Luận Về Tâm Lý Chính Trị

Trần Xuân Thời

Người ta thường nói đến tâm lý quần chúng, tâm lý xã hội, nhưng ít nghe ai nói đến “tâm lý chính trị”. Thật ra tâm lý chính trị thường được thể hiện qua “diễn đàn chính trị” nghĩa là tư tưởng lên khuôn cho hành động theo nhiều chủ trương, đường lối khác nhau, gọi chung là lập trường chính trị… Hành động nào cũng thường nhắm thực hiện một chủ đích, một sứ mệnh. Từ quan niệm tồn cổ, những gì do quá khứ tạo nên và lưu truyền lại cho hậu thế đều tốt đẹp, đều đáng quý, đáng học hỏi và đáng được xem là khuôn vàng thước ngọc, “Xưa Bày Nay Làm” hoặc hiện tại đáng yêu, đáng mến, đáng duy trì không cần phải thay đổi, đến quan niệm cải cách, phá hoại truyền thống, khuynh đảo trật tự xã hội đương thời để thay thế bằng cơ cấu tổ chức và trật tự mới, con người đã đi từ quan niệm cực hữu (reactionary–rightist) đến quan niệm cực tả (radical–leftist).

Trong quần chúng có những người đắn đo kỹ lưỡng trước khi chấp nhận một lập trường vĩnh viễn, cũng có người thay đổi lập trường tùy hoàn cảnh. Dù trong hoàn cảnh nào, lập trường chính trị cá nhân hay tập thể thường được thể hiện qua bốn ý niệm chính:

  1. Cực tả/Cách mạng (Radical extremist/Revolutionary);
  2. Cấp tiến (Liberal/Progressive);
  3. Bảo thủ (Conservative);
  4. Cực hữu/Phản cách mạng (Far right/Reactionary).

Các “nhãn hiệu” này thường được đề cập trên sách báo hiện hành, nhất là tại các nước dân chủ, trong đó người công dân có quyền tự do ngôn luận và có quyền gán bất cứ “nhãn hiệu” nào cho người đối lập trong phạm vi tự do tư tưởng theo luật định.

1. Cực tả/Radical extremist

Chúng ta thường gọi người theo chủ thuyết cộng sản là “bọn phá hoại” (radical). Người cộng sản gọi là cách mạng (revolutionary). Vì cộng sản chủ trương tiêu diệt tư bản chủ nghĩa, đả phá hệ thống xã hội đương thời tận gốc rễ. Nói khác đi kẻ chống đối phải bị thủ tiêu. Ngôi nhà cũ thì phải bị triệt hạ, đập nát để xây ngôi nhà mới, không cần tu bổ hay sửa chữa. Thay đổi tận gốc rễ như chính sách cải cách điền địa của nhà nước cộng sản. Cộng sản không những chỉ tịch thu ruộng đất mà còn đấu tố, sát hại các địa chủ nhằm khủng bố và triệt tiêu đầu óc tiểu tư sản như đã áp dụng ở các nước cộng sản “Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”.

Đa số những người theo Cộng sản hoặc vì hận thù, hoặc vì nhẹ dạ, nóng lòng thay đổi, nghe theo lời hứa hẹn hão huyền, những lời hứa hẹn không mất tiền mua của các “Đỉnh cao trí tuệ CS”. CS không hề có chủ tâm thực hiện điều họ hứa hẹn, như triết gia chính trị Edmund Burke đã nhận xét “Hypocrisy can afford to be magnificient in its promises; for never intending to go beyond promises, it cost nothing”. Những người mù quáng mơ ước thiên đường cộng sản, ngày nay đã dần dần vỡ mộng. Thực tế chứng minh các lãnh tự CS Đông Âu, Trung Cộng hay Việt Nam đều lợi dụng giới vô sản, bần cố nông để giành quyền lực với danh nghĩa giả tạo, hứa hẹn hão huyền sẽ mang lại “Độc lập–Tự do–Hạnh phúc”. Sau khi cướp được chính quyền, các đảng vỉên CS trở thành tư bản đỏ, triệu phú, tỷ phú, nhà cao cửa rộng, áo xiêm buộc trói lấy nhau, nắm giữ các đặc quyền đặc lợi.

Thực sự, không hề có tự do, hạnh phúc thực sự trong một xã hội mà chính quyền không tôn trọng luân thường đạo lý. “Liberty does not exist in the absence of morality”. Không có luân lý, đạo đức thì không thể có tự do. Người đời gọi chủ nghĩa cộng sản vô thần hay chủ nghĩa Tam Vô:

(1) Vô gia đình: CS xoá bỏ đơn vị căn bản của cơ cấu xã hội là gia đình, khuyến khích con cái đấu tố cha mẹ, triệt tiêu liên hệ thân tộc;

(2) Vô Tổ quốc: Cộng sản chủ trương xóa bỏ biên giới quốc tổ để hòa mình vào thế giới vô sản đại đồng. Hồ Chí Minh chủ trương chiến đấu cho đến người Việt cuối cùng, vì đảng CSVN không chiến đấu cho sự sinh tồn giống tộc Việt Nam mà đem xương máu dân Việt chiến đấu cho chủ nghĩa CS, cho quan thầy Nga Sô, Trung cộng;

(3) Vô Tôn giáo vì CS chủ trương tôn giáo là thuốc phiện mê hoặc lòng người.

Tôn giáo hướng thượng con người. Giúp con người tạo cho mình một lý tưởng để sống vượt lên trên loài cầm thú vì loài thú chỉ sống theo bản năng, duy vật, không có lý tưởng cao cả. Con người biết sống, hành thiện đời này để hưởng phước đời sau. Đó là chủ đích của đời người mà nhân loại hướng đến qua sự chấp nhận và thi hành tín điều do các tôn giáo truyền dạy. Hay nói khác đi, người không thể xứng danh là con người trọn vẹn nếu không có lý tưởng cao cả. Tổng Thống Hoa Kỳ Calvin Coolidge (1872–1933) đã nhận xét, chỉ khi nào con người có tín ngưỡng mới có thể sống đời sống trưởng thành “It is only when men begin to worship that they begin to grow”.

Cộng sản duy vật quan niệm con người chỉ là sản phẩm thiên nhiên (product of natural selection) như các lãnh giới khoáng vật, thực vật hay muôn thú khác. Đảng viên CS được đào luyện, nuôi ảo tưởng tự cho mình thuộc giai cấp đỉnh cao trí tuệ, nhưng thực sự đa số thiếu trình độ hiểu biết về thực chất của chủ nghĩa CS. Nhận xét này được thể hiện phần nào qua lời chứng được ghi nhận trong vụ án:

Flemming v. Nestor 363.U.S. 603 (1960). Nestor, an alien, became eligible for Social Security payments in 1955. In July 1956 he was deported for having been a member of the Communist Party from 1933 to 1939. Section 202(n) of the Social Security Act provided for the termination of Social Security payments when an alien is deported for being a member of the Communist Party. “Ephram (Fedya) Nestor, a Bulgarian–born immigrant to the United States, was ‘an unusual person,’ according to his second wife Barbara. She met him in 1933 when he was selling vegetables from his car and remembers not really liking him. ‘He stayed too long,’ he ‘talked too much,’ and worst of all to this devoted radical, he ‘passionately espoused the cause of Communism [but] he didn’t know too much about it.’ Interviewed when she was ninety, sharp–witted Barbara Nestor still recalled how Fedya embarrassed her at a Marxist study group with his ‘foolish’ statements and obvious lack of knowledge about Marx or communism. His family agreed he was ‘not much of a Communist’ when he joined the local party in 1936 and could not be trusted with the simplest duties. Nonetheless, the federal government deported Fedya in 1956 for his brief Communist Party (CP) membership.”

Trước khi bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Cộng Sản ra đời năm 1848. Thủ lãnh của tôn giáo lớn nhất hoàn vũ, Đức Giáo Hoàng Piô Thứ 9 (Pope Pius IX), năm 1846 đã cảnh giác thế giới về hiểm hoạ của chủ nghĩa cộng sản:

“The unspeakable doctrine of Communism, as it is called, a doctrine most opposed to the very natural law. For if this doctrine were accepted, the complete destruction of everyone’s laws, government, property, and even of human society itself would follow.” (Thông Điệp Qui Pluribus.16, ngày 9/11/1846). (Cái học thuyết nguy hại mà người ta gọi là chủ nghĩa Cộng Sản từ bản chất trái với luật thiên nhiên (Thiên luật), mỗi khi được chấp nhận, tà thuyết đó sẽ tiêu diệt hết nhân quyền, mọi định chế công quyền hợp pháp, quyền tư hữu và chính xã hội loài người.)

Nhiều quốc gia đã xoá bỏ chủ nghĩa CS. Nhiều người đã ly khai đảng CS, mặc dù trước đây họ đã hết sức hăng hái mang nhãn hiệu cách mạng, hãnh diện là đồ đệ của đệ nhất, đệ nhị hoặc đệ tam Cộng Sản Quốc Tế. Chủ nghĩa CS đã tạo nên những kẻ sát nhân như Stalin đã tàn sát hơn 20 triệu người, Mao Trạch Đông giết trên 70 triệu người, Hồ Chí Minh, cũng như Pol Pot được liệt kê vào danh sách của những kẻ diệt chủng nổi tiếng nhất trên thế giới. (Mao: The Unknown Story, Jung Chang).

Tại Hoa Kỳ, môn phái cực tả quá khích đã phát triển từ cuộc suy sụp về kinh tế năm 1929. Họ chủ trương tái tạo xã hội Hoa Kỳ mới, dựa trên căn bản lý thuyết của Karl Marx. Họ hỗ trợ tích cực các phong trào công nhân thợ thuyền với khẩu hiệu “Not Black, not white Power but Worker’s Power”, như là phương tiện gián tiếp để cộng sản hóa Hoa Kỳ… Môn phái cực tả chủ trương canh tân các chương trình xã hội, tôn giáo và xã hội Hoa Kỳ theo quan điểm của Chủ nghĩa Cộng Sản.
Hiện nay có hai nhóm cực tả: Nhóm thứ nhất chủ trương cải cách xã hội bằng phương tiện cách mạng bạo động và sắt máu. Nhóm thứ hai chủ trương cải tổ ôn hoà bằng cách lợi dụng quyền đầu phiếu. Các nhóm này lôi cuốn một số người nhẹ dạ, nhưng không đủ khả năng lôi cuốn quần chúng và chính quyền. Những người này thường không liên kết với đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ. Những người Mỹ theo đường lối này thường áp dụng chính sách mị dân. Chủ trương tự do cá nhân phải có tính cách tuyệt đối nhằm dụ hoặc quần chúng. Họ chủ trương cứu cánh biện minh cho phương tiện, nghĩa là dùng bất cứ phương tiện tốt, xấu gì cũng được miễn là đạt được kết quả mong muốn. Họ tuyệt đối tin tưởng vào chương trình cải cách Chủ nghĩa CS là thể chế hoàn mỹ, không có chủ nghĩa nào có thể thay thế…

Các tổ chức tà phái của Hoa Kỳ đã từng hoạt động như Communist Party – USA, W.F.B Dubois Club of America, Progressive Labor Party, Socialist Labor Party, Socialist Worker Party, Young Socialist Alliance, Spartacist League, Guardian, Worker League, World Socialist Party of USA, Ramparts, Monthly Review… Mỗi tổ chức đều ấn hành tạp chí để phổ biến chủ trương đường lối cho hội viên và quần chúng. Cũng nên lưu ý là ngược lại danh từ Radical ngày nay còn được dùng để mệnh danh những phần từ chủ trương đả phá chế độ cộng sản tại Nga và các nước Cộng Sản Trung Âu hay những phần tử quá khích như Radical Islam….

2. Cấp tiến/Liberal:

Chủ trương thay đổi với mức độ ôn hoà thường được gọi là cải cách (reformer/liberal). Những người cấp tiến sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi nhưng không có tính cách đả phá, hủy hoại chế độ hay hệ thống đương thời. Tu bổ, sửa chữa lại ngôi nhà đang cư ngụ hơn là áp dụng phương thức phá hoại như cộng sản đã và đang áp dụng. Cộng sản chủ trương đốt nhà để cho nhân dân sống cảnh màn trời chiếu đất, nghĩa là chịu hy sinh cực khổ trong hiện tại, trong lúc xây cất lại ngôi nhà mới nhưng không biết bao giờ ngôi nhà mới hoàn thành.

Những người chủ trương thay đổi cải cách thường chấp nhận chủ thuyết của đảng Dân Chủ hoặc cấp tiến, đều có khuynh hướng cải cách xã hội, và thường được quần chúng Mỹ liệt vào loại thiên tả ôn hoà (leftist) vì đảng CS được tự do hoạt động tại Mỹ dưới nhiều hình thức, kể cả hình thức đoàn thể xã hội và lợi dụng các quyền tự do để bành trướng. Danh từ “Liberal” phát xuất từ thế kỷ thứ 19 do tiếng Tây Ban Nha, tên của một chính đảng ở quốc gia này. Đảng viên Liberal tin tưởng vào khả năng của công dân biết sử dụng quyền hành của mình một cách xứng đáng. Trong cuộc tranh cử Tổng Thống năm 1988, ứng cử viên TT Bush đã nhận xét ứng cử viên TT Dukakis là “Liberal”. Dù danh hiệu này rất thông dụng, nhưng hiện nay vẫn chưa được xem là ý niệm tốt trong tâm lý quần chúng vì có tính cách thiên tả và các phương pháp cải cách của tả phái.

3. Bảo thủ/Conservative

Khác với hai chủ trương nêu trên (radical và liberal) có tính cách khuynh tả (leftist), theo quan niệm hiện hành của đa số công dân Hoa Kỳ. Những người chủ trương bảo thủ (conservative) ôn hoà bằng lòng với hiện tại. Họ cho rằng hiện tại vẫn tốt đẹp, không cần phải thay đổi. Những người này thường chủ trương hỗ trợ đảng Cộng Hòa. Danh từ Bảo thủ nghĩa là bảo tồn, như bảo tồn truyền thống, thuần phong mỹ tục và định chế chính quyền dân chủ đã được hình thành qua kinh nghiệm chung của nhân loại. Môn phái bảo thủ cũng chống lại chủ trương tự do quá trớn hay tự do phóng nhậm, vì tự do cũng cần phải được giới hạn để mọi người có cơ hội hưởng tự do đồng đều. “The extreme liberty as we all know, in every point, is destructive to both virtue and enjoyment” (Edmund Burke).

Sở dĩ đảng Cộng Hòa giành được thắng lợi trong các cuộc tranh cử Tổng thống ba nhiệm kỳ liên tiếp trong 12 năm (1981–1993), một phần cũng nhờ dân chúng nhìn thấy tình trạng xã hội đương thời không cần thay đổi nên đã dồn phiếu cho đảng Cộng Hòa thay vì bầu cho Dân Chủ. Đa số những người trung niên, giới trí thức và lão niên chấp nhận khuynh hướng bảo thủ. Khuynh hướng này đang là những làn sóng ngầm ảnh hưởng đến tâm lý quần chúng hiện nay khiến cho những đề nghị cải cách táo bạo không có cơ hội phát triển. Tuy nhiên những cải cách táo bạo vẫn được các ứng cử viên Clinton, Sander quảng bá trong cuộc tranh cử năm 2016 và Ứng cử Viên Trump đã đắc cử với chủ trương “Make America Great Again”. Nền chính trị Hoa Kỳ phức tạp nên khó tiên đoán đảng nào sẽ đắc cử trong các nhiệm kỳ sắp đến.

4. Cực hữu/Reactionary

Lớp người bảo thủ cực hữu (reactionary/far right) là những người vẫn thích thay đổi, nhưng thích tồn cổ hơn. Những gì do tiền nhân để lại đều đáng quý trọng, đáng được học hỏi, đáng bảo tồn, đúng với câu “xưa bày nay làm”, và thích trở lại những ngày vàng son của thời đại vua Nghiêu, vua Thuấn. Những người này đương nhiên không chấp nhận thái độ cách mạng, phá hoại truyền thống của cộng sản nên đã gây trở ngại cho sự bành trướng của cộng sản. Cộng sản gọi những người quốc gia chống cộng thuộc khuynh hướng cực hữu là thành phần “phản động” (right wing extremist/Reactionary).

Tại Hoa Kỳ hiện nay có một số tổ chức chủ trương cực hữu như John Birch Society, 20th Century Reformation Hour, Life Line, Christian Crusade, Manion Forum, Christian Anti–Communist Crusade, Liberty Lobby, Conservative Society of America, Church League of America, Harding College’s National Education Program, Richard Cotten, Christian Freedom Foundation, v.v. những người di dân từ các nước Đông Âu bị Hồng quân Nga chiếm đóng sau đệ nhị thế chiến hoạt động mạnh trong các tổ chức cực hữu.

Mỗi cơ quan đều có tạp chí để phổ biến đường lối trong quần chúng. Chủ trương quốc gia cực hữu nhất quyết không công nhận cộng sản dưới bất cứ hình thức nào, đã đang là thành trì chống cộng hăng hái nhất hiện nay. Tâm lý chính trị tại Miền Nam VN trước 1975 cũng vậy, không chấp nhận CS dưới bất cứ hình thức nào nên đã trục xuất ra Bắc một số điệp viên CS len lỏi vào chính quyền Miền Nam. Trong lịch sử xây dựng nền dân chủ tại Nhã Điển (Athens), thủ đô của Hy lạp, năm 461 trước Công Nguyên, Pericles cũng đã dùng biện pháp an trí (ostracism) các phần tử chống đối ra khỏi thành Athens một thời hạn tối đa 10 năm. Nền dân chủ tại Nhã Điển thời bấy giờ là nền dân chủ trực trị như hình thức Hội Nghị Diên Hồng, người dân trực tiếp tham gia bàn luận kế sách về thuế khóa, hòa hay chiến…

Tâm lý chung của những người bảo thủ cho rằng không phải người nào cũng đáng tin cậy, cho nên phải “chọn mặt gởi vàng”. Họ không hẳn tin tưởng vào khả năng của công dân có thể quyết định sáng suốt, nên họ chủ trương cần có chính quyền. Họ chủ trương quốc gia cần được giai cấp ưu tú (enlightened group) lãnh đạo. Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 cũng do các vị khai quốc công thần ưu tú soạn thảo. Quốc hội Hoa Kỳ cũng gồm hai viện. Thượng Viện thể hiện giá trị truyền thống, tôn trọng kho tàng văn hiến, khôn ngoan đã được tích lũy qua hàng trăm năm lịch sử.

Trong bài diễn văn lịch sử đọc tại Gettysburg, Pennsylvania năm 1863, Tổng Thống Abraham Lincoln đã tái xác nhận Hoa Kỳ sẽ được tái sinh trong Ơn Thánh Chúa là quốc gia tự do của dân, bởi dân, để phục vụ nhân dân và sẽ không biến mất trên thế gian này: “This nation, under God, shall have a new birth of freedom –– and that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth.” (Abraham Lincoln, November 19, 1863)

Trong thời gian chiến tranh lạnh sau thế chiến thứ hai, giữa hai khối Tự do và Cộng sản, Mao Trạch Đông đã từng khích lệ các lãnh tụ CS Nga Xô tấn công tiêu diệt Hoa Kỳ. Năm 1963 dưới thời TT Kennedy, Nga Xô đã đem hoả tiễn thiết trí tại Cuba, chỉ cách Hoa kỳ 90 miles. Hoa kỳ phản ứng mạnh mẽ, một mặt phong tỏa vịnh Cuba, mặt khác ra lệnh chuẩn bị tấn công, nếu Nga Sô không tháo gỡ các dàn hoả tiễn. Nga Sô sợ Thượng Đế bảo vệ Hoa Kỳ qua lời “Sấm” của Tổng Thống Lincoln “Hoa Kỳ sẽ không biến mất trên thế gian này” bèn lui binh vô điều kiện!

Xã hội Hoa Kỳ đã và đang được thay đổi bằng những cải cách tiệm tiến, tuy chậm nhưng chắc, cũng nhờ những anh tài thực sự nỗ lực làm việc vì quốc gia dân tộc. Thay đổi nhanh chóng theo kiểu cách mạng cộng sản, thiếu suy tư và thiếu điều nghiên kỹ lưỡng đã đưa đẩy các nước cộng sản đến bờ vực thẳm, thảm khốc về cả hai phương diện kinh tế lẫn chính trị.

Những người cực hữu chống Cộng Sản mãnh liệt tại Hoa Kỳ cũng như các nước tự do trên thế giới, nhiều khi “dùng gậy ông để đập lưng ông”, nghĩa là “dĩ độc trị độc”. Họ dùng ngay phương pháp cộng sản để trị cộng sản. Họ là những người lớn tiếng cảnh giác quần chúng về hiểm hoạ cộng sản trước và sau khi bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Cộng Sản ra đời. Trong suốt 100 năm từ khi cuộc cách mạng Cộng Sản năm 1917 xảy ra tại Nga sô, những người chống cộng cực hữu chấp nhận thái độ bất cộng đái thiên với cộng sản, đa số không vì tư lợi cá nhân mà chỉ vì quốc gia dân tộc. Họ sẵn sàng chống đối những gì sinh lợi cho cộng sản, kể cả vấn đề bang giao, viện trợ cho thế giới cộng sản. Nhờ đó vào cuối thập niên 1980, Cộng Sản Nga Sô và Đông Âu sụp đổ. Từ sau đệ nhị thế chiến, khối Cộng sản Nga sô Đông Âu và Trung hoa vẫn mua ngũ cốc của Hoa Kỳ vì nền kinh tế của Nga Sô và Trung hoa trì trệ không đủ thực phẩm bán cho quần chúng. Hoa Kỳ thường dùng kinh tế làm đòn bẩy để thăng tiến nhân quyền đối các quốc gia cộng sản hoặc chuyên chế, như Tu Chính Án Jackson–Vanik mà chúng ta thường nhắc đến trong thập niên 1975–85 để tranh đấu cho vấn đề di dân, đoàn tụ gia đình, phóng thích tù nhân chính trị từ các nước CS Đông Âu hay Á Châu, VN đến Hoa Kỳ. (19 US. Code S.2432 Freedom of emigration in East–West trade).

Những người cực hữu cũng rất quan tâm về sự suy đồi của nền luân lý và giá trị cổ truyền. Họ rất trung thành với giá trị luân lý của đảng Cộng Hoà. Họ thường chống đối những chương trình, kể hoạch mà họ nghĩ là do cộng sản quốc tế hỗ trợ, các tệ đoan như tham những, hối lộ trong công quyền, trong nền tư pháp của Hoa Kỳ và các cơ quan cảnh sát. Họ chủ trương chính quyền có nhiệm vụ giáo huấn quần chúng để tránh sự lợi dụng của cộng sản và các phần tử phá hoại. Đặc biệt những người cực hữu hỗ trợ chế độ tự do kinh doanh và tư bản chủ nghĩa và chống đối chế độ xã hội chủ nghĩa do nhóm cực tả chủ trương.

Đặc nét của chính quyền dân chủ là tự do kinh doanh và tự do cạnh tranh. Tâm lý kinh tế chính trị này thể hiện rõ rệt nhất trong các cuộc bầu cử. Cử tri sẽ luận xét về chủ trương và đường lối của ứng cử viên về phương diện kinh tế nhiều hơn về các phương diện khác. Sự kiện này cũng hiển hiện ngay trong các nước cộng sản, vì tình trạng kinh tế suy sụp, quần chúng nghi ngờ khả năng quản trị của giới lãnh đạo, hô hào đòi tự do kinh doanh, tự do dân chủ. Vì thế, bây giờ các nước Đông Âu kể cả Nga Sô không còn noi gương xã hội chủ nghĩa, mà ngược lại các nước này noi gương các nước tư bản để phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của quần chúng. Marx, Lenin, Stalin không còn là thần tượng mà là tội đồ của các dân tộc Đông Âu. Do đó chúng ta có thể nói, bất cứ hình thức chính quyền nào mang lại cho quần chúng hạnh phúc, no cơm ấm áo với các quyền tự do căn bản theo Thiên luật đều được dân chúng hỗ trợ. Tự do dân chủ là môi trường thuận lợi nhất cho vấn đề phát triển về mọi phương diện nhân sinh.

5. Sứ mệnh bảo vệ chính nghĩa tự do, dân chủ, nhân quyền

Hoa Kỳ là một quốc gia mẫu mực thực thi chế độ bảo vệ tự do dân chủ, nhờ đó trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Cơ quan FBI quản lý an ninh quốc nội kiểm soát chặt chẽ mọi hành vi phá rối trị an của CS Quốc tế. CIA quản lý an ninh quốc tế hoạt động rất hữu hiệu khiến cho Cộng Sản Quốc Tế, dù đã chiếm gần một nửa thế giới, từ sau thế chiến thứ hai, nhưng vẫn thất bại trong mưu toan khuynh đảo thành trì của Thế Giới Tự Do cho đến khi khối CS Nga và Đông Âu sụp đổ vào cuối thập niên 1980.

Trong suốt 100 năm sau ngày ban hành bản Tuyên Ngôn Cộng sản Quốc Tế (1848–1948), phong trào CSQT đã bành trướng qua các liên minh (Communist Comintern): Phong trào Đệ nhất (1864–1876), Đệ nhị (1889–1918), Đệ tam (1919–1943) và Đệ tứ Quốc Tế (1938–1953) nhằm lật đổ chính quyền tư bản, lấy giải thoát giai cấp vô sản làm cứu cánh và kỳ vọng đạo binh vô sản thế giới kết hợp để tiêu diệt tư bản vì lịch sử thế giới là lịch sử của giai cấp đấu tranh, biểu tượng là cuộc cách mạng vô sản tháng 10/1917 lật đổ triều đại Nga Hoàng Tsar Nicholas II… Tại Trung hoa, Mao Trạch Đông đã thôn tính Trung hoa lục địa năm 1949 và Tưởng Giới Thạch phải di tản chiến thuật ra đảo Đài Loan.

Trước sự bành trướng nhanh chóng của chủ nghĩa CS quốc tế, Hoa Kỳ đã gia tăng guồng máy an ninh quốc nội và tình báo quốc ngoại, ban hành và tu chính nhiều đạo luật ngăn ngừa phá rối trị an. Từ năm 1798, Hoa Kỳ đã ban hành luật Alien and Sedition Act ngăn ngừa và trừng trị cuồng ngôn nhằm làm mất uy tín chính quyền địa phương và trung ương… Năm 1917, Hoa Kỳ ban hành luật Espionage Act, đồng thời với cuộc cách mạng vô sản tại Nga sô.

Năm 1901, Tổng thống William McKingley bị các phần tử chủ trương vô chính phủ ám sát. Vị Tổng Thống thứ 25 của Hoa Kỳ, đã để lại các nhận xét bất hủ: “In the time of darkest defeat, victory may be nearest… That’s all a man can hope for during his lifetime – to set an example – and when he is dead – to be an inspiration for history”.

Tiểu bang New York ban hành luật ngăn ngừa tội phạm ám sát vì lý do chính trị và âm mưu lật đổ chính phủ… Năm 1919 Schenck, đảng viên CS, đã bị kết án chiếu luật Espionage Act 1917 vì sách động thanh niên phản đối chiến tranh và cản trở vấn đề tuyển mộ binh sĩ. Năm 1919 tại Ohio, Debs, một thủ lãnh CS, đã đọc diễn văn trước 1,200 khán giả nhằm sách động chống chiến tranh, xúi dục thanh niên bất tuân lệnh nhập ngũ, đã bị kết án trên 10 năm. Năm 1927 tại California, Whitney, đảng viên CS, bị kết án vi phạm luật Criminal Syndicalism Act, tổ chức phá hoại, dùng bạo lực làm phương tiện lật đổ chính quyền hợp pháp…. Năm 1951, chiếu luật Smith Act, 11 lãnh tụ CS đã bị kết án vì chủ trương bạo hành, lật đổ chính phủ…

Tại nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, Quốc hội đã ban hành luật trừng trị các hành động phá rối trị an, lật đổ chính phủ. Các luật lệ cấp Liên bang cũng như cấp Tiểu bang hiện nay vẫn còn có hiệu lực áp dụng đối với các hành vi phá rối trị an, lợi dụng tự do ngôn luận tuyên truyền xuyên tạc, sách động quần chúng tạo nguy cơ cho nền an ninh quốc nội.

Chúng tôi xin đơn cử một thí dụ về luật tiểu bang đối với chủ nghĩa cộng sản, nhân viết về vụ William Joiner Center thuộc Trường Đại Học Massachusetts tại Boston, tiểu bang Massachusetts, thuê hai cán bộ CSVN tham gia vào công tác viết về lịch sử người Việt tỵ nạn hải ngoại. Trong suốt hai năm từ tháng 1/2000 đến tháng 3/2002, Cộng đồng người Việt hải ngoại đã nỗ lực tranh luận với Đại học Mass tại Boston hầu điều chỉnh hành động vi phạm luật lệ của Đại học Mass.

Luật của tiểu bang Massachusetts, định nghĩa các tổ chức khuynh đảo là những tổ chức có mục đích chung nhằm lật đổ chính quyền hợp pháp bằng phương pháp bạo động hay các phương thức bất hợp pháp khác. Đảng cộng sản là đảng có mục đích khuynh đảo, do đó đảng cộng sản là đảng không được luật Massachusetts công nhận. Tổng trưởng Tư pháp có nhiệm vụ điều tra và truy tố các tổ chức khuynh đảo. Đảng viên các tổ chức khuynh đảo thường bị truy tố về tội hình sự, không được ứng cử vào các chức vụ công cử, không được bổ nhiệm vào các chức vụ tại các cơ quan công quyền, không được tuyển dụng vào các cơ sở giáo dục công lập và tư thục, và bị cấm hành nghề trong một số ngành dịch vụ, không được nhập tịch, v.v.

Luật Massachusetts, Chương 264,

Điều 16 ấn định: “… Subversive organizations… mean any form of association… whether incorporated or otherwise for the common purpose of advocating, advising, counseling or inciting the overthrow by force or violence or by any unlawful means, of the government of the Commonwealth or of the United States.”

Điều 16 A: “The Communist Party is hereby declared to be a subversive organization.”

Điều 17: “A subversive organization is hereby declared to be unlawful.”

Điều 18: “The attorney general shall bring an action… against any organization which has reasonable cause to believe is a subversive organization.”

Điều 19: “Any person who becomes or remains a member of any organization knowing to be a subversive organization shall be punished by imprisonment in the state prison for not more than three years….”

Điều 20: “No person who has been convicted of a violation of the provisions… of section nineteen… shall be eligible to… employment… in any public or private institution… The attorney shall have jurisdiction in equity to restrain and enjoin any such person from performing such duties.”

Mặc dù hiện nay Hoa Kỳ giao thương với các nước cộng sản vì lý do kinh tế, thương mại, an ninh toàn cầu; vì lý do nhân đạo để nâng cao sinh hoạt của các lĩnh vực nhân sinh, và để bảo vệ nền văn minh nhân bản dựa trên các quyền thiên nhiên (natural rights civilization) hay nhân quyền do Tạo hóa ban cho nhân loại mà không ai được quyền xâm phạm. Tuy vậy các chính quyền độc tài vẫn đối nghịch với thế giới tự do, chứ không có nghĩa bang giao tức là xóa bỏ lằn ranh Quốc, Cộng.

Quan niệm về các quyền bất khả xâm phạm do Tạo hóa ban cho nhân loại là quan niệm phát xuất từ dân gian. Hầu hết nhân loại hướng về đấng Tạo Hoá. Từ ngàn xưa các bộ tộc, quốc gia đều quan niệm tộc trưởng các bộ lạc hay vua chúa các quốc gia là Thiên Tử, trung gian giữa Trời và loài người, thừa mệnh Trời trị vì thiên hạ. Quan niệm này bàng bạc trong lịch sử và văn hóa nhân loại từ cổ đến thế kỷ 20. Tại Á Châu, Tần Thủy Hoàng lên ngôi năm 13 tuổi, đến năm 22 tuổi mới được thực thụ tấn phong vào chức vụ Hoàng Đế năm 238 trước Công nguyên. Các vua qua các triều đại tại Trung Hoa đều được tấn phong theo quan niệm Vua là Thiên Tử, thay mệnh Trời trị vì thiên hạ cho đến đời vua cuối cùng của Triều đại Mãn Thanh vào đầu thế kỷ thứ 20.

Bên phương trời Tây, các Đức Giáo Hoàng La Mã, đại diện cho Thần quyền, là Giáo hội Công Giáo, thường tấn phong các vị Hoàng Đế như Giáo Hoàng Lê–ô thứ III năm 800 sau Công nguyên đã tấn phong Hoàng Đế Charlemagne. “Thần quyền và thế quyền như linh hồn và thể xác không thể tách rời nhau.”

Khổng giáo quan niệm “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. “Dân là nước, vua là thuyền. Nước có thể lật đổ thuyền”. Nhưng Khổng học cũng quan niệm “Trung thành bất sự nhị quân”. CS Tàu đã lợi dụng chủ trương “Trung Thành” này để khuyến dụ dân chúng trung thành với Đảng CS. Ngày nay Trung Cộng lập các Viện Khổng Tử tại một số quốc gia trên thế giới để bành trướng văn hoá Tàu. Nhưng tiếc thay, các Viện Khổng Tử cũng là cơ quan tình báo. Sự lạm dụng này đã khiến cho một số cơ quan truyền bá văn hoá của Trung Cộng bị các quốc gia đóng cửa.

Chủ nghĩa CS vô thần không công nhận các quyền bất khả xâm phạm và nổi tiếng trên thế giới là chủ nghĩa vi phạm nhân quyền. Vì CS vô thần, không tin con người có đời sau, nên không có tín ngưỡng. CS chủ trương con người là sinh vật kinh tế, không có linh hồn, nên cũng sống theo bản năng như các cầm thú khác. Ngược lại, các quốc gia tự do quan niệm mọi người sinh ra được hưởng quyền bình đẳng và những quyền thiên nhiên (natural rights) bất khả xâm phạm được Tạo hóa ban cho nhân loại.

Một trong những đặc điểm của Văn Minh Tây Phương là chủ trương quảng bá và trọng nhân quyền, tôn trọng nhân phẩm, nhân vị của con người. Mọi người được bình đẳng, được tạo dựng theo hình ảnh của Tạo hoá. Con người có:

(1) trí tuệ (intellect) để thu nhận kiến thức, tinh luyện suy luận và phát triển sáng tạo;

(2) lý trí (reason) để suy xét, phân biệt phải trái, thiện ác;

(3) ý chí (will) để quyết tâm thực hiện điều mình mong ước hay lý tưởng của mình và

(4) tự do (freedom) để hành động theo lương tri.

Do đó, con người “Nhân linh ư vạn vật” cao trọng hơn các loài thọ sinh khác.

Trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập, ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Ba Đình, Hà Nội, ông HCM cũng lập lại những câu văn trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ năm 1776, mở đầu với câu:

“Hỡi đồng bào cả nước. Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”

CSVN muốn dụ hoặc đồng bào và đánh lừa dư luận thế giới tự do, vì nếu chúng ta xét qua thực chất hoạt động của đảng CSVN từ năm 1945 đến nay, chúng ta thấy rõ CSVN chỉ hứa suông mà không bao giờ có thành ý thực hiện những điều hứa hẹn. Lời hứa không mất tiền mua. Edmund Burke rất hữu lý khi nhận xét về những hứa hẹn hão huyền của các chính quyền độc tài: “Hypocrisy can afford to be magnificent in its promises; for never intending to go beyond promises, it cost nothing”.

Về phương diện tri thức, nghiên cứu về quyền thiên nhiên do Tạo Hoá ban cho nhân loại thuộc phạm trù Thần học (Theology). Các ý niệm về nhân phẩm, nhân quyền, các quyền bất khả xâm phạm được hiểu qua đức tin (Faith seeking understanding: If you do not believe, you will not understand) hơn là qua suy lý. CS Vô Thần không tin vào đấng Tạo Hóa tạo ra vũ trụ và nhân loại, nên chưa trưởng thành để am hiểu các ý niệm về quyền tự do Tạo Hoá ban cho nhân loại. Những quyền này Tạo Hoá ban cho mọi người, nhưng Tạo Hóa cũng ban cho con người tự do để chọn sự lành, lánh sự dữ hay ngược lại.

Ngoài ra, vì trí tuệ con người có khả năng hữu hạn nên ngoài cuộc sống trần tục, có những điều mà giác quan chúng ta không thu nhận được nên chúng ta cần phải có lòng tin tưởng để được Thiên khải. Cố Tổng Thống Hoa Kỳ Calvin Coolidge đã nhận định: Chỉ khi nào con người có tín ngưỡng mới mong được trưởng thành. “It is only when men begin to worship that they begin to grow” – “Có cầu mới được, có xin mới cho, có gõ mới mở”.

Quan niệm về quyền bất khả xâm phạm thiên nhiên do Tạo hóa ban cho nhân loại đã và đang ảnh hưởng đến tâm lý chính trị, tư duy và hành động, của nhân dân hữu thần trên thế giới và các triết thuyết chính trị của các quốc gia dân chủ Tây phương. Bảo vệ Tự do, dân chủ, nhân quyền là căn bản, là nền móng, là những hạt giống cưu mang mầm mống của các cuộc cách mạng tại Mỹ (1776), tại Pháp (1789) trong thế kỷ thứ 18 và ý niệm giải phóng nô lệ phát xuất từ Anh Quốc năm 1833 và sau đó được khai triển tại Mỹ gây nên cuộc nội chiến 1861–1865 trong thế kỷ thứ 19.

Tư tưởng lên khuôn cho hành động. Vấn đề thực thi sứ mệnh bảo vệ quyền tự do thiên nhiên (Natural Rights Liberty) do Tạo Hóa ban cho nhân loại đã và đang là nguyên động lực điều hướng chính sách đối nội, đối ngoại của Hoa Kỳ.

Đối nội, một trong những nguyên nhân chính của cuộc nội chiến tại Hoa Kỳ (1861–1865) là để bảo vệ nhân quyền, giải phóng chế độ nô lệ, vì chế độ nô lệ không phù hợp với Thiên lý, phản bội lý tưởng tự do. “Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong”. Hoa Kỳ đã trả một giá rất đắt, đã hy sinh 618,000 nhân mạng trong cuộc nội chiến Nam–Bắc phân tranh và cả sinh mạng của vị Tổng Thống Cộng hoà khả kính Abraham Lincoln, người quyết tâm giải phóng chế độ nô lệ để cải tiến xã hội.

Đối ngoại, Hoa kỳ đã tham chiến chống Đức Quốc Xã và Phát-xít Nhật trong đệ nhị thế chiến (1939–1945) tại hai mặt trận Âu, Á. Hoa Kỳ đã hy sinh hơn 500,000 quân sĩ. Giả sử Hoa Kỳ không tham chiến thì Âu Châu, Phi Châu đã bị Đức Quốc Xã xâm lăng. Á Châu và ngay cả Úc Châu cũng bị Phát-xít Nhật chiếm đóng thì vận mệnh của các dân tộc liên hệ tang thương như thế nào!

Nếu không có Hoa kỳ đánh bại Nhật Bản thì Trung hoa chẳng những đã hy sinh 14 triệu người mà còn phải hy sinh nhiều sinh mạng hơn nữa và nhất là Âu Châu, Á Châu, Phi Châu, cả Úc Châu cũng không biết bao giờ mới thoát khỏi ách độc tài đảng trị của Đức và Nhật. Trong cuộc chiến chống sự bành trướng của CS Quốc Tế tại Việt Nam, Hoa Kỳ cũng hy sinh 58,000 nhân mạng trong số đó có 7 vị tướng lãnh.

Tất cả hy sinh mà Hoa Kỳ gánh chịu, không phải để xâm lăng, chiếm đất, giành dân, mà đã thể hiện ý chí bất khuất trong chủ trương “bảo vệ chính nghĩa tự do” cho nhân loại chống kẻ xâm lăng. Đúng với triết lý nhân sinh của một quốc gia quyết tâm ra tay nghĩa hiệp:

“Nếu người tốt không ra tay nghĩa hiệp thì kẻ gian tà chiến thắng –Evil triumphs if good men do nothing.” (Edmund Burke) Và người hành động dưới ngọn cờ chính nghĩa chứ không phải xâm lăng qua chiêu bài giải phóng để áp đặt chế độ độc tài đảng trị, xoá bỏ biên giới quốc gia mà tổ tiên đã hy sinh xương máu gầy dựng qua hàng ngàn năm lịch sử từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau.

Hơn 125,000 quân nhân anh dũng, binh sĩ và tướng lãnh Hoa Kỳ, đã “sống gởi nạc, thác gởi xương” tại các nghĩa trang Âu, Á, nơi mà họ đã hy sinh để giành lại chủ quyền cho các quốc gia lâm chiến như Anh, Pháp, Phi và các nước khác tại Âu châu, Á châu… Hàng năm, đến ngày kỷ niệm Đệ Nhị Thế Chiến, dân chúng các quốc gia này đã đem vòng hoa ra tảo mộ, tri ân các chiến sĩ Hoa kỳ đã hy sinh mạng sống để giải phóng dân tộc họ. Đó là bằng chứng hy sinh vì Chính nghĩa, vì lý tưởng tự do mà thế giới CS không bao giờ có.

Ngoài vấn đề hy sinh nhân mạng, nhân dân Hoa Kỳ, sau thế chiến đã viện trợ hằng ngàn triệu Mỹ Kim để tái thiết Âu Châu và Nhật Bản. Hoa kỳ đã lột xác Nhật Bản từ chế độ quân trị, kiêu binh lạc hậu sang chế độ tự do dân chủ, bằng cách cung cấp thực phẩm, kỹ thuật, nhân tài vật lực để tái thiết quốc gia Nhật về mọi khía cạnh nhân sinh văn hoá, giáo dục, kinh tế, xã hội, chính trị. Nhờ thế, Nhật Bản đã trỗi dậy nhanh chóng sau cơn binh biến và ngày nay đã trở thành một quốc gia hùng mạnh ngang hàng với các nước tiên tiến Tây phương. Nhật Bản tuy bại trận, nhưng luôn biết ơn Hoa Kỳ, đã từng vinh danh Tướng MacArthur vào danh sách phong thần, một trong 12 ân nhân của dân tộc Nhật.

Tại Việt Nam, năm 1975. Cộng Sản Bắc Việt đã vi phạm Hoà Ước Ba Lê và xâm lăng miền Nam Việt Nam nên Hoa Kỳ không viện trợ tái thiết. Cộng sản Bắc Việt, quá lạc hậu và dã man, đã trả thù Miền Nam bằng cách bắt giam hằng triệu dân, quân, cán, chính Miền Nam. Hàng chục ngàn người đã chết trong ngục tù CS vì bị tra tấn, đói khát và bệnh tật do chế độ lao tù bất nhân của chế độ CS. Hơn nửa triệu người đã chết thảm trên biển cả hay vùi thây bên góc rừng, xó núi, trên đường vượt thoát tìm tự do. Cuộc chiến do CS Miền Bắc phát động đã gây nên cuộc chiến tương tàn làm cho 5 triệu người Việt vô tội bị vong mạng.

6. Tâm lý cử tri

Ngoài các chủ trương thượng dẫn thể hiện qua tâm lý quần chúng, ảnh hưởng trầm trọng đến kết quả các cuộc tranh cử cấp tiểu bang và liên bang, thái độ chính trị của cử tri còn thể hiện hai loại khuynh hướng về chính trị và kinh tế:

(1) Khuynh hướng thứ nhất là bầu cho người tại vị (incumbency–oriented) và chọn ứng cử viên theo chính sách quốc gia (policy–oriented),

(2) Khuynh hướng thứ hai là chọn ứng cử viên theo kinh nghiệm kinh tế cá nhân của cử tri (personal experiences) và lượng định tình trạng kinh tế quốc gia (national assessment).

Cử tri thường dồn phiếu cho ứng cử viên đương nhiệm hoặc ứng cử viên cùng đảng với vị tiền nhiệm, nếu tình trạng kinh tế khả quan. Năm 1981, cử tri Hoa Kỳ đã bầu Tổng thống Reagan (1981–1988) và sau đó bầu cho Tổng thống Bush (1989–1993) thể hiện nền kinh tế khả quan dưới thời Cộng Hoà so với nền kinh tế suy sụp lạm phát phi mã dưới thời Carter (1976–1980) nên TT Carter đã thất cử khi ra tranh cử nhiệm kỳ hai.

Trong nền kinh tế Hoa Kỳ, nên lưu ý đến hai vấn đề quan trọng: thất nghiệp (unemployment) và lạm phát hay sinh hoạt đắt đỏ (inflation). Hai hiện tượng kinh tế này có tính cách nghịch vị: Thất nghiệp tăng thì lạm phát giảm. Thời Tổng thống Carter (1977–1981) lạm phát quá cao, (mortgage interest rate để mua nhà từ 12–18%). Cử tri chú trọng vào chính sách hơn là đảng phái hoặc cá nhân khiến cho Carter thất cử. Cử tri không bầu cho Carter đương nhiệm mà bầu cho Reagan. Từ năm 1981 đến 1993, đảng Dân Chủ không thể giành lại ngôi vị Tổng thống vì đảng Cộng Hoà có nhiều bí quyết chế ngự được nạn lạm phát và giảm tỷ số thất nghiệp. Thường nạn thất nghiệp dưới thời Cộng Hoà cao hơn dưới thời Dân Chủ, do đó những người sợ nạn thất nghiệp, hay lo lắng về tình trạng kinh tế cá nhân thường dồn phiếu cho ứng cử viên đảng Dân Chủ. Hai vấn đề này đều thuộc về kinh tế đại tượng (macro econ.). Đảng nào quân bình được cán cân thất nghiệp và lạm phát sẽ có nhiều cơ hội gặt hái được kết quả tốt đẹp trong các cuộc bầu cử. Sau cuộc bầu năm 2016, TT Trump đắc cử, nền kinh tế khởi sắc, nạn thất nghiệp giảm, kinh tế phồn thịnh.

Kinh nghiệm của cử tri về kinh tế cá nhân (personal experiences) và tình trạng kinh tế quốc gia (national assessment) cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành quyết định của cử tri. Nếu tình trạng gia đình khả quan, cử tri sẽ tiếp tục bầu cho Tổng thống, Thống đốc đương nhiệm hoặc cùng đảng. Sự kiện này có thể suy luận từ tình trạng kinh tế và kết quả các cuộc bầu cử cấp tiểu bang và liên bang. Chính cá nhân cử tri mới hiểu rõ tình trạng hạnh phúc hay đau khổ của mình vì sự thăng trầm của nền kinh tế, đúng như nhận xét của kinh tế gia Adam Smith: “Every man feels his own pleasures and his own pains more sensibly than those of other people.”

Lại nữa trong bất cứ nhiệm kỳ nào của Dân Chủ hay Cộng Hoà đều có người thất nghiệp. Những người thất nghiệp có thể có hai thái độ: bầu cho tổng thống đương nhiệm nếu nhận thấy tình trạng quốc gia khả quan và không cần luận về tình trạng thất nghiệp cá nhân. Cũng có thể họ bầu cho ứng cử viên mới để mong tình trạng cá nhân hầu có thể thay đổi. Vấn đề này thuộc tâm lý cá nhân nghĩ đến quốc gia dân tộc hay đặt nặng quyền lợi cá nhân, do đó cùng một hoàn cảnh có thể hai người có hai thái độ khác nhau.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ (2001–2008), đa số dân chúng Mỹ nghĩ rằng tình trạng kinh tế khả quan, đời sống gia đình thoải mái nên bầu cho ứng cử viên Cộng Hoà George Bush về cả hai phương diện kinh nghiệm kinh tế cá nhân và tình trạng kinh tế quốc gia. “When the nation’s economy is doing well, the voters would tend to vote for the incumbents, while those who believed it had been worsened would tend to vote for the challengers.”

Nhưng sau cuộc chiến kéo dài ở Trung Đông nhằm tiêu diệt khủng bố đã đánh vào thành trì tư bản của thế giới từ năm 2001. Tình trạng kinh tế gặp khó khăn nên dân chúng muốn có sự thay đổi. Ông Obama, nhờ chủ trương “Change” đã được bầu làm Tổng Thống được 2 nhiệm kỳ (2008–2016).

Tuy nhiên, khi gần hết hai nhiệm kỳ của Obama, xem ra dân chúng không thấy được sự thay đổi như Đảng Dân Chủ đã hứa hẹn. Ngân sách quốc gia thâm hụt đến 18 trillion hay 18,000 tỷ ($18,000,000,000,000). Tình hình an ninh quốc nội lại bị khủng bố đe dọa, thất bại về chính sách đối nội và đối ngoại.

Năm 2008, khi TNS Obama nhậm chức Tổng Thống, đảng Dân Chủ chiếm đa số cả Thượng viện lẫn Hạ Viện Hoa Kỳ. Sau 4 năm trị vì, dân chúng bất mãn, đảng Dân chủ mất một số lớn ghế Thống Đốc và mất luôn quyền kiểm soát Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ và lưỡng viện quốc hội tại nhiều tiểu bang.

Dự định phân phối người lớn và trẻ em vượt biên bất hợp pháp từ Nam Mỹ, hoặc di dân từ Trung Đông đến các tiểu bang, không nghĩ đến lý do an ninh và gánh nặng an sinh xã hội. Sự kiện này đã gây phẫn nộ trong quần chúng và hơn 30 vị Thống Đốc đã phản đối TT Obama về vấn đề di dân và nhiều vấn đề nhiêu khê khác.

Sở dĩ cuộc vận động tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2016–2020 đã có nhiều ứng cử viên đảng Cộng Hòa ra tranh cử vì các đảng viên Cộng Hoà thấy đây là cơ hội tốt để thắng cử. Trong lúc đó đảng Dân Chủ chỉ có 4 ứng cử viên, nhiều người không tham gia tranh cử vì thấy cơ hội thắng cử của đảng Dân chủ không cao. Thêm vào đó, chính trị Hoa Kỳ thường thay đổi đảng cầm quyền quốc gia cứ 8 năm một lần.

Tuy nhiên kết quả thăm dò dư luận thường thay đổi có khi tùy theo một số biến cố không thấy trước được như nạn khủng bố ở Pháp, hay ở San Bernardino, CA năm 2015, đã nâng cao điểm tín nhiệm cho một số ứng cử viên quan tâm đến chủ trương mạnh mẽ về vấn đề chống khủng bố, chống di dân mà các chính khách nhà nghề thường giữ thái độ dè dặt sợ bị phản ứng không dám lên tiếng. Nói khác đi một con bướm bay ở Âu châu có thể tạo nên làn gió mạnh ở Mỹ châu hoặc ngược lại. “Butterfly effect: This effect grants the power to cause a hurricane in China to a butterfly flapping its wings in New Mexico. It may take a very long time, but the connection is real. If the butterfly had not flapped its wings at just the right point in space/time, the hurricane would not have happened. “

Trong các xã hội độc tài đảng trị chỉ có một khuynh hướng chính trị độc tôn. Trong các quốc gia tự do dân chủ, công dân được hưởng quyền tự do thiêng liêng do Thượng Đế (natural law) ban cho mà không ai có quyền xâm phạm.

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ năm 1776 đã ghi rõ: “All men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness”. Mọi người sinh ra đều được bình đẳng, thụ hưởng những quyền bất khả xâm phạm do Thượng Đế ban cho, như quyền được sinh sống, quyền tự do và quyền tìm kiếm hạnh phúc…

Nền chính trị tại Hoa kỳ rất phức tạp, luôn luôn có những làn sóng ngầm xung đột giữa các quan niệm khác nhau, về vấn đề chọn ưu tiên trong khi thực hiện quốc sách.

(1) Ý niệm phổ quát cổ truyền được công chúng nhắc đến là ý nguyện của các bậc khai quốc công thần đã thể hiện qua Bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 và Hiến Pháp năm 1787 chủ trương giành ưu tiên để bảo vệ quyền tự do thiên nhiên của con người do Thượng Đế ban cho “Natural Rights liberty”. Từ khuynh hướng căn bản này, một số ý niệm khác được khai triển.

(2) Ý niệm thứ hai là dành ưu tiên đề bảo quản quyền tự trị địa phương hay tiểu bang “Classical Communitarian Liberty”. Ý niệm này bênh vực quyền quản trị địa phương, tăng quyền tiểu bang và hạn chế quyền liên bang. Các tiểu bang đều có hai Thượng Nghị Sĩ và cứ khoảng trên dưới 500,000 dân được bầu một dân biểu trong Quốc hội Liên bang. Mỗi tiểu bang có quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

(3) Khuynh hướng thứ ba là ưu tiên để bảo vệ tự trị kinh tế cá nhân “Economic Autonomy Liberty”.

(4) Khuynh hướng thứ tư là dành ưu tiên bảo vệ công bằng xã hội “Social Justice Liberty” và

(5) Thứ năm là dành ưu tiên bảo vệ quyền tự do cá nhân “Personal Autonomy Liberty”, trong đó có vấn đề phá thai mà cuộc tranh luận khéo daì cho đến ngày nay. Nhân kỷ niệm 48 năm án lệ Roe v. Wade (1973-2021). Chúng ta thử xem qua lập trường đôi bên:

“The Biden Administration made the announcement in a press statement put out by the White House. “The Biden-Harris Administration is committed to codifying Roe v. Wade and appointing judges that respect foundational precedents like Roe,” reads the statement. “In the past four years, reproductive health, including the right to choose, has been under relentless and extreme attack,” it continues. “We are deeply committed to making sure everyone has access to care—including reproductive health care—regardless of income, race, zip code, health insurance status, or immigration status.” Roe v. Wade was the 1973 Supreme Court 7-2 decision ruling that the Constitution of the United States protects a pregnant woman’s liberty to choose to have an abortion without excessive government restriction. It struck down many U.S. federal and state abortion laws.

Meanwhile, Sen. Rand Paul (R-Ky.) said, “Today marks the grim 48th anniversary of Roe v. Wade. Since this ruling in 1973 over 62 million innocent lives have been lost due to abortion. Every single life matter including the unborn. We must protect the sanctity of life & prevent taxpayer dollars from funding abortions.”

Rep. Debbie Lesko (R-Ariz.) echoed Paul’s criticism. “Today is the tragic anniversary of Roe v. Wade,” Lesko wrote. “I am proud to be a pro-life woman in Congress and fight for the right to life for every unborn baby. Every life is a gift from God, and I will continue to defend the sanctity of life at every stage.”

Những người làm chính trị có thể, không ít thì nhiều, am hiểu tâm lý chính trị. Nhưng không hẳn người hiểu tâm lý chính trị lại làm chính trị. Trường hợp này, nghiên cứu để hiểu biết chính trị hơn là áp dụng kiến thức vào sinh hoạt chính trị một cách tích cực qua chính đảng. Hoặc nói cách khác đi không có “khiếu” hoặc không thích làm chính trị.

Làm chính trị cần sự dấn thân, can đảm, bền chí, nhẫn nhục… có khi hy sinh cả cuộc đời, không vì tư lợi mà vì quốc gia dân tộc. Tuy vậy, số người hy sinh vì quốc gia dân tộc thường ít, và khi hành động cần người hợp tác. Người hợp tác có thể vì danh lợi, thừa gió bẻ măng, tạo nên nạn bè phái, oán cừu, làm cho người có tâm huyết thân bại danh liệt.

Người có tâm huyết làm chính trị chỉ vì muốn thực hiện một sứ mệnh cao cả, không nề gian khổ, nếm mật nằm gai, noi gương Việt Vương Câu Tiễn, quyết chí xây dựng quốc gia dân tộc, như lời thơ diễn tả của Đằng Phương:

“Họ là những anh hùng không tên tuổi,
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông,
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh,
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.”

Chung quy, con người thường hành động theo tư tưởng của mình. Tư tưởng thu nhận từ xã hội, học đường, bạn bè… kết tinh thành trạng thái tâm lý, gọi chung là tâm lý quần chúng.

Muốn thu phục nhân tâm, trước hết phải am hiểu tâm lý quần chúng. Muốn am hiểu quần chúng phải có tâm hồn khoáng đạt, cởi mở để có thể tiếp nhận ý kiến từ nhiều quan điểm thuận cũng như nghịch, để rồi tinh luyện, biến hoá, tương kế tựu kế, hầu thực hiện sứ mệnh cao cả của mình.

Dầu sinh hoạt chính trị dưới hình thức nào đi nữa thì bốn lập trường nêu trên từ cách mạng tả phái đến phản cách mạng hữu phái, vẫn là đặc tính chung của phạm trù tâm lý chính trị.

Trong bất cứ xã hội nào, thường một thiểu số chấp nhận một thái độ, một lập trường và dùng lập trường đó như kim chỉ nam hướng dẫn hành động. Từ đó một thiểu số tranh đấu cho lý tưởng của họ, nếu thắng thế, họ sẽ trở thành cấp lãnh đạo. Lãnh đạo vì dân vì nước là phước của quốc gia. Lãnh đạo vì xôi thịt là quốc nạn.

Thế thì không nên hờ hững với chính trị. Một mặt sinh hoạt chính trị “nhằm sửa trị sự việc cho chính trực”. Mặt khác nếu mình không tỏ rõ lập trường, tà đạo lên nắm quyền thì chính mình sẽ là nạn nhân của thời cuộc. “Evil triumphs when good men do nothing” (Edmund Burke). Nhận xét này là kim chỉ nam hướng dẫn hành động của đống bào quốc nội yêu chuộng tự do và quý vi đồng hương hải ngoại trong công tác kiện toàn cơ cấu tổ chức các đoàn thể ái hữu, tôn giáo, cộng đồng địa phương, tiểu bang, liên bang, quốc tế để xây dựng đời sống mới hầu hỗ trợ cho đại nghiệp cứu quốc chóng được viên thành.

Nhờ tự do tư tưởng mà các nước dân chủ đã tiến xa trên bước đường xây dựng quốc gia dân tộc, ý thức chính trị của quần chúng cao. “Ý dân là ý trời- vox populi vox dei”, không phải thể hiện bằng cách mạng, bằng đảo chánh, gây chiến tranh, cướp chính quyền mà bằng phương thức ôn hoà, nhân bản qua phương thức văn minh: Bầu cử tự do, thực thi quyền dân tộc tự quyết.

Bầu Cử Tự Do thật sự hiện hữu mỗi khi cơ quan tổ chức bấu cử, cử tri, ứng cử viên dựa trên động cơ đạo đức cao thượng” Một lòng vì dân, vì nước” qua quá trình (1) nghiên cứu, kiện toàn, tìm hiểu tường tận kỹ thuật, luât lệ tổ chức, điều kiện cử tri, ứng cử viên, chiếu theo nhu cầu của môi trường dân sinh, phát triển xã hội (cách vật trí tri); (2) tham gia bầu cử với tư cách cử tri, ứng viên hay nhân viên phòng phiều với tấm chân tình nhằm mục đích phung sự xã hội, “thương vì đức, hạ vì dân” (thành tâm); (3) Khi sự thành tâm đã an định thì không dùng phương pháp lương lẹo, gian trá, thay trắng đổi đen, (chánh ý); (4) Người được vinh danh là người có phẫm hạnh, là người luôn xét mình, tự sửa sai để hoàn thiện trong lời nói và việc làm (tu thân); (5) chọn người đại diện một cách công minh, chính trực thể hiện sự liêm chính, là hành vi nêu gương tốt cho con, cháu, trong công tác giáo dục, xây nền tảng gia đình (tề gia) (6) các cuộc bấu cử tự do được điều hành một cách chính trực gia tăng giá trị của tập thể, lòng tín nhiệm của đồng bào, sự thoã mãn của ứng cử viên, trong công tác xây dựng nhân quần xã hội (trị quốc); một khi mọi người, mọi nhà, mọi quốc gia tuân giữ đaọ đức truyền thống thì công đồng quốc tế đươc thái bình thịnh trị, (bình thiên hạ).

Nếu vai trò của các đoàn thể, cộng đồng, chính đảng, chính phủ là để hoằng dương chủ trương, đường lối chính trị để mời gọi sự hợp tác của quần chúng trong công cuộc xây dựng tự do, dân chủ và thịnh vượng cho quốc gia, dân tộc, thì công dân phải sáng suốt tự chọn lấy lập trường cho chính mình vậy.

Trần Xuân Thời

Visits: 14

Tưởng Niệm Giáo Sư Viện Trưởng Nguyễn Văn Bông – 50 Năm Nhìn Lại (1971 – 2021)

Hội CSV QGHC Miền Đông Hoa Kỳ

Giáo Sư Viện Trưởng Nguyễn Văn Bông (2/4/1929 -10/11/1971)

Nhìn lại  một giai đoạn lịch sử, năm 1963 Giáo sư Nguyễn Văn Bông chấp nhận lời mời của chính phủ về nước, giáo sư dạy môn luật hiến pháp và khoa học chính trị tại Đại học Luật Khoa Sài Gòn và Học Viện Quốc Gia Hành Chánh qua các giai đoạn sau:

  • 1964-1971: Giáo Sư Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh.
  • 1966-1971: Phó Khoa Trưởng trường Đại Học Luật Khoa, Saigon
  • 1968-1971: Sáng lập viên kiêm Chủ Tịch Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, Chủ Nhiệm báo Cấp Tiến, Nguyệt San Cấp Tiến.
  • Ngày 25 tháng 11 năm 1968: Một quả bom phát nổ cạnh phòng làm việc của giáo sư tại tầng hai Học viện Quốc Gia Hành chánh.  Giáo sư  thoát nạn.
  • Ngày 09/11/1971: Giáo sư chấp nhận chức vụ Thủ Tướng dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa.
  • Ngày 10/11/1971: Giáo sư bị ám sát tại ngã tư đường Cao Thắng – Phan Thanh Giản. Giáo Sư vĩnh viễn ra đi lúc 42 tuổi.

Tư Tưởng của Giáo sư Nguyễn Văn Bông: Tri Hành

Tưởng niệm Giáo sư Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, chúng tôi xin nhìn lại những hoạt động của Giáo Sư trong tư tưởng của một người Thầy, một chính trị gia, một nhà hoạt động chính trị trong các vấn đề xây dựng và phát triển Miền Nam Việt Nam.

Giáo sư đã nói ra rất rõ ràng:

1) Lý tưởng dân chủ pháp trị:

Lý tưởng này được Giáo sư đưa ra từ năm 1963  – vào ngày 1/8/1963 khai giảng niên khóa 1963-1964  của trường Đại Học Luật Khoa. Giáo sư đã đăng đàn giảng thuyết với đề tài “Ðối lập chánh trị trong chế độ dân chủ. Đề tài cấm kỵ trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Giáo sư đã can đảm nói lên tiếng nói chính trị đối lập trong sinh hoạt chính trị đương thời nên đã gây được nhiều tiếng vang trên chính trường nhứt là kêu gọi  thực thi một chế độ dân chủ với sự cho phép hình thành các lực lượng đối lập chính trị, hoạt động tự do và công khai.

2) Thành Lập Đảng Chính Trị Đối Lập:

Cuối năm 1968, khi qui chế chánh đảng vừa được ban hành, Giáo sư cùng với Giáo sư  Nguyễn Ngọc Huy đứng ra vận động thành lập một tổ chức chánh trị lấy tên là  Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến.  Giáo sư là chủ nhiệm tờ báo Cấp Tiến, Nguyệt San Cấp Tiến – cơ quan ngôn luận của Phong trào và chính GS Bông, trong các bài viết đăng trên mục lập trưòng hay quan điểm, luôn kêu gọi dân sự hóa guồng máy công quyền. Phong Trào là một một lực lượng chính trị – dân biểu Khối Cấp Tiến – trong Quốc Hội . Phong trào đã lôi cuốn một số đông các cựu sinh viên Học Viện QGHC trong đó có các dân biểu như Trương vi Trí, Nguyễn văn Quí, Nguyễn văn Tiết.

3) Tham Gia vào Cải Cách Hành Chánh

Vào khoảng năm 1969-1970, chính quyền đương thời muốn thực hiện một sự cải cách hành chánh rộng lớn trong guồng máy hành chánh từ trung ương xuống địa phương, nên  Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đã mời GS Bông – GS Bông đồng ý giữ chức Đồng Chủ Tịch với Tổng Thống Thiệu trong Hội Đồng Cải Cách Hành Chánh Trung Ương.

4) Tham Chính:

GS Nguyễn Văn Bông (phía trước), GS Nguyễn Văn Tương, (bên phải) và GS Tạ Văn Tài đến trao bằng Tiến sĩ cho một sinh viên Trường Luật. Ảnh: Internet – chưa rõ nguồn.

Giáo sư Nguyễn Văn Bông đã đem tâm huyết thành lập Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến để đem lý tưởng của mình ra “Tri Hành” mong đưa dân tộc Việt qua khúc quanh lịch sử để cùng sống còn với chế độ Cộng sản Bắc Việt độc tài đảng trị. Trong đầu tuần tháng 10 năm 1971, tin Giáo sư được mời ra tham chính thành lập nội các với vai trò “Thủ Tướng” thì đảng Cộng sản đã hay tin và ra tay trước triệt hạ. Chúng biết uy tín của Giáo sư – một nhà lãnh đạo chính trị tại miền Nam – có nhiều triển vọng sẽ đối đầu bất lợi  trên chính trường quốc nội và quốc tế  trong tương lai.

Mất GS Bông, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và trường Luật mất đi một vị giáo sư ưu tú, một người thầy tận tụy, một ân sư của lớp sinh viên trong giai đoạn này. Phong Trào QGCT cũng mất đi một lãnh tụ quan trọng, thu phục cảm tình quần chúng,  được giới  thanh thiếu niên cùng giới trí thức trẻ tâm phục. Miền Nam mất đi một chính khách có uy tín trên chính trường quốc nội và quốc tế để xây dựng một Miền Nam Độc Lập – Tự Do – Tiến Bộ.

5) Phát Triển Học Viện QGHC:

Trong thời gian này (1963-1971), Học Viện  Quốc Gia Hành Chánh đã được nhiều uy tín với các đại học bạn, hơn nữa Học Viện đang tiến  ngang tầm với các nước tiên tiến. Học Viện đã đào tạo hàng ngàn cán bộ hành chánh ưu tú hỗ trợ cho việc xây dựng, kiến thiết  nền hành chánh quốc gia qua các điểm chính sau:

  • Lập Ban Cao Học: Học viện đã phát triển không ngừng, ngoài Ban Tham Sư, Ban Đốc Sự, GS cho mở thêm Ban Cao Học với thêm nhiều ngành như ngoại giao và thẩm tra kế toán, để đào tạo một thế hệ cán bộ hành chánh dấn thân có trình độ hiểu biết về tình hình chánh trị ở trong nước cũng như trên thế giới.
  • Thể lệ chọn nhiệm sở cho các sinh viên tốt nghiệp: Để công bình và khuyến khích các sinh viên chuyên tâm học hành, thể lệ mới ấn định các sinh viên  được chọn nhiệm sở theo thứ tự kỳ thi tốt nghiệp .
  • Tăng cường chương trình đào tạo giáo sư cho Học Viện: Tạo ra thể lệ sinh viên thủ khoa các khóa Đốc Sự và Cao Học được học bổng du học tại các đại học Mỹ để lấy bằng tiến sĩ . Nhờ thể lệ nầy, số giáo sư trẻ của Học Viện được tăng cường rất đáng kể.
  • Tham gia các sinh hoạt của các CSV: điển hình là hình chụp buổi đá banh giao hữu trong giải chung kết sinh viên Liên khóa Sàigòn 1963-1964.

GS Viện Trưởng Nguyễn Văn Bông và Đội Tuyển Túc Cầu Quốc Gia Hành Chánh

Thay Lời Kết:

Sau cùng, trong cái nhìn của người cựu sinh viên QGHC, một cán bộ Quốc gia, một công dân của Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi  chỉ biết ngậm ngùi thương tiếc Giáo sư Nguyễn Văn Bông qua bốn câu thơ trích từ bài thơ Chiến Sĩ Vô Danh của Giáo sư Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy, người đồng chí của cố  GS Nguyễn Văn Bông:

Trong chiến đấu, không nài muôn khó nhọc,
Cưỡi hiểm nguy bất chấp nỗi gian nan,
Người thất cơ đành thịt nát xương tan
Nhưng kẻ sống lòng son không biến chuyển.”

Một lần nữa, năm nay, ngày 10 tháng 11 là lần giỗ thứ 50, Hội CSV QGHC  Miền Đông xin được ghi lại những hình ảnh trong các sinh hoạt của Hội để “Tưởng Niệm Giáo Sư Viện Trưởng Nguyễn Văn Bông – 50 Năm Nhìn Lại “.

Xin mời xem video:

Hội CSV QGHC Miền Đông Hoa Kỳ

Visits: 57

Về sự khác biệt của 2 cuộc chiến tranh Việt Nam và Afghanistan (A Phú Hãn)

Cao Tuấn

Đoạn kết của chiến tranh A Phú Hãn tháng 8/ 2021 giống như đoạn kết của chiến tranh Việt Nam tháng 4/ 1975. Người Mỹ tháo chạy trong hỗn loạn, không xứng đáng là đệ nhất siêu cường. Cùng lúc, chính quyền Kabul giống như  chính quyền VNCH, được Mỹ ủng hộ trên dưới 20 năm, sụp đổ tan hoang.

Tuy nhiên nhìn kỹ hơn thì cuộc chiến tranh Việt Nam và chiến tranh A Phú Hãn khác nhau về nhiều mặt.

Một: 

Chiến tranh Việt Nam là sự đụng độ giữa Mỹ và cả khối Cộng Sản, lúc đầu chính yếu là Cộng Sản Tầu, Cộng Sản Việt nhưng sau gồm cả Liên Xô, Bắc Hàn, Cu Ba, các nước Cộng Sản Đông Âu. Mỹ kéo được một số đồng minh Á Châu tham chiến như Úc, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Thái Lan, Phi Luật Tân nhưng các đồng minh mạnh nhất của Mỹ ở trong Nato lại chọn đứng ngoài. Dù sao, chiến tranh Việt Nam cũng là cuộc xung đột dữ dội nhất, nóng nhất , dai dẳng nhất của thời kỳ chiến tranh lạnh giữa 2 phe Cộng Sản và Tư Bản, một thứ thế chiến thu gọn trên chiến trường Đông Dương.

Mỹ ở thế “thắng rất khó” mà “thua thì hiểu được” vì khối Cộng Sản lúc đó rất mạnh và dốc toàn lực dù bề ngoài là chỉ có Cộng Sản Việt Nam đánh nhau với Mỹ. Nhờ sự chống lưng vô giới hạn của Trung Cộng, Bắc Việt không cần chia quân lo phòng thủ vì biết trước Mỹ, sau kinh nghiệm xương máu trong chiến tranh Triều Tiên, không muốn hoặc không dám đụng độ trực tiếp với một biển quân Tầu thêm lần nữa, nên chắc chắn sẽ không vượt sông Bến Hải  tiến binh ra Bắc. Trong khi đó thì Bắc Việt cứ tự do hàng hàng lớp lớp theo hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh đổ quân vào Nam.

Bắc Việt cũng  không cần làm kinh tế sản xuất vì lương thực, súng đạn đã được đàn anh cung cấp đủ. Không còn là một quốc gia bình thường, phe Cộng Sản đã biến Bắc Việt thành một trại lính – chỉ ăn, ngủ, huấn luyện ngắn ngủi rồi lên đường “chống Mỹ, cứu nước”, “sinh Bắc, tử Nam” nghĩa là đánh cho tới chết, đánh đến người Việt Nam cuối cùng. (Ngay cả người Việt chết hết, Mỹ vẫn còn đối phó với một tỉ người Tầu thù nghịch…)

Chiến tranh A Phú Hãn ngược lại. Tương quan lực lượng hoàn toàn chênh lệch. Lợi cho Mỹ và bất lợi cho Taliban. Trước sau chỉ đơn độc Taliban đối đầu với Mỹ và các lực lượng đồng minh của Mỹ gồm cả quân đội của chính quyền Kabul do Mỹ dựng lên cộng với quân đội trong khối NATO như của Anh, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Spain, Portugal, Norway, Canada …Thế mà cuộc chiến 20 năm kết thúc với Taliban toàn thắng mặc dù sự giúp đỡ từ bên ngoài mà Taliban nhận được rất không đáng kể. Đó là một điều rất đáng ngạc nhiên: Tại sao người khổng lồ và “bè đảng” lại thua một chú bé con một cách thảm thương như vậy!? Không những Mỹ là cọp giấy- như Mao Trạch Đông từng nói – mà cả NATO cũng là cọp giấy luôn, ít nhất trong trường hợp này.

Hai: 

Mỹ tốn phí khoảng 1,000  đến 2,000 tỉ đô la cho chiến tranh A Phú Hãn, tuỳ theo cách tính. Có thể là ngang bằng hoặc thậm chí cao hơn chi phí của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam tính theo thời giá hiện hành. Mặt khác, cường độ và qui mô của chiến tranh A Phú Hãn lại chỉ bằng 1/10 hay 1/20 chiến tranh Việt Nam.

Trong chiến tranh Việt Nam ước lượng Mỹ chết 58 ngàn, phe Quốc Gia VN chết trận 250 ngàn, phe Cộng Sản VN chết 1 triệu. Số bị thương gấp mấy lần số chết. Thường dân chết vì bom đạn cũng thêm cả triệu. Trong chiến tranh A Phu Hãn, Mỹ chết khoảng tổng cộng 6 ngàn (cả quân sự, dân sự); quân đội và cảnh sát của chính quyền Kabul chết khoảng 70 ngàn; Taliban chết 60 ngàn; thường dân chết vì bom đạn cũng khoảng 70 ngàn. Tại cao điểm của chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ hiện diện là hơn nửa triệu so với 100 ngàn tại cao điểm chiến tranh A Phú Hãn. Toàn bộ chiến tranh Việt Nam lấy đi ít nhất 3 triệu sinh mạng so với hơn 200 ngàn chết trong toàn bộ chiến tranh A Phú Hãn.

Chiến tranh A Phú Hãn căn bản là đánh du kích và phản du kích không có những trận đại chiến “long trời, lở đất” cấp sư đoàn như ở Việt Nam. Các  trận đánh Tết Mậu Thân, Lam Sơn 719, Bình Long, Kontum, Quảng Trị, Ban Mê Thuật, Long Khánh…đều đáng ghi vào quân sử thế giới.

Có thắng, có bại nhưng thực tế đã chứng tỏ quân đội của phe quốc gia Việt Nam thiện chiến và rất anh dũng dù sự lãnh đạo chính trị ở tầm mức quốc gia thì kém cỏi. Con số tử sĩ 250 ngàn cũng chứng tỏ chính đạo quân 1 triệu người này – trải qua hàng ngàn trận chiến lớn, nhỏ – mới là chủ lực ngày đêm bảo vệ cái thực thể Việt Nam Cộng Hoà suốt 20 năm chứ không phải quân viễn chinh của nước Mỹ, trông cậy quá nhiều vào hoả lực áp đảo và thường “vồ hụt” địch quân.

Đạo quân người Việt này đã bị “bức tử” một cách vội vã, hết sức thiếu công bằng trong năm cuối cùng của cuộc chiến. Giữa lúc đối phương mang toàn lực tấn công, viện trợ không được gia tăng mà còn bị cắt tàn nhẫn – đột ngột và toàn diện – cho nên không sụp đổ mới là chuyện lạ.

Nếu Liên Xô, Trung Cộng cũng cúp lương thực, cúp xăng dầu, cúp đạn, cúp pháo, cúp tăng…đối với Bắc Việt y chang như Mỹ đã làm đối với đồng minh Nam Việt thì chắc chắn không bao giờ có biến cố lịch sử tháng 4/1975!

Chiến tranh Việt Nam cũng làm đảo điên nước Mỹ trong nhiều năm. Phong trào chống chiến tranh lan tràn khắp nước Mỹ và khắp thế giới. Hội thảo, biểu tình liên tục. Trốn lính, bắt lính. Vừa đánh, vừa đàm. Leo thang, xuống thang. Nước Mỹ mất ăn, mất ngủ vì số thương vong quá cao được công bố mỗi ngày. Ngược lại, chẳng mấy ai lưu tâm đến chiến tranh A Phú Hãn, ngoại trừ   biến cố trùm khủng bố Bin Laden bị giết hoặc khi các chính trị gia Mỹ nêu vấn đề “rút hay không rút” vào lúc tranh cử.

Nói một cách khác, chiến tranh Việt Nam “sôi nổi, lôi cuốn” bao nhiêu thì chiến tranh A Phú Hãn lại “bình thường, tẻ nhạt” bấy nhiêu – tất nhiên là đối với công luận quốc tế, công luận Mỹ chứ không phải đối với hàng chục triệu dân A Phú Hãn phải hứng chịu tai hoạ chiến tranh mỗi ngày, không phải đối với mấy triệu người A Phú  Hãn sống vất vưởng ở các trại tị nạn ở các vùng biên giới.

Ba:

Sau khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ 1954, nếu Mỹ phủi tay, quay lưng luôn thì Miền Nam Việt Nam chắc chắn sẽ mất vào tay Cộng sản rất sớm, cùng lúc với Lào và Cao Miên. Kế tiếp là các nước Đông Nam Á, nghèo nàn, bất ổn và đã nhen nhúm hoạt động cộng sản “Mao Ít” như Singapore, Mã Lai, Thái Lan, Indonesia, Phi Luật Tân… cũng sẽ lần lượt rơi rụng đúng như các quân cờ Domino.

Mỹ can thiệp vào chuyện Việt Nam và lập Liên Minh Phòng Thủ Đông Nam Á (SEATO) để ngăn chặn phong trào cộng sản quốc tế đang bành trướng mạnh, vì thế, là chuyện phải làm, là chuyện chẳng đặng đừng. Hành động ngăn chặn, “be bờ” của Mỹ tại Việt Nam (1954-1975 ) có tích cách phòng thủ chứ không phải có mục đích tấn công, không khác gì Mỹ đã hành động tại Tây Âu và thiết lập NATO sau khi các nước Đông Âu lần lượt bị cộng sản hoá trong tay của Stalin. Mỹ không xâm lăng Việt Nam như Cộng Sản vu cáo. Nỗ lực của Mỹ là giữ cho miền Nam Việt Nam và Đông Nam Á không bị cộng sản tràn ngập.

Cuối cùng, khác với trường hợp Nam Hàn, Việt Nam Cộng Hoà đã bị hy sinh nhưng phần lớn các nước Đông Nam Á khác đã được cứu rỗi. “Chiến tranh Việt Nam của nước Mỹ” đã trực tiếp và gián tiếp giúp Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Indonesia, Phi Luật Tân có đủ thì giờ củng cố, phát triển tương đối vững mạnh để thoát khỏi mối nguy “bị cộng sản hoá cách này hay cách khác”. Đông Nam Á có ngày nay là nhờ chiến tranh Việt Nam, nhờ sự hiện diện của Mỹ ở Việt Nam trong 20 năm ấy. Đó chính là nhận xét của thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.

Chiến tranh Việt Nam cũng mang đến một kết quả khá lạ lùng: Mỹ “xuống nước” bắt tay với Trung Cộng để cùng chống Liên Xô và Liên Xô đã sụp đổ chỉ 15 năm sau khi được coi là thắng Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Sáng kiến của Kissinger/ Nixon có thể là thảm hoạ cho nước Mỹ tính về lâu dài nhưng ít nhất, Mỹ cũng được coi là bá chủ thế giới hay “siêu cường duy nhất” trong 2 thập niên kế tiếp cho đến khi nước Tầu Cộng Sản của Tập Cận Bình ra mặt thách thức Mỹ.

Trong khi chiến tranh Việt Nam đối với nước Mỹ, như vậy, là sự cần thiết. Cuộc chiến 20 năm tại A Phú Hãn, đối với nước Mỹ, trái lại, là một sự phí phạm vô ích, một sự sai lầm gần như hoàn toàn.

Ngoài trừ việc săn đuổi và giết Bin Laden, hành động của Mỹ ở A Phú Hãn, về mọi phương diện, khó có thể biện minh.

Mỹ có quyền trừng phạt Taliban đã giúp đỡ và dung dưỡng Bin Laden và Al Qaeda tấn công nước Mỹ trong vụ 9/11 giết gần 3 ngàn người nhưng chiếm đóng A Phú Hãn và  ngang dọc tự tung, tự tác là một sự xâm lăng. Dù nhân danh sứ mệnh “giải phóng” hay “khai hoá” xã hội A Phú Hãn. Dù có giúp thiết lập một chính quyền thân Mỹ và “tự do, dân chủ” theo kiểu Tây Phương. Dù có giúp cải thiện đời sống vật chất và cả tinh thần của một thiểu số khá lớn người bản xứ sống trong các thành phố. Dù có cổ võ chuyện giải phóng phụ nữ và nam nữ bình quyền…

“Khai hoá” trong trường hợp này là một sự “áp đặt văn hoá” bằng võ lực vừa có tính cách tự tôn, ngạo mạn vừa làm dấy lên sự ngờ vực “khai hoá” chỉ là chiêu bài không khác chiêu bài của nước Anh khi mang hạm đội đến “khai hoá” Ấn Độ, của Hoà Lan “khai hoá” Indonesia, của Pháp khai hoá “Việt Nam”, của Tây Ban Nha “khai hoá” Phi Luật Tân trong các thế kỷ trước.

Chính Pakistan đã chứa chấp Bin Laden, tại sao Mỹ không đánh, chiếm Pakistan và lập chính quyền “tự do, dân chủ” thân Tây Phương? Còn bao nhiêu nước Hồi Giáo khắc nghiệt, vi phạm nhân quyền liên tục như Iran, Saudi Arabia… tại sao Mỹ và Nato làm ngơ? Hàng chục nước Phi Châu độc tài, áp bức, lạc hậu, nghèo đói…tại sao Mỹ và Nato không mang binh lực đến giải phóng, khai hoá? Tại sao lại chọn A Phú Hãn?

Người ta có quyền suy luận Mỹ dám mang lực lượng đến lật đổ chính quyền Taliban năm 2001 và dựng lên một nước A Phú Hãn mới vì lúc ấy chính quyền của tổng thống Bush (con) tự tin nước Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới, muốn làm gì thì làm, không ai có thể ngăn cản. Chẳng hạn, nước Nga vẫn chưa đứng vững trên đống tro tàn của đế quốc Liên Xô. Nước Tầu với qui mô kinh tế  GDP nhỏ bằng 1/4 hay 1/5 của Mỹ còn đang rất nhũn nhặn với Mỹ theo lời căn dặn “dấu mình, chờ thời” của Đặng Tiểu Bình. Các nước Nato thì sẵn lòng sắp hàng theo gậy chỉ huy của Mỹ. Hơn thế nữa, chính quyền Taliban đơn độc không có đồng minh. Nước A Phú Hãn, nghèo nàn, lạc hậu “dường như” là một mục tiêu dễ dàng…

Người ta cũng có quyền suy luận Bin Laden, Al Qaeda, Taliban chỉ là cái cớ, tiềm năng quặng mỏ phong phú và nhất là vị trí chiến lược của A Phú Hãn ở Trung Á án ngữ con đường nối Âu, Á và Trung Đông, lại nằm sát Nga, Tầu, Ấn Độ, Iran, Pakistan mới là lý do thực sự Mỹ đến A Phu Hãn và muốn ở lại đây. “Lý tưởng” là một nước A Phú Hãn “tân tiến” khác hẳn các nước Hồi Giáo khác – thân Mỹ, có hiệp ước an ninh với Mỹ, chấp nhận sự hiện diện quân sự thường trực của Mỹ, cho Mỹ bố trí hoả tiễn mang đầu đạn hạt nhân trên những vùng cao nguyên chót vót có khả năng khống chế toàn vùng… Mỹ sẽ giữ được ngôi vị bá chủ lâu dài trên toàn thế giới…

Tuy nhiên, tất cả đã là “lâu đài xây trên cát”.

Nhân danh việc tìm công lý cho gần 3 ngàn người chết oan trong vụ khủng bố 9/11 nước Mỹ đã ném mình vào một cuộc chiến tranh sai lầm và không cần thiết khiến có thêm hơn 200 ngàn người nữa chết oan, chưa kể  2000 tỉ đô la ném xuống sông, xuống biển trong khi số tiền khổng lồ này đáng lẽ có thể dùng để tăng cường nước Mỹ về mọi mặt, chuẩn bị cho cuộc thư hùng không tránh được với nước Tầu cộng sản.

“America first” cũng được đi, nhưng đến bao giờ thì các chính trị gia và cả các chiến lược gia của nước Mỹ mới hết chủ quan, mới hết “ngây thơ vô… số tội”?!

Cao Tuấn

(24/ 8/2021)

Visits: 13

“Thác Là Thể Phách, Còn Là Tinh Anh”

Bài tưởng niệm nhân vật lịch sử Nguyễn Ngọc Huy 31 năm sau ngày mất (28/07/1990)

Cao Tuấn

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy (1924 – 1990)

Cuối cùng ai cũng phải chết. Đối với đại đa số người ta, ngoài phạm vi gia đình riêng, chết là hết. Nhân vật lịch sử thì khác. Chết mà vẫn còn. Ảnh hưởng của họ sau khi chết có thể quan trọng hơn cả ngay khi còn sống. Ông Nguyễn Ngọc Huy là một người như vậy hay là một trường hợp như vậy.

Nói như thế có quá đáng không?

Câu trả lời phải tìm trong cuộc đời tranh đấu phi thường của ông Nguyễn Ngọc Huy trong một giai đoạn lịch sử rất phức tạp, khó khăn. Và phải nghĩ cả đến tương lai của nước Việt Nam – sẽ Độc Lập, Dân Chủ, Tự Do, Hoà Bình, Hạnh Phúc hay vẫn tiếp tục chìm đắm, suy đồi trong độc tài, đảng trị để rồi tan biến không dấu vết vào nước Tầu Cộng Sản?

Làm chính trị đúng đắn cũng là làm cách mạng

Thi phẩm Hồn Việt, tập thơ in lần đầu năm 1950.

Trong bài thơ “Anh Hùng Đất Việt” ông Nguyễn Ngọc Huy sáng tác ngày 27/07/1948 – vào khoảng 3 năm sau khi gia nhập Đại Việt Quốc Dân Đảng ở tuổi 21 – được in trong tập thơ Hồn Việt, dưới bút hiệu Đằng Phương có đoạn như sau:

Đây những người sinh nhằm thời quốc biến

Trong gian truân, cố chuyển lại cơ trời

Giữa đêm sâu, mưa máu rộn tơi bời

Vẫn thẳng tiến, không rời đường cách mạng

Ông Nguyễn Ngọc Huy lúc còn trẻ phải rất cảm hứng với “đường cách mạng” mới có thể viết được lời thơ rất truyền cảm vừa bầy tỏ sự khâm phục vừa bao hàm cả quyết tâm của chính mình muốn noi theo những tấm gương của những người hy sinh cho nước.

Điều khá lạ lùng là về sau này, ít nhất từ khi ông từ Pháp trở về nước năm 1964, lúc 40 tuổi, để tích cực hoạt động chính trị công khai như lập đảng Tân Đại Việt, Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến (hay Liên Minh Dân Chủ Việt Nam ở hải ngoại sau biến cố 1975), ông không còn hay nhắc tới “đường cách mạng”.

Từ đó, ông thường  nói “làm chính trị” mà không nói “làm cách mạng”. Lý tưởng và quyết tâm rõ ràng không suy suyển nhưng ngôn ngữ có sự thay đổi. Vậy, giải thích làm sao?

Thời Đệ Nhị Cộng Hoà Việt Nam ông Nguyễn Ngọc Huy là một trong 4 vị giáo sư nổi tiếng uyên bác nhất của trường Quốc Gia Hành Chánh, trường Luật, các trường đại học và cao đẳng khác trên toàn quốc về bộ môn chính trị học. (Ba vị kia là các ông Nguyễn Văn Bông, Vương Văn Bắc, Nguyễn Mạnh Hùng). Mà đối với chính trị học hay khoa học chính trị thì cách mạng (revolution) là một chủ trương chính trị hướng đến sự thay đổi xã hội một cách toàn diện thành ra làm cách mạng cũng là làm chính trị rồi.   Cố ý tách rời cách mạng khỏi chính trị, mang tính cách chủ quan, thiên về mục đích tuyên truyền, đặc biệt khi có người nhấn mạnh mình làm cách mạng, không làm chính trị.

Thời Pháp thuộc, vì điều kiện hoàn cảnh, các đảng phái cộng sản hay không cộng sản thường là các đảng kín, kỷ luật sắt, hoạt động bí mật, chủ trương tranh đấu lật đổ chế độ đương hữu, lập chế độ mới nên thường tự xem là làm cách mạng. Riêng người cộng sản lúc nào cũng tự nhận họ làm Cách Mạng (viết hoa), mà cuộc cách mạng cộng sản đồng nghĩa với cực đoan, bạo động trong khi từ ngữ cách mạng chỉ hàm ý một sự thay đổi sâu rộng không nhất thiết phải có bạo động, chém giết tàn bạo.

Một lý do khác: ông Nguyễn Ngọc Huy nhìn thấy những sai lầm căn bản của các cuộc  cách mạng cộng sản và người cộng sản đã lạm dụng danh từ quá đáng  nên để tránh những nhập nhằng hay ngộ nhận ông đã cố ý không nói nhiều đến việc “làm cách mạng”. Nhất là sau khi đã đóng góp ý kiến thiết thực tạo lập bản Hiến Pháp Đệ Nhị Cộng Hoà Việt Nam năm 1967 – đặt khá nhiều hy vọng nó  sẽ là nền tảng cho chế độ Dân Chủ Pháp Trị. Ông chủ trương làm chính trị công khai, đúng đắn trong khuôn khổ luật pháp như là một giải pháp cứu đất nước khỏi hiểm hoạ cộng sản và xây dựng một quốc gia dân chủ tự do, trường tồn, hạnh phúc.

Trước hết, theo ông, người hoạt động chính trị phải hiểu thế nào là chính trị và ảnh hưởng của chính trị đối với con người rồi mới thấy rõ công việc của mình làm.

Dạy về khoa học chính trị (political science), ông Nguyễn Ngọc Huy biết từ ngữ chính trị đã được hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng qua những phát biểu và cung cách hành xử trong cả cuộc đời tranh đấu thì có thể thấy ông đã chọn và đã sống  một quan điểm về chính trị và về “làm chính trị” ngay từ đầu một cách rất tự nhiên và thành thật với chính mình, không phải đóng tuồng, đóng kịch chi cả. Sự chọn lựa này hoàn toàn phù hợp với cá tính và hoài bão của chính ông.

Chính trị là làm cho xã hội ngay thẳng, lành mạnh. Chính trị là khoa học hay nghệ thuật về việc điều khiển quốc gia. Người làm chính trị có thể phải khôn ngoan, uyển chuyển nhưng không được lừa lọc, dối trá. Người làm chính trị tất nhiên phải nghĩ tới việc nắm quyền lực nhưng quyền lực là phương tiện không phải là mục đích. Chính trị bao trùm mọi khía cạnh của đời sống con người. Nó tốt thì người được sung sướng, nó xấu thì người phải chịu đau khổ. Các chế độ độc tài, dành độc quyền làm chính trị, đều khuyến khích, cổ võ chủ trương phi chính trị trong giới người không thuộc phe cánh, ngoài tầm kiểm soát của họ. Phi chính trị, thực tế, là một thái độ chính trị. Là chấp nhận cái chính trị của nhà cầm quyền đương hữu, làm theo ý muốn của họ hay ít nhất không chống lại họ…

Tư tưởng của ông Nguyễn Ngọc Huy là một hệ thống hoàn chỉnh. Do sở học và do tự suy nghĩ. Là nhà khoa học chính trị đồng thời là một chính trị gia/ chính khách/ nhà cách mạng, hầu như ông luôn luôn có câu trả lời đầy đủ cho bất cứ một câu hỏi quan trọng nào liên quan đến các vấn đề cứu quốc và kiến quốc. Hoạt động của ông phản ảnh trung thực tư tưởng của ông. Nói và làm hoàn toàn tương hợp. Không bao giờ nói một đằng, làm một nẻo.

Chẳng hạn là người theo đạo Phật, thấm nhuần Phật pháp nhưng khi làm chính trị – sáng lập và điều khiển đảng Tân Đại Việt, Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến hay Liên Minh Dân Chủ Việt Nam ông luôn giữ một khoảng cách hợp lý, vừa phải với giáo hội Phật Giáo nói riêng và các tổ chức tôn giáo nói chung cho dù ông biết rất rõ đảng chính trị dựa vào tôn giáo dễ thu hút, dễ tuyển mộ, dễ huy động quần chúng, đặc biệt trong trường hợp xã hội Việt Nam.

Không giống với một số chính trị gia khác, ông phân biệt rõ ràng đạo và đời, thần quyền và thế quyền. Trong cả lý thuyết và thực tế. Tôn giáo và chính trị là 2 lãnh vực khác nhau. Lịch sử cho thấy 2 thứ trộn lẫn vào nhau có những hậu quả tai hại, hoặc rắc rối không hay. Như trường hợp ông Ngô Đình Diệm và cuộc khủng hoảng với Phật giáo năm 1963. Như suýt có chiến tranh tôn giáo năm 1965, 1966 ở Sài Gòn, ở Huế. Như xẩy ra trên khắp thế giới qua các thời đại cổ, kim.

Ông Nguyễn Ngọc Huy luôn luôn từ chối đi đường tắt nếu nó trái với nguyên tắc, trái với điều ông tin tưởng.

Có khá nhiều minh chứng khác nữa.

Người cộng sản như các ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Tố Hữu, Nguyễn Văn Linh… yêu Đảng (viết hoa) của họ hơn hết. Lịch sử cho thấy họ chấp nhận “thà mất nước còn hơn mất Đảng” .

Ông Nguyễn Ngọc Huy hoàn toàn khác.

Ông cũng thấy trong cuộc tranh đấu vì đất nước cần thiết phải xây dựng được ít nhất một đoàn thể, một đảng chính trị thích ứng – tập hợp được một số đông người, tổ chức chặt chẽ để duy trì được lâu dài, huy động được dễ dàng, hoạt động một cách thống nhất, làm việc một cách hữu hiệu. Muốn thế cần huấn luyện đoàn viên hay đảng viên tin tưởng nơi sự đứng đắn của lập trường mình, có tinh thần xung phong tranh đấu cho lý tưởng, có khả năng thực hiện các công tác được giao phó… Nhưng đảng hay đoàn thể đối với ông chỉ là phương tiện để phục vụ quốc gia, không phải là cứu cánh. Đảng quan trọng, cần thiết nhưng đảng không có đời sống riêng. Không có nước thì không có đảng. Đối với ông, “thà mất nước còn hơn mất đảng” chắc chắn là chuyện phi lý.

Từ lúc ông viết bài thơ “Nén Hương Lòng” khi mới chân vào đời hoạt động:

Hỡi những ai kia đã luỵ mình

Đã vì non nước chịu hy sinh

Đã vì chủng tộc khai đường sống

Đây nén hương lòng kẻ hậu sinh

cho đến bài viết cuối cùng, hơn 40 năm sau, vài ngày trước khi mất, với nét chữ yếu ớt, nguệch ngoạc vì hơi đã tàn, lực đã kiệt:

không một lúc nào, trong 40 năm ấy, ông không bận rộn, không làm hay  không nghĩ đến việc phải làm, cần làm để cứu dân tộc, cứu đất nước. Ông muốn sống thêm vài năm mặc dù cơ thể đau đớn vì bệnh ung thư ngày đêm hành hạ chẳng phải vì còn tha thiết với cuộc đời riêng mà chỉ muốn hoàn tất cái trách nhiệm mà ông đã tự trói buộc  mình, đã tự nguyện đảm đương.

Một người yêu dân tộc, thương giống nòi  đến nỗi sao nhãng cả đời sống gia đình, quên cả bản thân, không vụ lợi, không màng danh – “thân còn chẳng kể, kể chi danh!” – không thể là người có tinh thần tư đảng, không thể là người làm chính trị đảng phái chỉ để làm chính trị đảng phái, tranh đoạt quyền lực chỉ để tranh đoạt quyền lực.

Là đảng viên đảng Đại Việt, trong tập thơ Hồn Việt in năm 1950, ông từng làm thơ khóc các liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng tuẫn tiết trên đoạn đầu đài trong “Ngày Tang Yên Bái” hay tưởng tượng lời khẳng khái của Nguyễn Thái Học nói với Đoàn Kiểm Điểm trong bài “Lòng Người Đảng Trưởng”.

Ông tách khỏi Đại Việt Quốc Dân Đảng để sáng lập Tân Đại Việt vì nhìn thấy nhu cầu phải tranh đấu theo phương cách mới. Ông sáng lập Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến vì muốn tiến tới một tập hợp chính trị đoàn kết rộng rãi để có sức mạnh trên toàn quốc . Ông sáng lập Liên Minh Dân Chủ Việt Nam để tiếp tục cuộc tranh đấu trong môi trường và điều kiện khác hẳn từ hải ngoại…

Ông vẫn duy trì Tân Đại Việt làm căn bản hay nòng cốt nhưng không bao giờ có dấu hiệu ông xem Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến hay Liên Minh Dân Chủ Việt Nam chỉ là các tổ chức “ngoại vi” như có người nghĩ như vậy. Nhất là từ ngữ hay khái niệm “ngoại vi” làm người ta liên tưởng đến các tổ chức bung xung của đảng cộng sản chỉ lập ra để tuyên truyền hay che mắt thế gian. Như Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hoà Bình Việt Nam (Trịnh Đình Thảo, Lâm Văn Tết), Mặt Trận Tổ Quốc (Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Thế Duyệt), đảng Dân Chủ Việt Nam ( Dương Đức Hiền, Nghiêm Xuân Yêm), đảng Xã Hội Việt Nam (Nguyễn Xiển, Hoàng Minh Giám), etc… đều là  các tổ chức “ngoại vi” hữu danh, vô thực của Đảng Cộng Sản, được hay bị đảng Cộng Sản giật dây từ đầu chí cuối.

Ông Nguyễn Ngọc Huy không làm chính trị thủ đoạn “lá mặt, lá trái” như vậy. Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, Liên Minh Dân Chủ Việt Nam từng là các đoàn thể chính trị có thực chất và phẩm chất do ông gây dựng. Bằng sự tận tuỵ, tận tâm, tận lực. Đó là những tác phẩm tim óc của ông chẳng khác tác phẩm Tân Đại Việt. Đó là những nỗ lực chiến lược đặt căn bản trên sự thành tín giữa những người chung lý tưởng vào các khúc quanh lịch sử của dân tộc.

Như giữa ông và người bạn tâm giao là ông Nguyễn Văn Bông. Ông Bông, kém ông Huy 5 tuổi, không phải đảng viên Tân Đại Việt, cũng không thuộc đảng phái nào nhưng là người trí thức dấn thân, tài đức xuất sắc. Ông cùng ông Huy lập Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến năm 1969. Dậy về chính trị học với bằng cấp cao nhất nước là tiến sĩ rồi thạc sĩ công pháp (Paris), lần đầu tiên trong cuộc đời, ông Nguyễn Văn Bông bước chân vào chính trường “gió tanh mưa máu” theo đúng nghĩa. Ông Bông làm chủ tịch Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, ông Huy làm Tổng Thư Ký. Phong Trào phát triển nhanh chóng và được sự gia nhập của nhiều cá nhân và tổ chức để sớm trở thành            một đoàn thể chính trị có thực lực và quy củ nhất trong Đệ Nhị Cộng Hoà Việt Nam. Phong Trào giữ thế đối lập với chính quyền nhưng đối lập xây dựng và ôn hoà. Chuyện đáng chống thì chống. Chuyện đáng ủng hộ thì ủng hộ.  Cặp đôi giáo sư Nguyễn Văn Bông, Nguyễn Ngọc Huy ngày ấy danh tiếng như cồn. Ông Bông bị đặc công cộng sản ám sát bằng mìn, thân thể tan nát và cháy đen, khi chuẩn bị ra làm Thủ Tướng cuối năm 1971 theo lời mời bất đắc dĩ của ông tổng thống Nguyễn Văn Thiệu…

Không thể nói Phong Trào QGCT là ngoại vi của Tân Đại Việt và ông Huy đã “giật dây” ông Bông dù có thể chính ông Huy đã “tuyển mộ” ông Bông bằng tình bằng hữu chân thành ngay từ ngày cùng đèn sách đại học và cùng làm bồi bàn ở Paris . Cũng không thể nói Tân Đại Việt “điều khiển” luôn Việt Nam Quốc Dân Đảng (hệ phái Nguyễn Tường Tam) chỉ vì đoàn thể này cũng là một thành viên của Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến…Đoàn kết, liên minh, tập hợp chặt chẽ, rộng rãi để cùng tranh đấu hữu hiệu cho đất nước – một bắt buộc cần thiết, hợp lý và chính đáng – không thể là một chiến thuật giai đoạn nhất thời hay một nước sơn bề ngoài.

Ông Nguyễn Ngọc Huy sống ở nước Mỹ 15 năm (1975-1990) nhưng ông không vào quốc tịch Mỹ. Ông giải thích rất nhẹ nhàng “người khác làm thế thì được nhưng tôi thì không”. Tưởng như là lời lẽ của người kiêu ngạo mà không phải. Chính là lời lẽ của người âm thầm tự nhận lấy cái gánh nặng lãnh đạo cuộc tranh đấu cứu vớt đất nước. Ông đã nguyện hy sinh hết cuộc đời, ông có kinh nghiệm, ông có kiến thức, ông đã suy nghĩ về con đường phải đi, ông có viễn kiến… Nếu ông không làm thì ai làm?! Nếu ông vào quốc tịch Mỹ, thề trung thành với nước Mỹ, trở thành công dân nước Mỹ thì còn nhân danh cái gì để lãnh đạo cuộc tranh đấu cho nước  Việt Nam?! Chắc ông phải nghĩ đến ông tướng De Gaulle lúc lưu vong ở nước Anh trong thế chiến thứ hai…

Có thực học, thực tài, thực tâm nên ở ông không bao giờ có sự phù phiếm hay cầu kỳ. Mọi sự đều như ăn khớp với nhau một cách giản dị, hợp lý và mang thực chất. Người ta có thể gọi giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy nhưng ông không tự xưng giáo sư hay tiến sĩ bao giờ. Ông không cường điệu, không tự quan trọng hoá mà cũng không cố ra vẻ khiêm tốn. Nguyễn Ngọc Huy là Nguyễn Ngọc Huy. Lúc nào cũng vậy. Có lần ông cười vui: “con gái tôi biểu: Ba nói tiếng Pháp như người Anh và Ba nói tiếng Anh như người Pháp” (Con gái của ông, tiến sĩ luật khoa Nguyễn Ngọc Thuý Tần, trưởng thành trong cả hai nền giáo dục Pháp và Mỹ). Ông  còn cho biết làm phụ khảo ở đại học Harvard cho ông cơ hội nghiên cứu Luật Nhà Lê, vừa có lương để sống, vừa có bảo hiểm sức khoẻ, vừa tương đối tự do nên có thể đi đây đi đó để phát triển đoàn thể, tiếp xúc với chính giới các nước vận động thành lập Uỷ Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do. Công việc nghiên cứu trong môi trường đại học thích hợp và thuận tiện với hoàn cảnh của ông. Ông nói tự nhiên và thành thật.

Với ông “văn là người”, “người là văn”. Cùng lúc vừa bác học, vừa bình dân.        Vấn đề phức tạp, cao xa, khó khăn đến mấy, qua ông, cũng trở nên đơn giản, gần gũi, dễ hiểu. Khả năng hiếm có ấy tất nhiên là do thông minh bẩm sinh, quá trình tôi luyện nhưng cũng do tấm lòng đôn hậu, thành thực lúc nào cũng nghĩ đến quốc gia dân tộc. Ông Lý Đông A chẳng nói “nuôi tâm thì làm thiên tài, nuôi trí thì làm nhân tài, nuôi thân thì làm nô tài” đấy sao? Nếu không phải là thiên tài thì ông đã không phải là người duy nhất tìm ra tất cả “các ẩn số chính trị trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung” một cách có hệ thống, đâu ra đấy, hợp tình, hợp lý không bác bỏ được – Xin nhắc lại: người duy nhất trong mấy trăm triệu người Trung Hoa và người Việt Nam đã đọc và nghiền ngẫm các tác phẩm của nhà đại văn hào này! Một khả năng phân tích và tổng hợp đã phát huy đến một độ cao hiếm có!

Thành công hay thất bại?

Như đã nói đối tượng của chính trị là quyền lực, ông Nguyễn Ngọc Huy cả đời làm chính trị, làm từ A tới Z – học hỏi, suy nghĩ, viết lý thuyết, viết chính sách, viết tài liệu huấn luyện , viết sách, viết báo, tìm người cộng tác, tổ chức và phát triển đoàn thể, đối nội, đối ngoại…chưa kể phải soạn bài, chấm bài, đến lớp dậy học làm công việc chuyên môn của một giáo sư đại học để sống như mọi người. Một đời bận rộn, gian nan không kể xiết vậy mà chức vị to nhất, cao nhất chỉ là một lần làm Đổng Lý Văn Phòng của Phó Thủ Tướng đặc trách Bình Định & Phát Triển trong vài tháng của năm 1964. Ông Nguyễn Tôn Hoàn làm phó thủ tướng lúc bấy giờ.

Rồi để giúp xây dựng một hệ thống lý luận đối phó với phe cộng sản trong cuộc hoà đàm Paris nổi tiếng thế giới – vừa đánh vừa đàm – ông đã chấp nhận làm nhân viên trong phái đoàn Việt Nam Cộng Hoà cùng vài người khác như ông Trần Thanh Hiệp, ông Vương Văn Bắc, bà Nguyễn Thị Vui… trong những năm 1968-1970. Lãnh đạo phái đoàn lúc đầu là phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, nổi tiếng về khá nhiều mặt kể cả mặt hay nói “bốc đồng” và “ruột để ngoài da”. Riêng ông Huy, từ Đổng Lý Văn Phòng đến làm Nhân Viên phái đoàn thương thuyết, về chức tước, thì đúng là “phú quý giật lùi”. Đã thế còn bị nói xấu là “đối lập lom khom” của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu!

Hiển nhiên, về phương diện chức vụ và quyền hành ông Nguyễn Ngọc Huy không thể so sánh được với các nhân vật lịch sử của đệ nhất và đệ nhị Cộng Hoà Việt Nam – cho dù sự nghiệp hay thành tích của họ luôn là đối tượng tranh cãi – như các ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Thiện Khiêm, Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Bá Cẩn… Ông Nguyễn Ngọc Huy cũng không so sánh được với các ông  Quốc Trưởng, Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng, Phó Thủ Tướng, Chủ Tịch Thượng Hội Đồng Quốc Gia, Tổng Trưởng, Bộ Trưởng, Thượng Nghị Sĩ : Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Nguyễn Xuân Chữ, Phan Quang Đán, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Tôn Hoàn, Hà Thúc Ký, Nguyễn Lưu Viên, Dương Kích Nhưỡng, Nguyễn Bích Huệ, Nguyễn Tiến Hưng, Nghiêm Xuân Hồng, Vũ Quốc Thúc, Phạm Nam Sách, Nguyễn Văn Chức, Thái Lăng Nghiêm…là các chính trị gia, chính khách đứng đắn, có tiếng tăm tốt …cùng với ít nhiều huyền thoại.

Một số nhân vật, đúng ra, chỉ là những nhân sĩ độc lập, chuyên gia không hoạt động chính trị hay cách mạng bao giờ vậy mà đầu hôm sớm mai trở thành bộ trưởng, tổng trưởng một cách dễ dàng chẳng hạn như  các vị giáo sư Vương Văn Bắc, Trần Văn Kiện, Nguyễn Duy Xuân, Nguyễn Văn Tương…của trường Quốc Gia Hành Chánh. Tuy nhiên một sự thực không ai phủ nhận là các vị này đã dành cho người bạn đồng nghiệp đi dậy học bằng xe đạp hay xe Honda “ôm” một sự quý mến và kính trọng đặc biệt. Không phải vì người bạn là bạn đồng chí hướng của ông viện trưởng trường QGHC Nguyễn Văn Bông mà vì họ đã nhìn thấy hình ảnh của một nhà lãnh đạo quốc gia rất xứng đáng trong tương lai, dù có danh hiệu, chức tước hay không. Cũng vì thế mà không ai cảm thấy cần thiết phải ái ngại cho tình cảnh “phú quý giật lùi” hay “đường công danh” quá chậm chạp, vất vả của ông Nguyễn Ngọc Huy.

Cũng không phải chỉ các giáo sư và sinh viên trường QGHC mới thấy ông thầy giáo Huy “không giống ai”. Nhiều người đã nhìn thấy điều này. Những người để ý tới thời cuộc. Chính giới. Báo chí. Trí thức. Sinh viên các trường đại học. Người dân thường…

Và dĩ nhiên luôn cả tình báo cộng sản, tình báo Mỹ và cả ông tổng thống đương quyền Nguyễn Văn Thiệu. Mỗi nơi này đều có những tính toán riêng với trường hợp ông Nguyễn Ngọc Huy.

Dù là tính đến hại hay tính đến lợi cho chính họ, mỗi bên đều biết rằng ông Huy là một người làm chính trị vì lý tưởng, có tư tưởng phong phú, chặt chẽ, kiên định, làm việc có nguyên tắc, có sách lược, có chiến lược, có tổ chức. Họ đã nhìn thấy một nhân vật chính trị với bề ngoài giản dị bình thường nhưng bề trong là một bản lĩnh xuất sắc nhất hay xuất sắc vào bậc nhất của thời đại. Họ đã nhìn thấy một con người rất thận trọng nhưng một khi quyền lực vào tay, sẽ có đủ khả năng xoay chuyển bàn cờ chính trị Việt Nam theo một hướng khác hẳn.

Những bí mật lịch sử được bạch hoá gần đây cho thấy từ năm 1968, người Mỹ đã ý thức rằng sách lược chiến tranh “tốc chiến, tốc thắng” của họ không có kết quả nếu không nói họ đã bị sa lầy không rút chân ra được. Sách lược của Mỹ đã bị vô hiệu hoá bởi sách lược “chiến tranh nhân dân” đánh tiêu hao, đánh lâu dài của Mao Trạch Đông. Hoả lực và kỹ thuật Mỹ không cản được quân cộng sản xâm nhập qua đường biên giới Việt-Miên-Lào quá dài, quanh co cả ngàn cây số, không cản được Đảng cộng Tầu  tích cực yểm trợ và thúc đẩy đảng cộng sản Việt “đánh đến người Việt Nam cuối cùng” và sẵn sàng đánh thêm 20 năm hay 50 năm, không cản được lãnh đạo chóp bu ở Hà Nội tiến hành cuộc chiến ở miền Nam VN bằng tuyên truyền, khủng bố, vừa đánh vừa đàm nhằm gây rối loạn ngay trong nước Mỹ…

Giết ông Diệm, ông Nhu là một sai lầm. Đổ bộ hơn nửa triệu quân mà không dám Bắc Tiến vì  sợ tái diễn một cuộc chiến Triều Tiên thứ 2 với một biển quân Tầu trên đất Việt là một sai lầm khác. Người Mỹ không còn kiêu ngạo nữa: vấn đề Việt Nam phải do người Việt Nam giải quyết. Chỉ có một chính quyền miền Nam Việt Nam thật hữu hiệu, thật lương hảo, đích thực của dân, do dân, vì dân và được dân ủng hộ tích cực mới có thể đánh bại mưu đồ và nỗ lực nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam của phe cộng sản. Và giúp cho người Mỹ rút quân trong danh dự.

Người Mỹ đi tìm kiếm một liên hệ tốt với nhóm của ông Bông-ông Huy vì lý do này. Nhân chứng và tác nhân khả tín là ông Stephen B. Young của toà đại sứ Mỹ lúc bấy giờ và ông đại sứ đương nhiệm Ellsworth Bunker. Người Mỹ vận động hay làm áp lực với ông tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mời ông Bông làm thủ tướng thay ông Trần Thiện Khiêm để bắt đầu tiến hành cải cách theo chương trình và kế sách của Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến mà kiến trúc sư chính là ông Nguyễn Ngọc Huy: lập nội các đoàn kết quốc gia, làm dân chủ pháp trị đúng nghĩa, dân sự hoá và trong sạch hoá chính quyền ở mọi cấp, thực hiện công bằng xã hội, phát triển kinh tế, cải tiến đời sống nông dân bằng các chính sách ruộng đất thích hợp, đoàn ngũ hoá nhân dân để cô lập cộng sản…

Ông Thiệu chống cộng, điều này ai cũng biết. Có lẽ ông cũng yêu nước – một cách có mức độ như đa số mọi người – nhưng ông không yêu nước bằng yêu quyền lợi của ông, bằng yêu cái chức Tổng Thống và quyền lực đi kèm với nó. Ông Bông làm Thủ Tướng có thể có hại mà có thể cũng có lợi cho ông trong đoản kỳ và trong trường kỳ. Ông chấp nhận ông Bông vì có thể ông tự tin rằng, ảo tưởng hay không, ông có thể “đối phó” được với  “ông Bông thủ tướng” một khi ông vẫn là tổng thống và có quân đội trong tay. Và “đối phó” với ông Bông thì dễ hơn “đối phó” với ông Huy. Có thể ông tính toán: ông Bông ít tuổi hơn ông Huy; ông Bông, một nhà khoa bảng lỗi lạc mới bước vào chính trường  không lâu – tương đối ít kinh nghiệm hoạt động chính trị so với ông Huy là người đã xông pha mấy chục năm, từ một đảng viên thường trở thành lãnh tụ, lý thuyết gia, chiến lược gia, nhà tổ chức. Có thể ông Thiệu lo ngại sẽ bị “ông Huy thủ tướng” làm cho lu mờ, mất dần quyền lực đồng thời ông cũng không an tâm lắm với những người thân tín chung quanh ông Huy nhất là nhóm sĩ quan trong quân đội thuộc thành phần trung cấp và cao cấp khá đông đảo có “gốc” Đại Việt hay Tân Đại Việt mà có người đã từng tham gia các cuộc binh biến trong những năm trước. Chẳng hạn như các ông đại tá “không bao giờ được cho lên tướng” Huỳnh Văn Tồn, Nhan Minh Trang, Dương Hiếu Nghĩa …từng chỉ huy sư đoàn hay các đơn vị lớn…Có thể ông lo ngại ảnh hưởng của ông Huy, đã đáng kể với lớp người xuất thân từ trường Quốc Gia Hành Chánh đang điều khiển nền hành chánh ở khắp các tỉnh quận trên toàn quốc, sẽ còn lan toả nhanh chóng sang cả tập thể quân đội vốn là căn bản phát xuất sự nghiệp chính trị của ông.

Diễn biến lịch sử cho thấy: Ông Thiệu đã mời ông Bông làm thủ tướng. Tin bị tiết lộ. Câu hỏi “ai tiết lộ?” chưa được trả lời. Phía cộng sản quyết định ám sát ông Bông ngay tức khắc trước khi sự bảo vệ được chặt chẽ nâng cao dành cho người giữ chức thủ tướng chính thức. Về phía cộng sản, vụ  mưu sát có tầm quan trọng chiến lược được chuẩn bị từ cấp cao nhất, cẩn thận, tỉ mỉ và đã thành công. Đối với họ,  Nguyễn Văn Bông phải chết trước khi quá trễ cũng như các lãnh tụ xuất sắc nhất, tài đức nhất của phe quốc gia phải chết trước khi quá trễ: Lý Đông A, Trương Tử Anh, Huỳnh Phú Sổ…

Giết các đại kình địch như thế – thể hiện một thứ chính trị bá đạo, độc hiểm và đê  hèn nên đảng cộng sản đã giữ im lặng rất lâu chung quanh những vụ mưu sát này. Họ không thể rêu rao: “phản động đã đền tội” như thường lệ vì sẽ ngắc ngứ trước công luận: “phản động” chỗ nào? “Tội” gì mà phải “đền”?

Họ giết vì họ sợ. Họ giết ông Bông để chặn đường ông Huy. Chặn một thế lực chính trị đầy triển vọng của người quốc gia Việt Nam. Để phá tan một đường lối mới, dập tắt một hy vọng của chính quyền Mỹ. Quả thật, chính quyền Mỹ, người Mỹ lại tính sai và thất bại nữa vì đã không bảo vệ được người mà họ đặt cái hy vọng ấy.

Mặt khác, không ai biết rõ cảm giác thực của ông Thiệu khi nghe tin ông Bông bị ám sát. Ông có hối tiếc đã không ra lệnh bảo vệ an ninh đầy đủ cho vị thủ tướng tương lai của ông không hay ông chỉ cảm thấy nhẹ người?

Và những câu hỏi khác nữa, chẳng hạn:

Ông Bông không còn, tại sao ông Thiệu không mời ông Huy thành lập chính phủ thay thế mà chỉ nghĩ đến việc duy trì ông Trần Thiện Khiêm đến giờ chót hoặc thay ông Khiêm bằng ông Nguyễn Bá Cẩn khi tình thế đã suy đồi đến mức không thể cứu vãn? Tình thế biến chuyển quá nhanh, “đồng minh tháo chạy quá sớm” hay ông cố tình trì hoãn việc hợp tác thành thực với ông Nguyễn Ngọc Huy để cứu Miền Nam VN chỉ vì tính toán quyền lợi riêng quá kỹ? Ông cũng “ngán” ông Nguyễn Ngọc Huy như người cộng sản “ngán” ông Nguyễn Ngọc Huy chăng? Ông có muốn bào chữa rằng ông không mời ông Huy làm thủ tướng chỉ vì ông lo lắng ông Huy sẽ bị cộng sản giết như họ đã giết ông Nguyễn Văn Bông? Ông có muốn kể công đã mời ông Huy tham gia phái đoàn hoà đàm Paris nổi tiếng thế giới năm 1968-1970 đối diện với truyền thông quốc tế, đối diện cả với Henry Kissinger, Lê Đức Thọ đã khiến Cộng Sản không dám giết “sứ giả” Nguyễn Ngọc Huy khi 4 bên đang thương thuyết để…vãn hồi hoà bình?

Các nghi vấn đều có thể nêu ra, mọi sự giải thích chỉ là suy đoán. Những câu trả lời chính xác nhất vẫn thuộc về ông Nguyễn Văn Thiệu nếu ông Thiệu thành thật với chính mình. Đáng tiếc, ông Thiệu đã trở thành người thiên cổ!

Ông Nguyễn Ngọc Huy không cứu được Miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản năm 1975. Ngày ông qua đời 28/07/1990 cả nước Việt Nam vẫn dưới ách độc tài đảng trị cộng sản. 31 năm sau, 2021, chưa thay đổi, vẫn còn độc tài đảng trị cộng sản trên toàn cõi. Tương lai đất nước bấp bênh, đen tối trước một nước Tầu cộng sản hùng mạnh và hung hãn. Ông Nguyễn Ngọc Huy đã không cứu được, chưa cứu được nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam như lòng ông mong muốn.

Người ta thường nói thành công cần 3 yếu tố, thiếu một cũng không xong: tài năng, cố gắng và may mắn. Ông Huy thực là người có tài. Ông đã cố gắng, chính xác nghĩa đen không phải nói văn chương, cho đến hơi thở cuối cùng. Ông cầu nguyện xin được sống thêm vài năm có lẽ cùng tấm lòng với Gia Cát Lượng khi làm lễ dâng sao trên Ngũ Trượng Nguyên hơn ngàn năm trước:

Lúc hết hơi mới biết đến mạng Trời

Và nhắm mắt mới đành thôi hoạt động

(Đằng Phương)

Ông Nguyễn Ngọc Huy quả thực đã không may mắn.

Đành phải nói là vận nước.

NẾU tháng 11/1971 đặc công cộng sản không giết được ông Nguyễn Văn Bông…NẾU ông Nguyễn Văn Thiệu không quá tham quyền cố vị… NẾU ông Nguyễn Ngọc Huy không bị ung thư kéo dài và chết ở tuổi 66, sớm ít nhất là 10 năm so với  tuổi thọ của người trung bình… NẾU “quần chúng đối với thiên tài KHÔNG PHẢI là cái đồng hồ đi trễ”…NẾU có nhiều người yêu nước tuyệt đối như ông Nguyễn Ngọc Huy v…v…THÌ mọi sự có thể khác, rất khác. Chẳng hạn như Việt Nam có thể đã là một con rồng châu Á thay vì là con rắn, con trăn như trong chế độ chính trị tệ hại hiện hành.

So sánh người làm chính trị – cá nhân với cá nhân  – Nguyễn Ngọc Huy của Việt Nam có kém gì Tưởng Kinh Quốc của Đài Loan, Phác Chính Hi của Đại Hàn hay Lý Quang Diệu của Singapore – về cả ý chí, lý tưởng, kiến thức, tài năng, đức độ, lòng yêu nước? Vậy có nên đem thành bại mà luận anh hùng?

Còn là tinh anh

Sự thất bại của ông Nguyễn Ngọc Huy là hoàn toàn và có tính cách chung cuộc nếu tất cả người Việt Nam đã cam tâm vĩnh viễn làm “cái đồng hồ đi trễ” – coi cái chế độ độc tài cộng sản tàn nhẫn, thối nát và cả triển vọng mất giống nòi là một thứ định mệnh vì “cái số của nước mình nó thế!” thì không còn gì để nói, để bàn.

Trong trường hợp ngược lại, chết chưa phải hết, “thác là thể phách còn là tinh anh”. Ông Nguyễn Ngọc Huy đã trở thành người của lịch sử, người của chung dân tộc Việt Nam, không còn giới hạn là người của gia đình hay của đảng – Đại Việt, Tân Đại Việt, Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến hay Liên Minh Dân Chủ Việt Nam? Cuộc đời của ông là một đại tác phẩm. Các tác phẩm khác của ông, về văn hoá, luật pháp, chính trị cũng là những đại tác phẩm. Ông không giữ bản quyền. Không ai giữ bản quyền. Tất cả là một di sản hoàn toàn lành mạnh, vô cùng phong phú, hết sức hữu ích mà ông Nguyễn Ngọc Huy để lại cho lịch sử, cho dân tộc, cho thế hệ trẻ thanh niên trong và ngoài nước nhất là cho những ai còn trăn trở về tương lai của tổ quốc thân yêu. Ông Nguyễn Ngọc Huy đã ra đi nhưng để lại một con đường sáng. Rất sáng. Ông Nguyễn Ngọc Huy đã chết nhưng sẽ sống mãi trong lòng người Việt Nam.

Cao Tuấn (ĐS 12/CH 8)

(Tháng 7/2021)

Visits: 1664

Khía Cạnh Luật Pháp Việt Nam Về Vấn Đề Công Đoàn Và Tham Nhũng

Nguyễn Bá Lộc

Công nhân Công ty Pouchen VN tràn xuống đường đình công 24/3/2018 ( ảnh BBC News )

Trong lãnh vực kinh tế xã hội, VNCS vi phạm nhân quyền rất trầm trọng và không suy giảm trong thời gian gần đây.  Hai vấn nạn nghiêm trọng của  nhân quyền về mặt kinh tế xã hội là quyền công nhântham nhũng. Hậu quả của hai vấn nạn nầy có liên hệ chặc chẽ đến đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người dân và của cộng đồng quốc gia. Đây là vấn đề rất rộng lớn, tôi chỉ nêu ra ở đây khía cạnh pháp lý và sự thực thi luật pháp VNCS trong thời gian gần đây của vấn đề nầy.

Mặt khác, quyền công nhântham nhũng còn là hai trong những điều kiện bắt buộc qui định trong các hiệp định mậu dịch quốc tế thuộc loại mới , có tầm mức rất quan trọng mà VN cam kết và thực hiện trong năm 2020 và 2021, vì hội nhập kinh tế toàn cầu là con đường ưu tiên số một của VN để phát triển kinh tế.

Mục đích và vai trò của luật pháp CS là để bảo vệ đảng và ổn định đảng, chớ không phải là giúp cho người dân và xã hội được an toàn, công bằng và phát triển. Cho nên luật pháp XHCN có nhiều khác biệt và mập mờ từ việc làm luật lệ tới việc thi hành luật.

Dưới đây là tóm tắt vài khía cạnh luật pháp VN về hai vấn đề công đoàn và tham nhũng.

I. LUẬT LỆ VỀ CÔNG ĐOÀN

1. Sự thay đổi và cải sửa Luật Lao Động 2019

Luật Lao động VN , từ hàng chục năm trước có rất nhiều khuyết điểm và không giống với luật tại nhiều nước có dân chủ tự do. Nay dưới nhiều áp lực quốc tế, luật lao động được thay đổi hồi tháng 11- 2019, và có hiệu lực từ tháng giêng – 2021. Luật gồm 17 chương và 219 điều khoản, qui định nhiều thứ và sửa đổi hay bổ sung một số điều. Trong đó có qui định về một loại công đoàn mới.

 Đạo luật mới về công đoàn qui định bởi điều 170 “mọi công dân có quyền gia nhập công đoàn”. Công đoàn là một trong những quyền quan trọng của công nhân mà từ trước tới nay do đảng CS nắm giữ và điều hành phục vụ mục tiêu chánh trị của đảng. Đó là Tổng Công Đoàn Lao Động VN trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc (MTTQ). Nó không phục vụ công nhân. Chẳng những quyền lợi chánh đáng của công nhân không được bảo vệ mà CSVN còn đàn áp công nhân hay tổ chức bảo vệ công nhân dưới nhiều hình thức , trong đó có việc lạm dụng luật lệ hình sự để hù dọa và đàn áp công nhân.

Đồng thời khi ban hành Luật Lao động mới nầy, VN phê chuẩn ba điều khoản quan trọng của Công Ước Lao động thế giới (ILO) vào tháng 8-2019 mà VN có gia nhập công ước quốc tế từ nhiều năm trước. Đó là điều 87 qui định về công đoàn độc lập, nhưng tới 2023 mới có hiệu lực, điều 98 qui định về chống lao động cưỡng bức, có hiệu lực vào năm 2022, và điều 105 qui định về quyền thương lượng tập thể có hiệu lực từ 2021.

Dù có chút tiến bộ, nhưng Luật Lao động 2019 hãy còn lờ mờ, chưa đầy đủ, nhất là qua giai đoạn thực thi sẽ có khá nhiều khó khăn, và sự tranh đấu cho quyền lợi công nhân còn phải tiếp tục. Bây giờ thì còn quá sớm để có nhận xét đầy đủ về việc thi hành luật mới. Nhưng công nhân và những người hoạt động cho sự độc lập và sự chân chính của công đoàn cần theo dõi và tiếp tục tranh đấu để nó phù hợp với luật quốc tế. Đặc biệt là hai HĐ mậu dịch mà VN có ký là CPTPP (2019) và EVFTA (2020). Năm qua, VN cũng có đưa ra Nghị định 145 ngày 13-12-2020, chi tiết hóa Luật Lao Động 2019.

Theo yêu cầu và qui định bắt buộc của cả hai HĐ nói trên, VN phải thay đổi luật lao động và sự tương quan giữa luật lao động và lợi ích kinh tế quốc tế.

2. Luật về công đoàn mới còn thiếu sót và sự thực thi còn khó khăn

Liên quan tới công đoàn, có ba điểm chánh nêu lên ở đây là:

Tính cách độc lập và tự do trong thực hiện công đoàn mới. Theo luật 2019 thì tổ chức công đoàn (Trade Union/Workers Union) được gọi là Ban đại diện công nhân (Representative of workers Organization) đ.170 .Trên nguyên tắc tại mỗi xí nghiệp, công nhân được tự do bầu Ban đại diện. Các Ban đại diện chỉ được thực hiện ở cấp cơ sở, tức là xí nghiệp. Không có nói đến Ban đại diện sẽ được tiến tới cấp cao hơn hay rộng hơn như Công đoàn, Tổng công đoàn.

Như vậy Tổng Công Đoàn Lao Động VN (TCĐ), theo luật cũ và là tổ chức của đảng vẫn còn rất mạnh. Đầu tiên là tổ chức nầy bao trùm cả nước và cả các ngành. Khi đó thì BĐD theo luật mới rất nhỏ, chỉ ở cấp cơ sở, bên cạnh một tổ chức rất lớn và được chánh quyền cung cấp tài chánh và nhân sự, như vậy BĐD làm sao có một sức mạnh khả dĩ nào để bảo vệ quyền lợi công nhân cách trung thực. Ngoài ra, tại mỗi xí nghiệp chánh quyền có thể thỏa hiệp với chủ nhân bổ nhiệm một cán bộ công đoàn, hay vẫn còn công đoàn cũ của đảng, và xung đột có thể xẩy ra. Chánh quyền lại có cơ hội chụp mũ.

Một thực tế khó khăn nữa là TCĐ thì đi từ trên xuống. Trong một số văn kiện của chánh phủ ghi “cấp cao của BĐD là thuộc cấp của TCĐ ở quận hay tỉnh (trong điều khoảng về biểu tình). Còn BĐD thì đi từ dưới lên nếu sau nầy có một Liên đoàn công nhân độc lập tương đối mạnh và chánh quyền đồng ý thì mới có thể tiến lên cấp cao.

Vai trò và sách lược của chánh quyền. Trong chế độ độc tài toàn trị thì đảng phải nắm lực lượng công nhân. Điều nầy ai cũng biết rõ sự kềm kẹp công nhân trong hơn 50 năm qua, mà ở bên Tàu cũng vậy thôi. Vấn đề đặt ra bây giờ là, thế giới biến đổi, VN phải biến cải. Dưới áp lực của quốc tế nhất là từ các nước tự do dân chủ có đối tác với VN. VN phải thay đổi để có quyền lợi kinh tế. Lần nầy chỉ là bước đầu. Và còn nhiều điều phải cải sửa nhân quyền, tự do dân chủ. Trong đó có công đoàn độc lập.

Có một số điều chánh quyền VN hứa sẽ làm, có một số vấn đề chánh quyền nầy không dễ dàng để làm.

Những qui định chi tiết hóa, như VN hứa sẽ có văn kiện thực hiện Ban Đại Diện (BĐD) vào cuối 2020. Nhưng nay chưa thấy. Theo luật thì BĐD chỉ đăng ký. Nhưng chánh quyền Tỉnh phải được chấp thuận. Như vậy có ý là danh sách phải thông qua. Cán bộ công đoàn tại cơ sở do TLĐ phối hợp chủ nhân lựa ra và vẫn sinh hoạt. TLĐ sẽ nắm các BĐD công đoàn cơ sở như thế nào? Sẽ có những xung đột nào giữa công đoàn quốc doanh và công đoàn chân chánh?

Chánh quyền tìm cách ngăn chận các cuộc biểu tình theo luật mới. Thực sự qui định về biểu tình theo luật mới chỉ có một điểm khác là đình công do BĐD cơ sở hay Liên BĐD tổ chức, nhưng phải xin phép chánh quyền Quận hay Tỉnh cho phép mới được. Theo luật cũ thì muốn đình công phải do công đoàn thuộc TLĐ tổ chức. Và thực tế mấy chục năm không có cuộc đình công nào do TCĐ, mà tất cả đều tự phát (trên 7000 cuộc đình công trong khoảng 10 năm).  Do đó các cuộc đình công đều bị giải tán. Tương lai cũng còn nhiều khó khăn vì nếu không được chánh quyền chấp thuận thi sẽ không thực hiện chánh thức được. Và do đó sẽ có nhiều xô xát, và đàn áp với công an và nhiều người bị tù.

Tiếp theo là chánh quyền VN phải có văn kiện và cho phép thành lập các Ban Tư Vấn cho công nhân theo qui định của HĐ CPTPP và EVFTA. Cho tới nay chưa thấy thực hiện. Các Hội đoàn dân sự có được quyền tham gia vào các Tổ chức này. Và qua các Tổ chức, Hội đoàn chánh thức thì có tư cách liên lạc với các thành viên ngoại quốc có ký ước với VN.

Mặt khác còn phải chuẩn bị đối phó với nhiều cuộc đình công trong tương lai.

Sự phức tạp của “công đoàn mới” và thử thách cho công nhân . Đối với công nhân và các nhà tranh đấu cho công nhân thì sự cải sửa luật lao động kỳ nầy có một sự tiến bộ. Mà luật mới có cải sửa, nhưng phần lớn là các qui định thông thường của quyền lợi công nhân.  Tuy nhiên hãy còn nhiều điều quan trọng chưa đầy đủ. Như công đoàn độc lập thực sự, quyền đình công, và quyền thương lượng tập thể.

Trước hết, nên có văn phòng tư vấn cho công nhân để lo nhiều vấn đề trong đó việc đăng ký thành lập BĐD. Lựa chọn thành viên đúng đắn. Theo dõi và có thể can thiệp việc Công đoàn quốc doanh hoặc cán bộ Lao động của chánh quyền chen vào làm mất tính cách độc lập của BĐD công đoàn.

Các tổ chức tranh đấu cho công nhân ngay bây giờ cần nên theo dõi và góp ý với chánh quyền (theo nguyên tắc có được quyền nầy) về việc thành lập Ủy ban hòa giải lao động, gồm có 15 thành viên,  5 từ chánh quyền, 5 từ các tổ chức  nghề nghiệp, như tổ chức doanh nhân, phòng thương mại, Luật sư đoàn.. và 5 người từ BĐD công nhân. Như vậy phía chánh quyền và thân chánh quyền có tới 10 thành viên. công nhân ở thế yếu, chưa kể trường hợp thành phần đại diện từ công đoàn là từ TLĐLĐ cũ.

Các tổ chức bênh vực công nhân còn phải theo dõi sự thành hình Ban tư vấn từ Hội đoàn dân sự (HĐ CPTPP) và ban theo dõi sự áp dụng HĐ EVFTA  có tên “Domestic Adviory Groups, DAG”, từ các Hội đoàn phi chánh phủ theo như qui định của HĐ EVFTA.

Những cái lờ mờ thiếu sót là sự cố tình. Chánh quyền sẽ dùng nó như cái bẩy hay lợi dụng luật đồng ý cho có để thông qua với các quốc gia thành viên hay tổ chức quốc tế. Rồi sau đó tính sau.

Trên nguyên tắc luật lệ cũng như trên thực tế, quyền lợi công nhân hay công đoàn độc lập thật sự sẽ còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là bước có tiến triển mới và công nhân hay các Hội đoàn dân sự thấy đây là cơ hội và cố gắng đẩy mạnh thêm các bước tới trong tương lai.

II. LUẬT LỆ VỀ THAM NHŨNG  

2020 Corruption Perceptions Index reveals widespread corruption is weakening COVID-19 response, threatening global recovery - Transparency International

Việt Nam xếp hạng thứ 104/180 quốc gia năm 2020 về tệ nạn tham nhũng

Tham nhũng tại VN là quốc nạn và bất trị.

Tham nhũng là một vi phạm nhân quyền nghiệm trọng. Vì sự tàn phá của nó không phải chỉ cho một số cá nhân mà còn cho cả nền kinh tế quốc dân. Sự độc hại của nó không phải chỉ về vật chất mà là sự hũy hoại những giá trị đạo đức cho nhiều thế hệ.

Theo World Economic Forum 09/12/2019 thì tham nhũng làm mất đi 2.26  ngàn tỷ mỹ kim  mỗi năm tại các nước đang phát triển. Mà VN là một trong 10 nước đứng đầu tham nhũng.

Ở VNCS vấn đề nầy được nói quá nhiều gần như nhàm chán. Song, trên phương diện bảo vệ giá trị con người, vấn đề còn phải được nêu ra, trên một góc cạnh nào đó. Hôm nay, tôi xin nêu ra đây một khía cạnh của tham nhũng ở VN. Đó là hệ thống luật lệ và việc thi hành luật lệ bài trừ tham nhũng trong gần đây, giai đoạn mà VN đã có những cam kết với quốc tế qua các Hiệp định mậu dịch.

1. Tóm tắt  luật lệ và chánh sách chống tham nhũng của VN

VN ký nhận vào Công ước quốc quốc tế chống tham nhũng (United Nation Convention against Corruption (UNCAC) vào năm 2003. Đây là một trong 19 Công ước quốc tế quan trọng chống vi phạm hình sự. Công ước nầy được đại Hội đồng LHQ thông qua tháng10-2003 và có hiệu lực ngày 14-12-2005.

Công ước nầy rất nhiều điều khoản mà các quốc quốc gia thành viên phải tôn trọng.

Trong các điều khoản đó có điều 13, nói về “sư tham gia của cộng đồng xã hội” (participation of the society). Theo đó các quốc gia thành viên phải khuyến khích và cam kết để cho các cá nhân và Hội đoàn dân sự tham dự vào công cuộc chống tham nhũng.

Nhưng mãi đến năm 2009, VN mới phê chuẩn Công ước và có hiệu lực từ 18-9-2009.

Điều 13 của công ước qui định chi tiết như sau: “Mỗi quốc gia phải có những biện pháp thích hợp, tùy theo phương tiện và nguyên tắc luật pháp của mình, vận động sự tham gia của các cá nhân và tập thể ngoài chánh quyền, như Hội đoàn dân sự (civil society), tổ chức phi chánh phủ (non-government organization), và tổ chức cộng đồng (community- based organization), vào việc ngăn ngừa và tranh đấu chống tham nhũng”.

Điều 13 của Công ước cũng còn có biện pháp khuyến khích sự tham gia của dân chúng như là gia tăng sự minh bạch trong tiến trình làm luật lệ, trong sự tiếp thu tin tức từ chánh quyền, giáo dục dân chúng về chống tham nhũng. Đó là các điều tổng quát cho mọi quốc gia.(Theo bài viết của Transparence International, Ensuring participation of society in corruption fight in Vietnam, do báo Vietnam Law đăng ngày 26/4/2016).

Còn với VN thì chánh quyền có làm trách nhiệm theo Công ước mà VN đã ký không?

Trong Báo cáo của Bộ Ngoại giao VN gởi cho LHQ về việc thi hành công ước nầy có xác nhận VN  thi hành công ước theo sự phối hợp với Luật quốc nội của VN. Tức là linh động.

Năm 2005 VN ban hành luật và Nghị định 47 chi tiết hóa luật nầy về phòng chống tham nhũng (Anti corruption Law), và luật được bổ sung năm 2007 và 2012. Chương VI của luật nầy nói về “Vai trò và trách nhiêm của xã hội trong việc phòng và chống tham nhũng”.

Tuy nhiên, theo luật Phòng chống tham nhũng của VN thì trong điều nói về “sự tham gia của xã hội” (participation of society) thì thành phần xã hội mà chánh quyền cho tham gia gồm bốn thứ tổ chức: 1.Mặt trận tổ quốc, 2.Báo chí, 3.Hội đoàn kinh doanh và Hội chuyên gia.4.Ban kiểm sát  nhân dân (cấp địa phương). Bốn thành phần trên của luật VN thì không phản ánh đúng tinh thần công ước UNCAC. Sự thiếu sót quan trọng là các Hội đoàn dân sư (Civil society organization) và Hội đoàn phi chánh phủ (non-governmental organization) độc lập.

Như  một điều lờ mờ khác theo kiểu Luật XHCN là: Nghị định 47 chỉ nói các hội đoàn có qui định được quyền có ý kiến. Nhưng không nói rõ ý kiến có giá trị gì không hay chỉ góp ý cho vui. Thứ hai là không có sự bình đẳng giữa chánh quyền và các hội đoàn trong sự trao đổi ý kiến. Thứ ba là cái quyền và sự bảo đảm sự tham gia của Hội đoàn để chống tham nhũng, nhứt là sự bảo vệ người tố cáo tham nhũng, không rõ ràng, thiếu hướng dẫn, thiếu khuyến khích.

2.  Việc thi hành luật lệ bài trừ tham nhũng

Trên thực tế sự hành luật bài trừ tham nhũng có nhiều sai trái. Nó chánh yếu là để bảo vệ đảng, để dối dân và quốc tế, là sự thanh toán giữa các đảng viên, vì tranh giành quyền lợi và chức vị.

Theo báo cáo của cơ quan quốc tế, thì trong vài năm gần đây tình trạng tham nhũng không giảm, chỉ có một số vụ tham nhũng lớn bị xử phạt. Như chúng ta đã biết.

Trong thi hành luật điều 13 (sự tham gia của xã hội) gần như không thực tế, chỉ có bề ngoài, như phần lớn luật lệ XHCN. Luật lệ thành văn và sự thi hành luật là hai việc khác nhau.

Bốn “tổ chức gà nhà” được cho phép tham gia ý kiến nói ở trên, từ nhiều chục năm nay không thấy đã góp ý kiến gì đáng kể cho việc xây dụng và bảo vệ công nhân.  Mặt trận Tổ quốc Báo chí Hội nghề nghiệp như mọi người biết đều là đảng viên cao cấp .

Quốc Hội trong vai trò quan trọng là chống tham nhũng, cũng chỉ thỉnh thoảng có vài ý kiến chống các vụ tham nhũng, nhưng cũng chỉ nghe qua rồi bỏ.

Phong trào chống tham nhũng được đảng phát động mạnh mẽ trong vài năm qua  thì các vụ bị xử lý đều do đảng đưa ra. Không có vụ nào từ dân chúng hay Hội đoàn dân sự. Và theo luật đảng thì các viên chức cấp cao, Tổng trưởng, Bí thư tỉnh.. chỉ được thanh tra chánh phủ mở cuộc điều tra khi đảng cho phép.

Quyền được bảo vệ người tố cáo tham nhũng không được tôn trọng, mà còn ngược lại. Người dân sợ tố tham nhũng, vì sợ bị trù dập.

Những dự án lớn giao cho Trung cộng làm mà không có đấu thầu công khai gây thiệt hại hàng tỷ Mỹ kim.

Tình trạng tham nhũng hiện nay. Chúng ta biết tình trạng tham nhũng ở VN quá khủng khiếp. Và chúng ta cũng đã biết nguyên nhân chánh yếu của tham nhũng ở VN là từ bản chất và sự vận hành của chế độ CS.

Hệ quả nghiêm trọng của nạn tham nhũng về kinh tế và xã hội

Tham nhũng đưa tới hệ quả cực kỳ to lớn cho nền kinh tế và cả về mặt xã hội.

Theo các cơ quan quốc tế, mỗi năm nền kinh tế thế giới bị thiệt trên 1000 tỷ mỹ kim do tham nhũng.

Luật lệ về phòng chống tham nhũng ở VN quá nhiều và sự hô hào khẩu hiệu đánh tham nhũng cũng kêu to lên. Nhưng thực tế, mọi người cho rằng như các vở kịch thôi, không giải quyết được gì cả. Vì cái gốc sinh ra tham nhũng là từ chế độ .

Qua một số vụ tham nhũng lớn gần đây, một số rất ít trong quốc nạn nầy, chúng ta có thể biết hệ quả tham nhũng quá lớn trên nhiều mặt.

Vài thí dụ : Công ty quốc doanh Gang thép Thái nguyên, mất trên hai ngàn tỷ. Công ty MobiFone mất hơn ngàn tỷ. Đường xe lửa cao tốc Hà đông-Cát linh thiệt hại  trên 500 triệu đô. Xa lộ Đà nẳng-Quảng ngải mất mát gần ngàn tỷ…Và nhiều nữa như Khu đô thị mới Thủ thiêm, khu đất Cần giờ.. Nếu không bị tham nhũng số tiền quá lớn trên có thể làm được nhiều trường học, bịnh viện và cải tiến nông thôn.

Về việc thu hồi tài sản do tham nhũng trên thực tế quá ít. Mặc dù có bắt được một số tham nhũng, nhưng thực sự thu hồi theo luật, chưa đầy 20% trị giá tài sản cdo tham nhũng cướp đi. Như vậy phần lớn tài sản tham nhũng được chuyển ra ngoại quốc, hay nhập vào tích sản của các công ty sân sau của đảng viên cao cấp.

Trên bình diện quốc nội, tham nhũng còn là gây bất công kinh tế xã hội. Và tạo ra sự cách biệt giàu nghèo càng ngày càng lớn hơn nữa.

Trên bình diện quốc tế, tham nhũng to lớn đem lại hai hậu quả chánh là mậu dịch và đầu tư ngoại quốc bị giảm sụt. Mặc dù trong biến chuyển kinh tế thế giới ngày nay, VN có nhiều thuận lợi hơn cho sự thu hút đầu tư ngoại quốc. Tuy nhiên, nhà đầu tư ngoại quốc thường xem tham nhũng như là một trở ngại. Nhất là các công ty từ Hoa kỳ và Âu châu. Và bất cứ sự suy giảm nào về hợp tác kinh tế với Tây phương, đều có lợi cho TQ. TQ càng gia tăng mức độ hợp tác với VN thì tham nhũng càng tăng. Đó là vòng lẩn quẩn và thế kẹt của VN với TQ hiện nay.

Chúng tôi vừa trình bày rất tóm tắt hai vấn đề rất quan trọng mang lại nhiều tiêu cực nhất cho sự phát triển VN. Đó là vấn nạn công đoàn và vấn nạn tham nhũng. Dù có vài cải đổi. Nhưng nguyên nhân thay đổi không phải từ sách lược của CSVN, mà từ nhiều  loại áp lực từ bên ngoài.

Nhìn từ góc độ nào, từ một cảm nghĩ chủ quan hay khách quan, hoặc từ yếu tính lịch sử, thì VN cần phải thay đổi thật sâu rông.

Giờ thì lại một tháng tư thứ 46. Thời gian tương đối khá dài cho một chánh thể độc tài. Cái bản chất, mục tiêu và cách thức hành động căn bản là vẫn thế. Những cái không thay đổi là cốt lõi. Những cái thay đổi là cái vỏ ngoài. Những sắp xếp cứ 5 năm một lần, chỉ là một mô hình chánh trị mang tính hài kịch mà người dân không buồn xem.

Nhưng sự thay đổi theo lòng dân và con đường đi tới của dân tộc là không có gì cản được.

Vận mạng dân tộc đã có nhiều cay nghiệt trong quá khứ, nhưng mỗi lần như vậy không phải là một bế tắc sau cùng.

Nguyễn Bá Lộc

Cali , tháng tư thứ 46– 2021.

Visits: 69

Chiến Tranh Mậu Dịch Mỹ -Trung Và Hệ Quả Đến Việt Nam

Nguyễn Bá Lộc

(Cập nhựt và bổ sung lần ba)                            

                                                                                                                           

Chiến tranh mậu dịch giữa Hoa kỳ và Trung quốc đã manh nha từ năm 2017, và khởi đầu từ 2018. Trên danh nghĩa là cuộc chiến thương mại giữa hai siêu cường kinh tế. Thực sự là một sự xung đột trên nhiều mặt, kinh tế, khoa học kỹ thuật, và ý thức hệ. Ngoài ra, và sâu xa hơn, đó là do âm mưu đại bá của Trung cộng từ lâu.

Bởi do tính chất và qui mô, chiến tranh mậu dịch nầy có ảnh hưởng và hậu quả to lớn chẳng những cho hai quốc gia tham chiến, mà còn cho hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Sau ba năm, giờ cuộc chiến chưa chấm dứt, mặc dù có tạm đình chiến của giai đoạn I, hai bên vẫn còn một số bất đồng lớn, một số xung đột còn lan rộng ra trên một số lãnh vực khác.

Để hiểu thêm về một xáo trộn lớn của thế giới, trong hai năm 2018 và 2019, tôi có bài khảo luận về Chiến tranh mậu dịch Mỹ – Trung , nay tôi xin cập nhựt lần thứ ba nầy.

I. TÓM LƯỢC CHIẾN TRANH MẬU DỊCH MỸ -TRUNG

I.1. Nguyên do

Trong lịch sử chiến tranh kinh tế thế giới, đây là một trong những cuộc chiến lớn.  Hoa kỳ coi đây là cuộc chiến chẳng đặng đừng, trễ còn hơn không.

Còn Trung quốc thì phải chống đỡ bằng mọi giá, vì đó có liên hệ tương lai chế độ, tương lai mô hình và chiến lược kinh tế, và mục tiêu toàn cầu hóa. Các nguyên do:

Thâm thủng mậu dịch: Chánh yếu là sự thâm thủng mậu dịch quá lớn của Hoa kỳ đối với Trung quốc, trên $375.2 tỷ (2017) càng ngày càng lớn, Hoa kỳ nhập siêu 420 tỷ (2018). TT  Trump yêu cầu TC giảm ngay thâm thủng bớt $100 tỷ mỗi năm. Sự mất mát lớn đó của Mỹ chánh yếu là do TQ chơi nhiều đòn bất chính và do Mỹ lầm lẫn chế độ TC. Hoa kỳ yêu cầu TC phải có chánh sách mậu dịch đàng hoàng (fair trade).

Về đầu tư, hàng trăm công ty Mỹ qua kinh doanh ở TQ, làm cho thất nghiệp trong nước Mỹ gia tăng cao. Điều nguy hiểm khác là TC cho các công ty lớn, nhứt là ngành công nghệ thông tin đầu tư ngay tại Mỹ. Cơ hội TC ăn cắp khoa học kỹ thuật cao của Mỹ tăng cao hơn. Trong nước, nhiều công ty Mỹ bị phá sản hay bị TC mua, và thất nghiệp tăng cao.

Trên bình diện quốc tế, Mỹ bị thua thiệt dần cả trên mặt ngoại thương lẫn đầu tư ngoại quốc. Một thí dụ rõ ràng là trong thời đại dịch Covid 19, TC đầu cơ và tung sản phẩm y tế khắp mọi nơi, trong lúc Hoa kỳ và Âu châu thiếu hụt trầm trọng.

Về phía TC, thì sau thành công vượt bực về kinh tế, TQ nuôi dưỡng mộng bá quyền toàn cầu. Khi Tập cận Bình lên nắm quyền, thì ý đồ TC càng mạnh và rõ ràng. TC bành trướng thế lực mình  trong nhiều lãnh vực, trong nhiều quốc gia chậm tiến hoặc đang phát triển, kể cả tạo ảnh hưởng và nắm giữ một số cơ quan quốc tế.

Xây đắp “Giấc Mộng Trung Hoa” (Chinese Dream). Đó là ước mơ truyền thống của TQ từ các vua chúa ngày xưa, nay Tập cận Bình muốn dựng lại. Ý đồ của Tập là đến năm 2050 TC sẽ mạnh trong nước và có nhiều ảnh hưởng quốc tế và thay Mỹ trở thành lãnh đạo thế giới.

I.2.Thế và Lực của hai bên lâm chiến

Thế  và lực của Mỹ so với TC: Cho tới nay, Mỹ vẫn được coi như có thế và lực mạnh nhứt thế giới về các lãnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự và tư tưởng chánh trị văn hóa. Nhưng cái thế và lực đó đã, đang và sẽ còn đi xuống nữa nếu Hoa kỳ không có những biện pháp thích ứng kịp thời.

Về kinh tế mặc dù bị TC qua mặt xuất cảng, bị nhập siêu quá lớn hàng TC. Nhưng GDP của TC chỉ bằng  2/3 của Mỹ. Lợi tức đầu người của Mỹ cao gấp hơn sáu lần TC.

Vài so sánh sức mạnh kinh tế (2019):

                            GDP          GDP /GDP toàn cầu  Per capita              Xuấtcảng

Hoakỳ               21.374 tỷ     24.4%                     $ 65.165                     1.646 tỷ

Trung quốc       14.343 tỷ     16.4%                      $10.260                      2.479 tỷ

Nguồn: World Bank / Data

Về khoa học kỹ thuật, Mỹ có thế cao hơn nhiều vì có nghiên cứu và phát minh liên tục, còn TC thì phần lớn sao chép hay đánh cắp kỹ thuật từ bên ngoài. Nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, TC đã đầu tư nhiều cho khoa học kỹ thuật. Cái lợi của TC là những phát minh dùng được cho cả kinh tế và quân sự. Mức độ khoa học kỹ thuật TC hiện nay cũng khá cao.

Về quân sự, Mỹ có tiềm năng cách xa TC mặc dù trong những năm gần đây TC sản xuất nhiều sản phẩm quân sự mới. Trong khi đó thì những năm trước kia Mỹ đầu tư ít cho quân sự. Gần đây Hoa kỳ đã thấy nhược điểm nầy và có một số cải tiến.

Về toàn cầu hóa, từ sau đệ nhị thế chiến Mỹ dẫn đầu phong trào toàn cầu hóa. Các công ty đa quốc Mỹ phát triển rất nhanh. Cái ưu thế thứ hai của Mỹ là toàn cầu hóa dựa trên nguyên tắc kinh tế tự do, và được hầu hết các quốc gia và các Tổ chức quốc tế đi theo mà không bị cản trở gì nhiều.

Sau nầy với chủ trương mới, TC có thế cao hơn Mỹ ở phần viện trợ quốc tế, và sự hơp tác với các nước đang phát triển, đồng thời vận động thâm nhập vào các cơ quan quốc tế. TC lợi dụng Toàn Cầu Hóa một  cách rộng rãi để tấn công Mỹ và Âu châu với sự xuất cảng ào ạt hàng giá rẽ, và thu hút đầu tư với nhân công lương thấp. Đồng thời TC tung tiền viện trợ cho nhiều nước nghèo. Cách hợp tác quốc tế, TC không đòi hỏi dân chủ hay nhân quyền, nên thu hút được nhiều quốc gia. Đó là thế quốc tế quan trọng.

Nhưng nay, TC và Mỹ đều gặp khó khăn, nhứt là sau đại dịch Covid-19. Khó khăn và cách giải quyết của hai bên có khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu thì hiện nay khó khăn của TC nhiều hơn, mức nguy hiểm sâu hơn. Mặc dù bề ngoài TC nói là kinh tế 2020 vẫn phát triển với số dương, còn Mỹ thì có số âm.

Trong 30 năm qua, TQ tung hàng hóa ra khắp thế giới với giá rẽ, từ 257 tỷ (2000 lên 2.400 tỷ (2016) (theoMcKensey& Company Global Institute,www.mckensey.com). Và TC qua mặt Mỹ chiếm hạng nhì thế giới về xuất cảng.

Đầu tư ngoại quốc: Nhờ thị trường nội địa rất lớn và nhân công rẽ, TQ đã thu hút đầu tư ngoại quốc mạnh nhứt thế giới. FDI tại TC vừa cung ứng cho thị trường nội địa vừa chủ yếu cho xuất cảng, 50% xuất cảng là do FDI. (Theo Mac Kensey Global Institute)

TC ăn cắp kỹ thuật cao phần lớn là từ Hoa kỳ (sản phẩm trí tuệ, intellectual property), đem áp dụng trong nước và đã phát triển đến mức quan trọng. Những loại kỹ thuật cao đó xử dụng trong công nghiệp và kỹ nghệ quốc phòng .

Thái độ của TC là lặng lẽ tiến công Mỹ và Tây phương qua các kế hoạch và chủ trương lớn như tự do thương mại hoàn toàn, gia tăng viện trợ và đầu tư tại các nước nghèo đang phát triển qua Kế Hoạch Belt & Road, và đặc biệt mở rộng đầu tư của TC tại Mỹ và Âu châu với công ty rất lớn và kỹ thuật cao.

Trước tình trạng TC vừa đạt mức phát triển kinh tế cao, chiếm giữ phần lớn kinh tế toàn cầu. Mặt khác, là TC muốn soán ngôi thứ nhứt của Hoa kỳ để lãnh đạo thế giới. Đây là một biến chuyển thế giới rất lớn, có thể thay đổi trật tự thế giới trong tương lai.

Trong cuộc chiến mậu dịch TC coi như bị tấn công. Nhưng TC nhiều lần tuyên bố sẽ đánh trả bất cứ giá nào. Mặt khác, bề ngoài thì TC tuyên bố cần hợp tác để Mỹ và TQ cùng có lợi hơn là đánh nhau hai bên sẽ bị thiệt hại.

Về mô hình chánh trị, mặc dù TC là nước độc tài CS, không tự do, dân chủ, nhân quyền, nhưng TC xử dụng công cụ tiền bạc cách tối đa để dụ dỗ các nước nghèo, và tạo được thế quốc tế mạnh cho TC. Hiện nay dân chúng trên thế giới có ý nghĩ xấu về TC nhiều hơn trước. TC là một đe dọa lớn của nhiều nước.

Trong nước, các sắc tộc luôn bất ổn vì sự chênh lệch giàu nghèo quá cao, nạn tham nhũng quá khủng khiếp, cùng sự tranh giành quyền lực trong đảng, chánh quyền TC luôn cứng rắn đàn áp.

Tóm lại, mỗi bên tham chiến có những cái mạnh và yếu khác nhau, võ công khác nhau. Nhưng chắc chắn mâu thuẩn hai bên không dễ dàng giải quyết nhanh chóng.

I.3.Tóm tắt các trận chiến

Tóm tắt các trận đánh:

Mặt trận ngoại thương

Trận đánh thứ nhứt, 22-tháng giêng -2018, Mỹ đánh thuế 25% lên tấm solar (với trị giá 8.5 tỷ) và máy  giặt (1.8 tỷ). Đánh trả lại, TC tăng  thuế

Tháng 4-17-2018 TC đánh thuế phá giá bo bo nhập từ Mỹ thuế  178.6%

Tháng-2018, TC chấm dứt đánh thuế bo bo, vì đang thương thảo Mỹ TC để ngưng chiến.

Tháng  8- 14-2018, TC kiện Mỹ ra WTO.

Trận đánh thứ 2, Mỹ đánh thuế nhôm và thép 25% của tổng số nhập 48 tỷ, nhưng thực sự phần lớn nhôm thép Mỹ nhập từ Canada, Âuchâu, Mexico.

Tháng 7-24-2018, Mỹ kiện ra WTO về các nước Canada, Âu châu tăng thuế nhập từ Mỹ, vì Mỹ tăng thuế nhôm và thép là áp dụng “luật bảo vệ an ninh quốc gia”.

Tháng 7-24-2018, Mỹ ký sắc lịnh trợ cấp nông sản 12 tỷ do TQ không  nhập.

Trận đánh thứ 3,  ngày 18 tháng 8-2017, Mỹ phản đối TC vi phạm quyền sản phẩm trí tuệ và sản phẩm kỹ thuật cao khác.

Ngày 3-tháng 4-2018, Mỹ dự trù đánh nhiều món hàng từ TC trị giá $50 tỷ với thuế 25%

Ngày 3 tháng 4-2018, TC đánh thuế lại cũng 25% lên xe hơi, máy bay và nông sản trị giá 50 tỷ.

Ngày 5 tháng 4-2018, Mỹ đưa thêm danh sách 100 tỷ hàng TC với 25% thuế.

Các trận đánh tạm ngưng từ tháng  5-20-2018 vì hai bên thương thảo lại.

Ngày 10 tháng 7-2018, Mỹ đưa ra danh sách 200 tỷ hàng hóa TC sẽ bị đánh thuế 25%, vì cuộc thương thảo không thành. TT Trump nói sẽ đánh thuế cao cho tất cả hàng TC vào Mỹ. Đó là phần lớn  hàng tiêu dùng cá  nhân.

Ngày 24- tháng 9-2018, TT Trump tuyên bố sẽ đánh thuế  25% của danh sách 200 tỷ (đang bị thuế  10%). Để đánh trả, TC sẽ cho đánh thuế tăng 25% của gói hàng trị giá 60 tỷ.

Ngày 2/12/2018  hai bên ngưng chiến để thương thảo .

Đến tháng 5-2019, thương thảo không thành, Mỹ cho biết sẽ đánh thuế 25% lên số hàng 250 tỷ. Chia ra hai lần. Lần 1 vào tháng 10-2019 và lần 2 vào tháng 12-2019. Và sau đó còn có thể có danh sách khác với 300 tỷ nữa. TC cũng sẽ đánh trả 75 tỷ với 25% thuế.

Ngày 26/tháng 6/2019, ở buổi họp G20 tại Nhựt, hai bên đồng ý ngưng đánh để thương  lượng.

Hai bên thỏa thuận được. Mỹ không đáng thuế  25%  của danh sách 250 tỷ nầy vào tháng 12/2019. Đáp lại TC hứa nhập 200 tỷ hàng nông sản và hàng công nghiệp Mỹ trong hai năm 2020 -2021. Thỏa hiệp ký ngày 15-12-2019. Và sẽ thi hành từ 15 tháng  giêng -2020. Rồi đại dịch bùng nỗ gây khó khăn trong việc thực hiện. Thảo luận cho giai đoạn hai cũng không thực hiện.

Bên cạnh mặt trận thuế quan, Mỹ có hai cú đánh nhỏ là Hoa kỳ đưa TC ra WTO cho là TC lợi dụng qui chế “developing country status” để hưởng lợi nhiều trên thị trường quốc tế. Trận đánh nữa là Mỹ tố cáo TC định giá thấp đồng yuan để hàng xuất cảng có giá quá rẽ.

Nguồn: Peterson Institute for International Economics, www.www.piie.com, 28/9/2020

Thỏa hiệp giai đoạn I chỉ nói đến mậu dịch. Còn các vấn nạn khác mà Mỹ đưa ra tạm hoãn lại cho giai đoạn II (chưa biết bao giờ). Đó là: TC trợ cấp sai trái cho quốc doanh để cạnh tranh bất chánh, việc TC buộc các FDI ngoại quốc chuyển giao kỹ thuật; vấn đề bảo vệ sản phẩm trí tuệ; vấn đề FDI của TC tại Mỹ, vấn đề đánh cắp kỹ thuật; vấn đề tình báo kinh tế; vấn đề lủng đoạn tiền tệ. Đó là những vấn đề lớn và khó khăn giải quyết nhanh.   

Mặt trận đầu tư và kỹ thuật.

Có hai vấn đề: Hoa kỳ yêu cầu TC cải sửa luật buộc nhà đầu tư ngoại quốc tại TC    không được đánh cắp kỹ thuật hay cộng tác ở các trung tâm chuyển kỹ thuật cách bất hợp pháp về TC. Dĩ nhiên TC chối vấn đề nầy. Nhưng tình báo Mỹ đã tìm  ra một số vụ. Các nhà khoa học TQ bị đuổi về nước hay bị tù. Tháng 12-2017 Mỹ cấm các công ty Mỹ làm ăn với một số công  ty lớn kỹ thuật cao của TC. Các công ty nầy có thể xử dụng cho kỹ nghệ quân sự.

Ngày 23/8/2019, TT Trump ra lịnh cho công ty Mỹ rút khỏi TQ đến một nước khác hay về lại HK. (Theo cơ quan Politico)

Mặt trận tình báo.  

TC gài tình báo khắp nơi, và trên hầu hết các lãnh vực, các mặt trận quân sự kinh tế và kỹ thuật

Mặt trận văn hóa truyền thông.

Vì TC dùng chiến thuật văn hóa và truyền thông để tấn công Mỹ và bành trướng trên toàn cầu, Mỹ đánh trên mặt trận nầy. Mỹ cho phổ biến những tin tức và nhận định tệ hại của chế độ độc tài CSTC mà TC ngụy trang dưới hình thức văn hóa và chủ nghĩa dân tộc.

Song  một trong nhược điểm của Hoa kỳ cũng như Tây Âu là chế độ tự do dân chủ nên phải trình bày cho dân các chương trình kế hoạch rõ ràng. Do đó TC đã biết được một số điều về đối phương. Trận chiến trở nên khó khăn hơn.

I.4. Trung cộng phản công

TC bị đánh trước. TC dùng chiến thuật trên 4 mặt:

Thương mại/ quan thuế, vừa đánh trả vừa thương lượng. Một mặt tìm thị trường mới thêm ở nhiều nước ,nhứt là Âu châu.

Về đầu tư, sửa luật đầu tư cho nhà đầu tư ngoại quốc có thuận lợi hơn nữa, cải tổ quốc doanh cho lành mạnh. Chấn chỉnh các công ty ở ngoại quốc, sau khi bị Mỹ trừng phạt hay cấm.

Gia tăng viện trợ và đầu tư đến nhiều nước ĐNÁ và Phi châu theo kế hoạch Belt & Road. Gia tăng phát triển kỹ thuật trong nước cho dự án “Made in China 2025”.

Phá giá thêm đồng “yuan” để tăng xuất cảng.

Về quốc tế vận, TC gia tăng tuyên truyền, nhất là trong thời kỳ có đại dịch để tiếp tục tạo hình ảnh một Trung quốc mới tốt và nhân đạo đối với mọi nước. Chia rẽ đồng minh của Mỹ. Kết hợp liên minh mới, Hiệp ước kinh tế RCEP, Regional Cooperation Economic Partnership, gồm 15 nước, 10 nước Asean cộng với Úc, Tân Tây lan, Nhật, Nam Hàn, Trung quốc, lúc đầu có Ấn độ sau nầy Ấn độ rút ra. Hiệp ước nầy do TQ dẫn đạo và vừa ký chung vào tháng 11 /2020. Đây là một thỏa ước kinh tế lớn nhất hiện nay.

Trong  nước, TC củng cố nội bộ đảng và trấn an dân, thúc đẩy tự hào dân tộc. Quyết tâm tiến lên đánh nhào Tư Bản và chiếm vị trí số một toàn cầu.

I.5. Kết Quả và Hậu Quả Tạm Thời

Tới nay (12/2020), chiến tranh mậu dịch Mỹ Trung đã xẩy ra gần ba năm. Như trên đã nói cuộc chiến không phải chỉ giới hạn trong thương mại và đầu tư, mà còn lan rộng tới nhiều lãnh vực. Một số xung đột vẫn tiếp diễn. Cuộc chiến chưa biết sẽ chấm dứt lúc nào và sẽ ra sao.

Dưới đây là tóm tắt một số kết quả và hệ quả tạm thời (tới cuối 2020) .

I.5.1.Hệ quả về phía Hoa kỳ

Về thương mại thì hai bên đánh và đàm nhiều lần. Thương thảo cho giai đoạn I, được hai thực hiện là vào tháng giêng năm 2020. Coi như tạm huề. Nhưng rồi bị đại dịch. Thỏa ước không được thực hiện đúng như cam kết. Trung quốc mua nông sản Mỹ ít hơn lời hứa. Hàng TC vào Mỹ bị giảm.Thuế đánh vào hàng TC cao lên thì giá bán lẻ cao ảnh hưởng người tiêu thụ và một số công  ty sản xuất Mỹ.

Về đầu tư, một số công ty Mỹ ở TQ  dời đi  qua một số nước khác, như Google, Apple, Nike… Mặt khác TC đang sửa luật đầu tư theo yêu cầu của Mỹ. Về phần công ty TC  ở Mỹ thì một số bị cấm hay bị phạt. Như công ty công nghệ thông  tin  lớn ZTE và Huawei. Hoa kỳ còn cấm các công  ty Mỹ không được giao dịch với công ty do quân đội TC  làm chủ. Các công ty TC không được lên thị trường chứng khoán Mỹ nếu không được Mỹ kiểm soát tài chánh. Tuy  nhiên, sự cấm đoán bán  cho TC các  sản phẩm bán dẫn (semiconductors, software)  làm một số  công ty Mỹ bị thiệt hại. Một món hàng lớn khác là 900 chiếc máy bay Boeing  (trị giá 1,000 tỷ) mà TC hứa mua trước Thương chiến, nay  bị hoãn lại.

Đối với nông dân Hoa kỳ, thương chiến có ảnh hưởng lớn vì TC nhập một số lượng lớn đậu nành, thịt heo, gà của Mỹ. Nếu thỏa hiệp sau cùng (tháng giêng/2020) bị trục trặc, TC không giữ lời hứa mua 55 tỷ nông sản Mỹ thì đó là thiệt hại cho nông dân.

Một số nhà khoa học TC làm việc tại Mỹ bị bắt vì là tình báo cho TC.

Tâm lý chiến và vận động đồng minh. Chánh quyền Mỹ kêu gọi và trình bày cho dân trong nước thấy thiệt hại của Mỹ về nhập siêu từ TQ quá lớn từ nhiều năm.Tình trạng thất nghiệp ở Mỹ do công ty Mỹ sang làm ăn ở TQ trong mấy chục năm qua. Chánh quyền kêu gọi người tiêu thụ mua hàng Mỹ (Buy American), công ty Mỹ trở về cố hương với sự giúp đỡ về thuế và tín dụng.

Chánh quyền và một số truyền thông Mỹ cũng cho dân chúng thấy TC là nước CS, họ dùng những mánh khoé gian dối. TC không có đủ điều kiện và giá trị cần thiết cho một lãnh đạo thế  giới. Mỹ và một số đại học đóng cửa các Viện Khổng Tử, một nơi truyền bá văn hóa lỗi thời và là nơi ẩn dấu cho tình báo TC.

Do đó, gần đây người Mỹ hiểu rõ hơn TC và đa số họ coi TC là kẻ thù cần cảnh giác.

Đối với đồng minh, Hoa kỳ có thay đổi. Lúc đầu TT Trump với chủ trương“America First” làm cho một số đồng minh, nhứt là Âu châu xa Mỹ. Trong đối phó đại dịch, một số nước hiểu TC hơn, và có sự hợp tác trên một số mặt với Hoa kỳ. Về bang giao quốc tế, Mỹ lôi kéo được các nước mạnh như Nhật, Ấn, Úc thành liên minh “Chuổi Kim Cương ” ở Ấn độ-Thái bình dương. Hoa kỳ đi gần hơn với VN và các nước ASEAN để đối phó sự xâm lăng của TC ở Biển đông.

Hoa kỳ gặp ba khó khăn cùng lúc, là sự suy giảm do chiến tranh mậu dịch, do đại dịch rất nặng nề, và do cuộc bầu cử Tổng thống 2020.

Nhưng kinh tế phục hồi từ tháng 10 năm nay. Thị trường chứng khoán lên cao. Về kinh tế tài chánh, Hoa kỳ còn khó khăn lớn khác là nợ công quá cao do ngân khoản cứu trợ đại dịch. Vào những ngày cuối năm thì dịch covid bùng phát trở lại. Có cái may là thuốc chủng dịch covid- 19  được bắt đầu xử dụng. Kinh tế chưa có dấu hiệu lạc quan .

I.5.2.Hệ quả về phíaTrung Cộng

Kinh tế TQ chậm lại và mức phát triển suy giảm, một phần do thương chiến, một phần do đại dịch. Theo cơ quan nghiên cứu Terence Tai-Leung Chong & Xiao Yang Li ước lượng thiệt hại do thương chiến làm GDP TC giảm 1% và thất nghiệp tăng 1.1%. (Research Gate). Cộng với sự suy giảm do đại dịch, theo ước tính của Ngân hàng thế giới năm nay, suất số phát triển của TC chỉ có 2.9% . Được như vậy là may rồi. Dù sao kinh tế TC vẫn còn mạnh, vẫn còn là đối thủ đáng ngại của Hoa kỳ.

Xuất cảng: Tháng giêng và hai /2020 giảm 17% so với cùng thời kỳ 2019. Trong đó xuất qua Mỹ giảm 28%. (Theo Peterson Institute for International Economics,)

Đầu tư ngoại quốc  :   Đầu tư của TC tại Mỹ giảm từ 46.5 tỷ (2016) xuống còn 5.4 tỷ (2018) (Theo trung tâm nghiên cứu kinh tế Rodium Group).

Khoa học kỹ thuật, TC dù có nhiều cố gắng trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn lệ thuộc nhiều ở Mỹ. Như công  ty ZTE và Huawei phải nhập một chip quan trọng từ Mỹ.

Công nợ và ngân hàng. Nợ công rất cao nay phải cho quốc doanh vay thêm, nhưng tình trạng bị lỗ. Đó là một mối nguy hiểm lớn. Tiền trả nợ cho các nước vay trong kế hoạch BRI bị gián đoạn hay hoãn nợ vì phần lớn các dự án không có lời hay bị đội vốn. Nợ xấu do đó tăng cao.

Chuyển tài sản ra ngoại quốc. Vì tình trạng kinh tế khó khăn, nhiều nhà giàu tìm cách chuồn tiền ra ngoại quốc. Và tham nhũng gia tăng.

Trên bình diện quốc tế, dân chúng và chánh quyền nhiều nước có cảm nghĩ xấu với TC vì phần lớn thấy được mặt thật của “chế độ CS biến thể”

I.5.3. Hệ quả cho thế giới

Tổng quát xuất cảng trên thế giới giảm khoảng3%, GDP thế giới bị giảm 1.7%, trong năm 2020 do chiến tranh mậu dịch, (theo World Bank và Research Gate ghi lại).

Theo ước tính của Viện Nghiên Cứu Peterson Institute Global Economics thì cho tới năm 2030 kinh tế thế giới bị giảm mất 301 tỷ, chỉ do chiến tranh mậu dịch Mỹ-Trung.

Giá cả hàng hóa nói chung sẽ tăng khắp mọi nơi.

Đầu tư ngoại quốc bị giảm. Một số công ty bị ngưng hoạt động. Hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi. TC sẽ không còn nắm các chuỗi cung ứng nhiều thứ hàng hóa quan yếu như trong hàng chục năm qua. Mỹ và Âu châu sẽ tự sản xuất cho thị trường nội địa các loại hàng quan trọng cho kinh tế quốc nội, y tế và quân sự. Mặt khác một số chuỗi cung ứng bị chẻ nhỏ ra và được sản xuất tại một số nước Á châu như VN, Thái Lan, Indonesia, Bangladesh, Mexico, Chile..

Hệ thống tài chánh quốc tế bị ảnh hưởng xấu đi. Thị trường chứng khoán dễ giao động hơn.

Mô hình toàn cầu hóa theo kiểu tự do hoàn toàn, kéo dài trên 50 năm nay, bị thay đổi ít hay nhiều. Vì chủ trương bảo hộ mậu dịch một phần của một số nước. Và các lưởn tài chánh trên thế giới có những thay đổi, kể cả các định chế tài chánh lớn. Toàn cầu hóa sẽ được tái định hình, tùy diễn tiến chiến tranh mậu dịch trong tương lai

Tuy nhiên trước mắt cũng có một số quốc gia có lợi trong cuộc thương chiến nầy, vì sự di dời của các công ty ngoại quốc ra khỏi TC và vì nhờ được xuất cảng tăng thêm do hàng hóa TC bị sụt giảm trên thị trường quốc tế. Trong số đó có Việt Nam

II. HỆ QUẢ THƯƠNG CHIẾN MỸ TRUNG ĐẾN VỊÊT NAM

Chiến tranh mậu dịch Mỹ -Trung cho tới nay đem tới những hậu quả lớn chẳng những cho hai nước đương đầu mà còn cho nhiều nước trong đó có VN.

Trong nhứt thời, nhiều người cho rằng đây là cơ hội mà VN hy vọng được nhiều thắng lợi nhất. Song , về phương diện kinh tế, Hoa kỳ và TC là hai đối tác quan trọng nhất của VN, và vì chiến tranh mậu dịch nầy nhiều phức tạp, nên hệ quả cho VN vừa tích cực vừa tiêu cực.

Trong chương nầy, xin tóm tắt qua hai vấn đề: Mối liên hệ kinh tế VN với Hoa kỳ và Trung quốc và Hệ quả chiến tranh mậu dịch Mỹ- Trung đến với VN.

II.1. Tóm lược Tiến Trình Việt Nam Hội Nhập Toàn Cầu
 II.1.1. Tiến trình Hội nhập toàn cầu của VN

Sau  khi đổi mới kinh tế (1986), VNCS theo đuổi nền kinh tế pha trộn giữa kinh tế tự do và nền kinh tế độc quyền XHCN. VN chấp nhận nhiều thành phần kinh tế: quốc doanh, tư doanh, tư doanh ngoại quốc, hợp tác xã và cá thể. Khu vực kinh tế quốc nội quá yếu, nhứt là quốc doanh chiếm khoảng 60% tài sản và phương tiện kinh tế nhưng 65% bị lỗ triền miên. Tư doanh trong nước còn quá yếu. Cho nên VN phải đẩy mạnh kinh tế đối ngoại từ khoảng năm 2000. Từ đó đến nay, VN đạt một số kết quả khá tốt về xuất cảng và đầu tư ngoại quốc (FDI).

Chúng tôi xin tóm tắt một số điểm quan trọng quá trình mở cửa và đi mạnh vào thị trường thế giới của VN trong 20 năm qua.

Về mậu dịch, từ khi vào WTO cho tới nay VN đã ký 17 Hiệp định (HĐ) mậu dịch song phương cũng như đa phương. Song phương VN ký với các nước: Hoa kỳ, Nhật bản, Trung quốc, Đại hàn, Đài loan, Hồng kong, Singapore. Về đa phương VN ký với nhiều nước trong các HĐ : ASEAN với các nước, với HĐ RCEPT do TC cầm đầu,  CPTPP với 11 nước Xuyên Thái Bình Dương (Hoa kỳ rút ra), và EVFTA, VN với Cộng đồng Âu châu. Hai HĐ sau cùng nầy là HĐ thuộc thế hệ mới và toàn diện.

Một số thành quả về ngoại thương:    2015                          2018                             2019

Xuất cảng:   ($ triệu)                            162,107                      236,862                       253,903

Đầu tư ngoại quốc  ($ tỷ)                   14,100 (2007)            16,120   (2019)

Nguồn: Oxford Business Group

Trong 10 năm qua, xuất cảng tăng trung bình 12-15%/năm.

Tổng cộng FDI cho tới năm 2016 là $293 tỷ. FDI chiếm 25% tổng số đầu tư, và chiếm 70% tổng số hàng hóa xuất cảng (theo IMF).

HĐ mậu dịch CPTPP và EVFTA

HĐ CPTPP chính thức thi hành từ tháng giêng 2019. HĐ EVFTA bắt đầu thi hành từ tháng 8- 2020. Hai HĐ nầy gần như giống nhau. Ở đây xin nói một số điểm chánh của hai HĐ nầy.

Đặc điểm:

Hợp tác toàn diện, vừa đẩy mạnh phát triển mậu dịch và đầu tư, vừa gián tiếp cải thiện các định chế, hệ thống pháp lý và lành mạnh hóa xã hội; đặc tính thứ hai là HĐ dựa trên nguyên tắc kinh tế tự do hay kinh tế thị trường.

Ngoài các qui định về kỹ thuật của mậu dịch và FDI, hai HĐ nầy còn qui định bắt buộc mà các HĐ trước kia không có: sự minh bạch, công bằng trong kinh doanh, sự tham gia của công chúng, tôn trọng tự do và nhân quyền.

Tầm quan trọng và lợi ích:

Khi Hoa kỳ rút ra hồi 2017, CPTPP yếu hơn TPP có Hoa kỳ. Vì Hoa kỳ chiếm tỷ trọng 58% của CPTPP. Nếu có Hoa kỳ (tương lai có thể Hoa kỳ trở lại) thì 12 nước thì GDP chiếm 40% GDP thế giới, và 37.5 % lượng hàng hóa giao dịch của thế giới. CPTPP nay chỉ có tỷ trọng 13% GDP và 17% của thế giới. Hiện nay, EVFTA lớn nhứt của VN, và CPTPP hàng thứ tư, sau Hoa kỳ và TC ( VN xuất siêu qua Hoa kỳ khoảng $40 tỷ/ trong năm vừa qua, còn với TC thì VN phải nhập siêu trên $30 tỷ/ năm).

Theo ước tính của các chuyên gia thì tới 2030, EVFTA sẽ giúp VN tăng xuất cảng 12% năm và GDP tăng 2,4% . (Theo Report World Bank tại VN, tháng 5/2020).

Hai HĐ mới còn giúp gia tăng năng suất công nhân, tạo thêm việc làm, cải tiến phẩm chất hàng hóa, và giúp cải thiện vấn đế tài chánh, tín dụng theo chiều hướng tiêu chuẩn quốc tế.

Các khó khăn nghiêm trong:

Mặc dù tương đối thành công trong Hội nhập, mặc dầu hai HĐ mới có tầm mức quan trọng và là hy vọng nhiều cho VN, nhưng con đường đi tới của Hội nhập toàn cầu của VN còn rất nhiều khó khăn và thử thách. Nếu VN như các quốc gia có Tự do Dân chủ và Nhân quyền thì khó khăn ít hơn và dễ cải thiện hơn nhiều. Mà những khó khăn lớn lại nằm trong các lãnh vực ngoài tính chuyên môn trong mậu dịch và đầu tư. Nhưng nó gián tiếp và quan trọng, vì nếu VN không thi hành đúng sẽ bị chế tài, nghĩa là không được hưởng những ưu đãi của hai HĐ.

Các khó khăn chánh yếu là:  Phải tôn trọng nguyên tắc kinh tế thị trường thực sự. Phải có công đoàn độc lập và bảo vệ quyền công nhân theo luật quốc tế. Phải bảo vệ môi trường. Phải điều hành kinh tế cách minh bạch và công bằng. Phải cải sửa và giảm quốc doanh. Phải giảm tham nhũng và có công bằng xã hội.

Đó là những thử thách, những khó khăn tồn tại từ rất lâu và nguyên do là từ bản chất chế độ và sự vận hành nhiều sai trái của chánh quyền.

II.1.2.  Mối liên hệ kinh tế VN với Hoa kỳ và Trung cộng

Lịch sử cho biết VN từ lâu ở trong thế kẹt trong tranh chấp Hoa kỳ và Trung quốc, từ sau đệ nhị thế chiến cho tới ngày nay.

Sự mâu thuẩn và tranh chấp lớn của hai siêu cường quốc Hoa kỳ và TC có liên quan đến VN  từ chiến tranh với Pháp, rồi qua cuộc đụng độ giữa hai khối Tự do và CS, đến chiến thắng của CS tại VN, đến nay là sự tranh giành “độc bá thiên hạ” của hai siêu cường nầy.

Hệ quả đó với VN trên nhiều mặt, từ chánh trị, quân sự , kinh tế và xã hội. Có những hệ quả nhứt thời, nhưng cũng có những hậu quả trong lâu dài.

Để hiểu về hệ quả của Chiến tranh Mậu dịch Mỹ-Trung cho VN,  chúng tôi xin tóm tắt mối tương quan giữa VN và Trung quốc , giữa VN và Hoa kỳ trên mặt thương mại và đầu tư.

Trên con đường phát triển hội nhập toàn cầu, TC và Hoa kỳ là hai đối tác quan trọng nhứt nhì cho VN. Sự gắn chặt kinh tế VN với hai đại cường Hoa kỳ và TC có tính chiến lược.

II.1.2.1. Tương quan kinh tế VN -Trung quốc:

Sự lệ thuộc kinh tế TC quá lớn và khó thoát ra có nguồn gốc từ mối tương quan chánh trị giữa hai nước. VN ở thế yếu vì các lý do: Thứ nhứt là hai chế độ CS độc tài chuyên chính giống nhau. Sau khi Sô Viết sụp đổ thì hai nước càng sát nhau hơn để bảo vệ nhau sự sống còn, nhứt là về an ninh chính trị, đảng CS VN hay các lãnh tụ đảng luôn coi đảng CSTC là sự bảo đảm tốt nhứt; thứ hai là vì địa lý, VN nằm cạnh một nước khổng lồ có sức mạnh lớn hơn nhiều lần và với truyền thống tham vọng bá quyền;  thứ ba là VN là nước nghèo cần phát triển kinh tế, mà TC là một nước đàn anh giúp đỡ đầu tư, vay mượn dễ dãi, và sự cấu kết tham nhũng cũng dễ dàng hơn. Về mặt kinh tế, VN là thị trường lớn nhất của TC ở Đông nam Á, và ngược lại thị trường TC cho hàng hóa VN khá lớn, đứng hàng thư tư. Sự lệ thuộc TC được xác lập qua sự kiện quan trọng là hai lãnh đạo Trung quốc, Giang Trạch Dân và lãnh đạo VN , Nguyễn văn Linh, ký Hiệp đinh bình thường hóa vào ngày 7 tháng 11 năm 1991. Tiếp theo từ đó có nhiều Hiệp định toàn diện và theo đó CSVN dâng cho TC nhiều điều nhiều thứ kể cả kinh tế có lợi cho TQ và quá nhiều thiệt hại cho VN.

Tóm tắt mối tương quan kinh tế VN- TC  

Cam kết mạnh mẽ và rõ ràng giữa hai đảng và hai chánh phủ bắt đầu từ 1991. Năm 2007, Thành lập Ủy ban Hợp tác Kinh tế Thương mại . Mới nhứt là Thỏa ước hợp tác kinh tế toàn diện ký hồi tháng 11/2017 giữa Trần đại Quang và Tập cận Bình. Hai bên trao đổi qua các hiệp ước song phương và đa phương.

Sự trao đổi giữa hai lãnh đạo thường dễ dàng vì có chủ thuyết và mô hình kinh tế của hai nước  giống nhau .

Trên quan điểm và sự cấu kết , hai nước Việt Trung cụ thể hóa các Thỏa ước, đã có nhiều phái đoàn chánh phủ cũng như doanh nhân hai bên trao đổi kế hoạch đầu tư và mậu dịch cụ thể.

Về Đầu tư trực tiếp và thầu công trình lớn

TQ là một trong 4 nước có đầu tư ngoại quốc cao nhứt tại VN. TQ đầu tư gia tăng: 2 tỷ mỹ kim (năm 2012) lên $10.5 tỷ mk (2016) từ hạng 13 lên hạng 8. Theo báo cáo của  Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì chỉ riêng tháng giêng 2017 , TQ đã đầu tư trực tiếp $340 triệu mk (chiếm 22% tổng số đầu tư ngoại quốc tại VN), và đứng hạng ba sau Singapore và Nam Hàn. Từ khi Hiệp định TTP được ký hồi đầu năm 2016, TQ đẩy rất mạnh đầu tư ở VN. Chỉ trong 10 tháng năm 2017, TQ đầu tư 214 dự án với tổng số vốn $1,6 tỷ mk (theo Vietnam Business News, tháng giêng 2018). Các FDI của TC có ba mục đích: Cạnh tranh với công nghiệp và tiểu thương VN để chiếm thị trường VN, mục tiêu thứ hai là khai thác dầu khí, khoáng sản cho kinh tế TQ, loại thứ ba là các ngành né tránh các HĐ đa phương như tơ sợi, phân bón hay ngành có thể dùng chứng chỉ xuất xứ VN để bán qua Mỹ tránh né thuế quan cao như nhôm thép , đồ gỗ, và thứ tư là các dự án trong kế hoạch “Belt and Road” trong chiến lược bao vây toàn cầu như hải cảng, đường xe lửa, sân bay…

TQ thầu thực hiện các dự án đầu tư công lớn, trên 100 triệu mỹ kim. Tổng quát từ 5 năm nay, 80% các dự án xây dựng hạ tầng, điện nước hầm mỏ , chánh quyền VN giao cho TQ thực hiện.

Khai thác quặng nhôm ở  Lâm đồng và Gia lai, năm 2008 với kinh phí hai dự án lên 950 triệu mỹ kim. Công trình bị kéo dài đến 2014 mới bắt đầu sản xuất.  Nhôm sơ chế bán hết qua TC và bị ép giá. Hai dự án nầy bị lỗ $200 triệu/năm.

TQ thầu được nhiều dự án lớn: nhà máy điện Bình Tuy, Vĩnh Bình tổng cộng trên 2 tỷ mỹ kim,

Dự án Đường xe lửa Cát Linh- Hà Đông (2008) với chi phí đầu tư lúc đầu $552.89 triệu, trong đó tiền vay TQ $419 triệu. Đến 2016 tổng chi phí được điều chỉnh lên $868.04 triệu.Tới năm 2020  chưa xong, dù thời gian thực hiện kéo dài gấp ba. Mỗi năm theo tính toán lúc đầu, VN phải trả nợ cho TQ  $28.8 triệu. Nay công trình kéo dài nợ phải trả nhiều hơn.

Về xuất nhập khẩu: Trung bình từ năm 2010 -2016 hàng nhập từ TQ tăng 18%/năm, năm 2017 ước lượng tăng 15.3%. Theo Vietnam Business Forum, tháng giêng 2018, tổng trị giá xuất nhập năm 2016 là $73 và 11 tháng năm 2017 lên tới 82 tỷ. Xuất siêu với Hoa kỳ gần bằng nhập siêu từ TC.

Hoa kỳ nhập siêu tăng từ US$9 tỷ (2007), lên $17.3 tỷ lên $28.9 tỷ (2015), 39 tỷ (2017). VN đứng hàng thứ 7 trong các nước Hoa kỳ nhập siêu, ý là chưa có TPP.

Về đầutư Hoa kỳ vào VN (FDI): Cũng tăngnhanh. Từ $2000 tỷ đô (2010) lên $10.5 tỷ (2016). Từ hạng 19 (2010) lên hạng 9 (2016). Và tiếp tục tăng, nhứt là vì Chiến tranh Mậu dịch, một số công ty lớn của Mỹ chuyển qua VN. Nhìn chung qui mô FDI của Mỹ khác với TC. Mỹ chủ yếu đầu tư các ngành quan trọng mà VN rất thiếu khả năng như dầu khí, nhiệt điện, sửa chữa máy bay, điện tử…

Còn TC đầu tư đủ thứ, một loại có tác hại xâm nhập thị trường và cạnh tranh thị trường VN như : địa ốc, khu giải trí, casino, bán lẻ ..

Càng tăng giao thương tăng VN càng lỗ vì nhập siêu của VN với TC rất cao, trung bình US $ 30 tỷ, gần bằng số xuất siêu của VN với Hoa kỳ. Như trên, trong vòng 16 năm mà mậu dịch hai bên gia tăng gấp hơn 23 lần. VN trở thành thị trường lớn nhứt của TC trong khối ASEAN. Còn TC là thị trường lớn thứ ba của VN. Chưa kể hàng hóa qua lậu giữa hai nước ước lượng US $20 tỷ/ năm.

VN mua của TC đủ mọi thứ hàng tiêu dùng vì giá rẻ, một phần số lớn hàng qua lậu ở biên giới. Còn TC mua của VN hầu hết dầu thô, nông sản, khoáng sản.

Đầu tư tại VN, TC tràn ngập đầu tư dưới nhiều loại từ điện lực, cầu cống, phi trường, nhà đất tới cơ sở mua bán nhỏ trải dài từ Bắc vô Nam. Trong 10 tháng 2017, TC nhận được các gói thầu và dự án đầu tư tại VN trị giá US $11.9 tỷ (theo WTO văn phòng VN). Ngoài ra, kỹ nghệ VN bị lệ thuộc nguyên liệu của TC. Như ngành may mặc, giầy dép có nguyên liệu nhập 80% từ TC.

Viện trợ. TC cho VN vay rất lớn, họ giữ bí mật con số tổng quát. Nhưng qua một số dự án lớn, đang thực hiện, như ba công trình nhiệt điện ở Phan thiết, Bình Tân và Vĩnh Bình lên tới 6 tỷ mỹ kim, dự án đường xe lửa Cát linh – Đông hà với kinh phí lúc đầu $385 tỷ  sau 4 năm thi công tăng đội vốn lên $850 tỷ, nay sau 8 năm vẫn chưa hoàn tất. Thường TC cho vay 80% chi phí dự án. Các dự án lớn hầu hết nằm trong đại kế hoạch Belt & Road Initiative (BRI). Nội phần trả lãi cũng là gánh nặng cho người dân.

Riêng về mặt kinh tế TC-VN có tầm mức rất quan trọng. Đầu tư TC tại VN (2017) đã lên hàng thứ tám trong các nước.

Theo thỏa hiệp ký vào năm 2011 về dự án thăm dò dầu và lợi ích khác dưới biển trong đó có phần chánh là lãnh hải TC chiếm của VN. Một “hợp tác” khai thác dầu khí trị giá một tỷ mỹ kim. Dự án nầy do công ty quốc doanh dầu lửa CNOOC của TC (theo báo The Gardian ngày 15-5-2014). Từ đây đưa tới hậu quả là TC cứ tự nhiên kéo giàn khoan thăm dò dầu khí từ vùng nầy đến vùng kia của VN. Và TC còn ra lịnh cấm và đuổi các các nước khác hợp tác VN khai thác như công ty Rapsol của Tây ban Nha, công ty Exon của Mỹ.

Năm 2013 VN- TC lại ký Thỏa ước hợp tác về mậu dịch, hạ tầng cơ sở, an ninh biển, kể cả khai thác dầu khí.

Năm 2017 khi Tập cận Bình (TCB) đến VN dự Hiệp định APEC, hai bên có ký một Bản ghi nhớ cho Thỏa hiệp 5 năm hợp tác về mậu dịch và kinh tế giữa VN-TC . Trong đó nói về các mục: mậu dịch, đường xe lửa Vân nam-Hà nội-Hải phòng, hai bên còn cam kết sẽ kiểm soát và quản lý tốt về quyền lợi lãnh hải (theo báo Shanghai Daily ngày 4 tháng 11 2017). Tiếp sau chuyến thăm của TCB, VN-TC ký một loạt 83 Hiệp định thương mại trị giá US $1,94 tỷ (theo Reuter 8-11-2017).

Sau đó các HĐ được chi tiết hóa bởi nhiều Bộ hay cơ quan liên hệ của hai bên. Ví dụ một phái đoàn 60 đại diện của 30 công ty do Bộ Thương mại TC qua VN làm việc bởi Bộ Công thương VN để thực hiện cụ thể. Sự hợp tác kinh tế VN-TC được đẩy mạnh với bề ngoài TC đưa ra hình thức tốt đẹp, như lời ông Zhi Luxun, trưởng phái đoàn phát biểu “China is ready to join hands with VN in upholding the Silk Road spirit of peace and cooperation, openness and exclusiveness, mutual learning and mutual benefit” (theo China Daily 9-11-2017) – “TC sẵn sàng hợp tác với VN trong tinh thần dự án Silk Road là hợp tác hòa bình, cởi mở và đặc biệt, hai bên hiểu biết nhau và cùng nhau có lợi” . Đó là chánh sách chung của TC khi hợp tác kinh tế với nước khác, một thể hiện êm ái lúc đầu và hiểm độc về sau của “Thực dân kiểu TC”.

Vấn nạn tồn tại giữa VN – TC trong hợp tác kinh tế:

Tinh thần hợp tác toàn diện của TC là sự kềm kẹp toàn diện. Kinh tế đi song song với chánh trị và an ninh.

Thái độ TC luôn trịch thượng kẻ cả đối với VN, nhứt là khi đảng CSVN chưa thoát khỏi đảng CSTQ. Nhứt là thái độ các lãnh đạo VN “thà mất nước hơn mất đảng”.

Sự áp đảo chiếm đoạt VN có tánh cách chiến lược và lâu dài, vì địa lý, tài nguyên dầu khí, vì văn hóa, vì việc phát triển lực lượng Hoa kiều hải ngoại, và vì thế quân bình quốc tế khi Hoa kỳ và Âu  châu chuyển trục qua Á châu.

Sự hợp tác kinh doanh hay viện trợ còn là sự “hợp tác tham nhũng” và hủy hoại tài sản VN 

Về mặt chiến lược, TQ  coi VN là một quốc gia ưu tiên số một cần nắm chặt về phương diện an ninh và kinh tế. CSVN ở thế yếu, cần chỗ dựa chắc, nên thường không cưỡng lại ý đồ của TQ.

Về thầu xây cất các công trình lớn. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, trong chánh sách bung mạnh ra thế giới, TQ yểm trợ cho nhiều nước đang phát triển, trong đó có VN, xây dựng nhiều công trình hạ tầng cơ sở bằng sự phối hợp cho viện trợ khoảng 80% kinh phí, nước nhận viện trợ giao cho TQ thầu, mà không có đấu giá cách bình thường, TQ bán máy móc trang thiết bị, và đem chuyên viên và công nhân qua thi công. Trong vòng 10 năm nay, VN giao cho TQ 80% công  trình và phẩm chất công trình rất yếu kém.

Một nguy hại về mặt xã hội là VN đang xây dựng nhiều casino ở các khu kinh tế Vân đồn, Vân phong và Phú quốc. Dân TC qua VN rất đông sống bừa bãi và gây ra nhiều loại tội phạm.

 Dự án công trình lớn song phương và đa phương VN – TQ: Hành lang kinh tế Việt Trung, đại dự án”  Vành đai con đường” qua nhiều quốc gia.

Một số công trình lớn của TC tại VN có liên hệ đến an ninh quốc phòng. Như Dự án Hành lang Trung-Việt với chi phí trên 4 tỷ US$ từ năm 2012, (Ngân phát triển Á châu cho vay 2 tỷ.) trong đó phương án xây dựng các xa lộ từ TC qua 6  tỉnh miền Bắc, và phương án đường xe lửa từ Vân Nam qua Hà nội đến Hải phòng. Dọc bờ biển và các đảo bị TC chiếm trái luật và tự tiện khai thác dầu khí, và đặt căn cứ quân sự. Các điểm trọng yếu thì VN xây các Đặc khu kinh tế cho TQ. Trên cao nguyên TC khai thác dự án quặng nhôm. Phía Tây nam thì TC có căn cứ lớn ở Cambodia. Còn ngã nào để thoát khỏi TC!

II.1.2.2.  Tương quan kinh tế VN – Hoa kỳ

Hoa kỳ và VN thiết lập bang giao năm 1995. Trong hoàn cảnh mới hai nước tiến lại gần nhau nhanh chóng. Nhất là từ khi bá quyền TC muốn chiếm đoạt Biển đông. Ngày nay sự hơp tác Hoa kỳ – VN nâng lên mức toàn diện. Riêng về lãnh vực kinh tế, Hoa kỳ trở thành đối tác số một của VN, chẳng những về thương mại mà còn nhờ có  ảnh hưởng Hoa kỳ với các định chế quốc tế và với một số nước tư bản tự do, và an ninh vùng Biển đông.

 Nay với chiến tranh mậu dịch Mỹ -Trung, tác động cho hai bên Mỹ- Việt chắc có ít nhiều thay đổi trong tương lai mà cả hai bên hy vọng theo chiều hướng tốt.

Hoa kỳ – VN  Ký Hiệp định kinh tế song phương ngày 13-tháng 7 năm- 2000, có hiệu lực từ tháng 12/2001. Đó là HĐ thương mại kiểu cũ, không kèm theo điều kiện Dân chủ và Nhân quyền như các HĐ sau nầy. Trong đó có các điều khoản quan trọng: Hoa kỳ cho VN “qui chế tối huệ quốc” (đ.1,Ch.I). Hàng hóa VN xuất qua Mỹ với thuế quan giảm từ 40% còn 5%. Về bảo vệ và chế tài sản phẩm trí tuệ. Về đầu tư, nếu có tranh chấp sẽ xử dụng trọng tài Liên Hiệp Quốc (UNCITRAL).

Hai bên hứa tạo thuận lợi về mậu dịch và đầu tư (Ch.V).

Cái hy vọng lớn cho hai bên, nhứt là phía VN là HĐ đa phương mang tính cách lịch sử và đặc  điểm mới của Tòan cầu hóa. Đó là HĐ TPP (Trans Pacific Partnership) hồi 2016 gồm  12 nước trong đó Hoa kỳ và VN. HĐ nầy toàn diện hơn đầy đủ hơn trước, ngoài qui định về mậu dịch và đầu tư còn qui định về sự tham gia của người dân, về nhân quyền… Nhưng năm 2017, TT Trump rút ra khỏi TPP. 11 còn lại tiếp tục với tên mới CPTPP. Không có Hoa kỳ là thiệt thòi lớn cho VN, vì Hoa kỳ là đối tác lớn nhất.

Thấy tầm mức quan trọng của Hoa kỳ, VN nổ lực vận động Hoa kỳ qua nhiều công tác như: Hoa kỳ bãi bỏ luật Valik Jackson, (cấm vận với nước CS), sau nầy Hoa kỳ bỏ luật cấm bán vũ khí sát thương tập thể. VN vận động gia nhập Hiệp hội ASEAN, và Hiệp ước mậu dịch tự do APEC.

Về mậu dịch hai bên, tăng nhanh. Dù Hoa kỳ không có là thành viên CPTPP. Trong vòng 20 năm, từ 2001 đến 2011, tăng 1200%, từ US $1.500 lên US $20 tỷ (Theo Wikipedia). Và tiếp tục lên US $77.600 năm 2019. Trong giao thương nầy, VN có lợi nhiều. VN xuất siêu từ US $592 (2001) lên US $39 tỷ (2019)

Về Đầu tư (FDI) của Hoa kỳ tại VN: Có lẽ các công ty của Mỹ với qui mô lớn, trong những năm trước TC mở cửa FDI Mỹ qua TC, nên qua VN ít hơn. Từ 2000- 2018, tổng số FDI của Mỹ ở VN trị giá US $54,5 tỷ dự án (Theo US Department of Trade) . Trong đó các công ty Microsoft, Cisco, Fedex, Coca Cola, Visa, Intel, Bank of America, City Bank… Dù không chiếm vị trí cao, nhưng FDI của Mỹ ở VN trong quá khứ có gia tăng. Hai nước càng ngày càng gần hơn, về mặt đầu tư sẽ tăng hơn và VN cần nhập hàng Mỹ nhiều hơn.

Trong chiến tranh mậu dịch, có một số công ty Mỹ chuyển qua VN. Mặt khác, Hoa kỳ và VN  đang gia tăng đầu tư về năng lượng. Như hồi tháng 10 vừa qua, Công ty Mỹ ký hợp đồng khí hóa lỏng trị giá $2.8 , hợp đồng đầu tư $3 tỷ nhà máy nhiệt điện Bình sơn, Bình Thuận, và một vài dự án lớn nữa trong chiều hướng có vẻ thuận lợi cho hai bên.

Vấn nạn tồn tại giữa Hoa kỳ-VN trong lãnh vực kinh tế:

Bang giao hai nước ngày nay tới mức toàn diện, nghĩa là ngoài kinh tế còn an ninh vùng. Nhưng riêng về mặt kinh tế, hãy còn một số tồn tại như:

Hoa kỳ không tin CSVN thật lòng hợp tác, mà muốn lợi dụng Hoa kỳ về kinh tế, vì VN nằm trong thòng lọng  ác nghiệt của TC, và sự thiếu thành thật của trong quản lý kinh tế .

Hoa kỳ không công nhận VN có nền kinh tế thị trường thực sự (Non Market Economy, NME). Theo luật về thương mại quốc tế của Hoa kỳ thì nếu một quốc gia được cho là có  nền kinh tế không phải thị trưòng thì bị áp đặt một số biện pháp khác có hại cho đối tác đó. (Theo luật US19-USC 1677 về NME “ any foreign country that the administering authority determine do not operate on the market principles of cost or pricing structures so that sale of merchandise in such country do not reflect the fair values of merchandise”- Một nền kinh tế không phải thị trường là bất kỳ một quốc gia bên ngoài khi cơ quan thẩm quyền xác nhận không điều hành theo nguyên tắc thị trường về giá thành hay cách định giá bán một món hàng của quốc gia nầy không phản ánh trị giá đúng của món hàng ). Nhiều lần VN yêu cầu Mỹ công nhận cho VN được qui chế nền kinh tế thị trường. Tới nay Hoa kỳ chưa chánh thức xác nhận .

VN phải gia tăng nhập hàng Mỹ để giảm bới nhập siêu của Hoa kỳ nay lên tới gần US $ 40 tỷ/năm. VN đã hứa nhập thêm hàng các món hàng như máy bay, sản phẩm cho quốc phòng, máy móc kỹ thuật cao, một số nông sản với hàng nhiều tỷ.

Hồi tháng 10 vừa qua, Bộ trưởng Thương Mại HK nêu vấn đề VN đang lũng đoạn tiền tệ để gia tăng xuất cảng. Đó là vấn đề rắc rối có thể xem như sự sai trái trong thanh toán ngoại thương. VN bị Mỹ coi như không minh bạch và công bằng trong điều hành kinh tế tài chánh trong nước. VN không công khai và minh bạch ngân sách, viện trợ, và trong các vụ thầu cho chánh quyền mà VN giao 80% các dự án lớn cho TC. Tin mới nhứt là Hoa kỳ chính thức trừng phạt VN về sự lũng đoạn tiền tệ, là hạ tỷ suất đồng bạc VN so với Mỹ kim. Trừng phạt nầy khá nặng và Mỹ tuyên bố vào ngày gần Giáng sinh, chắc chắn có ảnh hưởng xấu với kinh tế VN.

Hệ thống luật lệ trong kinh tế, VN không đúng tiêu chuẩn quốc tế. Chẳng hạn về quyền công nhân, luật biểu tình, luật hình sự, cũng như nhiều vụ gian lận như việc dán nhãn “Made in VN” cho hàng sản xuất TC. Tóm lại bang giao kinh tế hai bên Mỹ-Việt tiến bộ tốt. Nhưng còn nhiều mâu thuẩn tồn tại phải giải quyết, trong đó có sự lệ thuộc của VN với TC và sự bất quân bình quá lớn có lợi cho VN.

II.2.   Hệ quả Chiến tranh Mậu dịch Mỹ Trung đến VN

Trong phần trên, chúng ta thấy mối tương quan kinh tế VN- TC và VN-Hoa kỳ càng ngày càng gia tăng và có vị thế rất lớn đối với kinh tế VN. Vì vậy khi hai quốc gia số một và số hai đánh nhau thì VN là một trong các nước chịu ảnh hưởng quan trọng. Nhưng cuộc chiến chỉ mới còn ở giai đoạn khởi đầu cho nên hậu quả cho  hai bên cũng như cho VN chưa có nhiều. Ảnh hưởng sẽ nhiều hay ít lâu hay mau tùy cường độ cuộc chiến, và tùy sự chấn chỉnh của VN.

Chiến tranh mậu dịch Mỹ -TC là một trong những biến động thế giới. Có thể đây là khởi đầu cho sự thay đổi lớn về Toàn cầu hóa, và sự tái định hình trật tự thế giới. Với vị thế đặc biệt VN phải dính líu những biến động quốc tế trong ngắn hạn và dài hạn. Muốn được nhiều lợi ích hay tránh bớt hậu quả tai hại, VN cả chánh quyền và dân chúng, cần cứu xét kỹ lưỡng lợi và hại trong sách lược hội nhập toàn cầu của chính mình.

Trong gần hai năm qua , nhiều người nói nhiều đến VN được lợi nhiều nhứt. Nhưng ít người nói đến thử thách cho VN trong ngắn hạn và trong lâu dài.

II.2.1. Hệ quả tích cực 

Hậu quả cuộc chiến mậu dịch làm cho một số nước có lợi và một số nước có thêm khó khăn. Về mặt kinh tế, thì nhiều nhà nghiên cứu cho rằng VN là một trong các nước có lợi nhiều nhứt. Vì VN có nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh ngoại quốc.

Các yếu tố đem lại thuận lợi và tích cực cho VN trong kinh tế quốc ngoại:      

Lực lượng lao động đông đảo và trẻ. Lương công nhân rất thấp, thấp nhứt trong vùng .

Sách lược kinh tế và và hội nhập được coi là mở rộng, hợp tác với mọi quốc gia.

Địa lý thuận tiện cho việc đầu tư xuất cảng. Có thể trở thành trung tâm chế tác khá lớn cho toàn cầu, kể cả chuổi cung ứng trong mô hình Toàn cầu hóa.

Một số thành công và kinh nghiệm trong quá khứ. Trong quá khứ VN tương đối thành công trong mậu dịch và đầu tư quốc tế.

Văn hóa VN tương đối cởi mở, và đã du nhập và hòa hợp được với hai nguồn văn hóa Đông phương và Tây phương.

Trên thực tế, vì chiến tranh mậu dịch, đã và sẽ có một số công ty Mỹ, Nhựt, Đại Hàn chuyển cơ sở qua VN.

Nếu có nhiều công ty chuyển từ TC qua là cơ hội tốt cho VN ổn định thêm kinh tế nội địa quá yếu. Giúp giải quyết thất nghiệp, và tạo thế mạnh hơn trong hội nhập kinh tế toàn cầu.

II.2.2. Hệ quả tiêu cực

VN cũng gặp nhiều khó khăn và thử thách làm cho thuận lợi bị giảm đi. Các yếu tố tiêu cực hay không thuận lợi có thể là:

Mô hình “kinh tế thị trường định hướng XHCN” là hai nền kinh tế mâu thuẩn, đối nghịch. VN không có kinh tế thị trường thực sự. Thực tế, kinh tế XHCN hướng dẫn kinh tế thị trường. Cho nên khu vực tư doanh kể cả tư doanh ngoại quốc bị đối xử không công bằng, bị nhiều thiệt thòi.

Môi trường chánh trị dù “ổn định”, nhưng không có Dân chủ, Tự do và Nhân quyền mà luật lệ các nước đối tác yêu cầu và bắt buộc.

Công nhân rẻ nhưng thiếu chuyên môn, các công ty ngày nay xử dụng kỹ thuật nhiều không mướn được. Một số công nhân có thái độ không tốt do chịu ảnh hưởng nền giáo dục XHCN.

Hạ tầng cơ sở còn rất kém. Trong đó có tình trạng các hải cảng lớn, đường xá cầu cống, điện nước, môi trường ô nhiễm.

Bộ máy hành chánh công quyền rất tệ hại. Luật lệ rắc rối, đôi khi mâu thuẩn giữa luật đảng và luật chánh quyền, một số không theo tiêu chuẩn quốc tế. Bộ máy có hai hệ thống rất to lớn và rất tốn kém. Nhân sự kém khả năng vì nạn con ông cháu cha người có tài không được xử dụng đúng.  Kém hiệu năng chuyên môn và kém đạo đức hành chánh, không minh bạch

Giáo dục yếu kém, không đi sát với bước phát triển kinh tế.

Tệ trạng xã hội: Tham nhũng, bất công xã hội đầy dẫy và khủng khiếp. Đây là một trong những ngại ngùng của doanh nhân ngoại quốc.

Phong cách và tinh thần làm việc của nhiều người, nhứt là ở khu vực chánh quyền là thiếu minh bạch, nghĩa là dấu diếm, gian lận, không thật tình. Chẳng hạn hàng giả, hàng TC dán nhản “made in VN” để xuất cảng qua Mỹ, đã bị bắt gặp, và bị phạt nặng. Sao chép và bàn các loại sản phẩm trí tuệ.

Chánh quyền VN thường chối cải và dấu các vi phạm nhân quyền điều mà luật các đối tác qui định. Các đối tác ngoại quốc rất lo ngại vì chính luật nước họ cũng buộc cho.

Cán cân mậu dịch là điều quan trọng cho hợp tác quốc tế. Nếu VN có xuất siêu quá cao là vấn đề. Trong đó vấn đề lủng đoạn tiền tệ mà Hoa kỳ mới nêu ra cho VN.

Về sách lược và mô hình phát triển. VN phải cải đổi nhanh việc thực thi đúng đắn nền kinh tế thị trường. Chánh quyền phải sửa đổi nhiều luật lệ theo tiêu chuẩn quốc tế. VN phải tôn trọng nhân quyền và Tự do Dân chủ. Trong đó có vấn đề cần phải thực hiện ngay là Công đoàn độc lập. Nó chứng tỏ sự quan trọng về hai điều, thực thi đúng luật pháp quốc tế mà VN hứa nhiều lần, thứ hai là nó có tác dụng tốt cho việc phát triển về hợp tác kinh tế .

Trên đây là tóm tắt thuận lợi và khó khăn của VN trong thời buổi chiến tranh mậu dịch và có thể cho tình trạng thay đổi mạnh mẽ Toàn cầu hóa. VN cần xem kỹ lại mình. Toàn cầu hóa là phải cạnh tranh và là sự hợp tác công bằng không mưu sĩ của nhiều quốc gia. Thứ hai là trên mặt thu hút đầu tư ngoại quốc, VN phải cạnh tranh với Thái lan, Indonesia, Malaysia, Ấn độ, và một số nước ở những khu vực khác.

II.3. Xung đột Mỹ – Trung và Trật Tự Thế Giới trong Tương Lai
II.3.1.Tương lai cuộc chiến Mỹ Trung

Cách tổng quát tình hình xung đột Mỹ Trung cho tới cuối năm 2020 nầy còn nhiều ẩn số và còn nhiều điều chưa giải quyết. Dù thương chiến còn tạm đình chiến, dù các đụng độ trên các mặt trận khác còn đang tiếp diễn và phải tiếp tục trong tương lai. Nói chung vấn đề cực kỳ khó khăn, có lẽ khó hơn thời kỳ chiến tranh lạnh. Dù Mỹ có Tổng thống mới từ năm tới, vì tích tụ từ quá lâu và chằn chịt trong nhiều lãnh vực. Đặc biệt là là do sự tranh bá để chiếm đoạt địa vị lãnh đạo số một thế giới. Có nhiều người ngiên cứu về cuộc chiến không đổ máu nầy, nhưng những kết luận chỉ là suy diễn. Đó là các kịch bản có thể xảy ra trong tương lai.

Có một điều có thể thấy được là cuộc đụng độ Mỹ Trung làm thay đổi trật tự thế giới. Sự tái định hình như thế nào còn tùy các chiến trận trong tương lai giữa hai siêu cường, tùy quan điểm mới về Toàn cầu hóa, và tùy Mỹ và Trung cộng xây dựng được đồng minh như thế nào, hay nói khác tùy mức độ quốc tế hóa cuộc chiến nầy.

Dù thế nào ở tương lai, thì hiện nay Trung quốc và Hoa kỳ đang có những thử thách rất lớn.

Về phía TC, nếu nhìn bề ngoài thì nước CS nầy chưa bị sứt mẽ bao nhiêu. Thậm chí có một số nhà nghiên cứu cho rằng Mỹ bị thua thiệt nhiều hơn TC. Và cũng theo tin tức của một số nhà nghiên cứu sâu bên trong thì TC bị khó khăn lớn về nhiều mặt.

Về kinh tế, mức phát triển 2020 chỉ còn độ 2.9% (World bank) . Xuất cảng giảm. Đầu tư ngoại quốc giảm. Kinh tế trong nước giảm mạnh vì thất nghiệp tăn cao. Mãi lực giảm, mặc dù hai năm qua TC Bình muốn chuyển chánh sách kinh tế cho trong nước nhiều hơn Quốc doanh bị khó khăn hơn, trong đó đặc biệt các ngân hàng vị nợ xấu tăng cao do nhiều công ty phá sản và do một số nước mắc nợ trong kế hoạch Belt& Road bị thua lỗ không tiền trả nợ.

Xã hội và chánh trị TC bị khó khăn vì cùng lúc xẩy ra các vụ chống đối mạnh ở Hồng kong, Tân cương, và Đài loan .

Trên bình diện quốc tế, có nhiều nước, nhiều dân chúng hiểu rõ và chống TC nhiều hơn về mô hình chánh trị XHCN, về thủ đoạn trên thương mại và về văn hóa truyền thông. Nói tóm lại TC đang phải đối diện nhiều thử thách khó giải quyết trong tương lai gần.

Về phía Hoa kỳ cũng đang gặp nhiều khó khăn lớn. Mục tiêu thương chiến không có kết quả bao nhiêu. Vẫn nhập siêu lớn. Đầu tư mới trong nước giảm một phần vì đại dịch. Nợ công tăng , ngân sách thiếu hụt thêm. Người tiêu thụ có khó khăn vì giá cả tăng.

Qua hơn hai năm, cuộc thương chiến chưa có kết quả rõ ràng, nên tương lai cũng chỉ suy đoán .

Có thể có ba kịch bản xảy ra trong tương lai:

1/ Trung quốc kiệt sức trước. Có thể TC suy sụp và chống đở khó khăn. Lý do là tham vọng quá lớn. Thực hiện quá nhanh và quá rộng. Kinh tế dựa vào xuất cảng quá nhiều, khi kinh tế toàn cầu thay đổi TC bị ảnh hưởng mạnh nhứt. Nội bộ chia rẽ và nhiều chống đối. Trên thế giới TC bị phản ứng xấu và sức mạnh kinh tế bị hạn chế. Trong trường hợp nầy TC phải thay đổi sách lược kinh tế. Dù trong khó khăn nào thì sức mạnh kinh tế TQ không dễ dàng vị sụp đổ nhanh chóng.

2/ Hoa kỳ thất bại. Trường hợp thứ hai là Mỹ bị suy yếu, bị hụt hơi. Vì kinh tế không phục hồi nhanh và mạnh. Chánh trị trong nước bị xáo trộn hơn, chia rẽ làm sức mạnh Mỹ yếu từ trong nước lẫn quốc tế. Hoa kỳ đi vào giai đoạn khó khăn nhất từ sau thế chiến thứ II. Do đó thế số một thế giới bị thách thức. Mặc dù chánh nghĩa Dân chủ Tự do, Nhân quyền còn đó. Nhưng những giá trị nào cũng phải xây dựng cách thực tế dựa trên sức mạnh kinh tế.

3/ Hai bên giải hòa. Vì cả Hoa kỳ và TC đều nhận ra rằng khó có thể một bên chết và một bên chiến thắng. Ngày nay cả hai siêu cường cần hợp tác, mặc dù có nhiều xung khắc, nhiều  mâu thuẩn. Tức là hai nước giải quyết trên quyền lợi thực tế, hai bên cùng có lợi. Điều mà TQ đã nêu ra từ lâu, nhưng không phải là điều mà TC thực lòng theo đuổi. Từ thời Tổng thống  Nixon thiết  lập bang giao với TC nay đã gần 60 năm , Hoa kỳ và Âu châu đã hiểu sai về TC quá lâu và quá nhiều. Liệu tương lai ra sao, có rút được nhiều kinh nghiệm đau thương không?

Hợp tác quốc tế trên căn bản hòa bình và thịnh vượng luôn là nguyên tắc đúng. Nhưng lợi dụng danh nghĩa đó cho mưu đồ đen tối là không chấp nhận được.

II.3.2. Vấn đề trật tự thế giới mới

Nhiều người nghĩ là là báo hiệu sự cáo chung của Toàn cầu hóa (TCH) theo căn bản tự do hoàn toàn, nghĩa là không có hạn chế và cản ngăn trong trong ngoại thương trong đầu tư ngoại quốc và giao lưu tiền tệ. Mặc dù qua hơn năm thập niên của mô hình TCH đó đem lại nhiều lợi cho kinh tế thế giới. Nhưng nó đã bị TC lạm dụng và lợi dụng để phát triển sức mạnh toàn diện của mô hình XHCN kiểu mới. Nếu tiếp tục như vậy trong tương lai không xa, TC sẽ chiếm vị trí lãnh đạo thế giới.

Như vậy có thể thế giới trở lại “lưỡng cực” như thời chiến tranh lạnh của hai khối Tự do và Cộng sản. Sau khi Liên sô và Đông Âu sụp đổ (1991), khối CS bị bể. TC lúc đó không đủ sức mạnh để đương đầu với Mỹ và Âu châu. TC thay đổi quan trọng  mô hình XHCN với sắc thái Trung quốc để đánh lừa khối tự do, khối thế giới thứ ba gồm các nước đang phát triển, và TC còn đánh lừa cả quần chúng TQ, để tìm một con đường mới. “Giấc mộng TQ” mà Tập cận Bình theo đuổi cách quyết liệt là trong tương lai gần TQ có vị trí siêu cường ngang hàng với Hoa kỳ. Lúc đó thế giới có trật tự lưỡng cực, nhưng rất khác với lưỡng cực trước 1991. Bây giờ TQ nguy hiểm hơn Liên Sô nhiều. Cực thứ ba là Âu châu, sau nhiều năm thụt lùi, giờ muốn vùng lên. Nhưng thế và lực của Âu châu chưa đủ mạnh. Nhu cầu tốt nhứt để chận TC lên “độc bá quyền” là Hoa kỳ và Âu châu trở lại tình đồng minh tốt hơn hiện nay. Một “liên minh  lõng lẽo” chưa đủ mạnh nhưng cũng có thế và lực nào đó không nhỏ và có lập trường chống TC là  “Liên minh Kim Cương” gồm  Mỹ , Nhật , Úc và Ấn độ.  Thế giới còn lại là rất nhiều nước, phần lớn nghèo và “cuốn theo chiều gió”.

Người ta nghĩ tương lai trật tự thế giới sẽ có thay đổi nhiều , nhưng chưa ai có thể biết rõ nó như thế nào vì thế giới còn nhiều biến động, trong đó hận thù và mặc cảm quá khứ, về chủng tộc  vẫn còn đè nặng trong tâm tư con người.  Còn biến động quốc tế thì Việt Nam còn bị lôi cuốn vào nhiều khó khăn lớn gần như một định mạng .

Cali, cuối năm 2020          

Nguyễn Bá Lộc.

 

                                             

                

Visits: 235

Liên Hiệp Quốc & Quyền Dân Tộc Tự Quyết

Trần Xuân Thời

I.  Liên Hiệp Quốc

Sau khi thế chiến thứ II chấm dứt, các quốc gia đồng minh đánh bại Đức và Nhật, đã họp tại San Francisco Hoa Kỳ từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1945 để hình thành một tổ chức quốc tế mệnh danh là Liên Hiệp Quốc (United Nations). Liên Hiệp Quốc được chính thức hoạt động từ ngày 24 tháng 10 năm 1945 đến nay đã được 75 năm nhằm duy trì nền hoà bình thế giới và ngăn ngừa tai hoạ chiến tranh mà đệ nhất và đệ nhị thế chiến đã tàn phá các quốc gia và gây thiệt mạng cho hằng chục triệu sinh mạng.

Bản Hiến Chương LHQ (Charter of The United Nations) ấn định cơ cấu tổ chức và điều hành LHQ. Trụ sở LHQ đặt tại New York, USA, với phí khoản xây cất do nhà tỷ phú John D. Rockefeller, Jr. tặng 8 triệu rưỡi ngày 14 tháng 12 năm 1946 và Quốc hội Hoa Kỳ cho vay 65 triệu. Trụ sở LHQ được khánh thành năm 1952.

Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, USA

LHQ gồm có 6 cơ quan chính:

1 – Đại Hội Đồng (General Assembly)

Gồm đại diện của tất cả các nước hội viên. Mỗi hội viên có quyền gởi đến LHQ 5 đại biểu chính thức, 5 đại biểu phụ khuyết, và không giới hạn số cố vấn. Tuy nhiên mỗi quốc gia chỉ được một phiếu bầu. Đại Hội Đồng họp thường niên, có nhiệm vụ thảo luận ngân sách của LHQ, ấn định lệ phí các nước hội viên phải đóng góp, thảo luận về mọi vấn đề liên quan đến việc điều hành tổ chức LHQ, kể cả vấn đề can thiệp tìm các biện pháp duy tri`nền hòa bình thế giới khi Hội Đồng Bảo An không làm tròn nhiệm vụ giao phó.

2 – Hội Đồng Bảo An (Security Council)

HĐBA có nhiệm vụ duy trì nền hoà bình thế giới, gồm có 5 hội viên thường trực (permanent) là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Hoa Dân Quốc. Đến năm 1971 Trung Cộng đã thay thế Trung Hoa Dân Quốc và 10 hội viên không thường trực (non-permanent) do Đại hội Đồng bầu với nhiệm kỳ 2 năm. HĐBA có nhiệm vụ điều tra, thảo luận và quyết định các biện pháp giải quyết các vụ xung đột quốc tế bằng các biện pháp chế tài về kinh tế hoặc quân sự.

Lần đầu tiên, sau ngày thành lập, LHQ đã can thiệp vào chiến tranh Cao ly (1950-1953). Sau đệ nhị thế chiến, quân CS Nga trú đóng ở Bắc Hàn, phía bắc vĩ tuyến thứ 38 và quân Mỹ trú đóng ở Nam Hàn. Năm 1947, Liên Hiệp Quốc cử một Ủy Ban tìm cách thống nhất Đại Hàn. Bắc Hàn từ chối không tham gia kế hoạch thống nhất Đại Hàn. Tuy vậy, cuộc bầu cử vẫn được tổ chức ở Nam Hàn và Cộng Hòa Đại Hàn (Republic of Korea) được thành lập. Năm 1948 Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tuyến bố chỉ có chính phủ Cộng Hòa Đại Hàn mới là chính phủ hợp pháp của Đại Hàn Dân Quốc. Sự kiện này đã khiến khối Cộng Sản quốc tế tiến quân xâm lăng Nam Hàn ngày 25 tháng 6 năm 1950.

LHQ cho đó là hành động vi phạm nền hoà bình thế giới. Hội Đồng Bảo An LHQ đã biểu quyết chấp thuận can thiệp, yêu cầu các nước hội viên gởi quân qua trợ giúp Nam Hàn. Đại biểu Nga trong Hội Đồng Bảo An trước đó đã rút lui để phản đối tư cách đại biểu thường trực của Trung Hoa Dân Quốc nên không thể phủ quyết nghị quyết đưa quân qua trợ giúp Nam Hàn.

Ngày 7 tháng 7 năm 1950, LHQ lập bộ tư lệnh hành quân do Hoa Kỳ chỉ huy. Trong số 60 quốc gia hội viên lúc bấy giờ, 16 hội viên gởi quân tác chiến và 41 hội viên cung cấp quân trang, quân dụng. Hoa Kỳ tham chiến với 90% quân số, trang bị và tiếp liệu. Tháng 10, 1950, Trung Cộng tham chiến, gởi quân qua tăng viện cho Bắc Hàn. Quân Liên Hiệp Quốc, sau gần 3 năm chiến đấu, đã đẩy lui quân CS Bắc Hàn do Nga và Trung Cộng trợ chiến trở về phía bắc của vĩ tuyến thứ 38. Sau đó đôi bên ký thỏa ước ngừng bắn chấm dứt chiến tranh Cao ly ngày 27 tháng 7 năm 1953 …

Thời điểm này cũng là lúc Mao Trạch Đông giúp Việt Minh tiến đánh căn cứ Điện Biên Phủ ở Việt Nam. Sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, các đồng minh, Nga, Trung Cộng, Anh, Pháp… họp tại Geneva, Thụy Sĩ và áp dụng phương thức giải quyết chiến tranh bằng cách chia đôi nước Việt Nam thành hai miền Nam (Quốc gia) , Bắc  (Cộng sản)  bằng Hiệp Định Geneve ký ngày 20/7/1954….Đại diện Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ không ký vaò Hiệp Định Geneva.

Hồ Chí Minh cứ tưởng được sự hỗ trợ của Chu Ân Lai, đại diện Trung Cộng, quân CS có thể chiếm toàn cõi Việt Nam qua Hiệp Định Đình Chiến Geneva như lời hứa của Chu Ân Lai, nhưng trong Hội nghị Chu Ân Lai sợ phản ứng của Hoa Kỳ nên khuyên HCM chấp nhận giải pháp CS hóa Miền Bắc từ vĩ  tuyến thứ 17 thay vì khi thì đòi chia đôi VN từ vĩ tuyến thứ 13,  rồi vĩ tuyến thứ 16 và sau cùng đồng ý chia đôi tại vĩ tuyến thứ 17.

Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ đại diện Quốc Gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng trong chính phủ của Bửu Lộc không được chính thức tham dự Hội Nghị Geneva chỉ được đóng vai trò quan sát cuộc dàn xếp chia đôi Việt Nam giữa chính phủ Pháp và khối CS quốc tế. Nếu không có sự dàn xếp này thì Pháp cũng phải trao trả độc lập cho Quốc Gia Việt Nam theo tiến trình giải thể thuộc địa sau đệ nhị thế chiến.

Sự kiện chia cắt đất nước do thực dân và cộng sản dàn xếp là một kinh nghiệm đau thương cho dân tộc Việt Nam vì Quốc Gia VN không đủ khả năng quyết định số phận của mình nên mất quyền “Dân Tộc Tự Quyết”. Trong bản văn “ Final Declaration of the Geneva Conference” có đề cập đến vấn đề hiệp thương vào tháng 7 năm 1956, hai năm sau ngày ký Hòa Ước Geneva, nhưng chỉ là một đề nghị, không được các phe tham dự thỏa thuận ký kết. Về phía VNCH, sau 1954, Quốc Trưởng Bảo Đại mời Cựu Thượng Thư Ngô Đình Diệm về lập chính phủ thay thế chính phủ Bửu Lộc. Thủ tướng Ngô Đình Diệm không phải không đồng ý hiệp thương để thống nhất đất nước nhưng vì thực tế hiễn nhiên là không có bầu cử tự do tại Miền Bắc do Cộng Sản chiếm đóng, nếu không có sự kiểm soát hữu hiệu do Hoa Kỳ giúp đỡ. Vì Hoa Kỳ không ký kết vào Hiêp Định Geneva nên Hoa kỳ cũng không đồng ý.

Ngoài ra, LHQ đã can thiệp vào nhiều vụ xung đột quốc tế khác. Gần đây LHQ đã gởi quân đánh đuổi quân xâm lăng Iraq ra khỏi Kuwait (Persian Gulf War) năm 1991, hoặc bảo trợ các thoả ước: Thoả ước hòa bình ở Campuchia năm 1991-1993, thỏa ước ngừng bắn giữa Croatia và Serbia, thỏa ước ngừng chiến ở Angola. LHQ gởi quân can thiệp can thiệp vụ Somalia năm 1992-1995 và vụ thanh tra vũ khí tại Iraq, sau đó liên quân Hoa Kỳ tiến chiếm Iraq … đến nay cuộc chiến Trung Đông vẫn còn tiếp diễn…

3 – Văn phòng Tổng Thư Ký (Secretariat)

Văn phòng TTK có nhiệm vụ điều hành công tác hằng ngày của LHQ. Nhân viên Văn Phòng TTK gồm có một vị Tổng Thư Ký (Secretary General) và các viên chức quản trị, nhân viên văn phòng. Tổng Thư Ký do 5 hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An (Security Council) đồng thanh đề cử và do Đại Hội Đồng (General Assembly) bổ nhiệm với đa số tương đối, nhiệm kỳ là 5 năm.

4 – Hội Đồng Kinh Tế – Xã hội (Economic and Social Council)

LHQ là cơ quan quốc tế đầu tiên, ngoài nhiệm vụ duy trì an ninh quốc tế, còn có nhiệm vụ thăng tiến đời sống của nhân loại về các lĩnh vực như nâng cao mức sống, y tế, văn hoá, giáo dục, bảo vệ nhân quyền …  Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội gồm một số uỷ ban: (1) Bốn ủy ban đặc trách kinh tế các vùng Phi châu, Á Châu, Viễn Đông, Âu Châu và Mỹ châu Latin. (2) Sáu uỷ ban đặc trách về các lãnh vực: Nhân quyền, ma túy, dân số, phát triển xã hội, thống kê, quyền của phụ nữ, và một số cơ quan như Quỹ Nhi Đồng Quốc tế (UNICEF) và chương trình phát triển LHQ (UNDP).

5 – Toà Án Quốc Tế (The International Court of Justice)

Tòa án quốc tế có 15 vị thẩm phán, nhiệm kỳ 9 năm do Đại Hội Đồng và Hội Đồng Bảo An đề cử. Chủ Tịch và phó chủ tịch do Toà án đề cử, nhiệm kỳ 3 năm. Trụ sở Tòa án đặt tại The Hague, Netherlands. Toà án quốc tế có thẩm quyền xét xử các vụ tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia hội viên và các quốc gia không phải là hội viên của LHQ. Cá nhân không thể kiện lên Tòa Án Quốc tế trừ phi được một chính phủ bản xứ bảo trợ. Toà Án Quốc tế còn đóng vai trò cố vấn cho Đại Hội Đồng, Hội Đồng Bảo An và các cơ quan khác của LHQ nếu được yêu cầu.

6 – Hội Đồng Quản nhiệm (Trusteeship Council)

HĐQN đặc trách các thuộc địa của các nước Ý, Đức. Nhật chưa được tự trị hay độc lập sau đệ nhị thế chiến. Hội đồng này ngừng hoạt động năm 1994 sau khi các lãnh địa nêu trên đã được tự trị hoặc đã được sáp nhập vào các quốc gia khác.

Ngoài ra, LHQ còn điều hành 16 cơ quan chuyên môn liên quan đến các lĩnh vực sinh hoạt : Thực phẩm và Canh nông (FAO), Anh ninh Hàng không (ICAO), Phát triển Quốc tế (IDA), Tài Chính Quốc tế (IFC), Quỹ Quốc tế phát triển Canh nông  (IFAD), Lao động Quốc tế (ILO), Hàng Hải quốc tế (IMO) Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF), Truyền Thông Quốc tế (ITU), Giáo dục, Khoa học và Văn hoá (UNESCO), Phát triển Kỹ nghệ (UNIDO), Bưu Điện (UPU), Ngân hàng Quốc tế (World Bank), Y Tế Quốc tế (WHO) Văn học, Nghệ Thuật (WIPO), Khí tượng Quốc tế (WMO).

II- Liên Hiệp Quốc và Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền  (Universal Declaration of Human Rights)

Liên Hiệp Quốc, ngoài nhiệm vụ duy trì an ninh trật tự thế giới, còn đóng vai trò tích cực trong vấn đề bảo vệ nhân quyền qua Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được ban hành ngày 10 tháng 12 năm 1948.  Sau đệ nhị thế chiến, vấn đề nhân quyền được Liên Hiệp Quốc đặc biệt lưu âm nhất là vì các hành động dã man của Đức, Ý, Nhật đã phạm trong đệ nhị thế chiến.

Ủy Ban Nhân Quyền (Commission on Human Rights) thuộc Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội, được LHQ thành lập từ năm 1946.  Bà Eleanor Roosevelt, phu nhân của Tổng Thống Roosevelt, đã được tín nhiệm giữ chức vụ Chủ Tịch Điều Hành Ủy Ban Nhân quyền trong những năm đầu. Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, do Ủy Ban Nhân Quyền đệ trình, ngày 10 tháng 12 năm 1948 đến nay đã trọn năm thứ 72. (1948-2020)

Kể từ năm 1950, LHQ dùng ngày 10 tháng 12 mỗi năm làm Ngày Nhân Quyền (Human Rights Day). Bản TNQTNQ đã được một số quốc gia ghi vào Hiến Pháp như El Salvador, Haiti, Indonesia, Jordan, Libya, Puerto Rico và Syria. Liên Hiệp Quốc yêu cầu các nước hội viên phổ biến sâu rộng trong dân chúng, niêm yết, diễn giảng tại các cơ quan giáo dục không phân biệt địa phương hay thể chế chính trị.

Những điều khoản chính yếu trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Bản Tuyên Ngôn gồm 30 điều quy định mọi quyền căn bản của con người. Qua 7 điểm căn bản trong lời mở đầu, chúng ta nhận ra được phần nào nội dung của bản Tuyên Ngôn QTNQ.

Người Việt Quốc Gia hải ngoại, quốc nội, các đoàn thể dân sự, chính trị trong, ngoài nước, chính phủ VNCH, QLVNCH với tinh thần “Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn. Đem chí nhân thay cường bạo”, luôn quyết tâm hoàn thành đại nghiệp “ Dân Chủ Hóa Việt Nam” để tái lập tự do, dân chủ và sự toàn vẹn lãnh thổ từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, Đảng CS Hà nội đã tuyên tuân thủ Hiến Chương LHQ khi xin gia nhập LHQ từ năm 1977, nhưng đã và đang vi phạm trầm trọng các điều khỏan , nhất là 7 điều chính yếu trong phần mở đầu, của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

(1) Sự công nhận quyền hạn đồng đều và bất khả xâm phạm của nhân loại là nền móng cho sự tự do, công lý và nền hòa bình thế giới,

(2) Sự không quan tâm hay khinh miệt nhân quyền sẽ mang lại các hành động dã man, đi ngược lại lương tâm nhân loại, và triển vọng của thế giới trong đó nhân loại được hưởng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, khỏi sợ sệt và thiếu thốn. Các nhu cầu đó được coi như nguyện vọng cao cả nhất của nhân loại,

(3) Nếu không muốn để cho quần chúng nổi dậy chống bạo tàn và áp bức, nhân quyền phải được luật pháp bảo vệ,

(4) Sự thăng tiến tình huynh đệ giữa các chủng tộc là một điều thiết yếu,

(5) Các nước hội viên theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc xác nhận niềm tin tưởng vào các quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị của con người, và quyền hạn bình đẳng giữa nam và nữ, cũng như quyết tâm thăng tiến đời sống xã hội trong tự do, no ấm,

(6) Với sự hợp tác của Liên Hiệp Quốc, các nước hội viên đã tự tuyên hứa thực thi nhân quyền và những quyền căn bản của con người,

(7) Sự hiểu biết căn bản về nhân quyền và các quyền tự do đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề thực thi lời cam kết này.

Bản Tuyên Ngôn QTNQ đã đặt nền móng cho các giao dịch quốc tế, tạo điều kiện cho sự thành hình của nhiều tổ chức nhân quyền và đóng vai trò hướng dẫn cho các quốc gia trong vấn đề bảo vệ nhân quyền. Nói một cách tổng quát, Bản Tuyên Ngôn đề cập đến ba loại nhân quyền căn bản:

(1) Các quyền tự do liên quan đến con người: Quyền tự do sinh sống, cấm cưỡng bách lao động, nô lệ, đối xử dã man, bất nhân, hay trừng phạt, bắt bớ, giam cầm, lưu đày trái phép, tôn trọng tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng;

(2) Các quyền về tự do chính trị: Quyền tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do tham chính trực tiếp hay qua các cuộc bầu cử, và cuối cùng;

(3) Các quyền tự do về kinh tế, văn hóa, xã hội: Quyền tự do chọn nghề nghiệp, quyền có công ăn việc làm, quyền làm việc trong hoàn cảnh thuận lợi và an toàn, quyền nghỉ ngơi, được học hỏi và quyền được tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng.

LHQ, qua thời gian, đã ban hành thêm các bản Nghị quyết (resolution) và Tuyên Cáo (Proclamation):

(4). Nghị Quyết liên quan đến quyền Dân Tộc Tự Quyết (Self-determination) mà Bản Tuyên Ngôn không đề cập đến, đã được ghi vào trong hai bản công ước (covenant) ban hành trong năm 1966: (a). Bản công ước liên quan đến các quyền dân sự và chính trị, (civil and political rights) và (b) Bản Công ước liên quan đến các quyền về kinh tế, xã hội (economic, social and cultural rights). Hai bản công ước còn đề cập đến quyền được giáo dục, quyền tham gia sinh hoạt văn hoá, khoa học; quyền hưởng an sinh xã hội, và ấn định thủ tục áp dụng, kiểm soát. Các nước hội viên ký kết vào quy ước phải phúc trình cho văn phòng Tổng Thư Ký về diễn tiến áp dụng các quy ước này. Các công ước này có hiệu lực pháp lý đối với các nước hội viên đã tham gia và phê chuẩn.

(5).Tuyên Cáo công nhận quyền độc lập của các nước thuộc địa và các dân tộc bị trị ban hành năm 1960.; Tuyên cáo hủy bỏ mọi hình thức kỳ thị chủng tộc ban hành năm 1963; bảo vệ các dân tộc thiểu số đã được 110 quốc gia thừa nhận; Tuyên cáo bảo vệ con người khỏi bị tra tấn, hoặc các biện pháp trừng phạt độc ác, dã man, làm hạ phẩm giá con người (1975). Các quốc gia tham dự Hội Nghị Helsinki về nền An Ninh Âu Châu đã đồng ý hành động phù hợp với Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Nhân kỷ niệm 20 năm Bản Tuyên Ngôn QTNQ, LHQ đã chỉ định năm 1968 là Năm Quốc Tế Nhân Quyền (International Year of Human Rights) và thập niên 1973-1983 là Thập Niên Chống Kỳ Thị Chủng Tộc (Decade Against Racial Discrimination). LHQ cũng cụ thể hoá các hoạt động nhân quyền khác như đã ghi vào bộ luật quốc tế và áp dụng các nguyên tắc do Tòa Án Nuremberg phán định các tội phạm chiến tranh, các tội ác chống lại nhân loại.

Năm 1968, LHQ tuyên bố không áp dụng luật hạn định thời gian truy tố, (statute of limitations: Luật về thời tiêu) cho các tội ác chiến tranh (war crime) và các tội ác chống lại nhân loại … Các tội ác chiến tranh thời đệ nhị thế chiến đến nay vẫn còn bị truy tố. Hiện nay các tài liệu do tập thể dân, quân, cán chính VNCH viết về tội ác chiến tranh do đảng CS Hà Nội gây nên, là những chứng từ (testimony) cần được lưu trữ.

Sau hơn 70 năm (1948-2020) tranh đấu cho nhân quyền, LHQ đã tạo được nhiều kỳ công trong lĩnh vực bảo vệ an ninh và nhân quyền, đã đặt ra những mẫu mực bảo vệ nhân quyền cho các nước hội viên áp dụng. Nhờ đó nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế được thành hình như Amnesty International, International, Commission of Jurists … dù không trực thuộc LHQ nhưng rất có ảnh hưởng đến các quốc gia tự do mà thống kê và các báo cáo về vi phạm nhân quyền được trích dẫn, tham khảo để phê bình, chỉ trích các nước vi phạm nhân quyền nhất là các nước Cộng Sản như Việt nam, Trung Hoa, Cuba, Bắc hàn……các vi phạm nhân quyền của South Africa …

Cao Ủy Tị Nạn (UN High Commissioner for Refugees) đã tranh đấu cho nhân quyền, cứu trợ những người tị nạn Cộng sản hay các chế độ khủng bố sát hại xảy ra khắp năm châu bốn bể. Các cơ quan cứu trợ quốc tế như Catholic Relief Services của International Rescue Committee (IRC) cũng đã và đang góp công vào các công tác phổ biến các phạm trù về tôn trọng nhân quyền quốc tế. Dù không đạt được được kết quả khả quan và sự vi phạm nhân quyền còn nhan nhản khắp nơi trong một số nước độc tài đảng trị, nhưng cũng là những cố gắng quy mô đáng lưu ý.

Tầm ảnh hưởng của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được các quốc gia lượng giá khá rộng rãi có thể sánh với tầm ảnh hưởng của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập (Declaration of Independence) của Hoa Kỳ năm 1776, hoặc  Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Pháp (French Declaration on the Rights of Man) năm 1789.

Hiện nay, còn một số quốc gia áp dụng thể chế độc tài lấy lý do đời sống vật chất chưa đầy đủ, thì chính quyền chưa thể cho người dân hưởng các quyền tự do chính trị như CSVN. Lý luận này có tính cách tránh né trách nhiệm và xuyên tạc. Chưa có bản phúc trình hay nghiên cứu nào chứng minh được rằng sự hạn chế quyền tự do chính trị có thể giúp phát triển kinh tế như lý luận của các chế độ độc tài đảng trị. Trên thực tế tự do chính trị đã mở đường cho sự phát triển kinh tế mà đời sống thịnh vượng của các quốc gia tự do là một bằng chứng.

Lý do chính của sự hạn chế quyền tự do chỉ để củng cố giai cấp đàn áp, như trường hợp Việt Nam. Cộng sản Hà Nội, mặc dù là hội viên LHQ từ năm 1977, nhưng cấm đoán việc phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. CSVN vi phạm các điều khoản căn bản được ấn định trong bản Tuyên Ngôn QTNQ, từ quyền (1) Tự do sinh sống như không bị bắt bớ giam cầm trái phép, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do di dân, tự do xuất ngoại …(2)Tự do chính trị như tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do tham chính, đến (3) các quyền tự do về an sinh xã hội, kinh tế như tự do kinh doanh, tự do phát triển văn hoá, tự do sáng tác, tự do được hưởng điều kiện làm việc thoải mái, an toàn, tự do được hưởng nền giáo dục tiến bộ, tự do tham dự vào sự phát triển truyền thống văn hoá nhân bản, nhất nhất đều bị kiểm soát, kìm kẹp…

III- Liên Hiệp Quốc và Quyền Dân Tộc Tự Quyết

Sống trong xã hội tự do, thoải mái, chúng ta không thể an lòng khi nhìn thấy quê hương hiện nay sa dần vào vực thẳm, từ mức sống đại đa số đồng bào khó khăn – nghèo nhất thế giới – “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi” – tâm trí bị kiềm chế quẫn bách đến đời sống văn hóa suy đồi…Ngụy quyền  Cộng Sản không do toàn dân bầu cử và tấn phong vào vai trò cai trị Việt Nam nên gần đây ông Nguyễn Xuân Phúc, trong Đại hội Đảng thứ 13 tháng 10, 2020,  đã  xác định là thân phận của cán bộ các cấp và bộ đội nhân dân gắn liền với chế độ độc tài, tham nhũng,  vơ vét tài sản của nhân dân để phục vụ đảng Cộng sản chứ không phải nhận thù lao của đảng để phục vụ toàn dân!

Đối với cộng đồng người Việt tự do, dù không đồng nhất về tư tưởng và hành động, nhưng đó là biểu hiện đặc điểm của xã hội dân chủ. Tập thể người Việt hải ngoại đã tạo được tiếng nói có ảnh hưởng đến chính sách của các quốc gia tự do khiến cho các công tác tuyên truyền của Công sản tại hải ngoại bị thảm bại. “Nhân vô tín, bất lập”, người thất tín thì không đứng vững được. Trước dư luận và tâm tưởng (mentality) của thế giới tự do thì CSVN là chế độ dã man, phi nhân, thất đức. Đó cũng là mối ung nhọt đau đớn của CS Hà Nội trên chính trường quốc tế.

Để dứt điểm, xoá bỏ chế độ CS, chúng ta không ngại nỗ lực áp dụng mọi phương tiện nhân sinh như văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, ngoại giao, công pháp quốc tế,  bang giao quốc tế, dẫn chứng các vi phạm các Công ước, Hiệp định quốc tế mà CS Hà Nội đã ký kết để hạch tội CSHN. CSHN đã trắng trợn vi phạm Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà CSHN cam kết tuân thủ khi xin gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1977 và trước đó đã vi phạm Hoà Ước Ba Lê mà CSHN đã ký kết năm 1973. Dĩ nhiên CSHN sẽ phản đối khi chúng ta luận về tội ác của CSHN, nhưng chúng ta vẫn kiên trì suốt 45 năm qua, tranh đấu không ngơi nghỉ cho một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc, tôn trọng nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Vấn đề của Việt Nam hiện nay, dù nhìn dưới khía cạnh nào chăng nữa thì cũng không thể phủ nhận đó là vấn đề Việt Nam mất quyền “ Dân Tộc Tự Quyết” (Right to Self-determination) phần vì Thực dân, phần khác vì Cộng sản.

Sau thế chiến thứ hai (1939-1945), đa số các quốc gia bị trị được trả tự do. Việt Nam có cơ hội được tự do khi chế độ thuộc địa được giải thể (decolonization). Trước 1954, Việt Nam là một quốc gia thống nhất, dù tự do bị hạn chế nhưng không đến nổi tự do bị huỷ diệt. Nhưng khi mặt trận Việt Minh hoành hành thì người dân phải bán tài sản, kể cả ruộng vườn, trâu, bò để đóng thuế nông nghiệp cho Việt Minh. Thậm chí làm thịt gà cúng giổ tổ tiên cũng phải xin phép. Người dân bị Việt Minh khủng bố đến tận xương tuỷ.  Hôm nay, lỡ lời hỏi bè bạn “Hồ Minh nhưng hình mô?” là ngày mai thấy đầu bác lý bị treo tòng teng trên cổng chợ. Việt Minh hay đảng cộng sản là một tổ chức khủng bố và khuynh đảo, mượn danh nghĩa giải phóng để tước đoạt quyền sống của con người.

Cộng sản biết, nếu để cho tình hình chính trị thế giới diễn biến hòa bình một cách tự nhiên thì bất lợi cho phe Cộng Sản. Nếu Việt Nam được trả tự do thì Việt Minh sẽ không còn có lý do tồn tại. Vì thế,  khối Cộng Sản Quốc Tế  đã  giúp Hồ Chí Minh gấp rút áp đảo căn cứ Điện Biên Phủ, dù phải hy sinh xương máu của 30 ngàn thanh niên Việt Nam, để áp lực đưa vấn đề Việt Nam ra bàn Hội  nghị  Geneva năm 1954. Dự mưu của Việt Minh Cộng sản nhằm cộng sản hoá toàn cõi Việt Nam.  Những âm mưu này không thực hiện được vì  sợ  phản ứng của Hoa Kỳ  nên Thực dân và  Cộng sản đã đơn phương ký  kết Hiệp Định Geneva, chia cắt VN thành hai Miền Nam (dân chủ tự do) và Miền Bắc (độc tài cộng sản) để giành một nửa giang sơn cho phe Cộng Sản ngoài ý muốn của nhân dân Việt Nam.  Nhân dân Miền Bắc, một nửa giang sơn và một nửa dân tộc Việt Nam, đã bị tước đoạt mất quyền tự quyết, buộc lòng phải sống dưới ách độc tài Cộng sản từ năm 1954.

Miền Nam Việt Nam, may mắn hơn, được sống dưới chính thể tự do, nhưng tiếc thay những phần tử “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản và ma thực dân”, lợi dụng tự do để phá hoại VNCH, trong khi đó, khối Cộng sản quốc tế nỗ lực giúp loạn đảng CS Hà Nội (Hanoi rebel) xâm lăng VNCH để cộng sản hóa mảnh đất thân yêu còn lại.

Nam Việt Nam qua hai giai đoạn Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa dù đã vận dụng sách lược ứng phó, nhưng đến năm 1975, vì thiếu quân lương, vũ khí đạn dược, nên phải lui binh. Chính Phủ và Quân Lực VNCH phần thì bị tù tội, phần thì di tản chiến thuật ra hải ngoại tiếp tục cuộc đấu tranh tái lập tự do, dân chủ và sự toàn vẹn lãnh thổ cho quốc tổ Việt Nam.  Quốc Kỳ và Quân kỳ VNCH vẫn tung bay trong tâm hồn con Hồng cháu Lạc.

Tinh thần quốc gia dân tộc được thể hiện qua các hoạt động xã hội, chính trị của CĐVN hải ngoại mà CS Hà Nội mệnh danh là những thế lực đối nghịch. Trong những đoàn thể, lực lượng, mặt trận phục quốc, đáng vinh danh, có Chính Phủ kế tục chính phủ VNCH trước năm 1975 do Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn, sau ngày di tản đến Hoa Kỳ, tiếp tục lãnh đạo với nội các “ Shadow Cabinet” âm thầm hoạt động trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, thực thi sứ mệnh  phục vụ trong tinh thần “ Tổ Quốc-Danh Dự- Trách Nhiệm”.  Cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn là một chính khách xuất thân từ Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và cũng là một quân nhân, xuất thân từ Khóa I trường Sĩ Quan Thủ Đức.

Trong lịch sử cận đại, từ thời đệ nhị thế chiến, quân Đức Quốc Xã xâm lăng Pháp Quốc. Thống Chế Pétain ra đầu hàng và lập chính phủ thân Đức ở Vichy. Tướng De Gaulle, một vị Tổng Trưởng trong Chính phủ Pháp trước khi quân Đức xâm lăng Pháp quốc, di tản qua Anh Quốc lập chính phủ đối lập lưu vong (Shadow Cabinet) , tiếp tục kháng chiến chống Đức Quốc Xã cho đến ngày thắng lợi khi quân Đức đấu hàng năm 1945.

Tình trạng kế tục của các chính phủ lưu vong qua lịch sử nêu trên phù hợp với Công Ước Vienna về tư cách kế tục pháp định (state succession). Cố TT Nguyễn Bá Cẩn đã qua đời, sau khi lập xong hồ sơ thềm lục địa gởi đến Liên Hiệp Quốc để bổ túc hồ sơ kiện Trung Cộng chiếm Tây Sa và Hoàng Sa. Dù sự nghiệp cứu quốc chưa thành nhưng đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm của bậc trượng phu.   Đến nay, Chính Phủ VNCH kế tục được lãnh đạo bởi LS Lê Trọng Quát, một chính trị gia, xuất thân từ trường Luật và khóa 2 trường Sĩ Quan Thủ Đức, đã từng giữ chức vụ Đệ Nhất Quốc Vụ Khanh trong chính phủ Nguyễn Bá Cẩn trước khi CS Hà Nội xâm lăng VNCH. Khối công chức các ngành phục vụ trong nền hành chánh công quyền di tản ra hải ngoại vẫn hiện hữu.

Tân Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn (hình trái) ký nhận bàn giao chức vụ Thủ Tướng VNCH từ cựu Thủ Tướng là Đại Tướng Trần Thiện Khiêm. (Hình phải:) Vào ngày 14-4-1975, Tân Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn trình diện thành phần nội các.

Về Quân Lực VNCH, ngoài tập thể chiến sĩ cố thủ trên quên hương, tập thể Chiến Sĩ QLVNCH Hải Ngoại cũng đã được đoàn ngũ hóa. Tại mỗi tiểu bang, quốc gia đều có Hội Chiến Sĩ QLVNCH; các Tổng Hội Chiến Sĩ các quân, binh chủng; các Tổng Hội Cựu sinh viên Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ của các quân trường Hải, Lục, Không quân mà quân số tổng cộng không dưới vài sư đoàn.

Như đã đề cập, vấn đề chung của chúng ta là vấn đề tranh thủ nhân tâm quốc tế để giành lại quyền “Dân Tộc Tự Quyết” cho dân tộc Việt Nam. Đây là một cuộc vận động của người Việt Quốc Gia trên toàn thế giới. Đừng nghĩ chỉ nên làm việc gì có lợi cho cá nhân mình hay đoàn thể của mình để rồi bôi bẩn các đoàn thể khác mà nên tranh đấu cho quyền lợi chung của cả dân tộc. Để giải phóng dân tộc khỏi ách độc tài đảng trị, giành lại quyền dân tộc tự quyết cho toàn thể  đồng bào có cơ hội tự chọn lấy thể chế chính trị mà đồng bào mong ước. Ai muốn sống nô lệ thì cứ chọn thể chế độc tài, ai muốn làm chủ thân phận mình, sống đời sống tự do thì chọn dân chủ.  Nói khác đi là thực thi quyền dân tộc tự quyết. Fair play!

Hiện nay, muốn giành lại quyền dân  tộc tự quyết cho Việt Nam,  không phải chỉ vận động  với các quốc gia tự do đã ký vào các văn kiện liên quan đến Việt Nam, mà phải vận động với tất cả các quốc gia tự do, thành viên của  Liên Hiệp Quốc, nơi có người Việt Quốc gia sinh sống để xin hỗ trợ trả lại quyền dân tộc tự quyết cho toàn dân Việt Nam. Đảng CS thì quyết tâm không muốn cho đồng bào Việt Nam hưởng quyền dân tộc tự quyết được thể hiện qua phương thức bầu cử tự do. Vì nếu có bầu cử tự do thì đảng CS sẽ thất cử và bị giải tán, không có cơ hội kềm kẹp, đục khoét tài sản của dân chúng. Tuy nhiên. những nước theo chủ nghĩa Cộng Sản quá ít so với các quốc gia dân chủ tự do, với tỷ số 4 nước độc tài so với trên 190 quốc gia dân chủ, nên không đáng ngại, nếu chúng ta làm việc có hệ  thống, liên tục trong tinh thần đoàn kết thì đại nghiệp cứu quốc ắt sẽ được chóng thành.

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng CS Hà Nội, đã tuyên bố là quân, công, cán. chính Cộng sản Hà Nội phải áo xiêm buộc trói lấy nhau để phò trợ đảng Cộng Sản, nếu không thì mất hết quyền lợi, giải giáp quy điền.   Đó là thái độ gà què ăn quẩn cối xay. “Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng. Ma đưa lối, quỷ đưa đường. Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi “. Người Việt quốc gia trên toàn thế giới phải vận động với các quốc gia dân chủ bằng nhiều phương thức khác nhau như văn hoá, xã hôi, kinh tế, chính trị, tùy hoàn cảnh của mỗi địa phương.   Khi Việt Nam được tự do thì mọi công dân được hoan hỉ, hạnh phúc về tinh thần, đời sống vật chất sẽ được phong phú, tự do di chuyển tự do buôn bán,  tự do đóng góp nhân tài, vật lực, xã hội sẽ hưng thịnh. Vì vậy, ông Nguyễn Xuân Phúc không nên chỉ lo cho đảng viên mà nên lo cho quốc dân đồng bào. Ông nên bắt chước Yeltsin và Mikhail Gorbachev, thực thi sáng kiến giải thể chế độ CS để quân, cán, chính, khỏi trở thành tội đồ của dân tộc và để hưởng chế độ tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền, và còn thời gian để hưởng hạnh phúc. Nếu không, lịch sử sẽ tiếp diễn, không chóng thì chầy, như chủ nghĩa CS Đông Âu đã sụp đổ do sự vận động của thế giới tự do vào cuối thập niên 1980. Từ năm 1950 đến 1980, chủ nghĩa CS chiếm gần ½ thế giới. Hiện nay chỉ còn lại 4 nước: Trung Cộng, Cuba, Bắc Hàn và Việt Nam là bằng chứng suy tàn của chủ nghĩa Cộng sản thế giới.

Quyền “Dân Tộc Tự Quyết” (Right of Self-Determination)

(1)Ý niệm DTTQ đã được đề cập đến từ thế kỷ thứ 16 “All nations have the right to govern themselves and can accept the political regime it wants, even if it is not the best “. Các dân tộc có quyền tự trị và chấp nhận chế độ chính trị theo ý muốn, dù chế độ đó chưa được hoàn mỹ.

Năm 1918, Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson (1913-1921) đã từng tuyên bố “National aspirations must be respected, people may now be determined and governed only by their own consent. “Self-determination” is not a mere phrase; it is an imperative principle of action” Nguyện vọng của các quốc gia phải được tôn trọng, các dân tộc từ nay có thể tự quản theo ý muốn của mình. Dân tộc tự quyết không phải chỉ là một câu nói, mà là một nguyên tắc hướng dẫn hành động.

(2) Chương 1 , Điều 1, khoản 2 của bản Hiến  Chương Liên Hiệp Quốc (United Nations Charter- 1945) đã ấn định : “The purpose of the United Nations is to develop friendly relations among nations based on the respect for the people of equal rights and self-determination of peoples, and to take appropriate measures  to strengthen the universal peace”. Mục đích của bản HCLHQ là để phát triển liên hệ thân hữu giữa các quốc gia đặt căn bản trên sự tôn trọng nguyên tắc công bằng và quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp thích nghi để thăng tiến nền hoà  bình thế giới.  Chủ trương này còn được đề cập đến trong hai Công Ước về quyền chính trị (CCPR) và quyền kinh tế xã hội (FCESCR) do LHQ ban hành: “All peoples have the right of self-determination. By virtue of that right, they freely determine their political status and freely pursue their economic, social and cultural developments”.  Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết. Bằng vào quyền này, họ được tự do quyết định về thể chế chính trị và tự do theo đuổi sự phát triển về kinh tế, xã hội và văn hóa của họ”.

(3) Chương 15 của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ( Universal Declaration of Human Rights năm 1948) ấn định” Everyone has the right to self-determination and that no one should be arbitrarily deprived of a nationality or denied the right to change nationality”.  Mọi người đều có quyền tự quyết, không ai bị tước đoạt quốc tịch hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch.

Right of a people to self-determination is a cardinal principle in modern international law – Jus cogens-. The right to freely choose their sovereignty and international political status with no interference”.  Quyền dân tộc tự quyết là quyền căn bản trong luật quốc tế hiện đại. Quyền tự do chọn chủ quyền và vị thế chính trị trên chính trường quốc tế mà không bị can thiệp.

Quyền Dân Tộc Tự Quyết và các Hiệp Ước Quốc Tế về Việt Nam.

(1)-Hiệp định Geneva ngày 20 tháng 7 năm 1954 do Cộng sản và thực dân ký kết đã tước quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Việt Nam khi quyết định chia cắt đất nước VN thành hai miền Nam Bắc trước sự phản đối của chính phủ Quốc Gia Việt Nam do Quốc Trưởng Bảo Đại lãnh đạo. Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ đã bày tỏ thái độ qua lời phát biểu “ Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở” và đến  năm 1956, chính phủ VNCH  bác bỏ đề nghị  hiệp  thương giữa hai Miền Nam Bắc vì  không thể có bầu  cử tự do tại Miền Bắc do CS kiểm soát. Hiệp định Geneva là một vết đen trong lịch sử ngoại giao của Pháp quốc vì đã vi phạm nguyên tắc “ Dân Tộc Tự Quyết” của nhân dân Việt Nam và lợi dụng “ la raison du plus fort” cưởng bức Quốc Gia Việt Nam phải chịu nỗi đoạn trường, khiến 30 triệu dân Miền Bắc phải đổi chủ từ chủ nghĩa thực dân Pháp qua chủ nghĩa thực dân Cộng sản. Không biết TT Pháp có ý thức được sự bất công này hay không.

(2)-Hiệp định Paris (Paris Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam) ngày 21 tháng 1 năm 1973 công nhận quyền Dân Tộc Tự Quyết của Miền Nam Việt Nam:

Chương IV Điều 9 (a) Quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam là quyền thiêng liêng, không thể chuyển nhượng và các quốc gia phải tôn trọng. (b) Nhân dân Miền Nam Việt Nam sẽ quyết định chính phủ tương lai cho Nam Việt Nam qua cuộc bầu cử thật sự tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế.  Trong thực tế CS Hà Nội đã vi phạm Hiệp Định Paris, xâm lăng VNCH và áp đặt chế độ độc tài CS lên nhân dân miền Nam Việt Nam từ 1975 đến nay.  Chapter IV, Article 9 (a): The South Vietnamese People’s right to self-determination is sacred, inalienable, and shall be respected by all countries. (b) The South Vietnamese People shall decide themselves the political future of South through genuinely free and democratic general elections under international supervision.”

Điều 19: Các quốc gia tham dự Hội nghị đồng ý triệu tập Hội Nghị quốc tế  trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký thỏa ước để công nhận thỏa ước đã được ký kết, bảo đảm chấm dứt chiến tranh, duy trì hòa bình cho Việt Nam, tôn trọng những quyền căn bản của nhân dân Việt Nam và quyền dân tộc tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, đóng góp và bảo đảm hòa bình tại Đông Dương.

Article 19: The parties agree on the convening of an international conference with 30 days of the signing of this agreement to acknowledge the signed agreements, to guarantee the ending of the war, the maintenance of peace in Vietnam,  the respect of the Vietnamese people’s fundamental national rights, and the South Vietnamese people’s right to self-determination,  and to contribute to and guarantee peace Indo-China.

Thi hành điều 19 thượng dẫn, ngày 2 tháng 3 năm 1973, 12 quốc gia họp trước sự chứng kiến của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đã ký một văn kiện gọi là ACT of the Paris Agreement ending the War and restoring Peace for Vietnam.

(3)-  Định Ước (Act of the Paris Agreement on ending the War and Restoring Peace in Viet Nam), do 12 quốc gia ký ngày 2 tháng 3 năm 1973 được xem như là bản “Tông Đồ Công Vụ” của 12 vị  Bộ Trưởng Ngoại Giao của 12 thành viên tham gia vào Hòa Hội Paris, gồm có  Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Việt Nam Cộng Hòa, Canada, Nam Dương, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Trung Cộng, Cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng.

Bản Định Ước này quy định biện pháp áp dụng trong trường hợp có sự vi phạm Hiệp Ước Ba Lê.  Định ước này có tính cách quan trọng trong vấn đề đòi lại quyền dân tộc tự quyết cho Việt Nam khi Việt cộng vi phạm Hiệp Định Ba Lê xâm lăng Việt Nam Cộng Hoà, áp đặt chế độ CS lên toàn dân Việt từ 1975 đến nay.

Điều 2 Bản Định Ước xác định nguyện vọng và các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam phải được tôn trọng.  Article 2 The Agreement responds to the aspirations and fundamental national rights of the Vietnamese people, i.e.  the independence, sovereignty, unity, and territorial integrity of Viet-Nam, to the right of the South Vietnamese people to self-determination, and to the earnest desire for peace shared by all countries in the world. The Agreement constitutes a major contribution to peace, self-determination, national independence, and the improvement of relations among countries. The Agreement and the Protocols should be strictly respected and scrupulously implemented”.

Điều 7(a) Nếu có sự vi phạm Hiệp Định Ba Lê nguy hại đến nền hòa bình, một hay nhiều quốc gia có quyền tham khảo với các quốc gia khác để quyết định biện pháp giải quyết (b) Hội Nghị Quốc Tế sẽ được tái triệu tập khi Hoa Kỳ và CS Hà Nội yêu cầu, (c) hoặc theo lời yêu cầu của sáu hay nhiều hơn trong 12 quốc gia tham dự vào bản Định Ước”. Nếu chúng ta vận động mạnh mẽ với 9 quốc gia tự do trong 12 thành viên ký vào bản Định Ước thì chúng ta có cơ hội thành công.  Article 7 (a) In the event of a violation of the Agreement or the Protocols which threatens the peace, the independence, sovereignty, unity, or territorial integrity of Viet-Nam, or the right of the South Vietnamese people to self-determination, the parties signatory to the Agreement and the Protocols shall, either individually or jointly, consult with the other Parties to this Act with a view to determining necessary remedial measures. (b) The International Conference on Viet-Nam shall be reconvened upon a joint request by the Government of the United States of America and the Government of the Democratic Republic of Viet-Nam on behalf of the parties signatory to the Agreement or (c) upon a request by six or more of the Parties to this Act.”.

(4)- Sắc luật Public Law 93-559 do Tổng Thống Gerald Ford ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1974.

Điều 34(b) ấn định vấn đề tái triệu tập Hội Nghị Ba Lê “ Để giảm thiểu sự đau khổ của nhân dân và mang lai hòa bình thực sự cho Đông Dương, Quốc hội khẩn thiết yêu cầu Tổng Thống và Bộ Trưởng Ngoại Giao áp dụng biện pháp sau đây (4) tái nhóm Hội Nghị Ba Lê để  tìm phương cách thực thi toàn vẹn  các điều khoản của Hội nghị ký ngày 27 tháng 1 năm 1973 về các thành viên liên hệ đến cuộc xung đột tại Việt Nam. Section 34(b) (4): “In order to lessen the human suffering in Indochina and to bring about a genuine peace there, the Congress urges and requests the President and the Secretary of State to undertake the following measure …(4) to reconvene the Paris Conference to seek full implementation of the provisions of the Agreement of January 27, 1973 on the part of the Vietnamese parties to the conflict”.

Sắc luật này chưa được thực hiện hay hủy bỏ, do đó còn có hiệu lực. Mặc dù nhân sự đã thay đổi trong các chính phủ, nhưng trách nhiệm thi hành các hiệp ước, sắc luật  không phải vì thế mà bị thời tiêu.

Phương cách thực thi quyền Dân Tộc Tự Quyết

Các quốc gia tự do thường tôn trọng những gì họ đã ký kết, tuy nhiên cũng cần sự khiếu nại của những nạn nhân. Do đó chúng ta không ngại phải yêu cầu các quốc gia tự do tái xét và thực thi những điều đã ký kết, trước sự hiện diện của đại diện Liên Hiệp Quốc, hoàn trả quyền dân tộc tự quyết cho nhân dân Việt Nam đã được quy định trong luật quốc tế và trong các văn kiện quốc tế đã được ký kết liên quan đến Việt Nam.

Kết quả nhanh hay chậm còn tùy hoàn cảnh, nhưng còn tốt hơn ngồi than thân trách phận, chê bai nhau hay nguyền rủa bóng tối. Chúng ta phải vận động tích cực trong tất cả các quốc gia có người Việt cư ngụ, vận động đồng loạt và liên tục. Nếu đã bắt đầu nhưng chưa thành công, thì phải bắt đầu lại, như Platon đã nói: “Hãy bắt đầu vì đó là ngưỡng cửa của sự thành công”.

Quyền dân tộc tự quyết có thể thực thi qua các cuộc tổng tuyển cử, trưng cầu dân ý, bầu cử tự do. Tổ chức bầu cử tự do tại Việt Nam là một trong những giải pháp mà các cộng đồng, đoàn thể đang chuẩn bị và vận động. Tập thể người Việt Quốc Gia còn yêu cầu LHQ, Hoa Kỳ và các quốc gia tự do hỗ trợ giải pháp tổ chức bầu cử tự do.  Điều 9(b) Hoà Ước Ba Lê ký ngày 27/1/73 đã quy định:

The South Vietnam shall decide themselves the political future of South Vietnam through genuinely free and democratic general elections under the international supervision – Miền Nam Việt Nam sẽ tự quyết định thể chế chính trị cho tương lai Miền Nam Việt Nam bằng các cuộc bầu cử thực sự tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế”. Có như vậy mới thể hiện được tinh thần tự do, dân chủ như đã đươc ấn định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tê`Nhân Quyền mà tất cả các nước hội viên  đã ký thuận khi gia nhập Liên Hiệp Quốc’

Điều 21 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ấn định:1) “Mọi người đều có quyền tham chính trực tiếp hoặc gián tiếp được tuyển chọn qua các cuộc bầu cử tự do.” Everyone has the right to take part in the government of his country, directly or through freely chosen representatives”. Cộng sản VN khủng bố và cấm đoán người Việt quốc gia ứng cử, các ứng cử viên do đảng Cộng Sản đề cử.. (2) “Mọi người đều có quyền ngang nhau trong việc sử dụng các tiện ích công cộng. “Everyone has the right of equal access to public service in his country”. Cộng Sản VN dành mọi tiện nghi, đặc quyền đặc lợi, dịch vụ công cộng cho cán bộ, đảng viên cộng sản, kỳ thị và kìm kẹp người Việt quốc gia trong mọi dịch vụ, sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục (3)  Chính quyền phải lấy ý chí chung của toàn dân làm căn bản, ý chí này sẽ được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự bằng thể thức phổ thông đầu phiếu, kín, hoặc bằng các phương thức bầu cử tự do tương đương.” The will of the people shall be the basis of the authority of government; this will shall be expressed in periodic and genuine elections which shall be by universal and equal suffrage and shall be held by secret vote or by equivalent free voting procedures”.  Suốt 45 năm thống trị toàn cõi Việt Nam sau 1975, cộng sản Hà nội tự biên tự diễn, không do ý chí của toàn dân Việt Nam tấn phong thể hiện qua các cuộc bầu cử tự do.

Đảng Cộng Sản xâm lăng Việt Nam đã hình thành một giai cấp tài phiệt mới và quyết tâm phân chia đặc quyền, đặc lợi giữa các đảng viên, để “áo xiêm buộc trói lấy nhau”, thống trị đất nước trong cảnh bần cùng hóa nhân dân, khiến cho Việt nam trở thành nghèo khổ nhất thế giới. Cộng sản rất sợ nhân dân giàu mạnh, vì phú quý sinh lễ nghĩa, đồng baò sẽ đòi hỏi tự do, dân chủ và mỗi khi giàu mạnh sẽ có đủ phương tiện lật đổ chế độ cộng sản.

Nếu giải quyết vấn đề chính trị cho Miền Nam Việt Nam theo những điều khoản của Hiệp Định Ba Lê 1973 và bản Tuyên Ngôn QTNQ thì “Toàn quốc Việt Nam” sẽ được tự do, dân chủ, phú cường và độc lập khỏi bị Hán hoá. Chúng ta hãy dồn nỗ lực vào mục tiêu chính là “Dân Chủ cho Việt Nam” (Democracy for Vietnam) trong tinh thần đánh thức lương tâm nhân loại, gây áp lực với khối Cộng sản qua nhiều lĩnh vực văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, ngoại giao, công pháp quốc tế, bang giao quốc tế từ các đơn vị sinh hoạt địa phương như thành phố, quận, tiểu bang, liên bang, đến cấp quốc gia, hoàn vũ.

Trong mọi tổ chức ái hữu dân, quân, cán, chính, xã hội, tôn giáo, cộng đồng Việt Nam hải ngoại nên có một cơ cấu tổ chức phụ trách chương trình bảo vệ nhân quyền với chương trình vận động đồng bào Việt nam tự do tại hải ngoại và các cộng đồng tự do quốc tế “Dân Chủ Hoá Việt Nam”. Có như thế thì chúng ta mời thể hiện thành tâm, thiện chí, thực sự lưu tâm đến quyền sống và nhân phẩm của đồng bào quốc nội một cách công khai, muôn người như một. Chỉ có những chính quyền do dân thực sự tự do tuyển chọn mới lưu tâm đến quyền lợi của dân chúng. Đây là vấn đề nhân đạo, là sứ mệnh thiêng liêng biểu lộ lương tâm chính trực. Chúng ta ở hải ngoại chỉ hưởng được hạnh phúc chân chính thực sự khi thấy đồng bào quốc nội được sống trong hạnh phúc.

Trong trường hợp giải pháp bầu cử tự do được thực hiện, để tránh vấn đề hợp thức hóa chế độ phi nhân CS hiện hữu, câu hỏi mà một số người quan tâm là liệu chúng ta có chuẩn bị đâỳ đủ các lực lượng quần chúng quốc nội và hải ngoại để hỗ trợ giải pháp bầu cử tự do nhằm bảo đảm tính cách công chính của cuộc bầu cử, ứng phó với tình thế biến chuyển và có đủ cán bộ quốc gia sẵn sàng hỗ trợ chính phủ dân cử nhiếp chính hay chưa?

Đây là một trong những vấn đề trọng yếu mà các đoàn thể cộng đồng, tôn giáo, xã hội, chính trị, dân, quân, cán, chính, phải lưu tâm. Trước hết phải kiện toàn cơ cấu tổ chức, thống nhất hành động, hợp quần gây sức mạnh, vận động nội công, ngoại hợp trong giai đoạn 2, sau 45 năm lưu vong ở hải ngoại.

Được như vậy thì đại nghiệp cứu quốc mới mong chóng được viên thành.

Trần Xuân Thời

Visits: 1119

Liên Bang Chế Hoa Kỳ (American/US Federalism)

Lê Văn Bỉnh

                                     Người ta không thể luôn luôn ở tâm trạng chống đối quê hương mình. Phải có điều gì đó vui với chi phí mà nó đài thọ.

A man cannot always be in a battle mood about his country. There is some fun  to be had at her expense.(Franks Moore Colby.  The Colby Essays, Vol. 2)

          Tôn giáo và  chủ nghĩa quốc gia đồng hành tay nắm tay trong lịch sử Tây Phương ….Hoa Kỳ … gần đứng đầu trong cả hai lãnh vực này.

   Religious and nationalism have gone hand in hand in the history of the West…  America ranks… close to the top of both dimensions. (Samuel P. Huntington. Who Are We?)

Trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi Tổng Thống Donald Trump bước vào Tòa Bạch Ốc, người Việt chúng ta, tại Hoa Kỳ cũng như ở nhiều nước khác, tỏ ra rất chú trọng đến sinh hoạt chính trị nước này.  Trên các phương tiện truyền thông cũng như qua những trao đổi thư tín, người ta không ngừng bày tỏ ý kiến cá nhân về đường lối chính sách của Hoa Kỳ đối với các nước đồng minh, hay đối thủ về nhiều mặt chính trị, kinh tế, tài chánh, ngoại giao quân sự, tài chánh vv.  Về phương diện quốc nội Hoa Kỳ, những chính sách lớn ban hành trước đây do Hành Pháp lãnh đạo bởi đảng Dân Chủ, như y tế, thuế khóa, nhập cư, hôn nhân giữa những người đồng tính, công bằng xã hội vv. cũng được đem ra mổ xẻ để so sánh.  Đây là một biểu hiện tích cực, cho thấy chúng ta, sau khi đã tương đối “an cư lạc nghiệp”, nay có khuynh hướng tham gia vào “dòng chính” chính trị, không còn xem mình là người “tạm dung, ăn nhờ ở đậu” nữa.  Người theo, kẻ chống đưa ra những lập luận –dựa theo truyền thông, hay những hiểu biết và suy nghĩ riêng tư của mình– nghe đều có lý.

***

Bài viết này –của một người vừa tìm hiểu vừa viết — nhằm mục đích khiêm tốn là cung cấp thêm một góc nhìn để chúng ta có những hiểu biết cơ bản về Liên Bang Chế Hoa Kỳ (US/American Federalism).  Sự hiểu biết thêm về thể chế chính trị này có thể giúp chúng ta thấy rõ hơn mối liên hệ –gắn bó lẫn xung đột– giữa chính quyền liên bang (federal/national government), với các tiểu bang, cũng như giữa hai cấp chính quyền này đối với các chính quyền địa phương* (xin xem thêm Ghi Chú phiá dưới bài).  Ngay từ đầu, có thể nói rằng liên bang chế Hoa Kỳ đã, đang và sẽ định hình quá khứ, hiện tại và tương lai của quốc gia này; và  sự phân chia quyền lực giữa chính quyền liên bang và các tiểu bang ảnh hưởng đến sự thịnh vượng, an ninh và sinh hoạt thường nhật của mỗi người dân Mỹ.  Nhiều chính sách đối ngoại của chính quyền liên bang, trong quá trình hình thành cũng như khi thực hiện, đã không thể nào bỏ qua các mối liên hệ này. Thậm chí có người còn lý luận rằng hầu hết các vấn đề lớn của nước Mỹ, kể cả đối ngoại, đều có thể giải quyết êm đẹp nếu các xung đột giữa liên bang và tiểu bang và địa phương được giải quyết thỏa đáng – nghĩa là “đầu xuôi, đuôi lọt.” Nói cách khác, người ta khó có thể gọi là hiểu biết rõ về các chính sách của Hoa Kỳ khi chưa biết vai trò của liên bang chế nước này.

Một Chút Lịch Sử

Chính quyền của đa số các quốc gia trên thế giới (chẳng hạn Anh, Pháp, Nhật, Việt Nam Cộng Hòa trước 1975) theo đơn nhất chế (unitary system), nghĩa là quyền lực quốc gia được tập trung vào bộ phận chính trị cao nhất.  Đó là chính quyền trung ương; từ đó quyền lực được phân tản hoặc ít hoặc nhiều đến các địa phương mà khi thấy cần, chính quyền trung ương có thể tập trung trở lại, thậm chí  quyết định thay cho chính quyền các địa phương.   Hoa Kỳ thì lại theo liên bang chế, nghĩa là quyền lực không tập trung vào một bộ phận duy nhất, tức cấp quốc gia (thường được gọi là cấp liên bang hay trung ương), gồm Tổng Thống, và Lưỡng Viện Quốc Hội, mà còn nằm trong tay các tiểu bang mà Hiến Pháp năm 1879 đã ghi khá rõ.  Dưới đây là một chút lịch sử về sự hình thành của Liên Bang Chế Hoa Kỳ.

Như chúng ta nhớ lại, trong thời gian chiến tranh với Anh quốc để giành độc lập (1775 – 1783), 13 thuộc địa miền Đông Hoa Kỳ ngày nay (4 thuộc Miền Bắc là NH, MA, RI và CT; 5 Miền Trung là NY, PA, NJ, DE, MD; và 4 thuộc Miền Nam là VA, NC, SC và GA) đã cùng nhau soạn thảo bản “Tuyên Ngôn Độc Lập” (năm 1776).  Một năm sau lại cùng tụ tập lại soạn dự thảo bản Hiếp Pháp đầu tiên của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, tên gọi  là The Articles of Confederation. Bản dự thảo này lần lượt được các thuộc địa phê duyệt, và có hiệu lực từ năm 1781.  Theo Hiến Pháp 1781 này, Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ là một “liên minh thân hữu” (league of friendship).  Đó là một thứ liên minh lỏng lẻo:  các tiểu bang giữ lại hầu hết chủ quyền (sovereignty) của mình, lớn nhỏ đều bình đẳng và độc lập với nhau.  Chính quyền “trung ương”, tuy có quyền hạn về hòa bình (nhờ đó mới ký hòa ước với Anh năm 1783, và có “tổng thống” John Hancock được bầu năm 1785), nhưng không được quyền thu thuế và điều hành thương mại giữa các tiểu bang.  Chính quyền trung ương này tỏ ra không hữu hiệu và đáp ứng kịp thời khi tình thế đòi hỏi, vì các quyết định quan trọng cần phải được 9 trên 13 các tiểu bang lớn nhỏ đồng thuận.

Vì những lý do đó mà các tiểu bang thấy Hiến Pháp 1781 cần phải có những sửa đổi.  Mùa Xuân năm 1787, 12 tiểu bang đã gửi 55 đại biểu đến họp tại Philadelphia (Pennsylvania) để bàn nhau tu chính Hiến Pháp The Articles of ConfederationTiểu bang Rhode Island không gửi đại biểu vì lo sợ nếu “một chính quyền quốc gia” (a national government, tức theo đơn chế) có thể hình thành như lời đồn đoán, thì sẽ không lợi cho tiểu bang nhỏ bé và ít dân của mình (chỉ 35 ngàn dân, so với 500 ngàn của Virginia, và 200-300 ngàn của nhiều tiểu bang còn lại) .  Các đại biểu họp phiên đầu tiên ngày 25/5/1787.  Sau đó, thay vì tìm cách tu chính bản Hiến Pháp cũ, các đại biểu lại bàn tán tranh luận sôi nổi về sự hình thành lưỡng viện quốc hội liên bang, và về vai trò của các tiểu bang.  Có hai khuynh hướng khác nhau rõ rệt.  Một nhóm đại biểu xem cần phải có chính quyền trung ương mạnh; cho rằng các tiểu bang sẽ là trở ngại nếu cứ muốn duy trì chủ quyền của mình. Khuynh hướng kia cho rằng các tiểu bang nhỏ lo sợ sẽ bị nuốt chững nếu khuynh hướng trước thắng thế.  Vì vậy các đại biểu nghĩ ra một giải pháp dung hòa hai khuynh hướng, nhằm quân bình quyền lực trung ương và quyền lực các tiểu bang.  Cuối cùng một bản dự thảo Hiến Pháp mới được hình thành vào ngày 6/8/1787.  Trong thời gian hơn một tháng sau đó (7/8/1787 – 10/9/1787), các đại biểu còn ở  lại vẫn tiếp tục bàn về nội dung của bản dự thảo này.

Trong khi thảo luận, cũng như khi bản Hiến Pháp thành văn, thì chữ federalism không hề xuất hiện, chỉ được nói đến sau này khi các tiểu bang đem ra phê chuẩn.  Theo Drake & Nelson (1999), federal do tiếng Latin foedus có nghĩa là một hợp đồng giữa đôi bên bình đẳng.  Theo dự thảo Hiến Pháp mới, các quyền của trung ương và địa phương đều được liệt kê ra.  Vì vậy, các chế độ liên bang trên thế giới khó có thể hoàn toàn giống nhau, vì tùy theo hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước, mà mối quan hệ đôi bên có thể định hình khác nhau.

Để thuyết phục các tiểu bang, đăc biệt  New York, bấy giờ thương mại trở nên phồn thịnh nhờ Hiến Pháp cũ,  đồng ý phê duyệt dự thảo bản Hiến Pháp mới, hai đại biểu tài ba và tích cực nhất trong việc soạn thảo, Alexander Hamilton, đại biểu 30 tuổi của New York và James Madison, đại biểu 35 tuổi của Virgina, đã cùng John Jay, một chuyên viên ngoại giao kinh nghiệm đang làm việc tại New York, dùng chung bút danh Publius viết ra 85 bài báo, khởi đầu bằng “To the People of the state of New York,” để giải thích các vấn đề mới mẻ trong bản dự thảo Hiến Pháp . Bài báo đầu tiên xuất hiện ngày 27/10/1787.  Về sau, những bài báo đó được tập hợp lại, hiệu đính và xuất bản thành sách với tựa đề là The Federalist Papers, rất hữu ích cho việc tìm hiểu Hiến Pháp Hoa Kỳ –giá trị tương tự những biên bản thảo luận tại Quốc Hội được ghi lại trong  Công Báo Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta –Trong bài báo số 45, Madison viết: “Các quyền hành ủy thác cho chính phủ liên bang theo dự thảo Hiến Pháp thì hiếm hoi và giới hạn. Còn quyền hành dành lại cho chính quyền tiểu bang thì nhiều và vô hạn…. Những quyền dành cho tiểu bang sẽ nới rộng tới mọi thứ đời thường liên quan đến cuộc sống, tự do, tài sản nhân dân, và trật tự, cải tiến và thịnh vượng của tiểu bang.”

Theo điều cuối cùng của bản dự thảo, thì chỉ cần 9 tiểu bang thông qua là đủ túc số. NH là tiểu bang thứ 9, thông qua ngày 21/6/1788; không lâu sau đó là VA, NY, NC.  Rhode Island là tiểu bang sau cùng, mãi đến 29/5/1790 mới chịu phê duyệt.  Bản Hiến Pháp mới với cái tên The Constitution of the United States đã có hiệu lực từ ngày thứ Tư 3/4/1789, tức là ngày họp đầu tiên của Quốc Hội mới theo Hiến Pháp này.  Bản Hiến Pháp 1789, cùng với 27 tu chính án lần lượt ra đời sau đó,  là cơ sở pháp lý cao nhất chi phối mọi sinh hoạt chính trị và đời sống của mọi công dân Hoa Kỳ.

Liên Bang Chế Qua Hiến Pháp

Người Mỹ, do sinh ra hay do nhập tịch, là công dân (citizen) của cả liên bang và tiểu bang mình đang ở, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với cả 2 thực thể này.  Có vài tác giả còn gọi họ là công dân của các địa phương nữa, nghĩa là dưới cấp tiểu bang.  Theo nhận xét của người viết, Hiến Pháp 1789 chỉ gọi họ là “công dân của liên bang (Điều I, Khoản 2) và “công dân của tiểu bang (Điều IV, Khoản 2) mà thôi.  Như chúng ta biết, dưới chính thể cộng hoà, công dân bầu ra các chính quyền.   Trong quốc gia theo đơn nhất chế (unitary system), công dân bầu ra chính quyền trung ương, và chính quyền trung ương này san xẻ, phân tán quyền hành đến các cấp chính quyền địa phương – được bổ nhiệm hay có thể  được bầu ra.  Trong các quốc gia theo liên hiệp chế (confederation), công dân bầu ra các chính quyền tiểu bang (state governments); các tiểu bang này giữ lại hầu hết chủ quyền của mình, chỉ uỷ nhiệm cho “chính quyền trung ương” một số quyền nào đó mà thôi (thường là quốc phòng, ngoại giao vv.) Còn trong các quốc gia theo liên bang chế (federalism), công dân bầu ra chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang mình đang cư trú để 2 chính quyền này cùng thực thi các quyền hạn được ghi trong Hiến Pháp.  Theo Gordon Grodzins , người ta không nên so sánh  chính quyền Hoa Kỳ như một chiếc bánh nhiều tầng (a layer cake) với những tầng có chất liệu và màu sắc phân biệt rõ ràng, mà nên so sánh nó   như “chiếc bánh cẩm thạch” (a marble cake) với những tầng màu sắc quện nhau như  trong những viên bi  mà chúng ta hay chơi khi còn bé.  Ông viết:

Như những màu sắc pha trộn nhau của “chiếc bánh cẩm thạch”, những nhiệm vụ trong chế độ liên bang Hoa Kỳ cũng pha trộn nhau …. Chế độ liên bang Hoa Kỳ chưa bao giờ là những hoạt động chính quyền riêng biệt.  Không có lúc nào có thể ghi lên nhãn hiệu gọn gàng cụ thể  nhiệm vụ  “liên bang”, “tiểu bang” và “địa phương” cả [Xin xem  Chú Thích]  Trước khi được tổ chức đầy đủ, quốc gia này đã thiết lập ra nguyên tắc đầu tiên của liên bang chế Hoa Kỳ: Đó là chính quyền quốc gia sẽ dùng tài nguyên siêu việt của mình để khởi tạo và yểm trợ các chương trình quốc gia, chủ yếu được quản lý bởi các tiểu bang và địa phương. (Elaza, Carroll, Levine & Angelo, p. viii)

Những quyền của liên bang (được hiểu chủ yếu là Quốc Hội Liên Bang) được liệt kê trong các Điều Khoản của Hiến Pháp 1789.  Dưới đây là một số quyền của LB:

  • Điều I

Khoản 8  về điều hành thương mại (commerce clause) với nước ngoài và giữa các tiểu bang với nhau; ra những luật cần thiết và thích hợp (necessary and proper clause) để thực thi các trách nhiệm của chính quyền liên bang do Hiến Pháp qui định; vay mượn; in tiền; bưu điện (nhân số trên 900 ngàn so với 2,6 triệu nhân số LB); quảng bá tiến bộ khoa học và nghệ thuật; tổ chức tòa án LB dưới Tối Cao Pháp Viện LB; tổ chức quốc phòng; thu thuế vv.

Khoản 9 về di trú, nhập cư; quan thuế; tàu bè, bến cảng

  • Điều IV

Khoản 3 về việc thu nhận các tiểu bang mới vào Liên Bang

Khoản 4 về việc bảo đảm dân chủ cho các tiểu bang, cũng như bảo vệ chống xâm lăng và nội loạn

  • Điều VI, về sự tối thượng của Hiến Pháp, các luật Liên Bang và các hiệp ước quốc tế, nghĩa là có giá trị pháp lý cao hơn luật lệ của các tiểu bang.
  • Tu Chính Án XIII (phê chuẩn ngày 6/12/1865) hủy bỏ chế độ nô lệ trên toàn quốc
  • Tu Chính Án XIV (phê chuẩn ngày 9/7/1868) qui định bầu cử các giới chức chính quyền LB
  • Tu Chính Án XVI (phê chuẩn ngày 3/2/1913) cho phép chính quyền LB thu thuế lợi tức
  • Tu Chính Án XVII (phê chuẩn ngày 8/4/1913) cho phép công dân trực tiếp bầu 2 thượng nghị sĩ thay vì do quốc hội các tiểu bang chọn lựa như trước đó.
  • Tu Chính Án XXVII đặt điều kiện về sự thay đổi lương bỗng cho các Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ. Dự thảo Tu Chính Án này dự trù sẽ được phê duyệt ngày 25/9/1789 chung với 10 Tu Chính Án đầu tiên (gọi chung là Bill of Rights), nhưng nó lại bị quên đi!  Mãi trên 200 năm sau, nó mới được phát hiện, rồi trở thành Tu Chính Án sau cùng của HP 1789, sau khi tiểu bang Michigan bỏ phiếu thông qua vào ngày 15/12/1992.

Những quyền hành các tiểu bang được Hiến Pháp qui định qua:

  • Điều I, Khoản 10: Cấm không được gia nhập ký kết với nước ngoài, phát hành tiền tệ; nếu không được QHLB cho phép thì không được quyền ban hành thuế xuất nhập cảng; không được quyền có quân đội, tàu chiến trong thời bình, không được quyền gây chiến với tiểu bang khác hay ngoại quốc.
  • Tu Chính Án X (cùng với 9 Tu Chính Án I – IX, gọi chung The Bill of Rights, được phê chuẩn ngày 15/12/1791) được xem là vô cùng quan trọng trong việc xác lập quyền hạn của các tiểu bang. Tu Chính Án này viết như sau: Những quyền hành không được Hiến Pháp ủy thác cho Liên Bang, hay bị cấm đoán đối với các tiểu bang, thì sẽ được duy trì cho các tiểu bang, hay cho nhân dân (The powers not delegated to the United States by the Constitution, nor prohibited by it to the States, are reserved to the States respectively, or to the people).  Có thể khẳng định rằng Tu Chính Án này ra đời nhằm bảo đảm những quyền hạn rộng rãi, tuy không được nêu rõ ra, dành cho các tiểu bang và toàn dân, được xem như là bộ phận đối kháng với chính quyền liên bang.
  • Tu Chính Án XIV (được phê chuẩn ngày 9/7/1868, tức sau Nội Chiến 1861- 1865) Khoản 4 cho phép tiểu bang (và liên bang) không phải chịu trách nhiệm về nợ nần đối với các vụ nổi dậy chống Hoa Kỳ; cũng như những đòi hỏi về mất mát hay giải phóng người nô lệ; những nợ nần liên hệ bị xem là bất hợp pháp.

 Hai Tu Chính Án X và XIV nói trên được Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (US Supreme Court) sử dụng triệt để giải thích về những vấn đề được xem như là “xám” trong Hiến Pháp nhằm giải quyết các vụ kiện giữa Liên Bang và Tiểu Bang, cũng như trong các vụ án về kỳ thị chủng tộc.

Vai trò của các tiểu bang quan trọng đến nỗi danh từ “tiểu bang” được nêu ra minh thị hay trực tiếp hàm ý đến 50 lần trong 42 khoản riêng biệt của Hiến Pháp 1789. Tuy nhiên nếu Tu Chính Án X nói trên cũng không cấm nỗi các thẩm phán các tòa liên bang thường  viện dẫn câu cuối cùng của Khoản 8 Điều I cho phép Quốc Hội “Làm mọi thứ luật cần thiết và thích hợp để hành xử các quyền đã nêu, hay những quyền mà Hiến Pháp này cho phép chính quyền Hoa Kỳ hay bất kỳ Bộ hay Viên Chức của chính quyền này” (“To make all Laws which shall be necessary and proper for carrying into Execution the foregoing Powers, and all other Powers vested by this Constitution in the Government of the United States, or in any Department or Officer thereof.” )

Chúng ta cũng không quên rằng các tiểu bang đều có Hiến Pháp riêng.  Tuy nhiên điều quan trọng về  song hành chủ quyền này không phải các “công dân” Mỹ ai ai cũng  biết.  Trong một cuộc thăm dò toàn quốc năm 1988, chỉ có 44% số người trả lời cho rằng tiểu bang mình đang ở cũng có Hiến Pháp! Thật ra ngay trong thời gian lập quốc (1776 – 1788), 13 tiểu bang đầu tiên cũng đã được Quốc Hội Liên Bang khuyên nên soạn những bản Hiến Pháp riêng cho tiểu bang mình (Những bản HP nguyên thủy này ngày nay cũng được đánh giá là rất dân chủ). HP các tiểu bang đều tam quyền phân lập.  Hành Pháp đứng đầu bởi Thống Đốc, ai cũng biết. Lập Pháp thì tên gọi khá khác nhau: đa số TB gọi đó là Legislature, một số lại gọi là General Assembly, thậm chí Massachusetts gọi General Court –dễ đưa đến hiểu lầm.  Tất cả các TB đều gọi Viện Trên (Upper House) là Senate, nhưng lại gọi Viện Dưới (Lower House) với các tên khác nhau: đa số gọi House of Representatives, vài TB gọi là House of Delegates, hay đơn giản chỉ là Assembly. Riêng Nebreska sau năm 1934 chỉ còn độc viện  –Senate, vì viện dưới bị xem là quá tốn kém.  Tổ chức Tư Pháp cũng phức tạp không kém. Có TB thì hệ thống tòa án có 4 cấp; có TB chỉ có 3 cấp, với các tên gọi khác nhau. Vai trò của tòa án tiểu bang đối với liên bang cũng có sự thay đổi. Vào đầu thập niên 1970, vấn đề liên bang chế thuộc lãnh vực tư pháp (judicial federalism)  đặt ra sau khi Warren Burger được bổ nhiệm làm Chánh Thẩm Phán.  Như chúng ta biết, khi xét xử, Tòa Án Tiểu Bang dựa theo Hiến Pháp tiểu bang cùng luật lệ tiểu bang và địa phương.  Do hoàn cảnh dân số, kinh tế  vv. thay đổi, Hiến Pháp các tiểu bang thỉnh thoảng cũng được tu chính để đáp ứng.

Qua các textbooks về chính quyền Hoa Kỳ (US Government), hay chính quyền tiểu bang và địa phương (State and Local Government), cũng như qua các sinh hoạt hằng ngày, chúng thấy các tiểu bang có ít nhất những quyền hạn cụ thể sau đây:

  • Tổ chức các cuộc bầu cử bầu các giới chức liên bang như Tổng Thống, Thượng Nghị Sĩ LB, Dân Biểu LB, và phê chuẩn các tu chính án cho Hiến Pháp Hoa Kỳ
  • Điều hành thương mại trong tiểu bang
  • Thu các loại thuế (trừ thuế xuất nhập cảng với nước ngoài), vay mượn nợ để đài thọ các công chi
  • Thanh tra kiểm soát hoạt động các hoạt động ngân hàng, công ty
  • Điều hành các định chế dân chủ cho tiểu bang như Thống Đốc, Quốc Hội, chính quyền địa phương
  • Làm luật và thi hành luật và điều hành tư pháp
  • Cung cấp, bảo vệ cư dân trong tiểu bang qua các dịch vụ y tế công cộng, giáo dục, cảnh sát, cùng các hoạt động văn hóa và tinh thần

Chống Tập Trung Quyền Hành

Như chúng ta đã biết, khi đồng ý ngồi lại để cùng soạn bản Tuyên Ngôn Độc Lập 1776, rồi kế tiếp bản Hiến Pháp 1781, các cựu thuộc địa muốn đoàn kết để đủ sức mạnh chống lại vương quốc Anh, nhưng đồng thời không muốn có một nhà nước giống vương quốc Anh, tức quá tập trung quyền bính vào một người, cũng không muốn tập quyền vào tay một nhóm nào.  Hiến Pháp 1781 thành công trong việc duy trì chủ quyền cho các thuộc địa này, tức không quá tập trung quyền lực, nhưng không thành công ở chỗ không hình thành được một chính quyền mạnh đủ khi cần thiết.

Hiến Pháp Hoa Kỳ- Trang 1            Nguồn: National Archives

Mục đích chủ yếu của cuộc họp mặt của các đại biểu tại Philadelphia là để tu chính bản Hiến Pháp 1781. Sau khi làm việc trong thời gian tương đối ngắn –chỉ 2 tháng rưỡi (từ 25/5/1787 đến 6/8/1787– bản dự thảo Hiến Pháp mới đã hoàn thành, nội dung khác rất nhiều với bản Hiến Pháp cũ.  Có hai khác biệt nổi bật.  Thứ nhất, Hiến Pháp mới hàm ý (tức không minh thị) nguyên tắc tam quyền phân lập theo chiều ngang, tức là Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp, mà đối với Tư Pháp, theo sử liệu, các đại biểu đã không mất nhiều thì giờ để tranh cãi;  lại còn không “dân chủ” bằng hai bộ phận kia, vì không  do dân bầu!  Thứ hai, có sự phân quyền theo chiều dọc giữa liên bang và các tiểu bang.  Nếu vấn đề đơn nhất chế trở thành nghị trình chính của hội nghị, thì đại biểu của nhiều tiểu bang, trong đó có ít nhất 3 tiểu bang dân số dưới 100 ngàn người sẽ ra về; và chắc chắn sẽ không có một Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ như ngày nay!

Một số đại biểu có địa vị quan trọng ở tiểu bang còn sợ rằng nếu quyền hành quá tập trung vào trung ương, thì mình có thể bị biến hay lu mờ đi, và dọa  sẽ bỏ họp nếu vấn đề tập trung quyền lực tiếp tục bàn.  Ngoài ra, khi bàn về quyền của các tiểu bang, có một vấn đề lớn khác không được đề cập tới. Đó là vấn đề nô lệ, vốn đã bắt đầu nhen nhúm những xung đột, Liên Bang hay tiểu bang, ai là người có trách nhiệm giải quyết sớm?  Các đại biểu đều lặng thinh. Nếu nó được đưa ra, thì chắc chắn sẽ có tranh cãi dữ dội, và 4 tiểu bang miền Nam, trong đó có Virginia đông dân nhất có thể sẽ rút lui khỏi hội nghị. Tuy đã dung hòa, nhưng các đại biểu cũng nghĩ rằng chủ trương dung hoà này cũng không dễ thuyết phục được các tiểu bang.  Vì thế các bài báo của “Publius” mới ra đời, như đã nói trên. Khi Hiến Pháp bắt đầu áp dụng, thì những tranh tụng kiện cáo thuộc lãnh vực liên bang chế đã xảy ra, và vẫn còn tiếp tục dai dẳng đến ngày nay và trong tương lai nữa. Do đó, có thể khẳng định rằng muốn tìm hiểu thêm về sự vận hành hay tiên đoán về định chế phức tạp này, người ta không thể không đề cập đến vai trò của hệ thống Tòa Án Liên Bang.

Một Chút Về Tòa Án Liên Bang

Theo Hiến Pháp 1789, Hoa Kỳ chỉ có 2 cấp chính quyền: Liên Bang (Quốc Gia) và Tiểu Bang.  Các xung đột giữa Liên Bang (Lập Pháp lẫn Hành Pháp) và các Tiểu Bang sẽ được giải quyết qua hệ thống Toà Án Liên Bang,  cấp thấp nhất là Tòa Quận Hạt (US District Court).  Thông thường, mỗi tiểu bang có ít nhất một tòa; các tiểu bang lớn như Califonia, Texas, New York, mỗi nơi có đến 4.  Toàn quốc tổng cộng 94 (kể cả 1 cho thủ đô Wahsington, DC).  Tòa Quận Hạt quan trọng vì đây là tòa xét xử (trial court), nghĩa là qua đầy đủ thủ tục:  mở hồ sơ, nghe nguyên cáo, bị cáo và luật sư; nghe bồi thẩm đoàn.  Các vụ tranh chấp liên quan đến Hiến Pháp hay tranh chấp quyền hành giữa Liên bang và Tiểu bang thường được xét qua các phiên tòa gồm 3 thẩm phán (three-judge district court) –thay vì 1 trong các vụ thông thường– và nếu khiếu kiện thì lên thẳng Tối Cao Pháp Viện, không qua Tòa Phúc Thẩm.

Cấp cao hơn:  Tòa Phúc Thẩm (US Circuit Court, hay US Court of Appeals), được tổ chức theo vùng (region hay circuit),  gọi tên theo thứ tự.  Thí dụ Tòa Phúc Thẩm Thứ Chín (the Ninth Court of Appeals) phụ trách các tiểu bang WA, OR, CA, AZ, NV, ID, MT, AK, HI và đảo Guam; Tòa Phúc Thẩm Thứ Mười phụ trách WY, UT, CO, NM, KS và OK).  Có tất cả 13 trong đó 11 cho các tiểu bang và vùng lãnh thổ Puerto Rico và Virgin Islands, 1 ở thủ đô và 1 gọi là Federal Circuit Court dành cho các trường hợp đặc biệt.  Tòa Phúc Thẩm không phải là tòa xét xử như Tòa Quận Hạt, mà là tòa “xem lại” (review) hình thức đúng sai của các vụ đưa lên từ các tòa quận hạt, hay đôi khi từ các cơ quan hành chánh;  có thể nghe luật sư của đôi bên trình bày ngắn gọn (thường chỉ 10 phút); tranh luận miệng (oral argument). Vì Tối Cao Pháp Viện chỉ nhận “xem lại” rất ít vụ, cho nên có thể xem Tòa Phúc Thẩm là nơi giải quyết cuối cùng (last resort).  Tòa này không tìm kiếm bằng chứng thực tế mới (new factual evidence), mà chỉ đi tìm các sơ hở trong hồ sơ chuyển lên.  Tòa này cũng giải quyết các tranh chấp và cho thi hành án.  Nó cũng tìm ra và đưa phương thức giải quyết cho các vụ mà Tối Cao Pháp Viện có thể nhận để xem xét.

Cấp cao nhất là Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (US Supreme Court).  Với 9 vị thẩm phán, trong đó Chánh Thẩm Phán (Chief Justice), tất cả đều do Tổng Thống đề nghị và phải thông qua Thượng Viện (giống như các vị quan tòa ở 2 cấp trên).  Vị Chánh Thẩm Phán này cũng chỉ được bỏ một phiếu như đồng viện, nhưng đôi khi lại là lá phiếu quyết định (5/4). Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ cũng là nơi nhận những vụ do các tòa án cao cấp nhất của tiểu bang (đôi khi cũng mang tên tối cao pháp viện) đưa lên.   TCPV Hoa Kỳ có quyền chọn lựa và chỉ nhận rất ít các vụ được đưa lên (trên dưới 1%).  Một cách tổng quát,  tất cả các quyết định của TCPV Hoa Kỳ, cũng như một số lớn của Toà Phúc Phẩm và một số nhỏ của Tòa Quận Hạt là những quyết định có tính cách chính sách (policymaking decisions). TCPV Hoa Kỳ cũng thụ lý các vụ chuyển từ TCPV Tiểu Bang lên.

Trụ Sở Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tại Washington D.C.

Vì vậy có thể nói một cách không thái quá rằng, các quyết định nói trên về môi trường, hôn nhân đồng tính, nhập cư di trú, sử dụng cần sa ma túy, vv. của 3 cấp tòa án liên bang này có tác dụng định hình các đường lối chính sách liên hệ của các cấp chính quyền trong quản hạt (jurisdiction) của mình.    Tuy nhiên, các quyết định này cũng có thể không giống nhau cho những trường hợp tương tự xảy ra sau này. Lý do biện giải có thể là vì tiến bộ kỹ thuật, hoàn cảnh vật chất hay nhân sinh quan thay đổi!   Tất cả các vị quan tòa liên bang (judges dùng chỉ thẩm phán 2 cấp dưới và justices chỉ 9 vị ở Tối Cao) đều phải do Tổng Thống đề cử và Thượng Nghị Viện biểu quyết. Vì vai trò của họ quan trọng (họ còn xử các vụ vi phạm luật pháp liên bang, ngoại giao đoàn, các tiểu bang với nhau, cũng như giữa các công dân các tiểu bang trong một số trường hợp vv.) và thời gian tại nhiệm lại không hạn định (chỉ chấm dứt khi bị bãi chức vì lý do đạo đức –rất hiếm hoi– hay từ chức, từ trần), cho nên sự bổ nhiệm họ thường mang nhiều màu sắc chính trị đảng phái và không ít kịch tính.

 Ngoài tính cách thực dụng nói trên của cách giải thích, người Mỹ còn tin tưởng khá nhiều vào “khả  năng” và  “lý lịch” của các vị quan tòa.  Nước Mỹ có khá nhiều người học luật (trung bình có 1 luật sư trên 240 dân), Hơn một nửa số thẩm phán Tòa Quận Hạt tốt nghiệp đại học từ các trường uy tín (Ivy League Schools) và sau đó theo đuổi ngành luật tại những trường nổi danh.  Các thẩm phán Tòa Phúc Thẩm còn đáng tin cậy hơn về quá trình học vấn và kinh nghiệm trong nghề. Ngoài ra, khi được bổ nhiệm, họ cũng khá giả về tài chánh. Một nghiên cứu cho thấy rằng trong mấy thập niên gần đây, 90% thẩm phán Tòa Sơ Thẩm tuy được Tổng Thống cùng một đảng bổ nhiệm, nhưng những phán quyết của họ không đi theo lằn ranh đảng phái như trước  năm 1992 (Carp, Sitdham & Manning, 2014, pp 25-47).  Đây là một nhận xét được đưa ra từ nhiều năm trước.

Liên Bang Chế Hoa Kỳ Qua Các Giai Đoạn Lịch Sử

Qua hơn 200 năm nay, sự cân bằng quyền lực giữa liên bang và các tiểu bang không mấy khi được hòa thuận.  Lý do chính yếu là do nhu cầu càng ngày càng thay đổi  trên trường quốc tế cũng như  quốc nội, mà  liên bang càng muốn tăng quyền hành của mình về cường lực cũng như về các lãnh vực, trong khi các tiểu bang –đã tăng từ 13 lúc lập quốc lên 50–  cũng muốn kéo lại chủ quyền đã “mất” vào tay liên bang. Mặt khác, tiểu bang lại phải đối phó với các vấn đề địa phương của mình, do sự tạo lập các đơn vị hành chánh mới, những vấn đề mới về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội vv.  Tìm hiểu nước Mỹ mà quên yếu tố thứ hai này sẽ là một thiếu sót quan trọng. Nói một cách đại cương, Tổng Thống, Lưỡng Viện Quốc Hội và Tối Cao Pháp Viện, và cả các tiểu bang đều có phần đóng góp vào sự mất cân bằng quyền lực này.  Nhưng công bằng mà nói, một khi Tổng Thống hay Quốc Hội muốn thay đổi, Tối Cao Pháp Viện thường khó ngăn cản.  Để dễ có những nhận xét tổng quát, các nhà nghiên cứu, trong đó có Smith & Greenblatt (2018) khảo sát sự biến chuyển liên bang chế Hoa Kỳ qua những thời kỳ sau đây:

  • Thời Kỳ Liên Bang Chế Lưỡng Tính — Dual Federalism  (1789 – 1933)

 Do quyền hành đã được phân định rõ trong Hiến Pháp còn chưa ráo mực, hai bên –Liên Bang và các Tiểu Bang– phần ai nấy làm, hơn là hợp tác với nhau.  Các tiểu bang cùng các địa phương củng cố việc nội bộ.  Thậm chí, có tiểu bang còn nghĩ tới việc rút ra, vì nghĩ vào được thì rút được. Đã vậy, Chánh Thẩm Phán Roger B. Taney của TCPV (một  định chế lúc ấy đang chia rẽ trầm trọng)  trong vụ Dred Scott v. Sandford (1857, Scott là một nô lệ, sau khi chủ cũ chết, đã đến sinh sống  nhiều năm ngoài tiểu bang cũ, nơi  không công nhận nô lệ, nay bị kiện đòi mang về)  lại tuyên bố rằng những nô lệ không là, không được nhập xếp vào  ‘những công dân’ ghi trong hiến pháp, và do đó không có quyền và đặc ân kiện tụng dành cho công dân trước các tòa án liên bang.  Các ý kiến của Taney được các luật gia về sau này xem là tệ hại nhất trong lịch sử TCPV Hoa Kỳ, và là một trong những lý do dẫn tới Nội Chiến. Năm 1860, các tiểu bang miền Nam rút khỏi Hợp Chủng (Union, tiếng dùng để chỉ  tổ chức mới gồm 13 cựu thuộc địa thành lập theo HP 1789), và lập ra “the Confederation States of America”, và Jefferson David được bầu lên làm Tổng Thống  ngày 18/2/1861.  Không bao lâu sau, Abraham Lincoln được bầu làm Tổng Thống của “the United States of America” (trong cả 2 HP 1781 và HP 1789, tên nước đều là như thế). Trong bài diễn văn nhậm chức đầu tiên ngày 8/3/1861, Lincoln tuyên bố ông không có quyền hành pháp định để can thiệp vào định chế nô lệ đang hiện hữu tại các tiểu bang.  Nhưng ông khẳng định Hợp Chủng là vĩnh viễn; không thể muốn rút ra thì rút … không thể tách rời.  Nội Chiến chính thức khởi đầu, chỉ hơn một tháng sau đó, ngày 12/4/ 1861, và kéo dài đến năm 1865 mới chấm dứt với sự đầu hàng của Tướng Lee, Chỉ Huy Trưởng của Confederation Miền Nam.  Giữa lúc chiến tranh, năm 1865, Abraham Lincoln tuyên bố chấm dứt chế độ nô lệ.

 Sau Nội Chiến, 4 Tu Chính Án  quan trọng ra đời như đã được đề cập ở trên.  Trong thời kỳ này, chính quyền liên bang xây dựng hệ thống đường sắt (bắt đầu  năm 1887) nối liền các tiểu bang với nhau, tạo thuận lợi cho sự giao thông và chuyên chở hàng hóa.  Đây là một phương tiện vô cùng quan trọng đưa đến sự hội nhập lớn lao của nước Mỹ,  không những về phát triển kinh tế, mà còn về văn hóa, xã hội  nữa khi mà phương tiện truyền thông chưa mở mang. Cũng nhờ Tu Chính Án XVI (phê chuẩn ngày 3/2/1870) cho phép thu thuế lợi tức (income tax) mà Liên Bang mới có dư tiền mặt để giúp đỡ các tiểu bang qua các chương trình cho không qua trợ giúp (grants-in-aid), tổng cộng có tới 15 chương trình. Thời kỳ này chấm dứt khi xảy ra cuộc Đại Khủng Hoảng Kinh Tế bắt đầu năm 1930. Đáng lưu ý là  sau khi Hiến Pháp được thi hành , những phán quyết của Tối Cao Pháp Viện do Chánh Thẩm Phán John Marshall đứng đầu (1801-1835) đã giúp chính quyền Liên Bang có những quyền lực cơ bản, và đồng thời cũng tạo thế đứng cho các cấp Tòa Án Liên Bang, dù các quan tòa  không do dân trực tiếp bầu lên như chúng ta đã biết.

  • Thời Kỳ Liên Bang Chế Hợp Tác – Cooperative Federalism (1933 -1964)

 Vừa khi bước vào Tòa Bạch Ốc, trong 100 ngày đầu trăng mật, Tổng Thống Franklin D. Roosevelt đã lần lượt gửi sang Quốc Hôi nhiều dự thảo luật để đối phó với tình trạng kinh tế toàn quốc quá tệ hại với 25% lực lượng lao động không có công việc làm, mà thủa đó trong hầu hết  gia đình chỉ có người chồng làm việc. Tất cả đều được Quốc Hội thông qua, nhưng một số lớn lại bị Tối Cao Pháp Viện bác đi, với tỷ lệ 5/9.  Quá tức giận, Tổng Thống Roosevelt bí mật soạn kế hoạch để có thể lần lượt bổ thêm những thẩm phán mới của mình vào TCPV: hễ có một vị tại chức tới tuổi 70 và đã phục vụ 10 năm nhưng không chịu về hưu, thì  ông sẽ bổ nhiệm một vị của mình, tổng cộng TCPV sẽ có thể lên đến 15!  Để cứu định chế có thể có quá nhiều thẩm phán này, TCPV đã nghĩ lại và quyết định thuận lợi cho Hành Pháp!  Nhờ vậy mà nhiều cơ quan mới được thành lập (thí dụ TVA, phát triển canh nông vùng thung lũng Vanderbuilt), biện pháp kinh tế xã hội mới được thực hiện, trong đó có chương trình an sinh xã hội (social security), mà nay vẫn còn hiệu lực, giúp cho người già có tiền hưu sau ít nhất 40 quý (10 năm)  làm việc.  Thế Chiến II lại càng khiến cho Liên Bang và Tiểu Bang hợp tác chặt chẽ hơn.  Roosevelt làm Tổng Thống đến bốn nhiệm kỳ (1933- 1944, mất vào đầu nhiệm kỳ thứ tư), do đó mà nhiều biện pháp cải tổ cũng như các cơ quan mới kinh tế  xã hội  đã được đưa ra.  Sau chiến tranh, kinh tế Hoa Kỳ phục hồi và phát triển nhanh, tạo ra nhiều công ăn việc làm (cho cả phụ nữ vốn đã đi làm trong thời kỳ chiến tranh để thay thế nam giới nhập ngũ), thuế thu được nhiều hơn, nên chính quyền liên bang có thêm phương tiện mở rộng các chương trình hợp tác với các tiểu bang qua các chương trình cho không thông qua trợ giúp, như đề cập ở trên.   Đến cuối 1960, Liên Bang thực hiện tới 132 chương trình cho không thông qua trợ giúp, tức đã bắt đầu ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt và “thẩm quyền” của các tiểu bang.

  • Thời Kỳ Liên Bang Chế Tập Trung –Centralized Federalism (1964 – 1980)

Bắt đầu với Tổng Thống Lyndon Johnson. Song song với cuộc chiến Việt Nam, ông còn có  tham vọng mở thêm cuộc chiến nhân quyền và chống nghèo đói trong quốc nội qua chương trình Xã Hội Vĩ Đại (Great Society), chủ trương chính quyền liên bang phải lãnh đạo các chính sách dân sinh của quốc gia,  còn các chính quyền tiểu bang và địa phương sẽ giúp thực hiện các chính sách này. Johnson chủ trương sự giúp tặng phải kèm theo những điều kiện ràng buộc rõ ràng, chẳng hạn phải có sự đóng góp tài chánh tối thiểu, sự đóng góp nhân sự do tiểu bang đài tho.  Trong 4 năm tại chức, chính quyền Johnson đã tung ra trên 200 chương trình loại này, trong đó có Chương Trình Medicare nay vẫn còn hiệu lực.  Thêm vào đó còn có những chương trình hợp tác với các điều kiện “kỳ lạ” từ liên bang, thí dụ như qua các chương trình gọi là “cấm chéo” (crossover sanctions), thì muốn được nhận ngân quỹ trợ giúp xây đựng đường sá, tiểu bang phải ra luật cấm dưới 21 tuổi không được uống rượu.  Đi xa hơn, còn có một số chương trình hợp tác bắt buộc (mandated) mà không đem lại tiền bạc (unfunded) đã tạo bực bội cho tiểu bang và địa phương, chẳng hạn như chương trình về các tiêu chuẩn nước sạch, lương tối thiểu.  Quốc Hội Liên Bang càng ngày càng lấn lướt, ra những đạo luật buộc các tiểu bang và địa phương phải thi hành, tạo tốn kém cho họ –131 tỷ đô la trong 4 năm 2004-2008, theo một ước tính.

 Trong thời gian này, Tối Cao Pháp Viện đã đưa ra nhiều phán quyết có hiệu lực làm giảm bớt sự kỳ thị chủng tộc. Trong lãnh vực Tư Pháp, vấn đề liên bang chế cũng được đặt ra (judicial federalism).  Như chúng ta rõ, khi xét xử, các tòa án tiểu bang dựa vào Hiến Pháp và luật tiểu bang, cũng như luật lệ địa phương; chỉ khi thấy thiếu căn bản để giải quyết thì mới tham khảo Hiến Pháp và luật liên bang.  Với sự bổ nhiệm Chánh Phẩm Phán mới Warren Burger (bảo thủ, do Tổng Thống Nixon, 1969), phe cấp tiến lo ngại chủ trương công bằng xã hội (social equality), cùng với các phong trào khác như khan hiếm năng lượng, khí hậu toàn cầu thay đổi vv.  có thể sẽ bị cản trở.  Nhưng lo ngại này thiếu căn cứ, vì đó là những lãnh vực mà  Quốc Hội Liên Bang phải có tiếng nói trước (Simon & Steel & Lovrich, 2011).

  • Thời Kỳ Tân Liên Bang Chế –New Federalism (1980 – 2002)

 Thật ra thời kỳ này phải nói là bắt đầu trước đó.  Thật vậy, ngay sau khi Nixon vào Tòa Bạch Ốc, tại đây đã tổ chức những cuộc tranh luận nội bộ giữa 2 nhóm giới chức cao cấp về “tập quyền” và “tản quyền”.  Tân Liên Bang Chế được hình dung như “chủ nghĩa địa phương mang tính quốc gia (national localism), hay một hệ thống tản quyền hành chánh nhìn nhận thực tế tập quyền trong khi về hình thức thì nói là trả quyền hành và các quyết định quản trị về cho các tiểu bang và dân địa phương.  Tổng Thống Nixon tuyên bố: “Tinh túy của Tân Liên Bang Chế là đạt được sự kiểm soát vận mạng quốc gia bằng cách trả sự kiểm soát lại cho các tiểu bang và địa phương; [nghĩa là] quyền hành, ngân khoản, và quyền lực (power, funds, and authority) sẽ được tăng cường chuyển đến cho những chính quyền gần nhất với dân.”  Nixon còn nhấn mạnh là các tiểu bang sẽ có thêm quyền nhận sự giúp đỡ tài chánh của liên bang, và quan trọng hơn nữa, “các quyền của các tiểu bang nay được miêu tả chính xác hơn là nhiệm vụ của các tiểu bang” (Banks, 2018, p. 4)

Nixon sử dụng đầu tiên thuật ngữ này khi ông muốn trao trả quyền hành về cho các tiểu bang và địa phương, mà không đưa ra những điều kiện trói buộc, và đồng thời để giảm các khoản tiền cho không  (tặng dữ) thông qua trợ giúp (grants-in-aid) từ liên bang mà ngân sách liên bang  bấy giờ đang túng thiếu.  Tuy nhiên Nixon không có những hành động cụ thể.  Chính Tổng Thống Reagan mới là người nâng chủ trương này thành ý thức hệ cùng với chính sách giải tỏa các rào cản khác (de-regulations) của ông.  Thật ra khi ông hùng hồn tuyên bố “Chính quyền không là giải pháp cho vấn đề của chúng ta; chính quyền mới là vấn đề” (Government is not the solution to our problem; government is the problem), thì người ta không nghĩ ông hoàn tin tưởng ở khả năng của các chính quyền tiểu bang và địa phương; trái lại ông chỉ muốn bớt gánh nặng cho trung ương mà thôi. Và điều này thì phù hợp với chủ nghĩa cá nhân mà ông cổ võ.  Khi được giao việc, các Chính quyền Tiểu Bang (CQTB) và Chính quyền Địa Phương (CQĐP) cũng được Chính quyền Liên Bang (CQLB) giúp những ngân khoản (block grants) để đài thọ chính sách phát triển của họ. Về lý thuyết, căn bản của khuynh hướng tân bảo thủ này dựa trên chủ trương rằng để đối phó với tình trạng kinh tế xã hội cả nước, thì chính quyền trung ương không hiệu quả và hiệu năng bằng 50 CQTB và hằng chục ngàn CQĐP, vì 2 loại chính quyền sau này gần gủi dân chúng hơn. Reagan đưa William Rehnquist, vị thẩm phán đứng hàng thứ năm về thời gian tại chức  lên chức vị Chánh Thẩm Phán; rồi sau đó người kế nhiệm của ông, George H. W. Bush, lại bổ thêm 2 vị nữa, tạo nên một Tối Cao Pháp Viện bảo thủ giúp chính quyền liên bang hạn chế bớt quyền lực mình, và đưa quyền hành về cho các tiểu bang. Trong thời kỳ này, có nhiều vụ xử mà Tối Cao Pháp Viện dành phần thắng cho tiểu bang.  Chẳng hạn, trong vụ United States v. Lopez, TCPV gạt bỏ một luật LB cấm mang vũ khí gần các trường công lập; đây là lần đầu tiên TCPV hạn chế quyền QH theo điều khoản về điều hành thương mại giữa các tiểu bang. Trong vụ Printz v. United States (1997), TCPV bác một điều luật mà LB buộc phải kiểm tra lý lịch trước khi mua súng.

 Nhân đây, xin trình bày với  chút chi tiết vụ Bush v Gore (2000) liên quan đến cuộc bầu cử,  nhằm minh họa ảnh hưởng qua lại giữa Liên Bang và Tiểu Bang. Như lịch sử ghi lại, qua kiểm phiếu phổ thông toàn quốc, Gore hơn Bush trên nửa triệu phiếu.  Tuy nhiên nếu ai thắng phiếu phổ thông ở Florida, thì sẽ chiếm trọn 25 số phiếu cử tri đoàn của tiểu bang này, và sẽ trở thành Tổng Thống. Do số phiếu phổ thông Gore thua Bush rất ít, nên các luật sư phía của Gore yêu cầu đếm lại. Như chúng ta đã biết, tổ chức bầu cử Tổng Thống tại Florida là do Florida đảm nhiệm theo sự phân quyền của Hiến Pháp 1789; và kiện tụng nếu có cũng phải do các Toà Án tiểu bang này thụ lý.  Khi vụ kiện được đưa lần đến Tối Cao Pháp Viện Florida tháng 12/2000,  thì cơ quan này ra phán quyết cho đếm lại bằng tay tất cả số phiếu bầu tại 4 quận trong 67 quận (counties)  của Florida.  Các luật sư phía Bush liền đưa vụ kiện này lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.  Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ phán rằng việc đếm phiếu lại phải được xử lý công bằng với tất cả các phiếu bầu trong tiểu bang.  Với tỷ lệ 5-4, ngày 12/12/2000, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ ra lệnh ngưng đếm tiếp, nhưng vẫn giữ kết quả cuả cuộc đếm số đang tiến hành tới lúc đó, mà Bush đang hơn 537.  Nghĩa là Bush thắng số phiếu phổ thông tại Florida, do đó chiếm trọn 25 số phiếu cử tri đoàn của Florida, nâng số phiếu cử tri đoàn toàn quốc lên 271, chỉ hơn Gore 1 phiếu và trở thành Tổng Thống thứ 43 của Hoa Kỳ.

  • Thời Kỳ Liên Bang Chế Vụ Việc –Ad Hoc Federalism (2002 – Nay)

 Trong thời kỳ này, những tiêu chuẩn có tính cách tổng quát kể trên không còn được sử dụng nữa. Thay thế vào đó là tùy vụ việc mà chọn lưạ, dựa trên quan hệ đảng phái, xem ai sẽ đóng vai trò chủ yếu –liên bang hay tiểu bang và địa phương. Trong thời kỳ này, Luật “No Child Left Behind” Act ban hành năm 2002 được chính quyền George W. Bush xem là rất quan trọng nhằm nâng cao và giảm cách biệt quá đáng đối với  trình độ học sinh trung tiểu học toàn quốc, một bước ngoặc trong lịch sử giáo dục Hoa Kỳ, mà trước đó hoàn toàn nằm trong tay các CQTB và CQĐP.  Theo Luật này, trợ cấp Liên Bang ít hay nhiều sẽ tùy thuộc thành quả đạt được (performance) của các trường công lập tiểu bang và địa phương.  Tiến trình như sau (1) CQLB đặt ra tiêu chuẩn cấp LB –> (2) CQ TB dựa vào đó đặt ra tiểu chuẩn cấp TB, ra bài thi để đo lường thành quả học sinh –> (3) Các trường địa phương thực hiện giảng dạy, thi cử hằng năm -> (4) Các trường phúc trình kết quả thi cử lên CQ TB -> (5) CQTB đúc kết trình lên CQ LB –> (6) CQ LB xem xét thành quả –> (7) CQLB  và CQTB  xét cấp ngân quỹ cho các trường tùy theo thành quả.  Một cách tổng quát, CQLB cấp ngân quỹ cho địa phương qua CQTB; nhưng cũng có trường hợp cấp trực tiếp cho điạ phương.  Dưới thời G.W. Bush, trong vụ tiểu bang Massachsetts cùng 12 tiểu bang khác kiện cơ quan môi sinh Environment Protection Agency EPA (viện lý do sự thay đổi khí hậu không hẳn là do nhà kính)  đã không chịu thi hành luật Clean Air Act ban hành từ năm 1999, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 2007, đã ra phán quyết với số phiếu 5/4  nghiêng về phía các tiểu bang, mặc dầu Chánh Thẩm Phán John Roberts đại diện cho phía thiểu số viết rằng EPA đã không đưa ra lời giải thích hợp lý để từ chối. Phán quyết TCPV 2007 này đưa đến những thay đổi về phương diện bảo vệ môi sinh trong nội bộ Hoa Kỳ, cũng như khi Hoa Kỳ (thời Obama) ký kết Hiệp Định Khí Hậu Paris, mà sau đó Tổng Thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi.

Tổng Thống Barack Obama, giống như Tổng Thống Bill Clinton, cũng muốn sử dụng CQLB để thực hiện các chương trình dân sinh của mình.  Đạo luật Affordable Care Act, thường được gọi là Obama Care, được Quốc Hội thông qua lại bị kiện cáo tại Tối Cao Pháp Viện.  Chánh Thẩm Phán John Roberts, do George W. Bush bổ nhiệm, lại bỏ lá phiếu quyết định thuận, với lý luận rằng đó là ý của nhân dân (hàm ý Lưỡng Viện Quốc Hội và Tổng Thống đều thuộc đảng Dân Chủ, do dân bầu lên).  Tuy nhiên, sau đó 24 tiểu bang trên toàn quốc từ chối hợp tác với chính quyền Liên Bang, bằng cách không chịu đóng góp 31 tỷ đô la để dân chúng trong địa phận mình có thể hưởng một ngân khoản lớn 423, 6 tỷ dành cho chương trình Medicaid (2013 – 2022) sẽ đến từ Liên Bang.  Trường hợp tương tự cũng xảy ra khi các tiểu bang từ chối đóng góp thêm phần mình để kéo dài trợ cấp thất nghiệp trong tiểu bang, theo ý muốn của chính quyền Obama. Trong cả 2 trường hợp, lý do chủ yếu là vì lập trường chính trị hơn là do phải đóng phần mình.  Trong vụ Arizona v. United States (2012), TCPV phán rằng các tiểu bang không có quyền làm và thi hành luật về di trú; tuy nhiên lại cho phép các tiểu bang thực hiện các qui định đòi hỏi giấy tờ (“show me your papers” regulations) để chứng minh về tình trạng di trú.

Trong 2 thập niên vừa qua, trong thời đại phát triển toàn cầu hóa, nhiều CQTB và CQĐP lần lượt chấp nhận từ nước ngoài –đặc biệt Á Rập, Nga, Trung Cộng– các khoản đầu tư, cho thuê các thương cảng, mướn các nhà thầu xây dựng thiết lập hệ thống giao thông trong TB mình vv. khiến cho CQLB phải lo ngại.  Ngoài ra, việc các thành phố trong nước “kết nghĩa” với các thành phố ngoại quốc, việc giao lưu văn hoá và khoa học của các trường đại học Mỹ với các đối tác nước ngoài cũng được CQLB lưu ý.  Tuy chưa có kiện tụng giữa CQLB và các thực thể địa phương này, nhưng cũng có thể đây sẽ trở thành động cơ, nếu CQLB không thuyết phục được các địa pương về những nguy cơ có thể xảy đến.

Chính quyền dưới thời Tổng Thống Donald Trump trong 3 năm đầu tiên đã tận dụng quyền lực hành pháp nhằm hạn chế nhập cảnh, nhập cư;  không trợ cấp các thành phố chứa chấp di dân nhập lậu; không triển hạn DACA;  không tính di dân bất hợp pháp trong cuộc Kiểm Tra Dân Số Năm 2020; mở cửa các cơ sở thương mại và trường học, chủ trương gửi quân đội/vệ binh tới các địa phương mất trật tự do biểu tình;  vv. Tuy nhiên hầu hết các biện pháp này đều bị khước từ bởi các CQTB; hoặc bác bỏ bởi các tòa án liên bang (US District Courts, hay US Court of Appeals). Tranh chấp vẫn còn tiếp tục: mới vừa qua trong tháng 9/2020, Tòa Phúc Thẩm Thứ Mười Một đã xử không cho phe Dân Chủ Texas mở rộng nổ lực bỏ phiếu qua thư tín.  Chúng ta nên nhớ theo tinh thần Hiến Pháp 1789, thì quốc phòng, ngoại giao, tiền tệ được phân công cho Liên Bang; những công tác còn lại là do các tiểu bang, trong đó có y tế sức khỏe, an ninh trật tự, giáo dục, điều hành các cuộc bầu cử liên bang, vv. Đối với một số các công tác này, một số tiểu bang chọn lựa hợp tác với các tiểu bang khác hơn là với CQLB.

Nói tóm lại, nếu chỉ nhìn qua những nhiệm kỳ Tổng Tống, chúng ta có thể nói các Tổng Thống sau đây chủ trương chính quyền trung ương mạnh và gần gủi với nhân dân: John Quincy Adams, Abraham Lincoln, Theodore Roosevelt, Woodrow Wilson, Franklin D. Roosevelt, Harry Truman, Lyndon B. Johnson, Jimmy Carter, Bill Clinton, Barack Obama, và có lẽ cả Tổng Thống Donald Trump nữa! Và những Tổng Thống sau đây cổ vũ cho sự gần gũi giữa các tiểu bang và nhân dân: Thomas Jefferson, Andrew Jackson, William Howard Taft, Herbert Hoover, Richard Nixon, Ronald Reagan, George W. Bush. (Drake & Nelson, p. 224). Đa số ý kiến đối với Obama, W. Bush và Trump là ý kiến riêng của người viết bài này.

Về phương diện chi tiêu, trong vài thập niên vừa, Liên Bang đã giúp không dưới 25% chi phí của các CQTB và CQĐP, trong khi bản thân liên bang thì nợ nần chồng chất.  Thống kê cho thấy từ hơn 6 thập niên vừa qua, ngân sách liên bang chỉ bội thu trong tài khoá 1960 dưới thời Tổng Thống Dwight Eisenhower, và 4 tài khoá liên tiếp (1998, 1999, 2000 và 2000) dưới thời Tổng Thống Bill Clinton, nhờ kinh tế phát đạt. Còn lại đều là nợ nần. (Lê Văn Bỉnh, 2012).  Những khoản chi lớn lao của Liên Bang do ảnh hưởng của cơn đại dịch Covid-19 năm nay tạo  thêm những món nợ khổng lồ, có lẽ vài thập niên sắp tới CQLB cũng không trả nỗi, đừng nói gì tới các món nợ trước đó mà ngân sách liên bang hằng năm phi chi gần 10% để trả lãi và vốn đáo hạn.  Nay các tiểu bang và địa phương lại đòi (qua Hạ Viện) giúp đỡ thêm, thì thử hỏi tiền đâu mà có!  Nói chung, thì cả 3 cấp chính quyền đều gây nợ, nhưng rõ ràng CQLB là con nợ ký tên  trên giấy nợ!

Những Thuận Lợi Và Bất Thuận Lợi Của Liên Bang Chế

Đến nay Liên Bang Chế Hoa Kỳ đã tồn tại được 240 năm, một thời gian khá dài khi đề cập đến sự ổn định của một thể chế chính trị. Có lúc suông sẻ, có lúc gập ghềnh. Dưới đây là một số thuận lợi và bất thuận lợi, tổng hợp từ nhiều tài liệu, trong đó có Smith & Greenblatt (2018), Rozell & Wilcox (2019)

  • NHỮNG THUẬN LỢI

    Ngoài thuận lợi quan trọng ban đầu là chống tập trung quyền hành vào trung ương, liên bang chế (LBC) có thêm những thuận lợi dưới đây:

*Sự Hợp Tác – Qua sự phân tích các thời kỳ nói trên, chúng ta thấy LBC Hoa kỳ chưa bao giờ là một hệ thống những hoạt động chính quyền riêng lẻ.  Ngay từ đầu, nó là những quan hệ giữa liên bang và tiểu bang; nhưng về sau thì càng ngày càng nhiều tiểu bang hơn gia nhập, kéo theo các địa phương với những tổ chức khác nhau đến nỗi đến nay không có sách giáo khoa nào có thể đề cập đủ chi tiết về tên gọi, tổ chức và quyền hành các địa phương này. Theo thống kê năm 2017,  Hoa Kỳ có gần 90.000 chính quyền: 1 liên bang, 50 tiểu bang, còn lại là 2 loại chính quyền điạ phưong (Xin Xem Chú Thích).  Theo Morton Grodzins, “Không có lúc nào người ta có thể dán lên những cái nhãn hiệu gọn gàng về những chức năng cụ thể của “liên bang”, “tiểu bang” và “điạ phương”.  Quốc gia này, trước khi nó được tổ chức và ổn định hoàn tòan …. thì cái nguyên tắc đầu tiên của LBC là: chính quyền quốc gia sẽ sử dụng các nguồn lực siêu việt của mình để khởi xướng và yểm trợ các chương trình quốc gia, được chủ yếu quản lý bởi các tiểu bang và các địa phương  …” (Elazar 1969)

*Sự Linh Động & Bớt Mâu Thuẩn—Chính sách liên bang không có tính cách áp đặt, cùng một nội dung cho mọi tiểu bang và địa phương khác nhau (one-size-fits-all policies); mà trái lại các CQTB và CQĐP có thể chọn lựa cho thích hợp với hoàn cảnh địa lý, chính trị, pháp lý, kinh tế, văn hóa của mình miễn sao có lợi cho dân chúng. Nhờ linh động chọn lựa và thích nghi chính sách và dự án LB với hoàn cảnh mình như nói trên, CQTB và CQĐP tránh được những xung đột với CQLB và những CQTB + CQĐP lân cận.

*Thí Nghiệm Dân Chủ  & Tham Gia Dân Chủ — Thẩm Phán TCPV Hoa Kỳ Louis Brandels ví các tiểu bang Hoa Kỳ như những phòng thí nghiệm dân chủ: một chương trình, một dự án do LB đưa ra, hay tự một TB hay địa phương nào đó khởi xướng, sẽ không áp dụng  đồng loạt khắp nơi, mà là nếu áp dụng thành công ở một nơi, sẽ được nhân rộng cho nhiều nơi hay toàn quốc. Sự tản quyền đến CQTB và CQĐP tạo cơ hội gần gũi thuận tiện cho dân chúng tham gia vào các chương trình, dự án nhằm phát huy dân chủ, giúp công chúng ý thức thêm về công ích và quyền lợi chung của cộng đồng mình ở.  Và nhờ đó mà củng cố niềm tin và tạo sự đồng thuận của họ đối với các định chế chính trị.

*Cạnh Tranh & Mục Tiêu LB Có Thể Đạt Được Ở Một Số Nơi –Sau khi LB đề ra một chương trình, các TB hay các địa phương có thể không cần phải đợi LB vạch ra phương thức thực hiện chi tiết, mà tùy khả năng riêng của mình có thể làm trước LB và các nơi khác, để được chú ý cũng như được sự trợ giúp của Liên Bang .  Việc thực hiện mục tiêu có tính cách cạnh tranh này giúp cho các mục tiêu mà LB đề ra có thể sớm đạt được.

*Nhiều Chọn Lựa – Hoa Kỳ là một quốc gia rộng lớn mà đường lối chính sách kinh tế, thuế khóa, xã hội, giáo dục, y tế lại khác nhau từ tiểu bang này sang tiểu bang khác, cũng như từ địa phương này sang địa phương khác trong cùng tiểu bang.  Do đó người dân có thể chọn lựa nơi mà mình đến cư trú để có thể hưởng những dịch vụ công cộng đó.  Thí dụ chọn mua nhà ở tiểu bang mà thuế thấp, trong đó có thuế tài sản, hay không có thuế trường học; dọn nhà đến Maryland để con cái hưởng giáo dục tốt của các trường công lập; đến Virginia để hưởng nhiều dịch vụ xã hội  y tế dành cho người già và người khuyết tật.  Thậm chí có người nghĩ rằng sẽ dễ sống đạo hạnh hơn nếu di dời đến Utah, tiểu bang chỉ có 3 triệu cư dân mà 63% theo đạo Mormon, hầu như mọi nơi cấm bia rượu; tuy nhiên xin đừng lái xe sang Nevada, nơi cờ bạc  gái điếm đều hợp pháp!

*Linh Động Đối Với Các Tôn Giáo –  Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều tôn giáo. Khởi thủy là những người theo đạo Tin Lành (Protestant, nay thường được gọi là Christian), kế đó là những người Thiên Chúa giáo/ Công giáo (Catholic), Do Thái giáo, Hồi giáo, Phật giáo vv.  Ngày nay chúng ta thấy nhan nhãn khắp nơi các nhà thờ Tin Lành (Baptist church), nhà thờ Thiên Chúa giáo (Catholic church), nhà thờ Do Thái giáo (synagogue), nhà thờ Hồi giáo (mosque), chùa Phật giáo (Buddist temple, pagoda), những nhà cầu nguyện khác.  Nói chung, tín đồ các tôn giáo này đi đến các nơi đây tuy không thường xuyên bằng ở các nước Á Rập, Ấn Độ hay Nigeria.  Ở những tiểu bang tập trung nhiều nhà thờ Công giáo như New York, New Jersey, Rhode Island, Connecticut, Massachusetts, không có án tử hình, hoặc nếu có, thì cũng ít mang ra thi hành.  Do đất đai rộng lớn, tín đồ có nhiều chọn lựa nơi để xây lên cơ sở tôn giáo của mình.  Quyết định của họ buộc phải theo luật lệ về qui định vùng ở địa phương (zoning code) của chính quyền địa phương trong đó ý kiến cư dân lân cận là yếu tố quyết định –nếu cư dân phản đối, họ sẽ tìm nơi khác, tránh được có những xung đột đáng tiếc có thể xảy ra sau này.

  • NHỮNG BẤT LỢI

    Tuy nhiên, LBC cũng có thể đem lại những bất lợi, như sau:

*Gây Phức Tạp và Bối  Rối— Vì mỗi TB, mỗi địa phương có luật lệ riêng, cho nên một công dân sẽ thấy bối rối không biết hành vi của mình có “hợp pháp” chăng.  Chẳng hạn, bạn có một cơ sở sản xuất rượu nho ở California, bạn sẽ mất thời giờ tìm xem là rượu nho có được phép gửi sang Virginia không, và thuế suất  bán (sales tax) là bao nhiêu; cũng câu hỏi đó đối với 48 TB, và ĐP khác! Về phía chính quyền, sự khác biệt về luật lệ có thể khiến cho sự phối hợp giữa các đơn vị chính quyền lân cận trở nên khó khăn trong một số công tác như về chửa lửa, cảnh sát, tội phạm vv.

*Tạo Thêm Xung Đột/Gây Bất Bình Đẳng –Liên Bang Chế giảm bớt mâu thuẩn xung đột như đã nói  phần lợi ích, nhưng cũng có thể tạo ra những mâu thuẩn xung đột khi mà thẩm quyền địa hạt không được ấn định rõ ràng, hay dễ lẫn lộn, tức là không có một luật lệ đồng nhất. Thí dụ bạn mang theo cần sa, hay súng đạn từ một tiểu bang cho phép sang biên giới một tiểu bang cấm đoán thì sẽ gặp phiền toái. Ngoài ra, vì luật lệ khác nhau, ngân sách khác nhau, thuế đóng khác nhau, mà người dân địa phương này có thể hưởng những dịch vụ hay được đối xử khác nhau và họ cảm thấy không công bằng.  Thí dụ trường công khu nhà giàu được xem là “tốt” hơn trường công khu nhà nghèo về cơ sở, phương tiện, phẩm chất giáo dục cũng như kỷ luật vv.

* Cạnh Tranh Có Thể Đưa Đến Thiệt Hại – Nói chung, Hoa Kỳ coi cạnh tranh là tốt.  Trong phạm trù liên bang chế, sự cạnh tranh giữa các tiểu bang để thực hiện các chương trình hay dự án do CQLB đưa ra, cũng được xem là lợi điểm đáng khuyến khích như trình bày trên.  Tuy nhiên có thể có vài trường hợp cạnh tranh có thể đưa đến thiệt hại. Thật vậy, tại mỗi tiểu bang hay những quận hạt hay thành phố lớn đều có một bộ phận phụ trách phát triển kinh tế (Department of Economic Development) mà mục đích chính là chiêu dụ những công ty lớn trong cũng như ngoài nước đến lập nhà máy, hãng xưởng ở địa phương mình, chủ yếu là tạo công ăn việc làm cho cư dân.  Để cạnh tranh với các địa phương khác, CQTB hay CQĐP có thể đưa ra những khuyến khích đầu tư  (incentives) hấp dẫn nhưng lại quá tốn kém, như giảm miễn thuế nhiều năm hay vĩnh viễn, xây dựng hạ tầng cơ sở theo yêu cầu của phía đầu tư.  Nếu không may, các dự án đầu tư này không thành công như dự toán, thì rõ ràng sự cạnh tranh tuy kéo được đối tượng về mình, nhưng lại là một thất bại về phúc lợi cho dân chúng trong nhiều năm sau.

* Không Dễ Qui Trách Nhiệm – Trong các quốc gia theo đơn nhất chế, khi xảy ra những biến cố trọng đại, thì công luận thường nhanh chóng –đôi khi không đúng– qui trách nhiệm cho chính quyền trung ương.  Hoa Kỳ  theo liên bang chế, ba cấp  chính quyền phân định không rõ ràng, nhưng công luận vẫn không khác.  Chẳng hạn, trong vụ đại dịch Covid-19 vẫn còn đang tiếp diễn, thì câu hỏi đầu tiên là chính quyền liên bang (nghĩa là cả Quốc Hội lẫn Tổng Thống)  và chính quyền các tiểu bang ai là phía chịu trách nhiệm trước tiên về sự phòng ngừa, phát hiện cũng như chuẩn bị y cụ, vv.   Theo hầu hết các phương tiện truyền thông và dân chúng,  thì Tổng Thống phải chịu trách nhiệm (có lẽ họ dựa theo Điều II, Khoản 3, theo đó ông đã không đề ra những các biện pháp mà ông cho là cần thiết và thích nghi (recommend … such Measures as he shall judge necessary and expedient).  Trong khi đó HP 1789 cũng đã dành nhiều quyền hành cho CQTB như đã đề cập ở trên, và trên thực tế trong mấy trăm năm naỵ CQTB và CQĐP đã đảm trách y tế công cộng trong địa phương mình.  Điều thú vị là khi Tổng Thống Trump tỏ ý muốn khôi phục kinh tế toàn quốc bằng cách yêu cầu các nhà máy, cơ xưởng mở cửa trở lại, thì nhiều Thống Đốc lại nhanh miệng tuyên bố đó là không thể được vì bịnh dịch còn đang hoành hành! Và quyền quyết định thuộc về CQTB.   Điều nghịch lý là trước đó, không vị nào xác nhận rằng “phòng chống bệnh” là quyền hay trách nhiệm của tiểu bang cả!   Rất tiếc đã không có những vụ kiện xảy ra để qui trách nhiệm về ai  — CQLB, CQTB hay CQĐP– để người dân có dịp nghe phán quyết của các quan tòa.

Liên Bang Chế Và Hành Chánh Công Quyền

Đến đây, qua những quan hệ suôn sẻ cũng như gập ghềnh giữa liên bang và tiểu bang, cũng như lợi và bất lợi của LBC, cùng với sự xét xử của hệ thống Tòa Án Liên Bang, chúng ta có thể nhìn được nước Mỹ gần hơn một chút. Những khái niệm mà chúng ta thường nghe như những lý tưởng cao siêu đã trở thành “cụ thể” hơn một chút.  Trong Hiến Pháp cũng như trong 27 Tu Chính Án, không có thuật ngữ “tam quyền phân lập” (separation of powers), như một nguyên tắc, một triết lý chính trị rõ ràng.  Ngay từ thành lập, “Tư Pháp” đã bị coi nhẹ hơn hai quyền kia qua thời lượng thảo luận cũng như những chi tiết ghi ra, đáng chú ý là các thẩm phán không buộc phải do dân bầu như Tổng Thống hay dân biểu và thượng nghị sĩ, mà lại tại vị trọn đời.  Qua thời gian, LBC được định hình và phát triển, nhờ phần lớn ở khả năng của các thẩm pháp liên bang các cấp.  Chúng ta cũng không thấy thuật ngữ “kiểm soát và quân bình” (check and balance). Họa chăng người ta chỉ thấy vài lần trong The Federalist Papers khi 2 tác giả Hamilton và Madison dùng đến chữ “check” để nói về mối quan hệ giữa Lưỡng Viện Quốc Hội mà thôi, khi thấy Hạ Viện được dành cho quá nhiều quyền ; chứ hai ông không viết là dùng chữ “check” để đề cập đến việc dùng quyền này để kiểm soát quyền kia.  Và khi đề cập đến liên bang chế thì đọc lại nhiều lần, chúng ta cũng chẳng thấy từ  “liên bang chế” (Federalism) mà chúng ta đề cập trên đây xuất hiện trong Hiến Pháp và các Tu Chính Án. Thông thường khi nghe nói đến tranh chấp giữa Liên Bang và Tiểu Bang, chúng ta nghĩ đó là tranh chấp “trên dưới” và  thường liên tưởng đến những quyết định hành chánh công quyền.  Mà thực ra đây là những tranh chấp của 2 phía đều có chủ quyền (sovereignty), lẫn quyền (rights) và thẩm quyền (authority) tuy 2 loại quyền sau này có thể bị tranh cãi. Như vậy đó là tranh chấp thuộc phạm trù chính trị. Thêm yếu tố đảng phái, chủng tộc nữa thì lại càng phức tạp.  Tuy nhiên, một nền hành chánh công quyền thích hợp, hữu hiệu cũng có thể giúp giảm bớt các phức tạp này.

Người Mỹ hình như chỉ xem LBC là công cụ để bảo vệ tự do, hơn là để thực thi công bằng xã hội, một đối tượng mà họ khá dè dặt khi đề cập tới, nhất là phía bảo thủ. Phía cấp tiến tuy muốn tập quyền để thực thi chính sách liên bang, trong đó có công bằng xã hội, nhưng cũng chỉ tới đó mà thôi, chứ không đẩy mạnh để hy vọng tạo nên một cơ chế bền vững.  Những người nghiên cứu hành chánh chắc không quên không khí chống chiến tranh Việt Nam, giấc mơ cải tạo xã hội Great Society, tinh thần hăng say của các học giả hành chánh trẻ đã cho chào đời học thuyết “Tân Hành Chánh Công Quyền” (New Public Administration) chủ trương hành chánh công quyền phải có nhiệm vụ cải tạo xã hội trong đó thực hiện công bằng xã hội phải là mục tiêu hàng đầu. Nhưng chủ trương này hình như lần lần đi vào quên lãng. Do Syracuse University (New York) khởi xướng, lần đầu tiên họ họp ở Minnobrook vào tháng 9/1968, đến nay chỉ có thêm 2 lần họp nữa mà thôi  –vào năm 1988 và 2008, nghĩa là 20 năm những “con ve sầu hành chánh” mới gặp nhau một lần!  Cuộc cải tổ hành chánh kéo dài 6 tháng do Phó Tổng Thống Al Gore chủ trì kết thúc với phúc trình “The Report of The National Performance Review” đệ trình Tổng Thống Bill Clinton ngày 7/9/1993 chủ yếu nhằm vào việc giản dị hóa thủ tục hành chánh và sự du nhập các nguyên tắc quản lý khu vực tư vào khu vực công để giảm bớt chi phí, chứ không đề cập gì đến liên bang chế, có lẽ vì nó thuộc phạm trù chính trị cũng như những phức tạp đã đề cập ở đoạn trên.

Toàn cầu hóa làm giàu thế giới, khiến cho sự cách biệt giàu nghèo giữa các nước giảm đi.  Nhưng trong nội bộ các quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, bất bình đẳng về lợi tức (BBĐLT, income inequality) tăng thêm.  Như trình bày, đảng Dân Chủ luôn luôn có chương trình kế hoạch giảm khoảng cách biệt này, nhưng điều nghịch lý là tại những tiểu bang mà Dân Chủ nắm quyền lập pháp, BBĐLT lại càng ngày càng tăng. Một nghiên cứu của kinh tế gia James Galbraith cho thấy 14 tiểu bang mà mức gia tăng về BBĐLT cao nhất đã bỏ phiếu cho ứng viên Tổng Thống Hillary Clinton trong cuộc bầu cử tháng 11/2016.  Trong khi đó 7 tiểu bang với mức gia tăng BBĐLT thấp đã dồn phiếu cho Donald Trump. Và ông kết luận rằng sự tương ứng giữa mức thay đổi BBĐLT và kết quả bầu cử thật là kỳ lạ (Kettl, 2020, p. 158)

Trong hành chánh công quyền, hình như người Mỹ cũng không quá coi trọng “kinh nghiệm”.  Họ quan niệm kỹ năng lãnh đạo, quản lý có thể chuyển đổi (transferable skills), nghĩa là lãnh đạo thành công một công ty thì sẽ thành công ở một cơ quan công quyền hay một địa phận hành chánh, do đó mà mỗi lần Tòa Bạch Ốc thay đổi chủ nhân là mỗi lần có những vị chỉ huy mới  (political appointees) cho nhiều cơ quan, ngay cả cơ quan rất chuyên môn mà người mới lại thiếu chuyên môn.  Họ có thể, mà cũng là không thể, thành công. Quá khứ đã chứng minh điều đó.  Một người lãnh đạo thành công một đại công ty, không nhất thiết sẽ thành công khi lãnh đạo một cuộc chiến tranh; một người lãnh đạo một hội đua ngựa quyền quý, nhưng lớ ngớ khi phải chỉ huy cứu trợ khẩn cấp nạn nhân bão Katrina.  Có người sau một thời gian đã thành công, thì lại đi, không dùng kinh nghiệm và kỹ năng cho cơ quan cũ, nhường chỗ cho người mới tới … bắt đầu học việc. Sự thiếu vắng những viên chức uy tín làm việc lâu năm và có nhiều kinh nghiệm ở trung ương để liên lạc với địa phương cũng là một thiệt thòi cho thể chế liên bang Hoa Kỳ.

Hình như người Mỹ cũng không coi trọng hành chánh công quyền lắm.  Đến nay, họ vẫn còn luận bàn về vai trò của chính trị và hành chánh, vẫn coi trọng quản lý khu vực tư hơn.  Sau Thế Chiến Thứ Hai, trong khi nước Pháp mở Ecole Nationale d’ Administration (ENA) để đào tạo chuyên sâu cán bộ hành chánh trung ương, và lần lượt nhiều viện hành chánh vùng (instituts regionaux d’administration) đào tạo cán bộ hành chánh địa phưong, trong đó khá uy tín là Ecole nationale d’adminstration municipal ENAM, nay là Institut national d’études territoriales, INET) , trong khi  tại Hoa Kỳ, các trường Đại Học dò dẫm cung cấp chương trình MPA, với những môn học tương đối tổng quát cho sinh viên đã tốt nghiệp mọi ngành đại học. Triết lý giáo dục của Hoa Kỳ là giúp anh những điều tổng quát, để ra đời anh tự trau dồi thêm cho thích nghi với địa phương, với hoàn cảnh, và tình thế.  Nhưng một số không nhỏ, sau khi ra trường một thời gian, “đủ lông đủ cánh” thì bay đi nơi khác hay cơ quan khác! Do đó mà hành chánh công quyền Hoa Kỳ tương đối thiếu người kỳ cựu kinh nghiệm.

Liên Bang Chế Và Yếu Tố Truyền Thống

Các tranh cãi đó phản ánh văn hóa chính trị (political culture) của các địa phương.  Nói cách khác những qui luật của chính trị Mỹ thay đổi khi quan niệm và quan điểm của người công dân thay đổi. Ngày xưa sự thay đổi của người dân chủ yếu nhờ giáo dục học đường, chậm nhưng vững chãi. Ngày nay lực lượng truyền thông quá lớn và ảnh hưởng quá mạnh, các công dân “am tường” (informed citizens) dễ bị cung cấp “thông tin dõm” (fake information) đến một cách ào ạt, mà họ lại không có đủ thời giờ để chọn lọc, đánh giá chúng. Trong một chừng mực nào đó, có thể nói  cư dân các thành thị lớn đông dân dễ bị nhiễu tin hơn cư dân miền quê thưa thớt.  Do đó tìm hiểu văn hoá chính trị Hoa Kỳ thì cũng cần tìm hiểu  thêm về văn hóa chính trị truyền thống và địa phương . Đa số người Việt chúng ta không định cư và sinh sống ở các vùng nông thôn Hoa Kỳ, tuy nhiên nếu có dịp “nhìn lại” qua phim ảnh, sách báo, có thể chúng ta sẽ hiểu biết và “thấm” phần nào cái truyền thống địa phương đó.

 Alexis de Tocqueville, một học giả trẻ người Pháp khi sang Hoa Kỳ 9 tháng (1831-1832) để nghiên cứu chế độ lao tù của nước này, khi về nước đã không tiếc lời ca tụng sinh hoạt của các thành phố Mỹ vùng New England thủa đó.  Trong nhật ký, ông tỏ ra thích thú về các thành phố được đặt tên mang dấu vết lịch sử hay quê hương cũ như Ethena, Troy, Rome, Liverpool, vv. bên cạnh những cánh rừng đầy hoang dã  (sauvagerie).  Trong Chương 5 của quyển Democracy in America (dịch từ nguyên bản tiếng Pháp De la Démocratie en Amérique: Les Grands Thèmes), Tocqueville viết: “Các thị trấn nhỏ là nơi hội họp duy nhất, bắt nguồn một cách tự nhiên là bất cứ ở đâu người ta tụ họp, là nó tự hình thành …  Con người tạo dựng các vương quốc, các nước cộng hòa, nhưng các thị trấn nhỏ dường như nảy sinh ra từ bàn tay của Chúa.” Trải qua hơn hai trăm năm, các thị trấn lớn nhỏ thay đổi nhiều, nhưng cái truyền thống đó vẫn giữ lại tuy ít, nhưng mỗi khi lễ hội, bầu cử, hay khi địa danh được nhắc nhở trong phim ảnh, một người con địa phương thành danh, hay hy sinh vv., cái truyền thống hào hùng đó chợt sống lại và gắn kết điạ phương với nhau, không khác chi làng quê chúng ta trên cả 3 miền Bắc Trung Nam.  Tinh thần truyền thống nhen nhúm này dễ bùng lên khi có nhân tố mới, chẳng hạn chủ nghiã dân túy (populism) trong kỳ bầu cử 2016 đưa đến thắng lợi cho Tổng Thống Donald J. Trump.

Đã có nhiều người phê phán về LBC Hoa Kỳ. Kettl (2020), một tác giả khá nổi tiếng về nền hành chánh Hoa Kỳ, viết: “Liên bang chế có thể là một khám phá cốt lõi nhằm xây dựng và duy trì nền Cộng Hòa Hoa Kỳ. Nhưng nay nó không còn là chất kết chặt quốc gia với nhau, mà chỉ là động lực phân chia quốc gia mà thôi. Kết quả một nước Mỹ chia rẽ.” (trang 205).  Thật ra, LBC Hoa Kỳ tỏ ra không hoàn hảo ngay từ khi xuất hiện, mức độ hữu hiệu có lúc cao, có lúc thấp.  Nhưng nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay.  Có người đề nghị rằng muốn nó hữu hiệu thì cần phải tu chính Hiến Pháp 1789.  Nhưng thủ tục tu chính lại không dễ.   Theo Điều V, khi thấy cần thiết, Quốc Hội có thể đề nghị tu chính với 2/3 số phiếu Hạ Viện 2/3 số phiếu Thượng Viện.  Hoặc phải do Quốc Hội của 2/3 tổng số các tiểu bang, tức Quốc Hội của 34 tiểu bang. Ngoài ra, còn có tác giả đề nghị tăng cường quyền hạn của  cả hai bên liên bang lẫn các tiểu bang (Chemerinsky, 2008).  Trong thời đại kỹ thuật số tân tiến này, cũng đã có những tác giả, chẳng hạn do Koliba (2018) đề nghị  tạo lập những mạng lưới  (networks) để quản lý  hành chánh với gần 90.000 chính quyền,  gồm CQLB + CQTB + CQĐP hầu  tiện việc thi hành các chính sách công.   Người viết chỉ xin  ghi ra đây để quý độc giả có cơ hội thâm cứu.

                                                                                    ***

Đến đây, có thể nói chính Liên Bang Chế đã tạo ra nước Mỹ.  Nếu LBC không ra đời, nước Mỹ khó có thể hình thành và hùng mạnh như ngày nay.  Các nguyên tắc tam quyền phân lập được tạo ra ngay từ đầu là để tránh độc tài, bảo vệ dân chủ, cùng bảo vệ luật pháp –mà Hiến Pháp là luật cao nhất,  Khi tuyên thệ nhậm chức, không giống các nhà lãnh đạo các nước khác tuyên bố trung thành với tổ quốc nhân dân,  các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tuyên bố duy trì, bảo vệ và phòng thủ Hiến Pháp  (preserve, protect and defend the Constitution of the United States).  LBC không hoàn hảo, có những vấn đề cần giải quyết, trong đó có vấn đề bất bình đẳng về cơ hội và lợi tức, cũng như sự ổn định về mối tương quan quyền lực giữa CQLB + CQTB + CQĐP.

Điều hành hiệu quả Liên Bang Chế  do đó quả là không dễ.  Chúng ta thử suy gẫm về một đoạn dưới đây trích từ lá thư số 51 do James Madison viết trong quyển The Federalist Papers:

“Nhưng chính quyền tự nó là gì nếu không là điều tốt đẹp nhất trong những điều phản ánh bản chất con người? Nếu con người là những vị thánh, thì chính quyền sẽ không cần thiết.  Nếu những vị thánh cai trị con người, thì sự kiểm soát chính quyền từ trong nội bộ cũng như từ bên ngoài sẽ không cần thiết. Khi tạo lập chính quyền với con người cai quản con người, điều khó khăn nhất là ở điểm này: bạn phải cho phép chính quyền kiểm soát người bị trị; và kế đó buộc chính quyền kiểm soát lấy mình.”

 Nếu cần hiện đại hoá khái niệm trên, chúng ta có thể nói “chính quyền” ở đây là cả Chính Quyền Liên Bang, Chính Quyền Tiểu Bang và Chính Quyền Địa Phương ; và “người bị trị” là toàn thể công dân được thông báo đầy đủ (informed citizens), không phân biệt màu da, tôn giáo hay đảng phái.  Trong chính trị, không dễ gì thay đổi khẩu hiệu mà đôi khi chúng ta nghe hò reo thích thú “They get low, we get high”, thậm chí quá đà say máu “They get low, we kill them.”

Để kết luận, chúng ta có thể nhắc lại ý kiến của Huntington (2004) đã trích dẫn dưới tựa đề của bài viết này với ước vọng rằng kết quả cuộc thăm dò năm 1983 của 15 nước Tây Phương mà ông viện dẫn ngày nay không thay đổi nhiều.   Và người Mỹ sẽ tìm được những giải pháp thỏa đáng cho những vấn đề mới mà Liên Bang Chế Hoa Kỳ đưa ra.

Lê Văn Bỉnh

Virginia, tháng 9 năm 2020

(Trong mùa đại dịch Covid-19)

 ___________

*Chú Thích

Hiến Pháp Hoa Kỳ không đề cập đến chính quyền địa phương của các tiểu bang.  Tổ chức CQĐP/ TB  lại khá phức tạp,  không những khác nhau về tên gọi, diện tích, dân số, cơ cấu quản lý, vv. , mà tiếng Việt khó có từ ngữ để dịch cho đúng, hay có tổ chức tương đương để so sánh.  Nói chung, trong các sách bàn về “State and Local Government”, các tác giả Mỹ chia CQĐP/TB ra làm 2 loại: (1) những CQĐP với mục tiêu tổng quát (general-purpose local governments), thực hiện nhiều chức năng, như county, city vv. ; và (2) những CQĐP với mục tiêu đơn nhất (single-purpose local governments) chỉ thực hiện một chức năng, như school district chỉ lo về trường học. Tổng cộng gồm gần 90.000 chính quyền địa phương. Mỗi năm US Census Bureau đều có thống kê. Có thay đổi về các con số, nhưng không nhiều. Đề nghị độc giả truy cập website http://www. Census. gov/govs/cog nếu muốn biết thêm chi tiết.

Cũng cần lưu ý: Nhiều CQTB lắm lúc than phiền bị CQLB áp lực nặng nề, thì nhiều CQĐP cũng bất mãn không kém khi bị CQTB bức bách, đưa đến kiện tụng tại các Tòa Án, vì hầu hết các CQĐP không phải trực thuộc hành chánh theo cách chúng ta đã quen khi còn ở VN trước 1975.

  • Các CQĐP Với Mục Tiêu Tổng Quát – Người Mỹ xem đây là những bộ phận chính trị (political arms) hơn là những đơn vị hành chánh, vì chúng có đủ Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp mà tên gọi và quyền hạn khác nhau từ TB này sang TB khác.   Dưới đây là một số tổ chức:

Quận (County) – Người Việt ở Hoa Kỳ thường dùng chữ Quận để gọi cho tiện một county Hoa Kỳ, một bộ phận của hầu hết các TB.  Nước Mỹ có trên 3000 đơn vị như thế này. Thật ra, Quận của VNCH trước 1975 có thể lớn hay nhỏ hơn một county Mỹ, nhưng hoàn toàn khác với county về phương diện quản lý.  Quận Việt Nam là trung gian giữa Tỉnh và Xã, mà hai đơn vị này đều có tư cách pháp nhân, Hội Đồng (Tỉnh, Xã) do dân bầu, và có ngân sách riêng. Còn quận thì không có tư cách pháp nhân, cũng không có ngân sách. County là một địa phận hầu hết tương đối thôn quê. Tiểu bang Hawai chỉ có 3 counties, California có 57, Virginia có 96, Texas lại có đến 254.  Tại Virgina, mỗi county (cũng như city, sẽ đề cập) phải có những chức vụ sau đây do dân bầu lên, có nhiệm kỳ 4 năm. Đó là:  Treasurer, Sheriff, Attorney of the Commonwealth, Commission of Revenue, Clerk of Court (nhiệm kỳ 8 năm).  Bộ phận lãnh đạo county, gọi là Board of Supervisors (hay Board of Commissioners, County Board tại nhiều tiểu bang khác) mà mỗi supervisor của mỗi khu vực cũng do dân bầu, phụ trách thuê mướn nhân sự hành chánh và chuyên môn cung cấp dịch vụ. Ngân sách của County do thuế (sales taxes, property taxes), lệ phí (cung cấp nước, thu nhặt rác), tiền cho thuê tài sản, tiền phạt giao thông, tòa án và các trợ giúp của tiểu bang và liên bang. Đơn vị hành chánh căn bản của nhiều tiểu bang là county. Louisiana gọi nó là parish; Alaska gọi là borough.  Toàn quốc có trên 3000 counties và tương đương.

Thành Phố (City) Có tác giả dùng municipality đồng nghĩa với city.  Nhưng đa số , trong đó có US  Census Bureau, dùng municipality để chỉ city và town. Thành phố được thành lập (incorporated) theo luật tiểu bang, và hoạt động theo một bản điều lệ (charter) do lập pháp tiểu bang phê chuẩn, hay theo luật TB (như tại California).  Tại Virginia, thành phố được thành lập theo một đạo luật của lập pháp Virginia; hay theo thủ tục tư pháp tại một tòa sơ thẩm (circuit court) ở county nơi thành phố này toạ lạc. Phải hội đủ những điều kiện chính đáng, trong đó có các điều kiện về dân số, mật độ, lý do (tạo thêm lợi ích cho đơn vị mới cũng như cho các đơn vị hành chánh lân cận).  Thành phố thường đông dân hơn thị trấn.  Sau khi thành lập, các thành phố và thị trấn trở nên tự trị, không được trông cậy vào đơn vị cũ để cung cấp dịch vụ nữa; thuế thường cao hơn. Có những thành phố sau khi thành lập càng ngày càng phát triển; đôi khi trở nên xung đột với tiểu bang đưa tới kiện cáo.  Nhưng cũng có những thành phố sau 5-7 năm thì “phá sản” và phải quay về với county cũ.  Các thành phố có thể được điều hành theo một trong những hình thức sau đây: (1) Thị-Trưởng Hội Đồng (Mayor- Council): Dân bầu lên Hội Đồng, Thị Trưởng và một số viên chức khác, như ủy viên thuế vụ, thủ quỹ à Thị Trưởng tuyển chọn các viên chức phụ trách công chánh, tài chánh, an toàn, phát triển cộng đồng, công viên vv. (2) Hội Đồng- Quản Lý Viên (Council- Manager): Dân bầu Hội Đồng à  Hội Đồng bổ QLV (có thể là 1 thành viên của HĐ) à QLV bổ chuyên viên. (3)  Ban Ủy Viên Thành Phố (City Commission): Dân bầu ra một số ủy viên, mỗi vị phụ trách phần vụ chuyên môn à một vị sẽ được đề cử đảm trách việc họp hành để phối hợp công tác.   Hình thức (1) taọ một chính quyền mạnh, thường áp dụng cho các thành phố lớn, đông dân, giàu có. Hình thức (2) khá hữu hiệu. Có vài thành phố mà Hội Đồng Thành Phố (City Council)  quản lý rất khéo bằng cách mướn City Manager giỏi;  thuê các counties lân cận cung cấp dịch vụ (xã hội, pháp lý ) cho cư dân mình, không phải tốn kém nhiều cho nhân sự, hành chánh.

Thị Trấn Lớn – Thị Trấn Nhỏ (town và township), thường ít dân hơn county và city. Khi dân số tang  nhiều, town có thể xin trở thành city; và khi dân số giảm, chúng dễ mất tư cách này và nhập vào county, như trường hợp của các city.  Hiện nay chỉ tồn tại ở 20 TB, chủ yếu Vùng Northeast và Midwest. Hằng năm, toàn thể dân chúng trong town họp khoáng đại hội nghị; đưa ra phương hướng hoạt động, bầu ra các viên chức, thông qua các qui định, biểu quyết ngân sách, ấn định thuế suất vv. Township, ít dân hơn town, và thôn dã hơn, thường được quản lý bởi những viên chức bán thời gian, hay tự nguyện. Theo thống kê 2007, Hoa Kỳ có 16.519 towns và townships, chỉ giảm 110 so với mười năm trước đó. (Bownan & Kearney, 2012, p. 266).

  • Các CQĐP Với Mục Tiêu Đơn Nhất

Còn được gọi là những khu đặc biệt (special districts).  Đây là những đơn vị chính quyền độc lập, được thành lập nhằm một mục tiêu hạn chế và đặc biệt.  Mỗi năm đều có những khu đặc biệt mới ra đời, và những khu đặc biệt hiện hữu biến đi. Nói chung, các CQĐP loại này được thành lập vì lý do kỹ thuật/tài chánh (chẳng hạn dự án dẫn nước sạch hay dự án cống rãnh buộc phải qua ranh giới của một hay nhiều counties hay thành phố khác), hay vì lý do chính trị (phòng chống lũ lụt, bảo vệ môi sinh). Nhưng loại CQĐP phổ biến nhất trên toàn quốc có lẽ là các học khu (school district).  Số học khu mỗi tiểu bang lại khác nhau, tùy theo truyền thống hơn là tùy theo số học sinh.  Thí dụ California có tới 1.025, Texas đến 1.079.  Có vài TB, học khu còn bao gồm các trường đại học cộng đồng (community college).  Toàn quốc có khoảng 14.000 học khu độc lập.  Đối với các trường công, học khu chịu hoàn toàn trách nhiệm trong 32 tiểu bang; hầu hết trách nhiệm trong 8 TB; một phần trách nhiệm trong 5 TB.  Riêng 5 TB còn lại gồm Alaska, Hawaii, Maryland, North Carolina và Virginia, không có học khu độc lập, hay nói khác đi toàn TB chỉ xem như chỉ có một học khu.   Học khu được điều hành bởi  một hội đồng (board), thường gồm 3 người trở lên, được dân bầu trực tiếp, không mang tính đảng phái; có nhiệm vụ quản lý ngân sách học khu, thuê trưởng học khu (school superintendent) mà ở nhiều nơi lương lại cao hơn cả lương thống đốc tiểu bang.

 

Tài Liệu Tham Khảo

 

Blakeman J. & Banks C. (2018).  The US Supreme Court, New Federalism, and Public Policy. In Controversies in American Federalism and Public Policy. Ed. Christopher P. Banks. New York, NY: Routledge.

Chemerinsky, Erwin (2008). Enhancing Government: Federalism for the 21st Century. Stanford, CA: Stanford University Press.

Drake, F. & Nelson, L. (1999). States’ Rights and American Federalism: A Documentary Historỵ.  Westport, CT: Greenwood Press                  

Elazar, D., Carroll R., Levine E. & Angelo, D. (Ed.). (1989).  Cooperation and Conflict: Readings in American Federalism. (11th ed.).  Itaska, IL: F. E. Peacock Publisher.

Gelm, Richard (2008).  How American Politics Works: Philosophy, Pragmatism, Personality and Profits. Newcastle, UK:  Cambridge Scholars Publishing.

Huntington, Samuel (2004). Who Are We? The Challenges to America‘s  National Identity. New York, NY:  Simon & Schuster.

Kettl, Donald (2020). The Divided States of America: Why Federalism Doesn’t Work. Princeton, NY: Princeton            University Press.

Koliba, C., Meek, J., Zia, A. & Mills, R. (2018).  Governance Networks in Public Administration and Public Policy.             (2nd ed.).   New York, NY: Routledge.

Lê Văn Bỉnh.  Câu Chuyện Nợ Nần Nước Mỹ.  Hành Chánh Miền Đông số 17 (2012).  Có thể còn được giữ lại trên một vài Website với tựa đề “Câu Chuyên Nợ Nần Của Chính Phủ Hoa Kỳ”.  Tác giả có thể gửi bản thảo nếu độc giả yêu cầu.  Địa chỉ: levanbinh4303@yahoo.com

May, C & Ides, A. (2013) Constitutional Law: National Power and Federalism. (6th ed.) New York, NY: Wolters Kluwer Law & Business.

Plano, J. & Greenberg, M. (2002). The American Political Dictionary. Belmont, CA: Wadsworth.

Peaslee, L. & Swartz, N. (2014). Virginia Government: Institutions and Policy. Thousand Oaks, CA: Sage.

Posner, P & Conlan, T. (2016). European-Style Federalism’s Lessons for America.  In State and Local Government: 2015-2016 Edition. Ed. Kevin B. Smith. Thousand Oaks, CA: Sage.

Rozell, M. & Wilcox, C. (2019) Federalism: A Very Short Introduction. New York, NY: Oxford University Press.

Smith, K. & Greenblatt A, (2018). Governing States and Locations. (6th ed). Thousand Oaks, CA: CQ Press.

Visits: 309

Đại Họa Kinh Tế Do Đại Dịch Coronavirus

Nguyễn Bá Lộc

Đại dịch coronavirus là một tai họa lớn cho nhân loại. Nạn dịch nầy xẩy ra từ tháng 12-2019 tại Vũ Hán, Trung quốc. Trong khoảng hai tháng sau, nó lan mạnh ra tới nhiều quốc gia. Cho tới ngày 12 tháng tư -2020 trên thế giới đã có 184 nước chịu tai nạn khủng khiếp nầy với gần 2 triệu người bị nhiễm bịnh và hơn 120,000 người chết. Tai họa nầy còn tiếp diễn và là mối lo sợ to lớn của nhiều nước, vì nó tiến quá nhanh mà lại chưa có thuốc trị. Hầu hết người dân phải cách ly phải xa nơi đông người, nên tạo ra bế tắc và sụp đổ lớn về kinh tế, tai hại hơn cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hồi năm 2008.
Không kể đại dịch nầy tiêu diệt nhiều sinh mạng, nó còn làm thiệt hại kinh tế toàn cầu toàn diện và khó phục hồi. Mỗi quốc gia có mức độ thiệt hại kinh tế khác nhau. Chiến trận với coronavirus mới có hơn ba tháng, và chưa chấm dứt. Điều rõ ràng là trận chiến càng kéo dài thì kinh tế bị thiệt hại càng lớn và sự phục hồi càng khó khăn.
Nhiều quốc gia đã bị đặt trong tình trạng khẩn cấp và lo sợ. Ngoài việc chống đỡ trên mặt trận y tế, còn phải lo liệu trên mặt kinh tế và đời sống của dân. Về kinh tế, các chánh quyền đã có một số biện pháp cứu nguy.
Trên bình diện quốc tế, có sự xáo trộn mậu dịch và đầu tư. Và một số vấn đề đặt ra và tương lai có một số điều chỉnh
Dưới đây, tôi xin tóm lược cách sơ khởi trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế to lớn và nhanh chóng nầy trên cả thế giới, và một số quốc gia quan trọng như Hoa kỳ, Trung quốc và Việt nam.

1. Thiệt hại kinh tế thế giới do đại dịch

Kinh tế thế giới bị sụp đổ gần toàn diện. Dưới đây là các điểm chánh:

a/ Thiệt hại sơ khởi kinh tế thế giới .

Nền kinh tế toàn cầu có mối liên hệ chặc chẽ với nhau trên nhiều mặt nhiều lãnh vực. Cho nên sự thiệt hại lớn của những quốc gia mạnh về mậu dịch và đầu tư ngoại quốc thì ảnh hưởng. Đàng nầy đại dịch xẩy ra hơn phân nữa thế giới. Do đó lần nầy kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng và trên mọi mặt, từ sản xuất, đến tiêu thụ, vận chuyển, và tài chánh.
Theo Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới (World Bank, WB) David Malpass : “Ngoài tai họa về sức khỏe và sinh mạng con người, chúng ta đang phải đón nhận cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu”.
Theo cơ quan OECD và của một số trung tâm nghiên cứu thì năm 2020, tỷ suất phát triển kinh tế thế giới chỉ còn độ 1.5%, tỷ suất nầy là 2.9% năm 2019. Theo World Economic Forum thì kinh tế thế giới có thể bị mất $2.3 ngàn tỷ.
Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) khủng khoảng kỳ nầy nặng hơn các lần khủng hoảng tài chánh trước kia (2008-2009).
Các ngành quan trọng bị ảnh hưởng nặng như:
Tài chánh, chứng khoán xuống thê thảm (cả ngàn điểm) và không ổn định của các thị trường Trung quốc, Hoa kỳ, Anh và Nhựt.
Xuất nhập cảng cũng giảm mạnh, nhứt là ngành không cần thiết lắm và hệ thống tiếp liệu dây chuyền (supply chain).
Chuyển vận, và du lịch. Hàng không bị nặng nhứt. Riêng hàng không và cruises thiệt hai 30 tỷ, (theo ước lượng của ABC News). Hàng không thế giới có thể mất $113 tỷ trong năm 2020
Giá dầu sụt 18% ngay trong tháng đầu có đại dịch (Theo Trung tâm nghiên cứu BESA). Các quốc gia sản xuất dầu lửa (OPEC) cắt giảm 25%.
Ngành ngân hàng và các định chế tài chánh khác.
Tai họa ác nghiệt hơn cho các nước nghèo về mặt kinh tế lẫn xã hội.

b/ Biện pháp trợ giúp cấp thời của quốc tế và của các chánh quyền

Ngân khoản trợ cấp sơ khởi của các cơ quan quốc tế:
Ngân Hàng Thế Giới (WB): Gói trợ cấp $160 tỷ cho các quốc gia trong 15 tháng tới. Gồm 14 tỷ cứu trợ khẩn cấp nhứt là cho dụng cụ và thiết bị y tế. $2 tỷ cho xây cất ngay cơ sở y tế khẩn cấp. $2 tỷ cho mậu dịch, trong đó có chuỗi cung ứng “supply chain”. $2 tỷ cho vốn hoạt động của tiểu thương. Và $2 tỷ cho vận chuyển tiếp tế.
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund, IMF) bỏ ra $50 tỷ cho cứu cấp những quốc gia bị nặng nhứt và yếu kém.
Ngoài ra WB và IMF cho các nước nghèo hoãn trả nợ ít nhứt một năm.
Các quốc gia có đại dịch đều có đưa ra trợ cấp nhứt thời chống đỡ tăng cường hệ thống y tế và phục hồi kinh tế, nhiều hay ít tùy sức lực kinh tế và sự tàn phá lớn hay nhỏ.
Ví dụ một số nước:
Hầu hết các quốc gia cũng bỏ ra số tiền lớn để giải quyết đại dịch và phục hồi kinh tế. Hoa kỳ (US) đã có một package lớn là $2.2 ngàn tỷ và sẽ còn nữa. Trung quốc (TQ) khoảng 600 tỷ qua Ngân hàng trung ương đưa xuống các ngành thương mại và kỹ nghệ giúp cho các hoạt động sản xuất thương mại. Đức bỏ ra khoảng 600 tỷ gói hỗ trợ. Pháp cũng có kế hoạch cứu kinh tế với khoảng 500 tỷ, Canada bỏ ra 52 tỷ. Nhựt ngoài gói trợ cấp còn bỏ ra 2 tỷ mỹ kim giúp cho các công ty nào ở TQ trở về Nhựt. VN cũng có chương trình cứu nguy nhưng tới giờ còn quá nhỏ.

2. Một số vấn đề kinh tế thế giới qua đại dịch cần điều chỉnh

Qua đại nạn một số vấn đề quốc tế nổi lên, từ tổ chức quốc tế đến mậu dịch có trục trặc và có thể phải điều chỉnh. Qua đại dịch kỳ nầy, nền kinh tế thế giới có khá nhiều vấn nạn. Ở đây xin nêu ra hai vấn đề: (1) Sách lược Toàn cầu hóa, và (2) sự lũng đoạn thị trường thế giới của TQ.

a/ Về Toàn cầu hóa (TCH, Globalization) và mậu dịch tự do.

Nhìn chung, Toàn cầu hóa có kết quả tốt. Nhờ nó kinh tế thế giới ổn định hơn. Các nước nghèo được khá hơn. Sự hợp tác giữa các quốc gia tốt hơn, chẳng những về mặt kinh tế mà cả về mặt xã hội và nhân quyền. Các công ty đa quốc ào ạt tìm nơi đầu tư có nhiều thuận lợi hơn. Cũng từ khi TQ tham gia mạnh mẽ vào thị trường thế giới từ khoảng năm 2000 và rồi dần trở thành nước đứng đầu về chế tạo và xuất cảng toàn cầu thì mô hình và hoạt động TCH bị lệch lạc và bị TQ lợi dụng cho âm mưu bá quyền của cái gọi là “Giấc mộng Trung hoa”. Các nước tư bản vốn chủ trương mậu dịch tự do chịu nhiều thiệt hại.
TQ lợi dụng nhiều thứ trong sách lược TCH. Chẳng hạn lợi dụng “qui chế nước đang phát triển” (status of developing country) của WTO để được tự bảo vệ kỹ nghệ, để trợ giá, phá giá, để lủng đoạn tiền tệ. TQ dùng tiền mua chuộc lãnh tụ một số quốc gia nghèo và tham nhũng để tạo thế mạnh trên toàn cầu.
Trong giai đoạn đại dịch vừa qua có những trục trặc lớn về mậu dịch toàn cầu, đặc biệt là hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu “global supplies chain” mà TQ nắm đầu mối và thực hiện sự lũng đoạn kinh tế thế giới.
Một nhà nghiên cứu kinh tế quốc tế có nêu ra một số ý kiến nay cần phải xem lại nguyên tắc và mô hình TCH. Có một số suy nghĩ của một số nhà nghiên cứu:
Mậu dịch tự do hoàn toàn hay có hạn chế và điều nầy gần như một dạng “Bảo hộ mậu dịch”(Protectionism). Nói khác đi để đối phó trò ma giáo của TQ, các nước cần xem lại sự an toàn và an ninh kinh tế quốc gia. Cần có sự nhập cảng chọn lọc và có tính chiến lược hơn, trong khi đó vẫn giữ nguyên tắc mậu dịch tự do.
Thứ hai là sự hợp tác và đầu tư ồ ạt của một số ngành kỹ nghệ mang đến TQ chẳng những làm giàu cho một nước gian ác muốn thống lãnh toàn cầu, mà còn làm kinh tế nước nhà có nhiều khó khăn không dễ giải quyết như hàng chục năm qua, nhứt là khi có đại nạn. Ý niệm nầy có thể đi tới một loại “Chủ nghĩa quốc gia”( Nationalism) dưới một dạng nào đó hay một mức độ nào đó, và điều nầy đi ngược lại chủ trương nền kinh tế tự do trong hơn nửa thế kỹ nay.
Các ý kiến trên còn đang tranh cãi.

b/ Trung quốc và chuỗi cung ứng toàn cầu về y cụ và dược liệu

Dụng cụ y khoa và dược phẩm (Health care and Medical products) là phần quan trọng nhứt trong việc chống đỡ đại dịch. Trong ba tháng qua, hầu hết các nước bị virus corona nhiều ở trong tình trạng thiếu hụt các sản phẩm trên. Thứ hai là các hàng hóa trên bị TQ lũng đoạn để vừa tạo lợi ích kinh tế vừa về mặt chánh trị quốc tế.
Đây là phần quan trọng nguy hiểm của “Global supplies chain” do TQ nắm đa số và đang sử dụng như một công cụ chánh trị. Theo World market tháng 3/2020 :
Tỷ phần Global supplies chain của TQ tăng rất nhanh từ 4% (2002) lên 20% (2019).
Trong bài nầy tôi chỉ nêu ra hàng hóa liên hệ y tế, vì có rất nhiều hàng hóa khác như đồ parts xe hơi, điện tử, kim loại cũng dưới đầu mối TQ nắm. Hoa kỳ và Tây Âu đang kẹt nhiều nhứt.
Hoa kỳ lệ thuộc sản phẩm y tế của TQ, nhập từ TQ năm 2019 như sau (Theo tài liệu của Congrestional Research Service, CRS, April/6/2020) :
Dược liệu (Pharmaceutical products): $1,560,469,274 – 80% nhu cầu.
Thuốc trụ sinh (Antibiotics): $307,137,836 – 90% nhu cầu
Dụng cụ y tế (Medical instruments, Appliances, and parts): $1,700,501,270
Y cụ chữa bịnh (Mechano-Therapy and Respiration Apparatus): $1,386,955,875
Và còn nhiều thứ nữa cho chăm sóc sức khỏe.
Tổng cộng trong năm 2019, Hoa kỳ nhập các loại Medical supplies từ TQ là :
$224,573,271,721 (nguồn: CRS)
Trong quá khứ sự lệ thuộc sản phẩm y tế quá lớn như trên, nay bị đại dịch, các công ty sản xuất từ trước tại Hoa kỳ không nhiều lại có một số công ty chuyển qua TQ. Nên Hoa kỳ Tây Âu nay bị lúng túng nhiều.
Cho tới nay có một số dấu hiệu cho thấy TQ đã có kế hoạch đầu cơ Medical supplies nhân vụ đại dịch. Một số điều ghi nhận :
Tháng 2/2020, chánh quyền TQ đưa sản phẩm y tế trước kia thuộc bộ Information Industry and Technology quản lý sang qua cơ quan kiểm soát sản phẩm chiến lược kiểm soát chặc chẽ từ sản xuất tới xuất cảng. TQ còn đặt sản phẩm y tế nằm trong danh sách hàng hóa quan trọng mà TQ phải thực hiện trong kế hoạch “Made in China 2025”. Điều nầy TQ đúng vì trên giới hầu hết các nước đã kỹ nghệ hóa không hoặc sản xuất rất ít hàng nầy. Và thực tế, TQ nắm ưu thế.
Cũng trong tháng 2, TQ ra lịnh cấm các công ty kể cả công ty ngoại quốc, xuất cảng sản phẩm y tế các loại, lấy lý do để dùng trong nước. Nhiều yêu cầu nhập cảng từ bên ngoài bị hủy bỏ. Trong lúc nhu cầu về sản phẩm y tế tăng lên mạnh tại nhiều nước.
Trong các công ty bị cấm xuất cảng có công ty 3M, một công ty rất lớn của Mỹ ở TQ, không thể đưa hàng về Hoa kỳ khi Hoa kỳ đang thiếu hụt nhiều. Điều nầy sai luật của WTO, theo luật nầy thì một quốc gia thành viên chỉ “không xuất cảng vì an ninh quốc gia”. Sau đó, một quyết định của G20 đưa ra ngày 30/3/2020 yêu cầu các nước phải mở cho xuất cảng sản phẩm y tế.
Đồng thời Chánh quyền TQ ra lịnh sản xuất thật nhiều dụng cụ y tế phòng chống coronavirus.
Và trong khoảng thời gian nầy TQ đi nhập cảng rất nhiều sản phẩm y tế từ nhiều nước. Hàng trong nước với hàng nhập được tồn trữ thật nhiều. TQ nhập 1.2 tỷ mask, máy trợ tim, áo quần bảo hộ y tế từ cuối tháng giêng đến cuối tháng hai (Theo Reddit).
Sau đó qua giai đoạn thế giới bị đại dịch tràn lan, TQ tung hàng ra trên nhiều nước. Một phần nhỏ là tặng cứu trợ, phần lớn bán với giá rất cao.
Trong tháng ba, khi có nhiều nước bị đại dịch nặng: Ý, Tây Ban Nha, Pháp , Hoa kỳ thì TQ tung loại hàng nầy tới. Truyền thông TQ rêu rao TQ là nước duy nhứt làm từ thiện lớn. TQ tự coi như ân nhân của nhân loại. Hàng y tế TQ rất nhiều nhưng giá cao và thứ dõm. Hoặc gạ trao đổi có điều kiện như khi thương thảo với Pháp yêu cầu Pháp cho công ty Huawei thiết lập ở Pháp thì sẽ có đầy đủ. Mặt khác, TQ xuất cảng lẫn hàng giả không đạt tiêu chuẩn, như khẩu trang , máy trợ tim giả giao cho Hòa Lan và Tây Ban Nha, và Tiệp Khắc và bị các nước nầy tố cáo.
TQ ép FDA của Mỹ giảm tiêu chuẩn sản phẩm y tế sản xuất ở TQ để đưa vào Mỹ.
Do tình trạng trên, một số quốc gia có phản ứng. Hoa Kỳ ra lịnh một số công ty trong nước sản xuất sản phẩm y tế nhanh cho nhu cầu, qua xử dụng quyền trong thời chiến (luật Defense Production Act). Pháp, Anh cũng có quyết định phát triển công ty nội địa sản xuất trong nước.
Tuy nhiên còn rất nhiều nước không tự túc được sản phẩm y tế, phải nhập của TQ. Cho tới cuối tháng ba, có 58 nước đã ký hợp đồng và 71 nước đang sửa soạn ký để mua sản phẩm y tế TQ cho đại dịch.
Trên đây là một kinh nghiệm đau thương về “Global supplies chain” mà Tàu nắm gần hết. Khi trong nước có nhu cầu, sản xuất nội địa gần như bị bế tắt, và nhập thì bị TQ làm khó khăn hay bị đặt điều kiện. Vấn đề nầy cần phải được điều chỉnh lại.

3. Thiệt hại kinh tế Hoa kỳ do đại dịch

Với nền kinh tế hàng đầu thế giới và số người bị bịnh đứng đầu thế giới. Cho tới ngày 12 tháng tư Hoa kỳ có hơn 560,000 người mắc bệnh và có hơn 4200 người chết. Các biện pháp ngăn ngừa toàn nước cùng sự sợ hãi của người dân làm nền kinh tế phải bị bể nát nhiều lãnh vực từ sản xuất, chuyển vận, dịch vụ đến tiêu thụ. Nền kinh tế Hoa Kỳ bị suy sụp nặng thì kinh tế thế giới bị ảnh hưởng theo.

a/ Kinh tế trong nước.

Chỉ có hơn một tháng bị đại họa, kinh tế trong nước bị suy sụp quá nặng nề
Sản xuất bị giảm mạnh. Hầu hết các cơ sở sản xuất bị giảm hay bị ngừng, nhứt là lãnh vực tiểu doanh nghiệp.
Thất nghiệp tăng từ 3.3 triệu lên 6.6 triệu trong vòng 2 tuần tháng ba, và đến giữa tháng tư con số nầy lên tới trên 16 triệu.
Hàng quán và mọi dịch vụ, trung tâm giải trí, thể thao.. đóng cửa vì người dân không ra ngoài.
Cho tới ngày 9 tháng 4, có tới 96% hành khách máy bay bị mất.
Thị trường chứng khoán bị giao động mạnh nhứt kể từ 2008. Mấy ngày nay tăng lại phần nào do có gói trợ cấp kinh tế.

b/ Kinh tế đối ngoại .

Ngoại thương cũng bị suy thoái theo vì nhu cầu hàng hóa thông thường bị giảm nhu cầu, vì công nhân ngại đi làm, vì chuỗi cung ứng nguyên liệu của TQ bị sụt giảm.
Tai họa từ “chuỗi cung ứng“ quốc tế mà Hoa Kỳ kỳ nầy thấy rõ ràng nhứt. Hoa Kỳ và nhiều nước thấy được sự tai hại của sự lệ thuộc kinh tế bá đạo kiểu TQ. (Chi tiết nầy tôi trình bày ở phần 2).
Sự thỏa thuận phần 1 của chiến tranh mậu dịch Hoa kỳ -TQ ký hồi 15 tháng giệng và có hiệu lực 15 tháng hai/2020 bị ảnh hưởng phần nào của đại dịch. Chiến tranh mậu dịch các giai đoạn tới của hai nước sẽ thảo luận sau đại dịch.
Mặc dù hàng hóa sản xuất tại Hoa kỳ phần lớn tiêu thụ trong nước. Nhưng sự đình trệ các công ty máy bay , xe hơi, hàng điện tử kỹ thuật cao, máy móc xuất cảng của Hoa kỳ có ảnh hưởng kinh tế Hoa kỳ và mậu dịch thế giới.

c/ Sự can thiệp của chánh quyền

Chánh quyền Hoa kỳ đang chiến đấu trên hai mặt trận: Thứ nhứt là chống coronavirus, thứ hai là phục hồi kinh tế.
Về phương diện kinh tế, chánh phủ đang thi hành luật CARE với ngân khoản rất lớn là $2,2 00 tỷ. Số tiền trợ giúp trên mọi mặt. Trước hết là ngành y tế, kế là giúp người tiêu thụ, tiền cho không và tiền thất nghiệp, thứ ba là Doanh nghiệp nhỏ, và phần rất lớn trợ cấp cho một số ngành đặc biệt bị tổn thất nặng, như hàng không chẳng hạn.
Chánh quyền Mỹ muốn kinh tế phục hồi sớm. Tổng Thống định mở lại kinh tế từ ngày tháng 5 nầy. Nhưng đang có những ý kiến trái ngược nhau. Vì không dễ dàng khi đại dịch chưa giảm mạnh. Lo sợ của quần chúng còn cao. Nhưng nếu trì trệ kinh tế càng lâu thì thiệt hại càng lớn.
Trong dài hạn, chắc Hoa kỳ phải có một số điều chỉ với TQ trong thương mại và đầu tư. Mà Thỏa ước vừa ký chỉ có một phần của bước đầu của hai cường quốc kinh tế. Trong đó có sự điều chỉnh “chuổi cung ứng toàn cầu” tôi trình bày ở phần trên; cũng như vấn đề an ninh kinh tế với TQ phải xem trọng trong an ninh quốc gia.

4. Kinh tế Trung Quốc do hậu quả đại dịch

TQ là nước xuất phát đại dịch từ tháng 12/2019. Về số người bị bịnh và người chết không cao bằng Hoa kỳ, mà nhiều người nghi là TQ dấu bớt rất nhiều chỉ có hơn 3000 người chết và 81,000 người bi bịnh. Nhưng thực tế kinh tế TQ bị thiệt hại rất nặng nề, trong nước cũng như giao thương quốc tế. TQ đang mở lại hoạt động kinh tế và muốn chứng tỏ với thế giới là kinh tế sớm bình phục. Xuất nhập cảng và đầu tư ngoại quốc là phần chánh yếu, TQ muốn các nước vẫn tiếp tục giao dịch bình thường. Theo một số nhà nghiên cứu thì hiện nay và về lâu dài kinh tế TQ có sứt mẽ to lớn trong nội địa cũng như trong kinh tế đối ngoại. Trong phản ứng của một số dân chúng, sự bất đồng ý kiến trong nội bộ đảng CSTQ, cũng như những chỉ trích bất lợi của nhiều nước với TQ trong sự xuất phát coronavirus, sự hợp tác kinh tế và chánh trị một cách gian dối trên nhiều mặt trong đại nạn nầy.

a/ Kinh tế trong nước

Tổng quát: Tỷ suất phát triển dự tính trước đại dịch 5.5%, sau đại nạn nầy sụt xuống còn 2.9- 3% /2020 (Theo ngân hàng Goldman Sachs). Như vậy kinh tế TQ có thể bị giảm gần 50% so với 2019. Theo Ngân hàng thế giới ước tính thì năm nay TQ chỉ đạt 2.3%.
Về sản xuất: Gồm các hảng xưởng đóng cửa . Ngành chế biến sản xuất giảm 20% trong tháng 2/2020. Đầu tư nội địa giảm 30.2% (theo World Market ngầy 27/3/20)
Chỉ trong nửa tháng ba, đã có tới 10 triệu người thất nghiệp mới.Con số nầy chắc phải cao lắm.
Tiêu thụ giảm 20.5% (Theo World market)
Cuối tháng rồi chánh quyền ra lịnh giải tỏa, cho nhà máy và cơ sở thương mại mở cửa lại. Nhưng có 1/3 hảng xưởng cho rằng họ gặp khó khăn là nguyên liệu thiếu và thị trường bị thu hẹp. Các tiệm bán lẻ giảm 20% trong hai tháng giêng và tháng hai.
Ngành xe hơi số bán ra trong tháng hai/2020 giảm 80% so với năm rồi. (Theo OECD)
Ngành nhà đất bị dao động mạnh.
Tiêu thụ: TQ thiếu hụt lương thực phải nhập.
TQ có nợ công rất lớn (300% GDP) nay phải tung ra món tiền rất lớn để cứu kinh tế thì lạm phát sẽ tăng cao.
Mặt khác thị trường chứng khoáng giảm sụt mạnh .
Các hảng hàng không bị giảm khách tới 90%. (Theo National Interest)

b/ Kinh tế đối ngoại

Kinh tế TQ mạnh chính yếu nhờ xuất cảng. Hai năm trước kinh tế TQ đã bị suy yếu rồi. Nay bị hậu quả đại dịch, tình trạng càng xấu thêm.
Về xuất cảng trong hai tháng giêng và hai/2020, giảm sụt 17%, nhập cảng giảm 4% (Theo Reutrs ngày 6 tháng 3). Nhập siêu là 709 tỷ (trước kia TQ luôn xuất siêu). Xuất siêu với Mỹ hai tháng qua là 25.37 tỷ, năm trước cùng thời kỳ là 42.16 tỷ.
TQ lợi dụng tình hình gia tăng xuất khẩu rất lớn các loại sản phẩm y tế như máy trợ tim, mask, quần áo chống vi khuẩn cho hơn một trăm quốc gia đã ký hợp đồng mua của TQ.
Một số công ty ngoại quốc như công ty Fiat-Chrysler tạm ngừng sản xuất đồ parts xe cho Serbia, công ty Hyundai cũng tạm ngừng sản xuất cho hảng chánh ở Korea. Công ty viễn thông Apple tạm ngưng.

c/ Sự can thiệp và chỉ đạo của chánh quyền TQ

Là nước độc tài toàn trị, CSTQ trọn quyền chỉ đạo và yểm trợ kinh tế trong mọi lãnh vực.
Cho tới nay chỉ thấy Ngân hàng trung ương cho ra một gói lớn hỗ trợ kinh tế là 570 tỷ mỹ kim để hỗ trợ cho thương mại và sản xuất.
Ngân hàng trung ương cũng bỏ ra 394 tỷ để phân phát cho các địa phương chi cho ngành y tế
Chánh quyền cho giảm thuế và hoãn thuế. Ngân hàng cắt giảm lãi suất.
Tuy chánh quyền tuyên bố hết coronasvirus, cho mở lại mọi sinh hoạt. Nhưng dân chúng còn hãi hùng vì có một số bịnh nhân mới. Nội bộ đảng có xào xáo và có thể đấu đá mạnh. Trên thế giới thì càng ngày càng nổi lên sự thù ghét TQ cho rằng đảng CSTQ nhúng tay trong việc bành trướng đại dịch ra thế giới.

5. Kinh tế Việt Nam trong đại nạn coronavirus

Theo báo cáo của chánh quyền VN thì cho tới nay bịnh dịch corona coi như quá nhỏ. Chỉ có trên 280 người bị bịnh và không có người chết. Nhưng sự thật chắc không phải vậy. Vì một nước có hàng triệu du khách TQ, có hệ thống y tế rất kém, có khả năng tài chánh rất yếu, một chế độ độc tài, dân chúng phức tạp sẽ đối phó nhiều vấn nạn.
Nhưng hãy nhìn thực tế trên đường phố trong làng xóm, trong bịnh viện, cách phong tỏa của chánh quyền và qua người dân, hệ quả tai hại kinh tế của VN cũng khá lớn và sự phục hồi không dễ dàng.

a/ Sự bể vở kinh tế và hậu quả

Theo tin tức ghi nhận được thì sự khó khăn lớn cho mọi người dân. Từ các nhà máy, các hàng quán, dịch vụ chuyên chở, tới nông nghiệp.
Sự sụp đổ kinh tế kỳ nầy là toàn diện. Từ sản xuất đến thương mại đến nông nghiệp, xuất nhập cảng, tài chánh công và ngân hàng.
Mức tăng trưởng năm nay chỉ còn độ 4.9% ( World Bank ước tính), chỉ tiêu VN đặt là 6.8-7% .
Lạm phát tăng do chánh phủ phải in thêm tiền cho đại nạn. Giá cả gia tăng. Người nghèo thêm khổ. Nợ công tăng, công chi xáo trộn.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất hay thương mại sẽ bị giảm tới 70% (Theo WB)
Xuất cảng và đầu tư ngoại quốc giảm . Đây là trụ cột chánh của kinh tế VN, nên ảnh hưởng lớn.
Về xuất cảng bị ảnh hưởng vì các thị trường ngoại quốc đều co cụm lại. Về đầu tư ngoại quốc có thể vừa bị thiệt hại trong đoản kỳ, nhưng trung hạn và dài hạn rất có thể có lợi cho VN vì một số nhà đầu tư ngoại quốc có ý định chuyển ra khỏi TQ nhiều hơn trước. Theo WB đầu tư ngoại quốc tại VN sẽ bị giảm 50%.trong năm nay.
Riêng việc mất tiền thuế ước tính độ 27000 tỷ đồng (1.16 tỷ US). Đây là sự mất mát đáng kể vì VN luôn có thiếu hụt ngân sách.
Chánh quyền đang dự trù bỏ ra một gói cứu trợ lớn là 7,7 tỷ mỹ kim và chờ Quốc hội thông qua. Nhiều người cho rằng chánh quyền CS sẽ lợi dụng việc dùng tiền dân lớn như vậy để tham nhũng. Một phần tiền sẽ vào khu quốc doanh hay chánh quyền các cấp.
Nhiều ngành lệ thuộc nguyên liệu ở ngoại quốc nay bị giảm sản xuất như may dệt, giày, linh kiện điện tử.
Thất nghiệt cao, tiền cho trợ cấp thất nghiệp là gánh nặng to lớn.
Những người nghèo chiếm đa số gồm nông dân, người buôn gánh bán bưng, người chạy xe ôm.. giờ không còn tiền đâu để sống.
Một lãnh vực quan trọng VN có số thu ngoại tệ lớn là du lịch. Du khách phần lớn là từ TQ , Nam Hàn, Nhựt và và Âu Mỹ. Hiện nay các nước nầy bị đại dịch và chánh quyền phong tỏa không đi ngoại quốc trong đó có VN. Ngành du lịch có thể mất 5-6 tỷ Mỹ kim.

b/ Sự phục hồi khó khăn và nhiều đau thương

Dù đại dịch nhẹ theo như chánh quyền CS nói. Có nghĩa là kinh tế bị đỗ vỡ ít. Nhưng sự phục hồi kinh tế của VN rất khó khăn. Vì các lý do:
Sự mâu thuẩn giữa hai nguyên tắc kinh tế vừa tự do vừa XHCN. Chánh quyền nắm gần hết của cải kinh tế kể cả đi vay mượn hay in thêm tiền.
Nền kinh tế không bền vững và có tiềm năng yếu kém. Mà sự phục hồi đòi hỏi sự cố gắng vươn lên cách đồng bộ. Quốc doanh bị lỗ nặng. Tư doanh dù đông nhưng qui mô quá nhỏ, thiếu vốn thiếu kỹ thuật, trừ một số ít của tư bản đỏ. Khu nông nghiệp càng thiếu khả năng phục hồi và thị trường bấp bênh. Khu vực kinh tế đối ngoại dù rất khá trong mấy năm qua, nhưng phải lệ thuộc nguyên liệu và nhà đầu tư ngoại quốc và thị trường ngoại quốc có bình ổn trở lại không.
Về tài chánh tiền tệ càng không vững vàng. Ngân sách luôn thiếu hụt. Nợ công gồm vay trong nước (in tiền) và vay ngoại quốc quá cao, trên 120% GDP, VN trả tiền nợ quá cao thấm nhiều trong nền kinh tế vốn yếu đuối.
Sự bất quân bình bất ổn trong cơ cấu kinh tế. Khu vực quốc doanh 70% bị lỗ nhưng được cứu trợ ưu tiên. .
Khu vực nghèo nhứt và đông nhứt bị tai họa lớn nhứt là người mua bán rất nhỏ, công nhân , nông dân không được chánh phủ bỏ ra số tiền kích thích kinh tế nào.
Ngoài công cuộc ngăn chận và điều trị bịnh, chánh quyền VN cũng cố gắng giúp đỡ các ngành kinh doanh bớt thiệt hại. Còn kế hoạch trợ giúp để phục hồi chưa có.
Chánh quyền VN có một số biện pháp cứu trợ cấp thời gồm:
Hoãn đóng thuế doanh nghiệp, thuế đất.
Chánh phủ bỏ ra số tiền rất nhỏ 180,000 tỷ đồng (gần 100 triệu đô) để giúp cho các cơ sở kinh doanh vay.
Chưa thấy biện pháp toàn diện cho sự phục hồi. Ngay cả cho sự ổn định phần nào đời sống quá khó khăn của dân hiện nay. Mới đây chánh phủ đưa qua Quốc hội một gói lớn cho trợ cấp kinh tế xã hội là 7,7 tỷ mỹ kim.
Ngoài ra, sự cản trở cho sự bình phục kinh tế còn do bộ máy hành chánh công quyền của nhà nước và của đảng quá to, quá tham nhũng và thiếu khả năng. Tiền của bỏ ra kể cả tiền vay của các định chế quốc tế sẽ bị lọt rất nhiều vào túi đảng viên và viên chức.
Trong chế độ độc tài thì không có niềm tin của dân với chánh quyền, nên mọi kế hoạch nhà nước đưa ra không có kết quả tốt.

Trên đây là tóm tắt sơ khởi về đại họa kinh tế do đại dịch coronavius gây ra trên toàn thế giới trong ba tháng qua. Sự thiệt hại quá lớn, toàn diện và toàn thế giới. Nỗi sợ hãi và niềm đau quá lớn cho nhân loại nói chung còn đó. Sự phục hồi cho tới giờ còn quá nhiều khó khăn.

Nguyễn Bá Lộc (ĐS9/CH1)

Cali ngày 14 tháng 4 năm 2020

Visits: 93

Sài Gòn bỏ ngỏ

Trọng Đạt

“…Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội nửa đêm 19-12-1946 là ngày khởi đầu của cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ đến trưa ngày 30-4-1975 là ngày kết thúc tính ra đã được ba mươi năm…”

Điện Biên Phủ năm 1954
dienbienphu01

Báo Pháp: Điện Biên thất thủ

Miền Nam Việt Nam và toàn cõi Đông Dương bị thất thủ vào tay Cộng Sản Bắc Việt cuối tháng 4-1975, nhiều người đổ lỗi cho Nixon, Kissinger, cho ông Nguyễn Văn Thiệu sai lầm làm mất miền Nam, hoặc tại Dương Văn Minh đầu hàng giặc. Thực ra nó bắt nguồn từ những sai lầm của Lyndon Johnson từ năm 1954 và sau này từ 1968, ông là chính khách quan trọng đã hai lần nắm giữ vận mạng Đông Dương và ảnh hưởng tới sự sống còn của mảnh đất này.(1)

Chiến tranh Triều Tiên chấm dứt tháng 7-1953, Trung Cộng giúp Việt Minh nhiều hơn trước và Mỹ cũng tăng viện trợ cho Pháp tại chiến trường miền Bắc nhất là tại trận Điện Biên Phủ, từ 13-3-54 tới 7-5-1954
Việt Minh đưa gần hết các sư đoàn chính qui của họ vào trận đánh tại ĐBP tổng cộng 63,000 người (2). Pháp tổng cộng khoảng 16,000 người. Pháp phải đối đầu với một lực lượng đông gấp 4, 5 lần cộng với hỏa lực rất mạnh. Sau ngày 26-3-1954, khu lòng chảo chỉ còn tiếp tế tăng viện bằng thả dù quân lính cũng như lương thực, đạn dược. Không quân Pháp quá yếu, toàn bộ chiến trường Đông Dương chỉ có khoàng 200 máy bay. (3)
Kể từ sau ngày 26-3 số phận của Điện Biên Phủ coi như đã được quyết định rồi. Từ cuối tháng 3-1954, Tòa Bạch Ốc đã nghiên cứu kế hoạch cứu nguy ĐBP bằng oanh tạc ồ ạt với khoảng gần 100 oanh tạc cơ hạng nặng B-29, mỗi chiếc mang 9 tấn bom cùng với 400 máy bay chiến đấu hộ tống. Kế hoạch này lấy mật danh Kên Kên do Đô đốc Arthur Radford, Tham mưu trưởng liên quân (TMTLQ) đề nghị được Tổng thống Eisenhower (Cộng hòa), Phó Tổng thống Nixon, Bộ trưởng ngoại giao Foster Dulles ủng hộ, chấp thuận.
Đô đốc Radford phác họa tình hình nguy kịch tại Điện Biên Phủ, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Dulles đồng ý hoàn toàn với Radford và nói mất ĐBP sẽ đưa tới thảm họa, Pháp sẽ rút hết và CS sẽ chiếm toàn cõi Đông Dương. Vòng đai phòng thủ Á châu của Mỹ bị đe dọa, nếu Đông Dương mất Đông nam Á, Nam Dương cũng sẽ mất theo. Để tránh thảm họa Dulles kêu gọi Quốc hội hãy yểm trợ Tổng thống để ông có thể xử dụng Không quân Hải quân trong vùng nếu cần thiết cho quyền lợi an ninh quốc gia. (Tổng thống có thể can thiệp không cần Quốc hội nhưng ông sợ trách nhiệm)
Ngày thứ bẩy 3-4-1954, tám vị đại diện Quốc hội được mời tới Bộ ngoại giao để hội thảo bí mật với các vị đại diện Hành pháp. Phía Quốc hội gồm Johnson, trưởng khối thiểu số Thượng viện (Texas, DC) và 7 vị chức sắc đai diện Quốc hội khác như TNS Russell (Georgia, DC), TNS Millikin (Colorado, CH)…  TNS Johnson đòi phải lập liên minh các nước nhất là Anh, ý kiến đòi này được các ông Chức sắc Quốc hội khác đồng ý. Dulles đáp không thể bảo đảm các nước khác tham dự vì chưa có chứng cớ ta đã can thiệp. Các đại diện Lập pháp nói điều kiện tiên quyết phải có các đồng minh tham gia.
Quốc hội đòi hỏi lập liên minh quân sự, trong đó phải có Anh đã khiến Hành pháp bị bó tay không thể cứu ĐBP được, yêu cầu Tổng Thống phải lập liên minh là ý kiến của Thượng nghị sĩ Lyndon Johnson (Texas) nên người ta coi như ông đóng vai chính trong việc ngăn cản chiến dịch cứu nguy ĐBP bằng oanh tạc.
Màn bi kịch cuối cùng là cuộc họp của Tổng Thống Eisenhower, Đô đốc Radford, một số viên chức cao cấp ngày 29-4 tại Hoa Thịnh Đốn, họ duyệt lại toàn bộ tình hình một lần nữa. Giới quân sự chỉ có Đô đốc Radford vẫn ủng hộ hoàn toàn dù là can thiệp đơn phương (không cần Quốc hội) của Mỹ để cứu ĐBP. Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Carney và Tướng Twining, TMT không quân không nhiệt tâm với kế hoạch này. Tướng Ridway, TMT quân đội Mỹ chống đối hoàn toàn kế hoạch, cuối cùng TT Eisenhower quyết định không giúp Pháp. ĐBP thất thủ ngày 7-5-1954.
Chính phủ Mỹ có thể đơn phương can thiệp vào Đông dương, oanh tạc ĐBP mà không cần đưa ra Quốc hội nhưng tình hình năm 1954 người dân không muốn Mỹ vừa ra khỏi cuộc chiến Triều Tiên nay lại tham dự một mặt trận khác. TT Eisenhower không dám tự quyết định mà muốn Quốc hội chia xẻ một phần trách nhiệm với Hành pháp.
Hậu quả của việc Hoa Kỳ không thực hiện được kế hoạch Kên Kên đã ám ảnh theo đuổi chính phủ Eisenhower một cách kỳ lạ ngay cả sau khi ngoại trưởng Dulles qua đời năm 1959 (4). Người Mỹ hối tiếc đã không thực hiện chiến dịch Kên Kên tiêu diệt hết chủ lực quân Việt Minh để rồi họ lớn mạnh. Phía CS thắng lớn thay đổi cả một khúc quành lịch sử.
Trong phần kết luận cuốn ĐBP, tác giả nổi tiếng Bernard Fall cho rằng Tây phương (Anh-Mỹ) tránh can thiệp vào Đông Dương năm 1954 (để tiêu diệt chủ lực quân VM) mà sau này họ phải can thiệp năm 1967 (VNCH). Nếu ĐBP không bị thất thủ năm 1954 có lẽ lịch sử VN sẽ ít phức tạp hơn (5), gần đây các nhà học giả nghiên cứ về chiến tranh Đông Dương như Logevall, Ted Morgan cũng đồng quan điểm trong hai cuốn sách lớn viết về ĐBP và cuộc chiến Đông Dương lần thứ I
Cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai
lyndon_johnson_vietnam

Lyndon Johnson thăm binh sĩ tại Việt Nam


Nó thực sự bắt đầu từ khi TT Johnson lên cầm quyền từ giữa thập niên 60. Ông lên thay TT Kennedy bị ám sát tháng tháng 11-1963, một năm sau ông đắc cử TT nhiệm kỳ 1964-68, một sự tình cờ của lịch sử ý kiến của TNS Johnson trong phiên họp đã ngăn cản TT Eisenhower can thiệp vào ĐBP năm 1954 và bây giờ 10 năm sau (Việt Minh đã lớn mạnh) ông trở thành Tổng Thống lại gánh chịu hậu quả sự sai lầm của chính ông từ hồi 1954.

Năm 1964 CS Hà Nội gia tăng xâm nhập cán binh để chiếm miền Nam. Tại miền Bắc năm 1957 Lê Duẩn được Hồ Chí Minh điều ra Bắc và cất nhắc lên làm làm quyền Tổng bí thư thay thế Trường Chinh từ chức vì cải cách ruộng đất năm 1956. Năm 1960 Ba Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương, Lê Duẩn vào bộ máy của đảng và dần dần Duẩn trở thành người có nhiều quyền lực nhất từ đầu thập niên 60. Lê Duẩn lại may mắn khi tình hình CS quốc tế đổi chiền, năm 1964 Nikita Khrushchev, Thủ tướng Nga bị lật đổ, chấm dứt thời kỳ chung sống hòa bình với Tây Phương, Leonid Brezhnev lên thay ủng hộ Lê Duẩn mở cuộc chiến tranh chống Mỹ
Bộ trưởng quốc phòng McNamara (6) nói:
Sáu tháng (28-1 tới 28- 7-1965) là giai đoạn quyết liệt trong 30 năm can thiệp, Tổng thống Johnson đã đưa Hoa Kỳ đi vào con đường can thiệp vào VN ồ ạt về quân sự, đã đưa quân vào VNCH từ 23,000 người 1964 lên 185,00 năm 1965 và cuối cùng 530,000 năm 1968.”
Mặc dù đưa vào miền Nam VN nửa triệu quân nhưng Johnson đã thất bại vì phản chiến. Nói về những lý do đưa tới thất bại, các nhà học giả, sử gia về chiến tranh VN đã đưa ra nhiều nhận xét chỉ trích những sai lầm của Johnson.
TT Nixon nói:
“Khi một ông TT đưa quân Mỹ đi tham chiến, một cái đồng hồ vô hình bắt đầu chạy. Ông có một khoảng thời gian nhất định để thắng cuộc chiến trước khi người dân chán nản. Tháng 2 năm 1968, TT Johnson đã hết thời hạn của mình”. (7)
Vừa mở mặt trận oanh tạc BV, mặt trận đánh hao mòn địch tại miền Nam, TT Johnson cũng tạo ra cuộc chiến tại Ngũ Giác Đài những năm 1965, 1966, 1967 giữa hai phe dân sự, quân đội. Cuộc chiến này còn kéo dài cho tới đầu tháng 4-1969 khi nhiệm kỳ Johnson đã hết. Cựu Tư lệnh Thái bình dương Đô đốc Sharp và cựu Tư lệnh Westmoreland công bố bản phúc trình 347 trang về cuộc chiến VN. Các Tướng nhấn mạnh sự bó tay của Bộ tư lệnh Mỹ trước chính sách Chiến tranh hạn chế (Limited war) của Johnson-McNamara và lệnh cấm đánh qua Miên, Lào. Cuối tháng 4-1969 Đô đốc Sharp đăng báo công kích cựu Bộ trưởng McNamara không cho oanh tạc tiềm lực kinh tế BV mà chỉ cho ngăn chận xâm nhập khiến cho các cuộc oanh tạc hóa ra vô hiệu.
Chiến lược giới hạn không cho đánh qua miên, Lào là một khuyết điểm lớn, ông Cao Văn Viên (8) nói:
“Gần một phần tư thế kỷ …  CSVN  có được sự an toàn ở các căn cứ hậu cần – trong nội địa hay bên quốc gia lân cận – những căn cứ hậu cần đó là nơi họ dưỡng quân sau những cuộc đụng độ để chuẩn bị cho những trận đánh mới mà không sợ bị quấy phá.”
Một mặt ông áp dụng chiến tranh hạn chế chậm như rùa trong khi phong trào phản chiến ngày càng nhanh như ngựa
Năm 1969 TT Johnson không tái tranh cử vì biết là sẽ không có ai bỏ phiếu cho mình, ông nhường cho Phó TT Humphrey. Ứng cử viên Nixon thuộc đảng Cộng Hòa thắng cử, GS Nguyễn Tiến Hưng và ông Trần Đông Phong có nhận định (trong tác phẩm) sở dĩ Nixon đắc cử là nhờ ông xúi dục TT Thiệu không tham dự (tẩy chay) họp hòa đàm Ba Lê hồi tháng 10 và 11-1968, trong phim The Vietnam War (2017) mới đây cũng có nói như vậy.
Nếu nói ông Thiệu khiến Nixon thắng cử chỉ là nói cho vui thôi. Cuộc tranh cử ngày 5-11-1968  Nixon (CH) được 301 phiếu Cử tri đoàn, phó TT Humphrey (DC) chỉ được 191 phiếu CTĐ. Người dân Mỹ không chấp nhận chủ trương của Humphrey, sẽ rút bỏ Đông Dương, cử tri không muốn Đông Dương hoặc miền Nam sụp đổ khi Hoa Kỳ rút bỏ mà họ muốn hòa bình trong danh dự nên đã bầu cho Nixon.
Người ta quá chán ngấy cuộc chiến sa lầy của Dân chủ, họ đã làm hai nhiệm kỳ, tính tới 1968 đã làm thiệt mạng 35,751 người lính Mỹ. Sự thiệt hai tăng dần năm 1965 có 1,863 lính Mỹ chết tại miền nam, từ 1965 tới 1968 có tất cả 35,751 người tử trận. Con số tử thương này đã khiến phong trào phản chiến càng lên cao hơn nên người ta bầu cho một đảng khác.
Cuối 1965 tỷ lệ số người ủng hộ chiến tranh VN khoảng 61% tới 1968 xuống còn khoảng 40%, tới 1971 còn khoảng dưới 30% (9). CS bị thảm bại Tết Mậu thân 1968, ta đánh thắng một trận lớn nhưng thua cuộc chiến, chống đối tại Mỹ lên cao, họ đòi chính phủ rút quân về nước. Sau trận Mậu Thân 1968 phong trào chống chiến tranh lên cao tột đỉnh mà không có gì ngăn cản nổi, người dân cương quyết đòi nước Mỹ ra khỏi cuộc chiến
Tác giả George Donelson Moss (trong Vietnam, An American Ordeal) gọi cuộc chiến của Nixon là A War To End A War, một cuộc chiến để chấm dứt chiến tranh. Thời TT Nixon, biểu tình chống chiến tranh bạo động dữ hơn, có chết người (10).
Lê Duẩn phải đương đầu với một chính quyền cứng rắn, nhưng y vẫn thí quân điên cuồng, chấp nhận hy sinh 10 hay 16 thanh niên BV đổi một người lính Mỹ để đấy mạnh phong trào phản chiến, Duẩn tiếp tục đẩy thanh niên vào chỗ chết, lấy xương máu của thanh niên để đạt chiền thắng.
Sau 4 năm lãnh đạo cuộc chiến tranh chống CSBV ngày 7 tháng 11 năm 1972 Nixon thắng cử lớn nhất từ xưa đến nay: 96% phiếu Cử tri đoàn (520/17), thắng hết 49 tiểu bang, đối thủ McGovern (DC) chỉ được 17 phiếu tại một tiểu bang và DC, Nixon hơn đối thủ McGovern 18 triệu phiếu. Người ta bầu cho ông vì đã đem quân về nước, thực hiện hòa bình trong danh dự, Đông Dương không sụp đổ trái với chủ trương bỏ chạy của Dân chủ.
Nixon thắng cử vì người dân nhớ ơn ông, người đã thực hiện hòa bình trong danh dự, đã đem quân về nước, cũng như đã hòa với Trung Cộng tháng 2-1972, với Nga tháng 5-1972. Thực ra phần thưởng này chỉ là cái bánh vẽ, quyền hành không có phải nghe theo đòi hỏi của Quốc hội Dân chủ, họ luôn nắm Quốc hội trong suốt thời kỳ có chiến tranh VN.
– 1960 Hạ viện Dân chủ 262 ghế (60%) Cộng hòa 175 ghế
– Thượng viện DC 64 (64%) , CH 36
– 1968 HV  DC 243 (64%)  CH 36
– TV DC 57  (57%) CH 43
– 1972 HV DC 242 (56%)  CH 192
– TV DC 57 (57%) CH 43
– 1974 HV DC 291 (57%) CH 144 (40%)
– TV DC 60 (60%) CH 38
Tháng 12 tại Paris, CSBV phá hòa đàm hy vọng Quốc hội mới sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh. Ngày 12-12 Lê Đức Thọ nói sẽ về Hà Nội, biết là hòa đàm vô vọng, Kissinger bèn (đánh điện) khuyên TT Nixon áp lực mạnh với BV vì họ ngoan cố. (11)
nixon_vietnam

Tổng thống Richard Nixon


Kissinger và Nixon tin là BV cố tình phá hòa đàm để hy vọng Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh. (12)

Kissnger biết là Thọ không muốn tiếp tục đàm phán phá hòa đàm chờ Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh đầu năm 1973. TT Nixon gọi Kissinger về Mỹ ngày 13-12 và đánh một lá bài lớn, giải quyết bế tắc hòa đàm Paris bằng vũ lực. Nixon lo ngại Quốc hội có thể cắt ngân khoản quân sự, chấm dứt mọi xung đột và dành chiến thắng cho CS (13)
Nixon nghĩ chỉ còn cách oanh tạc BV rồi gọi Kissinger về, ông ta mở chiến dịch Linebacker II, oanh tạc Hà Nội, Hải Phòng long trời lở đất cuối năm 1972 với 20,000 tấn bom, Nixon đã kéo BV lại bàn Hội nghị
Về điểm này nhiều tác giả cho biết Nixon lo ngại quyết định của Quốc hội sẽ khiến ông không thể cứu được đồng minh.
Tháng 1-1973, theo Mark Clodfelter (14) Quốc hội Mỹ phẫn nộ vì trận oanh tạc, nếu TT Thiệu bác bỏ ký kết Hiệp định thì việc cắt viện trợ bức tử VNCH chắc chắn là sẽ có (chứ không phải đe dọa).
Cuối cùng ông Thiệu không chống lại Hiệp định dù nó cho phép BV được đóng quân ở lại miền Nam và thuận ký kết Hiệp định ngày 27-1-1973 vì sợ Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh chứ không phải ông sợ TT Nixon chặt đầu như người ta đồn. Khi Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh có nghĩa là Hành pháp phải tuân hành đem hết số quân còn lại (khoảng vài chục ngàn) về nước ngay, họ sẽ cắt hết mọi khoản viện trợ. Sự thực giữa hai cái chết, một cái chết ngay và một cái từ từ vài năm sau cũng chẳng khác nhau là mấy.
Nhiều người chỉ trích Kissinger ngu xuẩn ký Hiệp định cho phép BV còn đóng quân ở lại, sự thật thì Nixon còn chẳng có quyền huống hồ Kissinger. Cương vị Tổng thống ông luôn phải thỏa mãn yêu cầu của Quốc hội Dân chủ ở bàn Hội nghị, họ luôn đe dọa ra luật chấm dứt chiến tranh. Nhiều người xỉ vả Nixon-Kissinger làm mất miền Nam, họ cứ chửi cho sướng miệng mà không biết rằng Nixon phải tuân hành Quốc hội, Kissinger ba ngày phải báo cáo Tổng thống mọi việc đàm phán…
Miền Nam bỏ ngỏ
Sáu tháng sau khi ký Hiệp định Paris, Quốc hội Dân chủ ra luật cắt hết các ngân khoản dành cho Hành pháp để oanh tạc yểm trợ cho các nước Đông Dương. Khi họ ra luật cắt các khoản yểm trợ cho Đông Dương coi như số phận của giải đất này đã được quyết định rồi. Ông Cao Văn Viên đã nói trong cuốn Trận Chiến Trong Mùa Lễ Phục Sinh.
“Cuộc công kích của địch quân năm 1972 đã cho thấy nhược điểm của tiến trình Việt Nam hoá chiến tranh. Nếu không được sự yểm trợ của Mỹ về không lực và di động tính, QLVNCH khó có thể giữ được An Lộc, bảo vệ được Kontum và chiếm lại được Quảng Trị. Các phần đất này sẽ bị mất vĩnh viễn bởi vì chúng tôi không có đủ khả năng để chiếm lại. Tuy nhiên lúc nào còn không lực Mỹ thì cán cân lực lượng vẫn có thể được duy trì và VNCH vẫn còn có một cơ hội tốt để sống còn”.
Trong cuốn Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hòa (Bản dịch Nguyễn Kỳ Phong) trang 19 ông cũng nói như vậy:
“Cuộc tấn công của địch quân vào năm 1972 cho thấy sự yếu kém của kế hoạch Việt Nam hóa một cách thảm thương. Nếu không có sự yểm trợ về không lực và không vận của Hoa Kỳ quân đội ta khó giữ nổi An Lộc, chận đứng cuộc tấn công của Cộng quân vào Kontum, hay chiếm lại Quảng Trị. Sau cuộc tấn công năm 1972, những phần đất đã mất, chúng ta để mất luôn vì không còn khả năng đánh chiếm lại. Nói tóm lại, chúng ta giữ được cán cân quân sự đối với địch nếu có sự yểm trợ không lực của Hoa Kỳ. Và với không lực, VNCH có khả năng chống lại mọi cuộc tấn công của miến Bắc”.
Như chúng ta đều biết CSBV đã được cả Nga, Trung Cộng và CS Đông Âu viện trợ giúp đỡ trong khi Đông Dương chỉ có một mình Mỹ gánh vác với chia rẽ nội bộ trầm trọng, viện trợ quân sự thì khi có khi không.
Cuối tháng 6-1972, các vị dân cử đưa ra dự luật yêu cầu Tổng thống ký, Nixon phủ quyết (veto) nhưng các Thượng nghị sĩ, Dân biểu tức giận cho biết nếu ông Veto, họ sẽ cắt các khoản điều hành, chi tiêu của chính phủ nên Nixon miễn cưỡng ký thành Luật ngày 30-6, có hiệu lực từ 15-8-1973.
Tu chính án như sau:
“Từ nay không có ngân khoản nào được yểm trợ trực tiếp hay gián tiếp cho các hoạt động quân sự cho quân đội Mỹ tại Miên, Lào hay Bắc Việt, Nam Việt hoặc ngoài khơi Miên, Lào, Bắc, Nam VN.và sau ngày 15-8 năm 1973, từ nay sẽ không có ngân khoản nào được xuất ngân cho mục đích này” (15).
TT Nixon nói luật đã khiến tôi không giữ được hòa bình nơi đây và cho phép các lãnh đạo BV tự do xâm chiếm miền Nam. Sau đó Quốc hội ra luật Wars Powers Act đòi hỏi Tổng thống có thể can thiệp trong 60 ngày mà không cần Quốc hội đồng ý và thêm 30 ngày nữa, sau đó ông phải đem quân về nước. Ngày 24-10-1973 Nixon phủ quyết đạo luật cho là vi hiến, nhưng ngày 7-11 Quốc hội đã phủ quyết veto của ông.
Sau khi ký Hiệp định khoảng một năm, Quốc hội Dân chủ Mỹ bắt đầu cắt giảm quân viện VNCH mỗi năm khoảng 50%: Từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975, con số này thực ra chỉ bằng 500 triệu vì dầu thô lên giá, tiền mất giá (16).
Từ tháng 6-1973 Quốc hội Dân Chủ ra luật hoặc quyết định cắt giảm xương tủy sự yểm trợ, giúp đỡ về quân sư cho Đông dương và VNCH, coi như họ đã mở cửa bỏ ngỏ miền Nam cho CSBV tự do tiến vào.
Quyết định cắt giảm Quốc hội đưa tới tình trạng thê thảm, theo tiết lộ của ông Cao Văn Viên (17) hậu quả là năm 1974 không quân đã phải cho hơn 200 phi cơ ngưng bay vì thiếu nhiên liệu, giảm số giờ bay yểm trợ, huấn luyện 50%, thám thính giảm 58%, phi vụ trực thăng giảm 70%. Hải quân cũng cắt giảm hoạt động 50%, 600 giang thuyền các loại nằm ụ.
Đạn dược chỉ còn đủ đánh tới tháng 4 /1975, năm 1972 ta xử dụng trên 69 ngàn tấn đạn một tháng, từ tháng 7/1974 đến tháng 3/1975 ta chỉ còn xử dụng khoảng 19 ngàn tấn một tháng hoả lực giảm 70%. Tháng 2/1975 chỉ còn đủ đạn tất cả các loại súng cho 30 ngày, tháng 4/1975 chỉ còn đủ đạn đánh trong khoảng hai tuần (18).
Trong khi ấy theo Kissinger (19) Hà nội đã xin được viện trợ của Sô viết tăng gấp bội. Tháng 12- 1974, một viên chức cao cấp Nga viếng Hà Nội lần đầu tiên kể từ sau ngày ký Hiệp định Paris. Tổng tham mưu trưởng Nga Viktor Kulikov tới tham dự họp chiến lược với Bộ chính trị BV, nay họ bãi bỏ hạn chế trước đây. Sô Viết đã chở vũ khí viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp 4 lần trong những tháng sau đó. Nga khuyến khích BV gây hấn
Cuộc chiến VN là một cuộc chiến viện trợ tiếp liệu, hai bên đều tùy thuộc vào quân viện nước ngoài, bên nào nhiều tiếp liệu, vũ khí đạn dược thì bên đó thắng. Người ta cho là các Tướng Ngô Quang Trưởng, Nguyễn Văn Phú và Ông Thiệu đã sai lầm để mất miền Trung. Sự thực với tình hình tiếp liệu đạn dược bị cắt giảm xương tủy, cái khó nó bó cái khôn cũng khó mà cứu vãn tình thế, ông Thiệu, các vị Tướng Trưởng, Tướng Phú chỉ là những giọt nước làm tràn ly.
Cuối tháng tư-1975, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn, Quân khu III VNCH tổ chức phòng thủ Sài Gòn trên 5 tuyến chính đồng thời bảo vệ các căn cứ quan trọng tại Biên Hoà, Củ chi, Lai Khê, Long Bình. (20)
Phía Tây Bắc là Tuyến Củ Chi với Sư đoàn 25 BB và hai Liên đoàn 8, 9 Biệt động quân. Tuyến Bình Dương ở phía Bắc với Sư đoàn 5 BB. Tuyến Biên Hoà phía Đông Bắc với Sư đoàn 18 BB và lực lượng Xung kích Quân đoàn III. Tuyến Vũng tầu và Quốc lộ 15 do Lữ đoàn 1 Dù cùng với một Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 3 BB và các đơn vị Thiết giáp, Địa phương quân, Nghĩa quân của Tiểu khu Phước Tuy phụ trách. Tuyến Long An phía Nam ngoài lực lượng Địa phương quân, Nghĩa quân cơ hữu còn có Sư đoàn 22 BB phụ trách cộng với sự tăng cường của Trung đoàn 12 thuộc Sư đoàn 7 BB, Trung đoàn 14 thuộc Sư đoàn 9 BB và Liên đoàn 6 BĐQ.
Năm tuyến phòng thủ chính của VNCH cũng trùng với 5 hướng tấn công của năm Quân đoàn CSBV
Tác giả Nguyễn Đức Phương (Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập) đã nói:
“Về tương quan lực lượng giữa hai bên thì QLVNCH chỉ có 6 sư đoàn để bảo vệ thủ đô chống lại một lực lượng đông đảo với quân số gần 20 sư đoàn CSBV. Ba sư đoàn 7, 9 và 21 BB thuộc quân đoàn IV QLVNCH không thể dùng để tiếp ứng do điều kiện an ninh lãnh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long”
BV có đầy đủ tiếp liệu đạn dược trong khi miền Nam đã kiệt quệ về đạn dược nhất là lính pháo binh phải đếm từng viên đạn. Sau khi đoàn quân di tản từ miền Trung kéo vào Nam, Bộ Tổng tham mưu đã mở kho vét hết súng đạn để tái trang bị. Ông Cao Văn Viên cho biết (Những Ngày Cuối VNCH trang 92) đạn dược chỉ đủ xử dụng trong khoảng hai tuần lễ. Lực lượng hai bên trên thực tế quá chênh lệch, ưu thế nghiêng hẳn về phía Cộng quân.
Khi hai ông Thiệu và Khiêm ra đi hôm 24-4-1975, quân dân hoàn toàn thất vọng, mấy hôm sau, Tổng Thống Trần Văn Hương hiệu triệu đồng bào về tình hình vô cùng bi đát của đất nước, ông đã khóc lóc trên đài phát thanh:
“Nay Vùng I và II miền Trung đã hoàn toàn tan rã, vùng 4 có nhiếu sứt mẻ, tôi đã nghĩ tới cái viễn ảnh Sài gòn trở thành núi xương sông máu, hôm qua tôi có gặp anh Dương Văn Minh, tôi có nói với anh như zầy: Bây giờ tôi bàn giao chính quyền cho anh, nhưng anh phải có cái giải pháp gì đem lại hòa bình cho đât nước, chứ bàn giao cho anh để anh đầu hàng thì bàn giao làm cái gì?
Ngày 28-4 khi Dương Văn Minh đang làm lễ bàn giao thì đài BBC đã nói.
“Hôm nay tại Sài Gòn ông Dương Văn Minh được cử giữ chức vụ Quyền Tổng thống do ông Trần Văn Hương trao lại để chuẩn bị cho một cuộc đầu hàng
Tối 29-4 ông Dương Văn Minh vẫn kêu gọi trên đài phát thanh, lời kêu gọi lập đi lập lại suốt đêm.
“Các vị Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn hãy giữ vững vị trí và chờ lệnh mới”
Thực ra Saigon gần như bỏ ngỏ, tại Ban Mê Thuột Cộng quân không đánh theo lối bóc vỏ, chúng đánh thẳng vào thị xã rồi mới chiếm các quận xung quanh. Trái lại, tại Sài Gòn địch lại đánh theo lối bóc vỏ, khi 5 tuyến phòng thủ quanh Thủ đô sụp đổ thì Sai Gòn gần như bỏ ngỏ, các đơn vị VNCH chiến đấu anh dũng nhưng cũng không cứu vãn nổi tình thế.
Khi ông Dương Văn Minh vào Dinh Độc Lập ngày 28, sáng hôm sau quân thù đã tới Hàng Xanh và ngã tư Bẩy Hiền
Saigon thất thủ 30-4-75
Có năm vị Tướng Lãnh Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn tự sát, nhiều vị Sĩ quan và những người Lính vô danh cũng chết theo đất nước, những vị này xem ra không nhiều lắm nhưng cũng giữ được danh dự cho Quân đội VNCH.
saigon_thathu

Sàigòn di tản trên nóc Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ 1975

 

Ngày 30-4-1945, Bá Linh thất thủ, Hitler tự sát, đô đốc Doenitz thay mặt nước Đức đầu hàng đồng minh. Ba mươi năm sau Dương Văn Minh cũng thay mặt miền Nam Việt Nam đầu hàng Cộng Sản. Cũng có người trách các ông Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh không tự sát khi đất nước lọt đã vào tay kẻ địch.
Lê Duẩn đã hy sinh hàng triệu thanh niên để đẩy mạnh phong trào chống đối, chiến dịch thí quân của y đã thành công lớn, phong trào phản chiến lên cao để rồi sau 1972 Mỹ phải rút bỏ Đông Dương, địch bất chiến tự nhiên thành.
phanchien_my

Nhóm sinh viên Mỹ biểu tình chống chiến tranh Việt Nam

Nếu không nhờ phong trào phản chiến dù Lê Duẩn có đẩy thêm hàng triệu thanh niên vào tử địa cũng chỉ làm mồi cho B-52 một cách vô ích.
Phản chiến đã cứu sống hàng triệu thanh niên miền Bắc.
Kể từ ngày Cộng quân đánh chiếm quận Đức Lập ngày 9-3-1975 và Ban Mê Thuột ngày 10-3 để mở đầu cho cuộc Tổng tấn công cho tới ngày 30-4-1975, ngày kết thúc chỉ vỏn vẹn có năm mươi mấy ngày.
Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội nửa đêm 19-12-1946 là ngày khởi đầu của cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ đến trưa ngày 30-4-1975 là ngày kết thúc tính ra đã được ba mươi năm.
Ba mươi năm máu chảy thịt rơi, mấy chục năm tang thương đau khổ.
Những kẻ đã gây lên cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn, núi xương sông máu sẽ phải đời đời đắc tội với Non sông và Lịch sử.

Trọng Đạt (CH3)

Ghi chú:
(1) Tôi đã viết trong bài Những Sai Lầm Của Lyndon Johnson Trong Chiến Tranh Việt Nam, đã phổ biến trên truyền thông
(2) Quân sử 4, Bộ TTM VNCH 1972 , trang 160
(3) Henri Navarre, Agonie de l’Indochine trang 230
(4) Bernard Fall, Hell In A Very Small Place trang 313
(5) Bernard Fall, Hell In A Very Small Place trang trang 462
(6) McNamara, In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam, trang 169
(7) Richard Nixon: No More Vietnam trang 88
(8) Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối của VNCH trang 282
(9) Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war.
(10) Richard Nixon :No More Vietnams trang 126
(11) Mark Clodfelter: The Limits of Air Power trang 182
(12) Mark Clodfelter: The Limits of Air Power trang 180
(13) George Donelson Moss: Vietnam, An American Ordeal trang 366
(14) The Limits of Air Power trang 200, 201
(15) Richard Nixon: No more Vietnams  trang 179, 180, 181
(16) Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471
(17) Những Ngày Cuối Của VNCH trang 86, 87
(18) Sách đã dẫn trên trang 92
(19) Years of Renewal trang 481
(20) Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 798-811

Visits: 241