Chiến Tranh Mậu Dịch Mỹ -Trung Và Hệ Quả Đến Việt Nam

Nguyễn Bá Lộc

(Cập nhựt và bổ sung lần ba)                            

                                                                                                                           

Chiến tranh mậu dịch giữa Hoa kỳ và Trung quốc đã manh nha từ năm 2017, và khởi đầu từ 2018. Trên danh nghĩa là cuộc chiến thương mại giữa hai siêu cường kinh tế. Thực sự là một sự xung đột trên nhiều mặt, kinh tế, khoa học kỹ thuật, và ý thức hệ. Ngoài ra, và sâu xa hơn, đó là do âm mưu đại bá của Trung cộng từ lâu.

Bởi do tính chất và qui mô, chiến tranh mậu dịch nầy có ảnh hưởng và hậu quả to lớn chẳng những cho hai quốc gia tham chiến, mà còn cho hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Sau ba năm, giờ cuộc chiến chưa chấm dứt, mặc dù có tạm đình chiến của giai đoạn I, hai bên vẫn còn một số bất đồng lớn, một số xung đột còn lan rộng ra trên một số lãnh vực khác.

Để hiểu thêm về một xáo trộn lớn của thế giới, trong hai năm 2018 và 2019, tôi có bài khảo luận về Chiến tranh mậu dịch Mỹ – Trung , nay tôi xin cập nhựt lần thứ ba nầy.

I. TÓM LƯỢC CHIẾN TRANH MẬU DỊCH MỸ -TRUNG

I.1. Nguyên do

Trong lịch sử chiến tranh kinh tế thế giới, đây là một trong những cuộc chiến lớn.  Hoa kỳ coi đây là cuộc chiến chẳng đặng đừng, trễ còn hơn không.

Còn Trung quốc thì phải chống đỡ bằng mọi giá, vì đó có liên hệ tương lai chế độ, tương lai mô hình và chiến lược kinh tế, và mục tiêu toàn cầu hóa. Các nguyên do:

Thâm thủng mậu dịch: Chánh yếu là sự thâm thủng mậu dịch quá lớn của Hoa kỳ đối với Trung quốc, trên $375.2 tỷ (2017) càng ngày càng lớn, Hoa kỳ nhập siêu 420 tỷ (2018). TT  Trump yêu cầu TC giảm ngay thâm thủng bớt $100 tỷ mỗi năm. Sự mất mát lớn đó của Mỹ chánh yếu là do TQ chơi nhiều đòn bất chính và do Mỹ lầm lẫn chế độ TC. Hoa kỳ yêu cầu TC phải có chánh sách mậu dịch đàng hoàng (fair trade).

Về đầu tư, hàng trăm công ty Mỹ qua kinh doanh ở TQ, làm cho thất nghiệp trong nước Mỹ gia tăng cao. Điều nguy hiểm khác là TC cho các công ty lớn, nhứt là ngành công nghệ thông tin đầu tư ngay tại Mỹ. Cơ hội TC ăn cắp khoa học kỹ thuật cao của Mỹ tăng cao hơn. Trong nước, nhiều công ty Mỹ bị phá sản hay bị TC mua, và thất nghiệp tăng cao.

Trên bình diện quốc tế, Mỹ bị thua thiệt dần cả trên mặt ngoại thương lẫn đầu tư ngoại quốc. Một thí dụ rõ ràng là trong thời đại dịch Covid 19, TC đầu cơ và tung sản phẩm y tế khắp mọi nơi, trong lúc Hoa kỳ và Âu châu thiếu hụt trầm trọng.

Về phía TC, thì sau thành công vượt bực về kinh tế, TQ nuôi dưỡng mộng bá quyền toàn cầu. Khi Tập cận Bình lên nắm quyền, thì ý đồ TC càng mạnh và rõ ràng. TC bành trướng thế lực mình  trong nhiều lãnh vực, trong nhiều quốc gia chậm tiến hoặc đang phát triển, kể cả tạo ảnh hưởng và nắm giữ một số cơ quan quốc tế.

Xây đắp “Giấc Mộng Trung Hoa” (Chinese Dream). Đó là ước mơ truyền thống của TQ từ các vua chúa ngày xưa, nay Tập cận Bình muốn dựng lại. Ý đồ của Tập là đến năm 2050 TC sẽ mạnh trong nước và có nhiều ảnh hưởng quốc tế và thay Mỹ trở thành lãnh đạo thế giới.

I.2.Thế và Lực của hai bên lâm chiến

Thế  và lực của Mỹ so với TC: Cho tới nay, Mỹ vẫn được coi như có thế và lực mạnh nhứt thế giới về các lãnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự và tư tưởng chánh trị văn hóa. Nhưng cái thế và lực đó đã, đang và sẽ còn đi xuống nữa nếu Hoa kỳ không có những biện pháp thích ứng kịp thời.

Về kinh tế mặc dù bị TC qua mặt xuất cảng, bị nhập siêu quá lớn hàng TC. Nhưng GDP của TC chỉ bằng  2/3 của Mỹ. Lợi tức đầu người của Mỹ cao gấp hơn sáu lần TC.

Vài so sánh sức mạnh kinh tế (2019):

                            GDP          GDP /GDP toàn cầu  Per capita              Xuấtcảng

Hoakỳ               21.374 tỷ     24.4%                     $ 65.165                     1.646 tỷ

Trung quốc       14.343 tỷ     16.4%                      $10.260                      2.479 tỷ

Nguồn: World Bank / Data

Về khoa học kỹ thuật, Mỹ có thế cao hơn nhiều vì có nghiên cứu và phát minh liên tục, còn TC thì phần lớn sao chép hay đánh cắp kỹ thuật từ bên ngoài. Nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, TC đã đầu tư nhiều cho khoa học kỹ thuật. Cái lợi của TC là những phát minh dùng được cho cả kinh tế và quân sự. Mức độ khoa học kỹ thuật TC hiện nay cũng khá cao.

Về quân sự, Mỹ có tiềm năng cách xa TC mặc dù trong những năm gần đây TC sản xuất nhiều sản phẩm quân sự mới. Trong khi đó thì những năm trước kia Mỹ đầu tư ít cho quân sự. Gần đây Hoa kỳ đã thấy nhược điểm nầy và có một số cải tiến.

Về toàn cầu hóa, từ sau đệ nhị thế chiến Mỹ dẫn đầu phong trào toàn cầu hóa. Các công ty đa quốc Mỹ phát triển rất nhanh. Cái ưu thế thứ hai của Mỹ là toàn cầu hóa dựa trên nguyên tắc kinh tế tự do, và được hầu hết các quốc gia và các Tổ chức quốc tế đi theo mà không bị cản trở gì nhiều.

Sau nầy với chủ trương mới, TC có thế cao hơn Mỹ ở phần viện trợ quốc tế, và sự hơp tác với các nước đang phát triển, đồng thời vận động thâm nhập vào các cơ quan quốc tế. TC lợi dụng Toàn Cầu Hóa một  cách rộng rãi để tấn công Mỹ và Âu châu với sự xuất cảng ào ạt hàng giá rẽ, và thu hút đầu tư với nhân công lương thấp. Đồng thời TC tung tiền viện trợ cho nhiều nước nghèo. Cách hợp tác quốc tế, TC không đòi hỏi dân chủ hay nhân quyền, nên thu hút được nhiều quốc gia. Đó là thế quốc tế quan trọng.

Nhưng nay, TC và Mỹ đều gặp khó khăn, nhứt là sau đại dịch Covid-19. Khó khăn và cách giải quyết của hai bên có khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu thì hiện nay khó khăn của TC nhiều hơn, mức nguy hiểm sâu hơn. Mặc dù bề ngoài TC nói là kinh tế 2020 vẫn phát triển với số dương, còn Mỹ thì có số âm.

Trong 30 năm qua, TQ tung hàng hóa ra khắp thế giới với giá rẽ, từ 257 tỷ (2000 lên 2.400 tỷ (2016) (theoMcKensey& Company Global Institute,www.mckensey.com). Và TC qua mặt Mỹ chiếm hạng nhì thế giới về xuất cảng.

Đầu tư ngoại quốc: Nhờ thị trường nội địa rất lớn và nhân công rẽ, TQ đã thu hút đầu tư ngoại quốc mạnh nhứt thế giới. FDI tại TC vừa cung ứng cho thị trường nội địa vừa chủ yếu cho xuất cảng, 50% xuất cảng là do FDI. (Theo Mac Kensey Global Institute)

TC ăn cắp kỹ thuật cao phần lớn là từ Hoa kỳ (sản phẩm trí tuệ, intellectual property), đem áp dụng trong nước và đã phát triển đến mức quan trọng. Những loại kỹ thuật cao đó xử dụng trong công nghiệp và kỹ nghệ quốc phòng .

Thái độ của TC là lặng lẽ tiến công Mỹ và Tây phương qua các kế hoạch và chủ trương lớn như tự do thương mại hoàn toàn, gia tăng viện trợ và đầu tư tại các nước nghèo đang phát triển qua Kế Hoạch Belt & Road, và đặc biệt mở rộng đầu tư của TC tại Mỹ và Âu châu với công ty rất lớn và kỹ thuật cao.

Trước tình trạng TC vừa đạt mức phát triển kinh tế cao, chiếm giữ phần lớn kinh tế toàn cầu. Mặt khác, là TC muốn soán ngôi thứ nhứt của Hoa kỳ để lãnh đạo thế giới. Đây là một biến chuyển thế giới rất lớn, có thể thay đổi trật tự thế giới trong tương lai.

Trong cuộc chiến mậu dịch TC coi như bị tấn công. Nhưng TC nhiều lần tuyên bố sẽ đánh trả bất cứ giá nào. Mặt khác, bề ngoài thì TC tuyên bố cần hợp tác để Mỹ và TQ cùng có lợi hơn là đánh nhau hai bên sẽ bị thiệt hại.

Về mô hình chánh trị, mặc dù TC là nước độc tài CS, không tự do, dân chủ, nhân quyền, nhưng TC xử dụng công cụ tiền bạc cách tối đa để dụ dỗ các nước nghèo, và tạo được thế quốc tế mạnh cho TC. Hiện nay dân chúng trên thế giới có ý nghĩ xấu về TC nhiều hơn trước. TC là một đe dọa lớn của nhiều nước.

Trong nước, các sắc tộc luôn bất ổn vì sự chênh lệch giàu nghèo quá cao, nạn tham nhũng quá khủng khiếp, cùng sự tranh giành quyền lực trong đảng, chánh quyền TC luôn cứng rắn đàn áp.

Tóm lại, mỗi bên tham chiến có những cái mạnh và yếu khác nhau, võ công khác nhau. Nhưng chắc chắn mâu thuẩn hai bên không dễ dàng giải quyết nhanh chóng.

I.3.Tóm tắt các trận chiến

Tóm tắt các trận đánh:

Mặt trận ngoại thương

Trận đánh thứ nhứt, 22-tháng giêng -2018, Mỹ đánh thuế 25% lên tấm solar (với trị giá 8.5 tỷ) và máy  giặt (1.8 tỷ). Đánh trả lại, TC tăng  thuế

Tháng 4-17-2018 TC đánh thuế phá giá bo bo nhập từ Mỹ thuế  178.6%

Tháng-2018, TC chấm dứt đánh thuế bo bo, vì đang thương thảo Mỹ TC để ngưng chiến.

Tháng  8- 14-2018, TC kiện Mỹ ra WTO.

Trận đánh thứ 2, Mỹ đánh thuế nhôm và thép 25% của tổng số nhập 48 tỷ, nhưng thực sự phần lớn nhôm thép Mỹ nhập từ Canada, Âuchâu, Mexico.

Tháng 7-24-2018, Mỹ kiện ra WTO về các nước Canada, Âu châu tăng thuế nhập từ Mỹ, vì Mỹ tăng thuế nhôm và thép là áp dụng “luật bảo vệ an ninh quốc gia”.

Tháng 7-24-2018, Mỹ ký sắc lịnh trợ cấp nông sản 12 tỷ do TQ không  nhập.

Trận đánh thứ 3,  ngày 18 tháng 8-2017, Mỹ phản đối TC vi phạm quyền sản phẩm trí tuệ và sản phẩm kỹ thuật cao khác.

Ngày 3-tháng 4-2018, Mỹ dự trù đánh nhiều món hàng từ TC trị giá $50 tỷ với thuế 25%

Ngày 3 tháng 4-2018, TC đánh thuế lại cũng 25% lên xe hơi, máy bay và nông sản trị giá 50 tỷ.

Ngày 5 tháng 4-2018, Mỹ đưa thêm danh sách 100 tỷ hàng TC với 25% thuế.

Các trận đánh tạm ngưng từ tháng  5-20-2018 vì hai bên thương thảo lại.

Ngày 10 tháng 7-2018, Mỹ đưa ra danh sách 200 tỷ hàng hóa TC sẽ bị đánh thuế 25%, vì cuộc thương thảo không thành. TT Trump nói sẽ đánh thuế cao cho tất cả hàng TC vào Mỹ. Đó là phần lớn  hàng tiêu dùng cá  nhân.

Ngày 24- tháng 9-2018, TT Trump tuyên bố sẽ đánh thuế  25% của danh sách 200 tỷ (đang bị thuế  10%). Để đánh trả, TC sẽ cho đánh thuế tăng 25% của gói hàng trị giá 60 tỷ.

Ngày 2/12/2018  hai bên ngưng chiến để thương thảo .

Đến tháng 5-2019, thương thảo không thành, Mỹ cho biết sẽ đánh thuế 25% lên số hàng 250 tỷ. Chia ra hai lần. Lần 1 vào tháng 10-2019 và lần 2 vào tháng 12-2019. Và sau đó còn có thể có danh sách khác với 300 tỷ nữa. TC cũng sẽ đánh trả 75 tỷ với 25% thuế.

Ngày 26/tháng 6/2019, ở buổi họp G20 tại Nhựt, hai bên đồng ý ngưng đánh để thương  lượng.

Hai bên thỏa thuận được. Mỹ không đáng thuế  25%  của danh sách 250 tỷ nầy vào tháng 12/2019. Đáp lại TC hứa nhập 200 tỷ hàng nông sản và hàng công nghiệp Mỹ trong hai năm 2020 -2021. Thỏa hiệp ký ngày 15-12-2019. Và sẽ thi hành từ 15 tháng  giêng -2020. Rồi đại dịch bùng nỗ gây khó khăn trong việc thực hiện. Thảo luận cho giai đoạn hai cũng không thực hiện.

Bên cạnh mặt trận thuế quan, Mỹ có hai cú đánh nhỏ là Hoa kỳ đưa TC ra WTO cho là TC lợi dụng qui chế “developing country status” để hưởng lợi nhiều trên thị trường quốc tế. Trận đánh nữa là Mỹ tố cáo TC định giá thấp đồng yuan để hàng xuất cảng có giá quá rẽ.

Nguồn: Peterson Institute for International Economics, www.www.piie.com, 28/9/2020

Thỏa hiệp giai đoạn I chỉ nói đến mậu dịch. Còn các vấn nạn khác mà Mỹ đưa ra tạm hoãn lại cho giai đoạn II (chưa biết bao giờ). Đó là: TC trợ cấp sai trái cho quốc doanh để cạnh tranh bất chánh, việc TC buộc các FDI ngoại quốc chuyển giao kỹ thuật; vấn đề bảo vệ sản phẩm trí tuệ; vấn đề FDI của TC tại Mỹ, vấn đề đánh cắp kỹ thuật; vấn đề tình báo kinh tế; vấn đề lủng đoạn tiền tệ. Đó là những vấn đề lớn và khó khăn giải quyết nhanh.   

Mặt trận đầu tư và kỹ thuật.

Có hai vấn đề: Hoa kỳ yêu cầu TC cải sửa luật buộc nhà đầu tư ngoại quốc tại TC    không được đánh cắp kỹ thuật hay cộng tác ở các trung tâm chuyển kỹ thuật cách bất hợp pháp về TC. Dĩ nhiên TC chối vấn đề nầy. Nhưng tình báo Mỹ đã tìm  ra một số vụ. Các nhà khoa học TQ bị đuổi về nước hay bị tù. Tháng 12-2017 Mỹ cấm các công ty Mỹ làm ăn với một số công  ty lớn kỹ thuật cao của TC. Các công ty nầy có thể xử dụng cho kỹ nghệ quân sự.

Ngày 23/8/2019, TT Trump ra lịnh cho công ty Mỹ rút khỏi TQ đến một nước khác hay về lại HK. (Theo cơ quan Politico)

Mặt trận tình báo.  

TC gài tình báo khắp nơi, và trên hầu hết các lãnh vực, các mặt trận quân sự kinh tế và kỹ thuật

Mặt trận văn hóa truyền thông.

Vì TC dùng chiến thuật văn hóa và truyền thông để tấn công Mỹ và bành trướng trên toàn cầu, Mỹ đánh trên mặt trận nầy. Mỹ cho phổ biến những tin tức và nhận định tệ hại của chế độ độc tài CSTC mà TC ngụy trang dưới hình thức văn hóa và chủ nghĩa dân tộc.

Song  một trong nhược điểm của Hoa kỳ cũng như Tây Âu là chế độ tự do dân chủ nên phải trình bày cho dân các chương trình kế hoạch rõ ràng. Do đó TC đã biết được một số điều về đối phương. Trận chiến trở nên khó khăn hơn.

I.4. Trung cộng phản công

TC bị đánh trước. TC dùng chiến thuật trên 4 mặt:

Thương mại/ quan thuế, vừa đánh trả vừa thương lượng. Một mặt tìm thị trường mới thêm ở nhiều nước ,nhứt là Âu châu.

Về đầu tư, sửa luật đầu tư cho nhà đầu tư ngoại quốc có thuận lợi hơn nữa, cải tổ quốc doanh cho lành mạnh. Chấn chỉnh các công ty ở ngoại quốc, sau khi bị Mỹ trừng phạt hay cấm.

Gia tăng viện trợ và đầu tư đến nhiều nước ĐNÁ và Phi châu theo kế hoạch Belt & Road. Gia tăng phát triển kỹ thuật trong nước cho dự án “Made in China 2025”.

Phá giá thêm đồng “yuan” để tăng xuất cảng.

Về quốc tế vận, TC gia tăng tuyên truyền, nhất là trong thời kỳ có đại dịch để tiếp tục tạo hình ảnh một Trung quốc mới tốt và nhân đạo đối với mọi nước. Chia rẽ đồng minh của Mỹ. Kết hợp liên minh mới, Hiệp ước kinh tế RCEP, Regional Cooperation Economic Partnership, gồm 15 nước, 10 nước Asean cộng với Úc, Tân Tây lan, Nhật, Nam Hàn, Trung quốc, lúc đầu có Ấn độ sau nầy Ấn độ rút ra. Hiệp ước nầy do TQ dẫn đạo và vừa ký chung vào tháng 11 /2020. Đây là một thỏa ước kinh tế lớn nhất hiện nay.

Trong  nước, TC củng cố nội bộ đảng và trấn an dân, thúc đẩy tự hào dân tộc. Quyết tâm tiến lên đánh nhào Tư Bản và chiếm vị trí số một toàn cầu.

I.5. Kết Quả và Hậu Quả Tạm Thời

Tới nay (12/2020), chiến tranh mậu dịch Mỹ Trung đã xẩy ra gần ba năm. Như trên đã nói cuộc chiến không phải chỉ giới hạn trong thương mại và đầu tư, mà còn lan rộng tới nhiều lãnh vực. Một số xung đột vẫn tiếp diễn. Cuộc chiến chưa biết sẽ chấm dứt lúc nào và sẽ ra sao.

Dưới đây là tóm tắt một số kết quả và hệ quả tạm thời (tới cuối 2020) .

I.5.1.Hệ quả về phía Hoa kỳ

Về thương mại thì hai bên đánh và đàm nhiều lần. Thương thảo cho giai đoạn I, được hai thực hiện là vào tháng giêng năm 2020. Coi như tạm huề. Nhưng rồi bị đại dịch. Thỏa ước không được thực hiện đúng như cam kết. Trung quốc mua nông sản Mỹ ít hơn lời hứa. Hàng TC vào Mỹ bị giảm.Thuế đánh vào hàng TC cao lên thì giá bán lẻ cao ảnh hưởng người tiêu thụ và một số công  ty sản xuất Mỹ.

Về đầu tư, một số công ty Mỹ ở TQ  dời đi  qua một số nước khác, như Google, Apple, Nike… Mặt khác TC đang sửa luật đầu tư theo yêu cầu của Mỹ. Về phần công ty TC  ở Mỹ thì một số bị cấm hay bị phạt. Như công ty công nghệ thông  tin  lớn ZTE và Huawei. Hoa kỳ còn cấm các công  ty Mỹ không được giao dịch với công ty do quân đội TC  làm chủ. Các công ty TC không được lên thị trường chứng khoán Mỹ nếu không được Mỹ kiểm soát tài chánh. Tuy  nhiên, sự cấm đoán bán  cho TC các  sản phẩm bán dẫn (semiconductors, software)  làm một số  công ty Mỹ bị thiệt hại. Một món hàng lớn khác là 900 chiếc máy bay Boeing  (trị giá 1,000 tỷ) mà TC hứa mua trước Thương chiến, nay  bị hoãn lại.

Đối với nông dân Hoa kỳ, thương chiến có ảnh hưởng lớn vì TC nhập một số lượng lớn đậu nành, thịt heo, gà của Mỹ. Nếu thỏa hiệp sau cùng (tháng giêng/2020) bị trục trặc, TC không giữ lời hứa mua 55 tỷ nông sản Mỹ thì đó là thiệt hại cho nông dân.

Một số nhà khoa học TC làm việc tại Mỹ bị bắt vì là tình báo cho TC.

Tâm lý chiến và vận động đồng minh. Chánh quyền Mỹ kêu gọi và trình bày cho dân trong nước thấy thiệt hại của Mỹ về nhập siêu từ TQ quá lớn từ nhiều năm.Tình trạng thất nghiệp ở Mỹ do công ty Mỹ sang làm ăn ở TQ trong mấy chục năm qua. Chánh quyền kêu gọi người tiêu thụ mua hàng Mỹ (Buy American), công ty Mỹ trở về cố hương với sự giúp đỡ về thuế và tín dụng.

Chánh quyền và một số truyền thông Mỹ cũng cho dân chúng thấy TC là nước CS, họ dùng những mánh khoé gian dối. TC không có đủ điều kiện và giá trị cần thiết cho một lãnh đạo thế  giới. Mỹ và một số đại học đóng cửa các Viện Khổng Tử, một nơi truyền bá văn hóa lỗi thời và là nơi ẩn dấu cho tình báo TC.

Do đó, gần đây người Mỹ hiểu rõ hơn TC và đa số họ coi TC là kẻ thù cần cảnh giác.

Đối với đồng minh, Hoa kỳ có thay đổi. Lúc đầu TT Trump với chủ trương“America First” làm cho một số đồng minh, nhứt là Âu châu xa Mỹ. Trong đối phó đại dịch, một số nước hiểu TC hơn, và có sự hợp tác trên một số mặt với Hoa kỳ. Về bang giao quốc tế, Mỹ lôi kéo được các nước mạnh như Nhật, Ấn, Úc thành liên minh “Chuổi Kim Cương ” ở Ấn độ-Thái bình dương. Hoa kỳ đi gần hơn với VN và các nước ASEAN để đối phó sự xâm lăng của TC ở Biển đông.

Hoa kỳ gặp ba khó khăn cùng lúc, là sự suy giảm do chiến tranh mậu dịch, do đại dịch rất nặng nề, và do cuộc bầu cử Tổng thống 2020.

Nhưng kinh tế phục hồi từ tháng 10 năm nay. Thị trường chứng khoán lên cao. Về kinh tế tài chánh, Hoa kỳ còn khó khăn lớn khác là nợ công quá cao do ngân khoản cứu trợ đại dịch. Vào những ngày cuối năm thì dịch covid bùng phát trở lại. Có cái may là thuốc chủng dịch covid- 19  được bắt đầu xử dụng. Kinh tế chưa có dấu hiệu lạc quan .

I.5.2.Hệ quả về phíaTrung Cộng

Kinh tế TQ chậm lại và mức phát triển suy giảm, một phần do thương chiến, một phần do đại dịch. Theo cơ quan nghiên cứu Terence Tai-Leung Chong & Xiao Yang Li ước lượng thiệt hại do thương chiến làm GDP TC giảm 1% và thất nghiệp tăng 1.1%. (Research Gate). Cộng với sự suy giảm do đại dịch, theo ước tính của Ngân hàng thế giới năm nay, suất số phát triển của TC chỉ có 2.9% . Được như vậy là may rồi. Dù sao kinh tế TC vẫn còn mạnh, vẫn còn là đối thủ đáng ngại của Hoa kỳ.

Xuất cảng: Tháng giêng và hai /2020 giảm 17% so với cùng thời kỳ 2019. Trong đó xuất qua Mỹ giảm 28%. (Theo Peterson Institute for International Economics,)

Đầu tư ngoại quốc  :   Đầu tư của TC tại Mỹ giảm từ 46.5 tỷ (2016) xuống còn 5.4 tỷ (2018) (Theo trung tâm nghiên cứu kinh tế Rodium Group).

Khoa học kỹ thuật, TC dù có nhiều cố gắng trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn lệ thuộc nhiều ở Mỹ. Như công  ty ZTE và Huawei phải nhập một chip quan trọng từ Mỹ.

Công nợ và ngân hàng. Nợ công rất cao nay phải cho quốc doanh vay thêm, nhưng tình trạng bị lỗ. Đó là một mối nguy hiểm lớn. Tiền trả nợ cho các nước vay trong kế hoạch BRI bị gián đoạn hay hoãn nợ vì phần lớn các dự án không có lời hay bị đội vốn. Nợ xấu do đó tăng cao.

Chuyển tài sản ra ngoại quốc. Vì tình trạng kinh tế khó khăn, nhiều nhà giàu tìm cách chuồn tiền ra ngoại quốc. Và tham nhũng gia tăng.

Trên bình diện quốc tế, dân chúng và chánh quyền nhiều nước có cảm nghĩ xấu với TC vì phần lớn thấy được mặt thật của “chế độ CS biến thể”

I.5.3. Hệ quả cho thế giới

Tổng quát xuất cảng trên thế giới giảm khoảng3%, GDP thế giới bị giảm 1.7%, trong năm 2020 do chiến tranh mậu dịch, (theo World Bank và Research Gate ghi lại).

Theo ước tính của Viện Nghiên Cứu Peterson Institute Global Economics thì cho tới năm 2030 kinh tế thế giới bị giảm mất 301 tỷ, chỉ do chiến tranh mậu dịch Mỹ-Trung.

Giá cả hàng hóa nói chung sẽ tăng khắp mọi nơi.

Đầu tư ngoại quốc bị giảm. Một số công ty bị ngưng hoạt động. Hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi. TC sẽ không còn nắm các chuỗi cung ứng nhiều thứ hàng hóa quan yếu như trong hàng chục năm qua. Mỹ và Âu châu sẽ tự sản xuất cho thị trường nội địa các loại hàng quan trọng cho kinh tế quốc nội, y tế và quân sự. Mặt khác một số chuỗi cung ứng bị chẻ nhỏ ra và được sản xuất tại một số nước Á châu như VN, Thái Lan, Indonesia, Bangladesh, Mexico, Chile..

Hệ thống tài chánh quốc tế bị ảnh hưởng xấu đi. Thị trường chứng khoán dễ giao động hơn.

Mô hình toàn cầu hóa theo kiểu tự do hoàn toàn, kéo dài trên 50 năm nay, bị thay đổi ít hay nhiều. Vì chủ trương bảo hộ mậu dịch một phần của một số nước. Và các lưởn tài chánh trên thế giới có những thay đổi, kể cả các định chế tài chánh lớn. Toàn cầu hóa sẽ được tái định hình, tùy diễn tiến chiến tranh mậu dịch trong tương lai

Tuy nhiên trước mắt cũng có một số quốc gia có lợi trong cuộc thương chiến nầy, vì sự di dời của các công ty ngoại quốc ra khỏi TC và vì nhờ được xuất cảng tăng thêm do hàng hóa TC bị sụt giảm trên thị trường quốc tế. Trong số đó có Việt Nam

II. HỆ QUẢ THƯƠNG CHIẾN MỸ TRUNG ĐẾN VỊÊT NAM

Chiến tranh mậu dịch Mỹ -Trung cho tới nay đem tới những hậu quả lớn chẳng những cho hai nước đương đầu mà còn cho nhiều nước trong đó có VN.

Trong nhứt thời, nhiều người cho rằng đây là cơ hội mà VN hy vọng được nhiều thắng lợi nhất. Song , về phương diện kinh tế, Hoa kỳ và TC là hai đối tác quan trọng nhất của VN, và vì chiến tranh mậu dịch nầy nhiều phức tạp, nên hệ quả cho VN vừa tích cực vừa tiêu cực.

Trong chương nầy, xin tóm tắt qua hai vấn đề: Mối liên hệ kinh tế VN với Hoa kỳ và Trung quốc và Hệ quả chiến tranh mậu dịch Mỹ- Trung đến với VN.

II.1. Tóm lược Tiến Trình Việt Nam Hội Nhập Toàn Cầu
 II.1.1. Tiến trình Hội nhập toàn cầu của VN

Sau  khi đổi mới kinh tế (1986), VNCS theo đuổi nền kinh tế pha trộn giữa kinh tế tự do và nền kinh tế độc quyền XHCN. VN chấp nhận nhiều thành phần kinh tế: quốc doanh, tư doanh, tư doanh ngoại quốc, hợp tác xã và cá thể. Khu vực kinh tế quốc nội quá yếu, nhứt là quốc doanh chiếm khoảng 60% tài sản và phương tiện kinh tế nhưng 65% bị lỗ triền miên. Tư doanh trong nước còn quá yếu. Cho nên VN phải đẩy mạnh kinh tế đối ngoại từ khoảng năm 2000. Từ đó đến nay, VN đạt một số kết quả khá tốt về xuất cảng và đầu tư ngoại quốc (FDI).

Chúng tôi xin tóm tắt một số điểm quan trọng quá trình mở cửa và đi mạnh vào thị trường thế giới của VN trong 20 năm qua.

Về mậu dịch, từ khi vào WTO cho tới nay VN đã ký 17 Hiệp định (HĐ) mậu dịch song phương cũng như đa phương. Song phương VN ký với các nước: Hoa kỳ, Nhật bản, Trung quốc, Đại hàn, Đài loan, Hồng kong, Singapore. Về đa phương VN ký với nhiều nước trong các HĐ : ASEAN với các nước, với HĐ RCEPT do TC cầm đầu,  CPTPP với 11 nước Xuyên Thái Bình Dương (Hoa kỳ rút ra), và EVFTA, VN với Cộng đồng Âu châu. Hai HĐ sau cùng nầy là HĐ thuộc thế hệ mới và toàn diện.

Một số thành quả về ngoại thương:    2015                          2018                             2019

Xuất cảng:   ($ triệu)                            162,107                      236,862                       253,903

Đầu tư ngoại quốc  ($ tỷ)                   14,100 (2007)            16,120   (2019)

Nguồn: Oxford Business Group

Trong 10 năm qua, xuất cảng tăng trung bình 12-15%/năm.

Tổng cộng FDI cho tới năm 2016 là $293 tỷ. FDI chiếm 25% tổng số đầu tư, và chiếm 70% tổng số hàng hóa xuất cảng (theo IMF).

HĐ mậu dịch CPTPP và EVFTA

HĐ CPTPP chính thức thi hành từ tháng giêng 2019. HĐ EVFTA bắt đầu thi hành từ tháng 8- 2020. Hai HĐ nầy gần như giống nhau. Ở đây xin nói một số điểm chánh của hai HĐ nầy.

Đặc điểm:

Hợp tác toàn diện, vừa đẩy mạnh phát triển mậu dịch và đầu tư, vừa gián tiếp cải thiện các định chế, hệ thống pháp lý và lành mạnh hóa xã hội; đặc tính thứ hai là HĐ dựa trên nguyên tắc kinh tế tự do hay kinh tế thị trường.

Ngoài các qui định về kỹ thuật của mậu dịch và FDI, hai HĐ nầy còn qui định bắt buộc mà các HĐ trước kia không có: sự minh bạch, công bằng trong kinh doanh, sự tham gia của công chúng, tôn trọng tự do và nhân quyền.

Tầm quan trọng và lợi ích:

Khi Hoa kỳ rút ra hồi 2017, CPTPP yếu hơn TPP có Hoa kỳ. Vì Hoa kỳ chiếm tỷ trọng 58% của CPTPP. Nếu có Hoa kỳ (tương lai có thể Hoa kỳ trở lại) thì 12 nước thì GDP chiếm 40% GDP thế giới, và 37.5 % lượng hàng hóa giao dịch của thế giới. CPTPP nay chỉ có tỷ trọng 13% GDP và 17% của thế giới. Hiện nay, EVFTA lớn nhứt của VN, và CPTPP hàng thứ tư, sau Hoa kỳ và TC ( VN xuất siêu qua Hoa kỳ khoảng $40 tỷ/ trong năm vừa qua, còn với TC thì VN phải nhập siêu trên $30 tỷ/ năm).

Theo ước tính của các chuyên gia thì tới 2030, EVFTA sẽ giúp VN tăng xuất cảng 12% năm và GDP tăng 2,4% . (Theo Report World Bank tại VN, tháng 5/2020).

Hai HĐ mới còn giúp gia tăng năng suất công nhân, tạo thêm việc làm, cải tiến phẩm chất hàng hóa, và giúp cải thiện vấn đế tài chánh, tín dụng theo chiều hướng tiêu chuẩn quốc tế.

Các khó khăn nghiêm trong:

Mặc dù tương đối thành công trong Hội nhập, mặc dầu hai HĐ mới có tầm mức quan trọng và là hy vọng nhiều cho VN, nhưng con đường đi tới của Hội nhập toàn cầu của VN còn rất nhiều khó khăn và thử thách. Nếu VN như các quốc gia có Tự do Dân chủ và Nhân quyền thì khó khăn ít hơn và dễ cải thiện hơn nhiều. Mà những khó khăn lớn lại nằm trong các lãnh vực ngoài tính chuyên môn trong mậu dịch và đầu tư. Nhưng nó gián tiếp và quan trọng, vì nếu VN không thi hành đúng sẽ bị chế tài, nghĩa là không được hưởng những ưu đãi của hai HĐ.

Các khó khăn chánh yếu là:  Phải tôn trọng nguyên tắc kinh tế thị trường thực sự. Phải có công đoàn độc lập và bảo vệ quyền công nhân theo luật quốc tế. Phải bảo vệ môi trường. Phải điều hành kinh tế cách minh bạch và công bằng. Phải cải sửa và giảm quốc doanh. Phải giảm tham nhũng và có công bằng xã hội.

Đó là những thử thách, những khó khăn tồn tại từ rất lâu và nguyên do là từ bản chất chế độ và sự vận hành nhiều sai trái của chánh quyền.

II.1.2.  Mối liên hệ kinh tế VN với Hoa kỳ và Trung cộng

Lịch sử cho biết VN từ lâu ở trong thế kẹt trong tranh chấp Hoa kỳ và Trung quốc, từ sau đệ nhị thế chiến cho tới ngày nay.

Sự mâu thuẩn và tranh chấp lớn của hai siêu cường quốc Hoa kỳ và TC có liên quan đến VN  từ chiến tranh với Pháp, rồi qua cuộc đụng độ giữa hai khối Tự do và CS, đến chiến thắng của CS tại VN, đến nay là sự tranh giành “độc bá thiên hạ” của hai siêu cường nầy.

Hệ quả đó với VN trên nhiều mặt, từ chánh trị, quân sự , kinh tế và xã hội. Có những hệ quả nhứt thời, nhưng cũng có những hậu quả trong lâu dài.

Để hiểu về hệ quả của Chiến tranh Mậu dịch Mỹ-Trung cho VN,  chúng tôi xin tóm tắt mối tương quan giữa VN và Trung quốc , giữa VN và Hoa kỳ trên mặt thương mại và đầu tư.

Trên con đường phát triển hội nhập toàn cầu, TC và Hoa kỳ là hai đối tác quan trọng nhứt nhì cho VN. Sự gắn chặt kinh tế VN với hai đại cường Hoa kỳ và TC có tính chiến lược.

II.1.2.1. Tương quan kinh tế VN -Trung quốc:

Sự lệ thuộc kinh tế TC quá lớn và khó thoát ra có nguồn gốc từ mối tương quan chánh trị giữa hai nước. VN ở thế yếu vì các lý do: Thứ nhứt là hai chế độ CS độc tài chuyên chính giống nhau. Sau khi Sô Viết sụp đổ thì hai nước càng sát nhau hơn để bảo vệ nhau sự sống còn, nhứt là về an ninh chính trị, đảng CS VN hay các lãnh tụ đảng luôn coi đảng CSTC là sự bảo đảm tốt nhứt; thứ hai là vì địa lý, VN nằm cạnh một nước khổng lồ có sức mạnh lớn hơn nhiều lần và với truyền thống tham vọng bá quyền;  thứ ba là VN là nước nghèo cần phát triển kinh tế, mà TC là một nước đàn anh giúp đỡ đầu tư, vay mượn dễ dãi, và sự cấu kết tham nhũng cũng dễ dàng hơn. Về mặt kinh tế, VN là thị trường lớn nhất của TC ở Đông nam Á, và ngược lại thị trường TC cho hàng hóa VN khá lớn, đứng hàng thư tư. Sự lệ thuộc TC được xác lập qua sự kiện quan trọng là hai lãnh đạo Trung quốc, Giang Trạch Dân và lãnh đạo VN , Nguyễn văn Linh, ký Hiệp đinh bình thường hóa vào ngày 7 tháng 11 năm 1991. Tiếp theo từ đó có nhiều Hiệp định toàn diện và theo đó CSVN dâng cho TC nhiều điều nhiều thứ kể cả kinh tế có lợi cho TQ và quá nhiều thiệt hại cho VN.

Tóm tắt mối tương quan kinh tế VN- TC  

Cam kết mạnh mẽ và rõ ràng giữa hai đảng và hai chánh phủ bắt đầu từ 1991. Năm 2007, Thành lập Ủy ban Hợp tác Kinh tế Thương mại . Mới nhứt là Thỏa ước hợp tác kinh tế toàn diện ký hồi tháng 11/2017 giữa Trần đại Quang và Tập cận Bình. Hai bên trao đổi qua các hiệp ước song phương và đa phương.

Sự trao đổi giữa hai lãnh đạo thường dễ dàng vì có chủ thuyết và mô hình kinh tế của hai nước  giống nhau .

Trên quan điểm và sự cấu kết , hai nước Việt Trung cụ thể hóa các Thỏa ước, đã có nhiều phái đoàn chánh phủ cũng như doanh nhân hai bên trao đổi kế hoạch đầu tư và mậu dịch cụ thể.

Về Đầu tư trực tiếp và thầu công trình lớn

TQ là một trong 4 nước có đầu tư ngoại quốc cao nhứt tại VN. TQ đầu tư gia tăng: 2 tỷ mỹ kim (năm 2012) lên $10.5 tỷ mk (2016) từ hạng 13 lên hạng 8. Theo báo cáo của  Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì chỉ riêng tháng giêng 2017 , TQ đã đầu tư trực tiếp $340 triệu mk (chiếm 22% tổng số đầu tư ngoại quốc tại VN), và đứng hạng ba sau Singapore và Nam Hàn. Từ khi Hiệp định TTP được ký hồi đầu năm 2016, TQ đẩy rất mạnh đầu tư ở VN. Chỉ trong 10 tháng năm 2017, TQ đầu tư 214 dự án với tổng số vốn $1,6 tỷ mk (theo Vietnam Business News, tháng giêng 2018). Các FDI của TC có ba mục đích: Cạnh tranh với công nghiệp và tiểu thương VN để chiếm thị trường VN, mục tiêu thứ hai là khai thác dầu khí, khoáng sản cho kinh tế TQ, loại thứ ba là các ngành né tránh các HĐ đa phương như tơ sợi, phân bón hay ngành có thể dùng chứng chỉ xuất xứ VN để bán qua Mỹ tránh né thuế quan cao như nhôm thép , đồ gỗ, và thứ tư là các dự án trong kế hoạch “Belt and Road” trong chiến lược bao vây toàn cầu như hải cảng, đường xe lửa, sân bay…

TQ thầu thực hiện các dự án đầu tư công lớn, trên 100 triệu mỹ kim. Tổng quát từ 5 năm nay, 80% các dự án xây dựng hạ tầng, điện nước hầm mỏ , chánh quyền VN giao cho TQ thực hiện.

Khai thác quặng nhôm ở  Lâm đồng và Gia lai, năm 2008 với kinh phí hai dự án lên 950 triệu mỹ kim. Công trình bị kéo dài đến 2014 mới bắt đầu sản xuất.  Nhôm sơ chế bán hết qua TC và bị ép giá. Hai dự án nầy bị lỗ $200 triệu/năm.

TQ thầu được nhiều dự án lớn: nhà máy điện Bình Tuy, Vĩnh Bình tổng cộng trên 2 tỷ mỹ kim,

Dự án Đường xe lửa Cát Linh- Hà Đông (2008) với chi phí đầu tư lúc đầu $552.89 triệu, trong đó tiền vay TQ $419 triệu. Đến 2016 tổng chi phí được điều chỉnh lên $868.04 triệu.Tới năm 2020  chưa xong, dù thời gian thực hiện kéo dài gấp ba. Mỗi năm theo tính toán lúc đầu, VN phải trả nợ cho TQ  $28.8 triệu. Nay công trình kéo dài nợ phải trả nhiều hơn.

Về xuất nhập khẩu: Trung bình từ năm 2010 -2016 hàng nhập từ TQ tăng 18%/năm, năm 2017 ước lượng tăng 15.3%. Theo Vietnam Business Forum, tháng giêng 2018, tổng trị giá xuất nhập năm 2016 là $73 và 11 tháng năm 2017 lên tới 82 tỷ. Xuất siêu với Hoa kỳ gần bằng nhập siêu từ TC.

Hoa kỳ nhập siêu tăng từ US$9 tỷ (2007), lên $17.3 tỷ lên $28.9 tỷ (2015), 39 tỷ (2017). VN đứng hàng thứ 7 trong các nước Hoa kỳ nhập siêu, ý là chưa có TPP.

Về đầutư Hoa kỳ vào VN (FDI): Cũng tăngnhanh. Từ $2000 tỷ đô (2010) lên $10.5 tỷ (2016). Từ hạng 19 (2010) lên hạng 9 (2016). Và tiếp tục tăng, nhứt là vì Chiến tranh Mậu dịch, một số công ty lớn của Mỹ chuyển qua VN. Nhìn chung qui mô FDI của Mỹ khác với TC. Mỹ chủ yếu đầu tư các ngành quan trọng mà VN rất thiếu khả năng như dầu khí, nhiệt điện, sửa chữa máy bay, điện tử…

Còn TC đầu tư đủ thứ, một loại có tác hại xâm nhập thị trường và cạnh tranh thị trường VN như : địa ốc, khu giải trí, casino, bán lẻ ..

Càng tăng giao thương tăng VN càng lỗ vì nhập siêu của VN với TC rất cao, trung bình US $ 30 tỷ, gần bằng số xuất siêu của VN với Hoa kỳ. Như trên, trong vòng 16 năm mà mậu dịch hai bên gia tăng gấp hơn 23 lần. VN trở thành thị trường lớn nhứt của TC trong khối ASEAN. Còn TC là thị trường lớn thứ ba của VN. Chưa kể hàng hóa qua lậu giữa hai nước ước lượng US $20 tỷ/ năm.

VN mua của TC đủ mọi thứ hàng tiêu dùng vì giá rẻ, một phần số lớn hàng qua lậu ở biên giới. Còn TC mua của VN hầu hết dầu thô, nông sản, khoáng sản.

Đầu tư tại VN, TC tràn ngập đầu tư dưới nhiều loại từ điện lực, cầu cống, phi trường, nhà đất tới cơ sở mua bán nhỏ trải dài từ Bắc vô Nam. Trong 10 tháng 2017, TC nhận được các gói thầu và dự án đầu tư tại VN trị giá US $11.9 tỷ (theo WTO văn phòng VN). Ngoài ra, kỹ nghệ VN bị lệ thuộc nguyên liệu của TC. Như ngành may mặc, giầy dép có nguyên liệu nhập 80% từ TC.

Viện trợ. TC cho VN vay rất lớn, họ giữ bí mật con số tổng quát. Nhưng qua một số dự án lớn, đang thực hiện, như ba công trình nhiệt điện ở Phan thiết, Bình Tân và Vĩnh Bình lên tới 6 tỷ mỹ kim, dự án đường xe lửa Cát linh – Đông hà với kinh phí lúc đầu $385 tỷ  sau 4 năm thi công tăng đội vốn lên $850 tỷ, nay sau 8 năm vẫn chưa hoàn tất. Thường TC cho vay 80% chi phí dự án. Các dự án lớn hầu hết nằm trong đại kế hoạch Belt & Road Initiative (BRI). Nội phần trả lãi cũng là gánh nặng cho người dân.

Riêng về mặt kinh tế TC-VN có tầm mức rất quan trọng. Đầu tư TC tại VN (2017) đã lên hàng thứ tám trong các nước.

Theo thỏa hiệp ký vào năm 2011 về dự án thăm dò dầu và lợi ích khác dưới biển trong đó có phần chánh là lãnh hải TC chiếm của VN. Một “hợp tác” khai thác dầu khí trị giá một tỷ mỹ kim. Dự án nầy do công ty quốc doanh dầu lửa CNOOC của TC (theo báo The Gardian ngày 15-5-2014). Từ đây đưa tới hậu quả là TC cứ tự nhiên kéo giàn khoan thăm dò dầu khí từ vùng nầy đến vùng kia của VN. Và TC còn ra lịnh cấm và đuổi các các nước khác hợp tác VN khai thác như công ty Rapsol của Tây ban Nha, công ty Exon của Mỹ.

Năm 2013 VN- TC lại ký Thỏa ước hợp tác về mậu dịch, hạ tầng cơ sở, an ninh biển, kể cả khai thác dầu khí.

Năm 2017 khi Tập cận Bình (TCB) đến VN dự Hiệp định APEC, hai bên có ký một Bản ghi nhớ cho Thỏa hiệp 5 năm hợp tác về mậu dịch và kinh tế giữa VN-TC . Trong đó nói về các mục: mậu dịch, đường xe lửa Vân nam-Hà nội-Hải phòng, hai bên còn cam kết sẽ kiểm soát và quản lý tốt về quyền lợi lãnh hải (theo báo Shanghai Daily ngày 4 tháng 11 2017). Tiếp sau chuyến thăm của TCB, VN-TC ký một loạt 83 Hiệp định thương mại trị giá US $1,94 tỷ (theo Reuter 8-11-2017).

Sau đó các HĐ được chi tiết hóa bởi nhiều Bộ hay cơ quan liên hệ của hai bên. Ví dụ một phái đoàn 60 đại diện của 30 công ty do Bộ Thương mại TC qua VN làm việc bởi Bộ Công thương VN để thực hiện cụ thể. Sự hợp tác kinh tế VN-TC được đẩy mạnh với bề ngoài TC đưa ra hình thức tốt đẹp, như lời ông Zhi Luxun, trưởng phái đoàn phát biểu “China is ready to join hands with VN in upholding the Silk Road spirit of peace and cooperation, openness and exclusiveness, mutual learning and mutual benefit” (theo China Daily 9-11-2017) – “TC sẵn sàng hợp tác với VN trong tinh thần dự án Silk Road là hợp tác hòa bình, cởi mở và đặc biệt, hai bên hiểu biết nhau và cùng nhau có lợi” . Đó là chánh sách chung của TC khi hợp tác kinh tế với nước khác, một thể hiện êm ái lúc đầu và hiểm độc về sau của “Thực dân kiểu TC”.

Vấn nạn tồn tại giữa VN – TC trong hợp tác kinh tế:

Tinh thần hợp tác toàn diện của TC là sự kềm kẹp toàn diện. Kinh tế đi song song với chánh trị và an ninh.

Thái độ TC luôn trịch thượng kẻ cả đối với VN, nhứt là khi đảng CSVN chưa thoát khỏi đảng CSTQ. Nhứt là thái độ các lãnh đạo VN “thà mất nước hơn mất đảng”.

Sự áp đảo chiếm đoạt VN có tánh cách chiến lược và lâu dài, vì địa lý, tài nguyên dầu khí, vì văn hóa, vì việc phát triển lực lượng Hoa kiều hải ngoại, và vì thế quân bình quốc tế khi Hoa kỳ và Âu  châu chuyển trục qua Á châu.

Sự hợp tác kinh doanh hay viện trợ còn là sự “hợp tác tham nhũng” và hủy hoại tài sản VN 

Về mặt chiến lược, TQ  coi VN là một quốc gia ưu tiên số một cần nắm chặt về phương diện an ninh và kinh tế. CSVN ở thế yếu, cần chỗ dựa chắc, nên thường không cưỡng lại ý đồ của TQ.

Về thầu xây cất các công trình lớn. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, trong chánh sách bung mạnh ra thế giới, TQ yểm trợ cho nhiều nước đang phát triển, trong đó có VN, xây dựng nhiều công trình hạ tầng cơ sở bằng sự phối hợp cho viện trợ khoảng 80% kinh phí, nước nhận viện trợ giao cho TQ thầu, mà không có đấu giá cách bình thường, TQ bán máy móc trang thiết bị, và đem chuyên viên và công nhân qua thi công. Trong vòng 10 năm nay, VN giao cho TQ 80% công  trình và phẩm chất công trình rất yếu kém.

Một nguy hại về mặt xã hội là VN đang xây dựng nhiều casino ở các khu kinh tế Vân đồn, Vân phong và Phú quốc. Dân TC qua VN rất đông sống bừa bãi và gây ra nhiều loại tội phạm.

 Dự án công trình lớn song phương và đa phương VN – TQ: Hành lang kinh tế Việt Trung, đại dự án”  Vành đai con đường” qua nhiều quốc gia.

Một số công trình lớn của TC tại VN có liên hệ đến an ninh quốc phòng. Như Dự án Hành lang Trung-Việt với chi phí trên 4 tỷ US$ từ năm 2012, (Ngân phát triển Á châu cho vay 2 tỷ.) trong đó phương án xây dựng các xa lộ từ TC qua 6  tỉnh miền Bắc, và phương án đường xe lửa từ Vân Nam qua Hà nội đến Hải phòng. Dọc bờ biển và các đảo bị TC chiếm trái luật và tự tiện khai thác dầu khí, và đặt căn cứ quân sự. Các điểm trọng yếu thì VN xây các Đặc khu kinh tế cho TQ. Trên cao nguyên TC khai thác dự án quặng nhôm. Phía Tây nam thì TC có căn cứ lớn ở Cambodia. Còn ngã nào để thoát khỏi TC!

II.1.2.2.  Tương quan kinh tế VN – Hoa kỳ

Hoa kỳ và VN thiết lập bang giao năm 1995. Trong hoàn cảnh mới hai nước tiến lại gần nhau nhanh chóng. Nhất là từ khi bá quyền TC muốn chiếm đoạt Biển đông. Ngày nay sự hơp tác Hoa kỳ – VN nâng lên mức toàn diện. Riêng về lãnh vực kinh tế, Hoa kỳ trở thành đối tác số một của VN, chẳng những về thương mại mà còn nhờ có  ảnh hưởng Hoa kỳ với các định chế quốc tế và với một số nước tư bản tự do, và an ninh vùng Biển đông.

 Nay với chiến tranh mậu dịch Mỹ -Trung, tác động cho hai bên Mỹ- Việt chắc có ít nhiều thay đổi trong tương lai mà cả hai bên hy vọng theo chiều hướng tốt.

Hoa kỳ – VN  Ký Hiệp định kinh tế song phương ngày 13-tháng 7 năm- 2000, có hiệu lực từ tháng 12/2001. Đó là HĐ thương mại kiểu cũ, không kèm theo điều kiện Dân chủ và Nhân quyền như các HĐ sau nầy. Trong đó có các điều khoản quan trọng: Hoa kỳ cho VN “qui chế tối huệ quốc” (đ.1,Ch.I). Hàng hóa VN xuất qua Mỹ với thuế quan giảm từ 40% còn 5%. Về bảo vệ và chế tài sản phẩm trí tuệ. Về đầu tư, nếu có tranh chấp sẽ xử dụng trọng tài Liên Hiệp Quốc (UNCITRAL).

Hai bên hứa tạo thuận lợi về mậu dịch và đầu tư (Ch.V).

Cái hy vọng lớn cho hai bên, nhứt là phía VN là HĐ đa phương mang tính cách lịch sử và đặc  điểm mới của Tòan cầu hóa. Đó là HĐ TPP (Trans Pacific Partnership) hồi 2016 gồm  12 nước trong đó Hoa kỳ và VN. HĐ nầy toàn diện hơn đầy đủ hơn trước, ngoài qui định về mậu dịch và đầu tư còn qui định về sự tham gia của người dân, về nhân quyền… Nhưng năm 2017, TT Trump rút ra khỏi TPP. 11 còn lại tiếp tục với tên mới CPTPP. Không có Hoa kỳ là thiệt thòi lớn cho VN, vì Hoa kỳ là đối tác lớn nhất.

Thấy tầm mức quan trọng của Hoa kỳ, VN nổ lực vận động Hoa kỳ qua nhiều công tác như: Hoa kỳ bãi bỏ luật Valik Jackson, (cấm vận với nước CS), sau nầy Hoa kỳ bỏ luật cấm bán vũ khí sát thương tập thể. VN vận động gia nhập Hiệp hội ASEAN, và Hiệp ước mậu dịch tự do APEC.

Về mậu dịch hai bên, tăng nhanh. Dù Hoa kỳ không có là thành viên CPTPP. Trong vòng 20 năm, từ 2001 đến 2011, tăng 1200%, từ US $1.500 lên US $20 tỷ (Theo Wikipedia). Và tiếp tục lên US $77.600 năm 2019. Trong giao thương nầy, VN có lợi nhiều. VN xuất siêu từ US $592 (2001) lên US $39 tỷ (2019)

Về Đầu tư (FDI) của Hoa kỳ tại VN: Có lẽ các công ty của Mỹ với qui mô lớn, trong những năm trước TC mở cửa FDI Mỹ qua TC, nên qua VN ít hơn. Từ 2000- 2018, tổng số FDI của Mỹ ở VN trị giá US $54,5 tỷ dự án (Theo US Department of Trade) . Trong đó các công ty Microsoft, Cisco, Fedex, Coca Cola, Visa, Intel, Bank of America, City Bank… Dù không chiếm vị trí cao, nhưng FDI của Mỹ ở VN trong quá khứ có gia tăng. Hai nước càng ngày càng gần hơn, về mặt đầu tư sẽ tăng hơn và VN cần nhập hàng Mỹ nhiều hơn.

Trong chiến tranh mậu dịch, có một số công ty Mỹ chuyển qua VN. Mặt khác, Hoa kỳ và VN  đang gia tăng đầu tư về năng lượng. Như hồi tháng 10 vừa qua, Công ty Mỹ ký hợp đồng khí hóa lỏng trị giá $2.8 , hợp đồng đầu tư $3 tỷ nhà máy nhiệt điện Bình sơn, Bình Thuận, và một vài dự án lớn nữa trong chiều hướng có vẻ thuận lợi cho hai bên.

Vấn nạn tồn tại giữa Hoa kỳ-VN trong lãnh vực kinh tế:

Bang giao hai nước ngày nay tới mức toàn diện, nghĩa là ngoài kinh tế còn an ninh vùng. Nhưng riêng về mặt kinh tế, hãy còn một số tồn tại như:

Hoa kỳ không tin CSVN thật lòng hợp tác, mà muốn lợi dụng Hoa kỳ về kinh tế, vì VN nằm trong thòng lọng  ác nghiệt của TC, và sự thiếu thành thật của trong quản lý kinh tế .

Hoa kỳ không công nhận VN có nền kinh tế thị trường thực sự (Non Market Economy, NME). Theo luật về thương mại quốc tế của Hoa kỳ thì nếu một quốc gia được cho là có  nền kinh tế không phải thị trưòng thì bị áp đặt một số biện pháp khác có hại cho đối tác đó. (Theo luật US19-USC 1677 về NME “ any foreign country that the administering authority determine do not operate on the market principles of cost or pricing structures so that sale of merchandise in such country do not reflect the fair values of merchandise”- Một nền kinh tế không phải thị trường là bất kỳ một quốc gia bên ngoài khi cơ quan thẩm quyền xác nhận không điều hành theo nguyên tắc thị trường về giá thành hay cách định giá bán một món hàng của quốc gia nầy không phản ánh trị giá đúng của món hàng ). Nhiều lần VN yêu cầu Mỹ công nhận cho VN được qui chế nền kinh tế thị trường. Tới nay Hoa kỳ chưa chánh thức xác nhận .

VN phải gia tăng nhập hàng Mỹ để giảm bới nhập siêu của Hoa kỳ nay lên tới gần US $ 40 tỷ/năm. VN đã hứa nhập thêm hàng các món hàng như máy bay, sản phẩm cho quốc phòng, máy móc kỹ thuật cao, một số nông sản với hàng nhiều tỷ.

Hồi tháng 10 vừa qua, Bộ trưởng Thương Mại HK nêu vấn đề VN đang lũng đoạn tiền tệ để gia tăng xuất cảng. Đó là vấn đề rắc rối có thể xem như sự sai trái trong thanh toán ngoại thương. VN bị Mỹ coi như không minh bạch và công bằng trong điều hành kinh tế tài chánh trong nước. VN không công khai và minh bạch ngân sách, viện trợ, và trong các vụ thầu cho chánh quyền mà VN giao 80% các dự án lớn cho TC. Tin mới nhứt là Hoa kỳ chính thức trừng phạt VN về sự lũng đoạn tiền tệ, là hạ tỷ suất đồng bạc VN so với Mỹ kim. Trừng phạt nầy khá nặng và Mỹ tuyên bố vào ngày gần Giáng sinh, chắc chắn có ảnh hưởng xấu với kinh tế VN.

Hệ thống luật lệ trong kinh tế, VN không đúng tiêu chuẩn quốc tế. Chẳng hạn về quyền công nhân, luật biểu tình, luật hình sự, cũng như nhiều vụ gian lận như việc dán nhãn “Made in VN” cho hàng sản xuất TC. Tóm lại bang giao kinh tế hai bên Mỹ-Việt tiến bộ tốt. Nhưng còn nhiều mâu thuẩn tồn tại phải giải quyết, trong đó có sự lệ thuộc của VN với TC và sự bất quân bình quá lớn có lợi cho VN.

II.2.   Hệ quả Chiến tranh Mậu dịch Mỹ Trung đến VN

Trong phần trên, chúng ta thấy mối tương quan kinh tế VN- TC và VN-Hoa kỳ càng ngày càng gia tăng và có vị thế rất lớn đối với kinh tế VN. Vì vậy khi hai quốc gia số một và số hai đánh nhau thì VN là một trong các nước chịu ảnh hưởng quan trọng. Nhưng cuộc chiến chỉ mới còn ở giai đoạn khởi đầu cho nên hậu quả cho  hai bên cũng như cho VN chưa có nhiều. Ảnh hưởng sẽ nhiều hay ít lâu hay mau tùy cường độ cuộc chiến, và tùy sự chấn chỉnh của VN.

Chiến tranh mậu dịch Mỹ -TC là một trong những biến động thế giới. Có thể đây là khởi đầu cho sự thay đổi lớn về Toàn cầu hóa, và sự tái định hình trật tự thế giới. Với vị thế đặc biệt VN phải dính líu những biến động quốc tế trong ngắn hạn và dài hạn. Muốn được nhiều lợi ích hay tránh bớt hậu quả tai hại, VN cả chánh quyền và dân chúng, cần cứu xét kỹ lưỡng lợi và hại trong sách lược hội nhập toàn cầu của chính mình.

Trong gần hai năm qua , nhiều người nói nhiều đến VN được lợi nhiều nhứt. Nhưng ít người nói đến thử thách cho VN trong ngắn hạn và trong lâu dài.

II.2.1. Hệ quả tích cực 

Hậu quả cuộc chiến mậu dịch làm cho một số nước có lợi và một số nước có thêm khó khăn. Về mặt kinh tế, thì nhiều nhà nghiên cứu cho rằng VN là một trong các nước có lợi nhiều nhứt. Vì VN có nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh ngoại quốc.

Các yếu tố đem lại thuận lợi và tích cực cho VN trong kinh tế quốc ngoại:      

Lực lượng lao động đông đảo và trẻ. Lương công nhân rất thấp, thấp nhứt trong vùng .

Sách lược kinh tế và và hội nhập được coi là mở rộng, hợp tác với mọi quốc gia.

Địa lý thuận tiện cho việc đầu tư xuất cảng. Có thể trở thành trung tâm chế tác khá lớn cho toàn cầu, kể cả chuổi cung ứng trong mô hình Toàn cầu hóa.

Một số thành công và kinh nghiệm trong quá khứ. Trong quá khứ VN tương đối thành công trong mậu dịch và đầu tư quốc tế.

Văn hóa VN tương đối cởi mở, và đã du nhập và hòa hợp được với hai nguồn văn hóa Đông phương và Tây phương.

Trên thực tế, vì chiến tranh mậu dịch, đã và sẽ có một số công ty Mỹ, Nhựt, Đại Hàn chuyển cơ sở qua VN.

Nếu có nhiều công ty chuyển từ TC qua là cơ hội tốt cho VN ổn định thêm kinh tế nội địa quá yếu. Giúp giải quyết thất nghiệp, và tạo thế mạnh hơn trong hội nhập kinh tế toàn cầu.

II.2.2. Hệ quả tiêu cực

VN cũng gặp nhiều khó khăn và thử thách làm cho thuận lợi bị giảm đi. Các yếu tố tiêu cực hay không thuận lợi có thể là:

Mô hình “kinh tế thị trường định hướng XHCN” là hai nền kinh tế mâu thuẩn, đối nghịch. VN không có kinh tế thị trường thực sự. Thực tế, kinh tế XHCN hướng dẫn kinh tế thị trường. Cho nên khu vực tư doanh kể cả tư doanh ngoại quốc bị đối xử không công bằng, bị nhiều thiệt thòi.

Môi trường chánh trị dù “ổn định”, nhưng không có Dân chủ, Tự do và Nhân quyền mà luật lệ các nước đối tác yêu cầu và bắt buộc.

Công nhân rẻ nhưng thiếu chuyên môn, các công ty ngày nay xử dụng kỹ thuật nhiều không mướn được. Một số công nhân có thái độ không tốt do chịu ảnh hưởng nền giáo dục XHCN.

Hạ tầng cơ sở còn rất kém. Trong đó có tình trạng các hải cảng lớn, đường xá cầu cống, điện nước, môi trường ô nhiễm.

Bộ máy hành chánh công quyền rất tệ hại. Luật lệ rắc rối, đôi khi mâu thuẩn giữa luật đảng và luật chánh quyền, một số không theo tiêu chuẩn quốc tế. Bộ máy có hai hệ thống rất to lớn và rất tốn kém. Nhân sự kém khả năng vì nạn con ông cháu cha người có tài không được xử dụng đúng.  Kém hiệu năng chuyên môn và kém đạo đức hành chánh, không minh bạch

Giáo dục yếu kém, không đi sát với bước phát triển kinh tế.

Tệ trạng xã hội: Tham nhũng, bất công xã hội đầy dẫy và khủng khiếp. Đây là một trong những ngại ngùng của doanh nhân ngoại quốc.

Phong cách và tinh thần làm việc của nhiều người, nhứt là ở khu vực chánh quyền là thiếu minh bạch, nghĩa là dấu diếm, gian lận, không thật tình. Chẳng hạn hàng giả, hàng TC dán nhản “made in VN” để xuất cảng qua Mỹ, đã bị bắt gặp, và bị phạt nặng. Sao chép và bàn các loại sản phẩm trí tuệ.

Chánh quyền VN thường chối cải và dấu các vi phạm nhân quyền điều mà luật các đối tác qui định. Các đối tác ngoại quốc rất lo ngại vì chính luật nước họ cũng buộc cho.

Cán cân mậu dịch là điều quan trọng cho hợp tác quốc tế. Nếu VN có xuất siêu quá cao là vấn đề. Trong đó vấn đề lủng đoạn tiền tệ mà Hoa kỳ mới nêu ra cho VN.

Về sách lược và mô hình phát triển. VN phải cải đổi nhanh việc thực thi đúng đắn nền kinh tế thị trường. Chánh quyền phải sửa đổi nhiều luật lệ theo tiêu chuẩn quốc tế. VN phải tôn trọng nhân quyền và Tự do Dân chủ. Trong đó có vấn đề cần phải thực hiện ngay là Công đoàn độc lập. Nó chứng tỏ sự quan trọng về hai điều, thực thi đúng luật pháp quốc tế mà VN hứa nhiều lần, thứ hai là nó có tác dụng tốt cho việc phát triển về hợp tác kinh tế .

Trên đây là tóm tắt thuận lợi và khó khăn của VN trong thời buổi chiến tranh mậu dịch và có thể cho tình trạng thay đổi mạnh mẽ Toàn cầu hóa. VN cần xem kỹ lại mình. Toàn cầu hóa là phải cạnh tranh và là sự hợp tác công bằng không mưu sĩ của nhiều quốc gia. Thứ hai là trên mặt thu hút đầu tư ngoại quốc, VN phải cạnh tranh với Thái lan, Indonesia, Malaysia, Ấn độ, và một số nước ở những khu vực khác.

II.3. Xung đột Mỹ – Trung và Trật Tự Thế Giới trong Tương Lai
II.3.1.Tương lai cuộc chiến Mỹ Trung

Cách tổng quát tình hình xung đột Mỹ Trung cho tới cuối năm 2020 nầy còn nhiều ẩn số và còn nhiều điều chưa giải quyết. Dù thương chiến còn tạm đình chiến, dù các đụng độ trên các mặt trận khác còn đang tiếp diễn và phải tiếp tục trong tương lai. Nói chung vấn đề cực kỳ khó khăn, có lẽ khó hơn thời kỳ chiến tranh lạnh. Dù Mỹ có Tổng thống mới từ năm tới, vì tích tụ từ quá lâu và chằn chịt trong nhiều lãnh vực. Đặc biệt là là do sự tranh bá để chiếm đoạt địa vị lãnh đạo số một thế giới. Có nhiều người ngiên cứu về cuộc chiến không đổ máu nầy, nhưng những kết luận chỉ là suy diễn. Đó là các kịch bản có thể xảy ra trong tương lai.

Có một điều có thể thấy được là cuộc đụng độ Mỹ Trung làm thay đổi trật tự thế giới. Sự tái định hình như thế nào còn tùy các chiến trận trong tương lai giữa hai siêu cường, tùy quan điểm mới về Toàn cầu hóa, và tùy Mỹ và Trung cộng xây dựng được đồng minh như thế nào, hay nói khác tùy mức độ quốc tế hóa cuộc chiến nầy.

Dù thế nào ở tương lai, thì hiện nay Trung quốc và Hoa kỳ đang có những thử thách rất lớn.

Về phía TC, nếu nhìn bề ngoài thì nước CS nầy chưa bị sứt mẽ bao nhiêu. Thậm chí có một số nhà nghiên cứu cho rằng Mỹ bị thua thiệt nhiều hơn TC. Và cũng theo tin tức của một số nhà nghiên cứu sâu bên trong thì TC bị khó khăn lớn về nhiều mặt.

Về kinh tế, mức phát triển 2020 chỉ còn độ 2.9% (World bank) . Xuất cảng giảm. Đầu tư ngoại quốc giảm. Kinh tế trong nước giảm mạnh vì thất nghiệp tăn cao. Mãi lực giảm, mặc dù hai năm qua TC Bình muốn chuyển chánh sách kinh tế cho trong nước nhiều hơn Quốc doanh bị khó khăn hơn, trong đó đặc biệt các ngân hàng vị nợ xấu tăng cao do nhiều công ty phá sản và do một số nước mắc nợ trong kế hoạch Belt& Road bị thua lỗ không tiền trả nợ.

Xã hội và chánh trị TC bị khó khăn vì cùng lúc xẩy ra các vụ chống đối mạnh ở Hồng kong, Tân cương, và Đài loan .

Trên bình diện quốc tế, có nhiều nước, nhiều dân chúng hiểu rõ và chống TC nhiều hơn về mô hình chánh trị XHCN, về thủ đoạn trên thương mại và về văn hóa truyền thông. Nói tóm lại TC đang phải đối diện nhiều thử thách khó giải quyết trong tương lai gần.

Về phía Hoa kỳ cũng đang gặp nhiều khó khăn lớn. Mục tiêu thương chiến không có kết quả bao nhiêu. Vẫn nhập siêu lớn. Đầu tư mới trong nước giảm một phần vì đại dịch. Nợ công tăng , ngân sách thiếu hụt thêm. Người tiêu thụ có khó khăn vì giá cả tăng.

Qua hơn hai năm, cuộc thương chiến chưa có kết quả rõ ràng, nên tương lai cũng chỉ suy đoán .

Có thể có ba kịch bản xảy ra trong tương lai:

1/ Trung quốc kiệt sức trước. Có thể TC suy sụp và chống đở khó khăn. Lý do là tham vọng quá lớn. Thực hiện quá nhanh và quá rộng. Kinh tế dựa vào xuất cảng quá nhiều, khi kinh tế toàn cầu thay đổi TC bị ảnh hưởng mạnh nhứt. Nội bộ chia rẽ và nhiều chống đối. Trên thế giới TC bị phản ứng xấu và sức mạnh kinh tế bị hạn chế. Trong trường hợp nầy TC phải thay đổi sách lược kinh tế. Dù trong khó khăn nào thì sức mạnh kinh tế TQ không dễ dàng vị sụp đổ nhanh chóng.

2/ Hoa kỳ thất bại. Trường hợp thứ hai là Mỹ bị suy yếu, bị hụt hơi. Vì kinh tế không phục hồi nhanh và mạnh. Chánh trị trong nước bị xáo trộn hơn, chia rẽ làm sức mạnh Mỹ yếu từ trong nước lẫn quốc tế. Hoa kỳ đi vào giai đoạn khó khăn nhất từ sau thế chiến thứ II. Do đó thế số một thế giới bị thách thức. Mặc dù chánh nghĩa Dân chủ Tự do, Nhân quyền còn đó. Nhưng những giá trị nào cũng phải xây dựng cách thực tế dựa trên sức mạnh kinh tế.

3/ Hai bên giải hòa. Vì cả Hoa kỳ và TC đều nhận ra rằng khó có thể một bên chết và một bên chiến thắng. Ngày nay cả hai siêu cường cần hợp tác, mặc dù có nhiều xung khắc, nhiều  mâu thuẩn. Tức là hai nước giải quyết trên quyền lợi thực tế, hai bên cùng có lợi. Điều mà TQ đã nêu ra từ lâu, nhưng không phải là điều mà TC thực lòng theo đuổi. Từ thời Tổng thống  Nixon thiết  lập bang giao với TC nay đã gần 60 năm , Hoa kỳ và Âu châu đã hiểu sai về TC quá lâu và quá nhiều. Liệu tương lai ra sao, có rút được nhiều kinh nghiệm đau thương không?

Hợp tác quốc tế trên căn bản hòa bình và thịnh vượng luôn là nguyên tắc đúng. Nhưng lợi dụng danh nghĩa đó cho mưu đồ đen tối là không chấp nhận được.

II.3.2. Vấn đề trật tự thế giới mới

Nhiều người nghĩ là là báo hiệu sự cáo chung của Toàn cầu hóa (TCH) theo căn bản tự do hoàn toàn, nghĩa là không có hạn chế và cản ngăn trong trong ngoại thương trong đầu tư ngoại quốc và giao lưu tiền tệ. Mặc dù qua hơn năm thập niên của mô hình TCH đó đem lại nhiều lợi cho kinh tế thế giới. Nhưng nó đã bị TC lạm dụng và lợi dụng để phát triển sức mạnh toàn diện của mô hình XHCN kiểu mới. Nếu tiếp tục như vậy trong tương lai không xa, TC sẽ chiếm vị trí lãnh đạo thế giới.

Như vậy có thể thế giới trở lại “lưỡng cực” như thời chiến tranh lạnh của hai khối Tự do và Cộng sản. Sau khi Liên sô và Đông Âu sụp đổ (1991), khối CS bị bể. TC lúc đó không đủ sức mạnh để đương đầu với Mỹ và Âu châu. TC thay đổi quan trọng  mô hình XHCN với sắc thái Trung quốc để đánh lừa khối tự do, khối thế giới thứ ba gồm các nước đang phát triển, và TC còn đánh lừa cả quần chúng TQ, để tìm một con đường mới. “Giấc mộng TQ” mà Tập cận Bình theo đuổi cách quyết liệt là trong tương lai gần TQ có vị trí siêu cường ngang hàng với Hoa kỳ. Lúc đó thế giới có trật tự lưỡng cực, nhưng rất khác với lưỡng cực trước 1991. Bây giờ TQ nguy hiểm hơn Liên Sô nhiều. Cực thứ ba là Âu châu, sau nhiều năm thụt lùi, giờ muốn vùng lên. Nhưng thế và lực của Âu châu chưa đủ mạnh. Nhu cầu tốt nhứt để chận TC lên “độc bá quyền” là Hoa kỳ và Âu châu trở lại tình đồng minh tốt hơn hiện nay. Một “liên minh  lõng lẽo” chưa đủ mạnh nhưng cũng có thế và lực nào đó không nhỏ và có lập trường chống TC là  “Liên minh Kim Cương” gồm  Mỹ , Nhật , Úc và Ấn độ.  Thế giới còn lại là rất nhiều nước, phần lớn nghèo và “cuốn theo chiều gió”.

Người ta nghĩ tương lai trật tự thế giới sẽ có thay đổi nhiều , nhưng chưa ai có thể biết rõ nó như thế nào vì thế giới còn nhiều biến động, trong đó hận thù và mặc cảm quá khứ, về chủng tộc  vẫn còn đè nặng trong tâm tư con người.  Còn biến động quốc tế thì Việt Nam còn bị lôi cuốn vào nhiều khó khăn lớn gần như một định mạng .

Cali, cuối năm 2020          

Nguyễn Bá Lộc.

 

                                             

                

Views: 243

Posted in thoi luan.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *