nhưng trong chế độ CS, một loại “trí thức mới” không phải như vậy.

Trước khi CS chiếm miền Nam, tầng lớp trí thức cấp cao cũng như những chuẩn trí thức (sinh viên), có thể tạm chia làm ba thành phần: thành phần chống cộng, thành phần thân cộng, và thành phần không có hay không muốn tỏ ra lập trường và ý thức chánh trị rõ ràng.

Ở đây, tôi chỉ muốn nói đến thành phần “trí thức thân cộng”, dù không nhiều nhưng có thể là một điển hình của sự đối đầu ý thức hệ, hay tâm lý chánh trị “thời hậu thực dân” ở VN.

Dù những người trí thức nầy tự mình không hiểu CS hay bị CS dụ dỗ hoặc lý do nào khác mà  hoạt động của họ trở thành có lợi cho CS, nhứt là trong những tháng ngày của 1975. Hầu hết họ không phải là CS chánh cống, họ là “công cụ” của CS. Họ ở rải rác trong nhiều  nơi kể cả khu vực tư. Và sau thời gian sống với CS, họ không thể hội nhập được, không có cơ hội làm được việc gì đáng kể, họ tự nhận sự thất vọng, và tan biến, và để lại một số bài học đớn đau .

 Tôi xin ghi nhận ra đây một số trường hợp có thể được xếp loại dưới nhiều hình thái:

Loại hình thái được CS kết nạp, huấn luyện trước 1975, và cho vai trò quan trọng như  GS Nguyễn văn Kiết (GS Văn Khoa), và Hồ Hữu Nhựt (sinh viên Đại học sư phạm), cả hai vào cục R.  Sau tháng tư/ 1975 được đưa về Saigon làm Bộ trưởng và Thứ trưởng Giáo dục của Mặt trận GPMN. Qua năm 1976, VN thống nhứt, Mặt trận và các viên chức đó biến mất luôn.

Loại hình thái có tham vọng chánh trị chạy theo CS với hy vọng là nhập vào thành phần thứ ba, theo Hiệp định Paris. Mặt dù có nhiều người họ đang ở trong nhiều bộ phận chánh quyền quốc gia. Có thể kể  các Dân biểu Lý quí Chung, Hồ ngọc Nhuận, Dương văn Ba, GS Đại học Trần kim Thạch, Lý chánh Trung, Luật sư Nguyễn Phước Đại, LS Trần ngọc Liễng… Sau 1975 các người nầy được cho “đóng góp” làm kiểng, như chức dân biểu Quốc hội, hay chức vụ tào lao nào đó.

 Kết cuộc, họ trải qua những ngày tháng phất phơ, thất vọng, thất chí, bất mãn và tàn phai .

Loại hình thái “trở cờ” hay “tự diễn biến” với những lý do riêng: như Tiến sĩ Nguyễn văn Hảo, nguyên Phó Thủ Tướng VNCH, ở lại và viết Kế hoạch phát triển kinh tế với tựa “Vận Hội Mới” dâng cho CS và không đựơc đoái hoài. Tới 1982(?) Tiến sĩ Hảo trong lần gặp một số anh em trong khối kinh tế tài chánh của Chánh quyền cũ, ông nói “giã từ VN” và ra ngoại quốc.  Người thứ nhì tôi có gặp lại khoảng 1982 là cựu Tổng trưởng Thương mại và Tiếp tế VNCH, ông Nguyễn Văn Diệp, ông là xếp của tôi. Ông cũng đi trình diện cải tạo, nhưng chỉ sau 3 tháng ở Long Thành, và được cho về. Có thể vì ông Nguyễn văn Diệp thuộc thành phần “thân cộng” hay ít nhứt không phải loại “trí thức phản động”. Nhưng CS chỉ cho làm công tác nghiên cứu phát triển kinh tế. Tôi có thăm ông hồi 1982, vợ con ông ở Pháp và sau đó ông chết âm thầm tại VN.

Một trí thức lớn nữa là Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh, nguyên Phó Thủ Tướng VNCH, dường như được CS cho đóng góp sau 1975, với chức Cố vấn ngoại thương, và sau đó được cho mở  Văn phòng Tư vấn kinh tế .

Loại hình thái có công nhiều với “Cách mạng” trong nhiều hoạt động sinh viên trước 1975. Có thể kể một vài người như Huỳnh Tấn Mẫm, Hoàng phủ ngọc Tường, Nguyễn Hữu Thái, Dương văn Đầy… CS cho họ một số nhiệm vụ sau 1975. Nhưng không được trọng dụng và có sự va chạm với trí thức XHCN  miền Bắc, một số lớn sau nầy bất mãn và rút lui.

Loại hình thái đặc biệt: Một số trí thức hải ngoại không phải CS nhưng không hiểu CS, qua lời kêu gọi của Chánh quyền CS, họ  “về nước đóng góp xây dựng quê hương” từ một số nước Pháp, Anh , Nhựt , Úc, Hoa kỳ… CS tuyên truyền rất nhiều về kế hoạch nầy. Có một số trí thức  phần khởi trở về,  và sau độ 5 năm, tuyệt đa số lại rời VN trong hối hận.

Và còn nhiều nữa những “trí thức lầm lẫn” đó lần lượt rời quê hương hay sống âm thầm trong sự đổi đời, mà chính họ hay chế độ mới nầy cho rằng không thích hợp. Trí thức XHCN, dù thế nào cũng tốt hơn đối với đảng, mà trung với đảng là yêu cầu tuyệt đối.

Về chánh sách và biện pháp của CS đối với trí thức miền Nam

Nói chung, CS không ưa và có phần lo sợ trí thức chân chánh, mặc dù cần phải có trí thức để phát triển. Chính Lê Nin đã “dạy” cho các đàn em khi nắm được chánh quyền thì nên sử dụng lại trí thức của chánh quyền cũ. Trí thức đó là công cụ cho phát triển. Mặt khác, CS luôn cảnh giác và sợ trí thức thông thường, vì trí thức hiểu biết cao và đúng, còn CS thì dốt và độc tài , nhiều sai trái, nhiều khác biệt với đa số người dân. Cho nên CS chỉ đào tạo, nâng đỡ, sử dụng trí thức XHCN.

Trong nguyên tắc đó, những trí thức cũ của miền Nam không có thế đứng nào cả , kể cả những người có dính dáng hay có cảm tình ủng hộ CS lúc đầu từ nhiều nguồn khác nhau.

Nguyên tắc chung, CS có ba nguyên tắc căn bản về trí thức:

Trí thức cần cho xây dựng phát triển sau khi nắm quyền, nhưng chỉ là một công cụ (Lê Nin). Trí thức không giá trị gì mà còn cản trở cuộc “Cách mạng vô sản”(Mao trạch Đông).

Cần cảnh giác với trí thức, nhứt là “trí thức tiểu tư sản”, vì họ gần quần chúng và có ảnh hưởng đến quần chúng về nhiều mặt.

Cần phân biệt “trí thức XHCN” và trí thức chung chung, tính “hồng“ phải được đặt cao hơn khả năng “chuyên môn”.

Một số chương trình hay biện pháp của CS đối với trí thức Miền nam

Trấn an và hứa hẹn với trí thức miền Nam qua “chánh sách khoan hồng và cải tạo”. Đầu tiên, khi mới chiếm miền Nam, CS liền trấn an trí thức trong mọi ngành. Chánh quyền mới nói sẽ dùng lại các viên chức cũ, trừ những người “có tội” với nhân dân là phải được “cải tạo” thành “con người mới XHCN”, biến cải thành con người mới khác với con người cũ, xây dựng cho họ   có tình cảm đúng là “yêu nước là phải yêu XHCN”. Khoan hồng có nghĩa là không giết .

Đề phòng và trấn áp trí thức. Song song với chương trình trên, CS thực hiện biện pháp trấn át và theo dõi trí thức, nhứt là trong các đảng phái chánh trị chống cộng, trong các tôn giáo. Vụ nổi dậy của nhà thờ Vinh Sơn, làm CS càng siết chặt hơn. Một số trí thức “bị bắt nguội”. Một số trí thức hoạt động sau 1975, bị CS bắt và bị kết án rất nặng, tôi có biết trong số đó có GS Đoàn viết Hoạt, GS  GS cựu Viện trưởng QGHC  Vũ quốc Thông, GS Đào quang Huy (Học Viện QGHC),…

Chiêu dụ trí thức trong nước và hải ngoại. Vì gần như tất cả trí thức miền Nam, trí thức cao cũng như những người tốt nghiệp đại học, đều lần lượt  vượt biên trốn khỏi quê hương. Có lúc CS chơi “chiêu dụ dỗ”, một số trí thức có tài năng , vượt biên bị bắt và được thả ngay (vào khoản 1980). Trong số có những người tôi có dịp gặp sau 1982, và họ cũng đi qua Pháp cách chánh thức như: Tiến sĩ Trần an Nhàn, Kỹ sư Dương kích Nhưỡng, GS Nguyễn văn Tương.

Chánh sách “Hòa hợp hòa giải Dân tộc, HGHH”. vào khoảng những năm thập niên 1980, tình hình quốc tế có biến đổi . Trong nước kinh tế bị kiệt quệ, CS thay đổi chách sách kinh tế, cần sự hỗ trợ từ ngoài. CSVN đưa ra chiêu bài “Hòa hợp Hòa giải Dân tộc”, kêu gọi mọi người quên đi hận thù, đoàn kết mọi người Việt trong và ngoài nước .

HGHH trên nguyên tắc, có hai bước và hai cách thực thi. “Hòa giải”, trước hết là giải tỏa các mâu thuẩn lớn, sự khác biệt lớn giữa hai bên, thứ nhì là cả hai bên phải phải tự loại bỏ sự khác biệt lớn, để cuối  cùng hai bên có thể chấp nhận được trong tinh thần đặt quyền lợi đất nước trên hết. Thứ nhì, sự thỏa hiệp phải không có sự cưỡng bách. Nhưng trên thực tế, CS vẫn đi con đường cố hữu, cũng cố quyền lực, độc tài toàn trị, bằng bạo lực , bằng gian trá, lừa dối, ngăn cách người dân, bằng cưỡng đoạt tài sản quốc dân.  Thực tế, gần như ai cũng biết,  cách cai trị và hành xử với dân của CS, từ 1975 cho tới nay, cơ bản không thay đổi . CS chỉ muốn “hòa giải” theo cách của họ.

Bước thứ hai là “hòa hợp” cũng không khả thi, vì không qua bước thứ nhứt “hòa giải” được thì làm sao đến “hòa hợp”. Chánh sách HGHH cho quyền lợi dân tộc, chỉ có trong tuyên truyền, hay chỉ thực hiện được từ một số ít người vì quyền lợi cá nhân.

Mặt khác, nếu nghĩ con đường Hòa giải Hòa hợp từ yếu tố quốc tế của chiến tranh VN, thì rất phức tạp và gần như xa vời. Vì căn nguyên và sự giải quyết chiến tranh VN, tự nó là sự pha trộn một loại chiến tranh quốc nội cộng với chiến tranh quốc tế.

Kế hoạch HGHH của CS đã thất bại.

Hơn bất cứ dân tộc nào khác, người Việt bất cứ thuộc thành phần nào, đều mong ước có một ngày Hòa giải Hòa hợp thực sự trong một tình huống khác, với điều kiện khác, cách thức khác hiện nay.

Trong nhiều giới hạn của cá nhân, tôi đã góp một số ý kiến, đúng hơn là một cảm nghĩ  của một vấn đề. Mà sự suy nghĩ của tôi chánh yếu là xuất phát từ cái “đạo nghĩa”. Thêm một chút là quần chúng bao giờ, và trong hoàn cảnh nào, cũng mong chờ và tin tưởng ở những trí thức chân chính.

Cali,  22 tháng tư /2023

Nguyễn Bá Lộc

Visits: 137

Chiến Tranh Nga-Ukraine Sẽ Kết Thúc Thế Nào? (Phần 3)

Cao Tuấn

PHẦN THỨ 3: Ý KIẾN VỀ MỘT GIẢI PHÁP HOÀ BÌNH TRƯỜNG CỬU CHO UKRAINE

Ngưng chiến không nhất thiết dẫn đến một giải pháp hoà bình trường cửu cho Ukraine. Một giải pháp kết thúc chiến tranh Nga-Ukraine, bảo đảm hoà bình lâu dài cho Ukraine chỉ có thể trở thành sự thật nếu cả ba nước Mỹ, Nga và Ukraine đều muốn giải quyết mâu thuẫn bằng thương thuyết và tương nhượng. Quan trọng nhất là Mỹ và Nga nhưng Mỹ, ở thế mạnh hơn, phải đi bước đầu tiên trên con đường có tên là “chung sống hoà bình” ở lục địa Âu Châu.

“Chung Sống Hoà Bình ở Âu Châu” phải xem là một Sách Lược của nước Mỹ để đối phó với “Trung Quốc Mộng” của Tập Cận Bình

Để đi bước đầu tiên này, trước hết Mỹ phải tự thuyết phục một số điểm căn bản:

1. Muốn làm Nga kiệt quệ phải rút quân khỏi Ukraine Mỹ sẽ phải trả giá rất đắt về thời gian, tiền bạc cũng như những khó khăn ngay trong nội bộ nước Mỹ mà kết quả cũng không có gì chắc chắn.

Không có gì chắc chắn Putin sẽ bị lật đổ ngay cả cuộc phiêu lưu ở Ukraine của Putin thất bại.

Ngay cả Putin bị lật đổ cũng không có gì chắc chắn nước Nga sẽ không có một Putin khác – vẫn “dân tộc chủ nghĩa quá khích” chưa kể còn có thể cộng thêm “phục thù chủ nghĩa” cũng quá khích không kém.

Hoặc sẽ có một nước Nga tan vỡ làm rối loạn cả Âu Châu và kho vũ khí nguyên tử của Nga lại lọt vào tay Tàu, Iran hay Bắc Hàn? Hoặc kho vũ khí nguyên tử ấy bị chia 5, sẻ 7 và một phần lại rơi vào tay các nhóm khủng bố quốc tế tử thù của Mỹ ?

2. Nếu bị dồn đến thế cùng quẫn trong cuộc chiến Ukraine, không còn gì để mất, Nga có thể dùng đến vũ khí hạt nhân. Hoặc Nga  đành phải… “bán mình” cho Tàu. Cả 2 trường hợp đều là tai hoạ lớn lao đối với Mỹ.

3. Mỹ nên bắt tay giải hoà với Nga ở Âu Châu để có thể tập trung sức mạnh và tâm trí để đối phó với Tàu ở Á Châu. Đụng độ với Nga ở Âu Châu là chuyện thứ yếu, dàn xếp được. Đụng độ với Tàu ở Á Châu là chuyện trọng yếu, cấp bách và “bất khả thoái lui” nếu Mỹ muốn bảo vệ vị thế đệ nhất siêu cường.

4. Tiến trình hoà giải Mỹ-Nga nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Cuộc chiến Ukraine càng đẫm máu, càng khó giải hoà. Đã leo thang tới việc  xử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật thì càng khó xuống thang. Càng gần cuộc vận động tranh cử Tổng Thống Mỹ sắp tới, đương kim Tổng Thống Biden càng thiếu tự do hành động, càng bị nhiều áp lực. Nga càng “lậm” với Tàu bao nhiêu càng khó gỡ  bấy nhiêu. “Cá cắn câu, biết đâu mà gỡ” !

5. Mỹ sẽ phải làm một số nhượng bộ với Nga – đối thủ của Mỹ và đối thủ  của đồng minh của Mỹ –  nhưng là “nhượng bộ có nguyên tắc”. Chẳng hạn không làm suy yếu NATO, không làm các nước Đồng Minh của Mỹ bất mãn hay mất tinh thần, không vi phạm đạo lý, luật pháp quốc tế, không bán rẻ, không phản bội Ukraine (như Mỹ đã làm với Việt Nam Cộng Hoà, với chính quyền Afghanistan !)

6. Mỹ không cần và không nên trình bầy trước công luận “nước cờ mới” có mục đích “trói tay” Tàu ở Á Châu mà chỉ cần và chỉ nên nhấn mạnh sáng kiến chiến lược này là cần thiết cho “hoà bình, ổn định, thịnh vượng của Ukraine, của Âu Châu và của toàn thế giới”

7. Sẽ có ít nhất 3 hiệp định hoà bình. Một giữa Nga và Ukraine. Một giữa Nga và NATO. Một giữa NATO + EU và Ukraine.  Hội nghị hoà bình có thể diễn ra chính thức ở một quốc gia trung lập “tương đối” nhưng có trọng lượng như Ấn Độ chẳng hạn.   Tuy nhiên, những nét chính của nội dung nên được thảo luận trước và riêng tư giữa đặc sứ của Biden với Putin tương tự như Henry Kissinger, đặc sứ của Nixon,  đã làm trong sứ mạng bí mật tại Bắc Kinh năm 1971. Biden có thể bay đến Moscow họp thượng đỉnh với Putin, theo lời mời của Putin như trường hợp Nixon gặp Mao năm 1972. Hoặc Biden gặp Putin ở một nước trung lập. Lý do công khai là để tránh một cuộc chiến tranh nguyên tử làm nổ tung trái đất ! Mà có thể cũng đúng là như thế.

8. Kế tiếp là các buổi họp riêng của Mỹ với Ukraine, Mỹ với các nước NATO Âu Châu quan trọng nhất như Anh, Pháp, Đức và những quốc gia đã và đang giúp đỡ nhiều nhất cho Ukraine chống Nga  như Ba Lan, Tiệp Khắc, các nước vùng Baltic…Các buổi họp này nhằm “đả thông tư tưởng, tìm sự đồng thuận nếu có thể” đồng thời chứng tỏ Mỹ tôn trọng đồng minh.

9. Mỹ có quyền có lập trường không hoàn toàn đồng nhất với các đồng minh Âu Châu trong việc hoà giải với Nga. Các nước Âu Châu nếu quá lo ngại về Nga thì phải tự làm mạnh hơn về quân sự quốc phòng của mình thay vì trông cậy quá nhiều vào “dù che” của Mỹ. Nếu Mỹ có “nghĩa vụ” sát cánh với các đồng minh Âu Châu để đối phó với Nga thì các đồng minh Âu Châu cũng có “nghĩa vụ” sát cánh với Mỹ để đối phó với Tàu ở Á Châu , bảo vệ các giá trị Dân Chủ, Tự Do và vị thế của khối  Tây Phương nói chung thay vì tính chuyện xé lẻ để làm ăn với Tàu.

10. Hiệp định hoà bình cho Ukraine nói riêng và cho Âu Châu nói chung chỉ “có lý” (make senses) và sẽ được tôn trọng nếu Nga, Ukraine, Mỹ , dù phải tương nhượng nhau,  đều cảm thấy “được” nhiều hơn “mất”, hoặc không có lựa chọn nào tốt hơn, hoặc ít nhất cũng thấy hoà giải có lợi về lâu dài hơn là tiếp tục cuộc xung đột.

11. Sau khi đã ký Hiệp Định Hoà Bình, Mỹ nên có chính sách giúp Nga và Ukraine đẩy nhanh tiến trình hoà giải, bình thường hoá các quan hệ song phương để Ukraine trở thành “cầu nối” thân hữu giữa các nước Âu Châu và Nga, một biểu tượng của sống chung hoà bình thay vì là một lò lửa chiến tranh hay một vùng tranh chấp liên miên không dứt. Sự hoà giải giữa Ukraine và Nga cũng giúp sự hoà hợp và ổn định ngay trong xã hội Ukraine, đặc biệt giữa miền Đông Ukraine ít nhiều chịu ảnh hưởng Nga do các yếu tố địa lý, lịch sử, chủng tộc, ngôn ngữ, kinh tế, khuynh hướng chính trị  và miền Tây Ukraine thiên về các nước Dân Chủ Âu Châu cũng vì những lý do tương tự. Ukraine cần có một chính sách đối nội và đối ngoại thật khôn ngoan để có thể tồn tại, phát triển trong hoà bình, độc lập.

12. Mỹ không nên kỳ vọng Nga lập tức thay đổi chính sách 180 độ , từ “thân Tàu” chuyển sang “thân Mỹ”. Hoà giải Mỹ-Nga có nghĩa Nga-Mỹ không còn coi nhau là kẻ thù, Nga sẽ đứng trung lập đối với cuộc tranh chấp Mỹ-Tàu. Chỉ như thế đã là một thắng lợi lớn của Mỹ. Thay vì MỘT chống HAI, chỉ còn MỘT chống MỘT. Mỹ không còn phải “lưỡng đầu thọ địch”, ở cả 2 mặt trận Châu Âu và Châu Á. 80 tỉ đô la/ một năm, một tổn phí cực lớn mà Mỹ đang “phí phạm” trong cuộc chiến Ukraine, có thể được  xử dụng một cách hữu ích trong việc giúp Đài Loan gia tăng khả năng phòng thủ cũng như củng cố thế trận của Mỹ ở trong toàn miền Đông Á.

13. Mỹ có thể kỳ vọng rằng nếu Nga cảm thấy được Mỹ và các đồng minh Âu Châu không những đã hết thù nghịch mà còn đối xử “tốt” (chẳng hạn như sốt sắng đầu tư giúp Nga phát triển vùng Tây Bá Lợi Á tiếp giáp với Tàu ) thì Nga có thể nghiêng dần về phía Mỹ. Vì  sẽ sớm đến lúc Nga hiểu đầy đủ rằng Mỹ cách Nga đại dương mênh mông, thù oán cũ đều có thể bỏ qua, nhưng Tàu sát bên, chung biên giới rất dài mà Tàu đang lúc hùng mạnh và đang chuẩn bị cướp thời cơ, toan  tính giải quyết nợ nần, ân oán địa lý, lịch sử của “một trăm năm quốc nhục”.  Toan tính “thu hồi” Đài Loan, Việt Nam, Cao Ly, Mông Cổ, vốn là các “vùng đất cũ của …Thiên Triều”.  Tiến từ “trị quốc” đến “bình thiên hạ”.  Dựng Pax Sinica (“thế giới hoà bình kiểu Tàu”) thay thế Pax Americana (“thế giới hoà bình kiểu Mỹ”).  Nga không những sẽ phải trả lại mấy triệu cây số vuông lãnh thổ đã lấy của Tàu trong các thế kỷ trước, từ Ngoại Mông đến bắc Mãn Châu, phải từ bỏ các địa điểm chiến lược, các bán đảo và hải đảo trên Thái Bình Dương mà có thể còn mất thêm cả vùng Tây Bá Lợi Á  rất nhiều tài nguyên mà Nga không đủ sức bảo vệ. Tóm tắt, nếu “Trung Quốc Mộng” của Tập Cận Bình trở thành sự thực, Mỹ sẽ mất quy chế siêu cường nhưng Nga thì …mất nước !

14. Nếu Nga nghiêng về Mỹ hay Mỹ-Nga chính thức lập liên minh,          MỘT chống HAI trở thành HAI chống MỘT,  Tàu lập tức phải lo thêm mặt Bắc.

Lo vũ khí hạch tâm của Nga bao trùm cả nước Tàu mà không cần đến hỏa tiễn liên lục địa. Lo hoả tiễn hạch tâm tầm trung của Nga đủ sức “vươn tới” Cáp Nhĩ Tân, Trường Xuân, Thẩm Dương, Đại Liên, Bắc Kinh, Thái Nguyên, Thiên Tân, Thượng Hải, Vũ Hán, Thành Đô, Trùng Khánh…

Lo hàng triệu quân Nga hờm sẵn biên giới.

Đến lượt chính Tàu rơi vào cảnh “lưỡng đầu thọ địch”, không còn là Mỹ.

Tàu sẽ phải đổi thế trận. Phải phân chia lực lượng đối phó.

Mặt Bắc phải đối phó với sức mạnh của Nga.

Mặt Đông phải đối phó lực lượng của Mỹ  – đang túc trực gần eo biển Đài Loan, tại Nhật Bản, Nam Hàn và quần đảo Phi Luật Tân – được tăng cường sau khi Mỹ và NATO không còn phải vướng vào cuộc chiến tiêu hao với Nga ở Âu Châu.

Đài Loan, Biển Đông, Đông Bắc Á, Đông Nam Á sẽ được bảo vệ tốt hơn. Toàn vùng Đông Á có thể kịp thời chuyển NGUY thành AN.

Một thế thăng bằng chiến lược mới rất có lợi cho Mỹ và đặt nước Tàu  của Tập Cận Bình vào thế phải chịu bó tay. Nước Tàu của Tập Cận Bình phải chịu bó tay cũng đồng nghĩa với hòa bình, ổn định ở Á Châu và trên toàn thế giới.

Gợi ý một số điều khoản chính của các Hiệp Định Hoà Bình 2023 tại Âu Châu

Trở lại câu hỏi chính “Chiến tranh Nga- Ukraine sẽ kết thúc thế nào?”

Không ai biết chắc được tương lai nên chỉ có thể trả lời rằng nên có một giải pháp hoà bình ở Ukraine nói riêng và ở Âu Châu nói chung, một giải pháp mà ngay cả Tàu muốn phản đối cũng không có lý do để phản đối.

Như đã nói ở trên, giải pháp hoà bình đề nghị gồm các điều khoản của ít nhất 3 hiệp định. Một hiệp định giữa NATO và Nga. Một hiệp định giữa Ukraine và Nga. Một Hiệp Định giữa NATO+EU và Ukraine. Cả 3 hiệp định, họp thành toàn thể một giải pháp hoà bình,  cần được ký cùng lúc, song song mới đầy đủ ý nghĩa. (Không có gì ngăn cản Mỹ và các đồng minh Âu Châu của Mỹ ký các thoả ước riêng song phương khác với Nga hay với nhau miễn là không đi ngược với các điều khoản của 3 hiệp định trên.)

Căn cứ trên những điểm đã phân tích, hiệp định hoà bình giữa NATO và Nga nên gồm những điều khoản sau đây:

  1. Hai bên bầy tỏ ý chí “sống chung hoà bình”, giải quyết mâu thuẫn, khác biệt bằng đối thoại, thương thuyết, tương nhượng, tránh va chạm, tránh khiêu khích, tránh chiến tranh bằng mọi cách. Hai bên cũng cam kết tôn trọng nguyên tắc bất can thiệp vào nội bộ của nhau.
  1. NATO xác nhận sau khi Phần Lan, Thuỵ Điển hoàn tất thủ tục gia nhập NATO sẽ không nhận thêm bất cứ thành viên mới nào khác.
  1. Hai bên cam kết thâu hồi hay chấm dứt tất cả các biện pháp thù nghịch, bất thân thiện đối với nhau kể cả các chế tài, cấm vận, trừng phạt, trả đũa cũ hay mới ; cam kết bình thường hoá quan hệ về mọi mặt chính trị ngoại giao, kinh tế tài chánh, văn hoá xã hội ; cam kết thay thế kỷ nguyên đối đầu bằng kỷ nguyên hợp tác cho sự nghiệp hoà bình, thịnh vượng, thân hữu, cởi mở cho tất cả các quốc gia Âu Châu và cho toàn thế giới.
  • Hiệp định hoà bình giữa Nga và Ukraine nên có những điều khoản sau đây :
  1. Ngưng bắn tại chỗ trước khi thương thuyết bắt đầu. Nga thực hiện việc rút quân nhanh chóng ngay sau khi Hiệp Định được ký kết. Hai bên cũng nhanh chóng xúc tiến việc trao trả tù binh chiến tranh.
  1. Ukraine cam kết theo đuổi chính sách trung lập thực sự, không gia nhập bất cứ một liên minh quân sự nào kể cả NATO.  Thuỵ sĩ và Áo là 2 mẫu mực trung lập mà Ukraine sẽ rút kinh nghiệm để áp dụng cho mình một cách thích nghi. Nga cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập và chính sách trung lập của Ukraine. Hai bên cũng cam kết không can thiệp vào nội bộ của nhau.
  1. Nga và Ukraine đồng ý cùng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý mới tại vùng Crimea với sự giám sát của Liên Hiệp Quốc để người dân địa phương này quyết định Crimea là một nước độc lập, hoặc Crimea thuộc về Nga hoặc Crimea thuộc về Ukraine. Nga và Ukraine cam kết tôn trọng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý tự do và công bằng này.
  1. Vùng Donbas gồm 2 tỉnh Luhansk và Donetsk và phụ cận, nơi có dân số gốc Ukraine và gốc Nga suýt soát nhau, vẫn thuộc về Ukraine tuy nhiên Ukraine cam kết Donbas sẽ được hưởng  qui chế tự trị rộng rãi như trường hợp tỉnh Quebec của Canada, cam kết bảo đảm tự do, bình đẳng cho mọi cư dân, nghiêm cấm mọi đối xử kỳ thị vì khuynh hướng chính tri, tiếng nói, sắc tộc, cam kết thi hành chính sách hoà hợp, hoà giải trong xã hội tại Donbas và trên toàn cõi Ukraine.
  1. Ukraine và Nga đồng ý tái lập ngoại giao, bình thường hoá mọi quan hệ, hợp tác thân hữu để cùng tiến bộ trên căn bản “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Ukraine hoan nghênh mọi nỗ lực của Nga đóng góp vô điều kiện vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh, đặc biệt tại vùng Donbas nhưng không chỉ giới hạn tại vùng Donbas.
  • Hiệp Định Tái Thiết và Phát Triển giữa NATO, EU và Ukraine đúng như danh xưng có mục đích vừa khuyến khích Ukraine chấp nhận giảng hoà với Nga, vừa bù đắp những tàn phá, thiệt hại xương máu mà Ukraine phải gánh chịu khi can đảm “đứng mũi chịu sào” đương đầu với Nga, vừa giúp củng cố Ukraine thành một quốc gia “tiền phương” mạnh cả về quân sự và kinh tế, đủ sức tự bảo vệ đối với bất cứ thách thức nào trong tương lai. Hiệp Định này nên gồm các điều khoản như sau:
  1. Ukraine đặc cách được mời gia nhập EU với tư cách thành viên.
  1. Các quốc gia thành viên EU, NATO cam kết đóng góp 100 tỉ Euros vào quỹ tái thiết Ukraine.  Mỹ với tư cách là một thành viên trụ cột của NATO cam kết đóng 50% số này.  Ngân khoản viện trợ sẽ được trao cho Ukraine trong vòng 5 năm, mỗi năm 20 tỉ Euros. Ngoài ra mỗi nước thành viên cũng cam kết dành cho Ukraine mọi sự ưu đãi trong tương lai, khi có thể.
  1. Mặc dù theo chính sách trung lập, luôn luôn mong muốn hoà bình, Ukraine sẽ xây dựng một nền tảng quân sự quốc phòng đủ mạnh để tự bảo vệ và dành quyền nhận sự trợ giúp từ bất cứ ai, kể cả NATO cho mục đích này.
Được gì, mất gì?

Nói chung hoà bình tốt hơn chiến tranh. Tốt cho Châu Âu. Tốt cho Châu Á. Tốt cho cả thế giới. Tốt cả cho nhân dân Tàu ở cả 2 bên bờ eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, không chắc tốt cho Đảng Cộng Sản Tàu vốn theo chủ trương của Mao: “thiên hạ đại loạn Trung Quốc được nhờ”.

Đối với cuộc chiến tranh Nga-Ukraine còn đang tiếp diễn, bài tiểu luận này đã phân tích chính trị của “thế chân vạc” và đã kết luận “chung sống hoà bình ở Âu Châu” là giải pháp tốt nhất cho Mỹ và Nga vì “cái được” vượt xa “cái mất” hoặc vượt xa “cái sẽ mất”.

Riêng với Ukraine, nạn nhân của một cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo, đang chịu bao nhiêu tang tóc và đổ nát khó có thể nói giải pháp hoà bình như phác hoạ là công bằng và xứng đáng với sự chiến đấu anh dũng của quân dân Ukraine. Đấy là chưa kể đến triển vọng Ukraine còn phải chịu mất vùng Crimea một cách vĩnh viễn sau khi người dân ở đây, đại đa số gốc Nga, trong cuộc trưng cầu dân ý tương lai dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc, vẫn tỏ ý muốn Crimea thuộc về Nga.

Tuy nhiên, người Ukraine, một lần nữa, cũng cần can đảm và sáng suốt nhận định thời cuộc một cách thực tế, tự đặt những câu hỏi và tự trả lời, chẳng hạn như:  Cần bao nhiêu năm nữa để Ukraine đánh bại Nga nếu không có sự trợ giúp của Mỹ vì Mỹ đã quyết định “Đông hoà Tôn Quyền, Bắc cự Tào Tháo” hoặc vì chính trị nội bộ của nước Mỹ đã làm gió đổi chiều ? Và Ukraine sẽ đơn độc tiếp tục cuộc chiến với giá “núi xương, sông máu” nào ? Crimea là tiêu sản hay tích sản của Ukraine nếu người dân Crimea vì các lý do lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, văn hoá, kinh tế thực sự muốn Crimea ly khai Ukraine để trở về với  Nga như chuyện cũ 300 năm ? Ukraine nên “giữ người ở hay giữ người đi?” Và sau cùng: trong hoàn cảnh của Ukraine, ở thời điểm lịch sử đặc biệt khó khăn này, phải chăng giải pháp hoà bình “đỡ xấu nhất” đành phải coi là tốt nhất ?

Cao Tuấn

(tháng 4/2023)

Visits: 174

Chiến Tranh Nga-Ukraine Sẽ Kết Thúc Thế Nào? ( Phần 1 và 2)

Cao Tuấn

PHẦN THỨ NHẤT: CÁC KỊCH BẢN

Cuộc chiến của người Ukraine chống Nga xâm lăng là cuộc chiến tranh vệ quốc có chính nghĩa rất khó phủ nhận.  Ngay cả đối với những người muốn bênh vực hay ủng hộ nước Nga của ông Tổng Thống Vladimir  Putin.

Chính nghĩa tất thắng?

  • Đúng vậy,  theo quan điểm đạo lý.
  • Không hẳn, nếu nhìn vào lịch sử các cuộc chiến tranh hoặc vào “chính trị thực tế”.

Cuộc chiến tranh Phần Lan chống một triệu quân Liên Xô xâm lăng 1939-1940 là một thí dụ gần gũi nhất.  Chính nghĩa của Phần Lan đầy đủ, minh bạch – một nước nhỏ hiền hoà bị một nước lớn vô cớ xâm lược.  Quân đội Phần Lan ngày ấy, không kém gì quân đội Ukraine bây giờ,  khôn ngoan và anh dũng – đánh bại quân Liên Xô nhiều lần trước sự thán phục của cả thế giới.  Tuy nhiên cuối cùng vì tương quan lực lượng quá chênh lệch, Phần Lan phải chịu thất trận và chịu mất một phần lãnh thổ cho Liên Xô.

Chính nghĩa, như thế, dù có tầm quan trọng chiến lược, chỉ là một yếu tố – cần nhưng chưa đủ – để thắng một cuộc chiến tranh.

Để trả lời câu hỏi chủ yếu “chiến tranh Nga-Ukraine sẽ kết thúc thế nào? “ thử xem xét một số kịch bản khác nhau và bàn về mức độ khả hữu của mỗi kịch bản.

Kịch bản 1 : Chiến tranh kết thúc với Nga toàn thắng, đè bẹp Ukraine trên chiến trường, chính quyền Ukraine đầu hàng và bị thay thế bởi một chính quyền bù nhìn thân Nga.

Bước qua năm thứ hai của cuộc chiến, kịch bản này có mức độ khả hữu rất thấp.  Lý do:

– Ukraine có lãnh đạo chính trị xuất sắc, nổi bật là Tổng Thống Zelensky tài năng, khôn ngoan và rất phong cách.  Trước công luận thế giới, chính nghĩa của Ukraine “chống Nga xâm lược” áp đảo hẳn tuyên truyền của Nga về “chiến dịch quân sự đặc biệt chống Mỹ và các nước NATO đang xử dụng Ukraine để bao vây, chèn ép, phá hoại nước Nga trong sách lược làm tan rã nước Nga – như đã làm tan rã Liên Xô trước đây”.

– Dân Ukraine rất đoàn kết chống xâm lược.  Xâm lược càng tàn bạo, căm thù càng cao, quyết tâm càng mạnh.

– Quân đội Ukraine quả cảm, càng đánh càng tinh nhuệ.

– Ukraine được các nước trong khối NATO chi viện rất nhiều về đủ mọi mặt . Đặc biệt là Mỹ đã cung cấp trên dưới 80 tỉ đô la quân viện và kinh viện chỉ trong năm đầu tiên của cuộc chiến – một con số phá kỷ lục.  Kế đó là Anh, Ba Lan, Canada, Hoà Lan, Na Uy, Đan Mạch, các nước vùng Baltic …cũng giúp tận tình.

– Mạnh như Liên Xô, như Mỹ mà không khuất phục được nước Afghanistan 40 triệu dân thì Nga, dù có leo thang tổng tấn công tràn ngập Ukraine (có kích thước tương đương Afghanistan), dù chiếm được các thành phố kể cả thủ đô Kiev, sẽ không bình định nổi Ukraine, sẽ bị sa lầy với chiến tranh du kích của người Ukraine.

Kịch bản 2 :  Putin, tác nhân chủ yếu – hoạch định, phát động, điều khiển cuộc chiến tranh – bị ám sát hay bị lật đổ, chiến tranh Nga-Ukraine kết thúc.

Kịch bản này cũng có mức độ khả hữu không đáng kể.

Ám sát hay lật đổ Putin cũng khó như ám sát hay lật đổ Tập Cận Bình hay Kim Jong Un.

Putin, Tập, Kim đều là nhưng lãnh tụ độc tài cai trị bằng bàn tay sắt cùng lúc ban phát quyền lợi hậu hĩ cho các thuộc hạ trung thành được tuyển chọn kỹ, nắm vững tình hình nội bộ, không để lộ sơ hở.

Riêng Putin  – xuất thân tình báo cao cấp KGB, thâm hiểm, mưu mẹo, phất cờ dân tộc chủ nghĩa, khai thác mặc cảm tự tôn, tự ti, các ẩn ức của dân Nga – đã làm độc tài, độc tôn gần 1/4 thế kỷ sau khi  diệt trừ hết mọi đối thủ.  Triển vọng Putin đột nhiên biến mất trên chính trường nước Nga là ảo vọng.

Mặt khác, Putin có thể đang là một hình ảnh xấu xí trên thế giới nhưng có thể rất khác ở bên trong nước Nga, ngược hẳn lại với trường hợp của Gorbachev – được ca tụng ở các nước Tây Phương như một vĩ nhân, lại bị ghét bỏ ở Nga.  Gorbachev bị dân Nga, công bằng hay không, quy trách nhiệm đã làm đế quốc Liên Xô tan vỡ, quy trách nhiệm đã làm cho nước Nga tang thương, lụn bại cả chục năm sau đó – một nước Nga dưới sự lãnh đạo của… Boris Yeltsin!  Thay vì tặng huy chương “quán quân dân chủ” hay  “quán quân hoà bình” cho Gorbachev thì dân Nga gắn mề đay cho Putin vì “đã vực dậy nước Nga của họ từ đống tro tàn”.  Thực tế này, sai đúng đến đâu, vẫn là một thực tế phải ghi nhận.

Kịch bản 3 :  Cuộc chiến kết thúc với Ukraine đại thắng trên chiến trường, lấy lại toàn bộ lãnh thổ bị xâm chiếm kể cả Crimea, Nga đại bại phải bồi thường thiệt hại như Ukraine đòi hỏi.

Kịch bản này cũng có mức khả hữu thấp.  Nga sẽ không đại bại.  Ukraine sẽ không đại thắng.  Và không có bồi thường chiến tranh.

Lý do:

– Nga có lợi thế và tận dụng lợi thế của một cường quốc sở hữu vũ khí nguyên tử vĩ đại, lợi hại bằng hoặc hơn Mỹ.  Đánh nhau với bất cứ nước nào, với lợi thế này, chung cục thì Nga hoặc thắng, hoặc hoà chứ rất khó bại, trừ khi tự ý buông tay, ngửa cổ cho địch thủ chặt đầu mình.

Điều này, vào ngày 22/02/2023 vừa qua tại thủ đô của đồng minh Ba Lan, ngay sau chuyến viếng thăm Ukraine bất ngờ, đã được Tổng Thống Mỹ Biden xác nhận một cách gián tiếp nhưng lại rõ ràng đến mức không giải thích khác được.  Lời phát biểu của Biden ngày này, nơi này, được báo chí thế giới đồng loạt đăng tải, nghe qua có vẻ đanh thép nhưng thực ra  lại rất…”khiêm tốn” nếu không nói là “yếu xìu”  : “Ukraine will never be a victory for Russia — never.” ( Ukraine sẽ không bao giờ là một chiến thắng đối với Nga. Không bao giờ.” )

Nếu nhớ lại thông điệp của Mỹ gửi cho Nhật vào cuối thế chiến thứ hai : “Đầu hàng vô điều kiện hoặc bị tiêu diệt!”, người ta phải tự hỏi tại sao Biden không tuyên bố, ít nhất, một lời minh bạch chẳng hạn như : “Nga chắc chắn sẽ bị đánh bại hoàn toàn ở Ukraine. Không thể khác được!“  Tại sao không nói?!

Phải chăng, “vừa đánh, vừa run” hay “vừa đánh, vừa hồi hộp”?  Phải chăng đánh mà không dám thắng?   Phải chăng “thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ bần cùng cố thây?”

     – Mỹ và Nga có quyền lợi “địa chính trị” trái ngược nhau ở Âu Châu nói chung và Ukraine nói riêng.  Cuộc chiến Nga-Ukraine cũng là cuộc chiến Nga-Nato, cốt lõi là cuộc chiến Nga-Mỹ bất kể 2 nước có trực tiếp giao chiến hay không.  Nga leo thang tấn công Ukraine đến đâu, Mỹ leo thang yểm trợ Ukraine ứng phó đến đó nhưng lại cẩn thận…trói tay Ukraine để yên tâm không làm Nga tức giận, mất mặt hay thất vọng đến mức phát khùng mà ấn nút phóng bom nguyên tử.

Nga biết thế, càng làm già, càng dậm doạ, càng mặc sức leo thang, mặc sức đánh Ukraine túi bụi.  Nga tự tung, tự tác trên khắp lãnh thổ Ukraine – nay đánh chỗ này, mai đánh chỗ kia, muốn đến thì đến, muốn đi thì đi.  Tự do mang xe tăng uy hiếp Kiev.  Tự do bố trí  hàng ngàn hoả tiễn có tầm bắn vài trăm cây số hay hàng ngàn cây số, đặt sâu trong lãnh thổ Nga để ngày đêm bắn phá các mục tiêu ở khắp Ukraine.  Tự do mang phi cơ bỏ bom bất cứ nơi nào…Và …tự do dùng vũ khí nguyên tử chiến thuật để tiêu diệt các sư đoàn của Ukraine, một quốc gia chưa chính thức là thành viên NATO – trong trường hợp Ukraine phản công quá mạnh và Nga bị nguy ngập trên chiến trường.

Cung cấp viện trợ khổng lồ cho Ukraine nhưng Mỹ từ chối cung cấp cho Ukraine đủ số lượng xe tăng có phẩm chất tốt, phi cơ tầm xa, pháo binh tầm xa, hoả tiễn tầm xa mà Zelensky khẩn thiết yêu cầu… Thực tế có nghĩa là Ukraine bị “cấm” trả đũa tương xứng, bị  “cấm” đánh qua biên giới,  bị “cấm” tiến quân vào Moscova, bị “cấm” bắn phá các căn cứ hoả tiễn, phi trường nằm trong đất Nga nơi xuất phát các cuộc tấn công có tính cách khủng bố của Nga, bị “cấm” đụng đến Belarus, một quốc gia “khách hàng” đang tự nguyện làm “bệ phóng” cho Nga.  Bị “cấm” rất nhiều thứ… Những giới hạn hay cấm đoán này cũng có nghĩa là Ukraine, chỉ tự chủ về chiến thuật, hoàn toàn lệ thuộc Mỹ về chiến lược.  Mà chiến lược của Mỹ phải phục vụ an ninh nước Mỹ trước hết !

Ukraine hôm nay chẳng khác Việt Nam Cộng Hoà năm xưa bị Mỹ “cấm” tiến binh ra Bắc trong khi phe Cộng Sản cứ tuỳ nghi hàng hàng lớp lớp  đổ quân vào Nam.  Chiến đấu tự vệ mà bị trói tay một cách bất công như thế thì chỉ có thua hay hoà, chứ làm sao thắng cả cuộc chiến tranh đến mức bắt buộc kẻ xâm lược phải bồi thường thiệt hại !?

Kịch bản 4 :  Cuộc chiến kết thúc bằng thoả ước đình chiến như (trường hợp chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) ) hoặc hiệp định hoà bình như trường hợp chiến tranh Pháp-Việt (1945-1954).  Cuộc chiến kết thúc khi mà cả Nga và Mỹ đều ý thức rằng tiếp tục chiến tranh là vô ích và chỉ có lợi cho…Tầu.

Kịch bản này có mức độ khả hữu cao nhất.  Tuy nhiên nó sẽ trải qua một quá trình hình thành tiệm tiến  – đồng nghĩa chiến tranh có thể còn kéo dài thêm một vài năm với những diễn biến,  nguy hiểm đáng sợ.   Xin lý giải như sau:

  1. Tranh chấp giữa 2 cường quốc nguyên tử cuối cùng chỉ có 2 cách giải quyết : dàn xếp tương nhượng hoặc hoặc chiến tranh nguyên tử đồng nghĩa với tự sát tập thể.  Không muốn chết thì phải hoà.
  1. Qua năm thứ hai, cuộc chiến khốc liệt, đẫm máu hơn nhưng ngang ngửa, dằng co. Nga không đè bẹp được Ukraine có Mỹ và đồng minh Âu Châu chống lưng.  Ukraine cũng không trục xuất được Nga ra khỏi lãnh thổ.

Ukraine chịu thiệt hại nhiều nhất. Viện trợ của các nước NATO gồm cả Mỹ dù lớn lao vẫn chỉ bù đắp được một phần rất nhỏ những tàn phá khủng khiếp, những đảo lộn đời sống kinh tế xã hội, những tổn thất nhân mạng.  Kế đến là Nga, cuộc phiêu lưu đắt giá với hàng trăm ngàn thương vong trên chiến trường, cơ man khí tài quân sự bị  phá huỷ, với  trừng phạt, cấm vận làm cho điêu đứng.  Mỹ và các đồng minh ngoài tổn phí viện trợ hàng trăm tỉ đô la cũng phải chịu hệ luỵ của cuộc chiến tranh – lạm phát, người tị nạn, kinh tế đình trệ, dân bất mãn, mất kiên nhẫn bỏ phiếu những kẻ chủ hoà…

Thế mà, chưa bên nào thực sự muốn ngưng chiến.  Cả Nga, Ukraine, Mỹ, các nước NATO Âu Châu đều… chưa sẵn sàng.  Bởi vì còn  sức, bởi vì còn hăng, còn nuôi hy vọng đạt mục tiêu bắt đối phương phải chấp nhận đòi hỏi của mình, bởi vì còn muốn dậy cho đối thủ một bài học, còn muốn nhận thêm…sự kính nể.

  1. Nếu Nga và Mỹ cùng thực sự muốn hoà vào lúc này thì không nước nào ngăn cản được.  Cuộc chiến sẽ giảm cường độ.  Không có Mỹ, NATO sẽ như rắn mất đầu.  Không có viện trợ Mỹ, Ukraine nếu muốn tiếp tục chiến tranh sẽ phải chuyển qua đánh du kích trường kỳ vô hạn định.
  1. Chiến tranh Nga-Ukraine dù do Nga khởi xướng vẫn phải nhìn như là một phần của ván cờ chiến lược toàn cầu – không phải tay đôi mà tay ba: Mỹ, Tầu, Nga.  Ba chiến lược gia quan trọng nhất thế giới hiện nay tất nhiên là Joe Biden, Tập Cận Bình, Vladimir Putin.  Kết quả của ván cờ có thể là một trật tự thế giới mới khác hẳn với trật tự thế giới hiện nay.
  1. Sáng kiến hoà bình 12 điểm công bố mới đây của Tầu là tuyên truyền, hoả mù, không có thực tâm.  Sách lược CĂN BẢN của Tầu là “Đông hoà Tôn Quyền, Bắc cự Tào Tháo” kết hợp với  “toạ sơn quan hổ đấu” – đợi cọp chết, cọp bị thương thì xuống núi ra tay làm nốt phần còn lại rồi lột lấy da.  Áp dụng trong thực tế Tầu sẽ tiến, thoái, gia, giảm thích nghi miễn là lật đổ được Mỹ để làm bá chủ hay làm Thế Giới Đệ Nhất Siêu Cường.
  1. Putin, Biden phải biết hay đoán biết Tập nghĩ gì, tính gì, làm gì.  Tuy nhiên, mũi tên đã bắn đi, mũi tên đã bắn lại, mỗi bên đều có chiến lược riêng của mình… Khởi động chiến tranh thì dễ, kết thúc thì khó.

Thời gian đều có thể là kẻ thù của các bên lâm chiến – bộc lộ những điểm yếu.  Thời gian có thể không đứng phía Nga.  Không đứng về phía Mỹ.  Không đứng về phía Ukraine.

  1. Chiến lược của Mỹ là làm cho Nga kiệt quệ phải bỏ cuộc nhưng tới nay Nga chưa kiệt quệ.  Một, hai năm nữa có lẽ chưa thành vấn đề.  Độc tài, độc quyền và nắm vững tình hình nội bộ, Putin có khả năng huy động nhân lực, tài nguyên dễ dàng hơn hơn Biden rất nhiều.

Putin đã ném vào chiến trường 5, 6 trăm ngàn quân, đã “nướng” cả 5, 7 chục ngàn hay cả trăm ngàn quân nhưng vẫn còn dưới tay khoảng 15 hay 20 triệu thanh niên Nga trong tuổi nghĩa vụ quân sự để tuỳ nghi xử dụng trong tổng số 144 triệu dân.

Kẻ “bần cùng cố thây” thực ra là Bắc Hàn của Kim Jong Un chứ không phải Nga .  Xung đột Nga với Mỹ chỉ nên ví von “chén sành đụng chén kiểu” là cùng.  Bị trừng phạt, cấm vận, phong toả, tẩy chay, kinh tế của Nga có gặp khó khăn nhưng không sụp đổ hay chưa sụp đổ.  Dự trữ ngoại tệ trị giá mấy trăm tỉ đô la vẫn còn đó. Kết quả của chuẩn bị và quản trị khá tốt từ nhiều năm trước. Đồng tiền “Rúp” của Nga vẫn tương đối ổn định cũng là một chỉ dấu phản ảnh thực trạng sức chịu đựng của Nga.  Chủ yếu là nhờ bán vũ khí, khoáng sản, nhất là dầu hoả và hơi đốt.  Âu Châu cấm vận thì Nga bán cho Á Châu, Phi Châu.  Tiền vẫn vào như nước.  Lợi tức thâu được không kém gì thời kỳ trước chiến tranh.

Nga cũng không hoàn toàn cô độc dù bị 141 quốc gia tại Liên Hiệp Quốc mới bỏ phiếu lên án trắng trợn xâm lược Ukraine.  Nga vẫn có 38 nước ủng hộ gồm 6 nước công khai bỏ phiếu và 32 nước “bán công khai” bỏ phiếu…vắng mặt.  Trong số này đáng lưu ý là Tầu, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Iran, South Africa, Việt Nam, Bắc Hàn, Belarus, Syria, Cuba, Nicaragua, Mongolia, Algeria.  Đáng lưu ý nhất, dĩ nhiên là nước Tầu của Tập Cận Bình –  siêu cường số 2 và cơ xưởng sản xuất của thế giới.

Hiện thời thế trận của Nga trông còn vững.  Tuy nhiên nếu chiến  tranh mở rộng, kéo dài, hết tiền, hết đạn, hết gạo, yếu sức, hụt hơi thì sẽ phải nghĩ đến việc cầu cứu Tầu.  Tầu tất nhiên không để Mỹ thắng Nga một cách dễ dàng.  Tầu tất nhiên cũng không cứu Nga vô điều kiện.

Từ tuyên bố miệng “đối tác vô giới hạn” đến hiệp ước đồng minh chính thức của hai nước  Tầu – Nga sẽ có tác dụng chia đôi thế giới như thời kỳ chiến tranh lạnh hay thời gian ngay trước thế chiến 1 và thế chiến 2.   Một bên Dân Chủ Tư Bản.  Một bên Độc Tài Cộng Sản hay Độc Tài cựu Cộng Sản.

Nhưng trước hết giữa Tầu – Nga không thể có hợp tác bình đẳng.  Làm sao có bình đẳng  giữa một quốc gia có dân số gấp mười và qui mô kinh tế cũng gấp 10 quốc gia kia? Lại chung biên giới?  Cùng có óc đế quốc tham lam ?  Ân oán lịch sử chồng chất còn chưa giải quyết?

Cái nguy cơ của Nga là “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”.  Chưa chiếm được Ukraine có thể đã mất Ngoại Mông, Siberia, Vladivostok.  Nga sẽ phải chịu lệ thuộc Tầu, phải chịu phận đàn em, phải làm con nợ, phải gán nợ, mất đất, mất nhà, phải chìa tay ăn xin, phải chịu cảnh thay bậc đổi ngôi – rất trớ trêu :  “Trời làm một sự lăng nhăng, ông biến ra thằng, thằng biến ra ông !”

Nga có muốn thế không?  Có muốn ký hiệp ước ràng buộc làm “đồng minh vô giới hạn” với  Tầu như Ý với Đức làm thành phe Trục trong thế chiến 2 ?

Mỹ có muốn Nga như thế không?  Mỹ có muốn Nga “gán” vài ngàn hoả tiễn liên lục địa có gắn đầu đạn hạt nhân cho Tầu để nhận lại gạo, mì, thịt, cá, đường, sữa, thuốc men, quần áo lạnh, đạn pháo binh, súng AK, đại liên, xe tăng, phi cơ… những thứ mà Nga đã cạn kiệt đúng vào lúc ngân khố đã trống rỗng ?

  1. Tổng Sản Lượng GDP của Nga bằng 7% của Mỹ không có nghĩa trong chiến tranh Mỹ mạnh hơn Nga 14 lần (và mạnh hơn… Afghanistan (Taliban) hay Bắc Hàn (Kim Jong Un) mấy trăm lần).  Chiến tranh là một nghệ thuật. GDP cũng là một yếu tố quan trọng phải tính đến trong nghệ thuật chiến tranh nhưng không phải là yếu tố quan trọng nhất.

Điều đáng quan tâm hơn ở đây là chính trị nội bộ của nước Mỹ. Một nước Mỹ dân chủ bất toàn.  Mỹ là Siêu Cường nhưng không có khả năng thích hợp cho những cuộc chiến lâu dài.

Hệ thống lưỡng đảng và cung cách tranh cử để nắm quyền với bất cứ giá nào làm nước Mỹ phân hoá quá đáng.  Như căn bệnh trầm kha, càng ngày càng nặng hơn. Đối lập mà như thù địch, trên chính trường và trong xã hội.  Kẻ làm, người phá.  Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.  Rất khó tập trung và vận dụng sức mạnh.  Rất khó có một chính sách dài hạn trước sau như một.  Rất bất công đặt đồng minh chiến tranh như Ukraine trong tình trạng thường trực bất an.

Hiện thời, chưa có dấu hiệu chính quyền Mỹ của Tổng Thống Biden sẽ bỏ rơi Ukraine như chính Biden đã đôi lần bỏ rơi các đồng minh khác của nước Mỹ trong cuộc đời làm chính trị của mình.  Tuy vậy, đang ở tuổi 80, giữa nhiệm kỳ Tổng Thống 4 năm, với mức độ ủng hộ quanh quẩn 40% của dân Mỹ, Biden không được coi là  một Tổng Thống mạnh mặc dù ứng phó khá tốt với cuộc chiến ở Ukraine – cho đến nay.

Dân Mỹ, nói chung, dù đã ngán ngẫm cả Joe Biden và cựu tổng thống Donald Trump , 76 tuổi  thuộc đảng Cộng Hoà, vẫn rất có thể, 20 tháng nữa, lại phải chọn 1 trong 2 ông già “gần đất xa trời” này trong ngày tổng tuyển cử 5/11/2024  để giao phó sinh mệnh của nước Mỹ (và sinh mệnh của các nước quá lệ thuộc Mỹ và quá tin Mỹ).

Biden và Trump là… “kỳ phùng địch thủ” nên đều có cơ may được tái cử làm Tổng Thống, theo các thăm dò mới nhất – trong bối cảnh 2 đảng Dân Chủ, Cộng Hoà tiếp tục ngang ngửa. Một tin tức đáng lưu ý là  Trump, bắt đầu vận động tranh cử, vừa cho nổ trái bom: “bảo đảm” sẽ giải quyết chiến tranh Nga-Ukraine trong vòng 24 tiếng đồng hồ!

Một hứa hẹn hấp dẫn với cử tri người Mỹ chán chuyện chiến tranh – xa xôi, tốn phí, thích… “America first” và chưa quên “mối thân tình rất đặc biệt và có phần bí hiểm” giữa Trump và Putin.

Riêng người Ukraine tất nhiên phải  tự hỏi : Còn tin tưởng được nước Mỹ đến đâu ? Liệu Ukraine có bị tặng không hay bị bán rẻ cho Nga ? Ukraine sẽ phải chuẩn bị thế nào từ bây giờ hay cứ để “nước đến chân mới nhẩy” ?

* Tóm tắt, sẽ đến lúc các bên lâm chiến ngộ ra rằng nên ngưng chiến vì đánh đến thời điểm này là vừa đủ, cố nữa cũng không hơn gì hoặc lợi bất cập hại.  Ngưng chiến để thương thuyết. Thương thuyết đồng nghĩa với tương nhượng.  Đồng nghĩa với cho hoà bình một cơ may.

PHẦN THỨ HAI: CUỘC CHIẾN TẠI UKRAINE NHÌN TRONG CHÍNH TRỊ CỦA “THẾ CHÂN VẠC”

Như đã nói ở PHẦN THỨ NHẤT, để hiểu đầy đủ chiến tranh Nga-Ukraine, cần phải đặt nó trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược của 3 đại cường quốc là Mỹ, Tàu, Nga. Vậy, cái bối cảnh ấy gồm những điểm đáng lưu ý nào ?

“Siêu” nhưng không “siêu”

Mỹ, Tàu, Nga là 3 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, vượt xa các nước khác. Mỹ là siêu cường. Tàu là siêu cường. Hai nước mạnh gần như toàn diện. Nga không phải là siêu cường nhưng Nga “siêu” về kho vũ khí nguyên tử lợi hại ; “siêu” về sản xuất và xuất cảng các loại vũ khí chiến tranh ; “siêu” về kỹ thuật thám hiểm không gian ; “siêu” về lãnh thổ rộng gần gấp đôi toàn thể Châu Âu ; “siêu” về năng lượng dầu hỏa và khí đốt ; “siêu” về tài nguyên thiên nhiên – vàng, bạc, sắt, đồng, chì, kẽm, uranium, than đá, đất, nước ; “siêu” vì là đang là quốc gia Châu Âu “hung hăng” nhất trên lục địa này ; “siêu” về hào quang là hậu thân của Liên Xô – có đạo lục quân mạnh nhất trong thế chiến 2, đã đánh bại đế quốc Nhật và nhất là đánh bại Đức Quốc Xã ; “siêu” về vị thế là một trong 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Mặt khác, Nga chỉ có 144 triệu dân so với 335 triệu của Mỹ, 1.420 triệu của Tàu. Tổng sản lượng GDP chỉ bằng 7% của Mỹ và 10% của Tàu tính theo hối suất chính thức (cao hơn một chút nếu tính theo mãi lực). Kinh tế của Nga trì trệ vì năng suất yếu, dân số giảm sút mỗi năm, sinh suất thấp hơn tử suất. Mức sống vào loại thấp nhất ở Châu Âu. Với những giới hạn này, Nga không có (vì không thể có) tham vọng làm bá chủ hay đệ nhất siêu cường như Mỹ hay Tàu mà Nga còn khó tiếp tục đứng độc lập trong thế chân vạc như hiện tại.

“Đông hòa Tôn Quyền, Bắc cự Tào Tháo” không phải là độc quyền chiến lược của Tập Cận Bình

Trong tương lai, Nga có thể “phải” chọn ký hiệp ước chính thức làm đồng minh chiến lược của Tàu giúp Tàu lật đổ Mỹ và lên ngôi đệ nhất siêu cường với “rất nhiều quyền lợi” và “tột đỉnh vinh quang”.

Nếu Mỹ chấp nhận thỏa mãn một số đòi hỏi tối thiểu của Nga, Nga cũng có thể chọn làm đồng minh chiến lược của Mỹ giúp Mỹ chặn không cho Tàu vươn lên nữa, đồng nghĩa giúp Mỹ duy trì nguyên trạng “Pax Americana”. “Trong chính trị quốc tế không có bạn muôn đời, không có kể thù muôn kiếp mà chỉ có quyền lợi của quốc gia” và quyền lợi của… lãnh tụ !

Nếu Nga ký hiệp ước đồng minh quân sự dứt khoát đứng hẳn về một bên, Tàu hay Mỹ, thế giới sẽ không còn “chân vạc”, chỉ có “lưỡng cực”. Thế “lưỡng cực” có thể dẫn đến “nhất cực” nếu liên minh Tàu-Nga thắng Mỹ hoặc liên minh Mỹ-Nga buộc Tàu phải chịu bó tay. 

Lẽ tất nhiên, Nga sẽ cố duy trì “thế chân vạc” – cho đến khi không thể duy trì được nữa – để có “triều đình riêng một góc trời” và để khỏi rơi vào tình cảnh khốn quẫn “chồn, thỏ hết, chó săn chết” hay “được chim bẻ ná, được cá quăng nơm”.

“Diện” và “Điểm”

Mặc dù bị Tàu thách thức và cạnh tranh rất mạnh, Mỹ vẫn còn là đệ nhất siêu cường của thế giới. Cả Châu Âu và Châu Á đều cực kỳ quan trọng cho vị thế này của Mỹ. “Mất” Châu nào trước cũng làm Mỹ suy sụp. Suy sụp rất nhanh vì “mất” Châu này sẽ nhất thiết làm “mất” luôn cả Châu kia. 

Tại Châu Âu, đối thủ chính của Nga là Mỹ và đối thủ chính của Mỹ là Nga. Tuy nhiên Nga tự biết không đủ sức nên chiến lược của Nga không nhằm “hất” Mỹ khỏi Châu Âu. Nga chỉ đang tranh một chỗ đứng mà Nga nghĩ mình “xứng đáng” tại lục địa này. Sự khuấy động có phần hung hãn của Nga ở Châu Âu cũng không nhằm phục hồi Đế quốc cộng sản Xô Viết, một mục tiêu đã lỗi thời và vượt quá tầm tay, mà là những động thái của sách lược lấy “công” làm “thủ” trong tình cảnh “bất tiến, tắc thoái” của Nga – sau khi Liên Xô tan vỡ. Nước Nga hay Liên bang Nga, một mảnh vỡ lớn còn lại của Liên Xô, nếu không thật cứng cả đối nội và đối ngoại cũng sẽ vỡ thêm lần nữa thành những mảnh nhỏ hơn. Đó là nguy cơ có thật đối với Nga dù nhìn khách quan hay nhìn theo quan điểm của Putin. Tuy nhiên, cứng quá sẽ gặp phản ứng. Như “gieo gió thì gặt bão” – như nước Nga đang gặp “bão” ở Ukraine. Như chỗ đứng “xứng đáng” mà Nga muốn áp đặt tại Châu Âu đã và đang bị những đối thủ của Nga chống lại.

Tại Châu Á, đối thủ chính của Mỹ là Tàu và đối thủ chính của Tàu là Mỹ. Khác với Nga, Tàu có tham vọng vĩ đại hơn rất nhiều. Tàu ở thế công không phải thế thủ. Mặc dù bề ngoài mục tiêu của Tàu có vẻ khiêm tốn và chính đáng : “thâu hồi Đài Loan để giải quyết chuyện tranh chấp nội bộ nước Tàu, chấm dứt nội chiến, thống nhất tổ quốc”. Tuy nhiên ai cũng thấy kết quả sẽ không dừng ở đấy. Một khi Đài Loan và Hoa lục hợp nhất thành một khối, thế trận ở Châu Á hoàn toàn đảo lộn. Vô cùng lợi cho Tàu. Vô cùng hại cho Mỹ.

Sự quan trọng của Đài Loan không chỉ là một hải đảo 36 ngàn cây số vuông, 24 triệu dân, thịnh vượng, tiên tiến mà còn ở vị trí chiến lược nằm án ngữ hải đạo huyết mạch nối liền Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Vị trí chiến lược này của Đài Loan có giá trị được nhân lên gấp nhiều lần sau khi Tàu đã hoàn tất việc độc chiếm và quân sự hóa gần như toàn bộ Biển Đông bất chấp sự phản đối vô vọng của Mỹ, đồng minh của Mỹ và hầu hết các nước trên thế giới.

Đài Loan giống như một hàng không mẫu hạm khổng lồ, không bao giờ chìm, lợi hại gấp mấy chục lần tất cả các hàng không mẫu hạm của Mỹ gộp lại. 

“Mất” Đài Loan, sẽ đặt Nhật và Nam Hàn – đồng minh quan trọng nhất của Mỹ tại Châu Á, nơi Mỹ có căn cứ quân sự – trong tình trạng bị uy hiếp nghiêm trọng.

Con đường giao thương tiếp tế sinh tử trên biển cho 2 nước này có thể bị Tàu phong tỏa bất cứ lúc nào, cắt đứt dễ dàng như trở bàn tay. Thiếu dầu, thiếu khí đốt, thiếu phân bón, thiếu thực phẩm, thiếu gạo, thiếu nguyên liệu… gần 180 triệu người Nhật, người Hàn lúc ấy sẽ phải chọn giữa chết rét, chết đói và kéo cờ trắng. 

Mất Đài Loan là Mỹ mất Đông Bắc Á. Sự hiện diện vốn đã yếu ớt của Mỹ ở Đông Nam Á cũng cáo chung rất sớm.

Lấy Đài Loan như vậy, đối với Tàu, không phải chỉ để thống nhất tổ quốc như tuyên truyền và kích động người dân mà chủ yếu là nhằm trục xuất Mỹ ra khỏi Châu Á rồi thừa thắng xông lên thay thế Mỹ làm đệ nhất siêu cường hay bá chủ thế giới.

Nói một cách khác, trên toàn thế giới, Tàu là địch thủ chính của Mỹ, không phải Nga. Thách đố lớn nhất của Mỹ nằm ở Châu Á, không phải Châu Âu. Đối với Mỹ, trận đấu Đài Loan ở Châu Á phải coi là “điểm”, chiến trường Ukraine ở Châu Âu chỉ nên coi là “diện”.

Địa Lợi là then chốt

Đương đầu với Tàu trên toàn cầu, Mỹ, nói chung, có một số lợi thế – nhiều đồng minh, nhiều căn cứ, nhiều hàng không mẫu hạm (tầu sân bay), nhiều bom nguyên tử và TẠM THỜI có thể in tiền đô la xài khắp thế giới, v.v. – nên vẫn được coi là siêu cường số 1, nhưng riêng ở Đông Á (gồm cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á) thì Mỹ lại ở thế yếu vì không thể tập trung đủ lực lượng quân sự để đối phó với một địch thủ rất mạnh và có chiến lược tận dụng yếu tố ĐỊA LỢI, tức là “gần nhà” với khả năng huy động nhân, vật lực gần như vô giới hạn. Đài Loan là đấu trường tại một vùng địa lợi do Tàu chủ động chọn lựa vì tầm quan trọng chiến lược để, nếu thắng, sẽ mở ra một cuộc diện hoàn toàn mới có lợi cho Tàu. Nếu thắng, Tàu sẽ ở trong “thế chẻ tre” như Nhật sau trận Pearl Harbour, như Liên Xô sau Stalingrad.

Mỹ có thừa đầu đạn hạt nhân, thừa bom nguyên tử để tiêu diệt toàn bộ nước Tàu 19 lần. Tàu chỉ có đủ hạt nhân, nguyên tử đủ để tiêu diệt toàn bộ nước Mỹ một lần. Nhưng 19 lần hay một lần, trong trường hợp này, khác nhau thế nào ? Ưu thế mà không hẳn là ưu thế.

Đồng minh trong “bộ tứ Kim Cương” (QUAD) của Mỹ chỉ có Nhật và Úc là “đáng tin cậy” còn Ấn Độ thì “khả nghi”. Đáng tiếc, Nhật, Úc đều không phải là cường quốc quân sự. Nhật ngày nay không phải Nhật trong thế chiến thứ hai, cả về tinh thần lẫn sự chuẩn bị chiến tranh. Ấn Độ có vũ khí nguyên tử tạm đủ cho mục đích “gián chỉ” nhưng trong chiến tranh quy ước Ấn Độ ở dưới thấp, Tàu ở trên cao (Tây Tạng) nên Ấn Độ sợ chiến tranh với Tàu hơn là Tàu sợ chiến tranh với Ấn Độ. Đại quân của Ấn Độ vừa không có kinh nghiệm vừa không có khả năng “vạn lý trường chinh” vượt Hy Mã Lạp Sơn tiến vào sâu vào đất Tàu. Thêm nữa, người Ấn, theo đạo Bà La Môn, tin vào nhân quả, luân hồi không thích đánh nhau, chưa kể Tàu đã chuẩn bị sẵn cho Pakistan ngáng chân Ấn Độ. Khi “hữu sự”, nhiều phần là Ấn Độ giữ thái độ “vô can”.

Khối AUKUS (Australia-UK-US) phảng phất lá bài chủng tộc Anglo-Saxon nhưng New Zealand, Canada lại chọn đứng ngoài. AUKUS vừa trùng hợp với các tổ chức đồng minh khác của Mỹ vừa gây thêm chia rẽ nội bộ các nước đồng minh nên sẽ không có nhiều tác dụng. Trường hợp Pháp mới đây phản đối Úc hủy bỏ hợp đồng chế tạo 12 tầu ngầm của Pháp để mua tầu ngầm nguyên tử do Anh, Mỹ phối hợp cung cấp là một thí dụ.

Các nước Anh, Pháp, Đức nói riêng, các nước NATO Châu Âu nói chung cũng không có trọng lượng đáng kể ở vùng Đông Á. Chỉ đoàn kết miệng với Mỹ trong việc đối phó với sự bành trướng của Tàu. Khác Mỹ, vì lý do lịch sử, địa lý, tương quan lực lượng và cả thành kiến, các nước này cảm thấy mối nguy Nga gần gũi và hiển nhiên hơn mối nguy Tàu, chưa kể bị Tàu dùng tiền hay các lợi ích kinh tế để mua chuộc và phân hóa. Chiến thuật “đi đêm” hay “đối tác song phương” với từng nước Châu Âu xem ra khá hiệu quả với Tàu.

Kinh nghiệm chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Iraq, chiến tranh Afghanistan… cho thấy Mỹ, trên lý thuyết, có khá nhiều đồng minh nhưng thực tế là Mỹ luôn luôn phải đảm đương 90% hay 95% gánh nặng của các cuộc chiến tranh mà Mỹ dẫn đầu.

Nếu xung đột quân sự Mỹ – Tàu bùng nổ lần này, Mỹ cũng chỉ có thể trông cậy vào… Mỹ, khó có thể trông cậy vào các ông “thợ vịn” đồng minh – bất kể Âu hay Á.

Như vậy vấn đề là Mỹ còn đủ mạnh hay không ? Nhất là một nửa nước Mỹ lại cầu mong nửa kia bị thua kẻ thù của nước Mỹ cho… bõ ghét hoặc cho “phe ta” thừa dịp “mượn gió bẻ măng” lên nắm chính quyền.

Ai “thượng phong” và ai “hạ phong” ?

Nếu chiến tranh quy ước xẩy ra ở Đông Á, hỏa lực của Tàu, sau nhiều năm “canh tân”, “hiện đại hóa”, “thao quang dưỡng hối”, có thể không kém gì Mỹ hoặc giả sử còn kém hơn Mỹ một chút về phẩm chất nhưng lại hơn hẳn Mỹ về số lượng trong đấu trường Đông Á.

Mỹ, từ lâu, được xem là có ưu thế về Hải quân và Không quân nhưng Lục quân không địch lại bộ binh đông như kiến của Tàu. Trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) Mỹ và 15 nước đồng minh như Anh, Pháp, Canada, Turkey, Netherland, Australia, Thái Lan, Phi Luật Tân, Bỉ, Hy Lạp… đã kinh nghiệm xương máu về chiến thuật “biển người” của Tàu. Sau 3 năm chinh chiến, chính Mỹ đã chủ động đề nghị ngưng bắn để thương thuyết chứ không phải nước Tàu “khố rách áo ôm” của những ngày xa xưa ấy. 

Tàu mất một triệu quân chẳng hề hấn gì, Mỹ mất 100 ngàn quân thì Tổng thống Mỹ bay chức. Trong chiến tranh, Dân chủ thất thế trước Độc tài ở điểm chiến lược này.

Nếu bây giờ chiến tranh Mỹ-Tàu bùng nổ và mở rộng thì ngay cả (giả sử) các nước Đông Nam Á đều chọn đứng về phía Mỹ, Mỹ cũng chỉ có thể miễn cưỡng bảo vệ được các quốc gia hải đảo như Phi Luật Tân, Nam Dương, Brunei nhưng chỉ có thể chống mắt đứng nhìn quân Tàu tràn ngập 7 nước Đông Nam Á còn lại là Việt Nam, Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Lào, Cao Miên. Các nước này đều quá yếu so với Tàu về mọi phương diện và là một cái gánh quá nặng cho Mỹ cưu mang. Đông Nam Á, nơi cư trú của hơn 40 triệu “Hoa kiều hải ngoại” đang kiểm soát 80% kinh tế toàn vùng, đúng là sân sau của Tàu trong khi cách xa Mỹ nửa vòng trái đất. Tàu có thể đưa 3 triệu quân đến chiến trường trong vòng một tháng, Mỹ cần 2 năm. Nước xa không cứu được lửa gần !

10 năm, 15 năm trước đụng độ Hải quân, Không quân với Tàu chắc chắn Mỹ thắng, bây giờ thì không chắc chắn nữa, nhất là đụng độ trong vùng tranh chấp Đài Loan nơi Mỹ đã mất hết các căn cứ quân sự lân cận trong vùng như Cam Ranh, Long Bình, Pattaya, Utapao, Clark, Subic Bay… sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Lực lượng đồn trú của Mỹ tại Nhật và Nam Hàn không đủ để đối phó với thế trận của Tàu ngoài ra chính những căn cứ này cũng có thể bị uy hiếp vì nằm trong tầm tác xạ hỏa tiễn tầm trung của Tàu. 

 Tàu đã quân sự hóa Biển Đông với một tốc độ chóng mặt, công khai, chẳng còn thấy cần cải chính khi bị tố cáo – lấp biển làm thêm đảo nhân tạo, xây phi trường cho chiến đấu cơ, lập vùng nhận dạng phòng không, thiết lập các dàn hỏa tiễn, đối hạm, phòng không, các căn cứ hải quân, căn cứ tầu ngầm, cơ sở quân sự, hành chánh đủ loại, tuần tiễu, tuần tra đêm ngày, trên trời dưới nước… phối hợp các căn cứ này với các căn cứ ở đảo Hải Nam, các căn cứ trên đất liền dọc duyên hải Trung Hoa suốt từ Mãn Châu xuống Quảng Đông làm thành một hệ thống quân sự chặt chẽ, chằng chịt, liên hoàn. Một thế trận lợi hại cho cuộc thư hùng quyết định ai sẽ là đệ nhất siêu cường hay bá chủ thế giới đã được Đảng cộng sản Tàu chuẩn bị cẩn thận trong mấy chục năm, từ thuở “ẩn mình chờ thời” cho đến khi “đối thủ biết được ý định thực của ta thì đã muộn”.

Mang lực lượng từ xa đến, đối với Mỹ, có rất nhiều vấn đề. Chẳng hạn vì thiếu căn cứ, Mỹ phải trông cậy chủ yếu vào hơn chục hàng không mẫu hạm. Nhưng dù tối tân đến đâu các Tàu sân bay này cũng có kích thước quá lớn và di chuyển quá chậm nên dễ làm mục tiêu cho các loại tên lửa đạn đạo, hỏa tiễn di chuyển bằng vận tốc âm thanh, hướng dẫn bằng radar hay vệ tinh và gắn khối chất nổ khổng lồ. Chẳng hạn như các loại hỏa tiễn Đông Phong DF-21, DF-26 của Tàu có tầm bắn xa hàng ngàn cây số đã được trình diễn trong cuộc diễn binh vĩ đại ở Bắc Kinh năm 2015. Câu hỏi quan trọng là : Tàu đã sản xuất được bao nhiêu hỏa tiễn như thế ? Và độ chính xác thế nào ? Nếu Mỹ không biết hay chưa biết thì Mỹ có định mang các hàng không mẫu hạm trị giá từ 10 đến 20 tỉ đô la đến eo biển Đài Loan để thử sức với những hỏa tiễn của Tàu chỉ có giá một vài triệu hay không ?

Nếu không, làm sao bảo vệ Đài Loan và các đồng minh trong vùng ? 

Lực lượng hỏa tiễn đối không và đối hạm cùng các dàn cao xạ dầy đặc của Tàu đợi B52 của Mỹ xuất hiện còn được phối hợp với 2, 3 ngàn phi cơ xung kích sẵn sàng cất cánh từ các phi trường gần biển kể cả những phi trường tân lập trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông và phối hợp cả với những đội tầu ngầm quanh quẩn trong vùng…

Sự bố trí quân sự của Tàu tại Biển Đông và miền duyên hải Trung Hoa nói chung chuẩn bị cho cả 2 trường hợp. 

Trường hợp 1 (tối hảo) không cần bắn một phát súng : Mỹ thấy thế trận quân sự của Tàu bầy ra Mỹ không phá nổi, đành phải rút lực lượng, có ký giấy hay không. “Bất chiến tự nhiên thành” của Tôn Tử !

Trường hợp 2 : Chiến tranh bùng nổ, Tàu thắng, Mỹ triệt thoái quân sự khỏi Châu Á, có ký giấy hay không. 

Dĩ nhiên đối với Tàu Trường hợp 1 tốt hơn hẳn, không sứt mẻ, lại không bị rủi ro chiến tranh nguyên tử và có thể nó chính là phương án mà Tàu đang thực hiện “chậm rãi nhưng chắc chắn” để “bức hàng” cả Đài Loan và Mỹ.

Mỹ tất nhiên cũng rất muốn “bất chiến tự nhiên thành” giống như Tàu – “Win Without Fighting” hay “ta không cần đánh mà người chịu khuất” – nhưng Mỹ bị giới hạn và bất lợi rất nhiều mặt nên ngay cả một thế trận “trung bình”, “coi được” mà các chiến lược gia của Mỹ đang cố gắng sắp xếp một cách lúng túng như “QUAD”, như “AUKUS”, như “Five eyes” để đối phó với thế trận của Tàu có thể cũng không hiện thực – trừ khi có một “sáng kiến chiến lược” với tầm cỡ… “Kissinger bí mật đi Tàu năm 1971” thì mới mong Tập Cận Bình phải chịu bó tay.

Cao Tuấn

(02/04/2023)

Mời xem tiếp PHẦN THỨ BA:

Chiến Tranh Nga-Ukraine Sẽ Kết Thúc Thế Nào? (Phần 3)

Visits: 168

Thực Lực Của Người Việt Tỵ Nạn Tại Hải Ngoại

TS LS Lưu Nguyễn Đạt

Từ 1975, hơn bốn triệu người Việt Tỵ Nạn định cư và sinh sống tại hải ngoại, trên khắp thế giới tự do, đều chia sẻ cùng một thân phận khắc nghiệt, trầm bổng, hồi sinh.  Đa số đã mất tất cả — tài sản, nhà cửa, địa vị, danh dự, hạnh phúc, liên hệ gia đình, ân tình làng xóm để bơ vơ nơi đất khách quê người và tại đó cố gắng tạo dựng lại từ đầu một đời sống mới, nhiều thách thức trở ngại, nhiều thương đau, đổ vỡ: chính khách mất chính thể; sĩ tướng mất quân quyền; chủ nhân ông trắng tay, đổi đời; chuyên viên giải nghiệp; trí thức mất thế; gia đình, tập thể, cộng đồng lo âu tái lập truyền thống, lý tưởng, tình người.

Có một điều họ không mất, đó là niềm tin vào thực lực tồn tại của họ, vào lẽ sống trong thế hội nhập của ba khả năng chọn lựa:

  1. Tồn giữ Nhân phẩm, Chia sẻ Giá Trị Việt Tính;
  2. Yêu Chuộng Tự do, Công Lý, Dân Chủ chân chính;
  3. Gắn bó Đại Nghĩa với Chí Nhân.

Các đặc tính và khả năng trên thụ hình ít hay nhiều, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cá biệt, đa dạng, nhưng hiển nhiên đều là những thành tích tiếp nối  tới ngày nay, sau 47 năm phấn đấu.

I. THỰC LỰC TỒN GIỮ NHÂN PHẨM, CHIA SẺ GIÁ TRỊ VIỆT TÍNH

Người Việt Tỵ Nạn bỏ nước ra đi vì họ quyết tâm khước từ thân phận tù đày, vô nhân cách. Họ từng bị “điều kiện hoá”, nhồi sọ; hạ nhục thành loài vật, thành dụng cụ khai thác đoản kỳ; thành kẻ tiêu thụ hạ cấp, lỗi thời, ươn hèn, vô thức.

Họ quyết tâm thoát ly cảnh tù túng, đày đoạ, bất nhân, bất nghĩa trong nước là vì họ còn đủ nghị lực kiên trì bảo trọng giá trị làm người tử tế, tự trọng, biết nhận, biết hưởng và biết cho lại.

Phẩm giá làm người chân chính đó có tính cách bẩm sinh, bất khả tước đoạt, mà con người chỉ từ bỏ khi lìa đời.  Nhân phẩm và lòng tự trọng không cho phép mình hạ thấp, quỵ lụy hơn những gì cần thiết; không cho phép con người sống còn trong nhục nhã, sợ hãi, hèn mọn.  Con giun xéo lắm cũng quằn, huống chi là con người?

Do đó, quyết tâm ra khỏi địa ngục CSVN là vì con người chưa vô cảm, còn biết quằn quại, vùng vẫy, đứng dậy và chạy thoát cảnh nô lệ, thoái hoá và thú hoá vậy.

Ngoài ra, khả năng “vượt thoát” ra khỏi bế tắc, sa lầy và sai lầm cũng như khả năng “vượt thắng” đều chiết tự ngay từ “Việt tính”, mà ông cha chúng ta ra công gắn liền với “siêu việt”, vì “Việt” (越, bính âm: yuè) là một từ gốc Hán-Việt có nghĩa là “vượt qua”.  Hy sinh của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản dám liều lĩnh thách đố cái chết trăm hình vạn trạng để đổi lấy hy vọng sống thực, sống trọn vẹn có đáng gọi là hành động “siêu việt”, vượt bực hay không?

Người Việt còn lại trong nước chưa “vượt ngục” CSVN, không hẳn vì hèn nhát, thiếu can đảm, mà chỉ vì họ chưa hồi hướng đúng mức, đúng độ, hay chưa gặp đúng thời, đúng cuộc. Người dân trong nước sẽ tụ tập đứng lên khởi nghĩa khi vỡ lẽ CSVN chỉ là quân bịp bợm, phá hoại, bất tài, vô luân; khi toàn dân thấy rõ xã hội họ đang sống chỉ là “nhà tù tập thể” không còn tầm vóc và mánh khoé bao vây, kìm hãm, doạ nạt họ được nữa.

II. THỰC LỰC CỦA NGƯỜI VIỆT YÊU CHUỘNG TỰ DO DÂN CHỦ CHÂN CHÍNH

Bên cạnh một thiểu số nạn nhân bị thời cuộc rày vò điêu đứng, bị phá hủy nhân vị đến kiết sức phân tâm, nên không sao hội nhập toàn vẹn cuộc sống phấn khởi, rộng lượng hài hoà nơi đất khách quê người, thì may mắn hơn, đa số người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản trên thế giới tự do đã biết hoàn chỉnh, cải sinh đời sống và thân phận mình từng bị CSVN ngược đãi, hủy hoại.

Sau 47 năm gắn bó với nếp sống đáng sống, đa số người Việt Tỵ Nạn và nhất là hậu duệ, con cháu họ đều ý thức rõ rệt phạm vi định chế nhân quyền, dân quyền và trách nhiệm công dân là một thoả ước xã hội chính trực, kết sinh đa thể, linh động và hiển nhiên, luôn luôn cần bảo trọng, tu bổ cho thêm vẹn toàn, siêu thoát.

Sức mạnh của người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản chỉ hội đủ khi đa số

  • thực thi dân chủ chân chính, pháp trị, hài hoà, tử tế, nhân đạo;
  • tôn trọng tự do và nhân phẩm của chính mình và tha nhân;
  • ý thức về quyền sở hữu, quyền hành chính trị và trách nhiệm công dân.

Như vậy, người Việt Quốc Gia chúng ta cần thi hành và bảo trọng đúng mức tôn chỉ dân chủ tự do, chứ không thể ỷ lại vào “căn cước” dân chủ tự do vừa được cung cấp để làm ngược lại.  Đó là trường hợp của một thiểu số cá nhân cố vị, bị lây thói võ đoán hàm hồ, thường khôi phục thủ đoạn võ đoán, mánh mung, bằng cách chụp mũ, chửi-rủa, phá phách bất cứ ai không vừa ý họ, thì chắc chắn họ không thể “thắng cuộc”, vì không sao sánh kịp ma phiệt CSVN, vốn nổi tiếng về các thủ đoạn rừng rú, hèn mọn; ném đá giấu tay, phun máu hại người.

Nếu giả thử tất cả người Việt Tỵ Nạn chúng ta tiếp tục long đong, sai quấy, thiệt thòi, thất thế, thất thểu, thì con cái họ và người dân trong nước lấy gì để trông mong, nhờ vả, noi theo?

May thay, người Việt Tỵ Nạn đi trước đã từng vượt thoát và thành công chính trực, thì những đợt tỵ nạn sau này cũng có bề vượt thoát và thành tựu như chúng ta mong muốn.  Đó là trách nhiệm quy tụ, bao bọc bằng nghĩa cử dấn thân gương mẫu, bằng thực hành đối chiếu.

Chúng ta hãy cố hành động đúng nhân cách của người Việt tự do, tự trọng đề thẳng tiến và đem lại hy vọng cho hậu duệ, cho người “tới” sau.  Chúng ta không thể tự hủy bằng cách đi ngược đường hay dùng ngõ tắt thủ lợi sáo mòn, do địch gài bẫy kết dụ, ám hại như theo “nghị quyết 36” chẳng hạn.[1]

III.  ĐẠI NGHĨA & CHÍ NHÂN

Thế lực của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản là khả năng dấn thân theo đại nghĩa, đại cuộc: biết cưu mang lẽ phải, bảo trọng công lý; trợ lực nghĩa sống và phúc lợi nhân loại. Đó là cách ứng dụng “chính nghĩa siêu việt” của Ông Cha chúng ta vào đời sống hiện đại:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.

Nguyễn Trãi, “Bình Ngô đại cáo”[2]

Nguyên văn “Bình Ngô đại cáo” 

 ĐEM ĐẠI NGHĨA ĐỂ THẮNG HUNG TÀN

Đại Nghĩa là Lẽ Sống Chính Đáng, Toàn Diện; là Trào lực Chỉ đạo lấy phẩm giá con người làm trọng tâm cho mọi sinh hoạt hiện hữu.  Do đó, luật pháp công minh và công lý đạo đức phải căn cứ vào nhân phẩm để định chế hoá và hướng dẫn đời sống toàn vẹn.

Phẩm giá làm người chân chính có tính cách bẩm sinh, bất khả tước đoạt. Nhân phẩm phải được kết tạo bằng nguồn gốc nhân sinh và truyền thống văn hoá của một dân tộc hài hoà, phân minh, hướng thượng; bằng kích thước và vị trí địa-chính của một lãnh thổ; bằng tầm vóc môi sinh và dưỡng khí bao bọc liên hệ.

Nhân phẩm đòi hỏi một hiện tượng tổng hợp, mà bất cứ kết tố nào khiếm khuyết đều làm nhân phẩm chao đảo, thất tung, bất toàn.

Do đó, con người sẽ mất nhân phẩm khi phải sống cảnh nô lệ, đói khát, bệnh hoạn, ngu xuẩn, tù đày, đe doạ, khinh miệt, kỳ thị, bóc lột, lợi dụng, quên lãng.  Như toàn dân Việt đang sống lây lất dưới ách cộng sản Việt Nam, trừ thiểu số đại gia, băng đảng của chúng.

Hiển nhiên công dân mất nhân phẩm khi đất nước họ bị ngoại bang xâm lấn; khi lãnh thổ họ bị tháo ranh, cắt đất; khi lãnh hải, hải đảo, núi rừng, nguồn lợi thiên nhiên bị tài phiệt đại gia tham ô trục lợi, bị ngoại nhân bất chính cưỡng đoạt, phá hủy; khi dân oan thấy mình thất lạc, hắt hủi ngay nơi chôn nhau cắt rốn, ngay nơi thờ phụng tổ tiên.

Công dân cũng bị tước đoạt nhân phẩm khi tiếng mẹ đẻ thuần túy mỗi lúc trở nên pha tạp, hổ lốn, ngọng ngịu, sai lạc, bôi bác, sa đoạ.

Vậy “Đại Nghĩa”, song song với công minh chính đại, đòi hỏi:

  1. người Việt Tỵ Nạn và người chiến sĩ tự do phải dứt khoát “Tr Cộng”
  • không chỉ để “chống đỡ, chống cự, phòng thủ, tự vệ” một cách tiêu cực, yếm thế;
  • mà thực sự để vạch rõ làn ranh giữa chính nghĩa nhân bản và ý thức hệ của tội ác;
  • để sáng suốt thu thập tài liệu vạch trần hành động và thủ đoạn của kể hung tàn diệt chủng; bá quyền, bá đạo, vô nhân, thất đức;
  • để xác định lập trường cảnh tỉnh, minh mẫn trong việc chuẩn bị đối phó và ngăn ngừa kẻ trọng tội tái phạm.  Ngăn ngừa đã là thực hiện nửa đường của điều trị.
  1. người Việt Tỵ Nạn và người chiến sĩ tự do phải dứt khoát “Thắng Cộng”
  • không bằng thế quân sự, vì lúc này chiến tranh ở ngoài tầm tay “bất bạo động” của người Việt Tỵ Nạn và người chiến sĩ tự do; hơn nữa, quân sự chỉ là giải pháp ngoại vi, cục diện, tạm bợ, không thể giải quyết toàn thể quốc nạn, tai ương nhân tạo dưới ách cộng sản;
  • cũng không áp dụng chính sách hung tàn để trả đũa trừng phạt, khai trừ, thủ tiêu con người cộng sản, khi họ chỉ là những thành phần mù quáng, lỗi thời, bất tài, bệnh hoạn;
  • mà thực sự để “khử trùng cộng sản”; để điều trị, tảy trừ tận gốc căn bệnh cộng sản hiểm nghèo, ngu xuẩn, điên cuồng bằng cách [a] nâng cao dân trí, [b] phát triển đời sống vật chất và tinh thần của người dân, [c] bảo trọng công lý thượng tôn luật pháp, v.v.
  • “Thắng Cộng” vắn tắt là nỗ lực trừ ác tính để trọng sinh, khi dõng dạc, công minh bảo đảm quyền lợi và phẩm giá toàn diện của người dân, tại học đường; trong xã hội mở rộng; tại thương trường; nơi công quyền, pháp quyền, chính quyền; dưới mọi hình thức chọn lựa tín ngưỡng, phát biểu tư tưởng sáng tạo, bảo trọng môi sinh, đời sống căn bản.

 LẤY CHÍ NHÂN ĐỂ THAY CƯỜNG BẠO

Nhưng “Đại Nghĩa” tức lẽ sống chân chính đó phải được thực hiện và bảo trọng một cách ôn hoà, nhân từ, bác ái. Quyền sống phải được thực hiện đúng mức và bảo vệ đúng nghĩa, một cách công bằng, đạo đức, trách nhiệm.

Trong quan niệm “Chí Nhân”, nhân từ là căn bản.  Khi nhân từ được tôn trọng và thực hiện ở mức cao đẹp, thì mẫu mực nhân từ trở thành chí nhân, ở mức độ toàn hảo, cao vượt.  Do đó:

  • người chiến sĩ tự do phải luôn luôn tố cáo, khai trừ mọi vi phạm nhân quyền;[3] đồng thời cổ võ các biện pháp ôn hoà “phục hồi công lý”; ứng dụng pháp lý công bình[4] thay vì công lý trừng phạt, trả thù.[5]
  • người chiến sĩ tự do chủ trương hoàn trả, bồi thường, bù đắp tương xứng mọi thiệt hại trong quá khứ giao tranh; mặt khác chỉ trừng phạt những trọng tội, sai phạm quá đáng như tàn bạo, lạm quyền, tham nhũng bất chính; còn các tội danh khác đều được hưởng miễn trách[6] hay ân xá [7] nếu nghi can chỉ thi hành nhiệm vụ giao phó.  Điều này không có gì khó hiểu, vì trước đây, chính thể Việt Nam Cộng Hoà đã từng áp dụng chính sách “chiêu hồi”.  Dù sao, chính sách “Chí Nhân” không nhằm phục vụ mục tiêu chính trị của “chiêu hồi”, mà thực sự nhằm chấn hưng đạo đức; tái phục nhân phẩm; cải thiện nhân tính công dân.

Với quyết tâm đem đại nghĩa để thắng hung tàn cộng phỉ, lấy chí nhân để thay tận gốc căn bệnh cộng sản, người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản và người chiến sĩ tự do đã rõ rệt “vượt cộng” hay vượt thắng CSVN khi dồn sức tạo dựng một nhân sinh quan trong sáng, phồn thịnh, tử tế, khả trọng.

ĐỂ TẠM KẾT:

Thắng lợi là điều hay nếu chúng ta không đánh mất liêm khiết trong lúc thi hành.[8] Vậy, muốn có thế lực đối phó với chính mình, với đối tác và đối thủ, và muốn thực sự “thắng cuộc” một cách chân chính, nhân hậu, người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản cần

  • có can đảm đối mặt với sự thật, để bổ túc lẽ phải hay kịp thời sửa sai;
  • sống ngay thẳng, làm điều tốt lành, vì như thế sẽ giúp chúng ta sống một cách chính trực, làm gương mẫu cho hậu duệ và đồng bào trong nước;
  • chủ trương công minhbất bạo động vì cách đó sẽ đưa tới trình độ đạo đức cao nhất, vốn là cứu cánh của mọi tiến hoá;
  • thương xót tất cả những gì thuộc về đời sống, vì đạo đức không khác gì hơn là sự kính cẩn đời sống.[9]

Phẩm chất của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản, của người chiến sĩ tự do còn lại sau khi gạt bỏ mọi hư danh, ảo tưởng; mọi mánh mung, thiển cận; mọi mặc cảm tự hủy. Thực lực của họ chỉ đáng kể khi đo lường bằng kinh nghiệm sống chính trực, can đảm; bằng trí tuệ và viễn kiến trong giai đoạn liên kết phục hồi sự vẹn toàn cho đất nước; an sinh, phúc lợi và phẩm giá cho toàn dân, cho tha nhân, cho chính mình.

Trân trọng,

LƯU NGUYỄN ĐẠT, PhD, LLB/JD, LLM
Michigan State University

CHÚ THÍCH

[1] Nghị Quyết số 36 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm Công tác chính vận “kết dụ” cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

[2] “Bình Ngô đại cáo” (平吳大誥) là bài cáo của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt.
[3] human rights violations
[4] equity justice
[5] penal repression, vengeance & retaliation justice
[6] excuse
[7] amnesty
[8] “Winning is nice if you don’t lose your integrity in the process.” Arnold Horsham
[9] “I can do no other than be reverent before everything that is called life. I can do no other than have compassion for all that is called life. That is the beginning and the foundation of all ethics.” — “Ethics is nothing else than reverence for life.” Albert Schweitzer [1952 Nobel Peace Prize]

Visits: 55

Việt Nam Trong Chiến Tranh Lạnh Mỹ – Trung

Nguyễn Bá Lộc

Chiến tranh lạnh hiện nay giữa Hoa kỳ và Trung cộng công khai bắt đầu từ “Chiến tranh mậu dịch” (Trade war) hồi tháng 7/2018. Rồi sự xung đột giữa hai bên lan rộng qua các lãnh vực khác và ảnh hưởng trên toàn cầu. Sự đối đầu càng ngày càng căng thẳng.

Vì ở trong vị trí và hoàn cảnh đặc biệt, Việt Nam bị ảnh hưởng và tác động mạnh bởi chiến tranh lạnh mới nầy.

I.TÓM LƯỢC CHIẾN TRANH LẠNH MỸ-TRUNG

1. Nguồn gốc Chiến tranh lạnh mới (New Cold War)

Định nghĩa Chiến tranh lạnh (Cold War)

Dựa theo tự điển và các nhà nghiên cứu, thì “Chiến tranh lạnh là cuộc chiến không bằng võ lực, giữa hai hay nhiều quốc gia,với mức độ rộng lớn và mục tiêu quan trọng, có ảnh hưởng nhiều đến thế giới”.

Chiến tranh lạnh cũ (Cold War I, CW1) (1945-1991) xảy ra sau đệ nhị thế chiến, giữa Hoa kỳ và Liên xô, nói rộng hơn là  giữa Khối Dân chủ Tự do và Khối Cộng sản.

Bản chất của CW1 là xung đột về chánh trị, nguyên tắc chủ nghĩa CS, đi kèm là kinh tế, và khoa học kỹ thuật.

Còn Chiến tranh lạnh hiện nay (New Cold War, CW2), xảy ra giữa Hoa kỳ và Trung cộng, căn bản là kinh tế, với yếu tố phụ là nguyên tắc của Dân chủ đối đầu với Chuyên chính.

Bối cảnh: Sự khác biệt và đối nghịch về hệ tư tưởng chánh trị và mô thức kinh tế. Tự do dân chủ và Chuyên chính vô sản đã được hình thành và lớn mạnh trước đệ nhị thế chiến. Sau khi liên kết chống và thanh toán được phát xit, hai khối quay lại chống nhau với mục tiêu phải triệt hạ, chớ không thể dung hòa. Hai phe cùng phát triển mạnh và đương đầu trên nhiều mặt trận khắp thế giới. Cuối cùng Liên sô sụp đổ (1991). Hoa kỳ coi như thắng. Nhưng không trọn vẹn, vì một mảng của khối CS, gồm Trung cộng, Việt nam, Cuba, Bắc hàn còn sống với một số biến dạng. Đó là mầm mống của chiến tranh lạnh mới Mỹ-Trung hiện nay.

Sự khác biệt giữa hai cuộc Chiến tranh lạnh.

Sự khác biệt trên 3 điểm về mục tiêu và sách lược:

Về chủ thuyết, Hoa kỳ vẫn dựa trên Dân chủ Tự do và Nhân quyền, nhưng Trung cộng có thay đổi phần nào khác Liên sô, Trung cộng nay là nước cộng sản biến thể, áp dụng theo phân nửa là kinh tế tự do, chánh quyền vẫn độc tài toàn trị.

Về mặt trận chiến đấu, nay phức tạp hơn chiến tranh lạnh cũ nhiều. Ngày nay TC sau khi mạnh về kinh tế, lợi dụng các nhà kinh doanh ngoại quốc của mọi quốc gia dưới sự hợp tác nào đó. TC còn thâm nhập vào một số cơ chế, công ty kỹ thuật cao của Hoa kỳ hay đồng minh, và một số cơ quan quốc tế.

Con đường tiến rất nhanh đó của TC gây sự thiệt hại lớn cho Hoa kỳ về kinh tế lẫn giá trị tinh thần.

Mối tương quan Mỹ-Trung trong 70 năm qua có thể tóm tắt: Chống đối, Thương lượng, Hòa hoãn, Hợp tác, Đương đầu và Hợp tác một số mặt. Với các mốc thời điểm :

1949 Chế độ CS thành lập ở Trung hoa. 1950 Mỹ TC đụng mạnh ở chiến tranh Triều tiên, 1972 Mỹ TC bắt tay. 1978 TC đổi mới kinh tế,1979 Mỹ TC thiết lập bang giao, 2000 Mỹ TC đạt Thỏa ước mậu dịch, 2008 TC là chủ nợ lớn nhứt của Hoa kỳ, 2010 TC là siêu cường kinh tế thứ nhì, 2011 Hoa kỳ chuyển trục qua Á châu, 2012 Hai bên có căng thẳng mậu dịch, 2015 Hoa kỳ cảnh cáo TC về Biển đông, 2018 Chiến tranh mậu dịch Mỹ Trung, 2018 PTT Pence: Mỹ cứng rắn với TC, Mỹ tăng cường độ chiến tranh mậu dịch, 2019, Mỹ cho TC lũng đoạn tiền tệ, 2019 TT Trump ban hành luật ủng hộ phe chống đối Hồng kông, 2020 Mỹ TC thỏa ước mậu dịch “Phase I”, 2020 căng thẳng về đại dịch, Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố các cam kết với TC đều thất bại, 2021 Mỹ cho TC diệt chủng ở Tân cương, 2021 TT Biden giữ thuế quan do TT Trump đưa ra, 2021 Biden – Tập cận Bình họp cố tránh xung đột. Hai phái đoàn Mỹ TC lại họp thảo luận tìm một thỏa ước.Vấn đề còn yên đó tới nay.

2.Diễn biến chiến tranh lạnh mới (CW2)

Sau khi nghịch với Liên sô, TC làm thay đổi mạnh mẽ, lại quay bắt tay với Hoa kỳ (1972).

TC tìm con đường đi mới, về chánh trị và kinh tế. Sách lược mới là kinh tế trước đã, theo chủ trương của Đặng tiểu Bình khởi đầu từ 1978, với mô hình phối hợp hai nền kinh tế tự do và XHCN. TC mở rộng cửa ra thế giới, lúc đó phong trào toàn cầu hóa do Mỹ lãnh đạo lên rất cao. Trong hơn 40 năm, TC trở thành siêu cường kinh tế thứ hai thế giới. Lợi tức đầu người từ $155,2 (1978) lên $6991,9 (2015). Thế giới kinh ngạc, để tâm đến sự thành công của“con đường Trung quốc mới”

Mặt khác, trong quảng thời gian đó, Mỹ ỷ y, không hiểu thâm mưu của TC, lại vướn vào chiến tranh Trung đông,và khủng bố quốc tế, Mỹ gần như buông lỏng TC.

Vài con số kinh tế Hoa kỳ và TC năm 2019. (Nguồn World Bank)

GDP             Xuất cảng        GDP/đầu người

Mỹ      $21374 tỷ     $1646 tỷ           $65,165

TC      $14,343 “      $2479 “            $10,260

Cuộc chiến chánh thức vào tháng 7/2018, một khởi đầu dù trễ còn hơn không, TT Trump ra chiêu tăng thuế quan từ 10% lên 25% hàng TC nhập vào Hoa kỳ. Trận mở màn nầy có tên là “Chiến tranh mậu dich”(Trade war) (7/2018). Tiếp theo đó, các mặt trận khác. Tương quan Mỹ Trung càng căng thẳng, và lan rộng ra ảnh hưởng cả thế giới. Một “chiến tranh lạnh mới” bắt đầu, nay chưa có dấu hiệu chấm dứt hay đình chiến.

Mục tiêu của Hoa kỳ và Trung quốc.

TC có 3 mục tiêu:

Muốn đoạt ngôi vị thứ nhứt trên toàn cầu, hoặc ít nhứt bằng Mỹ tới năm 2049, thứ hai là chứng tỏ “mô hình chánh trị kinh tế mới” (XHCN trong thời đài mới)tốt hơn, thực tế hơn, thứ ba là trả mối hận thù xưa TQ bị các nước tư bản xâu xé.

Còn mục tiêu của Mỹ là chống đỡ TC, để bảo vệ địa vị số một trên thế giới, thứ hai là bảo vệ quyền lợi kinh tế của mình, thứ ba là bảo vệ giá trị Dân chủ Tự do và Nhân quyền.

Nếu TC lên số một lãnh đạo thế giới thì sẽ có một trật tự mới, sẽ có tai họa lớn cho mọi quốc gia.

Do đó TC và Mỹ đã có những cuộc chạy đua và cạnh tranh:

Về kinh tế, đến 2016 TC hơn về xuất khẩu. Dù GDP TC thua.

Về khoa học kỹ thuật, dù còn thua Mỹ, TC tiến nhanh nhờ qua cách ăn cắp, buộc công ty FDI nộp bản kỹ thuật, và nỗ lực của chính TC:

– Về chiêu dụ các nước, tung tiền viện trợ, hợp tác đầu tư.

– Về quân sự,TC tăng nhịp độ nhanh, nhưng còn kém Mỹ.

– Về chánh trị và tuyên truyền, TC vận động mạnh mẽ các nước.

TC cho rằng mô hình “XHCN thời đại mới” tốt hơn. Tư bản đang lỗi thời và còn nhiều tệ hại. Mỹ và đồng minh thức tỉnh, thấy được khó khăn và mối nguy hiểm từ TC. Đa số dân chúng, và truyền thông Mỹ và nhiều nước Tây phương cũng hiểu TC nay là đối thủ chớ không phải là đối tác nữa.

Cái mối nguy trước mắt cho Mỹ là mậu dịch và đầu tư, nhập siêu hàng TC vào Mỹ tăng nhanh quá (trên dưới $500 tỷ/năm trong mấy năm gần đây), Mỹ yêu cầu TC giảm nhập siêu $100 tỷ/năm. Còn FDI Mỹ vào TC quá nhiều làm trong nước Mỹ bị thất nghiệp cao, kỹ nghệ trong nước xuống, vì không cạnh tranh nổi hàng TC giá quá rẽ. Mỹ đưa ra kế hoạch chiêu dụ các công ty hồi hương. Mặt khác xuất cảng giảm vì bị TC cạnh tranh hàng hóa trên thế giới, và nắm độc quyền nhiều chuổi cung ứng. TC nhập nội đầu tư cạnh tranh ngay tại Mỹ.

Về Khoa học & Kỹ thuật, Mỹ bị TC đánh cắp và xâm nhập vào các trung tâm nghiên cứu chiến lược, cũng như một số nhà nghiên cứu Mỹ cộng tác hay bán kết quả cho TC. Hoa kỳ phản công bằng cách bắt các nhà nghiên cứu bán tài liệu cho TC, cấm công ty quốc phòng Mỹ mua bộ phận điện tử TC, cấm một số công ty TC mua bán với Mỹ, vì an ninh quốc gia.

Về Bang giao quốc tế và an ninh, TC từ nhiều năm qua chiêu dụ kết hợp đối tác và đồng minh khắp năm châu bằng tiền bạc, viện trợ lớn, như đại kế hoạch Belt & Road. Mỹ và đồng minh đã nhận ra và phản công bằng sự củng cố khối Dân chủ (TT Biden có buổi họp hồi tháng 10/2021 với 100 quốc  gia), Mỹ và Âu châu lập Liên minh chận TC ở Á châu Thái bình dương, với Bộ tứ Mỹ, Nhựt, Ấn, Úc, và Bộ ba Mỹ, Anh, Úc, Mỹ tiếp cận o bế ASEAN, hứa sẽ viện trợ cho các nước vùng Á châu Thái bình dương, cam kết sát cánh với Nhựt, Nam hàn và Đài loan, đồng thời đoàn kết hơn nữa với Âu châu để chống TC. Diễn tiến đó theo các nhà nghiên cứu, là “chiến tranh lạnh mới”

II. TÁC ĐỘNG CHIẾN TRANH LẠNH MỸ TRUNG ẢNH HƯỞNG VIỆT NAM   

Chiến tranh lạnh Mỹ Trung hiên nay đưa đến nhiều hậu quả trên thế giới mà VN là một trong số các quốc gia bị tác động và chịu ảnh hưởng nhiều nhứt. Ở trong hoàn cảnh và vị thế có tầm quan trọng khá đặc biệt,VN có thể lại trở thành một nạn nhân, hay có thay đổi lớn nếu sự xung đột mạnh nữa.

Là một cuộc chiến có nguồn gốc là kinh tế, nên phần trình bày tóm lược dưới đây chánh yếu là về phương diện kinh tế.

1. Các lãnh vực bị tác động và ảnh hưởng

Chánh tri kinh tế xã hội VN không bình thường. Nay có tác động mạnh từ bên ngoài, tình hình khó khăn nhiều hơn nữa. Các lãnh vực chánh bị tác động và ảnh hưởng:

Về kinh tế, VN sống chánh yếu là dựa vào kinh tế đối ngoại, xuất cảng và đầu tư ngoại quốc. VN mở cửa rất rộng trong hội nhập toàn cầu, đã có 17 Hiệp ước mậu dịch và rất nhiều đối tác. Mỹ và TC là hai nước có tương quan kinh tế lớn nhứt với VN, nhứt là ngoại thương, VN còn là một trong những nơi thuận tiện cho các công ty ngoại quốc từ TC di dời, và VN có tiềm năng thay thế TC về một số chuổi cung ứng (supply chain) cho thế giới. Nhưng kinh tế VN dù có mức phát triển cao, nhưng vì không có công bằng kinh tế, công bằng xã hội, nền kinh tế đó dễ bể nát khi có biến cố.

Về Địa chánh trị, cuộc chiến Mỹ Trung xẩy ra trên toàn cầu, vì ảnh hưởng của hai siêu cường nầy rộng lớn trên cả thế giới. Nhưng chiến trường chánh yếu là Á châu Thái bình dương, vùng có tiềm năng dầu lửa lớn và hải lộ quốc tế quan trọng. Các nước Đông nam Á có sức phát triển mạnh và bền vững. VN là quốc gia có vị thế trọng yếu, là trung tâm vùng, là cửa ngỏ của TC ra Biển đông. Đối với Hoa kỳ và đồng minh cũng xem vùng nầy rất quan trọng. Mỹ và TC là hai nước có tương quan kinh tế lớn nhứt với VN, vì vậy có ảnh hưởng lớn với VN chẳng những về kinh tế mà còn về an ninh trong vùng.

Về chánh trị và bang giao quốc tế. VN vẫn còn là một nước XHCN, một nước độc tài chuyên chính. Bất công xã hội, tham nhũng, vi phạm trầm trọng ‎nhân quyền Dân quyền, là những vấn nạn có thể bị Mỹ và đồng minh cưỡng ép khi có xung đột mạnh với TC, nhứt là khi VN không giữ “vị thế đứng giữa” trong chánh sách “đu dây “. VN có thể bị kẹt cả hai bên.

“Thế tam giác” Mỹ-TC-VN chỉ tạm thời không vững chắc.

Với Mỹ, VN có lợi kinh tế nhiều,VN xuất siêu 40 tỷ/năm.  Nhưng với TC, VN bị quá nhiều cái kẹt, bị cưỡng bách từ chánh trị, lãnh thổ, lãnh hải tới ngoại thương và tiền đồn cho TC. Riêng ngoại thương, VN nhập siêu trung bình năm năm qua tới $35 tỷ mỹ kim/năm.

Ví dụ  Năm 2019, tình trạng xuất siêu của VN (triệu mỹ kim)

VN-Hoa kỳ          VN-TC              VN-Thế giới

Xuất siêu           Xuất siêu               Xuất siêu

$46,898,77        -$34,009,56          $10,371,37

(Nguồn: IMF, Trade statistic)

 

Về kinh tế đối ngoại, một thử thách lớn nữa mà VN cần phải sửa đổi cho đúng qui định của các Hiệp định mậu dịch quốc tế mà VN đã cam kết. Đó là VN không phải là nền kinh tế thị trường thực sự, khu quốc doanh lớn và có nhiều ưu tiên, tham nhũng, hạ tầng cơ sở kém, bộ máy chánh quyền không hiệu năng, không lương thiện… Hoa kỳ và Tây phương có thể bắt ép khi cần.

b/.Tác động và ảnh hưởng về bang giao quốc tế. Trên nguyên tắc VN bang giao với mọi nước, không có liên minh với nước nầy để chống nước khác. VN không chọn bên, tại Liên hiệp quốc VN có bề ngoài trung lập. Nhưng trên thực tế ai cũng biết VN là nước CS còn lại, chịu sự trói buộc của TC. VN thân thiện với Hoa kỳ và các nước Tự do dân chủ khác chỉ vì tiền, vì khoa học kỹ thuật, vì thế kẹt ở Đông nam Á. Cái thế đó rất dễ tác động của chiến tranh lạnh mới.

c/. Tác động và ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng

Dù Mỹ và TC có bước qua chiến tranh nóng, trong khoảng 10 năm nay, TC đã xây dựng nhiều căn cứ quân sự trên biển đông cũng như cá cuộc tập trận của hai bên, tạo một không khí căng thẳng hơn bao giờ hết. VN nằm ở trung tâm. Cả Mỹ và TC đều muốn kéo VN vào. Và hệ lụy sẽ không nhỏ nếu VN nghiên nhiều về một bên.

d/Tác động và ảnh hưởng về tâm l‎ý quần chúng.

Khó khăn và thử thách từ phía quần chúng. Khi VN được quốc tế hóa còn hơn là âm thầm CS kéo dài biết bao giờ. Kinh nghiệm sự giải thể tại nhiều nước có khi ở trong tình cảnh như thế.  Những mở rộng trong bang giao quốc tế, đưa tới nhiều cơ hội cho người dân hiểu rõ hơn về chuyên chính vô sản, về tự do và nhân quyền. Chiến tranh lạnh mới tác động đến dân có hiểu biết cho công cuộc tranh đấu chung.

2. VN ứng phó với chiến tranh lạnh Mỹ Trung

Trong chiến tranh lạnh lần nầy, cũng như lần trước, chỉ bị tác động, tức là chánh yếu là nhận chịu kết quả của hai siêu cường. Tuy nhiên VN phải có những cách ứng phó, thì có thể làm cho VN ít thiệt hại hơn và nhiều thuận lợi hơn trong tương lai trước mắt cũng như lâu dài. Ở hoàn cảnh của VN việc ứng phó quốc tế phải từ dân và từ chánh quyền. Có thể có những ứng phó trong thời gian trước mắt hay trong tương lai xa. Có thể ba thành phần cần ứng phó: Chánh quyền VN, quần chúng trong nước, và Hải ngoại, gồm người Việt hải ngoại và quốc tế.

Về phía chánh quyền VN

Chánh quyền VN có nhiều thử thách vì là chánh thể độc tài, lệ thuộc TC. Cho nên sự ứng phó của chính quyền có nhiều thử thách, nếu “bắt cá hai tay”, và quen thói dối trá, thì VN sẽ gặp nhiều khó khăn trong tương lai. Có ba điều chánh quyền phải đối phó và phải chuyển biến.

Thứ nhứt là “chánh sách đu dây”, VN phải chứng tỏ trên thực tế theo đuổi chánh sách “không chọn bên mà chọn công bằng” ‎”nếu bị TC ép mạnh, Mỹ cũng sẽ có áp lực VN về quan thuế, về tiền tệ, và đầu tư năng lượng Mỹ hứa (khoảng 10 tỷ), về nhân quyền. Trong trường hợp Mỹ cấm vận kinh tế TC, VN sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp.

Thứ hai là một số yêu cầu của kinh tế đối ngoại. Kinh tế VN dựa vào Mỹ và đồng minh Mỹ lớn hơn nhiều dựa vào TC và Nga. VN phải cải thiện những điều đã cam kết trong các Hiệp định quốc tế về Công đoàn độc lập, về giảm quốc doanh, về sự minh bạch, và tuân thủ nghiêm chỉnh luật quốc tế.

Thứ ba là có sự công bằng kinh tế xã hội và lương thiện, tham nhũng trong kinh tế quốc nội VN để có tin tưởng ở dân và uy tín với quốc tế.

Về phía quần chúng trong nước   

Khi chánh quyền bị áp lực mạnh hơn từ chiến tranh lạnh thì chánh quyền CSVN sẽ gia tăng cưởng bức, đàn áp. Nhưng người dân nói chung các Hội đoàn dân sự nói riêng nên thấy đây là cơ hội mới. Một cuộc chơi mới theo luật quốc tế có qui định. Những mục tiêu tranh đấu ngay từ bây giờ cần đẩy mạnh như công đoàn độc lập, dân quyền công bằng kinh tế, sở hữu đất, bảo vệ tài nguyên quốc gia, bảo vệ lãnh hải…

Về phía bên ngoài VN

Đó là cộng đồng người Việt hải ngoại, và các Tổ chức hay cơ quan quốc tế. Nói chung cộng đồng quốc tế đang điều chỉnh lại, khôi phục lại con đường chung, công việc chung là bảo vệ Dân chủ Tự do và Nhân quyền. Vai trò của cộng đồng hải ngoại là làm gạch nối giữa cộng đồng thế giới với khối dân chúng trong nước . Về công việc nầy, tôi nghĩ tới viễn kiến của GS Nguyễn Ngọc Huy trong sách lược tranh đấu là thành lập “Ủy ban quốc tế yểm trợ VN tự do” cách dây hơn ba thập niên.

Dù cuộc chiến chuyển biến như thế nào, chưa biết được, nhưng vì quyền lợi kinh tế ràng buộc có khả năng đi tới một giải pháp thương lượng. Nhưng trong biến động lớn Mỹ Trung lại thêm việc Nga xâm lăng Ukraina mà TC ủng hộ Nga, làm xung đột gia tăng, thương thảo khó hơn, hậu quả là cộng đồng thế giới bị nhiều mất mát, ít hay nhiều, về vật chất lẫn tinh thần. Riêng VN, người Việt cần chuẩn bị cho thời cơ nầy, trong cái rũi có thể có cái may cho Dân tộc.

Nguyễn Bá Lộc

Cali, 31/07/2022 (Nhân ngày giỗ GS Nguyễn Ngọc Huy)

locba9999@yahoo.com

Visits: 15

Từ Ukraine đến Đông Á : “Gió Đông thổi bạt Gió Tây” ?

Cao Tuấn

Thế giới ngày mai sẽ được định hình chủ yếu bởi chính sách của các đại cường hôm nay. Các nước khác thường bị cuốn theo. Các nước nhỏ, yếu, thiếu khôn ngoan có thể chịu hậu quả tai hại. Việt Nam là một bài học lịch sử. Trường hợp Ukraine hiện thời nên là một dấu hỏi.

Ba nước “nặng ký” nhất trong chính trị quốc tế hiện tại là Nga – đại cường, Mỹ – siêu cường, Tầu – cũng siêu cường. Thế chân vạc. Cả ba nước luôn trong tình trạng cạnh tranh và canh chừng nhau. Bề trong thường không giống bề ngoài. 

Địa chính trị, không phải Ý thức hệ, là lý do chính của sự cạnh tranh .

Mâu thuẫn Cộng Sản-Tư Bản không thực sự là vấn đề vì kinh tế của cả 3 nước Mỹ, Nga, Tầu đều đang vận hành theo các nguyên tắc của chủ nghĩa Tư Bản và đều hội nhập vào kinh tế thế giới, khác hẳn thời kỳ chiến tranh lạnh. Mặc dù Tầu trên danh nghĩa vẫn giữ cái vỏ Cộng Sản.

Mâu thuẫn Dân Chủ-Độc Tài, nếu có, cũng chỉ là thứ yếu vì Dân Chủ kiểu Mỹ đang trong khủng hoảng về thực chất, với gần một nửa dân số mất lòng tin – một cách hữu lý hay không – vào nền dân chủ của chính họ trong khi độc tài kiểu Nga hay độc tài kiểu Tầu đã kém hẳn phần “toàn trị” so với độc tài của Stalin, độc tài của Mao trước kia. Bức màn tre hay bức màn sắt đã thuộc về quá khứ nhất là với cuộc cách mạng truyền thông đại chúng hiện nay.

Mặt khác, Mỹ vẫn có đồng minh độc tài, vi phạm nhân quyền liên tục như Saudi Arabia trong khi Tầu, Nga hiện thời không tỏ dấu hiệu muốn xuất cảng “mô thức cách mạng phi dân chủ” của họ sang các nước khác. Mà có muốn “xuất cảng” cũng không ai muốn “mua” các sản phẩm tư tưởng không còn gì hấp dẫn, đại loại “nửa trăng, nửa đèn”, như “kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa”, “mèo trắng mèo đen không thành vấn đề miễn mèo bắt chuột” hay “độc tài sáng suốt” (!), v.v.

Lý do chính hay nguyên nhân chính của tranh chấp Nga-Mỹ-Tầu là địa chính trị (geopolitics), là quyền lực, quyền lợi quốc gia lồng trong quyền lực, quyền lợi của lãnh tụ. Không khác với những trường hợp va chạm, đụng độ giữa các cường quốc trong Thế chiến 1, Thế chiến 2. Không khác các cuộc chiến tranh trước nữa như chiến tranh giữa Pháp và các nước Âu Châu thời Napoleon (1803-15), chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha (1898) chiến tranh Nga-Nhật (1904- 05) hay hàng chục cuộc chiến tranh khác giữa các cường quốc đã được ghi nhận trong lịch sử. Nên nói thêm, trong các cuộc chiến tranh hùng hay tranh bá đó, phần thắng thuộc về những nước có nền kinh tế vững chắc, có lãnh đạo chính trị hữu hiệu và có sách lược chiến tranh khôn khéo.

Nga sa lầy nhưng Mỹ khó… rút chân

Chiến tranh Nga-Ukraine đã bước qua tuần lễ thứ 4, với triển vọng mở rộng thành cuộc xung đột Nga-NATO, cốt lõi là xung đột Nga-Mỹ – 2 quốc gia đang sở hữu 80% hay 90% vũ khí hạch tâm của toàn thế giới. Nếu xung đột leo thang từ chiến tranh quy ước đến chiến tranh nguyên tử bấm nút thì số vũ khí hạch tâm này không những đủ để tiêu diệt cả Nga lẫn Mỹ mà còn đủ để tiêu diệt luôn cả nhân loại. 

Chắc chắn không có chính quyền nào muốn điều này nhưng một khi đã bị cuốn vào “vòng xoáy tác động-phản ứng-tác động-phản ứng” thì không ai có thể bảo đảm nó sẽ không xẩy ra, dù người đó là Joe Biden của Mỹ hay Vladimir Putin của Nga.

Tuy nhiên, hãy giả sử xung đột Nga-Ukraine, Nga-NATO, hay Nga-Mỹ, tiếp tục leo thang dưới mọi hình thức ngoại trừ chiến tranh nguyên tử. 

Một cuộc chiến như thế có thể kéo dài vài tháng hay vài năm mà không có thắng bại rõ rệt vì không bên nào dám dồn đối thủ vào đường cùng tuyệt vọng khiến đối thủ phải dùng đến vũ khí hạch tâm để địch, ta cùng chết, thay vì chịu chết một mình.

Hậu quả : Nga sa lầy trên chiến trường Âu Châu nhưng Mỹ cũng sa lầy luôn bất kể quân đội Nga và quân đội Mỹ có trực tiếp giao chiến hay không.

Nga yếu đi. Mỹ cũng yếu đi. 

Chiến tranh càng kéo dài, càng bất lợi cho cả hai.

Nga càng bị phong tỏa, cấm vận, càng bị sa lầy, càng phải xin Tầu giúp đỡ, càng phải lệ thuộc Tầu và tất nhiên bị Tầu bắt chẹt, lợi dụng, sử dụng cho mục đích của Tầu, kể cả tìm cách tiếp cận kho vũ khí hạt nhân của Nga một cách có lợi cho Tầu. Đại Nga sẽ bị Đại Hán nuốt dần. Như con gấu ốm đói làm mồi cho con trăn anaconda khổng lồ 10 lần lớn hơn.

Mỹ càng bị trói tay, trói chân ở chiến trường Âu Châu càng bị Tầu “cướp thời cơ” trên toàn cầu và đặc biệt ở miền Đông Á.

Một chống hai hay hai chống một ?

Đã đến lúc các chính trị gia và chiến lược gia của nước Mỹ phải nhìn xa hơn là cuộc chiến đang tiếp diễn ở Ukraine và không quên những điểm căn bản. 

Nếu Nga là một đe dọa đối với Mỹ thì Tầu là một đe dọa lớn hơn và nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Nga tranh một chỗ đứng ở Âu Châu, đối lập với Mỹ, nhưng Nga không thể có tham vọng trục xuất Mỹ khỏi lục địa này. Nga cũng không thể tranh địa vị đệ nhất siêu cường của Mỹ trên toàn thế giới. Không phải vì Nga không muốn mà vì “lực bất tòng tâm”. Quy mô kinh tế của Nga như đã nói chỉ bằng 10% của Tầu và chừng 7% của Mỹ ! Muốn vượt Mỹ, Nga cần thêm 50 năm hay 100 trăm năm, hoặc ngày ấy không bao giờ tới vì Nga, dù có kho vũ khí hạt nhân ngang với Mỹ, là cường quốc đang đi xuống.

Ngược lại, Tầu là cường quốc đang đi lên. Tầu có tham vọng, có quyết tâm, có khả năng, có kế hoạch, có sách lược. Tất cả nhằm trục xuất Mỹ ra khỏi vùng Đông Á là bước thứ nhất, tiến lên thay thế Mỹ làm đệ nhất siêu cường trên toàn thế giới là bước thứ hai. Hai bước có thể rất gần nhau. Vì nếu Mỹ bị bắt buộc triệt thoái sự hiện diện quân sự khỏi vùng Đông Á, bỏ mặc Đài Loan, Nhật, Nam Hàn, các nước Đông Nam Á cho số phận thì thế lực còn lại của Mỹ cũng suy sụp nhanh chóng trên toàn cầu do “hiệu ứng Domino”. “Gió Đông” sẽ  thổi bạt “gió Tây” – thực hiện lời tiên đoán ngạo mạn của lãnh tụ đảng cộng sản Tầu Mao Trạch Đông. Nên ngờ vực rằng nước Tầu của Tập Cận Bình đang chuẩn bị nước rút để tới đích trong vòng một thập niên hay sớm hơn.

Nếu Mỹ cảm thấy còn đủ mạnh, thì cứ nên gom cả hai đối thủ Nga, Tầu mà thanh toán một lần cho tiện. Hoặc “đánh gục” Nga ở Âu Châu trước rồi quay sang Á Châu “hạ thủ” Tầu. Không cần phân biệt đối thủ chính, đối thủ phụ. 

Nếu Mỹ tự biết không còn đủ mạnh thì nên tìm cách phân chia Nga-Tầu, làm mọi cách để Nga, Tầu không hợp sức hay không thể hợp sức chống Mỹ. Nga đứng trung lập, đối với Mỹ, vẫn tốt hơn Nga ngả về phía Tầu hay trở thành đàn em của Tầu.

Còn tốt hơn gấp bội nữa, nếu Mỹ với Nga đổi thù thành bạn, rồi từ bạn thành đồng minh để cùng làm “gió Tây thổi ngược lại gió Đông” nghĩa là cùng chặn không cho Tầu vươn lên nữa. 

Một thế thăng bằng chiến lược đồng nghĩa với hòa bình

Lẽ dĩ nhiên muốn thành công, Mỹ, ở thế mạnh hơn, phải tỏ thiện chí với Nga, phải đi bước trước. Mỹ và NATO tất nhiên phải nhượng bộ một số đòi hỏi của Nga. Nhượng bộ đến mức có thể nhượng bộ được. Chẳng hạn không mở rộng NATO thêm nữa, nhưng cũng sẽ không làm NATO yếu đi, vẫn duy trì được an ninh, thịnh vượng của toàn Âu Châu. Cùng Nga chung sống ổn định, hòa bình bất kể khác biệt thể chế…

Một khi đã cảm thấy được Mỹ, NATO, EU “chấp nhận” vào đại gia đình Âu Châu thì Nga sẽ nhận chân rằng Mỹ làm đệ nhất siêu cường thế giới nếu không tốt hơn thì cũng đỡ xấu hơn, đỡ nguy hiểm hơn là Tầu thay thế Mỹ làm đệ nhất siêu cường. Không cần thuyết phục, Putin phải biết từ lâu : Nga cách Mỹ đại dương mênh mông, ân oán cũ đều có thể bỏ qua, nhưng Tầu sát bên, chung biên giới rất dài. Cả 2 dân tộc Nga, Tầu đều có… máu bành trướng mà Tầu thì đang lúc hùng mạnh. Nợ nần, ân oán địa lý, lịch sử sẽ phải giải quyết… Nga không những sẽ phải trả lại mấy triệu cây số vuông lãnh thổ đã cưỡng đoạt của Tầu trong các thế kỷ trước, phải từ bỏ các địa điểm chiến lược, các bán đảo và hải đảo trên Thái Bình Dương mà có thể còn mất thêm cả vùng Tây Bá Lợi Á mênh mông, rất nhiều tài nguyên nhưng chính Nga không đủ nhân lực bảo vệ.

Nếu Nga ngả về Mỹ, Tầu lập tức phải lo mặt Bắc. 

Lo vũ khí hạch tâm của Nga bao trùm cả nước Tầu mà không cần đến hỏa tiễn liên lục địa. Hỏa tiễn tầm trung của Nga đủ để uy hiếp Trường Xuân, Thẩm Dương, Đại Liên, Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Thành Đô, Trùng Khánh…

Lo hàng triệu quân Nga hờm sẵn biên giới. 

Tầu sẽ phải đổi thế trận. 

Phải phân chia lực lượng đối phó. 

Phía Bắc đối phó với sức mạnh của Nga, phía Đông đối phó sức mạnh của Mỹ – một sức mạnh được tăng cường sau khi Mỹ và NATO không còn phải vướng vào cuộc chiến tiêu hao với Nga ở Âu Châu. 

Đông Á có thể kịp thời chuyển NGUY thành AN. Đài Loan, Biển Đông có thể được bảo vệ tốt hơn. 

Một thế thăng bằng chiến lược mới rất có lợi cho Mỹ và đặt nước Tầu của Tập Cận Bình vào thế phải chịu bó tay.

Nước Tầu của Tập Cận Bình phải chịu bó tay cũng đồng nghĩa với hòa bình, ổn định ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á và trên toàn thế giới !

Cao Tuấn

(19/03/2022)

Visits: 20

Cuộc tranh hùng giữa các đại cường và các vấn đề chiến lược

Cao Tuấn

Thế giới có ít nhất 3 điểm nóng có thể bùng lên thành bão lửa : Ukraine, Bắc Hàn và Đài Loan. Lửa đã bắt đầu cháy ở Ukraine, hai chỗ kia âm ỉ nhưng có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Cả 3 nơi này đều liên quan đến sự tranh chấp quyền lực và quyền lợi của một vài cường quốc. Thế giới sẽ đi về đâu ?

thegioi1

Thế giới có ít nhất 3 điểm nóng có thể bùng lên thành bão lửa : Ukraine, Bắc Hàn và Đài Loan.

Tranh bá hay tranh hùng? Tay đôi hay tay ba?

Thế giới hiện có trên dưới 10 đại cường gồm cả 2 Siêu Cường (tiếng Anh gọi là Superpowers) vượt xa các nước khác về sức mạnh kinh tế, quân sự, ảnh hưởng chính trị. Mỹ số 1, Tầu số 2. Số 1 là số 1 nhưng không có nghĩa là làm bá chủ thế giới. Khi Donald Trump của nước Mỹ phải đi vạn dậm để cầu hòa với Kim Jong-un của Bắc Hàn thì Mỹ rõ ràng không phải là bá chủ – có quyền lực ra lệnh bắt thiên hạ phải phục tùng.

Mà không phải riêng Bắc Hàn có hỏa tiễn gắn đầu đạn hạt nhân nên dám thách thức Mỹ, ít nhất trên dưới 10 quốc gia trên thế giới ngày nay cũng có khả năng gây chiến tranh nguyên tử như Bắc Hàn, nếu muốn. Mưu đồ bá chủ thế giới trong điều kiện hiện tại gần như là chuyện là bất khả.

Cuộc tranh chấp, tranh đua Mỹ – Tầu, vì thế, không phải là “tranh bá”, mà là “tranh hùng” – tranh nhau làm đệ nhất siêu cường.

Tầu muốn thay Mỹ làm đệ nhất siêu cường và Mỹ tất nhiên muốn giữ nguyên trạng, tìm cách chống lại.

Mỹ và Tầu có thể hoán đổi vị trí số 1 và số 2 trong khoảng một thập niên và nếu việc này xẩy ra thì chủ yếu do Mỹ mệt mỏi vì chuyện nội bộ nên mất khả năng và ý chí trong khi Tầu đã chuẩn bị từ lâu một cách rất có kế hoạch, bài bản cho cái cơ hội “ngàn năm một thuở” – Làm số 1 đối với 1.400 triệu người Tầu nói chung và Tập Cận Bình nói riêng đồng nghĩa với “rất nhiều quyền lợi” và “tột đỉnh vinh quang”. Đã gần tới đích, lẽ nào chịu bỏ cuộc ?

Nga có kho vũ khí hạt nhân ngang ngửa Mỹ, có diện tích lớn nhất thế giới nhưng Nga không được coi là siêu cường số 3 dù Nga rất muốn như vậy. Lý do chính : kinh tế Nga yếu, mức phát triển thấp. Tính đến 2020 theo Wikipedia, Nga có dân số 144 triệu, tổng sản lượng GDP 1.483 tỉ đô la so với Tầu có dân số 1.402 triệu, GDP 14.720 tỉ đô la. Nga đại khái chỉ còn bằng 1/10 Tầu theo 2 thước đo quan trọng này.

Tình thế đã hoàn toàn đảo ngược nếu so sánh với hơn 70 năm trước – cuối năm 1949, khi Mao Trạch Đông, vốn rất kiêu ngạo, đã phải nhẫn nhục chầu chực ở Moscova suốt 2 tháng để xin Stalin viện trợ xây dựng nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa mới thành lập. Muốn thị uy với với Mao là một lý do nhưng lý do chính có lẽ là Stalin đã nghĩ đến một ngày Tầu trở nên quá mạnh. Cái ngày ấy thực sự đã đến.

Nga, bây giờ, chỉ có thể ngồi cùng chiếu đại cường với Anh, Pháp, Nhật, Đức, Ấn Độ đặc biệt hơn một chút là cùng chứ không thể đòi “qui chế siêu cường” ngang với Tầu và Mỹ.

Dĩ nhiên nước Nga của Putin bất mãn vì cảm thấy bị coi thường, lại càng bực bội vì thêm nỗi luyến tiếc hào quang siêu cường đế quốc sô viết cũ.

Nước Nga của Putin cũng phải lo ngại cả tình hình cả 2 đầu Đông, Tây. Putin không thể tiếp tục làm Tổng thống nếu không giải quyết được vấn đề an ninh chiến lược cho nước Nga.

Phía Đông, nước Tầu càng ngày càng mạnh thêm, Nga không còn mong gì phát triển theo hướng đó. Giữ được nguyên trạng là may nhưng nhiều phần là sẽ không giữ nổi. Hòa hoãn, thân hữu Nga – Tầu chỉ là tạm thời và bề ngoài. Vì cần tập trung đối đầu, tranh đua nước rút với Mỹ, Tầu làm ngơ chưa “hỏi tội” Nga nhưng một ngày nào đó, có thể rất gần, sẽ tính sổ nợ, những món nợ lịch sử, địa lý – cả vốn lẫn lời – với Nga.

Tầu đã thâu hồi được tất cả các nhượng địa, tô giới, lãnh thổ mất vào tay ngoại nhân ngoại trừ những phần đất mất vào tay đế quốc Nga hay đế quốc Sô Viết trong các thế kỷ trước .

Hải cảng Vladivostok quan trọng nhất của Nga trên Thái Bình Dương trước kia là hải cảng Hải Sâm Uy của Tầu.

Một triệu rưỡi cây số vuông đất Ngoại Mông (rộng gần bằng 3 lần nước Pháp) Nga đã “cướp đoạt” của Tầu để làm thành nước Cộng Hòa Mông Cổ (the Republic of Mongolia), một quốc gia vệ tinh của Nga, một căn cứ lớn của Nga án ngữ cả mặt Bắc nước Tầu.

Biên giới lịch sử sóng gió dài mấy ngàn cây số giữa hai dân tộc Nga – Tầu nhất thiết sẽ phải vẽ lại…

Nước Tầu lúc nhúc người lại cũng… “cần” tài nguyên quặng mỏ, khí đốt, các nguồn nước của vùng Tây Bá Lợi Á. Nếu Tầu có dòm ngó hay thèm thuồng phần đất này của Nga thì cũng chẳng khác Nga đã từng dòm ngó, thèm thuồng (và tranh nhau với Nhật trước đây) vùng đất Mãn Châu của Tầu. Chỉ là lịch sử lập lại theo chiều hướng khác do tương quan sức mạnh thay đổi giữa các dân tộc sống cạnh nhau. Dân tộc nào mà không muốn “không gian sinh tồn” tốt cho mình nhất ?

Trong khi “mặt Đông” vẫn còn yên tĩnh” thì “mặt Tây” không được như vậy. Liên Xô sụp đổ kéo theo sự sụp đổ của tổ chức liên minh quân sự WARSAW. Các nước Đông Âu lần lượt thoát cũi, sổ lồng. Xung đột ý thức hệ Cộng Sản-Tư Bản đã chấm dứt ở Âu Châu nhưng liên minh quân sự NATO, lập ra cốt để chống Liên Xô, đối lực của WARSAW, đã không giải tán. Ngược lại còn tiếp tục mở rộng cửa thâu nhận các nước vốn là thành viên cũ của khối Cộng Sản Đông Âu thêm cả các nước mới ly khai khỏi Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Sô Viết như trường hợp 3 nước Estonia, Latvia, Lithuania, nâng tổng số từ mười mấy thành viên lên tới 30 quốc gia – mặc cho Nga ngăn cản.

Nga không thể không cảm thấy bị chèn ép, bị ngăn chặn, bị cô lập hóa, bị bao vây bởi các lực lượng và căn cứ quân sự của NATO áp sát biên giới. Hiển nhiên vì các lý do địa-chính-trị (geo-politics), những ám ảnh lịch sử về các cuộc chiến tranh tranh giành lãnh thổ, quyền lợi, ảnh hưởng, những xung đột vì chủng tộc, tôn giáo hay ý thức hệ ở lục địa này trong mấy thế kỷ vừa qua, kể cả 2 cuộc thế chiến , các nước Âu Châu, nhất là các nước lớn, vẫn xem nước Nga là một đe doạ, một đối thủ tiềm năng, cần bị kiềm chế và làm cho yếu hơn nữa.

Điều này cũng dễ hiểu vì dù cho GDP của Nga còn kém Đức, kém Anh, kém Pháp, kém cả Ý, dù cho dân số 144 triệu của Nga ngày nay chưa bằng nửa dân số Liên Xô cũ, Nga vẫn là gã khổng lồ ở Âu Châu, lãnh thổ rộng lớn gấp mấy lần lãnh thổ của 48 quốc gia Âu Châu gộp lại, sức mạnh quân sự và vũ khí hạt nhân, thừa hưởng từ Liên Xô, hoàn toàn đủ sức khống chế toàn Âu Châu – nếu thiếu vắng sự hiện diện trọng yếu của nước Mỹ như là một thành viên trụ cột của NATO

Sự việc Nga xâm lăng Ukraine đang diễn ra, khá đột ngột nhưng không nên ngạc nhiên. Ukraine đang vận động để trở nên thành viên của EU và cả NATO. Nga cảm thấy thương tổn và bị đe doạ. Ukraine quan trọng đặc biệt với nước Nga.

Một vài sự kiện có ý nghĩa :

Trong 15 xứ cộng hòa (tiểu bang) hợp thành Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Sô Viết có chiều dài lịch sử 70 năm (1922-1991), Ukraine đã luôn luôn là cộng hòa trọng yếu thứ hai, chỉ sau cộng hòa Nga.

Trong số 8 lãnh tụ của đảng cộng sản Liên Xô thay phiên nhau cầm quyền có tới 3 nhân vật gốc gác từ Ukraine là Khrushchev, Brezhnev và Chernenko.

Trận Kiev 1, năm 1941, Liên Xô mất Kiev vào tay Đức Quốc Xã sau khi chịu thiệt hại hơn 600 ngàn quân, 44 sư đoàn. Trận Kiev 2, năm 1943, Liên Xô lấy lại Kiev với giá hơn 100 ngàn quân tử trận. Kiev 1 và 2 đều được xếp vào loại các trận chiến lớn nhất trong quân sử thế giới.

Trong tổng số 42 triệu dân Ukranians ngày nay có 8 triệu người là gốc Nga, khoảng 40% dân Ukranians sử dụng tiếng Nga trong gia đình

Ngao cò tranh nhau ngư ông đắc lợi

Sau khi Liên Xô tan vỡ, Ukraine trở thành một quốc gia độc lập, một thành viên của Liên Hiệp Quốc. Trắng trợn xâm lăng Ukraine là một việc sai trái, bất hợp pháp, đáng bị lên án và phải bị lên án.

Ukraine cũng không dễ nuốt. Xe tăng Nga có thể tràn ngập cả nước Ukraine. Chính quyền bù nhìn thân Nga có thể được dựng lên ở thủ đô Kiev. Người Ukraine vẫn tiếp tục kháng cự với sự yểm trợ vũ khí, tiếp liệu của các nước Âu Châu và Mỹ. Triển vọng là chiến tranh kéo dài – du kích và phản du kích. Nga sẽ phải đối diện với nguy cơ bị sa lầy và xuất huyết ở Ukraine như Liên Xô từng trải nghiệm ở Afghanistan – trước cả Mỹ và giống như Mỹ.

Tuy nhiên đừng chờ đợi Putin – lãnh tụ gian hùng không đối thủ, khống chế chính trường nước Nga hơn 2 thập niên – sẽ chấp nhận thất bại, ra lệnh rút quân và bị lật đổ.

Nên chờ đợi Putin mở rộng chiến tranh ngoài biên giới Ukraine, đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, xâm lăng các nước chưa phải nhưng đang chuẩn bị gia nhập NATO như Georgia, Bosnia.

Nên chờ đợi quân Nga sẽ tập trung ở biên giới 3 nước Estonia, Latvia, Lithuania và có thể đe dọa tấn công cả Poland, Romania, Hungary, Czech Republic, Slovakia… đang là thành viên của NATO.

Nên chờ đợi Putin cố ý gây ra một đại khủng hoảng ở Âu Châu và cả thế giới, tạo không khí chiến tranh ảm đạm, lo lắng, bao trùm khiến kinh tế đình trệ, thị trường chứng khoán lao dốc…

Tất nhiên, Putin không muốn tự sát bằng chiến tranh nguyên tử nhưng nếu Kim Jong-un của Bắc Hàn, với kho vũ khí hạt nhân nhỏ bằng 1% hay 2% của Nga còn làm thế giới hoảng loạn, buộc Tổng thống Mỹ phải hạ mình ngồi thương thuyết tay đôi thì tại sao Putin lại không thể ?

Vậy thực sự nước Nga của Putin muốn gì ? Câu trả lời là :

– Muốn thương thuyết trong thế mạnh.

– Muốn NATO chấm dứt chính sách be bờ, bao vây, cấm vận và các biện pháp bất thân thiện khác đối với Nga.

– Muốn được tôn trọng và được chấp nhận là Nga cũng cần có một vùng ảnh hưởng riêng hoặc ít nhất một vòng đai an ninh.

Nếu sự thực đúng hoặc gần đúng như thế, thì đến lượt Tổng thống Joe Biden của nước Mỹ phải tự đặt câu hỏi và tự trả lời :

– Đối thủ chính của Mỹ trên thế giới hiện nay là Tầu hay Nga ?

– Nga có mạnh như Liên Xô và Putin có mạnh như Stalin không ?

– Nga và Mỹ có còn là kẻ thù Ý Thức Hệ phải tiêu diệt nhau không ? Có quyền lợi xung khắc đến nỗi không thể làm bạn với nhau không ?

– Mỹ có cần quá thận trọng và khe khắt với Nga như các nước Âu Châu không ?

– Ngay cả NATO chấp nhận nhượng bộ những đòi hỏi của Putin thì Putin có cơ may nào tái lập đế quốc Sô Viết khi mà các nước Đông Âu đã sợ và chán cái chủ nghĩa cộng sản độc tài toàn trị tới tận cổ không ?

– Nếu Mỹ phải dồn sức đối phó Nga ở Âu Châu thì còn bao nhiêu sức để đối phó Tầu ở vùng Đông Á ? Nếu Mỹ, Nga làm ngao, cò tranh nhau thì có phải Tầu là ngư ông hưởng lợi không ?

– Nếu Tầu dùng kế “Đông hòa Tôn Quyền, Bắc cự Tào Tháo” để rồi “gió Đông thổi át gió Tây”, tại sao Mỹ không làm y như vậy, liên kết với Nga, (cùng gió Tây với nhau) mà thổi ngược lại ?

– Thay vì mở cửa NATO thu nhận Ukraine làm thành viên, tại sao không khuyến khích Ukraine thực hiện chính sách độc lập và trung lập thân hữu với tất cả các bên như trường hợp Finland, Austria hay Switzerland ? Trung lập mà có hòa bình chẳng hơn vào NATO mà chịu chiến tranh hay sao ?

Cao Tuấn

(05/03/2022)

Visits: 349