Vài Nét Về Con Người Của Giáo Sư Nguyễn Văn Bông

Triệu Huỳnh Võ

Khi Giáo Sư Nguyễn văn Bông về làm Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (HV/QGHC), tôi đã tốt nghiệp trước đó gần 2 năm, tuy nhiên có nhiều cơ duyên với một số cơ hội tự nhiên xảy đến, khiến tôi có dịp hiểu biết nhiều về GS Bông, cũng như nhận xét được đức độ của một người thầy khả kính, một nhà lãnh đạo chính trị sắc bén trong nền Đệ Nhị Cộng Hoà.

Vào trước năm 1975, tình cờ trong một chuyến đi nghỉ mát tại Vũng Tàu, tôi gặp gỡ một cựu giáo viên, ông Ngô quang Vinh, từng làm hiệu trưởng một trường tư thục ở đường Phan Thanh Giản, Sàigòn, cùng quê Gò Công với GS Bông. Ông Vinh cho biết, ông Bông vốn là một người học trò giỏi, rất thông minh và hòa nhã với mọi người. Thời gian ở Saigon, ông Bông cư ngự trong trường Lê bá Cang. Lúc ông Bông chuẩn bị sang  Pháp du học, các người thân quen với ông Bông ở trường  nầy đã hết lòng giúp đỡ cho chuyến xuất ngoại của ông.

Vào tháng 9/2007, tôi có dịp du lịch ở Pháp và gặp lại bác sĩ Nguyễn  Minh Tân, trước đây từng là Chủ Tịch Đô Thành Bộ Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến (PTQGCT). BS Tân  cho tôi biết,  theo lời GS Nguyễn Ngọc Huy kể lại,  khi tới Pháp, một số sinh viên VN thiên tả thời đó có ý định tiếp xúc và lôi kéo ông Bông theo họ. Ông Huy lúc bấy giờ đã đến với ông Bông, sau đó hai ngưòi đã kết thành bạn thân và dứt khoát chống Cộng từ đó.

GS Bông về nước lúc nào thì tôi không rõ lắm, nhưng tên tuổi của ông trở nên sáng chói sau khi ông đọc bài diễn văn khai giảng đầu niên học ở trường Luật Sài Gòn,  khoảng năm 1963, với đề tài “ Quyền Đối Lập Chính Trị ”.  Đây là một đề tài mới mẽ, chưa  ai chính thức và công khai đề cập. Có thể nói, GS Bông là người đầu tiên đã phát động và kêu gọi sự thực thi một chế độ dân chủ với sự cho phép hình thành các lực lượng đối lập chính trị, hoạt động tư do và công khai. Cũng chính vì sự tha thiết với chủ trương đó, sau này ông cùng với GS Nguyễn Ngọc Huy đã thành lập Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, một lực lượng chính trị đối lập với chính quyền đương thời trong nền Đệ Nhị Cộng Hoà.

Bài diễn văn khai giảng về Quyền Đối Lâp Chính Trị của GS Bông được đăng trong Luật Học Tập San và sau này trong quyển Luật Hiến Pháp do ông biên soạn. Những ai có dịp đọc qua bài này đều phải khâm phục về nội dung sâu sắc, phong phú của bài viết, với sự trích dẫn các điển tích dí dõm, lời văn trau chuốt đến độ không thể thêm hoặc bớt một chữ nào trong câu văn của ông. Các sinh viên có dịp học với GS Bông ở các lớp Cao  học Luật còn cho biết thêm là có nghe GS Bông giảng bài bằng tiếng Pháp thì càng thấy thán phục hơn nữa truớc lối trình bày quá lưu loát và sự “ngọt lịm” trong lời văn của ông.

Sau cuộc cách mạng 1-11-63, GS Bông được bổ nhiệm làm Viện trưởng  HV/QGHC thay thế  GS Vũ quốc Thông. Lúc bấy giờ, HV/QGHC vốn có chương trình cấp phát học bổng cho các sinh viên đậu thủ khoa ở các khóa học, sau hai năm ra làm việc, được đi tu nghiệp ở Mỹ lấy bằng cao học, hoặc tiến sĩ để rồi sau đó sẽ về phục vụ cho HV/QGHC.

Tôi được học bổng đi tu nghiệp tại đại học University of Southern California(USC) ở tiểu bang California vào tháng 1/1965. Mùa hè năm 1965, GS Bông có dịp chính thức viếng thăm Phân Khoa Hành Chánh Công Quyền (School of Public Administration ) của đại học USC. Là sinh viên VN duy nhất đang học tại phân khoa nầy nên tôi đượcc trưòng USC chỉ định tiếp đón và đưa ông gặp gỡ khoa trưởng và các giáo sư của Phân khoa Hành Chánh Công Quyền trong suốt thời gian nầy. Qua thời gian ngắn ngủi đó, tôi đã nhận thấy ở ông một người trí thức khoa bảng,  một cấp lãnh đạo trẻ trung có tính tình rất xuề xòa bình dị, và rất cởi mở. Theo tôi, chính những đức tính nầy giúp ông chinh phục được sự cảm mến và quí trọng của bất cứ ai có dịp tiếp xúc hay gặp gỡ ông ngay lúc sơ giao. Sự quen biết và quan hệ của tôi với ông bắt đầu từ đây và tiếp tục sau ngày tôi về VN.

Giữa năm 1968, sau Tết Mậu Thân, trong cương vị Giám Đốc phụ trách một Nha đặc trách về chính trị Phủ Thủ Tướng thời cụ Trần văn Hương làm Thủ Tướng Chính Phủ, hằng ngày tôi được Nha Báo Chí cung cấp một copy bản tóm lược tin tức viễn ấn (teletype) của các hãng thông tấn ngoại quốc liên quan đến hiện tình chính trị, xã hội của VNCH. Bản chính trình lên cho Thủ tướng xem. Tôi  cho copy một bản nữa và sau đó nhờ một nhân viên tín cẩn mang tay đến công ốc của GS Bông trên đường Phan Thanh Giản để ông cũng có thể cập nhật được các tin tức mới nhất nầy .

Vào khoảng năm 1969-1970, do sự thúc đẩy của cơ quan USAID muốn thực hiện một sự cải cách hành chánh rông lớn trong guồng máy hành chánh từ trung ương xuống địa phương, nên Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đã  mời GS Bông –và được sự đồng ý của GS Bông – giữ chức Đồng Chủ Tịch (Co- Chairman) với Tổng Thống Thiệu trong Hội Đồng Cải Cách Hành Chánh Trung Ương ( HDCCHCTU ). Trực thuộc hội đồng nầy là một Phủ Đặc Ủy Cải Cách Hành Chánh, dưới quyền điều khiển của một Đặc Ủy Trưởng, xếp ngang hàng  Thứ Trưởng. GS Bông  cho tôi biết là ông đã đề nghị tôi vào chức vụ nầy, dựa vào khả năng chuyên môn cuả tôi ( vưà tốt  nghiệp Học Viện QGHC, vừa có bằng Cao học HC công quyền ở Mỹ), nhưng Tổng Thống Thiệu đã chọn ông Nguyễn đình Xướng, cũng là cựu sinh viên khóa 1 Học Viên QGHC,  đang làm Tổng Quản Trị Hành Chánh Phủ Tổng Thống, kiêm nhiệm  Đặc Ủy Trưởng Cải Cách Hành Chánh. Cơ quan USAID có in các sơ đồ cơ cấu tổ chức HDCCHCTU, Phủ Đặc Uỷ Cải Cách Hành Chánh, để phổ biến rộng rãi đến các Phủ, Bộ ở Trung Ương, nhưng sau đó không thấy Phủ Đặc Ủy Cải Cách Hành Chánh có những hoạt động cụ thể nào; chủ trương cải tổ hành chánh trong thực tế coi như chưa thực hiện được. (Mãi tới năm 1973, vấn đề cải tổ hành chánh lại được Tổng Thống Thiệu chính thức phát động trở lại và rầm rộ thực hiện qua một Phủ Tổng Ủy Công Vụ do đại tá Quách huỳnh Hà là Tổng Ủy Trưởng, xếp ngang hàng Tổng Trưởng, với sự trợ lực của 2 phụ tá là GS Trương hoàng Lem và GS Lê Công Truyền, xếp ngang hàng Thứ Trưởng.).

Tuy vẫn tiếp tục giữ chức vụ Viện Trưởng HV/QGHC, nhưng uy tín và thanh thế của GS Bông ngày một lên cao, với sự lớn mạnh của Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến lúc bấy giờ, có lẽ vì thế mà sự an toàn của ông đã bị đe dọa nhiều lần.

Lần thứ nhất, khoảng vài tháng sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân đợt hai ở Sài Gòn, kẻ địch, lợi dụng cửa phòng họp Hội Đồng Giáo Sư, sát vách phòng làm việc của Viện Trưởng, không có khóa, đã lén đặt chất nổ trong  phòng nầy,  cố ý sát hại GS Bông ở phòng kế bên. Theo anh Lê công Truyền, cựu sinh viên QGHC, lúc đó làm Chi Vụ Trưởng Học Vụ kể lại, thì sức ép của chất nổ đẩy ghế ngồi có bánh xe của GS Bông chạy sát vào bàn làm việc của ông và kỳ diệu thay, còn đẩy thân người ông chui vào dưới gầm bàn trước khi bức tường ngăn đôi hai phòng đổ sập, Nhờ vậy, cơ thể ông chỉ bị xây xát nhẹ, mà không bị thương tích trầm trọng. Khi nghe tiếng nổ, anh Truyền cùng với một anh sinh viên nữa chạy lên lầu, vào phòng GS Bông, cả hai cùng dìu ông xuống lầu,  lên công xa của ông,  đưa thẳng đến bệnh viện Đồn Đất. Anh Truyền lúc đó không nhớ taị sao lại đưa GS Bông tới  Đồn Đất (một bệnh viện tư cuả người Pháp ), đúng ra là phải  đưa đến bệnh viện Đô Thành (bệnh viện của chính phủ ). Một điều đã làm cho anh Truyền kính phục và thương cảm GS Bông hơn nữa, là sau khì để bác sĩ khám nghiệm thương tích xong, câu hỏi đầu tiên mà GS Bông hỏi anh Truyền là “các anh em có ai bị thương tích gì không?”

Lần thứ nhì, vào năm 1970, tại công ốc của GS Bông trên đường Phan thanh Giản, nằm đối diện trường Nữ Trung học Gia Long, có một đêm cả nhà bị xông thuốc mê, tất cả đồ đạc trong phòng làm việc của GS Bông ở trên lầu đều bị lục soát vất tung toé, nhưng mọi ngưòi ngủ trên lầu đều vô sự. Sau lần nầy, tôi dùng quan hệ cá nhân của tôi với một ông bạn thân, cũng là cựu sinh viên QGHC, đang là cấp điều khiển một cơ quan an ninh, cấp thời biệt phái một nhân viên thân tín có vũ trang đến túc trực bên GS Bông để bảo vệ an ninh cho ông. Mỗi khi GS Bông di chuyển ngoài đường,  anh nhân viên nầy chạy vespa theo sau xe để hộ tống; ban đêm  anh ấy ngủ ở lầu dưới, để bảo đảm phần nào sự an toàn cho GS Bông, cho tớí lúc  Bộ Tư Lệnh CSQG chính thức biệt phái người của khốì Bảo Vệ Yếu Nhân sang thay thế.

Vào các năm sau đó, với sự lớn mạnh của PTQGCT mà GS Bông là chủ tịch của Chủ tịch Đoàn, có  nhật báo Cấp Tiến làm cơ quan ngôn luận của Phong trào, chính GS Bông trong các bài viết đăng trên mục lập trưòng hay quan điểm, luôn kêu gọi dân sự hóa guồng máy công quyền, nhất là ở cấp đô, tỉnh, thị, trong thực tế, đã và đang bị cấp lãnh đạo đương thời quân sự hóa với lý do vì an ninh và nhu cầu bình định v.v…Theo tôi, đây là một chủ trương lớn thứ nhì sau lần ông kêu gọi việc chấp nhận quyền đối lập chính trị khi ông mới về phục vụ đất nước. Chủ trương dân sự hóa guồng máy hành chánh của ông có gây được tiếng vang, nhưng không thuyết phục được cấp lãnh đạo, các quân nhân vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng ở cấp đô thị, các quận và đặc khu cho tới ngày 30/4/75.

Đóng góp lớn nhất của ông,  với sự cộng tác của GS Huy là đã hình thành và phát triển được thưc sự một lực lượng đối lập chính trị, PTQGCT, đã đi vào sinh hoạt chính thức trong chính trường lúc bấy giờ với sự hiện diện của các dân biểu Khối Cấp Tiến trong Quốc Hội, được đánh giá là đối lập thực sự chứ không phải là đối lập theo kiểu “lom khom”.Đa phần các vị dân biểu thuộc khối Cấp Tiến đều tốt nghiệp hoặc trường Luật hoặc trường Quốc Gia Hành Chánh như các ông Trần minh Nhật (trường Luật), Trương vi Trí, Nguyễn văn Quí, Nguyễn văn Tiết (trường Quốc Gia Hành Chánh) v.v…

Riêng về đức độ và cá tính, trong suốt thời gian gần gũi ông, từ khi ở  Mỹ, đến lúc ở VN, cho tới ngày ông bị sát hại năm 1971, điểm đáng nói nhất là GS Bông chưa hề kêu gọi tôi tham gia vào PTQGCT.  Một lần tôi đến hỏi ý kiến là tôi có nên gia nhập đảng Tân Đại Việt không, vì một số bạn bè thân thiết mời, ông đã nhanh chóng trả lờì ngay là không nên, nhưng  không cho biết lý do tại sao. Gần đây, khi trao đổi ý kiến với anh Lê Công Truyền về điểm này, anh cũng cho biết bản thân anh cũng có hỏi ý kiến GS Bông là có nên gia nhập PTQGCT không, sau khi anh ấy được GS Huy mời, GS Bông cũng ngăn cản, còn nói thêm là việc gia nhập chỉ làm cho tướng Đặng văn Quang để ý chứ không có lợi .

Tuy tôi và anh Lê Công Truyền không tham gia PTQGCT, nhưng mỗi lần có sinh hoạt đại hội của phong trào nầy, GS Bông đều kêu chúng tôi cùng đi chung với ông đến dự. Lần chót là kỳ họp đại hội tại xã Khánh Hậu thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, sát tỉnh Long An.

Phải chăng cũng vì mối liên hệ này với GS Bông nên lúc tôi bị CS cầm tù sau ngày 30/ 4/1975, cán bộ CS hai lần đến tìm tôi (một lần khi tôi ở trại giam Thủ Đức trong Nam, và một lần khi tôi ở trại giam Hà Tây ngoài Bắc ), yêu cầu tôi viết lại tổ chức, điều hành Hoc Viện QGHC trong khi tôi không  làm việc cho Học Viện ngày nào cả. Trong mỗi lần gặp gỡ như vậy, cán bộ CS đều hỏi tôi, dưới hình thức như là câu chuyện trao đổi bên lề, không chính thức. Họ hỏi : “ Theo anh, ai đã giết GS Bông ?.” Tôi trả lời: “Bộ Tư lệnh CSQG đã mở cuộc họp báo trưng bằng cớ là người cộng sản đã giết hại GS Bông”. Tôi có nói thêm một câu lấp lững: “ Theo cán bộ, ai đã giết Đức Thầy Huỳnh phú Sổ ?”(Giáo chủ của Phật giáo Hòa Hảo). Họ không trả lời.

GS Nguyễn Văn Bông (phía trước), GS Nguyễn Văn Tương, (bên phải) và GS Tạ Văn Tài đến trao bằng Tiến sĩ cho một sinh viên Trường Luật. Ảnh: Internet – chưa rõ nguồn.

Cũng trong phần nói về đức độ và tinh thần phóng khoáng của GS Bông, tôi cũng xin được nói thêm ở đây: Sau ngày GS Bông về dạy tại trường Luật, Sàigòn, từ 1963 trở đi, các sinh viên ban Công Pháp đã xem ông như là vị giáo sư cứu tinh của họ, bởi lẽ ông đã giải tỏa được sự tắt nghẽn, hay nói nôm na là hiện tuợng nút chặn trên con đường trình luận án Tiến Sĩ Công Pháp. Thật vậy, trước đó số người học tiếp và được cấp bằng Tiến sĩ Công pháp gần như có tính cách nhỏ giọt, vì sinh viên đã gặp quá nhiều trở ngại đến nản lòng trong việc đi tìm ra người chịu nhận làm giáo sư bảo trợ để làm luận án Tiến sĩ Công pháp. Lúc bấy giờ người có thẩm quyền cao nhất bên Công pháp là GS Vũ quốc Thông. Đến khi GS Bông về dạy tại đây, gần như năm nào cũng đều có người trình luận án và đỗ bằng Tiến sĩ Công Pháp. Lý do chính là do GS Bông đã thay thế GS Thông trong cương vị đó.

Về trường hợp GS Bông bị đặt chất nổ sát hại năm 1971. Lúc đó vào khoảng gần 12 giờ trưa, tôi đang làm viêc tại Phủ Thủ Tướng, được anh Nguyễn Thành Thân, cựu sinh viên Cao học HC, vừa là con vừa là Chánh Văn Phòng cho ông Bộ trưởng Phủ Thủ Tướng Nguyễn văn Vàng, thông báo là ông Vàng đang cùng Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm trên đường đi đến bệnh viện Đô Thành sau khi nghe tin GS Bông lâm nạn. Tôi liền phối kiểm lại tin tức với Trung tá Tạo, chánh văn phòng của Tư Lệnh CSQG, được biết thêm là Việt Cộng đã ném chất nổ dưới gầm xe khi xe dừng lại tại ngã tư Cao Thắng và Phan thanh Giản, chất nổ làm cháy xe chở GS Bông khiến thân thể cũng bị cháy và ông đã qua đời rồi. Tôi lặng người trong bàng hoàng và vô cùng xúc động với một lòng tiếc thương không thể nào tả hết được.

Chiều hôm đó, tôi đến nhà anh Lê công Truyền ở Gia Định, cả hai cùng đi đến bệnh viện Đô Thành. Tại đây, chúng tôi chỉ đứng bên ngoài vì bên trong đã quá đông người và đang tiến hành lễ tẩn liệm theo nghi thức Phật giáo, nên bản thân tôi không được nhìn mặt GS Bông lần cuối. Riêng anh Truyền thì ngay buổi trưa hôm ấy, khi hay tin, anh đã chạy bộ đến BV Đô Thành và đã nhìn đươc thi thể cuả GS Bông. Theo anh, hình ảnh sau cùng của GS Bông rất là thê thảm.

Sau nầy anh Truyền có nói với tôi rằng, từ sau vụ đặt chất nổ năm 1968 làm sập tường trong phòng Viện Trưởng ,GS Bông tạm thời phải làm việc ở một phòng khác, gần cầu thang và gần phòng làm việc của anh, nên anh có dịp tiếp xúc với GS Bông nhiều hơn. Trong các dịp nầy, anh có kể cho GS Bông nghe một số các trường hợp CS ám sát người quốc gia, sau khi họ điều nghiên giờ giấc và thói quen đi đứng cuả những người đó. Anh Truyền đã khuyên GS Bông cần lưu ý trong việc đi lại hơn nữa. Mới đây, khi có dịp liên lạc với ông bạn thân đã biệt phái người đển bảo vệ an ninh cho GS Bông mà tôi có dịp đề cập ở phần trên, anh ấy cũng cho tôi biết những chi tiết sau: Vài tháng trước ngày GS Bông bị đặt chất nổ, trên đường đi làm việc, tình cờ xe anh chạy sau xe GS Bông lúc xe này vừa ra khỏi nhà ở đường Phan thanh Giản, Anh ấy cố ý chạy theo sau cho đến khi tới Học Viện. Tại HọcViện, anh đã vào gặp GS Bông và nói rằng, trong suốt lộ trình vừa rồi, lúc ngồi trên xe, giáo sư đã chăm chú ngồi đọc tài liệu mà không quan tâm đến quang cảnh chung quanh. Anh cũng đề nghị giáo sư cần thay đổi lộ trình di chuyển.

Một thời gian ngắn  sau khi GS Bông mất,  Bộ Tư Lệnh CSQG  tổ chức họp báo trưng bằng cớ chính bọn CS đã sát hại GS Bông, theo đó toán đặc công thực hiện viêc ám sát thuộc ban trí vận của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam do Trần Bạch Đằng cầm đầu. Lúc bấy giờ, vẫn có dư luận hoài nghi kết quả điều tra này.

Một sự ngẩu nhiên là sau ngày ra tù CS năm 1987, tình cờ tôi có dịp găp được anh Nguyễn bá Minh ở Sàigòn, một người cùng học ở tiểu học và trung học với anh Trương đình Thăng ở Nha Trang (anh Thăng là cựu sinh viên QGHC). Anh Minh cho biết, trước khi thi hành công tác, tổ đặc công VC ném chất nổ vào xe GS Bông đã đến trường Bồ Đề (trường tư thục nằm trên đường Nguyễn thái Học, khu chợ Cầu Ông Lãnh) để mượn chiếc xe Honda của một người đang cư ngụ trong cư xá nầy. Một chi tiết khác nữa tôi được biết qua anh Trương đình Thăng, theo đó sau khi ra tù CS, anh có đi làm việc cho cơ quan dịch vụ đầu tư ở Bến Chương Dương. Tại đây, anh nghe các nhân viên cho biết tên Nguyễn văn Bé, một đảng ủy CS làm việc cho khu chế xuất ở trên lầu, là người đã thực hiện việc ám sát GS Bông.  Tên Bé đã kể lại, khì xe ông Bông ngừng lại đã ở ngã tư Cao Thắng và Phan thanh Giản thì chính Bé ném cặp táp đựng chất nổ xuống gầm xe cuả GS Bông, sau đó y phóng xe  qua đường Cao Thắng, chạy tiếp vào trong hẽm để đào thoát.

Trong khi đó, anh Lê văn Bỉnh, cũng là cựu sinh viên QGHC, lại cho tôi biết, anh ấy có đọc một cuốn sách không nhớ tựa, do CS xuất bản vào giữa thập niên 1980, trong đó có nói đến người thực hiện việc sát hại GS Bông lúc ấy đang làm phường trưởng ở quận Bình Thạnh.  Gần đây nhất, vào khoảng tháng 7/2007, một người ký tên Trần Thanh, trong một bài viết tựa đề “ Ai đã giết GS Bông ” lại đưa ra các chi tiết khác, theo đó, sau 1975, tạp chí Đứng Dậy ( tên mới của tờ Đối Diện trước 1975 của linh mục Chân Tín ) có đăng bài viết, dưới dạng hồì ký, kể lại chiến công của toán biệt động thành của tác giả Vũ Quang Hùng. Hùng tự nhận là sinh viên năm thứ ba đại học Khoa học Saigòn, thuộc ban an ninh T4 biệt động thành, trực thuộc Trung Ương Cục R, nhận lệnh ám sát GS Nguyễn văn Bông. Hùng đã cùng một đồng bọn, dùng xe Honda 90, y ngồi phía sau và chính y đã ném chất nổ dưới gầm xe GS Nguyễn văn Bông tại ngã tư Cao Thắng và Phan thanh Giản. Sau 1975, Hùng được cho làm Chủ tịch Uỷ Ban Nhân dân Quận 3 thành phố Hồ chí Minh.

Một chi tiết khá đặc biệt khác nữa tôi xin đề cập thêm ở đây: anh Trần Quang Trí, cựu sinh viên QGHC, trước khi qua đời, trong một bài viết, tường thuật về cái chết của GS Bông, có lưu ý tới sự có mặt của kịch sĩ Kim Cương, đang ở  bên cạnh bà Bông trên lầu, khi anh ấy từ bệnh viện Đô Thành về nhà GS Bông để chuẩn bị tang lễ.(Lúc đầu tang lễ được dự định tổ chức ở nhà, về sau được quyết định cử hành  tại trụ sở của Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến trên đường Phan đình Phùng). Về điểm nầy, trong lần gặp gỡ với bà Jackie Bông Wright vào tháng 5/2008 tại Sacramento, tôi có hỏi, được bà xác nhận, cô Kim Cương có đến nhà, ở bên cạnh bà suốt ngày hôm đó.  Hồi ấy, bà cũng thấy ngạc nhiên trước sự việc nầy, bởi lẽ, tuy gia đình bà và gia đình Kim Cương trước kia có quen biết, nhưng sau nầy không còn liên lạc nhau. Theo bà nghĩ, có thể CS đã cho cô Kim Cương đến dò la tin tức chung quanh cái chết của GS Bông. (Từ trung tuần tháng 5/1975, các báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân đều có đăng bài tường thuật trên trang nhất, liệt kê Kim Cương là thượng tá công an, một cán bộ nằm vùng, hoạt động đắc lực tại miền Nam).

Vấn đề ai trực tiếp giết GS Bông không quan trọng.  Điểm chính yếu là chính giới lãnh đạo CS đã chủ trương sát hại ông, với chủ đích vừa triệt hạ một nhà lãnh đạo chính trị tại miền Nam, có nhiều triển vọng sẽ đối đầu bất lợi với họ trong tương lai, vừa gây nghi ngờ trong nội bô những người quốc gia. Theo suy nghĩ của riêng tôi, GS Bông ra đi, là một sự mất mát to lớn cho chính trường miền Nam vì ông được xem là nhân vật sáng giá nhất để cầm đầu một nội các dân sự mà dư luận lúc đó cho là sắp xảy ra trong tương lai gần. Mất GS Bông, PTQGCT mất đi một trụ cột quan trọng bởi lẽ ông là người dễ thu phục cảm tình, có khả năng tập hợp đông đảo giới trí thức trẻ về với ông hơn so với GS Huỵ. Mất GS Bông, sinh viên trường QGHCvà trường Luật mất đi một vị giáo sư ưu tú, một người thầy tận tụy, tận tình giúp đỡ sinh viên khi được yêu cầu, nhất là đốí với các sinh viên bậc cao học đang chuẩn bị đệ trình luận án tiến sĩ công pháp. Hình ảnh vị giáo sư khả kính nầy vẫn mãi sống trong tâm khảm của những người từng làm việc, cộng tác và gần gũi ông.

TRIỆU HUỲNH VÕ

Cựu sinh viên khóa 6 HVQGHC

ELKGROVE  ngày 8 tháng 11 năm 2008

Views: 64

Tưởng Nhớ Một Trí Thức Miền Nam Việt Nam Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân, Tổng Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục Kiêm Viện Trưởng Viện Đại Học Cần Thơ.

Triệu Huỳnh Võ (ĐS 6)

Vào mùa Xuân năm 1975, nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội phá bỏ Hiệp Định Ba Lê, đã được ký kết ngày 27 tháng Giêng năm 1973, xua quân tổng tấn công xâm chiếm miền Nam Việt Nam, giữa lúc miền Nam Việt Nam bị Mỹ chấm dứt viện trợ quân sự và rút hết binh sĩ Mỹ về nước, trong khi họ vẫn được Nga Tàu chi viện mạnh mẽ. Hậu quả là sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam sụp đổ, toàn thể đất nước Việt Nam từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau đều nằm dưới quyền cai trị của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi tiếp thu Miền Nam, họ ra lệnh cho tất cả viên chức từ trung cấp trở lên trong guồng máy hành chánh, quân sự, và đảng phái đi trình diện tại các trung tâm được chỉ định, để rồi sau đó sẽ tiếp chuyển đến các trại tù khổ sai lao động, dưới ngụy danh là trại “Học Tập Cải Tạo”, được thiết lập ở những nơi rừng sâu nước độc, từ trong nam ra bắc đến tận biên giới Việt Trung. Thông cáo kêu gọi những thành phần phải ra trình diện trại “Học Tập Cải Tạo” có yêu cầu mỗi ngườiphải mang theo tiền đủ trả chi phí ăn uống trong một tháng với dụng ý để mọi người lầm tưởng thời gian họ bị bắt buộc “Học Tập Cải Tạo” chỉ kéo dài một tháng thôi.

Trong thực tế, thời gian bị “Học Tập Cải Tạo” kéo dài vô tận đã khiến cho vô số người phải bỏ mạng vì đói rét, kiệt sức, thiếu thuốc men, bịnh tật, và trong số các nạn nhân đó đã bao gồm Giáo sư Nguyễn duy Xuân, một Trí Thức mẫu mực ở Đồng Bằng Sông Cữu Long miền Nam Việt Nam.

GS Xuân sinh năm 1925 tại quận Ô Môn thuộc tỉnh Cần Thơ và là cựu học sinh College de Cantho, tiền thân của trường Trung học Phan thanh Giản. Sau khi đậu bằng Thành chung (Diplôme), ông sang Pháp du học, tốt nghiệp Cử Nhân Kinh Tế. Ông tiếp tục học chương trình Hậu Đại Học ở Anh và đậu bằng Cao Học về Kinh Tế. Sau đó ông theo học tiếp tại Đại Học Vanderbilt, ở Tiểu bang Tennessee của Hoa Kỳ để lấy bằng Master và PhD về Kinh Tế. Đề tài Luận án Tiến sĩ của ông là Tín Dụng Nông Nghiệp.

Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, GS Xuân đã giữ các chức vụ:
-Tùy viên Báo chí, Phủ Thủ Tướng kiêm Tổng Giám Đốc Việt Nam Thông Tấn Xã trong Nội Các của Thủ Tướng Nguyễn ngọc Thơ.
– Tổng Ủy Trưởng Phủ Tổng Ủy Hợp Tác Xã và Nông Tín.
Thời Đệ Nhị Cộng Hòa, ông là:
-Tổng Trưởng Kinh Tế trong Nội Các của Thủ Tướng Nguyễn văn Lộc.
– Cố vấn Kinh Tế cho Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu trong chức vụ Phụ Tá Đặc Biệt.
– Viện Trưởng Viện Đại Học (VĐH) Cần Thơ từ năm 1971-1975.
– Tổng Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục kiêm nhiệm Viện Trưởng VĐH Cần Thơ trong Nội Các của Thủ Tướng Nguyễn bá Cẩn, được thành lập vào ngày 14 tháng 4 năm 1975, thay cho Thủ Tướng Trần thiện Khiêm vừa từ chức.

Vào những ngày cuối cùng của tháng Tư năm 1975, vị Tùy Viên Văn Hóa của Tòa Đại sứ Mỹ có đến gặp GS. Xuân, đề nghị đưa ông rời Việt Nam, nhưng ông đã từ chối vì không muốn bị qui trách là đã rời bỏ nhiệm sở trong khi thi hành nhiệm vụ.

Sau đó, cũng như mọi cấp chỉ huy trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, GS Xuân đến trình diện tại Trường Nữ Trung Học Gia Long ở Sài Gòn để vài ngày sau được chuyển đến Làng Cô Nhi Long Thành thuộc Tỉnh Biên Hòa.Đây là nơi giam giữ tất cả những người ra trình diện, tại các địa điểm được chỉ định trong vùng Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định và phụ cận. Tại đây họ được phân loại theo mức độ tội phạm nặng nhẹ để được chuyển tiếp đến trại giam khác, nên chỉ vài tháng sau GS. Xuân lại bị chuyển tiếp về Trại giam Thủ Đức chung với những người từng giữ các chức vụ cao cấp trong các Phủ Bộ của chính phủ, các lãnh tụ đảng phái chính trị, Dân biểu Nghị sĩ Quốc Hội, chỉ huy cao cấp của cơ quan Cảnh sát và Tình báo.

Vào giữa năm1976, GS. Xuân cùng toàn thể tù nhân ở trại giam Thủ Đức được cho chuyển hết ra Bắc. Tù nhân, từng cặp được còng tay đưa lên xe bít bùng chở ra phi trường Tân Sơn Nhất, để sau đó được chuyển thẳng đến phi trường Gia Lâm ở Hà Nội trên hai chíếc máy bay vận tải C130 của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Toàn thể tù nhân sau đó được di chuyển bằng xe chở khách đến trại tù Hà Tây, thuộc Tỉnh Hà Sơn Bình và trại tù Nam Hà thuộc Tỉnh Hà Nam Ninh. GS Xuân được về trại Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 20 cây số.

Trong thời gian bị giam cầm ở Miền Bắc, người tù Miền Nam bị buộc phải lao động khổ sai, và GS Xuân bị xếp vào đội Sản Xuất Gạch. Đây là đội cực nhọc nhất trong các đội lao động của trại tù Hà Tây. Người tù trong đội nầy phải xuống ao lấy đất sét, ngay cả những ngày giá buốt nhất của mùa đông, đem lên nhào nặn cho nhuyễn để nén vào máy ép thành gạch sống, rồi dùng xe cút kít chuyển ra sân phơi khô. Tiếp đến, họ phải gánh vào lò để nung bằng than đá, rồi sau đó phải gánh ra với tiêu chuẩn mỗi người phải đạt được từ 1200 đến 1500 viên gạch trong ngày (mỗi viên nặng hơn một kí lô vì là gạch đặc, không phải gạch ống của miền Nam, và nếu không đạt mức tiêu chuẩn thì khẩu phần ăn trong ngày của tù nhân sẽ bị cắt giảm). GS Xuân, tuy là người cao tuổi nhất trong đội, vẫn phải còng lưng lao động khổ sai như những người tù trẻ mà đa số, nguyên là các sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, bị giam từ các trại tù gần biên giới Hoa Việt mới được chuyển về đây trước tin Tàu cộng sắp tấn công vào sáu tỉnh ở biên giới.

Mùa đông của năm 1977 và các năm sau đó ờ miền Bắc quá khắc nghiệt, khi nhiệt độ ban đêm ở trại tù có lúc xuống gần 0 độ C. Dù thời tiết lạnh nhưng mỗi buổi sáng, khi cửa buồng giam được mở để cho người tù có một thời gian ngắn ra hồ nước làm vệ sinh cá nhân trước khi đi lao động khổ sai, thì GS Xuân và Luật sư Trần văn Tuyên, nguyên là Chủ tịch khối Dân Biểu thuộc nhóm Dân Chủ Xã Hội trong Hạ Viện, dùng giây phút ngắn ngủi nầy đề tắm giặt. (Luật sư Tuyên đã mất tại Trại tù Hà Tây nầy vì bị đứt mạch máu ở não). Ngoài việc chịu đựng sự giá rét của mùa Đông, GS Xuân cùng với những người tù khác, còn phải chống chọi với việc ăn uống thiếu thốn và bịnh tật vì thiếu thuốc men. Kỷ sư Hóa học Phan thông Thảo, nguyên Chủ tịch đảng Tân Đại Việt và là người tù cùng buồng giam, đã chua xót than thở: “chúng ta đã trở thành loài thú ăn thịt sống rồi,vì lúc nầy chúng ta tự ăn thịt chúng ta để được sống còn .”

Khoảng tháng 9 năm 1979, thân nhân người tù miền Nam được phép cho gửi quà tiếp tế và đi thăm nuôi. Lúc đó, GS Xuân chưa nhận được quà của gia đình từ bên Pháp gửi mà chỉ nhận được quà của bà chị ruột ở Ô môn gửi vào. Chính nhờ nhận được sự tiếp tế hoặc thăm nuôi kịp thời của gia đình mà những người tù miền Nam, trong đó có GS Xuân, được tiếp tục sống sót.

Kiếp sống lao động khổ sai trong đội Sản Xuất Gạch của GS Xuân tiếp tục kéo dài cho tới khoảng năm 1981 thì ông được bổ sung vào Tổ Dịch Thuật của trại. Tổ Dịch Thuật cũng gồm các tù nhân gốc quân đội giỏi tiếng Anh và tiếng Pháp, có nhiệm vụ dịch các tài liệu và sách tiếng Anh hoặc tiếng Pháp nói về Chiến tranh Việt Nam, cung ứng cho giới lãnh đạo quân sự ở Hà nội. Đây cũng là một dạng khai thác tinh vi khác của bọn cai tù, họ khai thác tiếp chất xám của trí tuệ thay vì sức lao động của người tù.

Đến năm 1983, toàn bộ tù nhân ở trại Hà Tây được chuyển về trại Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. GS Xuân vẫn tiếp tục ở trong Tổ Dịch Thuật. Các năm sau đó, GS Xuân bắt đầu nhận được quà và thuốc men của gia đình bên Pháp cũng như được ngưởi em trai, cựu dân biểu Nguyễn long Giao, thăm nuôi và tiếp tế sau khi ông em nầy được ra khỏi tù. Nhưng cũng trong khoảng thời gian nầy, đặc biệt là vào mùa đông năm 1986, GS Xuân bắt đầu bị nổi những chấm đỏ trong người và trên mặt mà các thuốc uống và thoa ngoài da đều không kết quả. GS Xuân quay qua tự trị theo thuốc Nam bằng cách nhờ tù nhân lao động bên ngoài trại tìm và nhổ nguyên rễ rau dền gai để ông phơi khô rồi nấu nước uống.

Chứng phong ngứa của GS Xuân vẫn không thuyên giảm. Chung quanh cổ của ông bắt đầu xuất hiện vài cục bướu nhỏ sờ vào thấy cứng như hạt gạo. Theo sự chẩn đoán của bác sĩ Trương như Quýnh, nguỵên giám đốc bịnh viện Đô Thành Sàigòn, trông coi bệnh xá ở đây, dưới quyền một bác sĩ của trại tù Nam Hà, thì GS Xuân đã bị bịnh Hodgkins, một loại ung thư về các hạch tuyến phát triển bất bình thường. GS Xuân có được trại tù cho chuyển ra bệnh viện Phủ Lý để khám nghiệm. Họ cũng xác nhận ông bị bịnh Hodgkins, rồi sau đó lại cho về trại tù trong ngày. Bịnh tình của ông mỗi ngày một nặng thêm khi các hạch ở cổ bắt đầu di căn xuống bao tử và gan khiến ông nhiều lần bị ngất xỉu phải đưa xuống bệnh xá cấp cứu. Sau cùng trại phải chuyển ông xuống nằm hẳn ở bệnh xá để tiện việc cấp cứu.

Trong thời gian GS Xuân trở bịnh nặng ở bệnh xá, tù nhân Phạm hữu Trung, nguyên là Thiếu Tá Cảnh sát, tình nguyện xuống bệnh xá chăm sóc suốt ngày đêm cho ông và được ban giám thị Trại đồng ý, sau khi họ nhận được quà biếu xén của anh em tù trong trại. Khoảng tháng 10 năm 1986, theo sở nguyện của ông, GS Xuân được Thượng tọa Thích thanh Long, nguyên Giám đốc Nha Tuyên úy Phật giáo cũng đang bị giam giữ tại đây, làm lễ quy y cho ông với pháp danh Thanh Lương Địa. Cũng vào lúc đó, trước tin GS Xuân đuối sức vì không thể ăn hoặc uống nước được nữa, bà GS Phạm hoàng Hộ (vợ của vị Viện Trưởng Viện Đại Học tiền nhiệm) đã gửi ra hai lọ nước biển, Morin Amin, chứa dinh dưỡng đậm đặc để truyền qua máu vào cơ thể thay thế thức ăn. Lúc đầu, bác sĩ cộng sản của trại không cho phép dùng, nhưng vài ngày sau đó, khi thấy GS Xuân sắp bắt đầu đi vào tình trạng hôn mê, thì bác sĩ nầy mới đồng ý cho dùng. GS Xuân hồi tỉnh lại được một ngày, nhưng đến 4 giờ khuya ngày 17 tháng 12 năm Bính Dần, tức là ngày 16 tháng 1 năm 1987, GS Xuân trút hơi thở cuối cùng.

Sáng hôm sau, cũng qua hình thức quà cáp cho bọn cai tù, vị tù Tuyên úy Phật giáo Sư đòan 7, thầy Ngự cùng hai vị Thượng tọa Thích thanh Long và Thích thiện Chính đã xuống được bệnh xá tụng kinh tiễn đưa ông theo đúng nghi thức của Phật giáo.Thi thể của ông lúc lâm chung, sau gần hai tháng không ăn không uống được, đã bị co rút lại và toàn thân ông đen sạm như pho tượng đồng đen.

Việc chôn cất GS Xuân được trại giao cho đội tù hình sự phụ trách, và các tù chính trị miền Nam không được phép tiễn đưa. Họ chỉ có thể đứng tại cổng khu buồng giam, nhìn cảnh hai tù hình sự khiêng quan tài GS. Xuân đem chôn trên đồi hoang mà lòng ngậm ngùi thương xót cho sự ra đi thầm lặng và chua xót của GS. Xuân, một Trí Thức ưu tú và mẫu mực đã bỏ mạng vì sự trấn áp triệt để và chế độ giam cầm khắc nghiệt của bạo quyền cộng sản Hà Nội đã giành cho những người tù Miền Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Đến năm 2015, ái nữ của GS Xuân, từ bên Pháp về, mới thực hiện được việc bốc mộ cho cha, rồi hỏa táng và đem tro cốt của ông về thờ tại chùa Thiên Hương tại Quận Bình Thạnh, Sài Gòn.

Sacramento, ngày 15 tháng 2 năm 2023.
Triệu huỳnh Võ
(Một người tù, sinh năm 1937 ở Cần Thơ, tốt nghiệp Thủ Khoa khóa 6 Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sài Gòn năm 1962, chức vụ sau cùng trước năm 1975 là Phụ Tá Đặc Biệt Tổng Trưởng Bộ Dân Vận-Chiêu Hồi Việt Nam Cộng Hòa, đã từng bị giam cầm chung với GS.Xuân trên 12 năm qua các trại Cải Tạo Long Thành, Thủ Đức, Hà Tây, và Nam Hà.) 

Arc of Memory, National Monument, Canada – Memorial to the Victims of Communism.

Remembering An Intellectual Of South Viet Nam Professor Nguyễn Duy Xuân, Minister Of Culture And Education And Concurrently Dean Of The University Of Cần Thơ

In the Spring of 1975 the Communist authorities in Ha Noi decided to shred the Agreement on Ending theWar and Restoring Peace in Viet Nam that was formally signed by all the parties in Paris, France on January 27, 1973 and sent a massive military force to invade South Viet Nam in direct violation of the Accords. It happened at a time when the Republic of Viet Nam (RVN) was being abandoned by the United States of America having already withdrawn all its troops and fast ending all assistance to the country and while North Viet Nam (NVN) was continually receiving massive assistance from Russia and China. This brought about the collapse of the Government of the RVN on April 30, 1975, and the entire country from Nam Quang Pass to the Cape of Cà Mau was under the control of the Communist authorities in Hà Nội.

Shortly after they occupied South Viet Nam the Hà Nội authorities ordered all officials from mid-level and up in the government, armed forces and political parties to report to designated centers. Those officials were then sent to hard labor camps disguised as “re-education” camps. Those camps were set up in remote and inhospitable locations from the south all the way to the north, even in the border area between Viet Nam and China. The announcement ordering those officials to report and later sent to the reeducation camps informed them to only take with them enough money to pay for one month’s expenses for food, thus leading them to believe that the re-education period would be only one month.

In reality the re-education period lasted much, much longer, causing many prisoners to die of starvation, poor health, diseases due to lack of medicine. Among those prisoners was Professor Nguyễn Duy Xuân an exemplary intellectual from the Mekong River Delta of South Viet Nam. Professor Xuân was born in 1925 in the district of Ô Môn, province of Cần Thơ. He studied at a high school named Collège de Cần Thơ, subsequently renamed Phan Thanh Giản High School. After graduating with his Diplôme he went to France and graduated with a License (Bachelor) in Economics. He then went to study the UK and obtained a Masters in Economics, after which he went to Vanderbilt University in Tennessee, USA from which he graduated with a Masters and a Ph D in Economics. His Ph D thesis was about Agricultural Credit.

He went back to South Viet Nam and served in various capacities in the government of the First Republic (1955-1963), namely – Press Attaché at the Office of Prime Minister Nguyễn Ngọc Thơ, and concurrently Director General of Viet Nam Press, the official news agency of the Government; – General Commissioner, General Commission of Cooperatives and Agricultural Credit In the Second Republic he was -Minister for Economy under Prime Minister Nguyễn Văn Lộc, the first government of the Second Republic; – Special Assistant for Economic Affairs to President Nguyễn Văn Thiệu; – Dean of Cần Thơ University from 1971 to April 1975 – concurrently Minister for Culture and Education in the Cabinet of Prime Minister Nguyễn Bá Cần from April 14 to April 28, 1975 having replaced Prime Minister Trần Thiện Khiêm.

Towards the end of April 1975 the Cultural Attaché of the US Embassy in Saigon had approached Professor Xuân and invited him to leave the country. Professor Xuân refused to leave because he did not want to be accused of abandoning his post. After the Communist takeover, like many officials, Professor Xuân reported to the center at Gia Long Girls High School in Saigon and was sent to another center at the Long Thành Orphanage in Biên Hòa province. This is the internment center for all officials who had reported at the various designated centers in the Greater Saigon-Chơ Lớn-Gia Định area. Here they were grouped in categories according to their “crime activity level” from high to low, and then sent to various hard labor camps. Professor Xuân was subsequently sent to the Thủ Đức Detention Center along with other officials who had held high level positions in the government, leaders of political parties, Deputies and Senators in the National Assembly, and commanding officers in the Police and Intelligence organizations.

In mid-1976 Professor Xuân and the entire population at the Thủ Đức Detention Center were sent to North Viet Nam. The prisoners, shackled in pairs, were transported in fully covered military trucks to Tân Sơn Nhất airport and then flown in two former RVN Air Force C 130 planes directly to Gia Lâm airport, in Hà Nội. All the prisoners were then transported in public buses to the Hà Tây Hard Labor Camp in Hà Sơn Bình province and the Nam Hà Hard Labor Camp in Hà Nam Ninh province. Professor Xuân was sent to the Hà Tây Hard Labor Camp, about 20 kilometers (12 miles) from Hà Nội.

In their time of incarceration at those prisoners’ camps in North Viet Nam the prisoners from the South were doing hard labor, and Professor Xuân was included in a unit responsible to make bricks. This is the harshest work unit in the Hà Tây Hard Labor Camp. Here the prisoners had to go the pond to get the clay, even on extremely cold days in the winter. Then they had to mold the clay till it becomes pliable to be pressed into soft bricks by machines, and then taken in wheelbarrows to dry out in another area. The prisoners then had to carry the bricks to coal-fired ovens, then take them out once dried, with each prisoner meeting the production target of 1200 to 1500 bricks a day. A brick as produced in North Viet Nam weighed then more than one kilogram (more than 2 pounds) because it was a solid brick instead of the lighter “hollow” brick made in South Viet Nam. If a prisoner did not meet his assigned production quota then his food ration for the day will be reduced! Professor Xuân, though the oldest person in his work unit, had to do the same back-breaking hard labor like his much younger fellow prisoners, the majority of them being former officers in the RVN Armed Forces who had been interned at the hard labor camps along the China – Viet Nam border and had to be relocated because the Chinese were going to attack the six provinces along the border.

The 1977 winter and subsequent ones in North Viet Nam were very harsh, with temperatures at the hard labor camps as low as zero degrees Celsius (32 F). Each morning, in extreme cold weather, as soon as the door of the cell was opened the prisoners had a short time to wash and do personal hygiene in the pond area before doing the hard labor. Professor Xuân and Lawyer Trần Văn Tuyên, formerly Head of the Social Democrat group in the House of Deputies, took advantage of the short time allowed to wash. (Lawyer Tuyên died at the Hà Tây Hard Labor Camp of a ruptured blood vessel in the brain). Besides enduring the harsh winter Professor Xuân and his fellow prisoners also had to put up with scarce food rations and diseases due to lack of medicament. Chemical Engineer Phan Thông Thảo, Head of the New Đại Việt party, and Professor Xuân’s cell mate, had bitterly complained that “we have become animals that have to eat meat to survive because at this time we eat ourselves in order that we may survive”.

At the beginning of 1979 family members of the prisoners were allowed to send gifts packages and to visit the prisoners. At that time Professor Xuân did not receive any gifts packages from his own family in France but from his older sister then living in Ô Môn District. Prisoners from the South, including Professor Xuân, managed to survive thanks to those gifts packages and the visits by family members who also brought food and other necessities. Life as a laborer in Professor Xuân’s Bricks Production work unit continued until 1981 when he got transferred to the Translation Unit of the hard labor camp. The Translation Unit had former military officers of the RVN Armed Forces who were very proficient in English and French. They were charged with translating documents and books in English or French about the Viet Nam War to send to the Communist military leaders in Hà Nội. This was another clever exploitation by the prison wardens as they leveraged the intellectual capability and prowess in lieu of the labor capability of the prisoners. In early 1983 all the prisoners at the Hà Tây Hard Labor Camp were transferred to the Hà Nam camp in Hà Nam Ninh province where Professor Xuân continued working in the Translation Unit. In the following years Professor Xuân received gifts and medicament packages from his family in France and was visited by his younger brother, Deputy Nguyễn Long Giao when the latter was released from the hard labor camp.

However, it was at that time, particularly beginning in the winter of 1986, that Professor Xuân began to develop eczema and have red dots on his body and on his face that oral medicine and topical ointment could not cure. Professor Xuân turned to oriental medicine and asked prisoners having work details outside the hard labor camp to pick the amaranth plants, roots and all, so that he could dry them out then make infusion to drink. Professor Xuân’s eczema and rash did not disappear. Around his neck began to appear a number of tumors as hard as grains of rice. A fellow prisoner, Dr Trương Như Quýnh, former Head of the Saigon Hospital and working under a doctor from North Viet Nam in charge of the hospital at the hard labor camp, diagnosed that Professor had contacted Dr Hodgkin’s Disease, a type of cancer due to the abnormal growth of ganglions, The labor camp authorities allowed Professor to be examined at the Phủ Lý city hospital, and there the medical staff also confirmed that Professor Xuân had Hodgkin’s Disease and immediately sent him back on the same day to the hard labor camp. Professor Xuân’s condition worsened as the ganglions metastasized to the stomach and liver causing him to faint many times and had to be rushed to the camp’s infirmary for emergency treatment. Finally, the prison authorities had to admit Professor Xuân to the camp’s hospital for better treatment.

During Professor Xuân’s stay at the camp’s hospital, fellow prisoner Phạm Hữu Trung, a former Major in the RVN Police Force volunteered to be at the hospital to care for him day and night. The prison wardens agreed to that request only after they received “gifts bribes” from the prisoners at the camp. By October 1986, per his wish Professor Xuân got the Reverend Thích Thanh Long, a fellow prisoner and former Chief of the Buddhist Chaplains in the RVN Armed Forces, to perform the rites for him to become a Buddhist monk with the name of Thanh Lương Địa. At that same time, upon learning of Professor Xuân’s deteriorating health and the fact that he could not eat or drink. Mrs. Phạm Hoàng Hộ, the wife of Professor Phạm Hoàng Hộ who had been Dean of Cần Thơ University before Professor Xuân, sent him two bottles of saline solution, Morin Amin, that contained concentrated nutrients to be injected into his blood system in lieu of food. In the beginning the Communist doctors at the hard labor camp did not allow this type of treatment, and only relented a few days later when they saw that Professor Xuân was comatose. Professor Xuân recovered for one days; however, at 04:00 am on January 16, 1987 he gave his last breath. The next morning, after giving some more gifts bribes to the prison wardens, Buddhist Reverend Ngự , former Buddhist Chaplain of RVN Armed Forces 7th Division, with the assistance of two other Buddhist Reverends, Thích Thanh Long and Thích Thiện Chính performed the last Buddhist rites for Professor Xuân at the hard labor camp’s infirmary. On his death and having not eaten or drunk any water for two months Professor Xuân’s body had shrunk considerably and was as black as a bronze statue.

The burial of Professor Xuân was done by a team of common criminals at the hard labor camp and the political prisoners from the South were not allowed to witness and say their final good goodbye to a fellow prisoner. They could only line up at the door of the cell where Professor Xuân had been incarcerated and watch with deep sorrow as two common criminals carried Professor Xuân’s coffin to be buried on a remote hill outside the hard labor camp. They could not contain their tears at the silent yet bitter death of Professor Xuân, a superb and exemplary intellectual from the South who died because of the brutal suppression and harsh incarceration which the tyrannical communist authorities in Hà Nộ i had reserved for the political prisoners from South Viet Nam after April 30, 1975.

It was not until 2015 that Professor Xuân’s daughter could return to Viet Nam from France to exhume her father’s bones, had then cremated and took the ashes for veneration to the Thiên Hương Buddhist temple in Bình Thạnh district of Saigon.

Sacramento February 15, 2023
Triệu Huỳnh Võ
A political prisoner, born in 1937 in Cần Thơ, graduated in 1962 as valedictorian of the 6th Class of the RVN National Institute of Administration, with the last position in the RVN Government as Special Assistant, with rank of Vice Minister, to the Minister for Mass Mobilization and Open Arms, and had been incarcerated with Professor Xuân for 12 years successively at the so called Re-Education Camps of Long Thành, Thủ Đức, Hà Tây and Nam Hà.

Arc of Memory (cận cảnh- công trình kiến trúc đang xây dựng) Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản tại Ottawa, Canada

À La Mémoire D’un Érudit De La République Du Viêt Nam Le Professeur Nguyễn Duy Xuân, Ministre De L’éducation Nationale, De Concours Avec Les Fonctions De Recteur De L’université De Cần Thơ

 
Au printemps de l’année 1975, les dirigeants communistes du Nord Việt Nam, avec l’intention d’annulerle traité de Paix qu’ils ont signé le 27 Janvier 1973, et avec le plein support de leurs alliés Russo Chinois,ont donné l’ordre à leurs Forces Armées d’envahir, par un déferlement torrentiel, la République du Sud Việt Nam, abandonnée à elle seule, privée de l’aide financielle – militaire américaine; les États Unis d’Amérique ont déjà fait rapatrier leurs troupes.

En conséquence, la République du Sud Việt Nam s’écroule come un Château de Cartes le 30 Avril 1975.Tous les habitants du pays, du poste de la frontière septentrionale de “Ải Nam Quan” jusqu’à la Pointe de Cà Mau, limitant l’extrême mérional du pays, toute la population du Sud Việt Nam se rétrouvait sous les verroux. Les dirigeants du Nord communiste de Hà-nội, dans un laps de temps, après avoir pris les rênes du pouvoir, donnent l’ordre aux officiels du Sud Việt-Nam, civiles (du rang de Chef de Service jusqu’au rang de Ministre) et militaires (du grade d’officier sulbaterne jusqu’au grade de Général) de se présenter aux autorités communistes pour être envoyés de force, par la suite, dans des camps de rééducation (alias des bagnes pour les prisonniers des travaux forcés ou prisonniers intemporels pour les prisonniers de moindre importance), localisés du Sud au Nord du pays, jusqu’à la frontière entre le Việt-Nam et la Chine, et dans tous les recoins du pays, d’ordinaire au fond des forêts ou dans des lieux malsains òu sévissent des maladies contagieuses ou mortelles.

Selon l’annonce officielle du nouveau Régime communiste, postée pour le public, tous les officiels de la République du Sud Việt Nam, doivent se présenter aux autorités communistes, nantis d’une somme d’argent équivalente au prix de la nourriture individuelle pour un mois. C’est une sorte de truchement de mots que les sournois communistes du Nord Việt Nam ont voulu réserver une surprise aux gens crédules du Sud Việt Nam qui croient ferme que la durée de la rééducation ne dure qu’un mois. En réalité, la durée de la rééducation n’a pas de limite. Ce qui fait que beaucoup de prisonniers ont péri dans cet enfer, souffrant de la faim et du froid, épuisés par manque de médicaments et de soins médicaux. Profeseur Nguyễn duy Xuân, un examplaire érudit du delta du Sud du Mekong, se trouvait parmi ces victimes.

Né en 1925, de la Province de Cần Thơ, district de Ô Môn, Professeur Xuân est un ancien élève du Collège de Cần Thơ, une ancienne appellation du Lycée Phan Thanh Giản. Ayant reçu son Diplôme, il a été envoyé en France et en Angleterre pour continuer ses études où il a reçu une License Française en Économie et une Maitrise en Économie. Après cette période Professeur Xuân a décidé de s’inscrire à l’Université de Vanderbilt, en Tennessee (aux États Unis d’Amérique) où il a reçu la Maitrise et le titre de PhD en Économie. La thèse qu’il soutenait était “Crédit Agricol”.
Sous la Première République du Président Ngô đình Diệm, Professeur Xuân a assumé les fonctions de:
Attaché de Presse du Premier Ministre Nguyễn ngọc Thơ, de concours avec les fonctions de Directeur Général du Viêt Nam Presse; Haut Commissaire pour les Coopératives et le Crédit Agricol.

Sous la Deuxième République du Président Nguyễn văn Thiệu, Professeur Xuân a assumé des fonctions suivantes:
Ministre de l’Économie Nationale du Premier Ministre Nguyễn văn Lộc,  Conseiller particulier du Président Nguyễn văn Thiệu pour les Affaires Économiques, Recteur de l’Université de Cần Thơ depuis 1971 à 1975, Ministre de l’Éducation Nationale, de concours avec les fonctions de Recteur de l’Univesité de Cần Thơ dans le Cabinet du Premier Ministre Nguyễn bá Cẩn, en remplacement du Ministère de Trần thiện Khiêm, à partir du 14 d’Avril 1975.

Aux derniers jours d’Avril 1975, l’Attaché pour les Affaires Culturelles de l’Ambassade Américaine est venu inviter Professeur Xuân à quitter Việt Nam; mais ce dernier a refusé, parce qu’il n’a pas voulu d’ être accusé d’abandon de poste. C’était la malchance ou le destin qui a envoyé Professeur Xuân dans le bagne des travaux forcés à perpétuité des communistes du Nord.

Après la chute de la République du Sud Việt Nam, Professeur Xuân devait se présenter aux nouveaux gouvernants communistes comme d’autres de ses collègues. La première étape de leur “ Chemin de la Croix” est Le “Collège de Gia Long”, une institution pour l’éducation des jeunes filles au Sud Việt Nam à Saigon. Cette étape ne dure que de quelques jours où les internés se préparent à être dirigés peu après à l’ancien Orphelinat de Long Thành, un grand camp de rééducation nouvellement établi, à 30 kilomètres de Saigon, pour un triage de tous les internés politiques. C’est là que sont regroupés tous les détenus politiques.

Après un triage minutieux au camp de rééducation de Long Thành, Professeur Xuân et certains autres considérés comme des prisonniers de haute trahison étaient transférés dans un autre camp de rééducation aux environs de Thủ Đức, District de Saigon, où ils étaient rejoint par d’autres contingents d’internés composés d’anciens officiers de la police, des gens venus d’anciennes organisations chargées des Services d’espionage et de contre-espionage, des representatives et des sénateurs du Parlement, des chefs des Partis Politiques… etc de la République du Sud Việt Nam.

Vers le milieu de l’année 1976, tous ces prisonniers sont convoyés au Nord Việt Nam par des avions cargos C130. Ils sont d’abord poussés, menottes aux poignets, dans des camions hermétiques, faits pour le transport des prisonniers dangereux pour l’International Communiste. Ces malheureux sont amenés à l’aéroport de Tân Sơn Nhứt où des avions cargos C130 sont déjà alignés sur la piste d’envole, prêts à décoller avec ces deportés de choix qui sont liés ensemble deux par deux, avec menottes aux poignets, jusqu’à leur arrivée à l’aéroport de Gia Lâm, à Hà-nội. À Gia Lâm, les déportés étaient amassés dans des autocars et transportés au camp de rééducation de Hà Tây, province de Hà Sơn Bình et au camp de rééducation de Nam Hà, Province de Hà Nam Ninh, pour purger leurs peines, tout en performant des travaux forcés. Professeur Xuân était muté au Camp de Hà Tây, à 20 kilomètres de Hà-nội.

Le temps qu’ils étaient détenus au Nord Việt Nam communiste, les détenus politiques de la République du Sud Việt Nam devaient se conformer aux règlements très stricts. Professeur Xuân était assigné dans la section de fabrication de briques. C’est une des sections la plus laborieuse et la plus acharnée de travaux forcés dans le camp de Hà Tây. Selon le standard de production imposé par les dirigeants du camp de Hà Tây, chaque prisonnier devait produire chaque jour un grand nombre de briques, y compris le temps qu’il avait à patauger, de bon matin, dans la boue glacée des fosses bourbeuses pour en extraire des blocs d’argile, les pétrir et en faire des morceaux de briques (de plus d’un kilogramme pour chaque brique), d’après un mule de bois du camp, les faire sécher au soleil et les faire cuire au four. Toute violation concernant le rendement de la production des briques de chaque jour est sujetté à une réduction de la ration alimentaire quotidienne du prisonnier fautif. Professeur Xuân, le plus âgé dans la section, devait accomplir son travail forcé comme d’autres de ses collègues. Ils étaient des jeunes officiers de l’Armée du Sud Việt Nam, nouvellement repliés des autres camps de réeducation localisés trop près de la frontière septentrionale, en risque d’une délivrance venue du côté des communistes chinois.

L’hiver de l’année 1977 comme celui des années suivantes, était pour les prisonniers déportés venant du Sud Việt Nam (d’une région de climat tempéré) une perturbation physique catastrophique, sans compter la pénurie d’aliments et le manque de médicaments et de vêtements qui pouvaient aider ces prisonniers dépaysés d’être au chaud, dans une ambiance de température de moins de zéro degré centigrade. Tous ces facteurs contribuaient à la décimation du nombre considérable des prisonniers politiques de la République du Sud Việt Nam.

Chaque jour, Professeur Xuân aimait avoir un brin de conversation avec l’avocat Trần văn Tuyên, pendant quelques minutes de leur toilette matinale malgré la température glacée d’hiver. L’avocat Tuyên était le chef du Parti Social-Démocrate au Parlement de la République du Sud Việt Nam. Il succombait d’un coup de sang au cerveau (stroke), au camp de Hà Tây quelque temps après. En dehors du froid rigoureux, les déportés devaient combattre la famine, le manque de médicaments et de vêtements appropriés pour lutter contre le froid. Un ingénieur de Chimie Phan thông Thảo, chef du Parti “Tân Đại Việt”, un déporté lui même, a dit piteusement : “nous sommes devenus des carnivores parce que nous sommes en train de manger notre propre chair pour survivre”.
Aux environs de Septembre 1979, les prisonniers du Sud Việt Nam étaient permis de recevoir des colis postaux de ravitaillement de leurs familles. Professeur Xuân ne pouvait en recevoir de sa famille en France, mais seulement quelques uns de sa soeur, habitant à la délégation d’Ô Môn, province de Cần Thơ. C’est grâce à ces colis de ravitaillements que les prisonniers déportés au Nord Việt Nam, pouvaient encore survivre dans des bagnes atroces du Nord Việt Nam communiste.

Professeur Xuân continuait ce labeur de fabrication de briques jusqu’en 1981, date où il était assigné au groupe de traducteurs du camp. C’était un regroupement d’anciens officiers de l’Armée de la République du Sud Việt Nam ayant une grande connaissance de langues étrangères (en Anglais et en Français) capable de traduire des livres en anglais ou en français concernant la guerre au Việt Nam, recherchés par les autorités militaires de Hà-nội. C’était là une sorte d’exploitation de la matière grise, au lieu de l’exploitation de la force physique des prisonniers déracinés venant du Sud.

Vers l’année 1983, la totalité des prisonniers déportés du Sud Việt Nam du camp de Hà Tây devait être transférée au camp de rééducation de Nam Hà. Professeur Xuân commencait à recevoir du ravitaillement en vivre et en médicament de sa famille de France. En plus, l’ancien député du Parlement de la République du Sud Việt Nam, Nguyễn long Giao, son propre frère qui venait d’être libéré d’un autre camp de réeducation est venu le voir.

C’était pendant cette période de l’hiver de 1986 que Professeur Xuân a commencé à avoir des éruptions des petits furoncles rouges sur le visage et sur tout le corps, dont aucune sorte de pommade ou de médicament ne pouvait guérir. Le Docteur en Médecine Trương như Quýnh, ancien Médecin Chef de l’Hôpital Central de Saigon, un déporté lui même, a diagnostiqué Professeur Xuân et a déclaré que c’était une maladie au nom de Hodgkins, une sorte Cancer relatif au dévelopement anormal des glandes cancéreuses autour du cou qui s’étaient propagés dans tout le corps du malade, en particulier dans l’estomac, dans le foie etc…Professeur Xuân a dû s’évanouir plusieurs fois avant d’être envoyé à l’hôpital de Phủ Lý, près du Camp de Nam Hà, pour une contre visite; mais le résultat était le même. De retour au camp de Nam Hà, Professeur Xuân devait vivre en permanence à l’infirmerie du camp, pour être surveillé de près. Un autre détenu, au nom de Phạm hữu Trung, un ancien officier de la Police du Sud Việt Nam, s’engageait à servir comme garde malade pour Professeur Xuân.

Vers le mois d’Otobre 1986, selon le désir du Professeur Xuân, l’Aumônier Supérieur bouddhique de l’Armée du Sud Việt Nam, “ Thích thanh Long”, lui même un interné politique du camp, a procédé à une cérémonie d’ initiation au bouddhisme pour Professeur Xuân et lui a donné un nom religieux bouddhique de “ Thanh lương Địa”. Comme Professeur Xuân ne pouvait pas manger depuis deux mois, Madame Hộ, la femme du Docteur Phạm hoàng Hộ, le prédécesseur du Professeur Xuân aux fonctions de Recteur de l’Université de Cần Thơ, a envoyée deux bouteilles de Morin Amin, composées de substances nutritives très élevées qui, introduites dans le corps par voie intraveineuse, auraient pu sauver Professeur Xuân, mais le docteur communiste du camp n’a pas donné l’autorisation de les employer. Cependant quelques jours après, quand Professeur Xuân a donné des signes de Coma, ce docteur a changé d’idée et a permis à Professeur Xuân de les employer. Professeur Xuân a repris ses sens pendant un jour, mais il a dû rendre son dernier soupir à 4 heures du matin, le 16 Janvier de l’année 1987 (correspondant au 17 Décembre, de l’Année Lunaire du Tigre). Après deux mois sans nourriture, le corps du Professeur Xuân s’est rétréci un peu et le teint de la peau a quelque peu noirci.

Selon le règlement du camp de rééducation de Nam Hà, tout le service pour l’inhumation d’un prisonnier politique doit être assuré par les prisonniers de droit commun ou même des anciens criminels, mais pas par de prisonnier politique. Aucun prisonnier politique ne pouvait s’en mêler, ni de participer de près ou de loin aux obsèques d’un autre prisonnier politique. Cependant, en s’assurant le concours des geôliers par des présents, les amis du Professeur Xuân ont pu organiser une petite célébration funèbre, avec la présence de l’Aumônier Supérieur boudhique Thích thanh Long et de l’Aumônier boudhique de la 7 ème Division de l’Armée du Sud Việt Nam Thích thiện Chinh qui venaient prier pour un érudit patriotique, exemplaire à tous les points. La petite procession funèbre accompagnait Professeur Xuân vers un petit monticule de terre désertique, près du camp de Nam Hà, où le plus illustre et le plus connu érudit de la République du Sud Việt Nam allait se reposer dans ce coin perdu, le plus inconnu de son pay natal. Vers l’année 2015, la fille du Professeur Nguyễn duy Xuân est revenue de France et a procédé à l’inhumation et à la crémation des restes de son père dont les cendres étaient conservés à la Pagode de Thiên Hương, District de Bình Thạnh, Cité de Saigon.

Sacramento, le 15 Février, 2023
Triệu huỳnh Võ
Lauréat de la 6 ème Promotion, en 1962, de L’Institut National d’Administration de la République du Việt Nam. Né au 1937 à Cần Thơ, ancien Assistant du Ministre de la Mobilisation Populaire et du Ralliement au Cabinet du Premier Ministre Trần thiện Khiêm et Nguyễn bá Cẩn. Co-interné avec Professeur Xuân pendant plus de 12 ans dans les camps de rééducation sucessifs de Long Thành, de Thủ Đức, de Hà Tây, et de Nam Hà.

Traduit de l’original en français par Ngô văn Minh, Licencié ès Lettres Pédagogique (Mars 1963). Maitrise de Français à California State University of Fullerton (1999), Professeur retraité de Français à Fullerton College et à Long Beach City College. Ancien Colonel de l’Armée du Sud Việt Nam, Assistant Opérationnel et Chef d’État Major du Regrétté Général Đỗ cao Trí, Commendant le III ème Corps de l’Armée du Sud Việt Nam. Ancien prisonnier déporté et co-interné avec Professeur Xuân dan les Camps de Rééducation au Nord Việt Nam pendant 13 ans.
 

Lời BBT:

BBT trân trọng giới thiệu và đăng tải  bài viết tưởng nhớ Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân do NT Triệu huỳnh Võ (ĐS 6) viết, với bản dịch Anh ngữ và Pháp ngữ. Bài viết này  sẽ được công chiếu cho du khách tới viếng Tượng đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản  Arc of Memory tại Canada Link: https://tributetoliberty.ca/content/phan-thanh-gian-doan-thi-diem-alumni-group-teachers-and-friends-0

Được biết Tượng đài  Arc of Memory sẽ  được dự trù khánh thành vào 2/11/2023 tại  Ottawa , thủ đô Canada. Xin xem thêm các thông tin về Tượng đài  Arc of Memory  ở link sau đây: https://tributetoliberty.ca/

Views: 311

Những Đóng Góp Của Các Đốc Sự Cho Hai Nền Cộng Hòa

Triệu Huỳnh Võ, ĐS 6

LỜI MỞ ĐẦU.
Bài viết nầy đã dựa vào:
– Quyển Kỷ Yếu Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (QGHC) do Tổng Hội Cựu Sinh Viên QGHC thực hiện vào tháng 7 năm 1999;
– Đặc san QGHC-Liên Bang Úc Châu 2006-2007;
– Quyển Kỷ Yếu ĐS 13: 48 Năm Nhìn Lại (1965-2012);
– Các cuộc tham khảo ý kiến với các đồng môn.
Nội dung bài viết chắc chắn còn nhiều điều sơ sót hoặc không chính xác, vì người viết chỉ trình bày sự đóng góp cho Nền Cộng Hòa của một số các Đốc Sự (ĐS), rất mong quí đồng môn vui lòng bổ khuyết.

Kể từ ngày được thành lập năm 1953 tính đến cuối năm 1973, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh đã đào tạo được:

1635 sinh viên tốt nghiệp ban Đốc Sự từ Khóa Đà Lạt tới Khóa 19. Ngoài ra còn có 316 sinh viên chưa tốt nghiệp đang theo học các Khóa Đốc Sự 20, 21 và 22.

– 323 sinh viên tốt nghiệp ban Cao Học từ Khóa 1 đến Khóa 8 và 161 sinh viên đang theo học các khóa Cao Học 9 và 10.

– 527 sinh viên Tham Sự từ Khóa 1 đến Khóa 5.

– 189 sinh viên Tham Sự Sắc tộc.

Về sự đóng góp cho nền Cộng Hòa

Chỉ sau hai thập niên, kể từ ngày Học Viện được thành lập, những sinh viên xuất thân từ Học Viện đã lần lượt được bổ nhiệm giữ các chức vụ chỉ huy trung cấp, cao cấp và ngay cả đến các chức vụ chính trị trong toàn thể cơ cấu tổ chức công quyền của hai nền Cộng Hòa,từ cấp chính quyển địa phương lên cấp chính quyền trung ương.

Chính quyền địa phương:

Thông thường thì việc lãnh đạo ở địa phương, cấp Tỉnh Trưởng và Quận Trưởng sẽ do các Đốc sự đãm trách.Nhưng vỉ đất nước đang trong tình trạng chiến tranh chống cộng sản Bắc Việt xâm lược, nên nền hành chánh địa phương bị quân sự hóa.Các Đốc sự, ngoại trừ một vài trường hợp biệt lệ được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng hay Quận trưởng,đa số chỉ giữ chức vụ Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh (PTTHC),Phó Thị Trưởng (PThT),Phụ Tá Hành Chánh(PTHC) và Phó Quận Trưởng (PQT) Các sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đều nắm giữ các chức vụ Tỉnh Trưởng và Quận Trưởng.

1. Đô Thành Sài Gòn

Trước năm 1972, các cựu sinh viên tốt nghiệp Học Viện có lúc đã nắm giữ hầu hết các chức vụ Quận Trưởng Hành Chánh trong Đô Thành Sài Gòn.

– Quận Nhứt: Phạm văn Phỉ, ĐS4

– Quận Tư: Lê ngọc Diệp, ĐS9

– Quận Năm: Nguyễn văn Bon, ĐS (cựu giáo chức cải ngạch ĐS)

– Quận Sáu: Huỳnh kim Thoại, ĐS9

– Quận Bảy: Nguyễn văn Sang, ĐS7

– Quận Tám: Mai như Mạnh, ĐS3; Nguyễn xuân Du, ĐS12

– Quận Mười: Trần quang Trí, ĐS10

– Quận Mười Một: Lê hiếu Nghĩa, ĐS3

Kể từ sau Mùa Hè đỏ lửa năm 1972, các sĩ quan trong Quân đội VNCH được bổ nhiệm làm Đặc Khu Trưởng kiêm Quận Trưởng ở 11 Quận trong Đô Thành, phụ trách chính yếu về an ninh, còn về hành chánh thì vẫn do các Đốc Sự đảm nhận trong vai trò Phó Quận Trưởng.

2. Các Tỉnh, Thị Xã

Giữ chức vụ Tỉnh Trưởng

Tỉnh Vĩnh Bình: Nguyễn đình Xướng, ĐS khóa Đà Lạt, thời Đệ Nhất Cộng Hòa.

Tỉnh Quảng Trị: Nguyễn trung Thoại, ĐS1, thời Đệ Nhị Cộng Hòa.

Giữ chức vụ Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh (PTTHC), Phó Thị Trưởng (PThT), Phụ Tá Hành Chánh (PTHC), Quận Trưởng (QT) và Phó Quận Trưởng (PQT):

QUÂN KHU I
Tỉnh Quảng Trị

PTTHC: Bảo Lộc, ĐS3; Bùi Hoành, ĐS8; Bửu Uyển, ĐS11; Nguyễn ngọc Diệp, ĐS14.

– Quận Mai Lĩnh. PQT: Ngô văn Toại, ĐS13

– Quận Hải Lăng. PQT: Hứa thôi Sinh, ĐS13

– Quận Triệu Phong. PQT: Nguyễn văn Dân, ĐS18

Tỉnh Thừa Thiên

PTTHC: Bảo Lộc, ĐS3; Hồ văn Cường, ĐS11

– Quận Phú Vang. PQT: Phạm thành Châu, ĐS14

– Quận HươngTrà. PQT: Nguyễn thái Hùng, ĐS14

– Quận HươngThủy. PQT: Trần đình Sào, ĐS14

– Quận HươngĐiền. PQT: Nguyễn Trình, ĐS17A

– Quận PhongĐiền. PQT: Trương minh Hòa, ĐS17B

– Quận Vĩnh Lộc. PQT: Nguyễn đình Hào, ĐS17B

– Quận Phú Lộc. PQT: Cung trọng Thanh, ĐS17B

Thị Xã Huế

PThT: Trần đình Thương, ĐS 8 (bịVC giết vào Tết 68); Tôn thất Tùng, ĐS9; Trần bá Thuyết, ĐS11

– Quận 1. PQT: Nghiêm xuân Thuyết, ĐS19

– Quận (?). PQT: Hồ xuân Giu, ĐS13

Tỉnh Quảng Nam

PTTHC: Hồ đắc Chương, ĐS1; Nguyễn chí Thiệp, ĐS10; Lê thượng Uyên, ĐS10

PhTHC: Nguyễn văn Ảnh, ĐS14

– Quận Thường Đức. PQT: Trần đình Vinh, ĐS14; Trần thiện Ấn, ĐS17 B

– Quận Hiếu Đức. PQT: Phan thành Hùng, ĐS16; Nguyễn Phước, ĐS17B

– Quận Quế Sơn. PQT: Vũ ngọc Thúy, ĐS16

– Quận Điện Bàn. PQT: Huỳnh vĩnh Tài, ĐS 8 (hy sinh 65); Lê phước Ba, ĐS17 A

– Quận Đại Lộc. PQT: Dương đức Bản, ĐS17A

– Quận Hòa Vang. PQT: Nguyễn thanh Lương, ĐS17A

– Quận Duy Xuyên. PQT: Hoàng đình Thu, ĐS17B

– Quận (?). PQT: Huỳnh maiThân, ĐS13

– Quận (?). PQT: Nguyễn minh Chánh, ĐS16

Thị Xã Đà Nẵng

PThT Đà Nẵng: Nguyễn vĩnh An, ĐS8; Thái Lộc, ĐS8; Nguyễn khoa Tánh, ĐS8; Võ quang Tuệ, ĐS9

-Quận 2. PQT: Phạm phước Ngữ, ĐS17

-Quận 3. PQT: Nguyễn Phụng, ĐS 11; Nguyễn thế Sanh, CH 6.

-Quận (?). PQT: Trần xuân Thời, ĐS12; Dương mạnh Châu, ĐS14.

Tỉnh Quảng Tín

PTTHC: Hồ văn Hiển, ĐS1; Bủi trọng Tiêu, ĐS8; Lê tấn Nhiễu, ĐS7; Tôn thất Tùng, ĐS9; Vũ văn Long, ĐS7; Trần ngọc Thiệu, ĐS11

PTHC: Nguyễn thế Tạo, ĐS15

– Quận Tam Kỳ. PQT: Nguyễn xuân Châu, ĐS16

– Quận Hậu Đức. PQT: Thái công Phú, ĐS16 (đã mất); Nguyễn văn Quí, ĐS19

– Quận Tiên Phước. PQT: Võ văn Lượng, ĐS17A; Đổ văn Siêng, ĐS19

Tỉnh Quảng Ngãi

PTTHC: Trần huỳnh Châu, ĐS5 (đã mất); Thái Lộc, ĐS 8; Đào văn Bình, CH2; Nguyễn chí Vy, ĐS9, CH2

PTHC: Trần Thái, ĐS9

– Quận Nghĩa Hành. PQT: Võ quang Quán, ĐS11

– Quận Bình Sơn. PQT: Phạm công Bàng, ĐS8; Trần khánh Hồng, ĐS13; Nguyễn hưng Long, ĐS16

– Quận Sơn Tịnh. PQT: Tôn thất Bảo, ĐS9; Nguyễn hữu Pháp, ĐS13

– Quận Mộ Đức. PQT: Bùi Châu, ĐS14

– Quận Ba Tơ. PQT: Nguyễn văn Dũng, ĐS16

– Quận Minh Long. PQT: Lâm Phú, ĐS17A

– Quận Trà Bồng. PQT: Nguyễn mạnh Phúc, ĐS17A

– Quận Sơn Hà. PQT: Trương văn Anh, ĐS17B

– Quận Đức Phổ. PQT: Phạm Ru, ĐS19

QUÂN KHU II
Tỉnh Kontum

PTTHC: Bùi xuân Thích, ĐS6; Phạm gia Định, ĐS8; Đào ngọc Khoa, ĐS11; Trần bạch Thu, ĐS17B

– Quận Đakto. PQT: Lê xuân Sướng, ĐS8; Lê văn Minh, ĐS 10; Nguyễn Huệ, ĐS19

– Quận Kontum. PQT: Lâm thành Hổ, ĐS15; Nguyễn chí Thiện, ĐS19

– Quận (?). PQT: Nguyễn ngọc Quang, ĐS17A

Tỉnh Bình Định

PTTHC: Lê quang Quý, ĐS Đà Lat; Phạm hữu Độ, ĐS8; Bùi xuân Thích, ĐS 6.

PTHC: Tôn thất Tùng, ĐS9

– Quận An Nhơn.QT: Đại úyTrương văn Tuyên, ĐS 8

– Quận Tuy Phước. PQT: Diệp bửu Long, ĐS10

– Quận Phù Mỹ. PQT: Đoàn hữu Đức, ĐS13

– Quận Hoài Nhon. PQT: Nguyễn công Lượng, ĐS16; Nguyễn văn An, ĐS17A

– Quận An Túc. PQT: Lê viết Hồn, ĐS17A (hy sinh 1975)

– Quận Hoài Ân PQT: Hoàng trắc Thành, ĐS17A

-Quận Bình Khê PQT: Trần đình Mười, ĐS17B

– Quận Tam Quan.PQT: Đỗ việt Anh, ĐS19

Thị Xã Qui Nhơn

PThT: Bùi xuân Thích, ĐS6

– Quận Nhơn Định. PQT: Bùi thế Bạch, ĐS17B

– Quận Nhơn Bình. PQT: Bùi văn Khanh, ĐS17B

Tỉnh Pleiku

PTTHC: Trần công Hàm, ĐS7; Nguyễn phú Hữu, ĐS8; Đặng văn Thạnh, ĐS11

– Quận Phú Nhơn. PQT: Trần ngọc Cưởng, ĐS10; Trần ngọc Danh, ĐS17A

– Quận Lệ Trung. PQT: Ksor Đê, ĐS17A (đã mất); Trần thanh Thủy, ĐS17B

– Quận Thanh An. PQT: Nguyễn thanh Nhựt, ĐS17A

– Quận (?). PQT: Nguyễn đức Tuấn, ĐS13

Tỉnh Phú Bổn

PTTHC: Nguyễn văn Tiên, ĐS6; Vũ văn Long, ĐS7; Nguyễn kim Dần, ĐS8; Nguyễn hữu Để, ĐS13

-Quận Cheo Reo.PQT: Phạm xuân Huy, ĐS13

– Quận Phú Túc. PQT: Võ Hân, ĐS15; Lê quang Minh, ĐS17 A

– Quận Phú Thiện. PQT: Vương Lưu, ĐS17A

Tỉnh Phú Yên

PTTHC: Trần văn Bảng, ĐS2; Nguyễn tiến Hoàng, ĐS10; Nguyễn khắc Linh, ĐS7

-PTHC: Lê văn Thái, CH5

– Quận Hiếu Xương. PQT: Nguyễn thành Thu, ĐS12; Lâm minh Cương, ĐS13

– Quận Sông Cầu. PQT: Nguyễn viết Thu, ĐS12

– Quận Đông Xuân. PQT: Nguyễn văn Bửu, ĐS16

– Quận Tuy An. PQT: Ngô văn Hoàn, ĐS16

– Quận Sơn Hòa. PQT: Lê đình Lãm, ĐS8; Nguyễn thế Sang, ĐS16; Nguyễn duy Nhạc, ĐS17B

Tỉnh Darlac

PTTHC: Nguyễn ngọc Vỵ, ĐS6

– Quận Lạc Thiện. PQT: Lê hữu Em, ĐS10, CH1; Nguyễn xuân Kế, ĐS12; Võ đoàn Ba, ĐS17A

– Quận Buôn Hô. PQT: Trần văn Dũng, ĐS9, CH1; Huỳnh văn Phước, ĐS17B

– Quận (?). PQT: Phan tiến Dương, ĐS 12; Đàm xuân Ánh, ĐS13; Đỗ hữu Đông, ĐS15

Tỉnh Khánh Hòa

PTTHC: Trương đình Cát, ĐS1; Hoàng đình Giang, ĐS1; Hồ đình Chỉnh, ĐS2; Nguyễn linh Kính, ĐS Đà Lạt; Nguyễn công Hiệu, ĐS2; Nguyễn văn Sanh, ĐS8

PTHC (1975): Hồ quốc Văn, ĐS9

– Quận Cam Lâm. PQT: Bùi đình Phúc, ĐS3; Nguyễn đình Thụy, ĐS13.

– Quận Vĩnh Xương. PQT: Thái tăng Hoàng, ĐS10; Phạm khắc Cẩn, ĐS14

– Quận Vạn Ninh. PQT: Huỳnh văn Quế, ĐS14

– Quận Diên Khánh. PQT: Ngô đình Hoa, ĐS13; Ngô minh Sơn, ĐS14

– Quận Ninh Hòa. PQT: Diệp xuân Tân, ĐS8; Nguyễn kim Khánh, ĐS10; Lê phụng Chữ, ĐS11; Huỳnh viết Văn, ĐS9

Thị Xã Nha Trang

PThT: Nguyễn văn Đặng, ĐS8

-Quận II. PQT: Đỗ bá Cường, CH4

Thị Xã Cam Ranh

PThT: Lê hữu Phước, ĐS11

Tỉnh Quảng Đức

PTTHC: Nguyễn ngọc Vỵ, ĐS6; Nguyễn thế Chu, ĐS7

– Quận Đức Lập. PQT: Nguyễn thắng Hiền, ĐS15

– Quận Khiêm Đức. PQT: Nguyễn hữu Lễ, ĐS15; Trần ngọc Minh, ĐS16

– Quận Kiến Đức. PQT: Nguyễn tấn Ngoan, ĐS16

Tỉnh Tuyên Đức

PTTHC: Nguyễn hữu Kế, ĐS7 (đã mất); Hoàng trọng Can, ĐS1

PTTHC Thượng vụ: Yayu Sahao, Tham Sự Ban Cao Nguyên.

– Quận Đơn Dương. PQT: Ngô văn Toại, ĐS13

– Quận Lạc Dương. PQT: Hà hải Sơn, ĐS14

– Quận Đức Trọng. PQT: Lê kim Thành, ĐS14

Thị Xã Đà Lạt

PThT Đà Lạt: Nguyễn trọng Can, ĐS6; Phạm gia Định, ĐS8

Tỉnh Ninh Thuận

PTTHC: Hồ đình Phương, ĐS2; Nguyễn trung Thoại, ĐS1; Nguyễn hửu Kế, ĐS7; Nguyễn chu Hậu, ĐS2; Lê tấn Nhiễu, ĐS7

– Quận Thanh Hải. PQT: Phạm văn Đen, ĐS13

– Quận Bửu Sơn. PQT: Ngô đình Hoa, ĐS13

– Quận Sông Pha. PQT: Quảng Tài, ĐS17B

– Quận Du Long/Quận An Phước. PQT: Lê đình Thảo, ĐS 9, CH3

– Quận (?). PQT: Tôn thất Lưu, ĐS12

Tỉnh Lâm Đồng.

PTTHC: Lê duy Lai, ĐS8; Nguyễn văn Cường, ĐS11

-Quận Bảo Lộc. PQT: Đặng quốc Tuấn, ĐS10, CH2; Diệp thanh Sang, ĐS17A

Tỉnh Bình Thuận

PTTHC: Nguyễn văn Tiên, ĐS6; Phạm ngọc Cửu, ĐS11

PTHC: Nguyễn tấn Phát, ĐS11

– Quận Hàm Thuận. PQT: Hoàng văn Lợi, ĐS14

– Quận Thiện Giáo. PQT: Trương an Ninh, ĐS14

– Quận Tuy Phước. PQT: Hoàng Phương, ĐS14

– Quận Tuy Phong. PQT: Đinh trọng Chóng, ĐS17B

– Quận Phan Lý Chàm. PQT: Y a Pha. ĐS17A

QUÂN KHU III
Tỉnh Phước Long

PTTHC: Nguyễn tĩnh Thuật, ĐS Đà Lạt; Phạm thăng Chức, ĐS11 (đã mất); Đèo văn Ngày, Tham Sự Ban Cao Nguyên (bị sát hại 30-4-75)

PTHC: Lê thành Nghiêm, ĐS15

– Quận Bố Đức. PQT: Nguyễn ngọc Diệp, ĐS13

– Quận Đức Phổ. PQT: Đỗ văn Minh, ĐS16

– Quận Phước Bình. PQT: Đặng xuân Hùng, ĐS17A; Nguyễn hải Trí, CH4

– Quận (?). PQT: Hà vĩnh Tường, ĐS17A (hy sinh 74)

Tỉnh Long Khánh

PTTHC: Trương minh Nhuệ, ĐS6; Vũ văn Khuông, ĐS8 (đã mất); Vũ minh Ngọc, ĐS16

– Quận Định Quán. PQT: Đinh mạnh Sử, ĐS9; Nguyễn đăng Luận, ĐS12; Phạm đức Thạnh, ĐS17B

– Quận Kiêm Tân. PQT: Đinh văn Giáp, ĐS13

– Quận Xuân Lộc. PQT: Phạm đức Thạnh, ĐS17B

Tỉnh Bình Tuy

PTTHC: Trần thanh Sử, ĐS6; Nguyễn văn Tiết, ĐS9

PTHC: Lý kim Anh, CH5

– Quận Tánh Linh. PQT: Phan hạ Tùng, ĐS11; Đèo văn Tuấn, ĐS16

– Quận Hoài Đức. PQT: Nguyễn công xuân Lâm, ĐS12; Nguyễn Nhung, ĐS17B; Nguyễn văn Thiện, ĐS19

– Quận Hàm Tân. PQT: Nguyễn văn Phụng, ĐS14; Huỳnh huy Minh, ĐS19

Tỉnh Tây Ninh

PTTHC: Nguyễn công Minh, ĐS9

– Quận Phước Ninh. PQT: Dương văn Biên, ĐS10

– Quận Hiếu Thiện. PQT: Phạm minh Châu, ĐS13

– Quận Phú Khương. PQT: Lâm thành Hổ, ĐS15

– Quận Khiêm Hạnh. PQT: Hà minh Khải, ĐS16

– Quận Khiêm Tân. PQT: Hoa thế Nhân, CH5

Tỉnh Bình Long

PTHC: Nguyễn trọng Can, ĐS6; Lê Quế, ĐS7; Võ thành Hạng, ĐS7; Vũ minh Ngọc, ĐS16

– Quận An Lộc. PQT: Phạm văn Thắng, ĐS16

– Quận Chơn Thành. PQT: Trần tấn Mẫn, ĐS9, CH4; Trịnh nhạc Phi, ĐS17A

Tỉnh Bình Dương

PTTHC: Nguyễn văn Tiên, ĐS6; Võ tấn Vinh, ĐS8 (đã mất)

– Quận Phú Giáo. PQT: Nguyễn thế Cương, ĐS12

– Quận Phú Hòa. PQT: Nguyễn phước Huệ, ĐS17B

– Quận Bến Cát. PQT: Nguyễn văn Bính, ĐS14

– Quận Châu Thành. PQT: Phạm công Xuân, ĐS14

– Quận (?). PQT: Nguyễn cao Tuấn, ĐS12; Lê ngọc Hồ, ĐS 13

Tỉnh Biên Hòa

PTTHC: Đỗ thành Nhơn, ĐS1; Nguyễn đình Lang, ĐS4; Phạm công Đời, ĐS1; Trương văn Nam, ĐS Đà Lạt;

 Đặng văn Thạnh, ĐS11; Nguyễn thành Nhơn, ĐS6

– Quận Đức Tu (Châu Thành). PQT: Nguyễn văn Tám, ĐS7; Vũ viết An, ĐS13; Trần đình Phương, ĐS13

– Quận Công Thành. PQT: Cao văn Trí, ĐS9; Nguyễn Dũng, ĐS13

– Quận Tân Uyên. PQT: Nguyễn đình Đổ, ĐS11

– Quận Dĩ An. PQT: Phan khắc Thành. ĐS13

– Quận Long Thành. PQT: Thái quang Chung, ĐS12; Phạm kim Rương, ĐS11; Nguyễn trần Quý, CH4

– Quận Đức Trọng. PQT: Ngô văn Toại, ĐS13

Tỉnh Phước Tuy

PTTHC: Lâm hữu Trải, ĐS9; Nguyễn đình Phúc, ĐS11

– Quận Đất Đỏ. PQT: Nguyễn vĩnh Trinh, ĐS3 (tử nạn trước 75); Võ văn Hoàn, ĐS8; Vũ tuấn Thịnh, ĐS11

– Quận Long Điền. PQT: Nguyễn xuân Nghi, ĐS11

Thị Xã Vũng Tàu

PThT: Lê văn Toàn, ĐS7

Tỉnh Gia Định

PTTHC: Huỳnh đăng Giai, ĐS3; Nguyễn hữu Dậu, ĐS8

– Quận Cần Giờ. PQT: Lê văn Minh, ĐS10; Đoàn đình Minh, ĐS13

– Quận Nhà Bè. PQT: Nguyễn kimTùng, ĐS13

– Quận Quảng Xuyên. PQT: Phạm duy Tuệ, ĐS8

– Quận Hốc Môn. PQT: Huỳnh công Trị, ĐS9

– Quận Thủ Đức. PQT: Nguyễn khắc Quang, ĐS8

Tỉnh Hậu Nghĩa

PTTHC: Đổ đăng Tiến, ĐS8; Vũ văn Long, ĐS7; Nguyễn thái Nguyên, ĐS7

– Quận Đức Hòa. PQT: Nguyễn đức Cảnh, ĐS12; Ngô đình Thứ, ĐS13

– Quận Đức Huệ. PQT: Văn hiếu Nghĩa, ĐS14

– Quận Củ Chi. PQT: Huỳnh văn Thành, ĐS17A

Tỉnh Long An

PTTHC: Lê phú Nhạn, ĐS Khóa Đà Lạt; Nguyễn bá Cẩn, ĐS1

– Quận Bến Lức. PQT: Nguyễn mạnh Tùng, ĐS10

– Quận Tân Trụ. PQT: Đinh Hiếu, ĐS12, CH 6

– Quận Thủ Thừa. PQT: Nguyễn văn Đức, ĐS6; Huỳnh Minh, ĐS15

– Quận Rạch Kiến. PQT: Phạm công Bàng, ĐS9

– Quận Bình Phước. PQT: Lê văn Ngà, ĐS9

– Quận Cần Đước. PQT: Đinh minhThân, ĐS9

– Quận (?). PQT: Vũ thế Hùng, ĐS11

QUÂN KHU IV
Tỉnh Kiến Tường

PTTHC: Đặng huy Túc, ĐS7; Nguyễn khắc Lương, ĐS11; Đặng minh Đức, ĐS13; Lê văn Rắc, ĐS9

– Quận Kim Bình. PQT: Trần quốc Cần, ĐS10

– Quận Tuyên Bình. PQT: Phạm văn Thu, ĐS19

– Quận Tuyên Nhơn. PQT: Đinh sơn Huy, ĐS10, CH3; La văn Mẫn, ĐS17B

– Quận Kiến Bình. PQT: Trần Dũng, ĐS8 (hy sinh 64); Nguyễn ngọc Khôi, ĐS10

– Quận Châu Thành. PQT: Phạm trần Hào, ĐS15; Đỗ thái Hùng, ĐS16

Tỉnh Kiến Phong

PTTHC: Huỳnh thanh Tùng, ĐS9

– Quận Mỹ An. PQT:  Huỳnh ngọc Long, ĐS17A; Nguyễn tấn Hữu, ĐS19

– Quận Kiến Văn. PQT: Phạm hữu Nghĩa, ĐS16

– Quận Đồng Tiến. PQT: Nguyễn văn Tuấn, ĐS17 B

– Quận Thanh Bình. PQT: Nguyễn văn Gỏ, ĐS13

Tỉnh Định Tường

PTTHC: Nguyễn phước Sơn, ĐS8

– Quận Bến Tranh. PQT: Nguyễn kim Dần, ĐS8; Trương vĩnh Tiền, ĐS10

– Quận Giáo Đức. PQT: Nguyễn văn Cao, ĐS11

– Quận Sầm Giang. PQT: Nguyễn trung Lâu, ĐS12

– Quận Cái Bè. PQT: Nguyễn văn Ban, ĐS12

– Quận Cai Lậy. PQT: Lưu trường Ninh, ĐS8

– Quận Chợ Gạo. PQT: Phạm minh Châu, ĐS13; Trần khánh Hồng, ĐS13

Thị Xã Mỹ Tho

PThT: Lê vănThêm, ĐS 6; Võ văn Phận, CH 4

Tỉnh Gò Công

PTTHC: Nguyễn văn Hợp, ĐS5; Lê thiện Tùng, ĐS12

– Quận Hòa Lạc. PQT: Lê văn Quan, ĐS11

– Quận Hòa Tân. PQT: Nguyễn văn Phúc, ĐS11

– Quận Hòa Đồng. PQT: Đặng thanh Xuân, ĐS12; Trần hữu Đức, ĐS13

– Quận Hòa Tân. PQT: Lê văn Thúy, ĐS13

– Quận Hòa Bình. PQT: Nguyễn văn Luân, ĐS14

Tỉnh Kiến Hòa

PTTHC: Trần Huỳnh Châu, ĐS5 (đã mất); Đào văn Bình, CH2

– Quận Hương Mỹ. PQT: Đặng gia Thoại, ĐS10; Mã thành Nghĩa, ĐS17B

– Quận Ba Tri. PQT: Bùi đức Lứt, ĐS10

– Quận Trúc Giang. PQT: Lê tự Em, ĐS11

– Quận Phú Thạnh. PQT: Hồ kim Sơn, ĐS12

– Quận Đôn Nhơn. PQT: Nguyễn văn Út, ĐS9; Lê Hoàng Hải, ĐS13

– Quận Ba Tư. PQT: Trần văn Tuôi, ĐS17A

Tỉnh Vĩnh Long

PTTHC: Nguyễn sanh Tiền, ĐS7; Đặng văn Thạnh, ĐS11

– Quận Bình Minh. PQT: Đinh ngọc Bảo, ĐS11; Đinh sỹ Nghĩa, ĐS13

– Quận Trà Ôn. PQT: Mạch bạch Hà, ĐS12

– Quận Chợ Lách. PQT: Nguyễn văn Y, ĐS13

– Quận Minh Đức. PQT: Phạm xuân Nguyên, ĐS14

– Quận Tam Bình. PQT: Huỳnh anh Kiệt, CH 6

Tỉnh Vĩnh Bình

PTTHC: Lê vănThêm, ĐS6; Đoàn Ngô, ĐS7; Nguyễn tấn Phát, ĐS11; Trần văn Chi, ĐS11

– Quận Càng Long. PQT: Nguyễn quý Hùng, ĐS12; Trần khánh Hồng, ĐS13

– Quận Trà Cú. PQT: Hà anh Tuấn, ĐS12

– Quận Cầu Ngang. PQT: Lê thanh Đào, ĐS13; Nguyễn văn Sáu, ĐS17A

– Quận Long Toàn. PQT: Thạch ngoc Hoán, ĐS17B

– Quận Cầu Kè. PQT: Sơn Siunh, ĐS16

– Quận Châu Thành. PQT: Trần Ngọc, ĐS15; Phạm ngọc Thanh, ĐS17A

Tỉnh Sa Đéc

PTTHC: Đổ hữu Sâm, ĐS2; Trần huỳnh Thanh, ĐS6 (đã mất)

– Quận Đức Thịnh. PQT: Nguyễn phú Hùng, ĐS11

– Quận Đức Thành. PQT: Vũ thanh Phát, ĐS11

– Quận Đức Tôn.PQT: Lê đức Thuận, ĐS13

– Quận Đức Tân. PQT: Vũ đức Báu, CH5

– Quận (?). PQT: Võ thành Thật, ĐS11, CH6

Tỉnh Phong Dinh

PTTHC: Nguyễn Vịnh, ĐS 6; Trần huỳnh Thanh, ĐS 6 (đã mất)

PTHC: Trần văn Quá, ĐS17B

– Quận Cái Răng. QT: Nguyễn trung Trương, ĐS Đà Lạt.

– Quận Phong Phú. QT: Trần văn Minh, ĐS Đà Lạt (hy sinh tại đây)

– Quận Phong Phú. PQT: Lê quang Sang, ĐS10; Trần quý Hùng, CH2

– Quận Thuận Trung. PQT: Nguyễn văn Banh, ĐS13

– Quận Phong Thuận.PQT: Trần công Thái, ĐS13

– Quận Phong Điền. PQT: Ngô ngọc Trác, ĐS13; Bùi minh Nhựt, ĐS17B

– Quận Phụng Hiệp. PQT: Cao mỹ Nhơn, ĐS8

– Quận Châu Thành. PQT: Nguyễn tấn Hiếu, ĐS 12

Thị Xã Cần Thơ

PThT: Nguyễn văn Khánh, ĐS1; Hồ văn Diệp, ĐS8

– Quận 1. PQT: Hà duy Bàn, ĐS17B

– Quận 2. PQT: Võ trung Hải, ĐS11

Tỉnh An Giang

PTTHC: Trần văn Cảnh, ĐS11

– Quận Chợ Mới. PQT: Trần ngọc Lang, ĐS12

– Quận Huệ Đức. PQT: Đỗ công Thành, ĐS10

– Quận Thốt Nốt. PQT: Lê thế Vinh, ĐS12

– Quận Châu Thành. PQT: Nguyễn quốc Khánh, CH5

Tỉnh Châu Đốc

PTTHC: Nguyễn văn Nhi, ĐS3; Lê duy Lai, ĐS8

– Quận Tịnh Biên PQT: Vũ tiến Đạt, ĐS11, CH 8; Lê văn Tự, ĐS13.

– Quận Tri Tôn. PQT: Nguyễn hữu Trí, ĐS12

– Quận An Phú. PQT: Võ thành Văn, ĐS9.

– Quận Tân Châu. PQT: Vũ tiến Đạt, ĐS11, CH8

Tỉnh Kiên Giang

PTTHC: Phạm văn Minh, ĐS1; Lê vănThêm, ĐS6; Phạm văn Thành, ĐS8; Đỗ thanh Quang, ĐS11

– Quận Hà Tiên. PQT: Nguyễn minh Mẫn, ĐS11; Nguyễn văn Quảng, CH 5; Đào ngọc San, ĐS13

– Quận Kiên Tân. PQT: Trần hữu Thành, ĐS13

– Quận Kiên Lương. PQT: Nguyễn đức Nghiêm, ĐS14

– Quận Kiên Thành. PQT: Lâm hữu Xưa, ĐS14

– Quận Kiên Bình. PQT: Danh La, ĐS17A

– Quận Phú Quốc. PQT: Nguyễn minh Đức, ĐS17B

Đặc Khu Côn Sơn

PTHC: Tôn thất Sỹ, ĐS9 (hy sinh 30-4-75)

Tỉnh Chương Thiện

PTTHC: Lê vănThêm, ĐS6; Nguyễn khắc Linh, ĐS7; Diệp bửu Long, ĐS10

– Quận Kiên Long. PQT: Lâm quang Nhật, ĐS8 (hy sinh 4/64)

– Quận Kiên Hưng. PQT: Cao công Đắc, ĐS10; Phan thanh Thuần, ĐS16

– Quận Long Mỹ. PQT: Cung nhật Dương, ĐS12

– Quận Kiến Thiện.PQT: Lê trung Nghĩa, ĐS12

Tỉnh Ba Xuyên

PTTHC: Nguyễn hữu Kế, ĐS7(đã mất)

– Quận Hòa Tú. PQT: Phạm xuân Thành, ĐS16

– Quận Thạnh Trị. PQT: Trương văn Nghĩa, ĐS12

– Quận Kế Sách. PQT: Lê quí Đính, ĐS10, CH3; Nguyễn thành Tâm, ĐS12

– Quận Ngã Năm. PQT: Từ minh Chánh, ĐS13

– Quận Lịch Hội Thượng. PQT: Kim Jina, ĐS14

– Quận Mỹ Lợi. PQT: Trần đại Lượng, ĐS14

– Quận (?). PQT: Thái văn Khị, ĐS10; Mai văn Giỏi, ĐS11

Tỉnh Bạc Liêu

PTTHC: Hồ văn Diệp, ĐS8

-Quận Phước Long. PQT: Lê minh Thiện, ĐS13

Tỉnh An Xuyên

PTTHC: Đặng huy Túc, ĐS7; Lê quan Diêm, ĐS7; Nguyễn an Vương, ĐS8

PTHC: Vương kim Hổ, ĐS13

– Quận Năm Căn. PQT: Nguyễn an Bình, ĐS12; Văn thế Vĩnh, ĐS19

– Quận Mỹ Xuyên. PQT: Nguyễn kim Chi, ĐS13

– Quận Thới Bình. PQT: Phan thế Vinh, ĐS11; Huỳnh thảo Thuận, ĐS13

– Quận Hải Yến. PQT: Quách đình Châu, ĐS16

– Quận Sông Ông Đốc. PQT: Trần văn Đổ, ĐS19

– Quận Đầm Dơi. PQT: Khiếu hữu Hiển, ĐS8

Ngoài việc giữ vai trò lãnh đạo số 1 hoặc số 2 ở các Tỉnh, Thị Xã, và các Quận nêu trên, các cựu sinh viên tốt nghiệp HVQGHC còn phụ trách các chức vụ chỉ huy như Quản Đốc Tu Nghiệp, Trưởng Ty, Trưởng Phòng trong các Tòa Hành Chánh, Tòa Thị Chánh, và các Quận trên toàn quốc.

Chính Quyền Trung Ương

Ngành Hành Pháp

1.Thủ Tướng Chính phủ: Nguyễn bá Cẩn, ĐS1

2.Các Phủ, Bộ trong Chính phủ:

-Phủ Thủ Tướng.Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng: Bửu Viên, ĐS1; Nguyễn long Châu, ĐS1

-Bộ Nội vụ. Tổng Trưởng: Bửu Viên, ĐS1

-Bộ Tài Chánh. Tổng Trưởng: Châu kim Nhân, ĐS2

-Bộ Lao Động. Tổng Trưởng: Vũ Công, CH2

-Phụ Tá (PT) Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng: Nguyễn đình Liển, ĐS1 (đã mất); Triệu huỳnh Võ, ĐS6; Trương thới Lai, ĐS Đà Lạt (đã mất)   

PT Tổng Ủy Trưởng Công Vụ: GS. Lê công Truyền, Tiến sĩ Luật, ĐS2; GS. Trương hoàng Lem, Ph.D., ĐS4

-PT Tổng Trưởng Bộ Tài Chánh: GS Cao văn Hở, Ph.D, ĐS9, CH1

-PT Tổng Trưởng Bộ Thương Mại và Tiếp Tế: Nguyễn thanh Bạch, ĐS4

-PT Tổng Trưởng Bộ Quốc Phòng: Bửu Viên, ĐS1; Châu kim Nhân, ĐS2; Tôn thất Chước, ĐS Đà Lạt

-PT Tổng Trưởng Bộ Kế Hoạch: Nguyễn duy Phước, ĐS1(đã mất)

-PT Tổng Trưởng Bộ Dân Vận và Chiêu Hồi: Triệu huỳnh Võ, ĐS6; Nguyễn quốc Thụy, ĐS5

-PT Tổng Trưởng Bộ Phát Triển Sắc Tộc: Châu văn Mổ, Tham Sự Ban Cao Nguyên 1

-Đổng Lý Văn Phòng (ĐLVP) Phủ Thủ Tướng: Trương thới Lai, ĐS Đà Lạt

ĐLVP Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên: Nguyễn xuân Huệ, ĐS1 (đã mất)

-Tổng Quản Trị Hành Chánh Phủ Tổng Thống: Nguyễn đình Xướng, ĐS Đà Lạt (đã mất)

-Tổng Thơ Ký (TTK) Phủ Phó Tổng Thống: Nguyễn văn Thành, ĐS11, CH 6

-TTK Phủ Thủ Tướng: Lý kim Huỳnh, ĐS3 (đã mất)

-TTK Bộ Nội Vụ: Trương văn Nam, ĐS Đà Lạt (đã mất); Lý thái Vượng, ĐS9; Trần huỳnh Châu, ĐS5(đã mất)

TTK Bộ Kế Hoạch: Nguyễn văn Trích, ĐS1 (đã mất)

-TTK Bộ Lao Động: Nguyễn xuân Hiệu, ĐS1

-TTK Bộ Y Tế: Bùi quang Ân, ĐS1

-TTK Bộ Cựu Chiến Binh:     Đặng ngọc Liệu, ĐS1

-TTK Bộ Phát Triển Nông Thôn: Nguyễn chu Hậu, ĐS2

-TTK Bộ Dân Vận và Chiêu Hồi: Trần nhựt Thăng, ĐS10, CH2

-TTK Bộ Phát Triển Sắc Tộc: Touneh Hàn Thọ, ĐS12

-Tổng Giám Đốc (TGĐ) Ngân Khố: Lý Hoa, ĐS2 (đã mất)

-TGĐ Thuế Vụ: Nguyễn huy Hân, ĐS4; Phan nhựt Học, ĐS2

-TGĐ Công Vụ: Nguyễn xuân Liêm, ĐS Đà Lạt

-TGĐ Nha Ngân Hành Kế, Bộ Quốc Phòng: Châu kim Nhân, ĐS2; Nguyễn văn Sơn, ĐS Đà Lạt

-TGĐ Cơ Quan Tiếp Vận Trung Ương: Châu kim Nhân, ĐS2; Nguyễn đình Liễn, ĐS1

-PT TGĐ Cơ quan Tiếp Vận Trung Ương: Nguyễn văn Thông, ĐS2; Bửu Thắng, ĐS3; Đổ hải Minh, ĐS7

-TGĐ Cơ Quan Tiếp Vận Hải Ngoại: Lê văn Kim, ĐS5

PT TGĐ Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp: Bùi quang Minh, ĐS2

-PT Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thực Phẩm Quốc Gia:       Đăng ngọc Vân, CH3

3.Các Cơ quan Ngoại Giao:

Các viên chức phục vụ trong ngành Ngoại Giao, nguyên là các Đốc Sự đã cải ngạch.

Các Tòa Đại Sứ

-Saudi Arabia. Đại Sứ: Nguyễn phước Đôn, ĐS1

-Tunisia. Đại Sứ: Nguyễn Hoàn, ĐS1

-Manilla. Đệ nhất Tham Vụ: Đổ hiếu Toàn, ĐS1

-Washington D.C. Đệ Nhất Tham Vụ: Nguyễn văn Phương, ĐS4; Đệ Nhị Tham Vụ: Vũ xuân Trang, ĐS3

-Rabat. Đệ Nhất Tham Vụ: Nguyễn đình Lang, ĐS1

– Phnom Penh. Đệ Nhất Tham Vụ: Đinh quang Thành, ĐS1

-Tòa Tổng Lãnh Sự Hồng Kông. Tổng Lãnh Sự: Vương hòa Đức, ĐS1; Lãnh Sự: Bùi văn Anh, ĐS2

4.Các Học Viện và Viện Đại Học

Học Viện Quốc Gia Hành Chánh.

-Viện Trưởng: GS. Nguyễn quốc Trị, Ph.D., ĐS1; Phó Viện Trưởng: GS Trương hoàng Lem, Ph.D, ĐS4

-Giáo sư, Giảng sư: Hoàng xuân Hào, Tiến sỉ Luật, ĐS; Cao văn Hở, Ph.D, CH1,Lê công Truyền,Tiến sĩ Luật,ĐS2;Trần anh Tuấn,Ph.D,CH1;Nguyễn minh Ty,Ph.D,CH1; Cao thị Lễ,Ph.D,ĐS10;Phan thanh Ngô,Ph.D,CH1.Diệp xuân Tân,MA,ĐS8

Viện Đại Học Cần Thơ.

-Khoa Trưởng Phân Khoa Luật: GS Nguyễn hữu Lành, Tiến sĩ Luật, ĐS4

Viện Đại Học Tiền Giang.

-Tổng Thơ Ký: Đặng thành Xuân, ĐS12

Viện Đại Học Sài Gòn.

-Tổng Thơ Ký: Lê ngọc Diệp, ĐS9;

Phân khoa Khoa Học:

-Tổng Thơ Ký: Nguyễn viết Đức, ĐS17B

Cũng cần nói thêm là trong các Phủ, Bộ, Tổng Nha ở trung ương, các chức vụ chỉ huy trung cấp ở hàng Giám Đốc, Chánh Sự Vụ, Trưởng Ty, Trưởng Phòng đa số đều do các cựu sinh viên tốt nghiệp HVQGHC đảm trách, nhất là tại Bộ Nội Vụ và Bộ Tài Chánh, bởi vì Ban Hành Chánh và Ban Tài Chánh là hai ngành chính do các Khóa Đốc Sự đào tạo.

Bộ Dân Vận – Chiêu Hồi (DVCH), và Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo (PĐUTUTB) cũng là hai cơ quan đã thu dụng một số lớn cựu sinh viên tốt nghiệp HVQGHC để giữ các chức vụ chỉ huy trung cấp và cao cấp.

Cho đến năm 1975, có thể nói, những cựu sinh viên tốt nghiệp HVQGHC gần như nắm giữ hầu hết các chức vụ Giám Đốc, Đại Diện DVCH ở các Quân Khu, Chánh Sự Vụ, Trưởng Ty, Trưởng Phòng v.v. trong Bộ DVCH.

Riêng đối với PĐUTUTB, vì là cơ quan mới được thành lập từ năm 1961, nên kể từ khóa 6 HVQGHC, tức từ năm 1962 trở đi, một danh sách trích ngang của mỗi khóa đã được bổ dụng về phục vụ tại đây. Do đó, những cựu sinh viên tốt nghiệp HVQGHC cũng đã giữ nhiều chức vụ chỉ huy quan trọng trong cơ quan này.

Giữ chức vụ Đặc Ủy Trưởng: Nguyễn phát Lộc, ĐS 3 (đã mất trong tù Cộng sản)

Giữ các Chức vụ trọng yếu khác: Nguyễn mộng Lương, ĐS2; Nguyễn thành Long, ĐS6; Phan công Tâm, ĐS7; Nguyễn minh Quân, ĐS6

Ngành Lập Pháp.

Thượng Nghị Viện.

-Nghị sĩ: Hoàng xuân Hào, ĐS4;        Lê châu Lộc, ĐS13

Hạ Nghị Viện.

-Chủ Tịch: Nguyễn bá Cẩn, ĐS1

-Tổng Thơ ký: Phạm duy Tuệ, ĐS8

-Dân biểu: Nguyễn văn Quí, ĐS6; Nguyễn văn Tiết, ĐS9, CH1; Trần văn Thung, ĐS10; Lê tấn Trạng, ĐS11; Nguyễn hữu Đức, ĐS 8; Vũ Công, CH2; Trương vị Trí, ĐS13; Trần đức Trọng, ĐS8.

 Giám Sát Viện

-Tổng Thơ Ký: Lê đình Lãm, ĐS8, CH2

-Giám Sát Viên: Phạm đình Hưng, ĐS3; Lê vănThêm, ĐS6

Với các thành quả của HVQGHC vừa được nêu trên, có thể nói,cựu sinh viên tốt nghiệp HVQGHC đã có mặt trong hầu hết các cơ quan quyền lực điều hành đất nước từ trung ương đến địa phương cho đến ngày 30-4-1975. Đây là tầng lớp trí thức trẻ, được đào tạo để trở thành các viên chức chuyên nghiệp có tính đa năng, đa hiệu thích ứng với thực trạng của một đất nước vừa phải xây dựng và phát triển, vừa phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt.

Tại trung ương, tầng lớp này, một số ít đã bắt đầu nhập cuộc vào sinh hoạt chính trị của đất nước để trở thành Thủ Tướng Chính Phủ, Tổng Bộ Trưởng, Nghị Sĩ, Dân Biểu Quốc Hội, Nghị Viên Hội Đồng dân cử Tỉnh, Thị Xã. Căn bản hành chánh đã giúp họ bổ khuyết những điểm thiếu sót thường thấy về mặt nầy của các vị tham gia chính trị. Có nhận xét cho rằng người làm chính trị hoàn hảo là người vừa có kinh nghiệm về hành chánh và vừa có kinh nghiệm về chính trị. Trong vai trò Thủ Tướng hay Tổng Bộ Trưởng trong Chính Phủ, những cựu sinh viên tốt nghiệp HVQGHC đương nhiên đã dự phần vào việc hoạch định các chủ trương và chính sách ở cấp bậc quốc gia.

Tại địa phương, trong hai thập niên ngắn vừa qua, hàng ngũ các cựu sinh viên tốt nghiệp HVQGHC đã góp phần xây dựng và củng cố một nền hành chánh địa phương hữu hiệu và ổn định ở khắp bốn Vùng Chiến Thuật.Chính nhờ vào đó mà các chính sách và chương trình của Chính Phủ Trung ương đề ra đã được thi hành đúng mức. Để đạt được kết quả nêu trên, một số không nhỏ trong hàng ngũ này đã phải hy sinh vì công vụ.

Nếu như không xảy ra biến cố ngày 30-4-75, và nếu như chương trình dự trù đưa các Đốc Sự xuống giữ chức vụ Xã Trưởng trong toàn quốc được thực hiện, thì nền Hành Chánh địa phương của Việt Nam Cộng Hòa nhất định sẽ được củng cố và phát triển tới mức tuyệt hão. Chính khối nhân sự trẻ, đa năng và đa hiệu nằm ở hạ tầng cơ sở nầy sẽ quyết định sự thành công của các chương trình xây dựng và phát triển đất nước do thượng tầng Chính phủ trung ương hoạch định.

Từ đó, phải nói thêm là các nhà lãnh đạo quốc gia lúc bấy giờ đã có tầm nhìn chiến lược khi cho sáng lập ra hai cơ quan đào tạo và cung ứng hai nguồn nhân lực chuyên nghiệp trẻ cần thiết cho việc phát triển và bảo vệ đất nước trong thời chiến.Đó là HVQGHC và Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt (VBQGĐL).Song hành với các bước thăng tiến của cấp chỉ huy hành chánh trẻ trong guồng máy nhà nước, các sĩ quan hiện dịch xuất thân từ Trường VBQGĐL cũng đã nhanh chóng nắm giữ các chức vụ chỉ huy cao cấp trong quân đội.Cho tới năm 1975, nền Hành Chánh và Quốc Phòng đang từng bước một được củng cố và góp phần quan trọng trong việc phát triển và bảo vệ đất nước.

Nếu nhìn về mặt lịch sử, có thể nói mỗi cựu sinh viên tốt nghiệp HVQGHC, dù có mặt ở cấp chính phủ trung ương hay địa phương, đều đã đóng góp một phần nhỏ của mình vào việc xây dựng và phát triển quốc gia. Vì thế, mỗi người trong tập thể cựu sinh viên HVQGHC chúng ta có quyền hãnh diện là đã, cùng với các Trường Đại Học chuyên môn khác và các cấp quân dân cán chính, dự phần vào việc viết lên trang sử của hai nền Cộng Hòa.

Triệu Huỳnh Võ, ĐS 6

Views: 172

Tìm Hiểu Tân Chủ Nghĩa Thực Dụng Mỹ

Lê Văn Bỉnh

Tôi tin chắc rằng dân chủ là một giá trị, không những là một giá trị về đạo đức, mà còn là một giá trị về nhận thức trong mọi lãnh vực.  Dân chủ là một đòi hỏi cho các tra vấn thực nghiệm trong bất kỳ lãnh vực nào..

(I hold that democracy to be a value, not just an ethical value, but a cognitive value in every area. Democracy is a requirement for experimental inquiry in any area.

Hilary Putnam (The American Philosopher, Giovanna Borradori, NXB The University of Chicago Press, 1994, tr. 64

Từ lúc ra đời (1907) đến nay, chủ nghĩa thực dụng Mỹ (CNTD) đã đồng hành với quốc gia trẻ trung này trên một thế kỷ. Ba triết gia tiên phong chính của phong trào gồm Charles Sanders Peirse (1839 -1914), Williams James (1842 – 1910) và John Dewey (1859 – 1952) đã luận bàn về hầu hết các phạm trù triết học: ý nghĩa, chân lý, giá trị, tra vấn, tri thức , hành động vv. Nói chung, đối với các triết gia thực dụng này, không có “chân lý” tuyệt đối và vĩnh cửu mà người ta có thể dựa vào đó để hướng dẫn cách hành xử của mình. Họ cho rằng các lý thuyết và nguyên tắc chỉ là những hiểu biết có điều kiện (contingent understandings), có thể điều chỉnh hay thay đổi khi có những thông tin mới hoặc trải nghiệm mới; và họ cũng cho rằng người ta không có nơi nào tuyệt đối cụ thể để tựa vào, hay để làm kim chỉ nam hướng dẫn. Họ muốn vận dụng những phương pháp khoa học nhằm nghiên cứu triết học, hầu đưa triết học đạt được sự hữu dụng đích thực của nó, nghĩa là giúp giải quyết được những vấn đề thực tế liên quan đến cuộc sống hằng ngày của con người. Nguyên lý căn bản này đáp ứng được tinh thần canh tân của người Thanh giáo (Puritans) cũng như “tinh thần quốc gia” của miền đất mới muốn thoát khỏi ảnh hưởng châu Âu, trong đó có ý chi của giới trí thức mong muốn đưa ra một điều gì mới mẻ, độc lập về học thuật văn chương, về sự hiện đại hóa kỹ nghệ để bắt kịp đà tiến nhanh của quốc gia tân lập. Nhờ đó mà CNTD đã được đón tiếp nồng hậu và phát triển trong hơn một thời gian khá dàị. Sau Thế Chiến Thứ Hai, ảnh hưởng của CNTD lần lần bị mờ nhạt đi tại Hoa Kỳ. Dưới đây là một số nguyên do chính.

SỰ SUY THOÁI CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG CỔ ĐIỂN

Trước hết, ngay từ khi mới ra đời, CNTD đã không được giới thiệu một cách hệ thống và rõ ràng, thậm chí ý tưởng về một số phạm trù còn mâu thuẩn nhau. Chỉ vài năm sau khi James tuyên bố Peirse là người đã khai sáng CNTD và đưa ra một số bài diễn thuyết, thì Addison Webster Moore, một giáo sư của University of Chicago đã cho in quyển Pragmatism and Its Critics (NXB The University of Chicago Press, 1910) nêu lên những điểm không rõ ràng và những hạn chế của CNTD. Chẳng hạn, Moore cho rằng CNTD bị phản đối vì (1) sự mơ hồ khó hiểu khi dùng từ “mục tiêu thực tiễn” (“practical purpose”); (2) tính chủ quan cần thiết và tính tương đối của tình thế (the necessary subjectivity and relativity of the position); việc thiếu nguyên tắc nhờ đó trải nghiệm có thể được liên kết lại (the lack of any principle by means of which experience can be united) vv. Như James từng nói “Chân lý … tồn tại phần lớn nhờ hệ thống tín dụng. Những tư duy và niềm tin của chúng ta vượt qua được với điều kiện là không gặp phải thử thách, giống y như những tờ giấy bạc vượt qua được khi không ai từ chối chúng.” (Pragmatism and Other Things, NXB: Penguin Classics, 2000, tr. 91).Vậy CNTD có thể nào giữ mãi được hào quang như James đã từng hãnh diện viết cho em mình hay không? Câu trả lời sẽ là phủ định.
Như chúng ta đã biết, trong 3 nhà tiền phong trên của CNTD, Dewey là người nổi bật nhất, không những được xem như một nhà giáo, một trí thức, mà còn là “một chính trị gia chân chính” (a stateman — để phân biệt với “một “chính trị gia chuyên nghiệp”, a politician) mặc dù ông không được bầu cử hay bổ nhiệm vào một chức vụ công quyền nào. Nhờ hiểu biết rộng rãi, uy tín cao, thường đi đây đi đó, sống lâu mà vẫn sáng suốt, ông được mời gọi cũng như tư nguyện tham gia hoạt động rất tích cực trong nhiều lãnh vực khác nhau. Theo thiển ý, chính trong lãnh vực chính trị, tư tưởng và chủ trương của ông đã khiến cho CNTD bị ảnh hưởng bất lợi không ít. Thực vậy, CNTD hứa hẹn sẽ mang lại hòa bình cho nhân loại, nhưng đã không ngăn cản được Hoa Kỳ tham chiến Thế Chiến Thứ Nhất cũng như Thế Chiến Thứ Hai; đã vậy mà các nhà thực dụng lại còn quảng bá tinh thần yêu nước và khuyến khích mọi công dân tham gia tích cực vào hai cuộc chiến này. Thêm vào đó, trong hơn mươi năm đầu thế kỷ 20 cùng với sự phát triển nhanh chóng của nhiều thành phố công nghiệp trên thế giới là sự đòi hỏi những cải cách xã hội, thay nền kinh tế cạnh tranh (competitive economy) bằng kinh tế xã hội (social economy). Tại Hoa Kỳ, phong trào cấp tiến (progressive movement) đòi hỏi một sự cải cách tận gốc rễ, yêu cầu một chính quyền có ý thức xã hội (socially concious governement), chủ trương chính quyền phải bảo vệ “tự do”, hiểu theo ý nghĩa mới. Dewey gọi tự do mới này là “quyền tự do hữu hiệu” (effective freedom), nghĩa là chính quyền không những không được tiêu cực trong việc bảo vệ quyền tự do của con người như trước đây, mà còn cần phải tích cực, phải làm những thứ gì đó đặc biệt, chẳng hạn nên chia xẻ quyền lực cách biệt lớn lao (immense inequality of power) đương thời ở thời Hoa Kỳ; hay nên hợp tác dân chủ trong việc quyết định những lý tưởng và mục tiêu, cũng như tạo ra các định chế công nghiệp và xã hội của quốc gia, như lời đề nghị của một số người ngưỡng mộ ông. Trong cuộc tranh cử Tổng Thống năm 1924, Dewey cũng đã tích cực vận động và ủng hộ ứng cử viên của Progressive Party, một chính đảng tân lập chủ trương đánh thuế cao vào của cải, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, công hữu hóa ngành hỏa xa, miễn thuế nông nghiệp, chấm dứt lao động trẻ con vv. mà ông gọi là “những thay đổi tích cực và xây dựng lại một trật tự kinh tế”, nhưng người này chỉ thắng phiếu ở tiểu bang sinh trưởng của mình mà thôị (Give Me Liberty! An America History, 2nd ed., TG Eric Foner, NXB W.W. Norton, 2009, tr. 662, 691, 734).
Dewey, theo Alan Ryan cho biết, đã lên tiếng chỉ trích những biện pháp mà Tổng Thống Roosevelt dùng để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế thập niên 1930 dưới ngọn cờ chủ nghĩa tự do (liberalism). Như chúng ta đã biết, Tổng Thống Roosevelt đã đưa ra khá nhiều biện pháp can thiệp rất mạnh mẽ và táo bạo vào các lãnh vực kinh tế (chẳng hạn nhiều luật lệ, qui định nhằm hạn chế quyền tự do kinh doanh, nghiệp đoàn), nhiều biện pháp hành chánh (chẳng hạn cơ quan mới mọc lên như nấm, lắm khi quyền hạn trùng lắp), cải tổ tư pháp (chẳng hạn trong nhiệm kỳ đầu đã lên tiếng đe dọa, rồi sang đầu nhiệm kỳ thứ hai đã thật sự đưa ra dự luật nhằm tăng thêm số thẩm phán tại Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, nhưng bị bác). Tuy ông còn được tín nhiệm thêm hai nhiệm kỳ nữa — ông mất vài tháng sau vào đầu nhiệm kỳ thứ tư—nhưng dư luận trong nước đã tỏ ra lo ngại đối với quyền tự do kinh doanh, với guồng máy chính quyền cồng kềnh và nhất là đối nền dân chủ truyền thống. Trong khi đảng Cộng Hòa chống đối và ngay cả nhiều đảng viên “bảo thủ” của đảng Dân Chủ cũng phải e dè, thì Dewey cho là tất cả biện pháp này còn quá thiếu cho một nghị trình cải tổ dân chủ xã hội đầy đủ. Dewey còn đứng ra thành lập ra tổ chức có tên là The League for Independent Political Action (LIPA) vào tháng 12/1928, chỉ mười tháng trước khi cuộc Đại Khủng Hoảng Kinh Tế xảy ra, với ý định tiến đến một chính đảng thứ ba, vì theo ông cả 2 đảng Cộng Hòa và Dân Chủ ăn nên làm ra và trở nên giàu có đều nhờ vào giới sản xuất với cái giá mà giới tiêu thụ và lao động phải trả. Tuy ông không chấp nhận một đảng xã hội hay cộng sản (Social or Communist Party) vì cho rằng chúng do Moscow điều khiển, nhưng theo ông, Hoa Kỳ là một quốc gia mà giai cấp trung lưu là chủ yếu cho nên phong trào cải tổ phải dựa vào giai cấp trung lưu cực đoan này (the radical middle class) và phải thực hiện ngay. (John Dewey and the High Tide of American Liberalism, NXB W.W. Norton. 1995, tr. 284 – 303).
Bên cạnh những bất đồng chính kiến nói trên, theo John P. Diggins, CNTD còn bị phê phán là “thiếu ‘một cảm nhận có kịch tính về cuộc sống’, đánh giá thấp quá khứ là cản trở cho sự tiến bộ, đòi hỏi các tư tưởng gia phải điều chỉnh với các tình huống, hơn là làm cho các tình huống phù hợp với nhu cầu và ước muốn của con người, và qua việc khuyên các nhà trí thức nên học hỏi các bí mật tự nhiên đã làm cho quyền lực trở thành đối tượng duy nhất của tri thức”. Lewis Mumford, trong ban biên tập của tờ New Republic, cơ quan ngôn luận của đảng Dân Chủ, còn “muốn Hoa Kỳ từ bỏ chủ nghĩa thực dụng, và xem lại di sản trí thức của riêng mình” (The Promise of Pragmatism, NXB The University of Chicago Press, tr. 366 – 368). Cũng theo Diggins, một biến cố khá quan trọng khác xảy ra trong lãnh vực hàn lâm đã ảnh hưởng không ít đến CNTD. Đó là vào năm 1936, Robert Hutchins, Viện Trưởng (President) trẻ trung và năng động của University of Chicago đã kêu gọi sửa đổi học trình ban Ban Cử Nhân bằng cách sử dụng những quyển sách kinh điển nổi tiếng Tây Phương và dạy theo tinh thần đối thoại của Socrate, và như thế có thể sẽ là sự trở lại của siêu hình học mà CNTD đã lâu nay công kích. Là một triết gia chính trị, Dewey tuy tin tưởng vào cộng đồng, thấy được sự thăng hoa của Hoa Kỳ, một quốc gia của những sự thật hiển nhiên và các quyền tự do cá nhân tư nhiên dưới thời tổng thống Jefferson, nhưng ông không tin rằng Hoa Kỳ cần một nền tảng triết lý chung (a common philosophical foundation). Ông đáp ứng lại bằng cách viết rằng khi người này chọn Socrate và Saint Thomas như là những nhà truyền bá có khả năng về những chân lý hàng đầu (as competent promulgators of first truths), thì cũng có kẻ khác lại thích Hegel, Marx hay Mussolini, và cho rằng Viện Trưởng Hutchins đã xâm phạm vào vấn đề: ai là người có quyền quyết định về sự thật rõ ràng nào tạo lập ra hệ cấp thứ bậc đó (sđd., tr. 392).
Từ những biến cố lớn nhỏ kể trên, người Mỹ bớt lần hào hứng với CNTD. Những nhà thực dụng khi bày tỏ những quan tâm của mình về phương diện chính trị đều là những người theo chủ nghĩa tự do về chính trị (political liberalism); nhưng như chúng ta thừa biết, khi tham gia vào các tranh cãi chính trị, thì uy tín trước đó của họ cũng thay đổi và triết thuyết mà họ đang theo cũng chịu ảnh hưởng, có thể tích cực hay tiêu cực tùy theo kết quả mang lại qua các cuộc tranh cãi đó. Chính quyền Roosevelt, trong đó có không ít những người theo CNTD, đã đưa ra nhiều biện pháp chống khủng hoảng kinh tế tuy mang lại một ít hiệu quả ban đầu, nhưng đồng thời cho thấy quá nhiều dấu hiệu đe dọa nền kinh tế tư bản và thể chế chính trị dân chủ Hoa Kỳ. Nếu không xảy ra chiến tranh đưa đến toàn dụng nhân công và guồng máy kinh tế, thì liệu những biện pháp can thiệp mà thủa đó người ta xem là rất tả khuynh liệu có đem hiệu quả lâu dài không. Lúc đó, không có những lời giải thích có hệ thống và rõ ràng đối với đủ loại biện pháp từ phía chính quyền. Thiết tưởng cần lưu ý là lý thuyết kinh tế John M. Keynes mới ra đời (1936), chưa được đem ra áp dụng trên nước nào cả, cho nên những biện pháp can thiệp có tính cách manh múng của chính quyền Roosevelt được xem là thiếu căn bản lý thuyết.

Theo Morris Dickstein, phản ứng chống lại chủ nghĩa cấp tiến (progressivism) sau 1920 biến thành phản ứng chống lại CNTD từ những người bảo thủ vốn xem Hoa Kỳ là một quốc gia ngoại lệ và thành công. Sau Thế Chiến Hai, phản ứng chống đối lại này lại càng thêm rõ nét hơn. Thêm vào đó, nhiều học thuyết mới mẻ ra đời từ châu Âu như thuyết hiện sinh, thuyết thần học về khủng hoảng (crisis theology), phân tích tâm lý, học thuyết hiện đại (modernism) tỏ ra hấp dẫn hơn đã lôi cuốn không ít giới trí thức Mỹ. Mặt khác nỗi lo sợ sự bành trướng và đe dọa của Liên Xô đã khiến quần chúng Mỹ hăng hái tìm hiểu chủ nghĩa cộng sản/xã hội, đồng thời chiến tranh lạnh bắt đầu bổ vây thế giới, khiến quần chúng Mỹ quan tâm đi tìm cội nguồn của sự sợ hãi đó. Một số di sản trí thức như CNTD, và một số “-ism” khác như định chế học (institutionism), thái độ học (behaviorism), chủ nghĩa duy lý thực tiển về luật pháp (legal realism), chủ thuyết quyết định về kinh tế (economics determinism) mà các trường đại học Mỹ hãnh diện giảng dạy lâu nay bắt đầu bị lấn lướt. Một số quan điểm mà Dewey được xem như “vua”, nay đã phải nhường chỗ cho Kierkegaard, một triết gia hiện sinh. (The Revival of Pragmatism: New Essays on Social Thought, Law, and Culture. NXB Duke University Press 1999, tr. 9)

Trong nhiều năm kế tiếp, đặc biệt từ sau Thế Chiến Hai, mặc dù về phương diện chính trị, hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa thay phiên nhau nắm quyền — ở các cấp liên bang, tiểu bang và địa phương — nhưng chủ nghĩa tự do (liberalism) vẫn không phát triển nỗi như mong ước của nhiều người, nhất là những người khuynh tả, thậm chí đôi lúc người ta không gọi đúng tên của nó, mà lại tránh né gọi là chủ nghĩa cấp tiến/tiến bộ (progressivism), như chúng ta có thể thấy ở tựa đề một số bìa sách cũng như bên trong hay bài nghiên cứu trên báo chí do các đảng viên đảng Dân Chủ viết. Đến khi Russell Kirk cho ra đời quyển The Conservative Mind (1953), trong đó thu thập những diễn ngôn chính trị, truyền thống và văn thơ lần lần gây được niềm tin căn bản cho những người bảo thủ, cũng như sự ra đời của tờ báo National Review làm chỗ dựa cho đảng viên Cộng Hòa, tạo thành một phong trào thu hút một đại bộ phận người Mỹ, thì ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do (liberalism) bị suy giảm rất nhiều, kéo xuống theo mức hấp dẫn của triết thuyết thực dụng của ba nhà thực dụng tiền phong nói trên– thường gọi là chủ nghĩa thực dụng cũ, cổ điển hay truyền thống (old, classic or traditional pragmatism).

TÂN CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG

Ngày nay các học giả Hoa Kỳ và thế giới đều công nhận Richard Rorty là người có công lớn nhất trong việc tái sinh chủ nghĩa thực dụng, và Hilary Putnam là người đóng góp không ít vào việc hoàn thiện và phát triển nó. CNTD được tái sinh này được gọi bằng nhiều tên khác nhau: CNTD tân tiến (modern pragmatism), CNTD hiện đại (contemporary pragmatism), CNTD mới (neo/new pragmatism). Trong bài này, người viết gọi đó là tân chủ nghĩa thực dụng (Tân CNTD) để dịch cái tên New Pragmatism. Nói một cách tổng quát, Rorty và Putnam đến từ những lãnh vực nghiên cứu khác nhau, tính tình cũng khác nhau. Tuy họ chia xẻ một số quan điểm của các nhà tiền phong của CNTD cổ điển, nhưng cách nhìn của họ không giống nhau, Vì vậy, tìm hiểu Tân CNTD không phải là điều dễ dàng. Dưới đây, người viết sẽ căn cứ trên vài ba tác phẩm của Rorty và Putnam, cũng như dựa vào một số các nguồn khác viết về họ (nghiên cứu, trích dẫn, phỏng vấn, tranh luận vv.) nhằm khiêm tốn giới thiệu ngắn về Tân CNTD.
Như chúng ta thừa biết CNTD ra đời phải cạnh tranh với chủ nghĩa hiện thực (realism) và chủ nghĩa lý tưởng (idealism) để chứng tỏ sự vượt trội của mình trong nhiều lãnh vực mà quan trọng hơn cả là trong các lãnh vực siêu hình, tri thức luận và lý thuyết về giá trị. Rorty và Putnam góp phần quan trọng trong việc hồi sinh CNTD cổ điển, nhưng sự đóng góp của họ cho phong trào này khá khác nhau, và giữa họ đã có những tranh luận dai dẳng tuy không gay gắt. Theo Alan Malachowski, tác giả của nhiều tác phẩm về Tân CNTD, thì Rorty không quan tâm nhiều đến lý thuyết CNTD cổ điển mà chỉ muốn hiện đại hóa một số phạm trù, như muốn bớt đi sự lệ thuộc của CNTD vào thực nghiệm, cũng như muốn nó từ bỏ sự sùng bái phương pháp khoa học. Trong khi đó, Putnam –chưa tự nhận mình là người theo CNTD– lại nghiên cứu kỹ lưỡng một số tác phẩm của ba tác giả thực dụng cổ điển này, tìm ra một số khuyết điểm, so sánh với quan điểm của các tác giả đương thời, rồi sửa sai và bổ sung cho hoàn thiện hơn. (The Cambridge Companion to Pragmatism, NXB Cambridge University Press, 2013, tr. 5 – 6). Thậm chí, trong một tác phẩm khác, Malachowski còn cho rằng Putnam chỉ làm công việc “chuẩn bị” mà chưa viết được gì nhiều về CNTD, tuy nhiên ông nhìn nhận rằng chính uy tín lớn lao của Putnam trong lãnh vực triết học nói chung đã lôi cuốn được nhiều người theo phong trào hồi sinh CNTD.

Richard Rorty (1931 – 2007)

Rorty theo chương trình cao học tại Universiy of Chicago khi trường này vẫn còn chịu một chút ảnh hưởng của CNTD cổ điển, trình luận văn (thesis) về siêu hình học. Sau đó, ông tiếp tục chương trình tiến sĩ tại Yale University (1952 – 1956) với các giáo sư có hiểu biết rộng rãi về CNTD cổ điển này. Luận án (dissertation) ra trường, The Concept of Potentiality, viết về lịch sử của khái niệm. Trong thời gian sinh viên của ông, triết học phân tích (analytical philosophy) khá thịnh hành. Theo triết thuyết này, tiến trình phân tích là trọng tâm cốt lõi – xin nhấn mạnh, vì chủ thuyết nào lại không ít nhiều sử dụng nó– của phưong pháp triết học; ngôn từ thường ngày chỉ là bề ngoài, và trong tiến trình phân tích người ta có thể khám phá ra được cấu trúc lý luận giúp giải quyết những vấn đề triết học. Rorty tỏ ra rất thành thạo và thành công trong việc sử dụng phương pháp phân tích này; nhưng về sau ông quay lại chống đối trước sự phát triển mạnh mẽ của nó. Sau đó, năm 1982 ông rời ghế giảng dạy triết học ở Princeton University vì cảm thấy không yên tâm làm một triết gia chuyên nghiệp (professional philosopher) để nhận một nghề mới liên ngành, giáo sư về nhân bản học (professor of humanities) tại University of Virginia trong gần hai thập niên. Đến năm 1998, ông lại chuyển qua Stanford University bên miền Tây với chức vụ mới, giáo sư văn chương so chiếu (comparative literature).
Qua tiểu sử ngắn về khả năng nghề nghiệp đa dạng trên, chúng ta thấy các công trình nghiên cứu đồ sộ của ông sẽ đề cập đến nhiều lãnh vực, nhưng quan trọng nhất và trước tiên là quyển Philosophy and the Mirror of Nature, NXB Princeton University Press, 2009. Trong lời giới thiệu ấn bản kỷ niệm 30 năm ngày ra đời của tác phẩm này, Michael William cho rằng nó đã tạo ra những cơn sóng chấn động đến những triết gia chuyên nghiệp, ảnh hưởng đến sự hồi sinh của CNTD Mỹ. Đó là một công trình bao trùm lãnh vực rộng lớn và đầy tham vọng, bao gồm nhiều phạm trù, như tri thức học, triết lý về trí não, triết lý về ngôn ngữ, và nhiều thứ khác nữa. Theo Rorty, “Triết học là nền tảng đối với những phần còn lại của văn hóa vì văn hóa là tập hợp những đòi hỏi của tri thức, và triết học phán quyết những đòi hỏi này. Nó làm được thế bởi vì nó hiểu được nền tảng của tri thức, … của “tiến trình động não” (mental process), hay “hành động đại diện” (activity of representation) nhờ đó mà tri thức hình thành được ….Triết học càng thêm “khoa học” và nghiêm khắc hơn, thì phần còn lại của văn hóa lại càng trở nên ít được như thế hơn, và các sự phô trương truyền thông dường như trở nên phi lý hơn. Triết học nói chung bị từ chối bởi những kẻ muốn có một ý thức hê …” Trong bối cảnh đó, Rorty tìm ra được 3 triết gia mà ông cho là quan trong nhất của thế kỷ. Đó là Wittgensten, Heidegger và Dewey; nhưng ông nhận xét rằng hai người trước chỉ quan tâm đến cá nhân con người, còn Dewey mới là người đề cập đến xã hội. Rorty cho rằng trong một xã hội lý tưởng, văn hoá không còn bị chế ngự bởi nhận thức khách quan lý tưởng (ideal objective cognation), mà là bởi sự nâng cao về mỹ học (aesthetic enhancement). Theo ông, trong nền văn hóa đó, các ngành nghệ thuật và khoa học sẽ là “những bông hoa đời mọc nở tự nhiên” (unforced flowers of life). Rorty mong muốn người ta rút lại những lời phê phán mà họ đã dành cho Dewey, tức kết tội ông theo chủ nghĩa tương đối ‘relativism’ và chủ nghĩa phi lý ‘irrationalism’. (sđd, tr. 5 –13). Trong quyển sách nhằm mục tiêu tranh luận về triết học phân tích này, Rorty viết với kỷ thuật của một triết gia phân tích; nhưng sau đó, ông viết với lý luận hậu-triết học phân tích (post analytic philosophy), không còn xem những giả định là cần thiết vì những giả dịnh đặt trên nền tảng tiên nghiệm, mà dựa trên những mối quan tâm nhân bản khác.
Theo Rorty, khoa học cung ứng cho con người hiểu biết thực nghiệm, nhưng không thể cho biết những gì xảy ra đối với căn bản của sự hiểu biết đó. Ông lần lượt phủ nhận học thuyết đại diện (representationism — ND: Nói chung, đó là một học thuyết cho rằng trí óc, đôi khi bộ não, hành xử đại diện cho sự vật mà chúng ta hình dung ra, hay suy nghĩ về) của Descartes, Lockes, Kant mà ông cho là nó chỉ đưa chúng ta tới sự tìm hiểu các mức độ khác nhau mà thôi. Rorty cho rằng nếu không phân biệt được “cái có sẵn” và “cái được thêm vào” …. thì chúng ta sẽ không biết cái gì được xem như là “sự tái dựng hợp lý” (rational reconstruction) của tri thức, và chúng ta sẽ không biết mục tiêu và phương pháp của môn tri thức học là gì. Về khía cạnh này, Rorty cho rằng thế giới hiện hữu một cách độc lập với con người, mà ảnh hưởng của những nguyên nhân của nó thì không bao gồm trong các trạng thái tinh thần của con người, và không cần phải được đại diện chi cả. Do đó, thay vì đi tìm hiểu mối liên kết giữa trí não và thế giới, chúng ta nên dùng ngôn ngữ thích hợp.
Luận về vaì trò của ngôn ngữ, Rorty chỉ cho thấy rằng: “Hình ảnh trong triết lý cổ và trung cổ liên quan đến “những đồ vật” (things), của triết lý suốt các thế kỷ 16-18 là “những ý tưởng” (ideas) và của triết lý đương thời là “các từ vựng” (words); nhưng đừng vì thứ tự thời gian đó mà cho rằng triết thuyết này là sơ đẳng hay triết thuyết kia là nền tảng. Đó không vì lý do Arsitotle nghĩ rằng người ta có thể giải thích “ý tưởng” hay “từ vựng” bằng thuật ngữ “đồ vật”, mà là vì Aristotle không có một triết thuyết về tri thức …. Rorty tin rằng nếu chúng giải thích được phương cách mà ngôn ngữ hành xử (work) thì điều đó cũng giúp chúng ta hiểu được phương cách mà ngôn ngữ gắn chặt với nhân loại, và do đó cũng hiểu được bằng phương cách nào mà chân lý và tri thức đã có thể có được. (sđd. tr 257 – 273)


Trong bài nói chuyện tại trường đại học UC Berkely năm 1980, bàn về vai trò của phương pháp khoa học trong việc nghiên cứu, Rorty giải thích rằng khi thành công, Galileo nói quyển Sách Thiên Nhiên (the Book of Nature) đã được viết bằng từ vựng toán học, thì ông ta muốn nói rằng từ vựng toán học không tình cờ mang lại kết quả, mà nó mang lại kết quả chỉ vì mọi thứ vốn đã sẵn bày rồi, nay từ vựng toán học mang lại kết quả bởi vì nó thích hợp với vũ trụ giống như cái chìa khóa vừa khít với ống khoá vậy. Theo Rorty, từ đó các triết gia cứ cố gắng, và thất bại, khi cảm nhận rằng phương pháp mang lại kết quả bởi vì mọi thứ vốn được bày sẵn rồi. Và cũng từ đó, trong phương pháp nghiên cứu, các thuật ngữ “khách quan”, “nghiêm khắc”, “phương pháp” được đưa ra làm ranh giới biệt lập giữa khoa học và không-khoa học. Chẳng mấy ai dám đưa ra ý kiến là khoa học chẳng có gì bí mật cho sự thành công cả; lại càng chẳng có mấy ai giải thich được vì sao từ vựng về dân chủ tự do (vocabulary of liberal democracy) lại mang đến kết quả tốt đẹp như ngày nay. Rorty xác nhận mình tin rằng các ý tưởng truyền thống như khái niệm tuyệt đối (khách quan) về hiện thực, phương pháp khoa học thì hoặc không rõ ràng, hoặc không hữu dụng; và ông khuyên mọi người nghiên cứu khoa học xã hội nên theo phương pháp của Dewey vốn nhấn mạnh đến phương cách trần thuật (narrative) và từ vựng, hơn là tính khách quan của luật pháp và lý thuyết. …Theo Rorty, có hai đòi hỏi phân biệt đối với từ vựng dùng nghiên cứu trong các khoa học xã hội: (1) Nó phải bao gồm những mô tả các tình huống giúp làm dễ dàng cho việc tiên đoán và kiểm soát, và (2) Nó phải bao gồm những mô tả giúp người nghiên cứu quyết định phải làm gì…. Đối nhu cầu cần bỏ đi các khái niêm truyền thống, như tính hợp lý, tính khách quan, phưong pháp, chân lý, Rorty cho rằng quan điểm của Nietzsche và quan điểm của CNTD không có gì khác nhau. Khi Nietzsche cho rằng đối tượng của các triết gia là phải sản sinh ra sự thật thông qua quyền lực, và họ không thể hành xử quyền lực trừ phi phải thông qua sự thật, và rằng điều sai lầm của triết học thay vì dùng logic và lý luận như những phương tiện để đem lại cứu cánh ích dụng cho thế giới, thì người ta lại nghĩ rằng những phương tiện này sẽ đưa ra một tiêu chuẩn chân lý về hiện thực, thì theo Rorty, James đã cho rằng “các ý tưởng trở thành sự thực chỉ khi chúng giúp chúng ta nhận thức ra mối liên hệ thỏa đáng với trải nghiệm”, và Dewey cũng viết là “tính hợp lý là sự đạt được hài hòa khả dĩ giữa các ước muốn khác nhau.” (Consequences of Pragmatism, NXB University of Minnesota Press, 1982 tr. 191 – 195)
Trong phần giới thiệu tuyển tập Pragmatism as Anti-Authoritarianism (HĐ Eduardo Mendieta, NXB Harvard University Press, 2021), Robert Brandom viết rằng tác phẩm gồm 10 bài nói chuyện quan trọng này của Rorty nhằm mục tiêu giúp chúng ta, về phương diện lý thuyết cũng như về thực hành, thoát khỏi phải chịu đựng các quyền lực phi nhân. Rorty muốn CNTD đem lại những thay đổi lớn lao, tạo nên một cuộc “Sáng Thế” thứ hai (a second Enlightenment), không còn xem quyền lực và trách nhiệm là phải phụ thuộc và vâng lời, như truyền thống, nghĩa là CNTD chống lại toàn trị, như tựa đề của quyển sách đã nêu ra. Về phần mình, Rorty chủ trương rằng các xã hội vốn ngờ vực các giá trị Tây phương nay nên theo Tây phương bằng cách bỏ chế độ nô lệ, thực hành sự khoan dung tôn giáo, khuyến khích nền giáo dục cho phụ nữ, khoan dung hôn nhân đồng tính, cho phép hôn nhân giữa các chủng tộc, phủ nhận chiến tranh một cách có ý thức v.v. Ông khuyến khích chúng ta làm điều này với tư cách là thành viên tinh thần của cộng đồng thế giới. Điểm quan trọng ở đây là ông cho rằng chúng ta nên từ bỏ chủ nghĩ duy lý thời kỳ Sáng Thế này (Enlightenment rationalism) vì từ bỏ nó thì mới có thể dễ chấp nhận những giá trị khác (không Tây phương); vả chăng đây là lãnh vực của các triết gia chuyên nghiệp! Rorty chủ trương chúng ta nên theo chủ nghĩa tự do thời Sáng Thế (Enlightenment liberalism) — mà theo người viết ông muốn chúng ta hiểu theo cả hai nghĩa: nghĩa tiêu cực (tức tôn trọng tự do cá nhân, không can thiệp vào đời sống. sinh hoạt riêng tư vv.) lẫn nghĩa tích cực (ngoài nghĩa tiêu cực ra, còn có thể/nên can thiệp để tạo công bằng xã hội. (sđd tr.157 – 158)
Rorty, khi kêu gọi cải tổ xã hội nhằm tạo dựng công bằng xã hội cho Hoa Kỳ, đã nhắn với các học giả cánh tả là không cần phải nghiên cứu văn hóa nữa vì nghiên cứu văn hóa đã được học gỉả Mác xít làm nhiều rồi, mà nên nổ lực nghiên cứu chính trị để huy động niềm hãnh diện của người Mỹ về sự thành công của Hoa Kỳ, để tôn vinh giá trị nền dân chủ Mỹ, xem nước Mỹ là một ngoại lệ, cũng như đánh giá cao niềm tin và truyền thống của người Mỹ, mà tất cả được ông gọi chung là “tôn giáo dân sự” (civil religious — chữ do Jean J. Rousseau đặt ra để phân biệt với nhà thờ và các định chế tôn giáo khác). Theo ông, cánh tả vẫn còn tiếp tục nghĩ dến những sắc tộc và thiểu số bị áp bức, nước Mỹ không nên là một cái nồi nấu tan chảy mọi thứ (a melting pot). Ông cho rằng, “Cánh tả này muốn duy trì cái điều khác, hơn là không thèm để ý tới nó (This Left wants to preserve otherness, rather than ignore it). Đối với ông, người Mỹ phải mô tả xứ sở mình dưới hình thái mà mình hy vọng nó sẽ trở thành, cũng như theo cách mà mình biết hiên nay nó đang như thế nào. Nói tóm lại, người Mỹ phải sống với và tranh đấu cho một nước Mỹ mà mình mơ ước. (Achieving Our Country: Leftist Thought in Twentieth-Century America, TG Richard Rorty, NXB Harvard University Press, 1998, tr. 3 –18 và tr. 100 –107). Đây là một lời khuyên tốt của Rorty, không những đúng cho người Mỹ, mà còn cho công dân của mọi quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nghĩ Rorty không hoàn toàn đúng ông khi chủ trương rằng nghiên cứu văn hóa và nghiên cứu chính trị là hai lãnh vực nên tách rời nhau; thực tế cho thấy, ngay cả trong những nước đang phát triển, sự áp đặt một “ý thức hệ chính trị” ngoại nhập lên một nền văn hóa truyền thống thường đã đưa đến xung đột đẫm máu, hay tan vỡ khó hàn gắn, hay phải lâu lắm mới hàn gắn lại được, trước khi xã hội đó chập chững bước tới theo ngọn cờ mới.

Hilary Putnam (1926 – 2016)

Putnam theo học chương trình cử nhân tại University of Pennsylvania. Sau đó học một năm tại Harvard Univerity, rồi chuyển qua University of California (Berkely) và tốt nghiệp PhD với luận án tiến sĩ về xác suất. Từ 1965, ông dạy tại đại học Harvard và nhiều nơi trên thế giới với nhiều môn khác nhau. Các công trình nghiên cứu đầu tiên được ấn hành liên quan đến triết lý về khoa học, về siêu hình học và về toán; không có báo hiệu nào quan trọng cho biết ông sẽ chuyển sang triết học thực dụng. Từ 1980 trở đi, ông viết nhiều trong lãnh vực CNTD nhằm bổ sung quan điểm của ba triết gia tiền phong của phong trào này, Pierce, Dewey trước rồi mới tới James.
Theo Cheryl Misak, thì ngay từ năm 1976, trong bài diễn văn khai mạc với tư cách Chủ Tịch Hiệp Hội Triết Học Mỹ (American Philosophical Association), Putnam đã phân tích rõ ràng sự khác biệt giữa thuyết hiện thực siêu hình (metaphysical realism) mà ông bác bỏ và thuyết hiện thực nội tâm (internal realism) mà ông xem là đáng được nghiên cứu thêm. Thuyết trước là một loại triết thuyết thực dụng của Pierce, theo đó sự thật là điều vô cùng hợp lý đáng tin theo. Ông nói rằng tính duy lý là khả năng quyết định các vấn đề liên hệ và các câu trả lời được báo trước, và từ đó “lý thuyết về sự thật đưa ra tiền-gỉả-định (ND: tức đưa ra trước những điều gì đó mà mình coi là đúng) về thuyết duy lý), mà lý thuyết này đến lượt nó lại đưa ra tiền-giả-định về lý thuyết điều thiện” (theory of truth presupposes theory of rationality which in turn presupposes our theory of the good”. Quan điểm này nở rộ trong các công trình nghiên cứu của Putnam trong thập niên 1980, nhưng ông vẫn luôn cẩn trọng tránh chỉ rõ vị thế của mình đối với Pierce; ông chỉ muốn cung ứng phưong cách xác nhận thận trọng (gentle verificationism) nhằm cho phép chúng ta đưa ra mọi loại tra vấn khác hơn là chỉ tra vấn khoa học. Theo Putnam, cách xác nhận theo ý nghĩa này và cách xác nhận theo ý nghĩa tích cực cho thấy rõ ràng sự khác biệt giữa thái độ rộng lượng và cởi mở mà William James gọi là chủ nghĩa thực dụng và tính sùng bái khoa học.
Trong quyển Realism with a Human Face (HĐ James Conant, NXB Harvard University Press, 1990) gom góp một số bài nói chuyện quan trọng của mình, trong đó có bài viết chung với vợ (Ruth Anna), Putnam phê phán Peirce, James và Dewey còn mang nhiều tư cách khác ngoài tư cách nhà thực dụng (pragmatist), chẳng hạn Pierce còn là người được xem theo chủ nghĩa tương đối (relativism), William còn theo chủ nghĩa thực nghiệm cực đoan (radical empiricism), Dewey còn là người theo thuyết tiến hóa (evolutionism). Cách nhìn thuần khiết này không được một số người chấp nhận, viện lý do rằng muốn đạt tới sự thật, thì có những vấn đề cần phải được thử nghiệm hay thực nghiệm bằng những phương cách khác nhau –vả chăng đó cũng là tính đa dạng của CNTD như James đã từng viết, và nhất là CNTD cũng đã được Dewey gọi là chủ nghĩa công cụ (instrumentism) so với các chủ nghĩa khác. Dưới đây là một vài nhận định của đôi vợ chồng này về Peirce, James và Dewy.
Trong bài viết chung về James (tr. 217 -228), ông bà Putnam nhận xét rằng cả ba triết gia thực dụng dường như không rõ ràng về tri thức luận (epistemology). Peirce tuy chỉ rõ được sự khác biệt giữa phát minh lý thuyết khoa học giải thích (explanatory scientific theory mà ông gọi là “abduction”) và nhiều loại diễn giải qui nạp sơ đẳng khác, cũng như chủ trương rằng niềm tin cần phải được xem xét lại (mà ông gọi là fallibilism) và nhấn mạnh rằng các lý thuyết khoa học phải được trắc nghiệm, nhưng lại cho rằng các nhà khoa học cần có những trực giác tốt (good intuitons) như trực giác đề ra lý thuyết, trực giác đề ra thứ tự cần làm theo để trắc nghiệm những lý thuyết xuất hiện trong đầu. Quan sát này được James và Dewey tiếp nhận và triển khai bằng cách minh thị xác nhận rằng ý tưởng về phương pháp luận tiến triển trong khi tra vấn. Theo hai tác giả Putnam, thì ngày nay có nhiều học giả đề ra những phương cách mới; trong đó một học giả có tên là W.V.O. Quine đưa ra ý kiến là tiến trình tra vấn gồm những trao đổi (trade-offs) giữa điều giản dị, sự duy trì học thuyết cũ và sự tiên đoán được chọn sau cùng (James cũng nghĩ thế) ; tuy nhiên Quine tỏ ý nghi ngờ về việc làm cho những trao đổi này có thể được rút giảm lại thành những qui luật chính xác.
Phê bình James như là một triết gia tinh thần (a moral philosopher), hai tác giả này cho biết James phủ nhận tri thức luận truyền thống về dữ kiện cảm nhận (traditional sense-datum epistemology) và tự hỏi làm sao chúng ta có thể đi đến hiểu biết về thế giới chung này khi mà chúng ta có một con số rất lớn những thế giới riêng tư (private worlds), gồm thế giới các dữ kiện cảm nhận của anh, của tôi, của người này, của kẻ nọ vv. nghĩa là của vô số người. Họ cũng lý luận rằng ngay cả trong tri thức luận thuần khiết và siêu hình học, thì mối quan tâm về con người như là những thành viên tương thuộc của một cộng đồng đã hướng dẫn James trong mọi lãnh vực nghiên cứu. Họ cũng chỉ cho thấy James phân biệt hai thế giới. Một là thế giới chỉ có một người biết cảm nhận (sentient being) mà James gọi là “niềm cô đơn tinh thần” (moral solitude), ở đó không có niềm tin nào đựợc xem là thật cả vì sự thật được giả định trước là cái gì đó ở bên ngoài người nghĩ. Và thế giới kia là thế giới có nhiều “niềm cô đơn tinh thần” nhưng chẳng ai quan tâm tới ai cả, vì sự thật giả định trước là một công đồng. Theo hai tác giả, chỉ yếu tố cộng đồng thôi thì chưa đủ. Họ cho rằng theo nhiều nhà thực dụng uy tín khác, thì “chân lý” của giáo phái Khomeini không xứng đáng được gọi là chân lý bởi vì nó không đáp ứng cho điều gì khác ngoại trừ ý chí của người lãnh đạo. Theo hai tác giả, một cộng đồng đặt thử thách các niềm tin trước trắc nghiệm là đòi hỏi tối thiểu cho sự hiên hữu của chân lý. Cái nhìn quan trọng này về mối liên hệ sâu sắc giữa chân lý, thực tế và cộng đồng đã giúp James đưa ra khái niệm “tôn giáo trung quan” (melioristic region –ND: meliorism là chữ được đặt ra để chỉ thái độ giữa bi quan và lạc quan, chủ trương con người có khả năng làm cho thế giới tốt đẹp hơn)
Cũng trong quyển sách này, Putnam bác bỏ ý kiến của James khi James cho rằng đến nay người ta vẫn chưa biết được lúc nào chúng ta đang “ảo tưởng” và lúc nào chúng ta không ảo tưởng. (ND: hallucination, một tâm bệnh mà người mắc phải cho biết mình đôi khi thấy hay nghe một thứ gì đó hoàn toàn không có trên thực tế). Theo Putnam, đó là vì James không thấy được phương cách mà nhiều người vốn chỉ quen thuộc với những đồ vật/sự vật riêng tư của mình, lại có thể tiến đến được sự hiểu biết và thậm chí tư tưởng của nhau qua tiến trình giải thích.
Qua một bài viết có tựa đề A Reconsideration of Deweyan Democracy (được in trong Pragmatism in Law & Society, HĐ Michael Brint & William Weaver, NXB Westview Press, 1991, Ch. 12 tr. 217 – 240), Putnam với nhãn quan của nhà thực dụng, đã khảo sát tư tưởng chính trị và xã hội của Deweỵ và những người theo Dewey. Trước hết ông tóm tắt quan điểm của nhà thực dụng tiền phong này như sau: Dân chủ không những là một dạng thức trong nhiều dạng thức khác của đời sống xã hội, mà còn là điều kiện tiên quyết trong việc áp dụng trí thông minh để giải quyết các vấn đề xã hội. Sau đó ông luận về trí thông minh và việc giải quyết vấn đề. Theo ông, Dewey cho rằng trí thông minh (tương phản với lý lẻ, một khái niệm trong triết học truyền thống) không phải là khả năng siêu phàm (transcendental faculty); mà chỉ đơn giản là khả năng họach định cuộc nghiên cứu, biết được các sự kiện liên quan, làm các thử nghiệm và hưởng dụng việc hoạch định, các sự kiện và các thử nghiệm đó. Khái niệm này được coi như khá mơ hồ; nhưng quả thực có khả năng quyết định được ai thông minh ít hoặc nhiều trong việc dẫn dắt cuộc nghiên cứu. Putnam cũng tuyên bố rằng đóng góp lớn nhất của Dewey là khi xác quyết rằng chúng ta không có và cũng không cần một “lý thuyết về mọi thứ” (theory of everything), đồng thời nhấn mạnh rằng điều cần thiết là hiểu biết sâu sắc (insight) về phương cách mà con người giải quyết các tình huống. Putnam cho rằng Dewey đã từng đưa ra ý kiến như thế, nhưng một số nhà nghiên cứu đương thời (thập niên 1980) đã không nhận ra, hay hiểu không đúng. Tuy nhiên, Putnam cũng phê phán rằng Dewey ít nhạy cảm (sensitive) hơn James đối với giới hạn của trí thông minh, chỉ vì Dewey bị chi phối bởi nguyên lý nhị nguyên về những điều tốt của con người (dualistic conception of human goods). Theo đó, Dewey cho rằng chỉ có hai loại lãnh vực cho đời sống con người: lãnh vực thẩm mỹ (aesthetic dimension) và lãnh vực xã hội (social dimension). Dewey cho rằng lãnh vực xã hội là sự phấn đấu cho một thế giới đẹp đẽ hơn, một xã hội tốt lành hơn, và giải phóng được tiềm năng con người; còn tất cả “trải nghiệm đột hảo” (ND: consummatory experience, tức trải nghiệm có hậu quả tốt nhờ vào tình cờ hay hứng khởi, không qua tiến trình thử nghiệm khoa học như CNTN chủ trương) đều thuộc lãnh vực thẩm mỹ. Dewey chủ trương rằng để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, chúng ta cần có trí thông minh để thực hiện, không nhất thiết phải là trí thông mình của các chuyên gia, bởi lẽ họ là giới được ưu đãi sẽ không vì đại chúng, mà là trí thông minh của mọi con người. Trí thông minh này có được là nhờ giáo dục.
Về chủ trương giáo dục, Putnam nhắc nhở rằng đối với hiện trạng, Dewey không còn là một người tự biện (apologist), mà trở thành một kẻ cực đoan. Để làm cho xã hội tốt đẹp hơn, nếu Marx chủ trương “cách mạng”, thì Dewey chủ trương phải gấp rút thay đổi “giáo dục”. Ông nhiều lần nhấn mạnh phải xem “giáo dục” là nhu cầu khẩn thiết, phải có một nền giáo dục nhằm đào tạo con người, nam cũng như nữ, biết cách học hỏi và tư duy có phê phán. Theo Dewey, nền giáo dục và nền dân chủ phải tiến hành từ dưới đi lên. Theo Putnam, Dewey đã từng viết rằng an lạc xã hội chỉ có thể tăng tiến nhờ phương cách chiêu mộ và qui tụ sự quan tâm tích cực và năng lực sinh động của những người sẽ được hưởng lợi và những người được cải thiện. Về phần mình, Putnam nghĩ rằng sự cam kết nghiêm túc với dân chủ được đo lường và đánh giá qua sự cam kết nghiêm túc với giáo dục, và ông tiết lộ rằng ông cảm thấy xấu hổ về nền dân chủ (Hoa Kỳ) vào cuối thế kỷ 20. Chúng ta hẳn không quên rằng Putnam và Rorty đều trưởng thành trong gia đình tả khuynh, và đã từng hoạt động rất tích cực trong phong trào sinh viên Mỹ chống Chiến Tranh Việt Nam, và đã thay đổi quan điểm chính trị ít nhiều về sau này. Cả hai đều đã qua đời. RIP
Đối với vai trò của dân chủ, Putnam trong một cuộc phỏng vấn cho biết là ông tin chắc rằng ngoài giá trị về phương diện đạo đức –tức thuộc về lãnh vực chính trị– dân chủ còn có giá trị về phương diện nghiên cứu, như lời đã dẫn dưới tiêu đề của bài viết này. Ông còn nhấn mạnh rằng phủ nhận dân chủ là phủ nhận rằng ý kiến cần phải qua thực nghìệm, và bấy lâu nay, chúng ta đã đủ kinh nghiệm hiểu biết là điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta nói rằng chúng ta không cần qua thực nghiệm hay thử nghiệm.

KẾT LUẬN

Trên đây, Tân CNTD được giới thiệu chỉ qua hai học giả Rorty và Putnam, cùng với một số rất ít quan điểm của họ trong một số lãnh vực hạn chế mà thôi. Cũng như đối với CNTD cổ điển, chúng ta biết ngoài họ ra, còn có nhiều nhà tân thực dụng khác nữa. Nói chung, CNTD, cổ và tân, còn đang ở tiến trình nghiên cứu, sửa sai và bổ sung để hoàn chỉnh hầu đáp ứng nhu cầu tri thức của nhân loại, cũng như áp dụng để phục vụ con người, nhất con người với tư cách là thành viên trong cộng đồng và xã hội rông lớn hơn, như ước muốn của những người tạo lập và tái sinh nó.
Người viết vốn không được đào tạo trong lãnh vực triết học, cũng như chính trị học, do đó bài viết này cũng như bài viết trước đây (“Tìm Hiểu Chủ Nghĩa Thực Dụng của Hoa Kỳ”) chỉ là những giới thiệu ngắn ngủi rời rạc, trong khi CNTD lại bao trùm quá nhiều phạm trù rộng lớn, chưa có quyển sách nào tóm lược đầy đủ. Tuy nhiên, người viết vẫn có một hy vọng. Đó là từ những gợi ý này, chúng ta có thể sẽ thấy xuất hiện nhiều nghiên cứu khác, đăc biệt là những nghiên cứu chi tiết nhằm vận dụng một cách chọn lọc CNTD vào hoàn cảnh Việt Nam trong nhiều lãnh vực, đặc biệt trong các lãnh vực chính trị, ngoại giao và giáo dục, để đề xuất những cải tổ hiện trạng một cách thích hợp nhằm giúp cho quốc gia được ổn định và cường thịnh hơn, cũng như cho xã hội được an lạc và nhân bản lâu dài hơn.

Lê Văn Bỉnh

(Virginia, tháng 1/ 2023)

Sách Đề Nghị Đọc Thêm về Tân Chủ Nghĩa Thực Dụng
Evidence and Inquiry: A Pragmatist Reconstruction of Epistemology (TG Susan Haack, NXB Prometheus Books, second expanded edition, 2009)
Pragmatism: A Contemporary Reader (HĐ Russel B. Goodman, NXB Routledge, 1995)
Reading Rorty: Critical Responses to Philosophy and the Mirror of Nature (HĐ Alan R. Malachowski, NXB Basil Blackwell, 1990)
Pragmatism and Social Hope: Deepening Democracy in Global Contexts (TG Judith M. Green, NXB Columbia University Press, 2009)
The Cambridge Companion to Pragmatism (HĐ Alan Malachowski, NXB Cambridge University Press, 2013)

Views: 73

Tìm Hiểu Chủ Nghĩa Thực Dụng Mỹ

Lê Văn Bỉnh

Chân lý là vĩnh cửu và trường tồn, nhưng khó mà chắc chắn rằng khi nào bạn sẽ có được nó.

(Truth is eternal and enduring, but it is hard to be sure when you have it.  — Richard Rorty)  

Nhiều người trong chúng ta thường nói rằng người Mỹ — tiếng dùng chung cho cá nhân, chính trị gia, định chế, chính phủ –theo “chủ nghĩa thực dụng” (pragmatism).  Khi tỏ ý chê bai, thì phê phán này có nghĩa là người Mỹ không có một lý tưởng rõ ràng, hễ thấy điều gì có lợi cho mình thì làm, quên cả mục tiêu mà mình muốn theo đuổi từ ban đầu. Khi ngợi khen, thì phê phán này hàm ý là người Mỹ không câu nệ, không cứng nhắc tuân theo nguyên tắc, mà trái lại biết linh động theo tình thế, sẵn sàng thay đổi phương cách hành động cũng như đường lối hay chính sách.  Sử dụng cụm từ “chủ nghĩa thực dụng” với những hàm ý này thiết nghĩ không chính xác, nếu không nói là lạm dụng chữ nghĩa, bởi lẽ hành động theo cung cách đổi tới đổi lui thì không thể gọi là theo một “chủ nghĩa” nào cả!  Thiết nghĩ nói rằng người Mỹ “thực tế”, “thực tiễn” (practical) thì có lẽ đúng hơn.

Không phải chỉ có không ít người Việt chúng ta không hiểu về chủ nghĩa thực dụng, mà ngay cả nhiều người Mỹ có học cũng khá mơ hồ về nó. Thật vậy, đầu năm 2012, đài phát thanh National Public Radio ở thành phố New York (WNYC) tường thuật rằng 3 chữ pragmatic/pragmatism/pragmatist được cư dân mạng tìm kiếm nhiều nhất, cũng như đã được các phương tiện truyền thông đại chúng dùng nhiều nhất vào năm 2011 sau khi Tổng Thống Obama tuyên bố rằng ông và lịch trình hành động của ông từ khi vận động tranh cử đến lúc bấy giờ vẫn nhất quán, nghĩa là “pragmatic” và “pragmatist.”  (Pragmatism and American Experience: An Introduction, TG Joan Richardson, NXB Cambridge, 2014, tr.1-2)

Chủ nghĩa thực dụng thực ra đã được người Mỹ và thế giới công nhận là một trào lưu triết học, ra đời trên đất Mỹ từ hơn một trăm năm nay.  Nó càng ngày càng phổ cập trong đời sống cũng như trong các lãnh vực giáo dục, pháp luật, chính trị, ngoại giao vv. Hoa Kỳ.  Nhiều nhà triết học nổi tiếng thế giới đã nghiên cứu phong trào triết học mới này một cách nghiêm túc, coi đó là một sản phẩm trí tuệ của nước Mỹ đóng góp vào kho tàng triết học thế giới.

 Trước khi giới thiệu nội dung của chủ nghĩa thực dụng, thiết nghĩ nên đề cập sơ lược về triết học để từ đó chúng ta có thể nhận ra những khám phá “mới” của phong trào triết học này.

Sơ Lược Về Triết Học

Triết học là gì? Thật ra chưa có một định nghĩa nào về triết học được đưa ra mà không gây tranh cải. Xuất xứ từ tiếng Hy Lạp (philosophia), triết học có nghĩa là “lòng yêu thương tri thức hay sự khôn ngoan” (love of knowledge or wisdom), mà mục tiêu là nhằm nghiên cứu để tìm hiểu các phạm trù đặc trưng tổng quát và trừu tượng nhất của thế giới (sự sống, chết, linh hồn, thần linh, thượng đế, vv.) và các phạm trù giúp cho con người suy nghĩ (trí óc, vật chất, chân lý, vv.) Theo nhiều nghiên cứu, thì triết học Đông phương, đặc biệt Trung Hoa và Ấn Độ, có trước triết học Tây phương rất lâu, nhưng chủ yếu nghiêng về tôn giáo, tức thuộc loại phạm trù trước, hơn là loại phạm trù sau. Triết học xuất phát từ tính tò mò, hiếu kỳ cũng như lòng ao ước của con người muốn biết và hiểu. Cách đây vài trăm năm vì chưa có điều kiện giao lưu thường xuyên, cho nên triết Tây tiếp tục phát triển một các độc lập.  Nhưng dù triết Đông hay triết Tây, triết học nói chung đều mang ít nhiều tính cách tra vấn (inquiry); nhưng khi tra vấn, triết Tây thường theo một diễn trình khá qui ước, gồm các giai đoạn như phân tích, phê bình, giải thích và tổng quát hóa để có thể giúp tiên liệu những tình huống tương lai. Trong điều kiện này, nghiên cứu triết học đòi hỏi ít nhiều thông minh, hay ít nhất người nghiên cứu không thể thiếu những kiến thức căn bản nào đó.  Trước năm 1975, tại Miền Nam Việt Nam, học sinh năm cuối cùng của chương trình trung học phải học và thi trong kỳ thi tốt nghiệp Tú Tài II hai môn luận lý học và đạo đức học; riêng học sinh ban văn chương còn phải thêm môn tâm lý học.  Các kiến thức nhập môn này không những giúp họ tư duy và hiểu biết một tổng quát thế giới trừu tượng vừa nói, mà còn hướng dẫn và thúc đẩy họ tra vấn về nhiều phạm trù mà sau này khi ra đời họ sẽ có thể thực sự đối phó.

Triết học như nói trên nhằm tra vấn những phạm trù mà người nghiên cứu quan tâm. Nhưng trên đời này, có biết bao vấn đề đáng quan tâm! Theo truyền thống, triết học chia ra 5 ngành chính:

–          Siêu hình học (metaphysics) nghiên cứu về bản chất căn bản của hiện thực và hiện hữu. Chia ra hai chi nhánh: hiện thể học (ontology, nghiên cứu hiện thể — tức “being”) và vũ trụ học (cosmology, nghiên cứu về nguồn gốc vũ trụ qua tôn giáo, truyền thuyết và khoa học);

–          Tri thức học (epistemology) nghiên cứu về bản chất, căn bản và sự phát triển của tri thức (knowledge), để có thể giúp con người khám phá ra chân lý/điều đúng/ điều thực (truth –trong bài này trong hầu hết trường hợp, các từ chân lý/đúng/thực có thể dùng thay cho nhau với ý nhĩa tương tự) tìm kiếm mối quan hệ giữa tri thức và niềm tin;

–          Luận lý học (logic) nghiên cứu về những nguyên tắc và phương pháp lý luận, có thể giúp người ta phân biệt giữa chính biện và ngụy biện;

–          Đạo đức học (ethics) nghiên cứu về cách cư xử, bản tính và những hệ thống giá trị của con người;

–          Thẩm mỹ học (aesthetics) nghiên cứu về sự sáng tạo và những nguyên tắc nghệ thuật và cái đẹp; cũng như tư tưởng, cảm nhận và thái độ khi thấy, nghe, đọc về những điều đẹp đẽ.

Ngày nay người ta còn kể thêm triết học về ngôn ngữ (philosophy of language), xem nó là quan trọng với lý do là mọi tranh cải triết lý đều từ ngôn ngữ mà ra. Câu hỏi chủ yếu “Ngôn ngữ là gì?” Ngoài ra, mỗi ngành học như khoa học, tôn giáo, pháp luật đều có triết lý “riêng” của mình, mà chỗ dựa chính vẫn là các ngành triết học kể trên.

Có thể nói mỗi người trong chúng ta hằng ngày đều phải đương đầu với những câu hỏi hoặc lớn hoặc nhỏ mang ít nhiều tính cách triết học: Vũ trụ từ đâu sinh ra? Tôi là ai? Cuộc đời này đáng sống hay không?  Sau khi chết linh hồn đi về đâu? Tuân thượng lệnh để giết người mà tôi biết rằng làm như vậy là sai, tôi sẽ bị tội hay không? Bạn dựa vào đâu mà nói ông ta đúng hay sai? Chị dựa vào đâu mà khen bức tranh này đẹp hoặc xấu, quyển tiểu thuyết này hay hơặc dở? Ngay cả người chủ trương rằng tìm hiểu triết học chỉ lãng phí thì giờ, hãy cứ tự nhiên mà sống, thì người ấy cũng cho thấy cái triết lý sống của mình!

Từ đó có thể nói nghiên cứu triết học giúp làm sáng tỏ những điều người ta viết là đúng hay sai, đáng tin hay nên ngờ vực; cũng như giúp hiểu được lý do, hoàn cảnh của một giai đoạn lịch sử nào đó để có thể phê phán cho công bằng hơn, cư xử cho văn minh hơn vv.

Xã hội loài người được xây dựng trên những tư tưởng triết học. Những định chế như chính quyền, luật pháp, tôn giáo, học đường, hôn nhân, gia đình, tổ chức hành chánh, kinh tế, thương mại, vv. thường được thiết lập theo những tư tưởng triết học nhất quán.  Thiếu tính nhất quán này, hay nếu gây tạo những chuyển biến thô bạo vụng về thì dễ đưa đến đổ vỡ.  Đổ vỡ bởi vì người cầm quyền tin rằng những gì mình ra lệnh là tối quan trọng, là chân lý trong khi thuộc cấp và đại chúng lại suy nghĩ hoàn toàn trái ngược.

Chủ Nghĩa Thực Dụng

Một người Pháp, Alexis de Tocqueville (1805-1859), khi sang Hoa Kỳ nghiên cứu về chế độ ngục tù vào thế kỷ 18, tỏ ra rất hứng khởi về sinh hoạt chính trị và sinh hoạt dân chủ, văn hóa của quốc gia non trẻ này, đã viết ra một quyển sách dày, được dịch ít nhiều lần sang tiếng Anh với tựa đề “Democracy in America”, thường được nhiều chính khách Mỹ trích dẫn, đã thấy sự thiếu vắng đáng ngạc nhiên của triết học ở quốc gia đầy sinh động này.  Ông viết: “Tôi nghĩ rằng không có một quốc gia nào trên thế giới văn minh này lại ít để ý tới triết học như tại Hoa Kỳ. Người Mỹ không có trường phái triết học riêng cho mình, và họ không mấy để ý tới những trường phái mà theo đó châu Âu bị phân chia ra, những cái tên mà họ hiếm khi biết đến.”

Nếu Tocqueville còn sống thêm mươi năm nữa, có thể ông sẽ nghĩ khác. Thật vậy, từ đầu thập niên 1860 trở đi, sinh hoạt triết học của giới trí thức trẻ Hoa Kỳ đã chớm bắt đầu.  Phong trào triết học chủ nghĩa thực dụng không ngừng phát triển cho đến nay, lan dần vào nhiều lãnh vực văn học, nghệ thuật, giáo dục, pháp lý, vv. Nó không những được sự hưởng ứng nồng nhiệt của giới trí thức Hoa Kỳ, mà còn được sự tiếp nhận ít dè dặt hơn, nếu không nói khả quan, của giới trí thức bên ngoài nguyên xứ của nó.

Trước khi đi vào chi tiết về chủ nghĩa thực dụng, xin đưa ra dưới đây một số định nghĩa qua các tự điển không chuyên môn, để xem người ta đưa ra những định nghĩa có tính cách đại chúng về trào lưu triết học mới này như thế nào.

–           Chủ nghĩa thực dụng là một hệ thống hay một khuynh hướng trong triết học, trắc nghiệm giá trị của tất cả khái niệm qua các kết quả thực tiễn. (Webster’s New World Dictionary of the American Language, NXB The World Publishing Company, 1968, tr. 1146).

–          Chủ nghĩa thực dụng là một chủ thuyết cho rằng ý nghĩ và tư tưởng chỉ có giá trị khi mang lại hệ quả, và rằng kết quả là trắc nghiệm duy nhất về giá trị hay đúng của một niềm tin của con người. (New Illustrated Webster’s Dictionary of the English Language, NXB PMC Publishing Company, Inc., 1992, tr. 761)

–          Chủ nghĩa thực dụng: một triết lý, lý giải chủ yếu bởi C.S. Pierce và Williams James, lượng giá các xác quyết đơn thuần bằng những hệ quả thực tiễn, và liên hệ đến những lợi ích của con người. (The Oxford Encyclopedia English Dictionary, NXB OUP, 1996, tr. 1137)

–          Chủ nghĩa thực dụng: 1. (Triết học): một phong trào gồm những lý thuyết đa dạng nhưng kết hợp với nhau, khởi đầu được khai triển bởi Charles S. Pierce và William James và được phân biệt qua chủ thuyết cho rằng ý nghĩa của một tư tưởng hay của một tiền đề (proposition) nằm ở những hậu quả thực tiễn có thể quan sát được; 2.  một phương pháp thực tiển, thực sự  để tiếp cận và đánh giá các tình huống và giải quyết các vấn đề (The American Heritage Dictionary of the English Language, NXB Houghton Mifflin Co., 2000, tr. 1378)

–          Chủ nghĩa thực dụng nghĩ về phương cách giải quyết các vấn đề theo phương cách thực nghiệm và cảm tính hơn là bằng những ý tưởng và lý thuyết cố định (Oxford Advanced America Dictionary, NXB OUP, 2011, tr. 1146)

Từ những định nghĩa tổng quát quát này, liệu người ta có thể đưa ra kết luận rằng theo CNTD, một chủ thuyết (doctrine), hay một ý nghĩ, một tư tưởng được xem là đúng và có ý nghĩa chỉ khi nào nó đưa đến một hệ quả hữu ích cho con người; còn nếu nó không đem lại kết quả như mong muốn, thì nó chỉ là những thứ vô bổ? Đây quả một câu hỏi quan trọng đáng được nghiên cứu cẩn thận trước khi có câu trả lời. Ngoài ra, CNTD còn được xem như một phương cách (method) đem lại giải pháp cho các tình huống. Tính cách thực tiễn của hai yếu tố này –hay có thể thêm những yếu tố khác nữa — giúp ích gì cho cuộc sống?

***

Trước khi giới thiệu CNTD và những người phát minh ra nó, thiết nghĩ nên đưa ra ý kiến dè dặt rằng CNTD chỉ là “một cái tên mới cho những cách suy nghĩ cũ” (a new name for old ways of thinking) như William James đã đề nghị.  Theo CNTD, một ý tưởng phải được phê phán qua cách thức hoạt động của nó, hơn là qua dáng vẻ bề ngoài hay qua tiếng nói phát ra.  Phương pháp của CNTD được xem là gần gũi với phương pháp khoa học; hay nói rõ hơn là nó toan tính đưa các phương pháp khoa học vào triết học.  Điều này khiến nhiều người xem CNTD là một triết học kỳ quái của người Mỹ!

Theo CNTD, người ta không thể phê phán rằng một ý tưởng là đúng hay sai chỉ bằng đơn thuần nhìn nó. Nó được xem là đúng với điều kiện là nó chứng tỏ hiệu quả khi liên hệ đến quá khứ và tương lai, và khi tổ chức các trải nghiệm hiện tại làm thỏa mãn chúng ta.  Một ý tưởng có thể đúng trong tình huống này, nhưng lại sai trong hoàn cảnh khác.  Chẳng hạn, về sự chuyển động của mặt trời và những hành tinh lân cận, tư tưởng của nhà thiên văn học Ptolemy (100 -170) được xem là đúng trong một thời gian dài hơn cả nghìn năm trước khi Copernicus (1473-1543) đưa ra quan điểm của mình.  Gần đây, dựa vào lý thuyết tương đối của Newton, các nhà thiên văn học hiện đại, quan sát thấy sự chuyển động giản dị hơn nhiều so với các tính toán của Copernicus.  Đối với những người theo CNTD, Ptolemy và Copernicus đều đúng cả, nghĩa là cả hai lý thuyết đều đúng cho tới khi chúng không còn hoạt động hiệu quả nữa.

Cũng cần nói thêm: CNTD chưa bao giờ long trọng tuyên bố rằng một ý tưởng của một người sẽ được coi là chân lý cho mọi người khi ý tưởng này giúp cho ông ta đạt được điều gì đó mà ông ta muốn.  Điều hoang tưởng kỳ vĩ này có thể làm cho ông ta quá tự tin và khiến ông ta ra tay chế ngự kẻ khác để nhằm đạt mục tiêu của mình. Chính điều hoang tưởng này đã gây ra thảm họa cho nhiều dân tộc trên thế giới sau những cuộc bầu cử gay go, hay sau những chiến thắng bất ngờ, hay sau những vụ đảo chính đẩm máu. Lý do là những người chiến thắng xem sự thành công ban đầu của mình là đúng và sẽ mãi là chân lý.  Lời trích dẫn của Rorty dưới tựa đề của bài này hàm ý là đối với chủ nghĩa thực dụng, không có điều gì mãi mãi đúng.

Triết học, như đã nói, chia ra làm nhiều ngành. CNTD đề cập đến hầu hết những ngành triết học đó, một phần vì những người sáng lập được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác nhau; phần khác họ muốn đưa ra những chủ thuyết khác đối kháng với các chủ thuyết của những trường phái cũ. Nói một cách tổng quát, CNTD là kết hợp của ít nhất 3 lý thuyết chính sau đây. Thứ nhất, lý thuyết về tư tưởng (theory of mind), theo đó niềm tin là những giả định, và ý tưởng là những kế hoạch hành động.  Thứ hai, lý thuyết về ý nghĩa (theory of meaning), theo đó các ý tưởng được làm sáng tỏ bằng cách cho thấy mối quan hệ của chúng với hành động. Thứ ba, lý thuyết về chân lý (theory of truth), theo đó những niềm tin là đúng chỉ khi chúng là những hướng dẫn đem lại kết quả trong các tiên liệu và hành động.  Yếu tố xuyên suốt trong ba chủ thuyết này là hành động, chứ không phải những suy xét có tính cách lý thuyết. (The Columbia History of Western Philosophy, hiệu đính bởi Richard H. Popkin, NXB: MJF Books, năm1999, tr. 592). Hành động (actions) có thể là những thí nghiệm (experiments), hay những trải nghiệm (expeiences, tức những điều mà tác nhân đã kinh qua, trải qua – Xin phân biệt experiences với experience (uncountable noun) mà chúng ta thường gọi là kinh nghiệm, tức những kỹ năng học hỏi được. CNTD cho rằng ý nghĩa và cái đúng của một ý tưởng được định đoạt bởi những hệ quả của ý tưởng đó qua thực hành và cư xử (in practice and conduct). Do đó, có thể tóm tắt như sau: Cốt lõi của CNTD là những niềm tin (beliefs) không thể tách rời khỏi những hành động (actions); mà cái đúng của những niềm tin thì phải được đánh giá qua hệ quả của các hành động (consequences) này.

Dưới đây, chúng ta sẽ sơ lược tìm hiểu về ba nhà triết học đầu tiên của CNTD đầu tiên của Hoa Kỳ

–          Charles Sanders Peirse

–          Williams James

–          John Dewey

Charles Sanders Peirce (1839 – 1914)

Vào Harvard University năm 16 tuổi, Peirce (phát âm như purse) học ngành khoa học thực nghiệm dưới sự hướng dẫn của người cha, một giáo sư toán và thiên văn học nổi tiếng của trường thời đó. Sinh hoạt thường xuyên ngoại khóa với nhóm nghiên cứu triết học, gọi là The Metaphysical Club, trong đó có vài ba hội viên đang là khoa học gia, luận bàn về những vấn đề siêu hình và bản chất của niềm tin. Tốt nghiệp 4 năm sau với bằng hóa học và làm việc 30 năm liền cho United States Coastal and Geodesic Survey. Thỉnh thoảng Peirce trở lại Harvard để diễn thuyết về luận lý học và lịch sử của khoa học. Năm 1891, ông bỏ cơ quan này để dùng toàn thời gian nghiên cứu luận lý học và triết học, và dự định viết thành sách những gì đã nghiên cứu và suy nghiệm.  Túng thiếu tài chính, ông đành viết báo để sống qua ngày. Trông già nua hơn, lập dị (eccentric) hơn, dễ nóng giận, chỉ thích sống ẩn dật một mình, không muốn quan hệ với ai cả. Thường được William James (sẽ đề cập sau) giúp đỡ tài chánh, giới thiệu việc làm. Khi chết, ông chưa ra mắt được một quyển sách nào.  Tuy nhiên khi còn sống ông đã viết hằng trăm bài thuyết trình và bài phê bình triết học. Các bản thảo chưa in được Philosphical Department của Harvard mua lại và in thành nhiều quyển với tên của ông.

Peirce giải thích sự ra đời của CNTD như sau: “Chữ chủ nghĩa thực dụng được phát minh ra để diễn tả một nguyên tắc lý luận nhát định liên can đến cả hệ thống triết học như đã loan báo từ đầu.  Nguyên tắc này nhằm cung cấp một phương pháp phân tích các ý niệm (concepts).  Ý niệm là một điều gì đó ở dạng thông thường, hay được tạo ra, là phần hợp lý của nội dung một từ …”

Pierce tiết lộ rằng cuộc sống ở phòng thí nghiệm không ngăn cản được mối quan tâm của ông về phương cách tư duy của con người, và ông tìm đọc triết lý siêu hình.  Ông không thoả mãn vì những lý luận rời rạc mà ông đã gặp phải.  Do đó ông muốn đưa ra một lý thuyết rằng ý niệm gắn chặt với cách xử sự trong cuộc sống. Theo ông, rõ ràng là mọi điều mang lại từ thực nghiệm đều ảnh hưởng trực tiếp đến cách xử sự đó; cho nên “nếu người ta có thể định nghĩa chính xác tất cả những hiện tượng thực nghiệm có thể nhận thức được mà sự xác nhận hay phủ nhận có thể ám chỉ, thì người ta sẽ có một định nghĩa đầy đủ về ý niêm.” Và ông chỉ muốn nhấn mạnh nội dung này cho lý thuyết về ý niệm mà ông đặt tên là pragmatism, dựa trên thuật ngữ pragmtisch của Kant mà ông coi là diễn tả được mối liên hệ với mục đích nhân bản.  Ông không muốn gì hơn. Do đó, ông tỏ ra không hài lòng khi biết James sử dụng thuật ngữ pragmatism của mình để chỉ “chủ nghĩa thực nghiêm cực đoan” (“radical impiricism”) của ông ta, cũng như những người khác và báo chí đã diễn giải thuật ngữ này khác với chủ trương của mình, ông tuyên bố hôn giả biệt đứa con tinh thần này, và khai sinh lại cho nó với cái tên mới pragmaticism, mà ông thấy kỳ quặc nhưng không sợ bị bắt cóc.  (Charles S. Pierce: Selected Writings:Values in a Universe of Chance,  HĐ Philip P. Wieser, NXB Dover Publications, 1958, tr180-202) Tuy nhiên ngày nay, pragmatism được phổ biến rộng rãi để chỉ trào lưu triết học do Pierse khai sáng, trong khi đó pragmaticism chỉ được sử dụng hạn chế trong ngành ngôn ngữ học (thí dụ trong quyển “Pragmaticism: Theory and Application” của Ellyn Lucas Arwood).

Pierse còn đặc biệt quan tâm đến sự khác biệt giữa niềm tin và sự hoài nghi. Đối với ông “sự hoài nghi trên lý thuyết” (paper doubt) của Descartes không ích lợi gì; trái lại sự hoài nghi thực sự (real doubt) được củng cố sau nhiều trải nghiệm sẽ làm cho chúng ta hoãn lại những niềm tin, tức những gì mà thoạt đầu chúng ta tin là chân lý/đúng/thực. Theo Peirce, những tiền đề trong triết học (proposition) –tương đương với những định đề (theorem) trong toán học– xuất phát từ một vài nghĩ suy sắp đặt thông minh (intellectual disposition) chưa đáng được gọi là niềm tin (belief); mà niềm tin là do một sự biểu thị về thói quen ứng phó trong hành động (a behavioral habit manifest in action).  Do đó, khi “sự hoài nghi thực sự” được đặt ra, thì thái độ thường có của con người sẽ bị đổ vỡ. Mặt khác, sự hoài nghi của Descartes có thể không làm cho chúng ta thay đổi cách thức hành động. Theo Peirce, tri thức, mà ông định nghĩa như là giải pháp cho những thói quen bị đổ vỡ vì sự xét lại niềm tin, mới chính là một “tiến trình phản ứng tự nhiên” (homeostatic process, như trong trường hợp cơ thể chúng ta rùng mình khi gặp lạnh, hắt hơi khi bị chói nắng). Đối với Peirce, tri thức là phương tiện dùng để ổn định cách ứng phó theo thói quen đối với sự hoài nghi. (Philosophy: 100 Essential Thinkers, Philip Stokes, NXB Arturus, 2016, tr. 126).

Trong bài nói chuyện đầu tiên với tựa đề “How to Make Our Ideas Clear”, Peirce viết: “Cốt lõi của niềm tin là sự hình thành thói quen, và những niềm tin khác nhau được phân biệt bằng các phương cách hành động mà những niềm tin đó gợi ra.  Nếu các niềm tin không khác biệt nhau trong phạm vi này, nếu chúng không hạ giảm bớt sự hoài nghi đó bằng cách sản sinh cùng qui luật hành động, thì những sự khác biệt đơn thuần về phương diện ý thức của chúng có thể khiến chúng thành những niềm tin khác nhau.” (Pragmatism: A Reader do Louis Menand hiệu đính, do A Vintage Orginal xuất bản năm 1997, tr.33)

Peirce còn cho rằng tính duy lý (rationality), theo một phương cách nào đó, không bao gồm cảm nhận, mà bao gồm hành động. Nhận định này khác với James, người cùng trường phái, vì James cho rằng tính duy lý gồm cảm nhận (feeling) và ảnh hưởng (affectivity).  Tuy nhiên quan điểm của cả hai đều tỏ ra khác hẳn với hai trường phái cổ điển. Theo chủ nghĩa duy lý (rationalism, với các triết gia nổi tiếng là Descartes, Spinoza và Leibniz), lý lẽ nói chung, và trực giác nói riêng, giúp con người biết được thực tế. Còn theo chủ nghĩa duy/thực nghiệm (empiricism, chủ yếu với Locke, Berkeley và Hume), tri thức của con người, trừ tri thức về những nguyên lý toán học, và một vài chân lý lôgic, đều là do trải nghiệm mà ra.

Về đạo đức học, một phạm trù mà ông tham gia bàn luận tương đối trễ, Peirce chỉ trích là trong triết học truyền thống, “khuynh hướng của các triết gia là luôn luôn xác quyết rất tuyệt đối”; và tuy không tranh luận rằng James và Dewey là những người theo thuyết tương đối (relativists), nhưng ông e ngại rằng triết lý của hai người này cực kỳ linh động và công trình nghiên cứu của họ có thể dẫn dắt người ta đi theo một đường hướng khác. Cùng chính vì lý do này, mà ông thay đổi chủ thuyết của mình, từ “pragmatism” thành “pragmaticism” như đã đề cập. Theo Peirce, đạo đức học có nhiệm vụ hình thành mục tiêu cuối cùng cho cách ứng xử của con người (the summum bonum), một cứu cánh mà theo ông, có tính cách năng động, chứ không có tính cách tĩnh. Ngoài ra, Peirce còn lý luận rằng đạo đức học không phải là sự nghiên cứu những gì có tính cách lý tưởng, mà là “sự nghiên cứu những cứu cánh của hành động mà chúng ta chuẩn bị kỹ lưỡng để theo.” Trong ý hướng ấy, Peirce thích nghi đạo đức học của ông với lý tưởng thẩm mỹ về tính hữu lý (aesthetic ideal of reasonableness). Ông tranh cải rằng cách cư xử của con người nên nhắm mục tiêu đóng góp vào sự phát triển những điều hữu lý cụ thể này, chẳng hạn trong tư duy chính trị tại Hoa Kỳ, chúng ta có thể chỉ danh phong trào dân quyền (civil rights) là giá trị cụ thể rút ra từ lý tưởng chung đã được ấn định trong Hiến Pháp (Peirce: Ethics and the Conduct of Life, TG Douglas R. Anderson, trong quyển Classical American Pragmatism: Its Contemporary do S.B. Rosenthal, C.R. Hausman và D.R. Anderson hiệu đính, tr. 137-145).

Theo Louis Menand trong quyển “The Metaphysical Club: A Story of Ideas in Ameica”, tr. 161, thì khi còn là sinh viên, Peirce thích dùng tam đoạn luận (syllogism) để để chia xẻ quan điểm với cha mình trong vấn đề này:

            Tất cả con người đều bình đẳng về các quyền chính trị;

            Người da đen là con người;

            (Vì vậy) Người da đen bình đẳng về các quyền chính trị như người da trắng.

 Quan điểm dân quyền này được coi là rất quan trọng, đến nỗi nhiều người cho rằng nếu CNTD ra đời sớm và được phổ biến rộng rãi, thì cuộc nội chiến Nam Bắc tương tàn với 600.000 người chết, và những kết quả tiêu cực vẫn còn tồn tại đến ngày nay, có thể đã không xảy ra trên đất nước Hoa Kỳ. Quan điểm này thật sự cũng không hẳn đúng. Bởi lẽ CNTD đã ra đời trên 100 năm nay rồi, mà nạn kỳ thị chủng tộc trên đất Mỹ đâu có biến mất, cứ tái đi tái lại; cũng như gần đây xảy ra những tranh chấp gay gắt thậm chí chết người về việc gỡ bỏ các tượng đài kỷ niệm do cánh Miền Nam dựng lên sau cuộc Nội Chiến Nam Bắc. Hình như con người khắp mọi nơi trên thế giới đã “quen” yêu chủ nghĩa nhất nguyên của mình rồi! Bỏ nó đi, thì cảm thấy mình mất đi bản sắc!

William James (1842-1910)

Thủa nhỏ James được gia đình cho sang học ở nhiều nước châu Âu. Muốn trở thành một họa sĩ, nhưng nhận thấy không thích hợp, James về Mỹ vào học Harvard, bạn với Pierce, và trở thành người giúp đỡ hào phóng sau này khi Pierce gặp khó khăn về sinh kế.  Tốt nghiệp y khoa, dạy cơ thể học và sinh lý học tại Harvard, rồi chuyển thành giáo sư tâm lý học và triết học cho đến những năm cuối đời.  Bộ sách 2 quyển The Principles of Psychology (xuất bản năm 1890) giúp ông nổi tiếng thời đó và nay trở thành kinh điển.  Trong những công trình xuất bản sau đó, gồm The Will to Believe and Other Essays in Popular Philosophy (1897), The Varieties of Religious Experience (1902), Pragmatism: A New Name for Some Old Ways of Thinking (1907), The Meaning of Truth: A Sequel to Pragmatism (1909), A Pluralistic Universe (1909) và Essays in Radical Empiricism (1912, sau khi ông mất), James tìm cách nâng các lãnh vực tinh thần, triết học, tôn giáo, xã hội thành những chủ nghĩa lý tưởng (idealisms). Theo nhiều nhà phê bình, lối viết của James không rõ ràng, bay bướm bằng lối viết của em ông, tức nhà văn thiên tài Henry James, và ông cũng không đi sâu và xa trong lý luận để đẩy mạnh quan điểm của mình; tuy nhiên họ đều đồng ý chính ông mới là người có công lớn phổ biến CNTD tại Hoa Kỳ thời đó. Sử dụng những từ ngữ quen thuộc dễ hiểu, như giá trị bằng tiền mặt (cash-value), “kết quả” (results), “lợi nhuận” (profits) và đi thẳng vào vấn đề, ông dễ thu hút nhiều nguồn độc giả.

Trong quyển The Principles, James cho rằng trải nghiệm — chứ không phải lý thuyết, tức những điều trừu tượng và triết học truyền thống — mới là chìa khóa giúp chúng ta hiểu biết một cách thực tiển về mình cũng như về thế giới.   Ông không đồng ý với chủ nghĩa nhị nguyên truyền thống về vật chất và tinh thần, nhưng đồng thời cũng không cho rằng tinh thần bị giảm xuống chỉ còn là vật chất. Theo ông, trí não phải được xem như là công cụ thực hiện các mục tiêu; siêu hình học hay thần học mới chứng tỏ sự hiện hữu của linh hồn. Ông phân biệt “tôi” (I, chủ từ) và “cái tôi” (Me, túc từ). “Tôi” thì lúc nào cũng ý thức (concious); còn “cái tôi” là cái được ý thức về.  Ông phân biệt cái tôi vật chất, cái tôi xã hội và cái tôi tinh thần; chúng là đối thủ, cạnh tranh nhau, và hầu hết chúng ta bị thúc đẩy như là một khán giả lý tưởng trong việc phán xét các tương tác của chúng.

 Trong quyển Pragmatism, James cho rằng những người theo chủ nghĩa thực nghiệm (empiricists) là những kẻ bi quan, không tôn giáo, ngờ vực và đa nguyên; còn những người theo chủ nghĩa duy lý (rationalists) là những người lý tưởng, lạc quan; và những người theo chủ nghĩa nhất nguyên (monists) là những kẻ giáo điều. Cả ba, theo ông, không làm thỏa mãn nhu cầu triết học đối với các sự kiện, khoa học và tôn giáo của một con người bình thường; mà chính CNTD mới có thể làm thỏa mãn các nhu cầu này bằng cách đưa ra một phương pháp hấp dẫn mọi khuynh hướng, không phủ nhận tôn giáo lẫn các sự kiện, và chấp nhận tính chủ quan như là một yếu tố quan trọng trong triết học. Khác với Peirce, người cho rằng CNTD chỉ liên quan tới ý nghĩa mà thôi, James chủ xướng rằng CNTN là một lý thuyết về cả ý nghĩa và chân lý (a theory of both meaning and truth).  Đối với James, ý nghĩa của những ý tưởng, những niềm tin và những lý thuyết được nhận thức ra bằng cách hỏi rằng chúng thay đổi gì trong đời sống chúng ta. Và chúng là chân lý nếu sống theo chúng sẽ đưa đến những mối quan hệ thỏa đáng với những phần khác của trải nghiệm của chúng ta (satisfactory relations with other parts of our experience).  Nói vắn tắt, giá trị cụ thể (cash-value, giá trị bằng tiền mặt) của chân lý là gì? Câu trả lời: Những ý tưởng đúng là những ý tưởng mà chúng ta có thể đồng hóa, chuẩn nhận, trưng ra bằng cớ và chứng thực (assimilate, validate, corroborate and verify); còn những ý tưởng sai là những ý tưởng thì chúng ta không thể làm như thế được. (Fifty Major Philosophers: A Reference Guide, do Diané Collinson viết, Routlege xb năm 1987, tr. 117-118).  Thực ra, phạm trù chân lý/ đúng thực này đã được James định nghĩa với 15 cách: (1) Những ý nghĩ giúp chúng ta tham dự vào mối quan hệ thỏa đáng với những phần khác của trải nghiệm. (2) Những ý nghĩa dung hòa những chân lý cũ và những trải nghiệm mới. (3) Một cái tên dùng chung cho tất cả mọi thứ giá trị sử dụng nhất định về trải nghiệm.  (A name for all sorts of definite working values in experience), (4) Bất kỳ một ý nghĩ nào có giá trị trong đời sống cụ thể, …. (14) Một phương tiện trong tiến trình suy nghĩ của chúng ta. (15) Một hiện thực đang tăng trưởng.  (Puritans and Pragmatists: Eight Eminent American Thinkers, TG Paul K. Conkin, NXB Indiana University Press, 1976, tr 328).  Những định nghĩa không giống nhau này có thể khiến người đọc bối rối.  Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu phần nào nguyên nhân: quyển Pragmatism là tác phẩm gom góp từ 8 bài nói chuyện tại Lowel Institute (Boston) vào tháng 11 và 12 năm 1906, và tại Columbia University (New York) vào tháng 1 và tháng 2 năm 1907.

James giúp người đọc nhận ra cái cụ thể, tính hữu dụng cũng như tính tiên đoán của CNTD.  Thật vậy, trong khi trường phái học giả thần học thời trung cổ (scholasticism) tra vấn: “Cái này thật ra là gì?” để rồi rơi vào vòng lý sự, lẩn quẩn đi tìm lại tiền đề (quiddities); hay chủ nghĩa Darwin mạnh dạn hỏi: “Nguồn gốc của cái này là chi đây?” để rồi phải tiếp tục tìm kiếm câu trả lời trong khối tinh vân hổn độn (nebulas), thì CNTN đi thẳng vào “đời thường” rất thực tế: “Cái này đem lại những hậu quả gì?” Câu hỏi này nghe ra rất trần tục, nghe không có gì triết học, nhưng khiến người ta suy nghĩ để hành động và nghĩ đến tương lai.

Ngày nay hầu hết nhân loại sống trong xã hội đa nguyên, khiến nhiều người trong chúng ta không thấy chủ nghĩa đa nguyên là điều mới lạ.  Nhưng không phải chủ nghĩa đa nguyên thời nào cũng thấy được và ở đâu cũng có được.  Vào thế kỷ 16-17, chủ nghĩa nhất nguyên đã đưa châu Âu văn minh đến những cuộc chiến tranh tôn giáo đẩm máu.  Sau những chém giết đó, chủ nghĩa tự do (liberalism—người viết không dịch là cấp tiến như nhiều cơ quan truyền thông tiếng Việt, vì liberalism có gốc Latin liber: tự do, như freedom) mới nảy sinh, và người ta mới thấy một sự dung hòa, dung hợp, độ lượng là cần thiết để có hòa bình lâu dài. James kêu gọi mọi người đón tiếp chủ nghĩa đa nguyên nồng nhiệt và tích cực. Theo James, nhiều người trong chúng ta quá thờ ơ hay quá dễ dàng không nhận ra được là nhiều người có cuộc sống không giống cuộc sống chúng ta.  Khi làm như thế, thì chúng ta không nhận ra được những khác biệt chính đáng.

John Dewey (1859 – 1952)

Sau khi tốt nghiệp University of Vermont (khoa học trong những năm đầu; triết, luật, sử trong năm cuối), Dewey theo chương trình Cao Học đầu tiên được mở năm 1881 tại John Hopkins University, nơi Charles Peirce đang giảng dạy– nhưng không học với Peirce.  Lúc đó, ông chịu ảnh hưởng của triết học Hegel. Từ 1884 đến 1894, Dewey dạy ở University of Michigan. Năm 1894 chuyển sang University of Chicago làm khoa trưởng phân khoa triết, tâm lý và giáo dục; hai năm sau mở Laboratory of Education, một nơi thực nghiệm về giáo dục cấp tiến rất nổi danh. Đến 1904 chuyển sang dạy ở Columbia University cho tới khi về hưu năm 1930. Dewey xuất bản hơn 30 quyển sách, đi thuyết trình nhiều nơi trên thế giới cho nhiều loại thính giả khác nhau.  Dewey viết về nhiều lãnh vực trong triết học: tri thức học, siêu hình học, luận lý học, triết lý về trí tuệ, triết lý về khoa học, triết lý về chính trị, thẩm mỹ học và triết lý về tôn giáo.

Chịu ảnh hưởng khá mạnh của thuyết tiến hóa do Charles Darwin chủ xướng, Dewey nghĩ rằng tư tưởng và trí tuệ là những công cụ được phát triển trong quá trình tiến hóa cho phép con người chỉnh đốn lại môi trường sống của mình. Theo Dewey, những niềm tin (Peirce gọi đó là những thói quen) đủ mạnh mẽ và ổn định để chúng ta tin cậy, nhưng chúng ta luôn phải mở rộng đầu óc sẵn sàng xét lại, đặc biệt là vì chúng phải tự thích nghi với những đổi thay của môi trường. Ông viết: “những ý niệm, những lý thuyết, những hệ thống tư tưởng, vv.  là những công cụ (tools). Giống như trong trường hợp tất cả các công cụ, giá trị của chúng không nhờ vào chính chúng, nhưng nhờ ở khả năng làm việc của chúng mà người ta nhìn thấy được qua các hiệu quả khi sử dụng chúng” (Dewey, The Middle Work: 12, 163). Ông cho rằng đối với chủ nghĩa thực dụng, mà sau đó ông đặt lại tên là chủ nghĩa công cụ (instrumentalism), tất cả các ý tưởng đều là công cụ.  Do đó, những ý tưởng thật sự là những ý tưởng đem lại hiệu quả tốt nhất nhằm đạt những mục tiêu của con người (real ideas are those work best for attaining human goals).

Ông viết: “Triết học tự hồi phục khi nó không còn là công cụ dùng để đối phó với những vấn đề của các triết gia, và trở thành một phương pháp (method, in đậm do người dịch), được trao dồi bởi các triết gia để đối phó với những vấn đề của nhân loại.”  Ông thúc bách triết học nên trở thành công cụ dùng để đối phó với những vấn đề đặc biệt của nhân loại, hơn là với những vấn đề xa vời của các triết gia.  Ông chủ trương dùng phương pháp khoa học để chỉnh đốn lại giáo dục, luân lý, chính trị và xã hội. Dewey cho rằng Peirce là một nhà lý luận (logician); còn James là nhà nhân bản (humanist).  Về phần mình, Dewey nhấn mạnh tính cách xã hội của tri thức (the social character of knowledge).  Nhưng Peirce lại thấy rằng khảo hướng theo tự nhiên học của Dewey đối với luận lý học là quá tâm lý.

Cũng như James, Dewey nghĩ rằng con người làm ra chân lý. Chân lý không phải là thứ được làm sẵn hay chế sẵn. Ông viết: “Người theo CNTD nói rằng vì mỗi tiền đề là một giả định về một tra vấn còn đang tiến hành (nói gọn, một đề xuất), nên chân lý của nó là một vấn đề nghề nghiệp, một vấn đề lịch sử: nghĩa là nó trở nên thực, hoặc được làm cho thực (hoặc sai).”  (The pragmatist says that since every proposition is a hypothesis referring to an inquiry still to be undertaken (a proposal for short) its truth is a matter of its career, of its history: that it becomes or is made true (or false).

Trong khi Peirce cho rằng chân lý ở tình trạng tĩnh, nghĩa là một niềm tin hoặc vượt qua hoặc không vượt qua nổi những khắc nghiệt của tra vấn, thì Dewey –cũng như James—cho rằng chân lý và tri thức không phải là những hiện tượng tĩnh, nghĩa là không ở trong trường hợp mà những niềm tin của chúng ta hoặc phản ảnh thực tế (và do đó là đúng) hoặc không phản ảnh thực tế (và do đó là sai).

Về phương diện dân chủ, nếu học giả Pháp Tocqueville nhiệt tình ca ngợi sinh hoạt dân chủ tại Hoa Kỳ và than phiền Hoa Kỳ thiếu một nền triết học nói chung cho mình, thì Dewey mới là người chết sống với dân chủ và triết lý hóa dân chủ.  Ngoài việc cổ vũ dân chủ trên lý thuyết, Dewey còn giúp thành lập hai hiệp hội: The American Civil Liberties và The National Assosiation for the Advancement of Colored People; và năm 1937, lúc đó đã 78 tuổi, Dewey còn dẫn đầu một ủy ban sang Mexico điều tra về cái chết của Leon Trotsky được cho là bị người của Joseph Stalin ám sát. Những hoạt động tích cực này đã khiến ông được tặng cho danh hiệu “triết gia của dân chủ” của Hoa Kỳ.

Triết lý dân chủ của Dewey được xem là gạch nối giữa chủ nghĩa cá nhân (individualism) của Locke –đã được các chính trị gia Mỹ đưa vào Hiến Pháp cùng những văn bản quan trọng chính trị khác—và chủ nghĩa thực nghiệm (empiricism).  Về phương diện tái thiết chính trị xã hội, ông đưa ra một quan điểm rất thực nghiệm.  Theo ông, chúng ta sẽ chưa thoát khỏi thời kỳ siêu hình học về triết lý chính trị, nếu chúng ta vẫn tiếp tục ném vào đầu nhau những khái niệm trừu tượng mà khi dứt cuộc chiến, thì đâu vẫn vào đấy, không đạt được điều gì dứt khoát cả. Trái lại, chúng ta cần phải đối phó với mỗi vấn đề chính trị xã hội bằng một giả thuyết đặc biệt, chứ không phải bằng một lý thuyết phổ quát; tất cả các lý thuyết đều rộng trãi, còn đời sống tiến bộ tốt đẹp phải trông cậy vào những thử nghiệm nhận ra cái đúng cái sai. (Goethe có cùng quan điểm về vấn đề này khi viết “Tất cả lý thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi.”)

Dewey viết: “Trong các khái niệm tiền-thực nghiệm, tôi chẳng thấy trường hợp nào mà kết quả cuối cùng lại là một cái gì đó giống như chiến thắng cho ý niệm này hay cho khái niệm kia. Tất cả chúng đều biến mất đi vì chúng càng trở nên không còn liên hệ gì đối với tình thế mới được khám phá; và với mối bất liên hệ được bắt gặp này, chúng trở thành vô nghĩa và không đáng được quan tâm.” (New Republic, Feb 3, 1917, trích lại từ The Story of Philosophy do Will Durant viết, Pocket Books xb năm 2006, tr. 689)

Về sự đánh giá con người, ông đưa ra tiêu chuẩn khá đặc biệt: “Người xấu là người bắt đầu xuống dốc, trở thành ít tốt hơn, dẫu trước đó, anh ta tốt thế nào đi nữa. Người tốt là người đang tiến tới tốt hơn, dẫu trước đó, anh ta chẳng đáng giá gì về tinh thần.” (Reconstruction in Philosophy, trích lại trong sách trên, tr. 685). Quan điểm này của ông rất nhân bản, không khác gì quan điểm trong Phật giáo và Thiên Chúa giáo, nhưng liệu có ai áp dụng vào lãnh vực chính trị, cũng như tại tòa án chăng? Ông còn thêm rằng, tốt không có nghĩa là chỉ biết vâng lời và không hãm hại ai; tốt mà không có khả năng, thì là què quặt khập khiễng.  Theo ông, tất cả những đức tính trên đời không cứu nỗi chúng ta nếu chúng ta thiếu thông minh. Chúng ta phải tin vào tư duỵ, chứ đừng tin vào trực giác, bởi lẽ trực giác làm sao giúp nỗi chúng ta điều chỉnh với ngoại cảnh càng ngày càng đổi thay quanh ta.

Trong lãnh vực giáo dục, có thể nói ảnh hưởng của Dewey rất lớn lao. Là người đi dạy học lâu năm ở nhiều miền khác nhau trên đất nước Hoa Kỳ rộng lớn, nên tư tưởng của ông rất phóng khoáng và thực tiển.  Có thể nói không một nhà giáo hay một trường học cấp tiến nào ở Mỹ mà không chịu ảnh hưởng của ông.  Sau Thế Chiến Thứ Nhất, ông được mời giảng dạy về dân chủ, triết lý và tổ chức giáo dục ở Trung Hoa (1919-21), Nhật (1919), Thổ Nhĩ Kỳ (1926), Mexico (1926), Liên Xô (1928).  Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là quyển Democracy and Education xuất bản năm 1913, được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Ông tin tưởng rằng giáo dục của con người cứ tiếp tục nhờ sự tham gia của từng cá nhân vào sự ý thức tranh đua trong xã hội.  Tiến trình này bắt đầu một cách vô thức từ khi sinh ra, và tiếp tục hình thành năng lực của cá nhân đó, thấm vào ý thức, hình thành thói quen, tôi luyện tư tưởng, và gợi lên trong anh ta những cảm nghĩ và xúc động… Ông cũng tin tưởng rằng giáo dục thực sự chỉ đến nhờ sự kích thích năng lực trẻ do những của tình huống xã hội trong đó đứa trẻ tìm thấy chính mình. Theo ông, tiến trình giáo dục có 2 lãnh vực: tâm lý và xã hội, không lãnh vực nào là phụ hay bị bỏ rơi mà không đưa đến tệ hại, cũng không phải là sự dung hòa cả hai. Dewey cho rằng giáo dực trẻ con phải bắt đầu từ hiểu biết tâm lý về khả năng, hứng thú và thói quen của đứa trẻ. Những thứ này phải tiếp tục được giảng giải theo hình huống phát triển mới của xã hội. Nói cách khác, cái học chỉ dừng lại khi người ta chết.

Với quan niệm giáo dục là một tiến trình sinh sống (a process of living) chứ không phải là một sự chuẩn bị cho cuộc sống trong tương lai, Dewey chủ trương học đường phải tượng trưng cho cuộc sống –một cuộc sống thực sự và sinh động cho đứa trẻ như thể cuộc sống mà nó có tại nhà, tại khu láng giềng hay tại sân chơi. Như một định chế, học đường nên giản lược hóa đời sống xã hội hiện hữu; nên thu nhỏ nó xuống còn là hình thức phôi thai, vì cuộc sống hiện hữu quá phức tạp đối với em. Ông cho rằng như cuộc sống giản lược hóa, học đường sẽ lớn dần thành cuộc sống gia đình, nó đảm trách và tiếp tục các hoạt động khiến em quen với đời sống gia đình. Nói khác đi, công việc của học đường là phát triển và làm sâu xa thêm cái ý thức của đứa trẻ về mái ấm gia đình. Ông cho rằng nền giáo dục hiện thời thất bại chỉ vì nó lãng quên cái nguyên tắc căn bản của học đường là một hình thức của đời sống cộng đồng.

Về những môn học dạy ở học đường, Dewey tin rằng cách duy nhất khiến cho đứa trẻ ý thức được cái di sản xã hội của nó là làm cho nó có khả năng thực hiện được những hoạt động căn bản tạo ra cái văn minh như ngày nay. Ông chủ trương đưa khoa học vào học đường, nhưng không cần những thông tin chi tiết rườm rà, mà là chỉ cho đứa trẻ thấy những yếu tố đã sẵn trong kinh nghiệm trước đây, và cung cấp cho đứa trẻ các công cụ nhờ đó mà kinh nghiệm có thể điều chỉnh lại dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Nếu giáo dục là cuộc đời, thì trọn cuộc đời, ngay từ lúc ban đầu, đã bao gồm các lãnh vực khoa học, nghệ thuật, văn hóa và thông đạt. Tiến bộ không nằm trong việc tiếp tục nghiên cứu, mà nằm trong việc phát triển những thái độ mới và những quan tâm mới đối với kinh nghiệm. Dewey tin rằng đặt ra bất kỳ cứu cánh nào bên ngoài gaío dục, như đưa ra mục tiêu và tiêu chuẩn, là tước đoạt đi nhiều cái ý nghĩa của quá trình giáo dục, và có khuynh hướng làm cho chúng ta trông cậy vào những kích thích tố sai lầm và từ ngoài để đối phó với đứa trẻ. (Dewey on Education: Selections, do Matin S. Dworkin xb năm 1959, tr.19 – 27)

Một Vài Áp Dụng 

Một số trích dẫn cũng như luận bàn trên đây cho thấy 3 triết gia tiền phong của CNTD Mỹ “triết lý” về hầu hết các phạm trù triết học: Ý Nghĩa, Chân Lý, Giá Trị, Tra Vấn, Tri Thức và Hành Động. Riêng biệt và ngắn gọn dưới đây, chúng ta thử đưa ra vài phân tích về phạm trù “Chân Lý” (một trong 3 lý tưởng Chân-Thiện-Mỹ mà các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam xem là 3 tiêu chuẩn cho một tác phẩm hay) để xem sự ứng dụng linh hoạt của nó vào cuộc sống thực tiễn của người Mỹ. Theo Lowell Kleimen & Stephen Lewis, trong quyển Philosophy: An Introduction through Literarture (NXB Paragon House, 1992, tr. 91-96), một điều gì đó được gọi là chân lý nếu nó hội đủ ít nhất cả 3 yếu tố sau đây: độc lập đối với niềm tin (independent of belief, tức không phải do chúng ta tin, muốn, cần); bất biến (immutable, tức không phai nhạt, thay đổi qua thời gian); và được công chúng nhìn nhận (public, tức đúng cho tất cả mọi người). Từ đó, theo lý thuyết tương hợp về chân lý (the correspondence theory of truth):  Một điều nào đó là chân lý nếu và chỉ nếu nó tương hợp với các sự kiện. (Something is true if and only if it corresponds to the facts).  Còn lý thuyết nhất quán về chân lý (the coherence theory of truth) lại định nghĩa: Một điều nào đó là chân lý nếu và chỉ nếu nó nhất quán (Something is true if and only if it coherents). Trong rất nhiều trường hợp, cả hai lý thuyết này đều không giúp chúng ta tìm ra được chân lý. Trong khi đó, lý thuyết thực dụng về chân lý (the pragmatic theory of truth) tỏ ra hữu hiệu hơn vì nó không đòi hỏi những điều kiện quá khắt khe.  Thực vậy, theo lý thuyết này,

            Một điều nào đó là chân lý nếu và chỉ nếu nó là một phần “diễn đạt cho giải thích tốt nhất.” (Something is true if and only if it is part of an “inference to the best explanation.”)

            Nhưng chân lý mà CNTD giúp khám phá có ích dụng gì cho cuộc sống? Theo James, ý nghĩ và khái niệm được đánh giá qua những hậu quả cụ thể mà chùng mang lại.  Nếu bạn nói một điều gì đó là chân lý, thì bạn hãy chuẩn bị chứng minh cái chân lý đó để mọi người có thể trải nghiệm qua các giác quan của mình.  Bằng không thì chỉ là “nói trăm voi không bằng một bát nước xáo”, tựa hồ như Hegel đã lý luận cực kỳ khúc chiết, nào tiền đề, phản đề, tổng đề mọi thứ trong lịch sử, nhưng theo Kierkergaard, Hegel đã không giúp ích gì cho cuộc sống hằng ngày!

            CNTD cho rằng niềm tin không thể tách rời hành động. Do đó, chân lý/cái đúng của niềm tin phải được đánh giá qua các hệ quả do những hành động đó mang lại.  Hành động nói ở đây có thể là những trải nghiệm (experiences; xin phân biệt với với experience, uncountable noun, tức kinh nghiệm).  hay những thực nghiệm/thí nghiệm (experiments).  Chúng ta nên nhớ rằng C.S. Pierce và William James vốn được đào tạo thành những khoa học gia trước khi trở thành triết gia.  Ngay cả John Dewey xem như được đào tạo chuyên ngành về triết học và bị ảnh hưởng Hegel khá nhiều; nhưng cũng đã có 3 năm đầu tiên học khoa hoc.  Sau này, ông tiêt lộ là chính quyển sách giáo khoa của T.H. Huxley với tựa đề Lessons in Elementary Physiology chỉ cho thấy mối liên hệ giữa con người và tạo hóa đã thôi thúc ông nghiên cứu suốt đời với kỳ vọng đưa ra một lý thuyết chứng minh rằng khoa học và những thử nghiệm có thể dùng để giải quyết các vấn đề văn hóa và xã hội.

            Hoa Kỳ là một quốc gia còn trẻ trung về phương diện lịch sử.  Những thành phần dân chúng đầu tiên đến từ nhiều quốc gia khác nhau của châu Âu, rồi sau này từ khắp nơi trên thế giới, mang theo những giá trị khác nhau, thậm chí xung đột lẫn nhau.  Ban đầu nó là một quốc gia nông nghiệp, những giá trị, ý chí, triết lý, tôn giáo, kiến thức vv. từ cựu lục địa đã giúp cho cá nhân tiến dần đến tình trạng “an cư lạc nghiệp”; cho quốc gia kiến tạo ra một thể cế chính trị thế quyền và dân chủ.  Nhưng khi đất đai mở rộng hơn, dân số đông đúc hơn, kinh tế càng kỹ nghệ hóa, xã hội trở nên đô thị hóa hơn, thì những xung đột quyền lợi trở nên mạnh mẽ và gay gắt hơn, những người khai sáng CNTD muốn giải quyết những xung đột đó để giúp cho mọi người được sống một đời sống phong phú hơn bằng cách không đưa ra những lời hướng dẫn về vật chất hay tinh thần, mà là những lời hướng dẫn dựa trên những tư duy rõ ràng về hệ quả của những hành động của mình.  Triết thuyết mới này tuy thỏa mãn “tinh thần dân tộc” và có vẻ thực tiển, nhưng không phải ai ai cũng vồ vập chụp lấy.  Những trắc nghiệm đầu tiên cho thấy nó cần được tiếp cận một cách cẩn thận.  Thật vậy, những “nguyên tắc”, hay những “định nghĩa” do những người sáng lập đưa ra ngay từ lúc ban đầu đã không được rõ ràng, thậm chí còn mâu thuẩn. Tuy nhiên, càng về sau này, nhất là trong lĩnh vực chính trị, khi mà ý thức hệ không thể là gỉải pháp, thì “tinh thần thực dụng” được đem ra giải thích, cân nhắc và dung hòa để cho thấy cái “tuyệt đối” là không thích hợp.

            Chúng ta thử lấy một thí dụ về ý thức hệ chính trị.  Người ta hay nói tại Hoa Kỳ, có sự xung đột gay gắt giữa “chủ nghĩa tự do” (liberalism—xin tạm dịch như thế này, vì liber gốc chữ Latin có nghĩa là liberty hay freedom; đa số truyền thông tiếng Việt dịch liberalism là chủ nghĩa cấp tiến) thường được gắn liền với đảng Dân Chủ, và “chủ nghĩa bảo thủ” (conservatism) thường được gắn liền với đảng Cộng Hòa.  Nói một cách rất tổng quát, cả hai đều tôn trọng tự do cá nhân (trong khi đó chủ nghĩa công sản thì không).   Nhưng khác nhau ở nhiều điểm mà hai điểm căn bản là (1) chủ nghĩa tự do hoàn toàn tin tưởng vào khả năng con người, rằng con người có thể đưa ra những giải pháp làm thay đổi tận gốc rễ cơ cấu xã hội; trong khi đó chủ nghĩa bảo thủ nghi ngờ rằng con người có thể phạm phải sai lầm, do đó chủ trưong rằng nếu cần thay đổi thì phải từ từ, hay tăng thêm từng giai đoạn –incrementalism).  (2) chủ nghĩa tự do chủ trương chính quyền cần mạnh dạn can thiệp vào đời sống để tạo để tạo công bằng xã hội; trong khi chủ nghĩa bảo thủ chủ trương chính quyền càng ít can thiệp càng tốt.  Chính chủ trương mới về vai trò của chính quyền này đã biến “chủ nghĩa tự do cổ điền” (classical liberalism) thành thành “tân chủ nghĩa tự do” (neo-liberalism).  Phong trào chủ nghĩa thực dụng ra đời trong hoàn cảnh “tân chủ nghĩa tự do” đang phát triển mạnh mẽ.

Kết hợp khuynh hướng mới này với những nguyên tắc và triết lý của CNTD, Charles W. Anderson đưa ra một khái niệm mới.  Đó là “chủ nghĩa tự do thực dụng” (pragmatic liberalism), mà theo ông, “Chủ nghĩa thực dụng cần chủ nghĩa tự do nếu nó muốn trở nên quan trọng trong lãnh vực tinh tần và chính tri.  Mặt khác, chủ nghĩa tự do sẽ trống rỗng khi không có phương pháp thực dụng.  Những nguyên tắc trừu tượng đòi hỏi một sự giải thích.  Những giá trị vĩ đại về tự do, công bằng, công lý, và hiệu năng xã hội có thể là bằng chứng hiển nhiên theo ý nghĩa nào dó, nhưng khi đem áp dụng vào các trường hợp khác nhau, chúng có ý nghĩa gì thì không rõ.  Thực vậy, không phải do đặt trên nền tảng nào hay theo trình tự triết lý gì, mà chính là sự áp dụng những nguyên tắc căn bản này phát sinh ra những tranh cải quan trọng về ngành chính trị học tự do (liberal politics).  (Pragmatic Liberalism, NXB The University of Chicago Press, 1990, tr.4-5).

Đối với mối quan hệ giữa bảo thủ và chủ nghĩa thực dụng, cững đã có một nghiên cứu của Seth Vannatta qua tác phẩm Conservatism and Pragmatism, NXB Palgrave, 2014).  Tác giả nghiên cứu lịch sử chủ nghĩa bảo thủ Anh quốc và chủ nghĩa thực dụng cổ điển Hoa Kỳ để minh họa những qui chuẩn phương pháp luận (methological norms) cho biết những tra vấn về các lãnh vực đạo đức, chính trị, luật và lịch sử.  Những nhà bảo thủ vốn có tính nghi ngờ khởi sự tra vấn không dùng những nguyên tắc tiên nghiệm (a priori principles) mà nhờ những yếu tố tiếp cận được như truyền thống, phong tục tập quán hay các trải nghiệm văn hóa, không khác chi chủ nghĩa thực dụng tra vấn qua các trải nghiệm của mình.  Nhờ vậy mà cả hai tránh được điều sai sót phổ cập của các nguyên tắc tiên nghiệm. Các nguyên tắc chính của chủ nghĩa bảo thủ Hoa Kỳ cũng không khác nhiều với các nguyên tắc của chủ nghĩa bảo thủ Anh quốc. Như vậy, liệu những nhà bảo thủ Hoa Kỳ có thể trông cậy vào phương pháp của chủ nghĩa thực dụng để tìm ra một giải pháp nào đó hay không. Chủ nghĩa thực dụng không cho phép chúng ta kết luận như vậy, vì hệ quả của một giải pháp cần phải được minh chứng qua những trải nghiệm trong những tình huống khác nha. Chúng ta hy vọng trong tương lai gần, tại Hoa Kỳ sẽ có những nghiên cứu mới về mối tương quan giữa hai chủ nghĩa bảo th và CNTD.

Nhưng cần lưu ý là khi chúng ta “liên kết” hai ý thức hệ chính trị trên với CNTD, thì có phải chăng chúng ta đã làm một điều khá nghịch lý: một bên là những niềm tin là phải theo đuổi bằng mọi giá với ý thức hệ, và bên kia những niềm tin là phải hành động để đạt đưọc kết quả mong muốn.  Theo nhận xét của Giáo Sư B. Guy Peters, thì hầu như trong lịch sử Hoa Kỳ những thập niên gần đây, hai chính đảng lớn — hay nói dung hơn là từ Ronald Reagan, sang Geroge H.W. Bush, đến Bìll Clinton, rồi George W. Bush có đều có khuynh hướng trung dung và không ý thức hệ (centrist and nonideologits).  Chỉ khi sang Barack Obama, thì sự dung hòa lâu dài đó mới bắt đầu chuyển dạng với sự thú nhận của vị tổng thống da mầu này rằng mình theo chủ nghĩa thực dụng. (American Public Policy: Promise and Performance, NXB: Sage CQ Press, 9th ed, 2013, tr 17-19)

  ***

Trên đây là một số tư tưởng của 3 triết gia tiền phong của chủ nghĩa thực dụng Mỹ.  Peirce được coi là người đặt viên đá đầu tiên qua bài nói chuyện có tựa đề “How to Make Our Ideas Clear? (1878), là người khởi xướng lý thuyết về chân lý.  James là người phát hiện ra Peirce, tạo nền móng và bắt đầu quãng bá CNTD qua tác phẩm Pragmatism (1907), cũng như những bài nói chuyện về phương pháp trải nghệm.  Nhưng chính Dewey mới là người làm cho CNTD nổi tiếng bằng cách hệ thống hóa, kêu gọi đa nguyên về viễn kiến nhân bản khi đưa nó vào thực tiển qua những tác phẩm của mình, đặc biệt qua quyển Democracy and Education (1913), cũng như qua công tác giảng dạy tại nhiều nơi, trong và ngoài nước Mỹ. Như một đứa trẻ tập đi, CNTD đã ban đầu đã dựa vào triết học của cựu lục địa, để rồi lần lần tự tách ra và phát triển.  Tính từ khi bài nói chuyện của Peirce ra đời, đến khi Dewey mất, CNTD đã trải qua 74 năm (1878 – 1952). Họ là những triết gia thuộc CNTD cổ điển (classical pragmatism).

Với nhau, họ cũng có những bất đồng và tranh luận tuy không gay gắt.  Với bên ngoài, họ bị công kích không ít, nhất là từ các học giả Ki Tô giáo.  Nhưng CNTD đã lần lần được một số học giả châu Âu, Bắc Mỹ, châu Mỹ Latin niềm nở tiếp nhận.  Chính tại Hoa Kỳ, CNTD cũng bị khựng lại, không phát triển nổi trong một thời gian mặc dù quan điểm về giáo dục của Dewey vẫn còn ảnh hưởng. Mãi đến thập kỷ 1980, CNTD mới hồi sinh nhờ các triết gia tân chủ nghĩa thực dụng, trong đó nổi tiếng nhất là Richard Rorty và Hilary Putman. Nếu có dịp, người viết này sẽ xin trình bày tiếp về tân chủ nghĩa thực dụng (neo-pragmatism) và một vài áp dụng của nó.

Lê Văn Bỉnh

(Virginia, 11/2017 & 11/2022)

Tài Liệu Đề Nghị Đọc Thêm Để Tìm Hiểu Sự Áp Dụng của Chủ Nghĩa Thực Dụng

1.      How American Politics Works: Philosophy, Pragmatism, Personality and Profits (TG Richard J. Gelm, NXB Cambridge

Scholars, 2010)

2.      Pragmatism in Law & Society (HĐ Michael Brint & William Weaver, NXB Westview Press, 1991)

3.      Pragmatism Applied: Williams James and the Challenges of Contemporay Life (HĐ Clifford S. Stagoll & Michael P. Levine, NXB Suny Press, 2019)

4.      Pragmatism as Humanism: The Philosophy of Willaims James (TG Patrick Kiaran Dooley, NXB Little, Adams & Co, 1974)

5.      Pragmatism versus Marxism: An Appraisal of John Dewey‘s Philosophy (TG George Novack, NXB Pathfinder Press, 1975)

6.      Environmental Pragmatism (HĐ Andrew Light and Eric Katz, NXB Routledge, 1996)

7.      Hope, Change, Pragmatism: Analyzing Obama‘s Grand Strategy (TG Jacob Shively, NXB Palgrave Macmillan, 2016)

 

Views: 125

Nghi vấn lịch sử về quan hệ giữa Chủ tịch Đảng Cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh và “Lưỡng quốc Tướng quân” Nguyễn Sơn – Thầy trò hay đối thủ chính trị?

Cao Tuấn

Tướng Nguyễn Sơn và Quyển Sách “Hoàng Hà Nhớ Hồng Hà Thương” của Trần Kiếm Qua

PHẦN 1: VỀ MỘT NGƯỜI CỘNG SẢN “KHÔNG GIỐNG AI”

Chủ tịch Đảng Cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh (1890-1969) và “Lưỡng Quốc Tướng Quân” Nguyễn Sơn (1908-1956) là hai nhân vật lịch sử quan trọng của một thời đại và họ có mối quan hệ đặc biệt với nhau. Tìm hiểu thực chất mối quan hệ này không nhằm mục đích phê phán mà là hàm ý muốn tiếp cận sự thực lịch sử, cái sự thực lịch sử rắc rối, phức tạp, không giống như những huyền thoại lưu truyền.

Hành trình đi tìm sự thực bắt đầu bằng sự phân tích, đãi lọc, lượng giá và tổng hợp những tài liệu bán chính thức và chính thức có nguồn gốc từ nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã được tìm thấy trên trên một số websites như sau:

www.tuongnguyenson.com

www.quansuvn.net

www.vnmilitaryhistory.net

Và nguồn tài liệu đáng kể nhất là cuốn sách Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương, mang khá nhiều thông tin mới mẻ rất có ý nghĩa.

Đây là quyển sách dịch, được Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội in và lưu hành rộng rãi từ năm 2001 từ nguyên bản chữ Hán Hoàng Hà luyến, Hồng Hà tình do Nhà Xuất bản Thế Giới Đương đại, Bắc Kinh, ấn hành năm 2000. Dịch giả là Thiếu tướng Nguyễn Đồng Thoại của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Tác giả là Trần Kiếm Qua, 86 tuổi, đảng viên trung kiên của Đảng Cộng sản Tầu, người vợ Trung Hoa, nay đã mất, của Lưỡng Quốc Tướng Quân. Tuy nhiên nội dung sách gồm cả những tài liệu “bí mật quốc gia” mới được giải mật lần đầu tiên cho thấy thực ra tác phẩm là một công trình tổng hợp của 3 tác giả chính: Trần Kiếm Qua kể lại cuộc đời vợ chồng 7 năm với Nguyễn Sơn, hai tác giả còn lại là Cơ quan Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Tầu và Cơ quan Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt.

Mục đích và đối tượng của cuốn sách này hiện rõ ngay trong lá thư trang trọng ngày 22 tháng 9 năm 2001,được nói là của Trần Kiếm Qua, kèm cả thủ bút và chân dung. Bản dịch của lá thư được in ngay ở phần đầu sách Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương có nội dung chính như sau:

“Thư gửi Nhà Xuất bản Văn học và bạn đọc Việt Nam:

… Hoàng Hà là dòng sông mẹ của Trung Quốc. Hồng Hà là dòng sông mẹ của Việt Nam. Cuốn sách nói về một câu chuyện có thực, ghi lại những thực tế về cuộc chiến đấu kề vai sát cánh giữa hai quân đội, hai Đảng, hai nước Trung Quốc và Việt Nam, phản ảnh thực tế nhất về tình hữu nghị truyền thống của nhân dân hai nước Trung-Việt. Gia đình chúng tôi chính là tượng trưng cho tình hữu nghị đó. Hoàng Hà và Hồng Hà sẽ mãi mãi chẩy xuôi, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Trung-Việt cũng sẽ mãi bền vững với thời gian…

Kính thư!

Phu nhân tướng Nguyễn Sơn

Trần Kiếm Qua”

Có tên như một truyện tình lãng mạn nhưng thực ra cuốn sách lại có bản chất và mục đích chính trị. Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương như thế phải được hiểu là một cố gắng bài bản của cả 2 Đảng Cộng sản Việt và Tầu, nhằm lật ngược tinh thần bài Hoa, chống Tầu trong xã hội Việt từ Nam ra Bắc, hậu quả của những hành động bá quyền lấn hiếp lân bang đang diễn ra trên biển Đông của nhà cầm quyền Trung Cộng và quan trọng hơn nữa, hậu quả của hơn một thập niên Trung-Việt thù nghịch vừa mới “chính thức chấm dứt” trong hội nghị Thành Đô tháng 9/1990.

Độ tận kiếp ba huynh đệ tại

Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu

(Qua cơn sóng gió anh em còn đó

Gặp nhau cười một tiếng quên hết oán thù)

Các lãnh tụ Đảng Cộng sản Việt như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng, theo hồi ký của Thủ tướng Trung Cộng Lý Bằng kể lại, đã rất vui mừng được Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tầu – Giang Trạch Dân đọc tặng 2 câu thơ trên sau khi đặt bút ký biên bản gọi là “hoà giải”.

Các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam rất có lý do để vui mừng.

Trước Hội nghị Thành Đô chừng một năm, họ đã kinh hãi trông thấy trận bão “diễn biến hoà bình” có thể sắp ập tới Việt Nam chính là trận bão 1989-1990 đang càn quét và làm tan tành các chế độ Cộng sản ở Ba Lan, Hungaria, Tiệp, Đông Đức, Albania, Bulgaria, Romania, Nam Tư …với cao điểm là vợ chồng bạo chúa Ceaucescu bị xử tử trong khi đó thì lãnh tụ Xô Viết Gorbachev không những khoanh tay đứng nhìn mà còn cắt các khoản viện trợ thiết yếu dành cho các nước Cộng sản đàn em, kể cả Việt Nam.

Họ cũng nhìn thấy chế độ Cộng sản Trung Hoa sẽ sụp đổ về vụ Thiên An Môn nếu Đặng Tiểu Bình không nghiến răng ra lệnh tàn sát dù máu có chảy thành sông. Trong bối cảnh nguy nan, bất trắc và tâm trạng lo lắng ấy, họ đã nhận chân rằng Đảng Cộng sản Tầu là chỗ dựa duy nhất, chỗ nương tựa duy nhất của Đảng Cộng sản Việt.

Hội nghị Thành Đô được mô tả là hội nghị của “hoà giải” Việt-Trung, thực chất là đàn em tìm đến đàn anh xin tha thứ “lỗi lầm” cũ và xin được bao bọc, che chở – trước khi chính thức ký cái biên bản bị chính trong nội bộ, được coi là bắt đầu một thời kỳ “Bắc thuộc” mới.

Nhưng làm sao chiến tranh với bao nhiêu tàn phá, chết chóc, làm sao thù nghịch ròng rã cả một thập niên (1980’s), bao nhiêu tuyên truyền, giáo dục vo tròn bóp méo trong nhân dân hai nước, thậm chí ra cả bạch thư, ghi trong Hiến pháp Việt Nam, chỉ đích danh “kẻ thù truyền kiếp” mà nay có thể chỉ “cười một tiếng quên hết oán thù”?!

Rất thất sách và phản tác dụng nếu Bộ Chính trị của Đảng CSVN ra lệnh hay ra nghị quyết “vì quyền lợi sinh tồn tối thượng của… Đảng, kể từ ngày hôm nay trở đi cụm từ “kẻ thù truyền kiếp của dân tộc ta” phải được thay bằng “tình hữu nghị truyền thống của nhân dân hai nước Trung – Việt” và bất cứ ai nói hay làm ngược lại sẽ bị trừng phạt đích đáng”.

Đảng Cộng sản Việt và cả Đảng Cộng sản Tầu đã không “vô chính trị” như thế.

Gieo Độc cần “nghệ thuật tuyên giáo” thì Giải Độc còn cần “nghệ thuật tuyên giáo” nhiều hơn nữa! Phải có kế hoạch khôn khéo, phải mở những chiến dịch “tâm công”, tích cực nhưng từ tốn như “mưa dầm thấm đất” và rất tự nhiên như chuyện giải trí, văn chương, học hỏi nghiên cứu bình thường, có nghĩa… như là Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương!

Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương nói riêng và các “chiến dịch” tưởng niệm – nhằm, nói chung, “làm sống lại” nhân vật Nguyễn Sơn liên tục từ nhiều năm nay, mặt khác, vô hình trung lại là cơ hội “đốt lò hương cũ” để biết Nguyễn Sơn đến thế nào, đi thế nào, đã viết gì, nói gì, làm gì, đã sống thế nào, chết thế nào… trong những năm tháng sôi động ấy… Một khi đã hiểu Lưỡng Quốc Tướng Quân thực sự là ai thì sẽ hiểu được thực chất mối quan hệ giữa hai nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh và Nguyễn Sơn cũng như ý nghĩa và hậu quả của mối quan hệ ấy đối với chính lịch sử của nước Việt Nam.

BỐI CẢNH MỘT CUỘC HỒI HƯƠNG

Đầu tháng 8/1945 Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử trên thành phố Hiroshima và Nagasaki cùng lúc với đội quân Quan Đông hơn một triệu người của Nhật Bản ở Mãn Châu bị gần 100 sư đoàn cơ giới của Liên Xô đánh tan một cách bất ngờ trong vòng 2 tuần lễ.

Ngày 15/08/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh.

Ngày 19/08/1945, Việt Minh tổ chức biểu tình cướp chính quyền tại Hà Nội trước sự bất lực và mất tinh thần của chính quyền thân Nhật Trần Trọng Kim. Quốc vương Bảo Đại thoái vị, chấm dứt triều đại nhà Nguyễn.

Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhưng không được cường quốc nào công nhận. Riêng Tổng thống Mỹ Harry Truman hoàn toàn làm ngơ trước những công hàm liên tiếp và khẩn thiết của Hồ Chí Minh yêu cầu Mỹ công nhận nền độc lập của Việt Nam và công nhận chính quyền Việt Minh. Lý do chính là Truman đã biết cá nhân Hồ Chí Minh và chính quyền do ông Hồ đứng đầu là Cộng sản, có liên lạc mật thiết với Đảng Cộng sản Nga và Đảng Cộng sản Tầu. Mặt khác, có thể Mỹ cũng không muốn gặp khó khăn rắc rối với đồng minh Pháp và Trung Hoa Dân quốc một cách không cần thiết.

Vào lúc Nhật đầu hàng đồng minh, Mao đã có trong tay 1 triệu quân, 100 triệu dân, kiểm soát một lãnh thổ rộng lớn ở vùng Hoa Bắc, lại có Liên Xô, cường quốc đang tập trung đạo lục quân mạnh nhất thế giới ngay sau lưng tại Mãn Châu. Nếu Mỹ không có bom nguyên tử, Mao và Stalin có thể phối hợp đánh bại Tưởng Giới Thạch trong vòng 6 tháng mà Mỹ không kịp trở tay. Trong trường hợp này, chính quyền Hồ Chí Minh không cần nài nỉ Mỹ công nhận, chỉ cần chạy vào rừng cố gắng cầm cự cho qua 6 tháng ấy là thoát nạn. Nhưng thực tế Mỹ đang độc quyền vũ khí nguyên tử, không quân, hải quân mạnh nhất thế giới, căn cứ khắp nơi, kinh tế không bị tàn phá lại đang hết sức phát triển… Được Mỹ công nhận là chính quyền hợp hiến, hợp pháp của nước Việt Nam độc lập có hiệu quả hoá giải ngay mối đe doạ từ Trung Hoa Dân quốc và từ đế quốc Pháp đối với Hồ Chí Minh và đảng CSVN. Tuy nhiên việc này đã không xẩy ra.

Hoàng Văn Hoan trong hồi ký “Giọt nước trong Biển cả”, tả tình cảnh chính quyền Hồ Chí Minh cuối năm 1945 là “ngàn cân treo sợi tóc”. Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập thì 3 tuần sau Pháp đã đổ bộ mấy chục ngàn quân tinh nhuệ, tái lập chế độ bảo hộ ở Lào, Miên và miền Nam VN một cách dễ dàng. Chính quyền Việt Minh địa phương chống cự yếu ớt. Thêm 2 tuần nữa thì 200 ngàn quân Tầu Quốc Dân Đảng tràn vào Miền Bắc, vừa giải giới quân Nhật, vừa hăm he “diệt Cộng, cầm Hồ” mưu đồ lập một chính quyền phiên thuộc, ít nhất ở Bắc Việt Nam.

Cả nước mới chỉ có 5 ngàn tay súng, không có kinh nghiệm chiến trận, trấn áp đám quốc gia “phản động” như Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt, Duy Dân… thì tạm đủ nhưng đánh nhau với Pháp hay với Tầu Quốc Dân Đảng là “trứng chọi đá”. Ông Hồ Chí Minh dĩ nhiên phải cân nhắc, toan tính đủ đường. Không dám chống cự quân Tầu Tưởng. Làm “Tuần lễ Vàng” để quyên vàng hối lộ Tiêu Văn, Lư Hán, rất nhún nhường trước các “thượng quan“; Giả vờ giải tán Đảng Cộng sản; Tổ chức bầu cử Quốc hội; Sao chép Hiến pháp Mỹ để làm Hiến pháp Việt Nam; Lập chính phủ Liên hiệp… Bí mật cầu cứu Mao, nhưng Mao đang đứng bên bờ cuộc nội chiến sắp bùng nổ toàn diện ở Tầu, lực lượng chỉ tập trung ở vùng Hoa Bắc lại phải đối phó với hơn 3 triệu quân của Tưởng đang hình thành một thế bao vây. Trong hoàn cảnh ấy, Mao chỉ có thể phái người tin cẩn đến đến Việt Nam, giúp Đảng Cộng sản Việt triển khai thế trận “chiến tranh nhân dân kiểu Mao” để đối phó với đế quốc Pháp và có thể cả Tầu Quốc Dân Đảng.

Ông Hồ và Đảng Cộng sản Việt có lẽ đủ thực tế để biết không thể tự mình thắng Pháp mà chỉ mong kéo dài cuộc chiến cho đến ngày Mao thắng Tưởng. Mối lo trước mắt là làm sao sống sót, làm sao thoát khỏi tình trạng nguy ngập “một cổ 2 tròng”, “tứ bề thọ địch”!?

Đúng lúc ấy, tháng 11/1945 Nguyễn Sơn xuất hiện tại Hà Nội – mang dáng dấp của một cứu tinh.

ĐÚNG NGƯỜI, ĐÚNG VIỆC

Ở bên Tầu tên ông là Hồng Thuỷ, khi bí mật trở về Việt Nam hoạt động để che giấu bớt thân thế, nhất là đối với tình báo Trung Hoa Dân Quốc, tình báo Pháp và tình báo Mỹ, ông đổi tên là Nguyễn Sơn.

Nguyễn Sơn, tên thật là Vũ Nguyên Bác, sinh năm 1908 tại Hà Nội, gia đình tư sản, nguyên học viên trường sư phạm tức là được giáo dục theo lối Pháp, kém ông Hồ Chí Minh 18 tuổi nên thuộc thế hệ cùng trang lứa với các nhân vật Cộng sản Việt nổi tiếng làm việc bên cạnh ông Hồ trong thời kỳ đầu như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt, Chu Văn Tấn, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trần Tử Bình, Lê Thiết Hùng, Trần Đăng Ninh, Phùng Chí Kiên, Hoàng Sâm, Nguyễn Chí Thanh… Chẳng hạn Nguyễn Sơn cùng tuổi với Lê Thiết Hùng nhưng kém Hoàng Văn Hoan 3 tuổi, kém Phạm Văn Đồng 2 tuổi, kém Trường Chinh và Lê Duẩn một tuổi, hơn Chu Văn Tấn 1 tuổi, hơn Trần Tử Bình 2 tuổi, hơn Võ Nguyên Giáp và Lê Đức Thọ 3 tuổi.

Tuy nhiên Nguyễn Sơn độc đáo, khác biệt hẳn những người này:

  1. Kể từ 1925 đến 1945, Nguyễn Sơn đi làm Cách mạng Cộng sản nhưng là Cách mạng Cộng sản Tầu chứ không phải là Cách mạng Cộng sản Việt, chỉ hoạt động với Đảng Cộng sản Tầu, không hoạt động với Đảng Cộng sản Việt.
  2. Nguyễn Sơn về Việt Nam, sau 20 năm hoàn toàn vắng bóng, với tư cách là một đảng viên Đảng Cộng sản Tầu, do Mao Trạch Đông đích thân chọn để giúp Đảng Cộng sản Việt đối phó với tình trạng dầu sôi, lửa bỏng lúc bấy giờ. Trước khi lên đường nhận nhiệm vụ, Hồng Thuỷ / Nguyễn Sơn đã được Mao tiếp kiến dặn dò trước sự hiện diện của cả Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh tại thủ phủ Diên An (sách Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương, trang 225 ). Sau 5 năm làm nhiệm vụ ở Việt Nam, trở lại Trung Cộng năm 1950 Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn được bố trí cư trú ngay ở Trung Nam Hải – là một thứ “Tử Cấm Thành” của Đảng Cộng sản Tầu tại thủ đô Bắc Kinh…

Mao Trạch Đông biệt phái Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn giúp Đảng CSVN đánh Pháp trong thời gian 1945-1950, không khác gì biệt phái Vi Quốc Thanh, La Quy Ba làm công tác tương tự trong thời gian 1950-1954, hay biệt phái Trần Canh đến Việt Nam làm một công tác đặc biệt có tầm quan trọng chiến lược là thiết kế và hướng dẫn một lực lượng Việt Minh – vừa được Trung Cộng bí mật huấn luyện và trang bị trên đất Tầu – mở chiến dịch Biên giới tháng 9/ 1950 nối liền thành một giải “đại hậu phương Trung Quốc” với “khu Giải Phóng” ở Miền Bắc Việt Nam sau khi đã tiêu diệt quân Pháp ở Đông Khê và Thất Khê. Dĩ nhiên Mao căn cứ vào mỗi tình thế cụ thể để chọn người thích hợp theo nguyên tắc “đúng người, đúng việc”.

  1. Theo lời của Trung Tướng Trần Độ trong bài hồi ký “tướng Nguyễn Sơn và tôi” thì ông Hồ Chí Minh trong buổi đầu đã giới thiệu Nguyễn Sơn với các đồng chí Trung ương Đảng Cộng sản Việt – là một người “thân kinh bách chiến” và hiển nhiên vào thời điểm lịch sử đó chính ông Hồ không thấy có cộng sự viên nào khác có thể bì kịp với người vừa mới trở về. Không ai có bề dầy kinh nghiệm về các hoạt động chính trị và quân sự như Nguyễn Sơn. Người có ít nhiều kinh nghiệm về hoạt động chính trị như Tổng Bí thư Trường Chinh thì lại không có kinh nghiệm về quân sự, người có ít nhiều kinh nghiệm quân sự như Bộ trưởng Quốc phòng Chu Văn Tấn lại không có kinh nghiệm về hoạt động chính trị. Nguyễn Sơn, vào thời điểm lịch sử 1945-1950, là con người Cộng sản Việt Nam “văn võ song toàn”.

Một người Việt Nam khác dưới trướng của ông Hồ cũng được coi là “văn võ song toàn” nhưng là về sau này chứ không phải trong giai đoạn 5 năm đầu khó khăn ấy và người đó là Võ Nguyên Giáp. Ông Giáp có bằng cấp đại học, có kiến thức kinh điển nhưng đối chiếu với Nguyễn Sơn thì kinh nghiệm chính trị của ông chỉ giới hạn trong giới học thức và hơn 1 năm trong nhà tù Thực dân Pháp. Thành tích quân sự của Võ Nguyên Giáp còn mỏng manh hơn nữa – ông Giáp chuẩn bị nhưng chưa kịp đi thụ huấn quân chính ở Diên An thì đã được gọi về để chỉ huy đội quân du kích võ trang tuyên truyền năm 1944. Kinh nghiệm chiến đấu gọi là chống Pháp, chống Nhật vào thời điểm lịch sử đặc biệt ấy của ông Giáp thực ra chỉ gồm trên dưới một năm “đánh võ” trong cái “khoảng trống” ngẫu nhiên được tạo ra trong buổi giao thời (1944-1945) do các thế lực đối nghịch triệt hạ lẫn nhau, trung hoà lẫn nhau trên đất nước Việt Nam – Nhật lật đổ Pháp nhưng chưa kịp làm chủ hẳn Đông Dương thì đã phải buông súng đầu hàng Đồng Minh…

Võ Nguyên Giáp chỉ kém Nguyễn Sơn 3 tuổi nhưng kinh nghiệm làm cách mạng Cộng sản, nhất là kinh nghiệm thực tiễn về các khía cạnh của “chiến tranh nhân dân” thì kém hơn Nguyễn Sơn gần 20 năm!

  1. Ông Hồ Chí Minh lúc về sau có thể thấy lời ca ngợi “thân kinh bách chiến” dành cho Nguyễn Sơn có hậu quả bất lợi nhưng “thân kinh bách chiến” đúng ra vẫn chỉ phản ảnh một phần cuộc đời tranh đấu của Nguyễn Sơn trên đất Trung Hoa.

Nguyễn Sơn đến Trung Hoa năm 1925 lúc 17 tuổi, tốt nghiệp khoá 4 trường quân sự nổi tiếng Hoàng Phố năm 1926 và là một trong 15 tướng lãnh của Trung Cộng xuất thân từ ngôi trường này như Lâm Bưu, Từ Hướng Tiền, Trần Canh, Lưu Chí Đan… Trường Hoàng Phố là biểu tượng 2 Đảng Quốc-Cộng Trung Hoa hợp tác lần đầu theo chủ trương “Liên Nga, dung Cộng” của lãnh tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng Tôn Dật Tiên. Hoàng Phố là nơi Tưởng Giới Thạch làm Hiệu Trưởng / Tư lệnh, Liêu Trung Khải làm Chính uỷ, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ làm giảng viên, Chu Ân Lai làm Giám đốc học vụ, Mikhail Borodin phái viên cao cấp của Stalin làm cố vấn.

Năm 1927 bùng nổ tranh chấp Quốc-Cộng ở Trung Hoa, Nguyễn Sơn gia nhập Đảng Cộng sản Tầu và tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu dưới sự chỉ huy trực tiếp của Diệp Kiếm Anh. Đảng Cộng sản Tầu, ở thế yếu hơn, bị chính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch đặt ra ngoài vòng pháp luật và bị đàn áp khốc liệt, phải bỏ thành thị chạy về các vùng rừng núi, nông thôn, phát động chiến tranh nhân dân theo sách lược của Mao, kết hợp du kích chiến với vận động chiến, rồi tuyên bố thành lập Cộng Hoà Xô Viết Trung Hoa năm 1931, tạo tình trạng một quốc gia trong một quốc gia.

Thời kỳ 1929-1931, Nguyễn Sơn nằm gai, nếm mật, chiến đấu trong hàng ngũ Hồng Quân Công Nông ở vùng Xô Viết Trung ương thuộc tỉnh Giang Tây và Phúc Kiến, lần lượt trải qua các chức vụ Chính trị viên đại đội, Chính uỷ trung đoàn, Chủ nhiệm chính trị sư đoàn, góp phần đẩy lui nhiều cuộc tấn công vây quét quan trọng của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc.

1932: Nguyễn Sơn làm giảng viên chính trị Trường Quân chính Trung ương cùng lúc với La Quy Ba. Hoàn toàn hoà nhập vào môi trường Trung Hoa về mọi khía cạnh kể cả văn hoá, ngôn ngữ như ứng khẩu diễn thuyết trước các đám đông, làm báo, viết văn, làm thơ, sinh hoạt, chiến đấu… không khác gì một cán bộ Cộng sản bản lĩnh người Tầu chính hiệu. Năm 1933 Nguyễn Sơn sáng lập đoàn kinh kịch đầu tiên của Đảng Cộng Sản Tầu, phục vụ cổ vũ chiến đấu, tự mình viết kịch, làm đạo diễn và diễn xuất.

Nhiệt tình, trung thành, tận tuỵ, xông xáo, nóng tính nhưng phóng khoáng, vui nhộn, trình độ trí thức ngang bằng hay còn cao hơn các cán bộ lãnh đạo Cộng sản Tầu khác, lại thông minh, hiếu học, ham đọc sách, có tư duy chiến lược, thích nghi dễ dàng với mọi hoàn cảnh cộng với các tài năng thiên phú đã khiến Hồng Thuỷ sớm lọt vào mắt xanh và trở nên gần gũi, thân thiết với các lãnh tụ cao cấp nhất như Mao Trạch Đông, Chu Đức, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Nhiếp Vĩnh Trăn, Trần Nghị, Lưu Bá Thừa, Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài, Nhậm Bật Thời, Lý Phú Xuân, Thái Xương… Những người này thường gọi Nguyễn Sơn là “Tiểu Hồng” một cách thân mật, tự nhiên. Không một người Cộng Sản Việt Nam nào khác lại có quan hệ “người nhà” đối với Đảng Cộng sản Tầu như trường hợp của Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn.

Tháng 1/1934 Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn được bầu làm Uỷ viên Trung ương của Hội nghị Đại biểu Toàn Quốc lần thứ hai của Cộng Hoà Xô Viết Trung Hoa, với tư cách là đại biểu của “dân tộc thiểu số” (dân tộc Việt!). Cùng với Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn còn có thêm một người thứ hai gốc Triều Tiên cũng được chọn và cũng với tư cách là đại biểu của dân tộc thiểu số (dân tộc Triều Tiên!). Đây là một tiết lộ quan trọng của Đảng Cộng sản Tầu – được tìm thấy ở trang số 113-114 sách Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương, rất cần lưu ý.

Cuối năm 1934 Hồng Thuỷ/ Nguyễn Sơn tham gia cuộc Trường chinh hay Vạn Lý trường chinh nổi tiếng của Đảng Cộng sản Tầu, trực tiếp dưới quyền Chu Đức – lãnh tụ số 1 của Hồng Quân lúc ấy đang điều khiển một trong 2 cánh quân chính. Trước đó, Hồng Thuỷ chiến đấu trong đoàn cán bộ trung ương do Trần Canh chỉ huy và cũng phải luôn luôn xung trận như các đơn vị khác (Trần Canh sau này là danh tướng từng đánh nhau với đại quân của Nhật trong cuộc chiến Trung-Nhật, từng thống lãnh mấy chục vạn quân trong nội chiến Quốc-Cộng trước khi bí mật sang Việt Nam điều khiển chiến dịch khai thông biên giới, rồi làm Phó Tổng tư lệnh quân đội Cộng sản Tầu đánh nhau với Mỹ tại chiến trường Triều Tiên, cuối cùng là Bộ Trưởng Quốc phòng của Trung Cộng).

Trường chinh là cái tên văn vẻ của cuộc hành quân triệt thoái khỏi căn cứ chính ở Giang Tây vì không chịu nổi áp lực “vây và diệt” của chính quyền Trung Hoa Dân quốc. Cuộc Trường chinh kéo dài hơn một năm trời (1934-1935), theo lộ trình hơn 12 ngàn cây số quanh co rất khó định trước, lúc rẽ về Tây, lúc phải đi vòng quanh như kiến bò trong miệng chén, lúc Bắc tiến, lúc tấn công các đồn bốt, thành trì để lấy đường đi, lúc chạy trốn, lúc bị phục kích, đánh chặn, bị săn đuổi từ trên trời, dưới đất, lúc ngày nghỉ, đêm di hành, vượt bao sông lớn, sông nhỏ, rừng rậm, núi tuyết, đầm lầy, thảo nguyên, các địa hình hiểm trở… xuyên qua 11 tỉnh của nước Tầu mênh mông như Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên, Cam Túc, Ninh Hạ… Khởi đầu, quân số khoảng 100 ngàn, khi đến được căn cứ Diên An của Lưu Chí Đan trong vùng cao nguyên hoàng thổ phía Bắc của tỉnh Thiểm Tây, gần với lãnh thổ Nội Mông thì chỉ còn khoảng 5 ngàn. Đại đa số đã chết trận, chết bệnh, chết đói, chết khát, mất tích, đào ngũ … Những người sống sót sau những gian khổ tận cùng đã trở nên thành phần kiên định nhất, bản lĩnh nhất, cố kết với nhau nhất trong Đảng Cộng sản Tầu và nhờ thế họ chiếm được toàn cõi nước Tầu 15 năm sau.

Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn là một trong những chiến sĩ làm nên “kỳ tích” thiên “anh hùng ca” này của Đảng Cộng sản Tầu, tức là thuộc “một giai cấp quý tộc đỏ” trong nước Trung Hoa mới – giai cấp của những người Trường chinh (The Long Marchers)!

(Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt – tên thật Đặng Xuân Khu nhưng được biết đến nhiều hơn bằng tên hiệu Trường Chinh, cái tên biểu lộ sự khâm phục, ngưỡng mộ cuộc Trường chinh “made in China” này – chắc phải có một cảm giác rất đặc biệt, khi lần đầu giáp mặt người Việt Nam duy nhất, bằng xương bằng thịt, đã tham dự, chiến đấu và sống sót sau cuộc Trường chinh thay đổi lịch sử. Rất tiếc không ai được biết cái cảm giác đặc biệt ấy của “đồng chí Trường Chinh” thực sự thế nào bởi vì giống như hầu hết các cộng sự viên thân cận nói trên của ông Hồ, Trường Chinh cũng tránh né việc công khai đề cập đến nhân vật Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn trong suốt cuộc đời. Người ta tất nhiên không khỏi thắc mắc tại sao Trường Chinh lại phải “kín tiếng” như thế?)

Năm 1936 Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn là một trong 40 học viên khoa đầu tiên của Trường Đại học Hồng Quân Công Nông Trung Quốc vừa chính thức khai giảng. Các học viên là cán bộ cấp trung đoàn và sư đoàn, Mao Trạch Đông đích thân làm Chính uỷ kiêm thầy giáo, Lâm Bưu làm Hiệu trưởng kiêm học viên. Mao dậy về “các vấn đề chiến lược của chiến tranh cách mạng Trung Quốc”, Hồng Thuỷ và các học viên khác tiếp thu, nghiên cứu, thảo luận, phát biểu sôi nổi, cùng trao đổi các bài học kinh nghiệm đấu tranh chính trị, quân sự trong 10 năm qua. Hoạt động ngoại khoá còn có diễn kịch (Hồng Thuỷ dĩ nhiên có lúc là kịch sĩ) và chơi thể thao. Vợ chồng Chu Đức, Tổng Tư lệnh Hồng quân, sếp cũ của Hồng Thuỷ cũng thường đến trường chơi bóng rổ cùng đội Hồng Thuỷ và các học viên khác, rất là “huynh đệ chi binh”. (Hồng Thuỷ thân với Chu Đức đến độ thời gian làm việc và cư trú ở Bắc Kinh từ mùa hè 1954 trở đi, buổi tối ăn cơm xong Hồng Thuỷ thường đi bách bộ rẽ vào nhà Chu Đức hàn huyên chuyện cũ vì hai gia đình ở chung trong một khu phố (trang 358, sách Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương)).

Tháng 1/1937 Hồng Thuỷ tốt nghiệp Đại học Hồng Quân và về làm việc ở Tổng bộ Chính trị Hồng Quân Công Nông, giữ chức Chủ nhiệm Hội đồng động viên khu 4 thuộc Quân khu Tấn Sát Ký gồm 3 tỉnh Sơn Tây, Sát Cáp Nhĩ, Hà Bắc (mỗi tỉnh ở bên Tầu thường lớn suýt soát với cả nước Việt Nam). Hồng Thuỷ cũng làm chủ nhiệm nhật báo Tấn Sát Ký, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng uỷ biên khu. Lúc này hai Đảng Cộng sản và Quốc Dân Đảng Trung Hoa, sau sự biến Tây An (Tưởng Giới Thạch bị tướng thuộc hạ bắt cóc, được trả tự do nhưng bị ép phải ngưng nội chiến để “đoàn kết kháng Nhật”). Mao cũng đành phải chấp nhận trên nguyên tắc sự lãnh đạo của Tưởng, bãi bỏ cái gọi là “Cộng Hoà Xô Viết Trung Hoa”, đổi tên Hồng Quân Công Nông thành Bát Lộ Quân và đoàn quân Cộng sản này đã phát triển cực kỳ nhanh chóng trong những năm “đoàn kết kháng Nhật”. Dưới cờ của Bát Lộ Quân, Hồng Thuỷ viết chính luận trên báo, viết văn, thơ, kịch thơ, trường thi… tích cực tuyên truyền “Kháng Nhật… cứu quốc”… gây được ảnh hưởng lớn, nâng cao tinh thần quân dân trong suốt 8 năm chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945). Cũng trong thời gian này Hồng Thuỷ đảm nhiệm cả việc giảng dạy tại Đại học Kháng Nhật (là tên mới của Đại học Hồng Quân Công Nông Trung Quốc đã nói ở trên) trong quân khu Tấn Sát Ký để bồi dưỡng nhân tài chỉ huy cho Bát Lộ Quân. Không phải là giảng dạy bình thường mà là vừa giảng dạy, vừa di chuyển, vừa chạy giặc, vừa đánh giặc, rất vất vả, căng thẳng.

Năm 1938, ở tuổi 30, tại vùng căn cứ Kháng Nhật Tấn Sát Ký, Hồng Thuỷ kết hôn với Trần Kiếm Qua 24 tuổi (sinh năm 1914), một đảng viên tích cực của Đảng Cộng sản Tầu, Chủ tịch Hội Phụ nữ của huyện Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây (sau làm Viện trưởng một Viện Giáo dục Mẫu giáo và chức vụ sau cùng trước khi nghỉ hưu là Phó Giám đốc Sở Giáo dục Bắc Kinh). Một cuộc hôn nhân trong thời loạn, trai tài gái sắc, chung lý tưởng Cộng sản – “yêu nhau là cùng nhìn về một hướng”, nhiệm vụ vẫn là trên hết. Tình thâm nghĩa trọng nhưng tương đối ngắn ngủi – 2 mặt con, 7 năm vợ chồng (1938-1945). Hồng Thuỷ về Việt Nam công tác, lấy người khác. Người vợ, người đồng chí trong đảng Cộng sản Tầu không tái hôn, dù cảm thấy rất cay đắng vì bị phụ tình.

  1. Trung Tướng Trần Độ, sinh năm 1923, kém Nguyễn Sơn 15 tuổi, kể lại những ngày đầu tiếp xúc với Nguyễn Sơn (nguyên văn): “…Tôi thấy ngay rằng ông là bậc đàn anh, một đàn anh có tham dự cuộc Trường chinh bên Trung Quốc. Còn ông thì xem xét cái này cái kia, không nói gì, song qua thái độ biểu hiện xem chừng ông có ý xem thường”.

Một lần khác, cuối năm 1947, lúc Nguyễn Sơn đang làm Tư lệnh Khu 4 (tức Liên khu 4), Trần Độ, nguyên Chính uỷ mặt trận Hà Nội, làm Trưởng đoàn hướng dẫn một số cán bộ văn nghê sĩ có tên tuổi như Nguyễn Xuân Khoát, Mai Văn Hiến, Nguyễn Công Hoan…đến làm công tác văn hoá, kể tiếp (nguyên văn): “…Khi tôi tới trình giấy tờ, ông Sơn thấy danh sách có mấy tên nhà văn liền hẹn mời đích danh các ông, còn cán bộ chính trị ông không nhắc tới. Tôi liền dẫn mấy ông nhà văn vào phòng khách, là gian đầu của cái nhà tranh vách đất, có bộ ghế mây cũng tươm tất, tôi kéo ghế ngồi lại, ông Sơn chào khách:

– Hôm nay thấy có các anh văn nghệ sĩ, tôi mời mấy anh lại nói chuyện văn nghệ chơi.

Thấy tôi cũng ngồi lại, ông chỉ vào mặt bảo:

– Mày ngồi đây làm gì? Mày biết chó gì văn nghệ.

Ông bổ báng như vậy, nhưng tôi cũng hiểu là lời nói thân tình theo phong cách của ông.

Tôi đáp:

– Tôi muốn ngồi nghe các anh nói chuyện để học tập.

Ông ấy liền bảo:

– Ừ, thì cứ ngồi đấy….”

Phong cách rất đặc biệt nhưng đồng thời cho thấy Nguyễn Sơn là một người rất tự tin, rất kẻ cả!

  1. Tháng 2/1946 chính quyền Tưởng phải tập trung lực lượng đối phó với với Mao nên ký hiệp định với Pháp thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Đông Dương đổi lại việc Pháp trả lại các tô giới ở Thượng Hải, Hán Khẩu, Quảng Châu và nhường lại đường sắt ở Vân Nam. Ngày 6/03/1946 Hồ Chí Minh ký thoả thuận với Pháp đồng ý cho Pháp đưa quân vào Miền Bắc Việt Nam thay thế quân Tưởng để… giải giới quân Nhật. Thực ra, chính quyền Việt Minh ở thế yếu, không ký cũng không cản được Pháp đổ bộ. Ông Hồ tạm mừng thoát nạn Tầu Tưởng và loại trừ được các đảng phái quốc gia “phản động”, chỉ còn phải đối phó với một địch thủ là Thực dân Pháp. Dù vậy, lực lượng quân sự của Pháp vẫn mạnh hơn Việt Minh mấy chục lần. Việc ký kết chỉ có nghĩa Đảng Cộng sản Việt mua thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh mà họ biết sớm muộn sẽ bùng nổ lớn hơn và lan tràn khắp miền Bắc.

Trước đó, chưa kịp ngồi nóng chỗ ở Hà Nội, tháng 12/1945, Nguyễn Sơn, không phải Võ Nguyên Giáp, được tức tốc điều động ra ngay tuyến đầu chống đại quân của Pháp đang đánh phá dữ dội để “bình định” phần lãnh thổ phía Nam vĩ tuyến 16 – với tư cách Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam. Với chức vụ này, Nguyễn Sơn nghiễm nhiên là nhân vật số 1 của của một nửa nước Việt Nam cho đến tháng 12/1946. Ngược lại chính Nguyễn Sơn, với một quân số ít ỏi, vũ khí thiếu thốn, ngân khố trống rỗng phải đối phó với gần như toàn bộ binh lực của Pháp, vào cuối năm 1946 đã lên tới con số 90,000.

Sắc lệnh 183 bổ túc thành phần Uỷ ban Kháng chiến Miền Nam do Chủ tịch Chính phủ nước VNDCCH ký ngày 24/09/1946 có nội dung như sau:

“Chiếu đề nghị của Chủ tịch Quân sự Uỷ viên Hội và Bộ trưởng Quốc phòng, cử:

Ô. Nguyễn Sơn: Chủ Tịch Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam

Nguyễn Văn Tây: Phó Chủ tịch

Phạm Văn Bạch: Uỷ viên

Cao Hồng Lĩnh: –

Lê Duẩn: –

Nguyễn Chánh: –

Huỳnh Văn Tiểng: –

Chủ Tịch Chính Phủ Việt Nam

(ký tên: Huỳnh Thúc Kháng)”

Sắc lệnh – do ông Huỳnh Thúc Kháng ký theo đề nghị của Võ Nguyên Giáp (Chủ tịch quân sự uỷ viên hội) và chắc là theo chỉ thị của ông Hồ Chí Minh đang bận thương thuyết một giải pháp hoãn xung với Chính phủ Pháp ở Paris – cho thấy ngay cả Lê Duẩn cũng là thuộc cấp của Nguyễn Sơn vào những năm tháng ấy.

Cuối năm 1946 ông Hồ còn ký một sắc lệnh khác cử Nguyễn Sơn làm Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng (lúc đó không có ai là Tổng Tham mưu trưởng hay là không có chức Tổng Tham mưu trưởng).

Trong khi làm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Miền Nam Việt Nam, Nguyễn Sơn còn làm Tư lệnh kiêm Chính uỷ khu 5 và 6 thuộc miền Nam Trung Bộ gồm nhiều tỉnh Cao Nguyên như Công Tum, Đắc Lắc, Gia Lai và các tỉnh duyên hải như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận… đang bị quân Pháp tấn công ác liệt. Từ giữa 1947 đến cuối 1949 Nguyễn Sơn làm Tư lệnh kiêm Chính uỷ khu 4 là vùng đất chiến lược hiểm yếu nhất nhì của Việt Nam gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên.

Tất cả đều là những trách nhiệm trọng yếu, nặng nề nơi đầu sóng, ngọn gió.

  1. Ở tất cả mọi nơi, Nguyễn Sơn đều nắm toàn quyền, thực thi sáng kiến của chính mình, hành xử một cách rất độc lập, ảnh hưởng đến các chính sách của Trung ương Đảng Cộng sản Việt chứ không phải ngược lại. Trong 5 năm đầu tiên trong lịch sử kháng chiến chống Pháp (1945-1950) sự đóng góp nói chung của Nguyễn Sơn rất lớn, rất quan trọng – lớn hơn, quan trọng hơn là đã được Đảng Cộng sản Việt công nhận và ghi nhận. Vậy, Nguyễn Sơn đã thực sự đóng góp cho cho cuộc kháng chiến chống Pháp như thế nào?

Khi rời Diên An để về Việt Nam, hành lý quan trọng nhất được nhắc đến của Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn là các tác phẩm thuộc loại cẩm nang chiến lược của Mao Trạch Đông mà Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn đã cặm cụi dịch ra tiếng Việt từ mấy tháng trước, chẳng hạn như “Bàn về cách đánh lâu dài”, “Cách mạng Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc”… (trang 224, Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương). Chỉ riêng điểm này cũng có thể hình dung và cảm nhận được cái vai trò, sứ mạng mà “hoàng đế kiêm giáo chủ” Mao Trạch Đông giao cho “tướng quân kiêm đệ tử” Hồng Thuỷ thi hành ở vùng đất phương Nam hết sức thiết yếu đối với Trung Quốc: Rút tỉa những bài học từ Cách mạng CS Tầu để áp dụng uyển chuyển, thích nghi vào Cách mạng CS Việt, Hồng Thuỷ sẽ là lý thuyết gia, chiến lược gia, kiến trúc sư chính thi triển phép mầu “chiến tranh nhân dân kiểu Mao” chống lại các thế lực thù địch.

“Vạn sự khởi đầu nan”, Nguyễn Sơn đáng gọi là nhà lý luận quân sự cách mạng Cộng sản đầu tiên của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Ông Phạm Xanh, thuộc Trường Khoa học Xã hội Việt Nam, tin rằng chỉ trong 5 năm ngắn ngủi công tác ở Việt Nam Nguyễn Sơn viết rất nhiều, báo và sách, nhưng ông mới chỉ tìm thấy 3 cuốn sách (không kể các sách dịch) là các cuốn “Chiến thuật”, “Dân Quân, một lực lượng chiến lược”, “Chủ nghĩa Lenin” trình bày các nguyên tắc căn bản một cách sáng sủa, thực tiễn, lôi cuốn. (Ông không cho biết tại sao những tác phẩm của tác giả Nguyễn Sơn đã không được bảo quản đúng mức để bị thất lạc.)

Áp dụng lý thuyết vào thực tế trên căn bản tri hành hợp nhất và 20 năm kinh nghiệm học tập, chiến đấu trong nội chiến Quốc-Cộng Trung Hoa, trong chiến tranh Trung-Nhật – lấy yếu đánh mạnh, trường kỳ kháng chiến, toàn dân đánh giặc… Nguyễn Sơn làm được rất nhiều việc trong nửa đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam:

– Mở trường Thiếu sinh quân đầu tiên.

– Mở trường Văn hoá Kháng chiến đầu tiên.

– Mở trường Lục quân tại Quảng Ngãi để gấp rút đào tạo cán bộ quân chính chỉ huy, tự mình làm Hiệu trưởng kiêm giảng viên.

– Làm Hiệu trưởng kiêm giảng viên Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn là trường đại học quân sự ở miền Bắc Việt Nam.

– Thành lập các lực lượng dân quân song song với việc tạo dựng các lực lượng du kích, lực lượng chính quy cấp tiểu đoàn, trung đoàn.

– Sử dụng văn hoá, văn nghệ làm vũ khí tranh đấu, đãi ngộ các văn nghệ sĩ, một cách rất đặc biệt thân tình, cho họ nhiều tự do sáng tác và thường xuyên giao lưu với họ. Nguyễn Sơn từng làm chủ hôn cho Phạm Duy lấy Thái Hằng ở Thanh Hoá trong chiến khu 4 và những bài hát Kháng chiến nổi tiếng của Phạm Duy như “ bà mẹ Gio Linh” đã được sáng tác trong “lãnh địa” của Nguyễn Sơn. Các văn nghệ sĩ, trí thức đổ về khu 4 nhiều vô số kể. Trong “hồi ký Phạm Duy tập 2”, nhạc sĩ Phạm Duy viết: “Tướng Sơn ra đi là tôi thành một người bị bỏ quên ở chợ Neo. Vị Tư Lệnh hiện nay là Hoàng Minh Thảo và Uỷ viên Chính trị Trần Văn Quang không phải là người biết dùng văn nghệ sĩ…”

– Thân dân, gần dân, hoà mình với dân, chan hoà với binh sĩ, cán bộ, tác phong rất dân dã (không tiền hô, hậu ủng, quần áo xuề xoà, ra vào nơi chợ búa, đi uống cà phê, đánh cờ tướng, chơi đá banh, vào nhà nông dân lăn ra ngủ, mặc quần đùi tập chạy với bộ đội, cong mình đạp xe đạp xông xáo khắp nơi, đăng đàn diễn thuyết tự biên, tự diễn, hùng biện, lôi cuốn).

– Thường xuyên tổ chức tập trận và tổ chức đánh trận thật theo các nguyên tắc của du kích chiến (địch tiến thì ta lùi, địch đóng quân thì ta quấy nhiễu, địch rút lui thì ta truy kích; nghiên cứu cẩn thận, chuẩn bị kỹ, tập trung lực lượng áp đảo, đánh bất ngờ vào chỗ yếu nhất của địch v.v… )

– Tổ chức các Đại hội tập tức là những khoá rèn Cán, chỉnh Quân, hội thảo quân chính, thi điền kinh, thi bắn, đánh trận giả… dẫn đến các phong trào thi đua như chiến sĩ lập công, nông dân thi đua sản xuất, văn nghệ sĩ thi đua sáng tác…

– “Đổi không gian lấy thời gian” tức là chấp nhận mất đất lúc đầu để bảo toàn và phát triển lực lượng. Lui quân mà không loạn, vẫn tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Chỉ giữ những nơi quan trọng, hiểm yếu, thiết lập các căn cứ địa, các vùng giải phóng, các mạng lưới an ninh, tình báo nhân dân, tổ chức các hoạt động kinh tế, sản xuất, phân phối tự túc, tự cường.

– Vùng đất lịch sử “địa linh nhân kiệt”, nơi có đồng bằng sông Mã, sông Cả, dân đông, núi rừng hiểm trở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh thuộc quân khu 4, “vương quốc” của Tư Lệnh kiêm Chính uỷ Nguyễn Sơn đã được củng cố thành một căn cứ địa quan trọng của Kháng chiến chống Pháp, song song với căn cứ Việt Bắc – còn an toàn và bất khả xâm phạm hơn cả Việt Bắc, có khả năng chi viện mọi mặt cho các chiến trường khác, làm kiểu mẫu cho cả nước noi theo, góp phần vô hiệu hoá chiến lược đánh mạnh, thắng nhanh/ tốc chiến, tốc thắng của quân viễn chinh Pháp…

Ông Võ Nguyên Giáp trong bài phát biểu muộn màng về “lưỡng quốc tướng quân” vào tháng 6 năm 2000 đã nói rất đúng: “… Năm 1949 có một tài liệu của Pháp công bố, Pháp đã buộc phải thừa nhận: dùng lực lượng quân sự không thể thắng nổi Việt Minh” nhưng ông Giáp, không biết vô tình hay cố ý đã quên rằng “ba quân dễ kiếm, một tướng khó tìm” nên đã không xác nhận sự đóng góp quan trọng bậc nhất vào thành quả kháng chiến chống Pháp này của Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn. Ngoài ra, cũng có thể ông Giáp đã cố ý quên rằng mặc dù gốc gác người Việt, Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn là một đảng viên cốt cán của đảng Cộng sản Tầu trở về Việt Nam công tác theo mệnh lệnh và sứ mạng giao phó của Mao Trạch Đông, chớ không phải của ai khác. Và nếu đúng cái sứ mạng giao phó là “cầm chân” đế quốc Pháp tại Việt Nam càng lâu càng tốt đợi ngày Mao thắng Tưởng, chiếm xong Hoa Lục, khai thông biên giới Trung-Việt (9/1950) thì cái sứ mạng ấy đã được Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn căn bản chu toàn.

PHẦN 2: THẦY – TRÒ HAY ĐỐI THỦ?

Với những tài liệu được giải mật cho thấy Nguyễn Sơn đã được ông Hồ Chí Minh rất trọng dụng trong những năm đầu.

Lẽ tất nhiên là phải như thế.

Đảng Cộng sản Việt trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, “ngàn cân treo sợi tóc” rất cần tài năng và kinh nghiệm của Nguyễn Sơn. Nguyễn Sơn đúng là người của tình thế. Nguyễn Sơn lại là tướng tin cẩn của Mao, đặc phái viên của Mao ở Việt Nam đúng lúc Mao, chỉ sau Stalin, là đại lãnh tụ mà người Cộng sản Việt kính nể, sùng bái và tin tưởng nhất. Ngoài ra, kể từ khi Stalin giải tán tổ chức Đệ Tam Quốc Tế năm 1943 để tỏ thiện chí với Anh, Mỹ, hy vọng hai nước đồng minh tư bản này đáp ứng yêu cầu sớm mở thêm mặt trận ở Tây Âu đỡ đòn cho Liên Xô lúc ấy đang kẹt trong cuộc chiến sinh tử với Hitler thì Stalin đã giao hẳn cho Đảng Cộng sản Tầu trách nhiệm trông coi giúp đỡ Đảng Cộng sản Việt – theo đúng ý của Mao.

Nói một cách khác đi, trong phong trào Cộng sản Quốc Tế tại Á Châu, Hồ Chí Minh là thuộc cấp của Mao, nhận chi viện từ Mao, chấp nhận sự lãnh đạo của Mao. Stalin đã hoàn toàn phủi tay. Hồ Chí Minh, muốn hay không muốn, không có lựa chọn nào khác.

TỪ HIỆN TƯỢNG…

Tuy thế, qua thời gian, sự mâu thuẫn dẫn tới bất hoà giữa ông Hồ và Nguyễn Sơn đã không tránh được và bộc lộ dần trong khi tình hình kháng chiến chống Pháp tiến triển khả quan. Và có thể chính vì tình hình kháng chiến khả quan mà lại dẫn tới mâu thuẫn bất hoà. Nghịch lý nhưng thật ra dễ hiểu.

  1. Tháng 1/1948 để tăng uy thế cho Chính phủ Kháng chiến chống Pháp mà ông lãnh đạo, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phong quân hàm cho 11 cấp chỉ huy cao cấp nhất của quân đội Việt Minh. Võ Nguyên Giáp được phong Đại tướng. Nguyễn Bình được phong Trung tướng. 9 người được phong Thiếu tướng là: Hoàng Văn Thái, Hoàng Sâm, Chu Văn Tấn, Trần Tử Bình, Văn Tiến Dũng, Lê Hiến Mai, Lê Thiết Hùng, Trần Đại Nghĩa và Nguyễn Sơn. Quả thực việc phong quân hàm đã làm tăng uy thế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, của Trung tướng Nguyễn Bình, của tất cả các tướng được phong ngoại trừ Nguyễn Sơn.

Thực tế là giảm uy thế của Nguyễn Sơn.

Đối với một người sâu sắc, mưu lược như ông Hồ, sắp xếp phong tướng như vậy khó có thể là một việc làm không có chủ ý.

Ông Trần Độ kể về phản ứng bất bình của Nguyễn Sơn (nguyên văn):“Mọi người đến mừng thì ông đã vặc lại: “chúc mừng cái đ. gì! Tao “thừa tướng” chứ “thiếu” sao!?”. Rồi Tư lệnh kiêm Chính uỷ Khu 4 Nguyễn Sơn gửi “công văn hoả tốc” cho Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh ở Việt Bắc thông báo từ chối không nhận quân hàm Thiếu tướng. Thay vì cách chức và ra lệnh xử bắn Nguyễn Sơn vì tội “khi quân”, “phạm thượng”, “bất tuân thượng lệnh”, ông Hồ cân nhắc lợi hại, ông biết Nguyễn Sơn đến từ đâu, Nguyễn Sơn là người của ai, thế lực của Nguyễn Sơn ở Chiến khu 4 mạnh yếu thế nào, ông chấp nhận tạm thời một bước lùi. Ông viết bài thơ 12 chữ Hán trên một tấm danh thiếp, đúng ra là thu ngắn một bài cổ thi đời Tuỳ – Đường, tặng Nguyễn Sơn, nghe như lời khuyên bảo ngọt ngào của người anh thân thiết:

Tặng Sơn đệ

Đảm dục đại

Tâm dục tế

Trí dục viên

Hành dục phương

(Bản dịch là:

Tặng chú Sơn

Dũng cảm phải lớn

Tấm lòng phải tế nhị

Suy nghĩ phải trọn vẹn

Hành động phải chín chắn

(Sách Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương – trang 310)

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, nguyên Bộ trưởng Y tế, Thứ trưởng Phủ Chủ tịch, đặc phái viên Chính phủ và đại diện cá nhân ông Hồ Chí Minh đã phải lặn lội từ Việt Bắc vào đến Thanh Hoá trao tấm danh thiếp lịch sử nói trên cho Nguyễn Sơn và chuyển lời phủ dụ của ông Hồ. Không ai biết rõ nội dung lời phủ dụ có gồm hứa hẹn nào không nhưng sau đó, ngày 9/10/1948, lễ thụ phong quân hàm Thiếu tướng của Nguyễn Sơn được tổ chức trọng thể tại Chiến khu 4 có mặt Phạm Ngọc Thạch và một số nhân vật quan trọng từ Trung ương đến dự như Lê Đức Thọ, Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Khánh Toàn… Cuộc “khủng hoảng quân hàm” kéo dài hơn nửa năm trời tạm kết thúc nhưng “bát nước đã đổ xuống đất…” và có thể đã đổ xuống đất từ trước đó rồi!

Khoảng hơn một năm sau, Nguyễn Sơn mất chức Tư lệnh kiêm Chính uỷ Chiến khu 4 và được giữ lại ở Việt Bắc để chỉ làm công tác quân huấn, tức là làm tướng… không quân.

  1. Cuối năm 1949 nội chiến Quốc-Cộng ở Tầu kết thúc. Đảng Cộng sản Tầu toàn thắng, chiếm toàn cõi Hoa Lục. Ở thời điểm này, Mao Trạch Đông nghiễm nhiên là Chủ tịch quyền uy tột bực của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa 600 triệu dân, 5 triệu quân, một Tần Thuỷ Hoàng mới ngự ở đế đô Bắc Kinh. Hồ Chí Minh vẫn còn là một lãnh tụ của vài chục ngàn du kích, chưa thực sự an toàn trong hang Pác Bó dù chỉ cách biên giới Việt-Trung có 3 cây số.

Tháng 1/1950 Hồ Chí Minh bí mật sang Tầu xin Mao Trạch Đông tích cực giúp đánh Pháp. Mao chấp thuận ngay một sự viện trợ ào ạt và gửi 2 đoàn cố vấn chính trị và quân sự đến Việt Nam bắt tay vào việc.

Trong một buổi làm việc với La Quý Ba, Trưởng đoàn cố vấn chính trị, ông Hồ bầy tỏ ý kiến muốn xin gửi Nguyễn Sơn trở lại Trung Quốc với lý do để… tăng cường liên lạc giữa 2 đảng, 2 nước, 2 quân đội. La Quý Ba làm báo cáo về Trung ương Đảng Cộng sản Tầu và yêu cầu của ông Hồ được chấp nhận. Tháng 9/1950 Nguyễn Sơn/Hồng Thuỷ trở lại Trung Quốc và được La Quý Ba tự thân đi tiễn tới tận biên giới.

Cũng trong bài viết “Tướng Nguyễn Sơn và tôi”, ông Trần Độ (quân hàm Đại tá từ 1948) kể (nguyên văn): “Cũng dịp này tôi được phái sang Trung Quốc chuẩn bị đưa quân sang huấn luyện. Ông Sơn được tổ chức ghép vào cùng đi với chúng tôi. Đến biên giới thì có xe GMC đón chúng tôi đi Nam Ninh. Cả đoàn phấn khởi vui sướng lắm. Yên vị trên xe, ông Nguyễn Sơn bảo:

– Thế là tao cùng đi với chúng mày”

Tôi đáp:

– Được đi cùng anh vui lắm.

Dọc đường tôi có hỏi:

– Tại sao anh đòi trở lại Trung Quốc như vậy?

– Trung Quốc mới là Tổ quốc của tao.

– Thế về Trung Quốc anh định làm gì?

– Tao có ý định lập một đoàn kinh kịch (!), tao sẽ làm trưởng đoàn dẫn quân đi diễn khắp các nước trên thế giới.

Tôi hỏi:

– Thế liệu anh có về Việt Nam diễn không?

– Đi các nước thì đi, chứ không thèm về Việt Nam.”

Ông Trần Độ là người đứng đắn và không có lý do để nói lời bịa đặt.

  1. Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn đến thủ đô Bắc Kinh của Trung Cộng trùng phùng với các chiến hữu cũ trong Đảng Cộng sản Tầu và được trọng dụng ngay mặc dù lúc này nội chiến Quốc-Cộng đã chấm dứt nên công tác thời hậu chiến trong quân đội cũng khác thời chiến tranh. Các chức vụ và trách nhiệm đều thuộc loại khá cao cấp ở nước Tầu, tương xứng với khả năng và kinh nghiệm: làm việc ở Bộ Liên lạc Trung ương (Ban Liên lạc Đối ngoại), thụ huấn và công tác tại Học viện Quân sự, Phó Cục trưởng Cục Điều lệnh thuộc Quân uỷ Trung ương, Chủ nhiệm kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Huấn luyện Chiến đấucủa Tổng cục Huấn luyện thuộc Bộ Tổng Tham mưu…

Tháng 5/1954 ở Việt Nam, quân viễn chinh Pháp, được Mỹ tận tình giúp, thảm bại trong tay quân đội Việt Minh được Trung Cộng tích cực yểm trợ, tại trận quyết chiến Điện Biên Phủ chấn động thế giới.

Tháng 7/1954 Hiệp định Genève chia Việt Nam thành 2 nước: Việt Nam Cộng hoà với lãnh tụ Ngô Đình Diệm và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với lãnh tụ Hồ Chí Minh. Theo ngôn ngữ của người Cộng sản Việt thì “Miền Bắc nước ta đã được hoàn toàn giải phóng”.

Tháng 9/1955 ở bên Tầu, Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn được Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai trao quân hàm Thiếu tướng cấp sư đoàn và 3 Huân chương Hạng Nhất trong một buổi lễ rất long trọng trao quân hàm cho 10 Nguyên soái và mấy trăm Tướng lĩnh của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Danh hiệu “Lưỡng Quốc Tướng Quân” của Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn bắt đầu từ đây.

Sách Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương, trang 362-363 cho biết thêm rằng chính quyền Trung Cộng lúc đầu đã định phong Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn là Trung tướng trong quân đội Cộng sản Tầu nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển đạt yêu cầu Trung Quốc chỉ nên phong Thiếu tướng cho Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn với lý do khá lạ lùng là “quân hàm nên tương đồng với quân hàm của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã trao và cấp bậc nên giữ như biên chế tương đương mà xét thì tốt hơn”.

Nguyễn Sơn được phong Thiếu tướng từ năm 1948, gần 8 năm sau ông Hồ vẫn muốn “Sơn đệ” tiếp tục là Thiếu tướng! Ông không an tâm thấy một người Việt Nam quá rạng rỡ và được sủng ái trong Đảng Cộng sản Tầu chăng?

Mao Trạch Đông can thiệp “nửa vời” vào phút chót với cấp hữu quan: “Như vậy là không thích hợp. Đồng chí Hồng Thuỷ tham gia quân đội từ thời Hoàng Phố, có thể sửa lại cấp quân đoàn được không?!”. Mao Chủ Tịch hẳn đã đọc đầy đủ các giãi bầy, báo cáo chi tiết của Hồ Chí Minh, của Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn và của La Quý Ba. Và lời nói của Mao là một mệnh lệnh.

Kết quả Hồng Thuỷ vẫn là Thiếu tướng nhưng Thiếu tướng cấp quân doàn, không phải Thiếu tướng cấp sư đoàn.

  1. Cũng trang 363 sách Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thươngnhà cầm quyền Trung Cộng, vì nhu cầu tuyên giáo “hậu Thành Đô” đã “giải mật” bản nhận xét để phong quân hàm cho Hồng Thuỷ có đoạn như sau:

“Sau khi Đại Cách mạng thất bại, nhập Đảng trong thời kỳ khủng bố trắng, đối với Đảng, với nhân dân trung thành, trong sáng, ý chí cách mạng kiên định. Trong những hoàn cảnh tàn khốc nhất, khó khăn nhất như bạo động Quảng Châu, Trường Chinh trước sau vẫn tích cực, hăng hái chiến đấu…Trong chiến tranh kháng Nhật ở Tấn Đông Bắc đã có khả năng độc lập tổ chức quần chúng, thành lập Đảng, chính quyền và lực lượng vũ trang. Ở Việt Nam đã lãnh đạo đúng đắn cuộc chiến tranh chống Pháp ở các chiến khu 5, 6 và 4, củng cố các căn cứ địa của các chiến khu, khiến cho nó có thể đứng vững suốt hơn 7 năm đấu tranh, cuối cùng dành thắng lợi… Đối với sự phân công công tác của Đảng, quyết định của Đảng, nhiệm vụ mà Đảng trao cho đều phục tùng và chấp hành, chưa bao giờ có hành động, biểu hiện chống quyết định của Đảng, không phục tùng tổ chức…”

Bản nhận xét chính thức này của đảng Cộng sản Tầu, hai năm rõ mười, đã cho biết nhân vật Nguyễn Sơn thực sự là ai!

  1. Vì hút thuốc lá quá độ, đầu năm 1956 Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn phát hiện bị ung thư phổi. Được chữa trị tận tình nhưng không kết quả, biết không còn sống được bao lâu, Nguyễn Sơn nuốt hận xin được trở về Việt Nam cùng với gia đình và được ông Hồ cho phép.

Không ai biết chính xác Nguyễn Sơn nghĩ gì, tại sao lại muốn trở về để chết ở Việt Nam ?! Lý do chính, chỉ có thể phỏng đoán, có lẽ là vì quá thương và lo cho người vợ Việt Nam và 4 đứa con thơ sẽ phải bơ vơ, lạc lõng trên đất Tầu sau khi người chồng, người cha của họ không còn hiện diện ở nơi dương thế.

Lê Hằng Huân (1926-1991) là tên người vợ trẻ, gia đình thư lễ, con của cụ Sở Cuồng Lê Dư, một nhà biên khảo từng làm việc tại Trường Viễn Đông Bác cổ và cũng là một cây bút chủ lực của tờ Nam Phong Tạp chí. Cụ Lê Dư có 4 người con gái nhan sắc nổi tiếng là “4 nàng tiên đất Quảng Nam”: Lê Hằng Trang mất sớm; Lê Hằng Phương tức thi sĩ Hằng Phương vợ của nhà phê bình văn học nổi tiếng Vũ Ngọc Phan; Lê Hằng Phấn vợ của học giả Hoàng Văn Chí, tác giả của quyển sách Tiếng Anh, được dịch sang 15 thứ tiếng, kể cả tiếng Việt, trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam: “From Colonialism to Communism” (Từ Thực dân đến Cộng sản); Cô út Lê Hằng Huân, lọt vào mắt xanh của ông tướng Tư lệnh Chiến khu 4, “trai anh hùng, gái thuyền quyên” kết hôn năm 1948 lúc tân nương mới 22 tuổi, kém tân lang 18 tuổi và kém người vợ bên Trung Hoa của tân lang, đang mỏi mắt trông chồng, đúng một giáp.

Mao và Đảng Cộng sản Tầu đối xử với Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn có tình nghĩa và khá sòng phẳng. Mao, Chu Ân Lai, Bộ trưởng Quốc phòng Bành Đức Hoài, Tổng Tham Mưu trưởng Hoàng Khắc Thành, Nguyên soái Diệp Kiếm Anh đã cùng gặp mặt đồng chí Tiểu Hồng của họ trong phòng họp của lễ đường Quốc hội để cầm tay nói lời tiễn biệt. Hồng Thuỷ còn bị ép nhận 30,000 nhân dân tệ bằng tiền mặt – là tiền hưu bổng, tiền thuốc thang, tiền phụ cấp gia đình… để đền đáp lại mấy chục năm Hồng Thuỷ xả thân phục vụ cuộc Cách mạng Cộng sản ở Tầu để sau cùng thành lập được nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (??) (30 ngàn nhân dân tệ là một số tiền rất lớn vào lúc bấy giờ có thể mua được 28 căn nhà ở Hà Nội, gấp một ngàn lần lương tháng của một Bộ trưởng Việt Nam, nghĩa là đủ cho một gia đình sống thong dong suốt đời). Lúc rời Bắc Kinh về Việt Nam ngày 27/09/1956 bằng xe lửa, trong toa đặc biệt dành cho cấp lãnh đạo, có bác sĩ và tuỳ tùng hộ tống, Hồng Thuỷ được Bành Đức Hoài, Diệp Kiếm Anh, Hoàng Khắc Thành và hơn 200 nhân vật công huân khai quốc tới tiễn biệt trước thềm ga xe lửa Tiền Môn.

Nguyễn Sơn và gia đình về Hà Nội cũng được đón tiếp trọng thể, bà con, thân thích vây quanh, được bố trí ở nhà lầu kiểu Pháp gần phủ Chủ tịch. Hôm sau được ông Hồ tiếp kiến, báo chí nhà nước tường thuật “hai thầy trò ôm nhau khóc”. Hai mươi ngày sau thì Nguyễn Sơn chết, tuổi 48, được hưởng nghi thức quốc tang long trọng – có mặt tất cả những nhân vật lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Ngoại giao đoàn – tất nhiên gồm cả Đại sứ Trung Cộng.

Thi sĩ Hữu Loan, người Thanh Hoá, tác giả của “Mầu tím hoa sim”, tuy vậy, viết một bài thơ khóc Nguyễn Sơn có giọng bi phẫn:

Nguyễn Sơn ra đi

không

ai

ngờ…

Những thằng đại xu nịnh ngày xưa

trở mặt

nhưng lịch sử và thời gian

không

bao

giờ

phản trắc

Còn vang dội mãi rừng núi Nưa

tiếng Nguyễn Sơn

một

lần

truyền

hịch

Chỉ ít lâu sau quốc tang Nguyễn Sơn, Lê Hằng Huân mang nộp cho Chính Phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà toàn bộ số tiền 30,000.00 nhân dân tệ, nói là theo ý nguyện của chồng trước khi mất và rời khỏi căn biệt thự kiểu Pháp được nhà nước cho ở. Không có thêm tin tức về số tiền 30,000.00. Nhà nước Việt Nam có thông báo hay không thông báo cho phía Trung Quốc? Giữ lại hay trả lại số tiền cho Trung Quốc? Nếu giữ lại, thì ghi vào mục nào và chi tiêu vào việc gì?

Người quả phụ, tay trắng, từ đó vất vả tự lực nuôi con, sống cơ cực, thiếu thốn và rất âm thầm cho đến khi mất vì ung thư năm 1991. Bên Tầu, hai đứa con khác của Nguyễn Sơn (với người vợ lặng lẽ chia tay nhưng không bao giờ chính thức ly dị Trần Kiếm Qua) may mắn hơn vì được chính quyền Trung Cộng cho hưởng trợ cấp của con liệt sĩ cho đến năm 18 tuổi.

“Tôi đi mãi cuối cùng cũng tìm được một gò đất nhỏ rộng chừng mươi mét vuông nổi lên giữa khu ruộng trũng đầy cỏ lác và hoa súng. Lối vào là một doi đất nhỏ chỉ vừa một người bước chân. Mộ tướng Nguyễn Sơn nằm ở bên trái… Cỏ dại và hoa trinh nữ che gần hết mộ…” Đó là lời một người cháu gọi Lê Hằng Huân là dì ruột kể lại lần đi thăm mộ Nguyễn Sơn vào khoảng cuối 1969 tức vào khoảng 13 năm sau lễ quốc tang. Hiển nhiên “quốc tang” và “quốc táng” là việc rất khác nhau.

…ĐẾN BẢN CHẤT

Nhân vật lịch sử Nguyễn Sơn chìm vào quên lãng rất nhanh, ít nhất là ở mặt công khai. Kể từ khi ông mất tháng 10/1956 đến hội nghị Thành Đô tháng 9/1990 là 34 năm, trong 34 năm ấy, rất hiếm có ai công khai nhắc đến Nguyễn Sơn ngoại trừ trong những buổi lễ lạc cần đề cao tình hữu nghị Việt-Trung.

Lý do chính là Nguyễn Sơn là nhân vật “có vấn đề”, nhất là “có vấn đề” với Hồ Chủ tịch – “Bác Hồ ghét Nguyễn Sơn cho nên mới trả đương sự về Trung Quốc”. Từ đó bàn tán, loan truyền những lỗi lầm khác của Nguyễn Sơn: có tài nhưng có tật. Chuyện tình ái, vợ nọ, vợ kia; Chi tiêu tiền bạc bừa bãi; Kiêu ngạo, chuyên quyền, vô kỷ luật, “gây mất đoàn kết” với… các cấp lãnh đạo khác v.v…

Mặt khác, Nguyễn Sơn lại là người của Đảng Cộng sản Tầu, thân tín của Mao Chủ tịch, chỉ trích Nguyễn Sơn công khai là có lỗi với đảng đàn anh, có tội với Bác Mao mà Bác Mao còn cao hơn Bác Hồ. Ngược lại, khen hay bầy tỏ cảm tình với Nguyễn Sơn hoặc gia đình của Nguyễn Sơn cách này hay cách khác là có thể bị xem là xúc phạm đến hoặc kém trung thành với Bác Hồ – “quan thì xa, bản nha lại gần”! Các cán bộ trong Đảng Cộng sản Việt, các sử gia của chế độ trong mấy chục năm đều tránh né việc thảo luận, đề cập đến Nguyễn Sơn vì trông thấy nguy hiểm như đi trong bãi mìn không biết mìn nổ lúc nào. Sự im lặng bấy lâu của Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Đoàn Khuê, Hoàng Minh Thảo, Trần Văn Quang… hay sự im lặng của Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Đào Duy Anh, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê… như vậy là hoàn toàn hiểu được.

Cũng là hoàn toàn hiểu được cái sự đảo ngược 180 độ sau Hội nghị Thành Đô tháng 9/1990: hai Đảng Cộng sản Tầu, Việt đều đồng ý không nên bỏ quên nhân vật lịch sử Nguyễn Sơn lâu hơn nữa, dẫn đến việc Lưỡng quốc Tướng quân được …“tái xuất hiện” với rất nhiều sách, báo, phóng sự, phim ảnh, toạ đàm, hội thảo, tưởng niệm, triển lãm, thăm viếng, giao lưu Trung-Việt… như đã thấy. Tuy nhiên những nhận xét này chỉ hữu ích khi giúp nhìn sâu hơn nữa về mối quan hệ giữa 2 nhân vật Hồ Chí Minh và Nguyễn Sơn:

  1. Ngay từ đầu, về phương diện nội bộ, ông Hồ Chí Minh đã là một lãnh tụ có uy tín của Đảng Cộng sản Việt mặc dù chưa được tôn sùng như bậc thánh nhân toàn thiện, toàn mỹ như lúc về sau. Ông có các lý do để được đàn em nể phục. Tuổi tác của ông có nghĩa ông giầu kinh nghiệm, lịch duyệt, đi trước họ 15 hay 20 năm trong chuyện đấu tranh, lại sắc bén, quyết đoán, hiểu biết tâm lý, ngoại giao giỏi, biết dùng người… Trong khi đa số bọn họ luẩn quẩn ở Việt Nam hay vùng biên thuỳ Việt Trung thì ông đã đi khắp nơi, năm châu, bốn biển. Họ không biết ngoại ngữ hay chỉ biết một, hai ngoại ngữ nhưng nói năng còn vấp váp thì họ thấy ông lưu loát: Pháp, Nga, Tầu, Thái… Ông có tiếng tăm từ trước nhưng lại có vẻ kỳ bí…

Tất cả những điểm này đều quan trọng nhưng điểm quan trọng nhất vào thời kỳ ấy là liên hệ của Hồ Chí Minh với Đệ Tam Quốc tế tức là Quốc tế Cộng sản. Ông Hồ xuất hiện như một đại diện có thẩm quyền của Quốc tế Cộng sản hoặc ít nhất ông tự trình bầy như vậy, ông tuyển mộ, huấn luyện, giao công tác nhân danh Quốc tế Cộng sản, nhân danh Stalin. Sau khi Đệ Tam Quốc tế bị giải tán ông làm việc chặt chẽ với Trung ương Đảng Cộng sản Tầu, nhân danh Mao Trạch Đông, luôn cho thấy có những liên hệ đặc biệt mà không đàn em nào của ông có được. Khi ông Hồ bí mật trở về nước năm 1941 để trực tiếp lãnh đạo, Trung ương đảng Cộng sản Việt đã đề nghị ông làm Tổng Bí thư thay Trường Chinh cho “danh chính ngôn thuận”, ông từ chối và khuyến cáo nên giữ Trường Chinh tiếp tục làm Tổng Bí thư. Ít lâu sau ông được tôn làm Chủ tịch Đảng, vị Chủ tịch đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt, khác biệt hẳn các lãnh tụ tiền nhiệm Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong chỉ có danh hiệu Tổng Bí thư.

  1. Gần như là chuyện nguyên tắc của tuyên giáo: Những người Cộng sản Việt được coi là xuất sắc nhất đều đương nhiên là học trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Võ Nguyên Giáp chẳng hạn. “Hậu” Thành Đô là trường hợp Nguyễn Sơn, không những quan hệ thầy trò mà còn là tình nghĩa thầy trò sâu đậm. Bác Hồ đối với Nguyễn Sơn có công ơn “dưỡng dục” – dẫn dắt, nuôi ăn ở, dạy dỗ, uốn nắn. Nguyễn Sơn đối với Bác Hồ thì “khẩu phục, tâm phục” chẳng hạn như khi đọc cái danh thiếp “Sơn đệ” đã phải kêu lên “ông cụ khiếp thật!”.

Tuy nhiên, sự thực không đúng như vậy. Nguyễn Sơn là người “không giống ai”, hoặc ít nhất không giống những người Cộng sản dưới trướng của ông Hồ. Nguyễn Sơn nhìn ông Hồ từ một vị trí khác, không có mặc cảm tự ti, không bị ảnh hưởng của huyền thoại hay các loại thông tin nặng tính chất tuyên truyền. Với Nguyễn Sơn, một đảng viên cốt cán của Đảng Cộng sản Tầu, Hồ Chí Minh là Hồ Chí Minh không hơn, không kém:

– Năm 1918: ông Hồ là đảng viên Đảng Xã hội Pháp.

– Năm 1921: ông Hồ bỏ Đảng Xã hội, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp mới thành lập từ một bộ phận nhỏ của Đảng Xã hội tách ra, nên được coi là một trong những “sáng lập viên” của Đảng Cộng sản Pháp, một đảng Cộng sản trong một nước tư bản tranh đấu theo đường lối hợp pháp, bất bạo động. Thực tế, ông Hồ là một đảng viên thường, tự phải lo cuộc mưu sinh cá nhân khá vất vả, sinh hoạt chính trị thu hẹp với một vài đảng viên cũng có gốc gác dân thuộc địa như ông – viết báo, viết kiến nghị đòi hỏi chấm dứt chính sách thực dân đế quốc đàn áp, bóc lột các dân tộc bị trị. Hoạt động kêu gọi, đòi hỏi suông của ông không có kết quả mà cũng không tạo được ảnh hưởng gì trong cộng đồng mấy ngàn người Việt sống rời rạc trên đất Pháp. Ông phải đi tìm một lối đi khác.

-1923-1924: ông Hồ bỏ Paris qua sống ở Moscow, làm cán bộ toàn thời gian cho Quốc tế Cộng sản hay còn gọi là Đệ Tam Quốc tế, một tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng sản Liên Xô do Lê-nin mới thành lập năm 1919 với sứ mạng xuất cảng cách mạng theo đúng như lý thuyết: Cộng sản là một chủ nghĩa cách mạng có tính cách quốc tế (a revolutionary internationalism). Đệ Tam Quốc tế cũng là công cụ sách lược của Lê-nin lấy “công” làm “thủ” – bảo vệ Liên Xô chống các cường quốc tư bản thù nghịch bằng cách gây ra những rối loạn trong nội bộ của những nước này. Các đảng Cộng sản được Liên Xô công nhận sẽ được ban cấp tư cách thành viên của Đệ Tam Quốc tế, được trợ cấp tài chánh, được hướng dẫn, giúp đỡ để hoạt động.

Trong thời gian khoảng một năm rưỡi ở Moscow, ông Hồ được huấn luyện tại trường Đại học Lao động Đông Phương về Chủ nghĩa Cộng sản, sách lược “Bôn Sơ Vích”, phương pháp tranh đấu lật đổ chính quyền, kỹ thuật tổ chức, kỹ thuật vận động quần chúng v.v. cùng lúc với khoảng một ngàn học viên người châu Á trong đó phần lớn là nông dân, công nhân và một số nhỏ trí thức. Ông Hồ là người Việt đầu tiên hay là một trong những người Việt đầu tiên được tuyển mộ và huấn luyện làm cán bộ của Đệ Tam Quốc tế theo lối này.

– Cuối 1924, sau khi tốt nghiệp, ông Hồ, lấy tên là Lý Thuỵ, được phái đến Quảng Châu thủ phủ của tỉnh Quảng Đông với danh nghĩa hợp pháp là một trong những thông dịch viên cho Mikhail Borodin, cố vấn của Liên Xô cạnh chính quyền Trung Hoa Quốc Dân đảng đang trong thời kỳ “liên Nga, dung Cộng”. Bên trong ông thực sự là cán bộ của Đệ Tam Quốc tế, lãnh công tác khởi động phong trào cách mạng Cộng sản ở Đông Dương thuộc Pháp, đặc biệt là Việt Nam vì ông là người Việt, biết ngôn ngữ và văn hoá Việt.

Để làm công việc này ông Hồ được Quốc tế Cộng sản cung cấp tiền bạc và phương tiện nhưng rất giới hạn vì Liên Xô vừa thoát khỏi chiến tranh, lại bị “đế quốc” phong toả, bản thân còn rất nghèo. Mặt khác, ở Á Châu, nước Tầu mênh mông với hơn 500 triệu dân là ưu tiên cao nhất trong sách lược của Lenin, Stalin chứ không phải nước Việt Nam bé nhỏ, mười mấy triệu dân, thuộc địa của Pháp. Tầu là “tuồng” chính, Việt là “tuồng” phụ, rất phụ. So sánh trường quân chính bề thế Hoàng Phố mà Liên Xô giúp xây dựng và phát triển mọi mặt với căn nhà thuê cũ kỹ dùng để làm lớp huấn luyện chính trị trong cùng thành phố Quảng Châu của ông Hồ sẽ thấy rõ sự khác biệt. Bù lại, ông Hồ nhận được sự giúp đỡ ít nhiều của Đảng Cộng sản Tầu thời gian ấy trong tinh thần “vô sản quốc tế liên hiệp lại!”.

Công tác chính của ông Hồ là tuyển mộ và huấn luyện thanh niên Việt rồi gửi về Việt Nam hoạt động. Một số nhỏ ở lại Tầu, một vài người qua Thái Lan hoạt động trong cộng đồng Việt Kiều ở Miền Đông Bắc.

Các khoá huấn luyện chính trị do ông Hồ tổ chức thường chỉ kéo dài vài tháng, với vài chục học viên. Nội dung huấn luyện gồm các bài học tương tự như ông đã học ở Liên Xô 1,2 năm trước được giản lược và thay đổi ít nhiều cho hợp với tính cách của người Việt.

Nói chung các lớp huấn luyện đều ở trình độ nhập môn, tương đối thấp. Trong tổng số hơn 200 học viên xuất thân ở đây đa số trở thành các đảng viên cấp cơ sở. Một số rất nhỏ trở thành cán bộ lãnh đạo thì hoặc đã có học thức khá từ trước hoặc phải tiếp tục học nhiều hơn ở các nơi khác. Chẳng hạn như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên, Lê Thiết Hùng, Hà Huy Tập đều được tiếp tục huấn luyện “cao cấp” ở trường quân sự Hoàng Phố ở Quảng Châu hay Đại học Lao động Đông Phương ở Moscow.

Trường hợp Nguyễn Sơn cũng tương tự. Cuối 1925, Nguyễn Sơn, 17 tuổi, được ông Hồ gửi người về nước tuyển mộ, bỏ vợ dại con thơ, trốn qua Tầu học làm Cách Mạng. Cuộc phiêu lưu của Nguyễn Sơn thấp thoáng giống như trong lời thơ “Tống Biệt Hành” của thi sĩ Thâm Tâm:

Một giã gia đình, một dửng dưng

Ly khách, ly khách con đường nhỏ

Chí lớn không về bàn tay không

Thì không bao giờ nói trở lại

Ba năm mẹ già cũng đừng mong.

Nhưng Nguyễn Sơn không chỉ đi có 3 năm mà đi gần 7 lần lâu hơn thế.

Nguyễn Sơn trải qua khoá huấn luyện chính trị sơ cấp, rồi giống như các học viên khác, gia nhập Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội do ông Hồ sáng lập, trở thành một trong những người Cộng sản Việt thời kỳ đầu. Tuy vậy, Nguyễn Sơn không thực sự hoạt động gì cho Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội vì cuộc đời ngay sau đó đi vào một ngã rẽ khác hẳn khi được hai cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản Tầu là Thái Xương và Lý Phú Xuân giới thiệu vào học ở trường Hoàng Phố.

Tình nghĩa thầy trò giữa ông Hồ và Nguyễn Sơn, nếu có, thì cũng chỉ có thế, nghĩa là không có gì đặc biệt hay khác hơn tình nghĩa thầy trò giữa ông Hồ và những học viên khác đã được móc nối tham dự khoá huấn luyện chính trị mà ông tổ chức ở Quảng Châu theo chỉ thị của Đệ Tam Quốc tế và sự tài trợ nuôi ăn học các học viên này trong mấy tháng cũng bằng ngân quỹ của Đệ Tam Quốc tế. Khẳng định Nguyễn Sơn đã được ông Hồ “cải hoá” một cách đặc biệt ở bên Pháp lúc mới 15 tuổi xem ra không có cơ sở vì không có bằng chứng hay dấu vết Nguyễn Sơn từng đặt chân trên đất Pháp.

– Tháng 6/1927 ông Hồ bắt buộc phải rời Trung Hoa trở lại Moscow theo chân Borodin. Bối cảnh là sau khi Tôn Dật Tiên mất năm 1925, Tưởng Giới Thạch chấm dứt chính sách “liên Nga, dung Cộng”, dùng nhân lực đào tạo từ trường Hoàng Phố, tiến hành cuộc hành quân Bắc Phạt, dẹp nạn sứ quân, mở rộng thế lực chính quyền Quốc Dân Đảng, cùng lúc thanh lọc hàng ngũ, trục xuất các cố vấn Liên Xô, đàn áp các cuộc nổi dậy của Đảng Cộng sản Tầu ở Thượng Hải, Quảng Châu, Vũ Hán.

– Ông Hồ đến Hongkong theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản tháng 2/1930, họp với các đại biểu của 3 đảng Cộng sản nhỏ đang hoạt động riêng rẽ ở Việt Nam và giúp hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội Đảng kỳ 1 tháng 10/1930 đổi tên đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Trần Phú được bầu là Tổng Bí thư đầu tiên. Đến lúc này Đảng mới được chính thức gia nhập Quốc tế Cộng sản như là một thành viên và được trợ cấp mỗi tháng ước chừng khoảng 5000 quan Pháp, tương đương 1250 Mỹ kim theo thời giá của năm 1930 như ghi nhận của một số tài liệu đã được công bố.

– Tháng 6/1931 ông Hồ bị chính quyền Anh bắt giam tại Hongkong nhưng được phóng thích vào đầu năm 1932 và trở lại Hoa Lục hoạt động nhưng không có kết quả gì đáng nói.

– Khoảng thời gian 1933-1938 là thời kỳ ông Hồ trở về Moscow dưỡng bệnh, rồi bị cưỡng bách học tập trong không khí sợ hãi ngột ngạt vì chính sách “đại khủng bố để thanh lọc” của Stalin áp đặt trên toàn thể xã hội Liên Xô lúc đó. Ông Hồ cũng không được phép tự ý liên lạc với những người Cộng sản Việt Nam khác.

– Cuối năm 1938 ông Hồ trở lại Trung Hoa theo sắp xếp của Quốc tế Cộng sản để liên lạc lại với Trung ương Đảng Cộng sản Việt sau mấy năm gián đoạn. Khác với các lần đến Hoa Lục trước đây, lần này ông Hồ “hội nhập” nhiều hơn với Đảng Cộng sản Tầu. Ông đến Diên An nhưng không có tài liệu nào nói ông được Mao tiếp kiến – Mao quá bận hay Mao không chú ý mấy đến cá nhân Hồ Chí Minh? Ông Hồ gia nhập Bát Lộ Quân, trở thành thiếu tá Hồ Quang đi công tác ở Quế Lâm (Quảng Tây), rồi lại làm việc ở Hành Dương (Hồ Nam), được chọn làm bí thư một đơn vị huấn luyện du kích. Điều này chứng tỏ ông Hồ cũng là đảng viên Đảng Cộng sản Tầu và có lẽ gia nhập Đảng vào một thời điểm trong năm 1939. Nếu quả đúng như vậy “tuổi đảng” của Hồ Chí Minh (Hồ Quang) ít hơn tuổi Đảng của Nguyễn Sơn (Hồng Thuỷ) khoảng 12 năm và “tuổi quân” của ông trong Bát Lộ Quân, cũng cách biệt tương tự với Nguyễn Sơn.

Tháng 2/1940, tức là phải hơn một năm sau khi trở lại Trung Hoa, tại Côn Minh (Vân Nam), nhờ sự giúp đỡ của cơ sở Cộng sản Tầu địa phương, ông Hồ gặp được cán bộ của Đảng Cộng sản Việt đang muốn mời ông về nước để trực tiếp lãnh đạo đảng sau khi Tổng Bí thư Lê Hồng Phong bị Pháp bắt. Từ đây trở về sau ông Hồ dùng tên Hồ Chí Minh, cùng một ý nghĩa như tên Hồ Quang.

Vì Pháp vừa bại trận trong tay Hitler ở Âu Châu nên thời cơ đã đến sớm hơn dự kiến. Đầu 1941 ông Hồ về nước cùng với Trung ương Đảng Cộng sản Việt, lập căn cứ sát biên giới Việt – Trung, xuất bản báo tuyên truyền cổ động, tổ chức quần chúng, chuẩn bị xây dựng lực lượng vũ trang du kích, mở đường phát triển về phía Nam.

Tháng 8/1942 ông Hồ lén sang Trung Hoa để đi gặp Trung ương Cộng sản Tầu ở Hoa Bắc báo cáo tình hình, yêu cầu yểm trợ, đặc biệt vũ khí cho các đội quân du kích. Tuy nhiên mới đến Quảng Tây thì ông đã bị chính quyền Trung Hoa Dân Quốc ở địa phương bắt giam vì nghi là gián điệp. Tháng 9/1943, sau khi điều tra biết rõ Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc – lãnh tụ của Cộng sản Việt, tư lệnh Chiến khu 4 Trương Phát Khuê ra lệnh phóng thích ông Hồ. Tháng 8/1944 ông Hồ về nước và được Trương Phát Khuê cấp cho một số súng và đạn dược để chống kẻ thù chung là Nhật (và cả Pháp).

Tháng 3/1945 Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương. Lực lượng quân sự của Pháp tan rã, một số khá lớn binh sĩ Việt trong quân đội Pháp đào ngũ và gia nhập Việt Minh với đầy đủ súng đạn. Đột nhiên lực lượng vũ trang của Việt Minh tăng gấp 5 lần, từ 1000 lên 5000 tay súng rồi nhờ thế chiếm được 6 tỉnh ở thượng du Bắc Việt…dẫn đến cơ hội Việt Minh chiếm chính quyền ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh như đã nói ở phần trước.

  1. Nguyễn Sơn, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh có mối quan hệ tay ba phức tạp.

Những tài liệu lịch sử được giải mật cho thấy khá rõ Nguyễn Sơn phục Mao Trạch Đông nhưng không phục Hồ Chí Minh. Nguyễn Sơn xem Mao là thầy, là lãnh tụ, là thượng cấp và trung thành với Mao. Nguyễn Sơn không xem Hồ Chí Minh là thầy, là lãnh tụ, là thượng cấp và không thấy có lý do phải trung thành với Hồ Chí Minh. Tuy nhiên những điều này không có nghĩa Nguyễn Sơn âm mưu lật đổ Hồ Chí Minh để thế chỗ. Ngang tàng, bất phục thì có nhưng bằng cớ hay dấu hiệu của một tính toán soán đoạt thì không. Nguyễn Sơn được xem là loại người nóng tính nhưng không thâm hiểm. Ngoài ra nếu Mao không bật đèn xanh thì Nguyễn Sơn, nhiều phần, sẽ không làm gì, không dám làm gì để vi phạm kỷ luật rất khắt khe của Đảng Cộng sản Tầu về mặt chính sách.

Một câu hỏi thuận lý kế tiếp ngay: Nhưng nếu Mao thấy cần phải thay thế đảng viên “Hồ Quang” bằng đảng viên “Hồng Thuỷ” là người được Mao tín cẩn hơn thì sao? Câu trả lời, cũng thuận lý, sẽ là: Nguyễn Sơn chắc sẽ “rất vui lòng” chấp hành mệnh lệnh của Mao bởi vì ngoài nghĩa vụ phải chấp hành, có ai từ chối làm “An Nam Quốc Vương” hay chỉ “An Nam Đô Thống sứ”, trong trường hợp đặc biệt này?

Đối tượng của chính trị là quyền lực. Là một chính trị gia lão luyện, Hồ Chí Minh phải nhìn thấy Nguyễn Sơn là một vấn đề nan giải, một mối nguy lớn dần đang đe doạ quyền lực của mình. Tuy nhiên Hồ Chí Minh không thể chống lại Mao Trạch Đông. Cái bóng của Mao gần quá, lớn quá. Không kể vai vế trong phong trào Cộng sản Quốc tế tại Á Châu, cũng như quan hệ cấp trên, cấp dưới trong Đảng Cộng sản Tầu, Hồ Chí Minh lại cần Mao hơn bao giờ hết.

Bất kể quân đội Việt Minh anh dũng chấp nhận hy sinh xương máu đến thế nào, nếu không có sự viện trợ lớn lao và toàn diện của Trung Cộng kể cả huấn luyện, trang bị súng ống, tiếp tế đạn dược, quân trang, lương thực, thuốc men cho các sư đoàn chính qui thì sẽ không có Đông Khê, Thất Khê, không có Vĩnh Phúc Yên, không có Điện Biên Phủ…

Ngay cả Việt Minh vẫn còn cầm cự được với quân viễn chinh Pháp lâu hơn dự liệu nhưng ông Hồ có muốn làm lãnh tụ du kích thêm 10 năm, 15 năm hay chết già ở trong rừng không? Có gì ngăn cản Trung ương Đảng Cộng sản Việt chọn viện trợ của Mao để sớm thắng Pháp thay vì tiếp tục trung thành với Hồ Chí Minh để bị gian khổ hơn và không biết còn kéo dài đến bao giờ ?

Muốn giữ địa vị một cách chắc chắn, ông Hồ Chí Minh, như thế, chỉ còn một chọn lựa là phải cạnh tranh với Nguyễn Sơn để thoả mãn Mao, thoả mãn tất cả những đòi hỏi của Mao – những đòi hỏi đã nói ra và cả những đòi hỏi không tiện nói ra nhưng kẻ ở thế yếu hơn phải tự biết. Mao có sẵn tai mắt ở Việt Nam để ghi nhận mọi chuyển biến và diễn biến.

Hồ Chí Minh phải chứng tỏ trung thành với Mao với mức độ ngang bằng hay hơn cả Nguyễn Sơn.

Hồ Chí Minh phải chứng tỏ là một “người Cộng sản chân chính” bác bỏ chủ nghĩa dân tộc “hẹp hòi” để tiến tới một thế giới đại đồng không còn biên cương với nước Trung Hoa vĩ đại.

Hồ Chí Minh phải chứng tỏ sự ngưỡng mộ, thấm nhuần văn hoá Trung Hoa.

Hồ Chí Minh phải chứng tỏ có khả năng tận dụng sự chi viện của Mao, hợp tác chặt chẽ với các cố vấn Tầu để chống Pháp, chống Mỹ.

Hồ Chí Minh phải chứng tỏ chế độ Cộng sản ở VN là tuyệt đối thân Tầu, tuyệt đối làm một phiên bản nhỏ của chế độ Cộng sản ở Trung Hoa.

Hồ Chí Minh đã làm tất cả những điều này từ năm 1950 trở đi, từ “Cải cách ruộng đất”, “Trăm hoa đua nở” đến xuất bản “Ngục trung nhật ký”, xướng hoạ thơ với các cố vấn Tầu, thân thiết với La Quy Ba, Vi Quốc Thanh, Trần Canh… đến chiến lược, chiến thuật, phương cách tổ chức Đảng, tổ chức quân đội, chính sách công an, hộ khẩu, kinh tế, xã hội, văn hoá… nhất nhất rập khuôn…đến những buổi họp trang trọng treo hình Mao (còn sống) ngang hàng các đại lãnh tụ Cộng Sản Marx, Lenin, Stalin (đã chết), luôn luôn tung hô “Chủ nghĩa Mác Lê Nin và Tư tưởng Mao Trạch Đông”… đến những vần thơ minh hoạ chính sách mang đặc trưng của thời đại Hồ Chí Minh tại Miền Bắc Việt Nam:

Giết, giết nữa! Bàn tay không lúc nghỉ.

Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong

Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng

Thờ Mao Chủ tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt!

( Tố Hữu )

Bên kia biên giới là nhà

Bên ni biên giới cũng là quê hương.

( Tố Hữu )

Bác Mao không phải đâu xa

Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao!

( Chế Lan Viên )

Dù có chút tình riêng thiên vị Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn, lịch sử cho thấy Mao Trạch Đông luôn hành động theo lý trí của một chiến lược gia có tham vọng “bình thiên hạ” như Tần Thuỷ Hoàng gồm thâu lục quốc, đã không còn có lý do, đã không cảm thấy sự cần thiết phải “thay ngựa giữa dòng” mặc dù hoàn toàn có thừa quyền lực để làm như vậy.

Hậu quả là nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh là Hồ Chủ tịch trọn đời nhưng nước Việt Nam lại lún rất sâu vào vòng lệ thuộc ngoại bang và có nguy cơ không còn tồn tại.

Đến đây xin mượn câu nói của Winston Churchill năm 1948 để kết thúc bài tiểu luận đã khá dài : “Those who fail to learn from history are condemned to repeat it”!

Cao Tuấn

(Tháng 2/2020)

Views: 760

Tiền Ảo

Phạm Q. Dũng (CH 10)

Ở phía trên, xin bấm vào ký hiệu 4 mũi tên (được khoanh đỏ như trong hình trên) để xem toàn màn hình (full screen). Bấm nút “Esc” để trở về trang web. (áp dụng cho laptop hay PC)

Views: 133

Bệnh Tiểu Đường Loại 2

Nguyên tác Anh ngữ: BS. Phạm Hiếu Liêm

Bản Dịch: DS. Nguyễn Hiền

(Bài viết này tóm lược các ý chính cho ngắn gọn dễ hiểu hơn cho người đọc lớn tuổi đeo kính, trình bày bằng chữ lớn và xin phép bỏ các bảng tham khảo tiếng Anh của BS Liêm dù quý giá)

Trong một bài báo mới đây mang tựa đề “Tình trạng Sức khỏe của Người Cao Niên Hoa Kỳ gốc Á”, đăng trên tạp chí có uy tín Journal of the American Geriatrics Society đã tiết lộ nhiều hình trạng đáng lo nơi các Người Việt cao tuổi ở hải ngoại. Khi đối chiếu so sánh với những nhóm người Mỹ gốc Á khác trong văn hóa “dùng đũa” (Khổng giáo) như người Mỹ có gốc Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc, người Mỹ gốc Việt cao niên, được coi như một nhóm có trình độ học vấn kém hơn và nghèo hơn, lại có tỷ lệ cao hơn về bệnh tâm thần, và nhất là có tỷ lệ cao nhất về tiểu đường (22%).

Người ta có thể tìm ra lời giải thích thỏa đáng cho phần lớn những phát hiện trên nơi các Cụ người Việt, ngoại trừ chuyện có tỷ lệ cao với bệnh Tiểu đường Loại 2. Bài viết này cố gắng đưa ra một lời giải thích có khả năng thuyết phục nhất về sự khác biệt và với hy vọng sẽ có thể mang lại một vài lời khuyên bổ ích cho những Cụ này về bệnh Tiểu đường Loại 2.

Tiểu đường Loại 2 là gì?

Tiểu đường Loại 2 là một chứng rối loạn từ lâu đã bị gán cho một cái tên sai, đã bị hiểu lầm và cho đến năm 2008, người ta vẫn còn hoàn toàn lầm lẫn trong chỉ dẫn về phương cách chữa trị.

·Khác với Tiểu đường Loại 1 (Tiểu đường ở Thanh thiếu niên) là bệnh đái tháo đường duy nhất đúng nghĩa, bệnh này do sự thiếu hụt sản xuất Insulin của tuyến tụy– làm ngăn trở khả năng biến đổi chất đường glucose này thành glycogen để dự trữ, do đó lượng glucose trong máu tăng cao.

Bệnh nhân mắc bệnh Tiểu đường Loại 1 do đó phải được chích Insulin để giữ cho lượng glucose trong máu trở lại càng xuống mức bình thường chừng nào càng tốt. (Chữa trị: Nhiều người mang dụng cụ bơm Insulin có cài chương trình để rập khuôn sự phóng thích Insulin từ tuyến tụy đáp ứng nhu cầu vào những bữa ăn.)

·Sự việc lại không đơn giản như thế ở bệnh Tiểu đường Loại 2 vì sự gia tăng glucose trong máu lại gây ra bởi sự kháng cự của các mô chống lại hoạt động của Insulin vẫn được sản xuất (“Insulin Resistant”).

Tuyến tụy phản ứng lại bằng cách bơm thêm Insulin nhiều hơn nữa để lấn áp sự đề kháng này; kết quả là bị mắc chứng Insulin tăng trong máu, ngay cả khi đói bụng.

Ðề kháng lại Insulin rất có thể là do sự thấm nhập chất béo vào trong những cơ quan nội tạng và phản ứng viêm để chống lại tiến trình này.

Dòng thác lũ sưng viêm này và sự rối loạn chức năng của những tế bào mỡ là do hoạt động của những vi hạt organelles trong tế bào nhiều hơn là do adipokines, là những kích thích tố (hormones) có liên quan đến bệnh béo phì, hay là do cytokines (hoặc những chất gây viêm khác) dẫn đến chứng tăng mỡ trong máu, tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu mà kết quả cuối cùng trong nhiều trường hợp là sự hư hại các cơ quan nội tạng, thí dụ như những bệnh tim mạch, những bệnh thận, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh ngoại vi và chứng mất trí nhớ Alzheimer. Cũng cần ghi chú thêm là Insulin, tự thân, đã từng được coi là một chất kích thích có chiều hướng gây phản ứng viêm.

Một cách rõ ràng hơn, bệnh Tiểu đường Loại 2 không hẳn là do lượng đường (glucose) cao, mà đúng hơn là do sự gia tăng Insulin trong máu, gây ra sự sưng viêm và rối loạn chức năng của tế bào mỡ adipocyte.

Ðể chỉ chứng này, tôi thích gọi bệnh Tiểu đường Loại 2 là “Hội chứng kháng Insulin”  (có người lại dùng những thuật ngữ Hội chứng Biến dưỡng và Hội chứng X).

Việc chữa trị bệnh Tiểu đường Loại 2 đã bị hiểu sai lạc ra sao trước khi có cuộc nghiên cứu ACCORD?

ACCORD (Action to Control Cardiovascular Risk in Diabetes) là một cuộc nghiên cứu rộng lớn, có hoạch định cẩn thận, với sự tham dự của nhiều trung tâm nghiên cứu, thực hiện trên bệnh nhân mắc chứng Tiểu đường Loại 2; cuộc nghiên cứu được bảo trợ bởi Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia (NIH), khởi sự thiết lập hồ sơ bệnh nhân vào khoảng năm 2005 và cho tới nay (2010) đã thâu lượm được vài kết quả quan trọng:

1. Sự kiểm soát gắt gao lượng glucose trong máu bằng những chế độ dùng Insulin chặt chẽ làm tăng đáng kể số tử vong ở những bệnh nhân này, một điều làm những nhà nghiên cứu ngạc nhiên là họ chết vì những cơn đau tim và đột quỵ chứ không do phản ứng chống lại lượng đường trong máu thấp như người ta vẫn nghi ngờ. Nhánh nghiên cứu này đã chấm dứt trước hạn kỳ, vào năm 2008, do mối quan ngại về sự an toàn của những đối tượng còn lại của cuộc nghiên cứu.

2. Như đã được chứng minh trước đây, sự chế ngự chứng cao huyết áp đặc biệt hữu hiệu khi dùng thuốc ức chế ACE (ACE Inhibitor). Tuy nhiên, làm giảm áp suất tâm thu (systolic pressure) xuống mức thấp hơn 140mmHg không mang lại thêm lợi ích nào cho người bị cao huyết áp (và còn có thể nguy hiểm ở người cao tuổi).

3. Ðiều quan trọng là kiểm soát lượng chất béo trong máu bằng cách dùng những thuốc statine. Dùng thêm những thuốc fibrate để hạ lượng chất béo xuống nữa không giúp gì được cho một kết quả lâm sàng tốt hơn.

Trước khi có cuộc nghiên cứu mang tính mở đường này, các bác sĩ chỉ chăm chăm vào việc chế ngự lượng đường tăng cao trong máu ở những bệnh nhân bị bệnh Tiểu đường Loại 2 và chữa trị họ giống như phương thức chữa trị bệnh Tiểu đường Loại 1. Insulin khi đó thường được dùng khi thuốc uống không còn công hiệu để cố đạt được một lượng glucose khi đói bụng là 110mg% hay ít hơn, hoặc là khi lượng Glycosylated Hemoglobin (HGb A1C) cao hơn 7. Lượng Insulin được đưa thêm vào cho những bệnh nhân vốn đã có một lượng Insulin cao trong máu đã mặc sức tàn phá cơ thể họ và hiển nhiên đã đưa đến những kết quả xấu ban đầu như theo nghiên cứu ACCORD.

Cuộc nghiên cứu ACCORD sẽ được các bác sĩ hiện đang hành nghề thẩm định lại và sẽ được đưa vào trong những sách chuyên khoa Y trong thời gian tới.

Kết Luận

I) Một cách nhìn toàn diện, chế ngự Hội chứng Ðề kháng Insulin hay bệnh Tiểu đường Loại 2 bao gồm những điều sau đây:

a. Phải có một chế độ ăn hợp lý hàng ngày với một lượng calori giới hạn (trong khoảng từ 1700 tới 2000 Kcal mỗi ngày ở nam giới, ở phái nữ là từ 1500 tới 1800 Kcal mỗi ngày). Cách ăn theo kiểu vùng Ðịa Trung Hải (Mediterranean type diet) được đề cao do bởi tác dụng chống sưng viêm có được nhờ:
·chất mỡ đơn chưa no (mono-unsaturated fat, thí dụ như dầu ôliu) là chất chủ yếu trong thực đơn;
·dồi dào lượng acid béo omega-3 có trong đồ biển và chứa ít đường đơn (mono và diglycerides);

  • đủ lượng chất đạm, ăn vào mỗi ngày ít nhất phải là 1,2 gram cho mỗi kg thể trọng (thí dụ cần 72 gram cho người cân nặng 60kg); và
  • chỉ dùng chất bột/đường phức hợp (complex carbonhydrates).

b. Một thời khóa biểu tập thể dục ngắn, 15 – 30 phút mỗi ngày, trong đó bao gồm tập nhảy aerobic, thể dục dụng cụ nhẹ (callisthenic) cho hệ tim mạch và óc được dẻo dai, vài môn tập cử tạ cũng được khuyến khích để duy trì lượng cơ bắp, giúp thêm tác động trên sức kháng cự lại Insulin.

c. Theo dõi kỹ tình trạng cao huyết áp và cao mỡ máu như đã đề cập ở trên.

d. Chấm dứt việc bị ám ảnh bởi chuyện theo dõi lượng glucose. Kiểm tra lượng glucose mỗi ngày 1 lần khi bụng đói (fasting) là quá đủ; mọi mức dưới 200mg% đều có thể chấp nhận được. Ở bệnh Tiểu đường Loại 2 (Hội chứng Ðề kháng Insulin), kết quả tốt tương ứng với một trị số HGb A1C (chỉ số trung bình cho 3 tháng) trong khoảng 7,3 – 7,5; vì thế mọi trị số dưới 8 đều chấp nhận được.Phép trị liệu duy nhất đã được chứng minh là có ích về lâu dài là Metformin bởi vì nó làm cho các “receptor-cảm-ứng-với-Insulin” (Insulin Receptors) nhạy cảm hơn. Những phương cách chữa trị khác hao tốn nhiều và làm cho kết quả glucose xem ra có vẻ tốt hơn, nhưng chúng không chứng tỏ được là có lợi cho bệnh nhân; ngược lại, nhiều khi cho thấy sự nguy hiểm tức thời (thí dụ Insulin, Avandia, v.v…). Cho tới ngày nay, lợi ích duy nhất đã được minh chứng trong việc kiểm soát chặt chẽ lượng glucose ở những bệnh nhân này là sự trì hoãn bệnh võng mạc do tiểu đường mà nguy cơ quá nhiều để có thể kể ra hết.

II) Vì sao người Việt cao tuổi lại có nguy cơ cao hơn về Hội chứng Ðề kháng Insulin (bệnh Tiểu đường Loại 2) và người ta nên làm gì thêm để phòng ngừa?

Bên cạnh cái nhìn toàn diện đã nêu ra trên đây, người Việt cao tuổi có những khó khăn làm cho Hội chứng Ðề kháng Insulin nặng thêm, với bệnh lý như sau:

1. Thiếu Vitamin D: Tình trạng này phổ biến ở những Việt kiều sống ở những quốc gia Tây phương. Sự thiếu hụt Vitamin D (với mức thấp hơn 33) làm cho các mô có khuynh hướng thiên về sự tạo tác dụng phá hoại do sưng viêm và làm trầm trọng thêm sự chống lại Insulin. Tất cả Việt kiều nên đi kiểm tra lượng 25-OH-Vitamine D và dùng Vitamin phụ thêm nếu mức này thấp. Vài năm trước đây cuộc nghiên cứu trong lãnh vực điều dưỡng ở Hoa Kỳ về chứng loãng xương đã bất ngờ cho thấy là nhóm được chỉ định dùng Vitamin D phụ thêm đã có một sự giảm thiểu bệnh Tiểu đường Loại 2 là 35%.

2. Sự tiêu thụ quá độ những “sản phẩm đã được hóa đường ở cấp cao” (hay AGEs, là tên gọi chung những chất đạm đã bị hư hại vĩnh viễn do những nhóm đường kết nối vào và làm phân hóa chúng). AGEs có thể được tạo ra ở ngoài hay bên trong cơ thể:Ở trong cơ thể, chúng xảy ra khi sự chống lại Insulin là nguyên nhân gây cho monosaccharide tạo phản ứng kết nối để thành những hợp chất AGEs (thí dụ như HGb A1C).Ở ngoài cơ thể, AGEs được cấu thành do đồ ăn bị nấu ở nhiệt độ cao; đun cháy đường (thắng đường để làm thành nước màu caramel) tạo nên một lượng lớn AGEs; cách nấu nướng của người Việt dùng đầy dẫy chất này (nước kho, nước màu, nước thắng v.v…) cần bớt đi.AGEs tạo nên một phản ứng oxi-hóa mạnh mẽ nơi những mô sống và được xem như là nguyên nhân chính gây nên hư hại nội tạng ở giai đoạn chót trong Hội chứng Ðề kháng Insulin, đặc biệt là nguyên nhân gây nên đột quỵ và đau tim nơi những bệnh nhân hư hại chức năng thận. Giữ nhiệt độ thấp liên tục trong khi nấu (hấp, đun sôi), và chung với chất chua (dấm, chanh, me v.v…) sẽ làm giảm thiểu sự thành lập AGEs một cách đáng kể.

3. Dùng fructose quá mức trong môi trường sinh sống như ở Mỹ: Hoa Kỳ và những quốc gia kỹ nghệ hóa trên toàn thế giới đã tiêu thụ ít sucrose hơn (chỉ chứa 50% fructose) và nhiều HFCS hơn (HFCS: High Fructose Corn Syrup: mật đường chế từ bắp, chứa 78% fructose) trong 20 năm qua.Gan của người chỉ có thể chuyển hóa khoảng 25gram fructose mỗi ngày thành năng lượng, phần còn lại sẽ thành chất béo triglyceride; acid béo không có VLDLs sẽ kích hoạt phản ứng sưng viêm nơi tạng phủ và phản ứng chống lại Insulin. Fructose cũng dễ dàng tạo AGEs.Cuối cùng, mặc dù không có chứng cớ khoa học vững chắc, những cựu quân nhân Hoa Kỳ đã từng tham chiến ở Việt Nam đang bị bệnh Tiểu đường Loại 2 có thể lấy được tiền bồi thường cho việc họ bị bắt buộc tiếp xúc với Chất độc Da cam trong thời gian thi hành nhiệm vụ ở Việt Nam. Có thể đây cũng là một phần của lý do giải thích tỉ lệ cao của người mắc bệnh Tiểu đường Loại 2 ở người Việt cao tuổi chăng?

BS Phạm Hiếu Liêm hân hạnh dành bài này cho những người Việt cao tuổi ở khắp mọi nơi.

Nguyên tácType 2 Diabetes: A Curse To Older Viet Kieu, Pham H Liem, MD, Professor of Geriatrics, Donald W. Reynolds Department of Geriatrics, College of Medicine at UAMS and Associate Chief of Staff for Geriatrics and Extended Care, at CAVHS; Bản dịch tiếng Việt: DS Nguyễn Hiền.

____________________________________________________________________________

Nguyên tác:

Type 2 Diabetes: A Curse To Older Viet Kieu

Viet Kieu are Vietnamese who have left Viet Nam since 1975 to live in free countries around the world. Most Viet Kieu have settled in the USA; California has the largest number of Viet Kieu and Westminster, CA can boast the highest density of Vietnamese outside of Viet Nam.

A recent paper titled “Health Status of Older Asian Americans in California”, published in the prestigious Journal of the American Geriatrics Society revealed many disturbing patterns in older Viet Kieu. Compared to other Asian-American counterparts in the “chop sticks” (Confucian) culture like Japanese-, Chinese- and Korean-Americans, older Viet Kieu, as a group are less educated, poorer , have higher rate of mental health problems, are more disabled and have the highest rate of diabetes (22%).

One can find a good explanation for most of the above findings in older Viet Kieu with the exception of higher rate of diabetes (type 2). This paper attempts to find the most likely explanation of the discrepancy and hopefully, may be able to offer some educated advice to Viet Kieu regarding Type 2 Diabetes.

What is Type 2 Diabetes?

Type 2 Diabetes is a disorder that has been misnamed, misunderstood and until 2008, the recommended treatment was completely misguided.

Unlike Type 1 Diabetes (Juvenile Diabetes) which is the only true diabetes mellitus where the lack of Insulin production from the pancreas hinders the body ability to regulate glucose by turning it to glycogen for storage therefore plasma glucose is elevated . Patients with Type 1 Diabetes have to take Insulin injections to keep their serum glucose as normal as possible. Many wears an Insulin pump programmed to mimic the pancreas release of Insulin in response to meals consumption.

It’s not that simple with Type 2 Diabetes because the elevation of glucose is caused by tissues’ resistance to the action of Insulin. The pancreas reacts to this by pumping out more and more Insulin to override the resistance; the result is Hyperinsulinemia even in fasting state.

Resistance to Insulin most likely is caused by fat infiltration into various organs and the inflammatory reaction to it. This cascade of inflammation and the dysfunction of adipocytes (fat cells) which are far more active organelles than previously believed with many adipokines, adipo-related hormones , other cytokines and inflammatory reactants cause hyperlipidemia, hypertension, hyperglycemia resulting in many end organ damages i.e. cardio-vascular diseases (strokes and heart attacks), nephropathy, retinopathy, peripheral neuropathy and Alzheimer’s dementia. Of note, Insulin itself has been recognized as a pro-inflammatory reactant.

Clearly, Type 2 Diabetes is not just about high sugar (glucose) but more about hyperinsulinemia, inflammation and adipocyte dysfunction. I prefer to call it “Insulin Resistant Syndrome”, others have coined the terms Metabolic Syndrome and Syndrome X.

How treatment of Type 2 diabetes was so misguided prior to the ACCORD trial.

ACCORD (Action to Control Cardiovascular Risk in Diabetes) study is a major, well designed, multi-center study of patients with Type 2 Diabetes; sponsored by the National Institutes of Health (NIH) which started enrolling patients around 2005 and today has yielded some major findings;

1- Tight control of serum glucose using intensive Insulin regimen significantly increase mortality on those patients who, to the surprise of investigators, died from heart attacks and strokes and not by hypoglycemic reactions as suspected. This branch of the study was prematurely terminated in 2008 due to concern for the safety of the remaining study subjects.

2- As previously proven, it’s beneficial to control hypertension particularly using an ACE Inhibitor. However, lower systolic pressure to below 140 mmHg offers no extra benefit for hypertensive subjects (and might even be harmful for old people).

3- It’s important to control serum lipids using a statin drug. Adding fibrates to further lowering lipid parameters is not helpful for better clinical outcome.

Prior to this landmark study, physicians were fanatical about controlling hyperglycemia in patients with Type 2 Diabetes and treated the same way as Type 1 Diabetes. Insulin was often used when oral medications failed to achieve a fasting glucose of 110 mg% or less or when Glycosylated Hemoglobin (HGb A1C) got higher than 7. The extra Insulin given to patients who were already hyperinsulinemic wreaked havoc on their bodies and no doubt lead to premature poor outcomes as demonstrated in the ACCORD trial.

The ACCORD study should be reviewed by all current practicing physicians and should also be incorporated in the next Medicine textbooks.

A comprehensive approach to management of Insulin Resistant Syndrome should include the following:

a- There should be a sensible daily intake of limited calories ( for men between 1700 to 2000 Kcalories, for women 1500 to 1800 Kcalories per day). A Mediterranean type diet is recommended for it anti-inflammatory effect from using predominantly mono-unsaturated fat (i.e. olive oil), rich in omega-3-fatty acid from seafood and low in simple sugar (mono and disaccharides). Daily intake of protein should be at least 1.2 grams per kilogram of body weight. Only complex carbohydrates are recommended.

b- A short, 15-30 minute daily exercise program which should include aerobic and callisthenic exercises for cardio-vascular and brain fitness and some weight resistant training is recommended to maintain muscle mass to counter the effects of Insulin resistance.

c- Good management of hypertension and hyperlipidemia as mentioned earlier.

d- Stop being obsessed with glucose control. Checking fasting glucose once a day is more than enough; any level of less than 200 mg% is acceptable. Good outcomes for Type 2 Diabetes (Insulin Resistant Syndrome) are associated with HGb A1C values between 7.3-7.5, so anything less than 8 is acceptable. The only medication that has been proven beneficial in the long-term is Metformin because it makes Insulin receptors more sensitive. Other medications cost more and make the glucose readings look better but have not been shown to benefit patients; au contraire, many are downright dangerous (i.e. Insulin, Avandia etc….). Until today, the only proven beneficial effect of tight glucose control of these patients is delay of diabetic retinopathy while the risks are too many to mention.

Why are older Viet Kieu at much higher risk for Insulin Resistant Syndrome (Type 2 Diabetes) and what should be done for prevention?

Beside the comprehensive approach listed above, Viet Kieu have other problems that aggravate Insulin Resistant Syndrome and its pathology:

1- Vitamin D deficiency: this is ubiquitous in Viet Kieu living in western countries. I have yet met an older Viet Kieu with 25OH vitamin D level of greater than 34 unless he/she is taking vitamin D supplement; the reasons are many. Deficient in vitamin D (level less than 33) makes tissue more prone to the destructive effect of inflammation and aggravates Insulin resistance. All Viet Kieu should have level of 25OH vitamin D checked and take supplement if level is low. Several years ago the American Nurses Study for Osteoporosis unexpectedly showed that nurses assigned to the Vitamin D Supplement group had a 35% reduction in Type 2 Diabetes.

2- Excess consumption of Advanced Glycation End products (AGEs): AGEs can form outside or inside of the body. Inside the body, it happens when Insulin resistance causes monosaccharide to be glycolated in to AGEs compound (i.e. HGb A1C). Outside of the body, AGEs is created when food is cooked at high temperature; intentional burning of sugar (caramelize) generates large quantity of AGEs; Vietnamese cooking use this in abundant (nước kho, nước màu, nước thắng etc…). AGEs put severe oxidative stress on live tissues and have been identified as majors causes of end organ damages in Insulin Resistant Syndrome, particularly as the cause of strokes and heart attacks on patients with kidney failure. Cooking in consistently lower temperature (steam, boil) and/or adding acidic ingredients (vinegar, lemon juice, tamarind etc…) will reduce the formation of AGEs significantly.

3- Exposure to excessive amount of fructose in the environment: the USA and the rest of industrialized world have consumed less sucrose (50% fructose) and more HFCS (High Fructose Corn Syrup up to 78% fructose) in the last 20 years. Human liver can only process about 25 grams of fructose per day into energy, the rest becomes triglyceride, VLDLs free fatty acid (excess glucose is stored as glycogen) which trigger the viscera inflammatory reaction and Insulin resistance. Fructose also forms AGEs readily.

4- Lastly, although the scientific evidence is not robust, American Vietnam Veterans suffer from Type 2 Diabetes can get compensation for alleged exposure to Agent Orange during their tour of duty in Viet Nam. Could this be part of the reason for high incidence of Type 2 Diabetes in older Viet Kieu as well?

Affectionately dedicated to older Viet Kieu everywhere.

Pham H Liem QYHD20

Nguồn: https://www.svqy.org/type2diabetes.html

Views: 1005

Nhu Lực của Trung Cộng *

Đỗ Hữu Long

Trong vài thập niên gần đây người ta hay nhắc đến từ ngữ ‘Soft Power’ và được các cơ sở truyền thông trong đó có đài phát thanh BBC, VOA, dịch là ‘Quyền Lực Mềm’. Tuy nhiên, nếu đặt tên Soft Power là Quyền Lực Mềm thì phải gọi Hard Power là Quyền Lực Cứng, âm ngữ không thuận tai, vậy hãy tạm gọi Soft Power là Nhu Lực.

I – ĐẠI CƯƠNG VỀ NHU LỰC.

Nhu lực (soft power) là khả năng đạt đến điều mong muốn do sự hấp dẫn hoặc chiêu dụ. Nhu lực trái ngược với Cương Lực (hard power) do xử dụng sự áp bức hoặc mua chuộc, trả công. Nhu Lực đề cập đến một quốc gia muốn gây ảnh hưởng ra quốc ngoại bằng cách tạo ra sự tin phục và lôi cuốn hơn là hăm doạ hoặc xử dụng quân lực. Nhu lực cũng thừơng được vận dụng không phải do chính quyền mà do các Tổ Chức Phi Chính Trị (NGO Non Government Organizations) hoặc những Định Chế Quốc Tế (International Institutions). Quan niệm cho rằng sự hấp dẫn cũng là một năng lực đáng kể do Nye và Lukes khai sinh mới đây, thật ra khi ngược dòng thời gian trở về quá khứ xa xăm, người ta gặp Lão Tử, một hiền triết Trung Hoa sinh thởi khỏan thế kỷ thứ 7 truớc công nguyên đã đã từng nhắc đến.

Những người Việt Nam có đọc sách đều biết ít nhiều về Lão Tử với những lời khuyên dạy uyên bác, hiền hoà, nhân ái:

  • Phải đi phía sau để lãnh đạo quần chúng.
  • Biết người khác là thông minh, biết chính mình mới thật sự khôn ngoan. Làm chủ người khác là sức mạnh, làm chủ chính mình là năng lực thật sự.
  • Một người tàn bạo sẽ chết trong sự bạo tàn.
  • Chỉ những kẻ điên khùng mới tìm kiếm quyền lực và những kẻ điên khùng nhất tìm kiếm quyền lực bằng vũ lực.

Từ ngữ Nhu Lực (Soft Power) do Joseph Nye của Đại Học Harvard tạo ra năm 1990 trong tác phẩm ‘Hướng về Lãnh Đạo: Bản Chất Thay Đổi của Quyền Lực Hoa Kỳ’ (Bound to Lead: The Changing Nature of American Power). Quan điểm này được phát triển rộng hơn trong tác phẩm ‘Nhu Lực: Phương Tiện để Thành Công trong Hoạt Động Chính Trị Toàn Cầu’ (Soft Power: The Means to Success in World Politics) phát hành năm 2004.

Ngày nay từ ngữ Nhu Lực được những nhà phân tích thời cuộc và chính khách xử dụng rộng rãi trong giao dịch quốc tế. Thí dụ, tại Đại Hội lần thứ 17 của đảng cộng sản Trung Hoa (15 – 21/10/2007), Hồ Cẩm Đào nói rằng Trung Cộng cần gia tăng Nhu Lực và Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates cũng nói đền nhu cầu cấp thiết nâng cao nhu lực của Hoa Kỳ bằng cách gia tăng đáng kể chi tiêu vào những dự án dân sự trong kế hoạch an ninh quốc gia, như là giao tế, thông tin chiến lược, ngoại viện, dân sự vụ, phục hồi và phát triển kinh tế.

Năm 2008, trong tác phẩm ‘Quyền Lực Lãnh Đạo’ (The Power to Lead), Nye kết hợp những quan niệm về cương lực và nhu lực đối với sự lãnh đạo cá nhân. Trong bất cứ sự thảo luận nào về quyền lực, phải lưu ý đến thái độ hay cách hành xử là tác nhân gây ảnh hưởng đến người khác và đem lại kết quả. Đôi khi, những cá nhân hoặc những quốc gia có nhiều tài nguyên quyền lực lại không thể thu hoạch những điều mong muốn.

Lực lượng quân sự đôi khi cũng góp phần vào nhu lực. Một cuộc thao diễn quân sự hùng tráng có thể tạo nên một sức lôi cuốn; một hợp tác quân sự hoặc chương trình huấn luyện tạo nên một mạng lưới liên quốc gia làm gia tăng nhu lực của một quốc gia. Công tác vĩ đại cứu trợ nạn nhân sóng thần trong vùng Ấn Độ Dương và động đất ở Nam Á của quân đội Mỹ năm 2005 đã tái tạo vẽ hấp dẫn của Hoa Kỳ đã bị hoen ố khi can thiệp quân sự vào Trung Đông. Sô Viết có một số vốn nhu lực sau Đệ Nhị Thế Chiến nhưng bị mất trọn gói khi xử dụng cương lực đối với Hung Gia Lợi tháng 10 năm 1956 và TiệpKhắc tháng 8 năm 1968.

Nhu Lực tượng trưng cho cung cách thâu hoạch những kết quả mong muốn, đối nghịch với cương lực là phượng tiện thường thấy từ trước đến nay, hoặc nói rõ hơn nhu lực đề cập đến một quốc gia muốn gây ảnh hưởng với quốc gia khác bằng cách tạo ra sự tin tưởng vả hấp dẫn, không phải là hăm doạ hay xử dụng quân lực. Một số chuyên viên đồng hóa nhu lực với đầu tư và phát triển kinh tế, một số khác cho rằng nhu lực gồm các yếu tố giáo dục, văn hóa, ngoại giao.

II – TRUNG CỘNG GÂY DỰNG NHU LỰC.

Sự phát triển kinh tế vượt bậc của Trung Cộng đi kèm theo với sự bành trướng liên tục ảnh hưởng ngoại giao và văn hóa trên toàn thế giới nhất là trong những nước đang phát triển. Một vài chuyên viên đã nhìn thấy ảnh hưởng của Trung Cộng hiện nay ngang tẩm với Hoa Kỳ xử dụng nhu lực một cách hiệu quả trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh.

Cuộc thăm dò ý kiến quần chúng trong 24 quốc gia tháng 2/2009 do đàì BBC thực hiện cho thấy rằng Trung Cộng đã mất 39% những yếu tố tích cực và gia tăng 40% những yếu tố tiêu cực. Bản tin của Dune Laurence of Bloomberg ngày 17/2/09 tường trình rằng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đang huy động tiểm lực văn hóa, chính trị, kinh tế để xây dựng hỉnh ảnh Trung Cộng như là một cường quốc lãnh đạo có trách nhiệm của thế giới. Tiếp theo, chính quyển Trung Cộng tung ra một ngân khỏan 6.6 tỉ mỹ kim để mở rộng phạm vi hoạt động và tầm mức ảnh hưởng của cơ quan truyền thông do chính phủ điều hành, đó là Truyền Hình Trung Ương Trung Cộng gọi tắt là CCTV (China Central Television) và Xinhuanet.

1.  Truyền Thông

 Truyền Hình Trung Ương Trung Cộng (CCTV) có mạng lưới 19 băng tầng, phát nhiều chương trình khác nhau với số khán giả hơn một tỉ người. Những chương trình gồm có phim tài liệu, hài kịch, giải trí, kịch nói nhiều kỳ … Trong cộng đồng người Việt thường trao đổi tin tức lẫn nhau, thỉnh thỏang vẫn nhận được nhũng màn trình diễn ca múa, thể thao, xiếc, ảo thuật xuất sắc trích từ CCTV. Đài Truyền Hình Trung Ương Trung Cộng (CCTV) là cơ quan phát ngôn chính thức của chính quyền Trung Cộng và cũng là nơi báo cáo trực tiếp với những viên chức cao cấp trong Bộ Tuyên Truyền Trung Ương Đảng Cộng Sản. CCTV duy trì khoàn 10.000 nhân viên với kinh phí khỏan 1.120.000.000 nhân dân tệ.

Xinhua Thông Tấn Xã ( Xinhua News Agency) là cơ quan thông tin quốc nội và quốc ngoại của Trung Cộng, phụ trách điều hành Xinhuanet.com như là trụ cột giữa những trang nhà của chính phủ. Với số lượng 150 chi nhánh trên toàn lục điạ và trải khắp thế giới, Xinhuanet.com được trang bị kỹ thuật tinh xảo, tạo nên mạng lưới truyền thông hàng đầu cung cấp tin tức, tài liệu, các bản tường trình tại chỗ, tường trình đặc biệt … Xinhuanet.com thu thập tin tức, các biến cố quốc nội, quốc ngoại và phát ra tin tức hàng giờ bằng bảy ngôn ngữ chính: Hoa ngữ, Anh ngữ, Pháp ngữ, Tây ban Nha, Nga, A rập và Nhật ngữ.

2.  Giáo Dục

 Trung Cộng không ngừng gia tăng yểm trợ các công tác trao đổi văn hóa, gởi bác sĩ, giáo sư đi làm việc ở nước ngoài, chào đón sinh viên nhiều quốc gia đến học hỏi, nghiên cứu tại Trung Cộng, cung cấp tài chánh cho những chương trình dạy tiếng Hoa tại ngoại quốc. Năm 2005, Bộ Trưởng Giáo Dục Trung Cộng công bố sáng kiến gia tăng giáo dục Hoa ngữ trong các Đại học Hoa Kỳ và các Viện Ngôn Ngữ trên thế giới. Đại Học Bắc Kinh môt cơ sở giáo dục uy tín nhất, dành một ngân khỏan lớn cho các giáo sư thỉnh giảng, khuyến khích các tiến sĩ ngoại quốc đến nghiên cứu tại Trung Cộng.

Bản tin của Xinhuanet tháng 1 năm 2006 cho biết số sinh viên ngoại quốc theo học tại Trung Cộng đã gia tăng 20% hằng năm trong suốt năm năm vừa qua. Phó giám đốc Phân Viện hợp tác quốc tế của Bộ Giáo Dục nói rằng: ‘Chính quyền Trung Cộng đánh giá cao sự hợp tác giáo dục với các quốc gia khác và hoan nghênh sinh viên ngoại quốc đến Trung Cộng’. Ông ta cũng cho biết số sinh viên ngoại quốc lên đến 110.000 người năm 2004 và thêm rằng: ‘Trung Cộng mong muốn biết thế giới nhiều hơn nữa và cũng mong muốn thế giới biết Trung Cộng nhiều hơn. Đối với những sinh viên đã tốt nghiệp sẽ góp phần tích cực vào sự giao tiếp thân hữu giữa Trung Cộng và các quốc gia trên thế giới trong những lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, văn hóa ’. Viên Phó giám đốc ấy cũng tiết lộ tiêu chuẩn học bổng sẽ nâng cao và năm 2006 sẽ cấp học bổng cho khoảng 10.000 sinh viên ngoại quốc ’.

Báo China Daily ngày 21/11/2008 trìch dẫn nguồn tin từ Trung Tâm Trao Đổi Giáo Dục Hoa Kỳ (the American Center for Educational Exchange) cho biết sinh viên Mỹ ngày càng quan tâm đến Trung Cộng. Một bản báo cáo năm 2008 của Viện Giáo Dục Quốc Tế (Institute on International Education) cho biết rằng Trung Cộng là điạ chỉ phổ cập đối với sinh viên Mỹ, đã từ hàng thứ bảy vượt lên hàng thứ năm với số lượng 11.064 sinh viên, trong khi số sinh viên Trung Cộng du học tại Mỹ niên khóa 2007-2008 là 81.127 người, tăng 20% so với năm ngoái. Frank Mok, phối trí viên của Trung Tâm Trao Đổi Giáo Dục nói rằng các trường đại học Mỹ nổi tiếng với sự giáo dục và nghiên cứu đã thu hút sinh viên Trung Cộng, số lượng sinh viên du học nói trên thật là kỳ vĩ và sẽ gia tăng trong những năm tới.

3.  Văn Hóa

 Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Bắc Kinh ra sức thuyết phục thế giới tin rằng chủ trương của họ là hòa bình, bảo đảm nguồn tài nguyên dùng cho nhu cầu phát triển kinh tế và cô lập Đài Loan. Trung Cộng thi hành kế hoạch Văn Hóa bằng cách thiết lập nhiều trung tâm văn hóa và ngôn ngữ gọi là Học Viện Khổng Tử (Confucius Institutes) trên khắp thế giới.

a/ HOC VIỆN KHỔNG TỬ.

Học Viện Khổng Tử được mô tả là học viện công cộng, bất vụ lợi, nhằm mục đích phát huy ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa; ban điều hành trung ương có trụ sở tại Bắc Kinh, trực thuộc Văn Phòng Hội Đồng Hoa Ngữ (the Office of Chinese Language Council). Học Viện này có chức năng giảng dạy tiếng Hoa, đào tạo giáo viên Hoa ngữ, tổ chức thi trình độ tiếng Hoa, chiếu phim Tàu, tư vấn du học, tổ chức các hoạt động trao đổi văn hóa hữu nghị … Học Viện Khổng Tử cũng có thẩm quyền cấp chứng chỉ HSK, được xem như một văn bằng quốc tế về tiếng Hoa phù hợp với nhu cầu học tiếng Hoa ngày càng cao ở các nước. Trung Cộng đang trở thành một cường quốc kinh tế có ảnh hưởng nhất toàn cầu, công cuộc mở rộng ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa xem như bước đi song hành, đạt đến mục tiêu cuối cùng là chi phối đời sống tòan khối nhân loại từ vật chất đến tinh thần. Điều nầy nhắc người ta nhớ lại giấc mơ của Mao trạch Đông ‘Gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây’.

Cho đến tháng 10 năm 2009, trên toàn thế giới đã thành lập 282 Học Viện Khổng Tử và 241 lớp học Khổng Tử trong 84 quốc gia. Số Học Viện Khổng Tử phân phối như sau: 70 trong 28 quốc gia Á châu, 21 trong 15 quốc gia Phi châu, 94 trong 29 quốc gia Âu châu, 87 trong 11 quốc gia Mỹ châu, 10 trong 2 quốc gia hải đảo Thái bình dương. Số lớp học Khổng Tử gồm có 27 trong 10 quốc gia Á châu, 2 trong 2 quốc gia Phi Châu, 34 trong 7 quốc gia Âu châu, 176 trong 5 quốc gia Mỹ châu và 2 trong 1 quốc gia hải đảo Thái bình Dương.

Riêng tại Việt Nam, bản tin BBC ngày 6 tháng 4 năm 2009 cho biết Thủ tướng cộng sản Việt Nam vừa gởi công văn số 1992/VPCP-QHQT đến các bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Ngoại Giao, Công An và Văn phòng Trung ương đảng Cộng sản, thông báo ý kiến cho phép thành lập một Học Viện Khổng Tử tại Việt Nam. Nguyễn tấn Dũng giao cho Phó thủ tướng Nguyễn thiện Nhân chỉ đạo việc thành lập Học Viện Khổng Tử theo các qui định hiện hành. Chưa rõ học viện này sẽ được đặt ờ đâu và bao giờ bắt đầu xây dựng.

Những người Việt Nam trưởng thành từ 1945 trở về trước đều thấy rằng tại các tỉnh thuộc vùng trung du và đồng bằng khắp nước đều có đền thờ Khổng phu Tử gọi là văn miếu, được các quan lại điạ phương lo viêc lễ bái hàng năm. Qua hai cuộc chiến 1946-1954, 1960-1975 và cuộc cải cách ruộng đất tàn bạo trong khu vực thuộc quyền kiểm soát của cộng sản, hầu hết các kiến trúc đó đã bị phá hủy. Sau 1975, còn sót lại một số:

– Văn miếu Quốc tử giám tại Hà nội.

– Văn miếu Xích Đằng, Hưng Yên.

– Văn miếu Mao Điền, Hải Dương.

– Văn miếu Bắc Ninh, Bắc Ninh.

– Văn miếu Diên Khánh, Khánh Hoà.

– Văn miếu Nghệ An, Nghệ An.

– Miếu Văn Thánh, Huế.

Trong thời kỳ toàn thịnh của chế độ phong kiến, quân chủ, kéo dài nhiều ngàn năm từ Trung Hoa đến các nước Đông Á như Triểu Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Văn Miếu là thánh đường, Khổng Tử là giáo chủ, giáo lý là các tín điều ghi chép trong Ngủ kinh, Tứ thư mà các nhà nho như là tầng lớp tăng lử phài thông hiểu để thực hành. Khổng Giáo từ đấy còn gọi là Nho Giáo, chiếm vị trí hàng đầu, chi phối toàn bộ sinh hoạt xã hội từ tổ chức triều đình, phép tắc trị nước, đến đời sống vua chúa, quan lại, thứ dân …

b/ NHO GIÁO VÀ KINH SÁCH

Khổng Tử

Theo sử liệu, nền tảng Nho giáo được hình thành từ đời Tây Chu (1134 – 770 trước công nguyên) do sự đóng góp đặc biệt của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến đời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó vì thế mà người đời sau coi Khổng Tử là người sáng lập Nho giáo.

Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh tuy nhiên sau đó Kinh Nhạc bị thất lạc nên còn năm bộ Kinh, gọi là Ngũ Kinh:

– Kinh Thi, sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử nói về tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục con người tình cảm lành mạnh, trong sáng.

– Kinh Thư, ghi các biến cố và truyền thuyết về các đời vua trước, san định lại để các vua đời sau noi gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn, xa lánh các hôn quân như Kiệt, Trụ.

– Kinh Lễ, ghi chép các lễ nghi đời trước, san định lại mong dùng làm phương tiện duy trì và ổn định trật tự xã hội.

– Kinh Dịch, nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái.

– Kinh Xuân Thu, ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa.

Tứ Thư là bộ sách do các môn sinh biên soạn sau khi Khổng Tử qua đời, gồm có:

– Luận Ngữ, là lời dạy của Khổng Tử do học trỏ ghi chép.

– Đại Học, sách dạy phép làm người để trở thành bậc quân tử, do Tăng Sâm còn gọi là Tăng Tử, một học trò xuất sắc của Khổng Tử biên soạn.

– Trung Dung, do cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, học trò của Tăng Từ viết ra dạy người ta cách sống dung hoà.

– Mạnh Tử, sách ghi chép lời dạy của Mạnh Tử.

c/ NHO GIÁO VÀ TU THÂN.

Nho Giáo cũng đưa ra những chuẩn đích đạo lý: Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức để cá nhân chấp nhận như là một nhân sinh quan, một lý tưởng, cố gắng noi theo, phát triển khả năng và ước vọng của đời người, góp phần ổn định và xây dựng xã hội, xứng đáng làm Người giữa Trời và Đất.

Tam Cương là ba mối quan hệ sinh tử giữa vua và tôi (quân thần), giữa cha và con (phụ tử), giữa chồng và vợ (phu phụ).

Ngũ Thường là năm điều phải hằng có trong đời sống:

– Nhân là tình yêu thương giữa con người và với vạn vật.

– Nghĩa là cách cư xử với mọi người theo lẽ phải và công bỉnh.

– Lễ là tôn trọng người khác, hoà nhã khi xử sự.

– Trí, thông hiểu lý lẽ, đủ khả năng phân biệt đúng sai, thiện ác, chân giả.

– Tín là sự tin cậy lẫn nhau, giữ đúng lời nóì, lời hứa.

Tam Tòng là ba điều giáo huấn dành cho nữ giới: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.

Tứ Đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải cố gắng gìn giữ:

– Công: chăm chỉ và khéo léo trong việc làm.

– Dung: giữ gìn sắc đẹp, biết trang điễm, biểu lộ nét thanh tú, trang nhã.

– Ngôn: lời nói ôn tồn, nhã nhặn, lễ độ.

– Hạnh: hiền thục, hiểu biết, khôn ngoan trong cuộc sống.

d/ NHO GIÁO QUA CÁC BIẾN CHUYỂN.

Thời Xuân Thu, Khổng Tử san định, hiệu đính, giải thích bộ Lục Kinh làm hành trang chu du rao giảng khắp thiên hạ trong vùng Hoa Bắc và thu nhận học trò. Tiếp theo, các môn đệ biên sọan Tứ Thư góp phần hình thành nên Nho Giáo nguyên thủy còn gọi là Nho Giáo tiền Tần.

Sau khi tóm thâu lục quốc, Tần Thủy Hoàng lên ngôi hoàng đế (221 TCN) nghe theo đề nghị của thừa tướng Lý Tư, nhằm mục đích thống nhất chính kiến và tư tưởng, ra lệnh đốt sạch sách vở (triết lý, chính trị, sử…) thi, thư, ngoại trừ sách dạy về bói toán, nông nghiệp, y dược. Nhắc đến Tần Thủy Hoàng đàn áp hàng ngũ trí thức không ai quên câu chuyện chôn sống 460 nho sinh bên ngoài thành Hàm Dương. Đây là thời kỳ suy trầm nhất của Nho Giáo.

Đến đời Hán (206 TCN – 8), Nho Giáo được đưa lên hàng quốc giáo dùng làm công cụ thống nhất tư tưởng, Nho Giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ các triều đại Trung Hoa. Thời kỳ nầy Nho Giáo được gọi là Hán Nho.

Đời Tống (960 – 1126), Tứ thư và Ngũ kinh là sách gối đầu giường của các nhà nho. Nho giáo thời kỳ nầy gọi là Tống Nho hay là Tân Khổng Giáo với các tên tuổi như Chu Hy, Trình Hạo, Trình Di.

Vào thế kỷ 20, Khổng Giáo cũng hai lần bị va chạm nặng nề, đó là Phong Trào ngày 4 tháng 5 năm 1919 và cuộc cách mạng văn hóa (1966 – 1976).

Phong Trào ngày 4 tháng 5: Trung Hoa tham gia Thế chiến I bên cạnh Đồng Minh năm 1917, gởi 140.00 lính thợ (laboureur) đến Pháp, với điều kiện tất cả khu vực ảnh hưởng của Đức trong lãnh thổTrung Hoa phài giao hoàn cho chính quốc đáng kể là bán đảo Sơn Đông. Tuy nhiên thỏa ước Versailles tháng 4 năm 1919 lại chuyền giao thẩm quyền quản trị Sơn Đông cho Nhật Bản.

Buổi chiều ngày 4 tháng 5 hơn 3000 sinh viên của Đaị học Bắc Kinh và những trường khác tâp trung trước Thiên an môn. Họ phản đối chính quyền nhu nhược, hèn yếu. Họ tức giận sự phản bội của đồng minh và sự bất lực của chính quyền không đủ sức bảo vệ những quyền lợi của Trung Hoa tại bàn hội nghị.

Ngày hôm sau, sinh viên ở Bắc Kinh đồng loạt đình công và sinh viên khắp nơi trong nước lần lượt đáp ứng. Từ đầu tháng sáu, để yểm trợ cuộc đấu tranh của sinh viên, công nhân và thương gia ở Thượng Hải cũng đình công. Trung tâm của phong trào từ Bắc Kinh chuyển về Thượng Hải. Tình hình hiện tại cũng làm giai tầng xã hội bên dưới nổi giận, giới lao động thấy bị bóc lột, tiểu nông nhận ra sự nghèo khó triền miên. Những hội đoàn báo chí, hiêp hội nhân dân, phòng thương mãi cũng tham gia yểm trợ sinh viên. Các thương gia còn đi xa hơn, đòi không trả thuế nếu chính quyền vẫn ngoan cố.

Phong trào lan toả trên 20 tỉnh và hơn 100 thành phố, sự tham gia của quần chúng rộng khắp vả phổ biến hơn cả cuộc Cách Mạng Tân Hợi (1911).

Kết quả ghi nhận Phong trào thắng thế lúc ban đầu và cuối cùng chỉ cỏn là biểu tượng, Nhật Bản vẫn giữ quyền kiểm soát bán đảo Sơn Đông và những đảo trong Thái Bình Dương. Mặc dù cuộc xuống đường vĩ đại và phản đối rầm rộ khắp nơi không đạt đến mục tiêu, tuy nhiên sự thành công đáng kể là đã đem lại sự đoàn kết các giai cấp trong xã hội. Biến cố cũng tác động mạnh mẽ đến giới trí thức Trung Hoa nhắc họ quan tâm tích cực đến những những vấn đề trọng đại của đất nuớc.

Thấy rõ sự ưu thắng của người và cảnh bại liệt của mình, một số nhân sĩ, trí thức, giáo sư đại học, sinh viên muốn thay đổi nền tảng tư tưởng cổ truyền.

Khổng Giáo là một đối tượng được đem ra xét lại. Cuộc vận động tân văn hóa phát sinh tại đại học Bắc Kinh do Hồ Thích, Trần độc Tú và Thái nguyên Bồi (hiệu truởng trường Đại học Bắc kinh) chủ trương. Họ hô hào: 1/Đả phá các ý thức truyền thống. 2/ Gầy dựng tinh thần khoa học và dân chủ. Vì thế các vấn đề như Khổng giáo, lễ nghi, phụ nữ, văn học đều đuợc những người nầy đem ra nghiên cứu, phê bình.

Hồ Thích là một trong những nhà trí thức có ảnh hưởng lớn trong Phong trào 4 tháng 5 và Phong trào Tân văn hóa (New Culture Movement).

Ông du học Mỹ, học môn triết học và văn chương năm 1912. Sau đó ông theo môn triết học tại Đại học Columbia và chịu ảnh hưởng giáo sư John Dewey và suốt đời bênh vực chủ nghĩa thực dụng (pragmatism) của Dewey. Ông trở về Trung Hoa giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh. Trong thời gian nầy ông hợp tác với Trần độc Tú, chủ nhiệm tuần báo Tuổi trẻ mới (NewYouth) và mau chóng nổi tiếng. Thập niên 1920 Ông rời bỏ tuần báo Tuổi trẻ mới, cùng với bạn hữu phát hành nhiều nhật báo hoăc tạp chí chính trị. Ông chủ trương canh tân văn hóa trên nền tảng chủ nghĩa thực dụng.

Ông là đại sứ Trung hoa Dân quốc tại Hoa Kỳ từ 1938 đến 1942.

Trần độc Tú là một khuông mặt lãnh đạo của Phong trào 4 tháng 5. Ông đưa ra sáu nguyên tắc hướng dẫn thanh niên thóat khỏi sự kiềm toả cổ hủ của Khổng giáo:

– Phải tự lập thay vì lệ thuộc.

– Phải tiến bộ thay vì bảo thủ.

– Phải đi tới thay vì lùi bước.

– Phải hướng ngoại thay vì cô lập.

– Phải vụ lợi thay vì không thực tế.

– Phải khoa học thay vì không tưởng.

Trần độc Tú cổ vũ những tư tuởng mới như cá nhân chủ nghĩa, dân chủ, nhân bản và những phương pháp khoa học đồng thời đào bới tận gốc rễ Khổng Giáo vì những lý do:

– Khổng Giáo quá thừa thãi nghi lễ và thuyết giảng thứ luân lý hiền lành, ngoan ngoãn, an phận, phục tòng, làm người Tàu yếu đuối, thụ động, không thích nghi với thế giới văn minh, cạnh tranh và hiếu chiến.

– Khổng Giáo nhìn nhận giá trị gia đình nhưng bỏ quên cá nhân là đơn vị của xã hội.

– Khổng Giáo ủng hộ sự bất bình đẳng điạ vị trong xã hội.

– Khổng Gíáo nhấn mạnh vảo lòng hiếu thảo là nguyên nhân làm con người trở nên qụi lụy, lệ thuộc.

– Khổng Giáo thuyết giảng tuyệt đối trung thành với tư tưởng mà không quan tâm đến tự do tư tưởng và tự do phát biểu.

Trần độc Tú là Chủ tịch đầu tiên của đảng Cộng sản Trung Hoa (1922-1925) và Mao trạch Đông kế vị sau đó.

Cuộc cách mạng văn hóa và thân phận Khổng Tử

 Tháng 10 năm 1949 sau khi đánh bại Quốc dân đảng, Mao trạch Đông và đảng cộng sản chiếm cứ toàn thể lục điạ, đặt Trung Hoa trong chế độ cộng sản. Mao tự cho mình là người trung thành của Marx, Lenin và Stalin dựng nên chủ nghĩa Mao trạch Đông đưa đất nước vào những giai đoạn khủng khiếp trong đó có cuộc Cách mạng Văn hóa.

Tháng 11 năm 1966 mộ phần của Khổng Tử tại quê hương tỉnh Sơn Đông bị khai quật, thi thể của người chết từ năm 479 TCN nay chi còn cát bụi cũng bị ném tung theo gió cuốn. Hình tuợng và đền đài thờ phượng bị đập phá, kinh sách lưu trữ được đem đốt sạch. Trong chiến dịch, Khổng Tử bị lên án là ‘kẻ xấu’, ‘kẻ thù’, ‘kẻ hèn nhát’ ; những người chống lại Khổng Tử – kể cả nhi đồng – được gọi là ‘người tốt’, ‘dũng cảm’ và ‘tất thắng’.

Riêng Mao trạch Đông cũng dùng những lời lẽ thô tục, hạ cấp đối với Khổng Tử khi gọi Khổng giáo là đạo ‘ăn phân’.

4. Sơ lược Nhu lực của Trung cộng trong vùng Đông Nam Á.

Trung Cộng đã tiến vào Đông Nam Á để quân bình sự liên hệ trong khu vực với Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tình trạng Đông Nam Á với những hiềm khích trong quá khứ và tình hình kinh tế đang bị đình trệ, là cơ hội tốt để Bắc Kinh gia tăng nhu lực vào khu vực và đạt kết quả. Trong một kỳ họp quốc hội tại Bắc Kinh, Thủ tướng Ôn gia Bảo đã mô tả Trung cộng như là ‘một con voi thân thiện’ không có bất kỳ sự hăm doạ nào với Đông Nam Á.

a/ TRUNG CỘNG HIỀN LÀNH.

Trong quá trình lịch sử, Trung Cộng đã hai lần doạ nạt Đông Nam Á. Lần thứ nhất xảy ra trong thập niên 1950, 1960 khi đảng cộng sản Maoist lan tràn trong các nước Nam Dương, Thái Lan, Mã lai, Singapore, Phi luật Tân, Miến Điện. Kế tiếp là cuộc xua quân tràn qua biên giới Việt Nam lấy cớ dạy nước nầy môt bài học vì đã xâm chiếm Cam bốt.

Ngày nay các quốc gia Đông Nam Á là chứng nhân thay đổi quan điểm về Trung Cộng từ chỗ một ‘Trung Cộng hăm dọa’ (kinh tế, thương mại, đầu tư) trong những năm trước, trở thành một ‘Trung Cộng hiền lành với nhiều cơ hội’ cho Đông Nam Á. Các yếu tố sau đây đã làm thay đổi cục diện:

Chính sách thực dụng của Bắc Kinh và sự ổn định chính trị làm các quốc gia Đông Nam Á yên tâm.

Trung Cộng được xem như là một thời cơ kinh tế đối với Đông Nam Á, xuất phát từ chính sách duy trì hối xuất đồng nhân dân tệ trong suốt cuộc khủng hỏang tại Á châu 1997- 1998 và chấp nhận thặng dư mậu dịch với những quốc gia Đông Nam Á.

Càng đi vào chính sách thực dụng, Trung Cộng càng hiện ra là một quốc gia bình thường dưới mắt các nước Đông Nam Á tái tạo được sự tương quan điạ lý chính trị. Trung Cộng thường nhắc đến khẩu hiệu ‘Ổn định, Phát triển, Cải cách’ làm cho các nước Đông Nam Á có cảm tưởng chung rằng giờ đây họ có thể yên tâm làm ăn với những thế hệ lãnh đạo Trung Cộng có đầu óc thực dụng chủ nghĩa. Trung cộng đang tiếp tục đầu tư vào Đông Nam Á trong các ngành dầu, khí đốt, các loại khoáng sản, nông sản và hàng tiêu dùng. Nguồn nhân lực của Trung Cộng cũng di chuyển đến Đông Nam Á như là du khách, sinh viên, công nhân … đem lại lợi tức đáng kể.

b/ TRUNG CỘNG GIA TĂNG NHU LỰC.

Sự gia tăng sức mạnh kinh tế và chính trị tại Đông Nam Á góp phần phát triển nhu lực của Trung cộng. Trung Hoa với những yếu tố văn hóa, ẩm thực, thư họa, phim ảnh, cổ vật, nghệ thuật, châm cứu, đông y, thời trang … phổ cập trong đời sống dân chúng. Thanh thiếu niên Đông Nam Á say mê phim ảnh, nhạc pop, truyền hình, ngưỡng mộ các tài tử nguởi Hoa cho dù các sản phẩm và nhân vật có nguồn gốc từ lục điạ, Huơng cảng hoặc Đài Loan.

Quan trọng hơn cả là người Đông Nam Á gốc Hoa – Hoa Kiều – ngày càng thành đạt và có nhiều ảnh hưởng trong xã hội. Trước đây đa số đều có khuynh hướng chống cộng, chống Bắc Kinh, nay chính họ đang lèo lái chấp nhận một Trung Cộng hiền lành. Tết âm lịch năm 2004, người Đông Nam Á gốc Hoa đồng loạt tổ chức liên hoan trọng thể. Tại Thái Lan, người Thái gốc Hoa ngày càng có thêm quyền lực và ảnh hưởng không chỉ trong thương trưòng như ngày trước mà còn gia tăng trong lĩnh vực chính trị (Thai Rath Thai Party), công sở, giới trí thức. Tại Nam Dương, cộng đồng người gốc Hoa đã được ‘hồi phục’ và tết nguyên đán hay là ‘Imlek’ được ghi là ngày lễ chính thức. Tại Phi luật Tân những phim Trung Hoa thu hút nhiều khán giả và được đánh giá cao nhất. Đối với Việt Nam, họ bắt chước làm kinh tế và chính trị theo kiểu mẫu Trung Cộng, kêu gọi Việt kiều tham gia góp phần phục hồi kinh tế như Trung Cộng đã làm vài thập niên trước đây. Tại Mã Lai, những tài phiệt gốc Hoa ngày càng giữ vai trò then chốt trong các lĩnh vực quốc nội, đối ngoại, nhất là tham gia tích cực phục hồi kinh tế và những công cuộc cải cách hiện hành chống lại chính sách kỳ thị các sắc dân thiểu số (bumiputra policy).

Tại Đông Nam Á, cảm tính bài Hoa (pai hwa or anti-Chinese sentiment) đã trở nên lắng đọng đáng kể và người Đông Nam Á gốc Hoa lại tái hiện cả nhân diện lẫn văn hóa. Các lớp học tiếng quan thoại đang nở rộ trong khu vực nầy.

Sự thay đổi rõ nét nhất tại Đông Nam Á do thái độ của cư dân gốc Hoa, trong suy nghĩ của họ đã giảm phần chống đối cộng sản, chống đối Bắc Kinh. Tuy nhiên theo đuổi sự liên hệ với Trung Cộng một cách phiến diện, cho rằng sự giàu có là nhờ giao thiệp với Bắc Kinh, không chia sẻ sự giàu có với điạ phương chính là con dao hai lưỡi. Phải luôn luôn cảnh giác Bắc Kinh như là một đại hoạ.

5. Sơ lược Nhu Lực của Trung Cộng tại Châu Mỹ La Tinh.

Các nhà phân tích đã có những nhận định giống nhau về cách ứng xử nhu lực của Trung cộng tại Mỹ Châu Latinh và vùng Caribbean. Trung Cộng nhắm hai mục tiêu trong khu vực, đó là bảo đảm nguồn tài nguyên sắt thép, đậu nành, dầu hỏa và thuyết phục các quốc gia nầy bỏ rơi Đài Loan theo về với Trung Cộng. Nơi đây là đấu trường chiến lược giữa Trung Cộng và Đài Loan. Từ trước Đài Loan là đồng minh trong khu vực, giữ vai trò chính trong những trợ giúp nhân đạo và trao đổi mậu dịch để nhờ các quốc gia nhỏ bé trong vùng Caribbean ủng hộ sự hiện diện của Đài Loan trong cộng đồng thế giới. Ngày nay Trung Cộng cũng áp dụng kế sách đó với phương tiện dồi dào và áp đảo đã đạt được mục đích thay thế vị trí của Đài Loan.

Cuộc thăm viếng Châu Mỹ La tinh năm 2004 của Hồ Cẩm Đào đem đến khu vực một thông điệp thắt chặc sự liên kết kỹ thuật, thương mại, tài chánh, kinh tế, những vấn đề mà Châu Mỹ La tinh đang mong đợi đến từ Hoa thịnh Đốn. Tiếp theo chính quyền Bắc Kinh đã thương lượng và đạt được hơn 400 thỏa hiệp về đầu tư và thương maị, đổ vào khu vực hơn 50 tỉ đô la. Hệ quả, một số lãnh đạo Mỹ La Tinh và vùng Caribbean quay mặt hướng về Bắc Kinh thay vì Hoa thịnh Đốn.

Trung Cộng hứa hẹn đầu tư vào Á Căn Đình những dự án hỏa xa, khai thác dầu khí, xây cất ; vào Cu Ba dự án Nickel, khai thác dầu khí; vào Chi Lê dự án mỏ đồng; vào Ba Tây dự án hỏa xa, khai thác dầu khí, nhà máy thép; vào Ecuador, Bolivia, và Columbia dự án khai thác dầu khí. Trung Cộng cũng lập danh sách những quốc gia Mỹ La tinh và vùng Caribbean đuợc nhà nước chuẩn thuận khuyến khích nhân dân đi du lịch, gồm có: Mễ tây cơ, Á căn đình, Ba tây, Chi Lê, Peru, Venezuela, Antigua, Barbuda, Bahama, Barbados, Dominica, Grenada, Guzana, Jamaica, Surinam, Trinidad, Tobago, Costa Rica.

Cuộc trao đổi mậu dịch của Trung Cộng với khu vực từ 8.2 tỉ mỹ kim năm 1999 tăng lên 70 tỉ mỹ kim năm 2007. Trung Cộng xuất cảng qua Mỹ châu La Tinh gồm các lọai hàng điện tử, dụng cụ văn phòng, đồ gia dụng, hàng may mặc, dày dép, hóa chất … với trị giá từ 5.3 tỉ mỹ kim năm 1999 tăng lên 35.8 tỉ mỹ kim năm 2006. Cũng năm 2006, các quốc gia hàng đầu nhập hàng hóa từ Trung Cộng, gồm có Mễ tây cơ: 8.8 tỉ, Ba Tây: 7.4 tỉ, Panama: 3.9 tỉ, Chile: 3.1 tỉ, Á căn đình: 2 tỉ.

Từ những công cuộc làm ăn nêu trên, đa số người dân Nam Mỹ và người dân vùng Caribbean khi xét đến ảnh hưởng của Trung Cộng đã nói rằng như là một luồng không khí mát mẻ so với Hoa Kỳ.

6. Sơ lược Nhu Lực của Trung Cộng tại Phi Châu.

Trung Cộng đã tích cực theo đuổi kế hoạch khai triển Nhu lực tại Phi Châu với những công tác:

– Liên lạc chặt chẽ với các Diễn Đàn về các vấn đề nhân đạo và thương mại.

– Bãi bỏ hơn một tỉ mỹ kim tiền nợ của một số quốc gia Châu Phi.

– Huấn luyện hơn 100.000 người Phi châu tại các trường đại học và học viện quân sự của Trung Cộng.

– Gởi hơn 900 bác sĩ làm việc khắp Phi Châu.

– Đặt trọng tâm đầu tư vào hạ tầng cơ sở, nông nghiệp và năng lượng.

Mối quan hệ của Trung Cộng với Châu Phi ngày càng ràng buộc chặt chẽ chính là thương mại và năng lượng. Trung Cộng tập trung xây đắp đường sá, cầu cống, bệnh viện trong những quốc gia mà họ đang đầu tư những dự án khai thác năng lượng như là Sudan, Angola, Guinêe Xích Đạo tạo ra hai luồng dư luận. Phe chấp thuận thuộc phía chính quyền và phe chỉ trích từ những nhóm nhân quyền lên án Trung cộng dựng nên những tên độc tài và bán vũ khí cho chính quyền toàn trị. Người ta nhìn nhận quả thật Trung Cộng dấn thân vào những lĩnh vực mà Hoa Kỳ không tìm đến và cũng không gắn liền những điều kiện chính trị với công việc làm ăn. Trung Cộng cũng được tiếng tốt hoàn tất những công trình nhanh chóng và trong phạm vi ngân sách. Tuy nhiên, các công ty Trung Cộng đem theo nhân công từ Hoa lục, không tạo ra công việc làm cho dân chúng tại điạ phương cũng đã gây ra nhiều bất mãn. Và dĩ nhiên, hàng hóa Trung Cộng tràn ngập thị trường Châu Phi cạnh tranh với sản phẩm bản xứ.

Châu Phi là một lục điạ có những sắc thái đăc biệt về vị trí lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên và con người. Trung Cộng đã lượng định tình thế, tích cực xử dụng nhu lực che đậy cho mưu đồ chiến lược: khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên, bao che các chính quyền độc tài, tạo những cứ điểm vững chắc trong khu vực, từng bước khống chế Phi Châu.

Cuộc công du Phi Châu của Hồ Cẩm Đào tháng 2 năm 2004 đến Algeria, Gabon, Nigeria – ba nước Phi Châu có túi dầu khổng lồ – mở ra một kỷ nguyên mới trong mối liên lạc giữa Trung Cộng với Phi Châu. Tháng 6 cùng năm, Phó Chủ tịch Trung cộng Zeng Quington viếng thăm Tunisia, Togo, Benin và Nam Phi, những quốc gia có trữ lượng khoáng sản đáng kể . Tháng 10 năm 2004, Chủ tịch quốc hội Wu Bangguo viếng thăm Kenya, Zimmbabwe và Nigeria. Tất cả những cuộc thăm viếng đều nhắm vào mục tiêu tạo cơ hội khai thác tài nguyên thiên nhiên, dầu khí và khoáng sản.

Đáp lại, các lãnh tụ hàng đầu của Kenya, Liberia, Nam phi, Zimbabwe cũng thăm viếng Bắc Kinh để kêu gọi gia tăng đầu tư và trợ giúp kinh tế. Tháng 1 năm 2006, Bộ trưởng ngoại giao Li Zhaoxing viếng thăm sáu nước Phi Châu: Cape Verde, Senegal, Mali, Liberia, Nigeria và Lybia kèm theo một bản công bố Chính sách Châu Phi của Trung cộng (China’s African Policy), nội dung nhắc đến sự hợp tác kinh tế, chính trị, phát triển năng lượng và không can thiệp vào nội bộ.

Do tình trạng tiêu thụ năng lượng cuà Trung Cộng ngày càng gia tăng và Phi Châu cung cấp hơn 25% cho nhu cầu nầy vì vậy họ đã có những kế hoạch đầu tư đáng kể.

Sudan là nước cung cấp 7% tổng số lượng dầu hỏa của Trung Cộng và dùng phần lớn số tiền kiếm được mua vũ khí từ Trung Cộng để khuất phục các nhóm nổi dậy ở Nam Sudan. Mới đây Trung Cộng bán cho Sudan 3 nhà máy chế tạo vũ khí tại Khartoum.

Tháng 3 năm 2004, Bắc Kinh cho Angola vay 2 tỉ mỹ kim trong một hợp đồng cung cấp 10.000 thùng dầu thô mỗi ngày. Tiền vay dùng vào việc xây dựng hạ tầng cơ sở theo cách thức 70% do các công ty Trung Cộng cung ứng và 30% còn lại dành do các nhà thầu nhỏ điạ phương (local subcontractor).

Tháng 7 năm 2006, Petro China thu xếp một hợp đồng 800 triệu với Tổ hợp Dầu hỏa Quốc gia Nigeria để mua 30.000 thùng dầu mỗi ngày trong suốt một năm. Tháng 1 năm 2006, Tổ hợp Khai thác dầu ngoài biển của Trung cộng (CNOOC) đã mua 45% dầu thô trị giá 2.27 tỉ mỹ kim và hứa sẽ đầu tư thêm 2.25 tỉ nữa.

Kỹ nghệ dầu của Gabon đang trên đà suy sụp liền nhận được sự đầu tư từ Tổ hợp Dầu và Hóa chất của Trung cộng (China National Petrochemical Corporation) bằng kế hoạch khai thác tiềm năng dầu trong đất liền và ngoài khơi.

Nam Phi và Zimbabwe dành cho Bắc Kinh nguồn lợi chính về quặng sắt và platinum.

Để giữ vững một điạ bàn quan trọng với nguồn lợi kinh tế to lớn, Trung cộng tìm mọi cách nâng đỡ, che chở những lãnh tụ tàn bạo của Châu Phi. Đó là trường hợp chính quyền Sudan được Trung cộng khuyến khích thi hành chính sách diệt chủng đối với người dân không theo Hồi giáo ở Vùng Dafur. Các bản tin của các hãng thông tấn Âu Mỹ cho biết quân đội Sudan phối hợp với dân quân vũ trang dùng trực thăng vũ trang do Trung cộng chế tạo oanh kích phá hủy hàng trăm thành phố và làng mạc, bắn giết bừa bãi, xua đuổi dân chúng rời bỏ vùng đất có giếng dầu thuộc quyền khai thác của CNPC. Trước hành động diệt chủng, các quốc gia Hoa Kỳ, Liên hiệp Âu châu, Nhật Bản và các quốc gia dân chủ khác đệ trình Liên hợp quốc Nghị quyết cấm vận Sudan nhưng Trung cộng thằng tay bác bỏ.

Đối với Zimbabwe, Trung cộng cung cấp toàn bộ nhu cầu quân sự và thêm lời ca tụng vị lãnh tụ anh minh Mugabe là ‘một nhân vật thành công vĩ đại, tận tâm với hoà bình thế giới và người bạn tốt của Trung cộng ’.

Vào những ngày chủ nhật (8/11/09) và thứ hai (9/11/09) vừa qua, thủ tướng Trung Cộng Ôn gia Bảo gặp gỡ các lãnh tụ Phi Châu tại nơi nghỉ mát (resort) Sharm el-Sheikh trên bờ Hồng Hải, Ai Cập. Theo lời Bộ Trưởng thương mại Chen Deming, Trung Cộng muốn loại bỏ thuế quan với một số mặt hàng nhập cảng từ Phi Châu và bảo đảm một số hàng hóa xuất cảng của Trung Cộng vào lục điạ nầy là an toàn nhằm tăng cường mậu dịch cả hai bên. Trung Cộng cũng khuyến khích những công ty đầu tư vào Phi Châu và chào đón những nhà thầu Phi Châu đầu tư và khai phá ở Trung Cộng.

Trong thập niên qua, thương mại Trung Cộng-Phi Châu gia tăng nhảy vọt khoảng 30% mỗi năm và đạt mức 100 tỉ đôla năm 2008. Cũng năm nầy Trung Cộng trực tiếp đầu tư vào Phi Châu 7.8 tỉ đôla. Trong những biện pháp mới, Chen Deming đề nghị bãi bỏ thuế quan những loại hàng thông dụng, đặt những trung tâm vận chuyển tiếp liệu và một hệ thống thanh tra nhằm loại trừ những hàng hóa kém phẩm chất. Trung Cộng tiếp tục xây cất trường học, nhà thương, phòng chống sốt rét, cải tiến phương pháp nông nghiệp cho Phi Châu. Những dự định công tác nầy che chắn phần nào những chỉ trích cho rằng Trung Cộng đã vơ vét quá nhiều trong quan hệ thương mãi với Châu Phi. Các quan sát viên quốc tế cũng cảnh báo Bắc Kinh trong chính sách cho vay có quá ít điều kiện ràng buộc khiến tham nhũng dễ khai thác.

Những sự kiện nêu trên chứng tỏ Trung Cộng đầu tư tối đa vào Phi Châu nhằm vào những mục tiêu và lợi ích lâu dài, tuy nhiên qua bài viết cuà Lưu thực Vinh đăng trên mạng Hua Xia Kuai Di tháng 6 năm 2009 cho thấy kết quả vẫn còn chua chát lắm:

‘Hoa Kiều ở châu Phi cũng như những người Trung Quốc công tác, chắc chắn đều suy nghĩ tới vấn đề nầy: vì sao ngay những người da đen cũng coi thường người Trung Quốc? Trung Quốc viện trợ châu Phi nhiều như vậy, sao họ lại ăn hiếp người Trung Quốc? …

 53 năm nay, Trung Quốc đã viện trợ cho hơn 50 nước châu Phi hơn 900 hạng mục toàn bộ. Sau khi Diễn Đàn hợp tác Trung-Phi họp, Trung Quốc đã miễn giảm cho 31 nước châu Phi khỏan nợ 10,5 tỉ NDT. Năm 2007, ngoại giao Trung Quốc chi tiêu hết 23 tỉ NDT thì có tới 10,3 tỉ dùng cho viện trợ nước ngoài ’….

 Tiếp theo phần kể lể công ơn, Lưu thực Vinh cay đắng và hỗn láo đưa ra những nhận định, tóm lược như sau:

‘Chúng ta viện trợ cho châu Phi bao nhiêu năm rồi, viện trợ bao nhiêu hạng mục, thế nhưng các nước châu Phi có hữu hão không? Tất nhiên qua vô tuyến truyền hình, chúng ta có thể thấy cảnh người lãnh đạo Trung Quốc tới thăm châu Phi đều được hoan nghênh nhiệt liệt. Đó là nghi lễ ngoại giao, hơn nữa người lãnh đạo Trung Quốc tới thăm châu Phi trong nhiều trường hợp trong túi đều có hạng mục viện trợ. Con chó vẫy đuôi với bạn, không phải là vì bạn mà là vì cái bánh mì trong tay bạn …

 Vì sao người Trung Quốc bị coi thường tại châu Phi?

Tôi nghĩ nguyên nhân chủ yếu là vì chúng ta chưa hề thực dân với họ. Tôi đã công tác tại châu Phi mấy năm, phát hiện châu Phi đặc biệt sùng kính người Pháp, người Anh. Người da đen trước đây bị người da trắng mua bán như con vật, sau nầy, những người da trắng nầy dạy người da đen học tiếng Pháp, tiếng Anh, nên người da đen coi người da trắng là ông chủ …

 Các dân tộc trên thế giới phần lớn đều giống nhau ở chỗ, tôn sùng kẻ mạnh, khinh kẻ yếu. Điều nầy giống như huấn luyện ngựa, anh ghê gớm thì thuần phục được ngựa, nó phục tùng anh, theo sự điều khiển của anh …

Một lý do nữa khiến chúng ta phải viện trợ cho châu Phi còn vì mục đích gạt bỏ những nước có ý đồ muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Một số nước châu Phi không cần nguyên tắc, không cần nghĩa khí, cái mà họ cần là thực huệ, ai có sữa thì là mẹ, ai cho nhiều tiền hơn thì công nhận người đó. Hiện nay vẫn còn 4 nước châu Phi có quan hệ ngoại giao với Đài Loan.’

 Xuyên suốt bài viết của Lưu thực Vinh đầy rẫy những ý tưởng thất vọng và phẫn uất, làm bộc lộ chân tướng của Trung Cộng đối với Phi Châu. Chúng nó muốn thay thế vai trò người Pháp, người Anh trong những thế kỷ trước, làm ông chủ thực dân tại Phi Châu trong thời đại nầy nhưng chưa toại nguyện, đang vấp phải vô số trở ngại.

o0o

Lực là khả năng bẩm sinh hay thiên phú để sinh vật tồn tại. Theo đà tiến hóa, con người ngày càng ý thức về Lực, điều động Lực để duy trì sự tranh sống và Lực được nhìn thấy dưới hai hình thức: Cương Lực và Nhu Lực.

Từ thuở xa xưa, các vị thánh nhân đều mong muốn loài người sống thanh bình, an vui, hạnh phúc đã rao giảng tính hiếu hoà, sự công bình, niềm tôn kính lẫn nhau làm nền tảng cho cách cư xừ và những mối liên hệ trong xã hội. Đây là Nhu Lực. Sự kiện Khổng Giáo được tôn thờ và cũng trải qua nhiều lần bị chà đạp thô bạo trên chính quê hương của ngài, nay lại được Bắc Kinh đem phổ biến khắp nơi khiến ngươì ta nghi ngờ, cảnh giác Nhu Lực của Trung Cộng đang phô diễn tại những nước đang phát triển. Trong thời Chiến Quốc, Tần Chiêu Vương áp dụng kế sách ‘Viễn Giao Cận Công ’ để lần lượt thanh toán các nước xung quanh là một kinh nghiệm lịch sử cho những quốc gia láng giềng với Trung Cộng, nhất là Việt Nam một hành lang đặc biệt ở Đông Nam Á.

Nhu và Cương là hai trạng thái vật lý có thể cảm nhận dễ dàng nhưng trong lĩnh vực chính trị ranh giới không rõ rệt thường bị xoay xở tùy theo nhu cầu và khả năng lèo lái của con người. Nhu và Cương chỉ là hai tĩnh từ đi kèm danh từ Lực, vì vậy muốn xử dụng Nhu Lực hoặc Cương Lực, điều kiện đầu tiên phải có là Lực. Không có Lực, cá nhân, tổ chức kể cả dân tộc không thể hòa mình trong nhịp điệu Sinh Tồn. ◘

Đỗ Hữu Long (ĐS 13)

_______________________________________

Tài liệu tham khảo:

  • The Dragon Looks South…………… Bronson Persival.
  • China’s foreign policy and ‘Soft Power’ in South America,
  • Asia, and Africa………… Congressional Research Service.
  • Soft Power …………….Wikipedia, the free encyclopedia.
  • The Benefits of Soft Power …….. Harvard Business School.
  • China’ Soft Power Initiative……………….. Esther Pan.
  • China’ Rising Soft Power in Southeast Asia … Eric Teo Chu Cheo
  • ( Council Secretary, Singapore Institute of International Affairs )
  • China’s Influence in Africa: Implications for the United States ….
  • ……..Peter Brook and Ji Hye Shin.
  • …………….. Wikipedia, the free encyclopedia.
  • Confucius Institutes…………………………. Hanban.
  • Embracing Confucius as a way of living..Wang Young (ShanghaiDaily).
  • Cultural Revolution……….. Wikipedia, the free encyclopedia.
  • May Fourth Movement…….. Wikipedia, the free encyclopedia.
  • Lao Tzu Quotes…………… Abundance-and-Happiness.com.
  • Hu Shi…………………. Wikipedia, the free encyclopedia.
  • Chen Duxiu……………… Wikipedia, the free encyclopedia.
  • Việt Nam cho mở Học Viện Khổng Tử … Bản Tin BBC ngày6/4/09.
  • Vì sao người Trung Quốc bị kỷ thị tại châu Phi … BBC ngày 16/6/09.
  • Lịch sử Trung Quốc 5.000 năm (tập I)…. Lâm hán Đạt, Tào dự Chương.
  • Trung Quốc Sử Cương……………. Phan Khoan

__________________________________

(*) Bài biên khảo “Nhu Lực của Trung Cộng” trích đăng, với sự cho phép của tác giả,  từ Tập Sách Biên Khảo “Tấm Lòng Với Dân Tộc” của ông Đỗ Hữu Long (ĐS 13). Sách do tác giả xuất bản tại Hoa Kỳ, năm 2019.

Sách Tấm Lòng Với Dân Tộc, 262 trang, bao gồm 19 bài viết trải rộng trên nhiều đề tài nghiên cứu từ “Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam” đến các Luận khảo về “Dân tộc và Dân Chủ” hay “Dân Tộc Sinh Tồn Trong Thời Đại Toàn Cầu Hóa” và các biên khảo công phu khác, với ước vọng của tác giả:

“Tuổi thanh xuân của nam nữ Việt Nam dù bất cứ nơi đâu, đang hoà mình vươn lên trong xã hội, dành ra những khỏanh khắc nghĩ đến nguồn cội Dân Tộc mình, sự sống còn cuả Dân Tộc mình, sẽ cảm nhận những rung động thiêng liêng, cao quý. Từ đấy, họ sẽ có chung những ước mơ vị tha, vị quốc, là cơ hội vượt qua những dị biệt danh lợi nhỏ mọn, tìm thấy ý nghiã cuộc sống cuả một đời Người, trong đó có Lẽ Sinh Tồn của Dân Tộc.”

Views: 91

Tiến Trình Bầu Cử Tổng Thống Hoa Kỳ

Trần Xuân Thời

Hầu hết chúng ta đã tham dự các cuộc bầu cử tự do tại Việt Nam trước 1975 và tại các quốc gia tự do mà chúng ta đang cư ngụ sau năm 1975. Trong các quốc gia tự do, dân chủ, phương thức bầu cử tự do được áp dụng trong các cơ chế công quyền và các hiệp hội tư nhân để chọn người đại diện.

Tại Hoa Kỳ, các chính quyền tiểu bang đảm trách công tác tổ chức bầu cử các viên chức công cử tiểu bang và liên bang. Thể thức bầu cử được quy định bởi các đạo luật do chính quyền tiểu bang ban hành, do đó có một số khác biệt về kỹ thuật tổ chức giữa các tiểu bang.

1. Quyền bầu cử

Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 không quy định quyền bầu cử cho mọi công dân Hoa Kỳ. Vì thế các Tu chính án thứ 15 ban hành năm 1870 quy định thêm quyền bầu cử cho người Mỹ thiểu số…Tu chính án thứ 19 ban hành năm 1920 công nhận quyền bầu cử cho cử tri nữ giới…..Hiến pháp quy định bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ cứ bốn năm một lần vào ngày Thứ Ba sau ngày thứ hai tuần thứ nhất tháng 11.

2. Ghi danh bầu cử

Mọi công dân hội đủ điều kiện đều được ghi danh bầu cử: Công dân Hoa Kỳ, 18 tuổi, không can án hay bị tước quyền bầu cử, phải là cư dân hợp lệ tại tiểu bang nơi bầu cử hay ứng cử, cử tri có thể ghi danh trước hoặc tại phòng phiếu trước khi bầu cử… hoặc theo thủ tục do tiểu bang ấn định.

Năm 1965, Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành đạo luật “Voting Rights Act” bãi bỏ các điều kiện cử tri phải biết đọc, biết viết (literacy tests), đóng thuế bầu cử (poll taxes). Các điều kiện này thường được áp dụng tại các tiểu bang miền Nam Hoa kỳ gọi chung là “Jim Crow Laws”. Tuổi được bầu cử cũng thay đổi qua thời gian từ năm 1776 và Tu chính Án thứ 26 (1971) đã thống nhất tuổi được bầu cử là 18 tuổi cho công dân trên toàn quốc cho các cuộc bầu cử tiểu bang và liên bang.

3. Chứng Minh Thư (ID Card)

Đến năm 2016, khoảng 30 tiểu bang buộc phải xuất trình căn cước (ID) trước khi cho ghi danh bầu cử.  Khoảng 20 tiểu bang chưa có luật buộc phải xuất trình căn cước.  Hai đảng CH và DC có hai đường lối khác nhau về vấn đề này.

Đảng Cộng Hòa ủng hộ tiểu bang cấp căn cước cho cử tri nhằm tránh sự gian lận như bầu cử nhiều lần, không đủ điều kiện bầu cử vẫn được đi bầu cử, không phải là công dân Hoa Kỳ, di dân bất hợp pháp,, người chết đi bầu … Vấn đề gian lận bầu cử (election fraud) đã được nêu lên trong nhiều cuộc bầu cử.

Đảng Dân chủ chủ trương ngược lại để cho mọi người được bầu cử tự do không cần chứng minh thư (ID) vì lý do nhiều người không có giấy tờ tùy thân… (Phát biểu của ông Eric Holder, US Attorney General, Pres. Obama Administration).

Sự tranh chấp này khiến cho Tối Cao Pháp Viện (US Supreme Court) phải phân xử.   Năm 2008 Tối Cao Pháp Viện công nhận luật tiểu bang Indiana đòi hỏi cử tri phải có căn cước.  Các tiểu bang khác như Texas, Tennessee, Rhode Island, Kansas, Georgia… năm 2012 đã thông qua luật đòi hỏi cử tri phải có căn cước. Tuy nhiên một số tiểu bang khác còn lại vẫn còn tranh cãi về luật ID card. Trong năm 2016, 17 tiểu bang đã ban hành luật đòi hỏi phải xuất trình khai sinh, chứng chỉ nhập tịch… nhưng vẫn gặp khó khăn khi áp dụng.

4. Các chức vụ dân cử

Có rất nhiều loại chức vụ dân cử tiểu bang và liên bang tại mỗi tiểu bang.  Mỗi tiểu bang, như một tiểu quốc, có đầy đủ cơ chế dân cử:  Lập Pháp với lưỡng viện Quốc hội, Hành Pháp với Thống Đốc và các Bộ, Phủ  và Tư pháp với một  hệ thống tòa án.  Tiểu bang như Nebraska … chỉ có một viện (unicameral), không có lưỡng viện Quốc hội (bicameral) như các tiểu bang khác.

Nghị Sĩ Liên bang (US Senator): Mỗi Tiểu bang đồng đều có 2 Nghị Sĩ Liên bang, nhiệm kỳ 6 năm. Dân biểu Liên bang (US Representative): Có nhiều dân biểu Liên bang cho mỗi tiểu bang tùy theo dân số của tiểu bang, nhiệm kỳ 2 năm. Từ khi lập quốc, khoảng 30,000 dân được bầu một Dân biểu. Ngày nay số Dân biểu gia tăng theo dân số căn cứ trên bảng thống kê dân số cứ 10 năm một lần. Một dân biểu hiện nay có thể đại diện cho trên nửa triệu dân. Tiểu bang nhỏ nhất có 1 dân biểu và 2 Nghị Sĩ. Tiểu bang lớn nhất như CA có 52 Dân biểu và 2 Thượng Nghị Sĩ. Số Thượng Nghị Sĩ không thay thay đổi. Số Dân biểu có thể thay đổi tùy theo dân số gia tăng.

5. Phân khu bầu cử

Vì dân số gia tăng nên có vấn đề tái phân chia khu bầu cử (Congressional redistricting).  Khi tái phân khu như vậy có thể sẽ gây thất lợi cho một trong hai đảng Dân Chủ hay Công Hoà.  Sự tái phân cử tri là nhiệm vụ của chính quyền tiểu bang và có ảnh hưởng đến vấn đề bầu cử dân biểu liên bang và các viên chức công cử tiểu bang nên thường tạo nên các cuộc tranh luận sôi nổi trong quốc hội tiểu bang. Sự tranh dành vấn đề tái phân ranh giới và cử tri lợi cho khu bầu cử, có trường hợp phải nhờ Tối Cao Pháp Viện HK phân xử.

Trường hợp có nhiều cử tri cùng chung khuynh hướng chính trị được tái phân vào một khu bầu cử tạo nên hiện tượng “Vote packing”, có lợi cho vị dân biểu đương nhiệm (incumbent). Ngược lại vị dân biểu đương nhiệm có thể bị thất cử nếu có nhiều cử tri thuộc các khuynh hướng khác chiếm đa số hoặc cử tri thường hỗ trợ dân biểu đương nhiệm bị phân tán “Vote cracking”. Vấn đề tranh cãi là phải phân khu như thế nào để dung hòa các khuynh hướng chính trị trong địa phương liên hệ.

6. Vấn đề tài trợ các cuộc vận động bầu cử

Ứng cử mà thiếu tài chánh thì không có hy vọng đắc cử. Mặt trái của vấn đề vận động tài chánh là các ứng cử viên, sau khi đắc cử, có thể lo “ơn đền, nghĩa trả” cho những người đóng góp tài chính bằng cách thỏa mãn nhu cầu của những người tài trợ, những nhóm quyền lợi (interest groups) áp lực các  viên chức đắc cử. “Pay and play- tiền trao cháo múc”, thay vì dùng thì giờ hay công khố để phục vụ công ích.  Để giảm thiểu vấn đề thiên vị phục vụ cho phe phái đã giúp họ đắc cử. bằng nhiều mánh khóe khác nhau, năm 1907 đạo luật Tillman Act được ban hành để cấm các đại công ty đóng góp tài chính cho các cuộc vận động bầu cử các viên chức liên bang và ấn định mức chi tiêu tối đa cho mỗi ứng cử viên.  Luật Federal Corrupt Practices Act được ban hành năm 1925 ấn định mức đóng góp. Luật Federal Election Campaign Act được ban hành năm 1971 bắt buộc các ứng cử viên tường trình số tiền đóng góp nhận được trong thời gian vận động tranh cử.  Năm 1974, Quốc Hội thành lập cơ quan Federal Election Commission (FEC) do 3 Ủy viên Cộng Hoà và 3 Ủy Viên Dân Chủ kiểm soát tài chính của các cuộc tranh cử…. Dù luật lệ có quy định nhưng trong thực tế các nhóm áp lực vẫn đóng góp tài chính cho các ứng cử viên để được hưởng lợi lộc sau khi các ứng cử viên được đắc cử qua nhiều phương thức khác nhau.

7. Các Uỷ Ban Hoạt Động Chính Trị

Chúng ta thường nghe nói đến danh từ PAC. PAC là Political Action Committee. Các ủy ban vận động chính trị được thành lập tại các tổ chức, công ty, đảm trách vấn đề gây quỹ đóng góp cho các cuộc vận động tranh cử như GOPAC (Republican leadership PAC).  Nhiều đoàn thể chính trị tại các tiểu bang cũng thành hình các ủy ban vận động chính trị.  Những nhóm này được thành lập theo Section 527 của Internal Revenue Code/ IRS Code. Trong cuộc bầu cử năm 2004, cơ quan Swift Boat Veterans for Truth vận động tài chánh để ủng hộ George W. Bush và bài bác John Kerry. Ngược lại, cơ quan America Coming Together (ACT) ủng hộ Kerry chống Bush.  Cả hai cơ quan này đã bị phạt bạc triệu vì hoạt động ngoài sự kiểm soát của Federal Election Commission. (FEC)

Al Gore khi làm Phó Tổng Thống cũng bị khiếu nại vì dùng điện thoại của văn phòng Phó TT vận động tài chánh cho ứng cử viên của đảng DC và Tổng Thống Clinton cũng bị báo chí phanh phui khi mời các mạnh thường quân (donors) đến nghỉ ngơi tại Toà Bạch Ốc.  Thống Đốc Illinois Ron Blagojevich, đảng DC, bị tù vì bán ghế Thượng Nghị Sĩ của Barack Obama để trống của tiểu bang Illinois để lấy tiền tranh cử.

Trong vụ án Citizens United v. Federal Election Commission, (2011) Tối Cao Pháp viện cấm không được hạn chế sự đóng góp của các nghiệp đoàn, công ty thương mại cho các cơ quan bất vụ lợi. Đồng thời xác nhận các hiệp hội sinh lợi và bất vụ lợi có tư cách pháp nhân (không những là legal entity và cũng là legally persons) nên có quyền nhận đóng góp như quyền tự do ngôn luận dành cho mọi công dân! Phán quyết này cũng gây nên sự kinh ngạc cho một số người. Kết quả, các PAC có quyền nhận sự đóng góp vô giới hạn của tư nhân cũng như của các hiệp hội, các công ty  thương mãi và  được mệnh danh là Super PACs, rồi sau đó Super super PAC tha hồ nhận tiền đóng góp để hỗ trợ cho ứng cử  viên gà nhà …khiến cho Lawrence Lessig, giáo sư tại Trường Luật Harvard, viết sách “ Republic, Lost: How Money Corrupts Congress – and a Plan to Stop It ” để chống đối sự nhũng  lạm do tiền tài gây nên tại Washington DC, để cảnh giác  thành viên của chính quyền, Hành Pháp, Lập Pháp không nên chỉ lo vận động tài chánh để tranh cử mà lơ là quốc sự…

Nhiêm vụ của Tối Cao Pháp Viện rất quan trọng trong tiến trình hình thành hệ thống pháp luật Hoa Kỳ. Chánh nhất Hughes (1862- 1948) đã nhận xét rằng ý nghiã của Hiến pháp do Tối cao pháp viện giải thích. Tổng Thống Woodrow Wilson sánh Tối Cao Pháp Viện như là một “Quốc Hội Lập Hiến thường trực” vì vai trò của TCPV như là cơ  quan cuối cùng giải thích Hiến pháp, nói khác đi giải thích Hiến pháp của TCPV có tính cách chung thầm.

Theo Tổng Thống Thomas Jefferson, giao trọng trách giải thích Hiến pháp cho Tối Cao Pháp Viện là một tập tục nguy hiểm. TT Jefferson cho rằng quyền của nhân dân Hoa Kỳ phải để cho nhân dân Hoa Kỳ định đoạt hơn là chấp nhận sự giải thích có tính cách khống chế của riêng một cơ quan. Để cho công dân Hoa kỳ định đoạt qua lá phiếu cũng là một phương cách tốt.

Trước sự kiện  đảng Dân  chủ tấn công TT Trump từ khi đắc cử tháng 11, năm 2016 qua các chiến dịch như  “Russia collusion” tốn phí công khố hơn 30 triệu USD, không có kết quả,  đến “Abuse of Power, Obstruction of Congress” versus “ Executive power” của Tổng Thống.  Tuy nhiên, đảng Dân chỉ có 47 phiếu trên Thượng Viện, làm sao kiếm thêm 20 phiêú hầu có đủ 67/100 thượng Nghị Sĩ để bãi miễn TT Trump. Sau thời gian luận tối Thượng Viện đã phán quyết Trump vô tội.  Vì vậy, dù muốn, dù không, cuộc bầu cử tháng 11, 2020 sẽ có đáp số, xem thử quốc dân Hoa kỳ vẫn tín nhiệm TT Trump hay Dân chủ sẽ đắc cử.

Nhiều vấn đề khó khăn khác được bàn cãi hiện nay với ý kiến chống đổi nhau như vấn đề phá thai, đạo và đời, tự do cá nhân, vấn đề nhân quyền, vấn đề tự do kết liễu sinh mạng… Theo quan niệm của một số giới chức, Tối Cao Pháp Viện đi hơi xa trong vấn đề giải thích Hiến Pháp, do đó hai đảng cố gắng thay đổi chiều hướng giải thích Hiến pháp theo quan điểm của mỗi đảng.  Công Hoà chủ trương Hiến pháp phải được giải thích theo ý chỉ của những bậc khai quốc công thần đã đại diện nhân dân Hoa Kỳ soạn thảo Hiến pháp năm 1787.  Dân Chủ thì muốn thay đổi, cho nên hai đảng phải tranh cho được chức vụ Tổng Thống mới có thẩm quyền bổ nhiệm các vị Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện theo khuynh hướng của mỗi đảng.

8. Đề cử đại biểu

Thủ tục thông thường cho các đảng chính trị (1) tuyển chọn các đại biểu (delegate) từ các phiên hội sơ bộ (caucus) tại các precinct (khu tuyển cử) trong các thành phố. (2) Các đại biểu được các precinct bầu sẽ tham dự đại hội cấp County (County Convention) để bầu đại biểu tham dự đại hội cấp tiểu bang (State Convention) (3) Đại hội cấp tiểu bang sẽ họp để bầu đại biểu tham dự  đại hội đảng Toàn Quốc (National Convention). Tuy vậy, thủ tục có thể thay đổi tùy theo tiểu bang.

Đảng Dân Chủ chọn ứng viên từ các cuộc bầu cử sơ bộ tại cấp tiểu bang.  Các đại biểu cấp tiểu bang sẽ tham dự đại hội toàn quốc để chọn ứng cử viên đại diện cho đảng ra tranh cử Tổng Thống. Số đại biểu đảng Dân Chủ thay đổi trong mỗi kỳ bầu cử, khoảng trên dưới 4000 đại biểu được chọn để tham dự Đại hội đảng toàn quốc để bầu đại diện đảng ra ứng cử Tổng Thống. Các ứng cử viên chỉ cần đa số phiếu tương đối (simple majority) đã được định trước, số phiếu nầy là số đại biểu riêng của mỗi mỗi đảng, để được chọn làm đại diện đảng ra tranh cử Tổng Thống.  Các đại biểu này được gọi là đại biểu có cam kết “Pledged delegates”. Họ thường đã gặp các ứng cử viên tại các phiên hội tại các Precinct, County và State convention hay National Convention. Ngoài các đại biểu chọn từ cấp tiểu bang, cấp lãnh đạo đảng chọn thêm một số đại biểu khác làm “Superdelegates” trong số các Dân biểu, Nghị Sĩ, Thống Đốc của đảng. Trong cuộc vận động bầu cử TT năm 2016, bà Clinton có nhiều Superdelegates và Ông Sanders tỏ ra bất bình về vấn đề phe phái này.   Năm 2008, Đảng DC có đến 796 Superdelegates, là những người có chức vụ, quyền thế và có ngân qủy, có khả năng hỗ trợ cuộc bầu cử. Đa số là thành viên của nhóm Establishment, “Áo xiêm buộc trói lấy nhau”, tạo thành một thành trì bảo vệ quyền lợi của đảng.

Đảng Cộng hòa cũng chọn đại biểu từ cấp Precinct, County, State Conventions, để tham dự National Convention, nhưng chọn khoảng trên dưới 2000 đại biểu mỗi kỳ bầu cử. Đảng CH cũng chọn thêm các đại biểu từ các đại hội tại các tiểu bang và từ giới lãnh đạo đảng, nhưng không dùng danh xưng “superdelegates” mặc dù một số delegates được chọn từ trong giới lãnh đạo đảng CH, hay những thành viên của nhóm Establishment của đảng CH.

Các cuộc bầu cử sơ bộ thường được tổ chức qua ba hình thức: (1) Họp sơ bộ khoáng đại (open primary) trong đó không phân biệt Dân chủ hay Cộng hoà. Đảng viên CH có thể bầu cho ứng viên DC hoặc ngược lại. (2) Họp sơ bộ bán khoáng đại (semi-open system) trong đó các cử tri độc lập (independent voter) có thể bầu cho ứng viên DC hoặc CH. (3) Họp sơ bộ kín (closed primary) chỉ dành cho cử tri ghi danh vào đảng mới được tham dự bầu cử.

9. Vận động tranh cử

Trong tiến trình chọn ứng cử viên từ hàng chục người (contender) của các đảng ghi danh tranh cử cho đến khi chọn được ứng cử viên chính thức đại diện đảng ra tranh cử kéo dài khoảng 2 năm.  Trong cuộc bầu cử Tổng Thống HK, nhiệm kỳ 2016-2020, theo danh sách ứng viên ghi danh với Federal Election Committee có 37 người ghi danh dự tranh và trên phiếu bầu Tổng Thống Hoa Kỳ 2016, có ghi danh ứng cử Viên của chín (9) đảng ra tranh cử.

Trong cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc, đa số ứng viên đã lần lượt rút lui sau những lần vận động tại một số tiểu bang mẫu như Iowa, New Hampshire và South Carolina… và sau các cuộc tranh luận ”so tài” do các cơ quan ngôn luận tư nhân tổ chức và đặc biệt dựa trên kết quả của các cuộc bầu cử sơ bộ tại các tiểu bang.

Ngoài các tiểu bang đông dân cư, có một số tiểu bang không phải là những tiểu bang đông dân số, nhưng là những tiểu bang tiêu biểu cho các khuynh hướng của cử tri và có tính cách thử thách các ứng viên,  xem thử các ứng viên có được các tiểu bang nhỏ ủng hộ, như Iowa tiêu biểu cho cử tri ngành nông nghiệp.

Từ năm 1976, UCV Dân Chủ Jimmy Carter thắng hạng nhì tại cuộc bầu cử sơ bộ tại Iowa, sau đó đắc cử Tổng Thống. Đảng DC xem sự thành công sơ khởi tại Iowa một dấu hiệu tốt cho sự thành công trên toàn quốc. Thử thách thứ hai thường được thực hiện tại New Hampshire, nơi đây đa số cử tri không thuộc DC hay CH mà đa số là cử tri độc lập (independent voter). NH là một địa bàn tốt thử thách các ứng viên xem thử họ có khả năng thuyết phục các cử tri độc lập? Ngoài hai tiểu bang nêu trên, đảng CH cũng xem tiểu bang South Carolina là một thí điểm tốt để đo lường tâm lý của cử tri và khả năng của UCV.

Các đảng buộc lòng phải hỗ trợ những UCV được nhiều phiếu nhất đại diện đảng ra tranh cử Tổng Thống. Không có chuyện đảng cử những ƯCV không xứng đáng và buộc dân phải bấu như các chế độ độc tài đảng trị. Nhờ thế mà, dù muốn dù không, UCV naò đắc cử sẽ trở thành Tổng Thống của toàn dân.

Các đại hội sơ bộ thường do các tiểu bang tổ chức theo thời gian và địa điểm thuận tiện ấn định như California đã đổi đại hội sơ bộ từ tháng 6 qua ngày 5 tháng 2.  Michigan và Florida tổ chức vào tháng 1.  Các đại hội sơ bộ được tổ chức vào ngày thứ ba trong tuần của nhiều tiểu bang được mệnh danh: “Super Tuesday”. Trong trường hợp không có ứng viên được đa số phiếu cấp bầu cử sơ bộ ấn định để được đại diện đảng ra tranh cử TT, đại hội đảng toàn quốc sẽ bỏ phiếu quyết định theo phương thức “Brokered Convention” như đảng CH đã dự trù trước đây, nếu UCV Trump không đủ phiếu tín nhiệm theo luật định trong cuộc bầu cử  2016, nhưng trường hợp nầy đã không xảy ra.

Hiến pháp Hoa Kỳ ấn định cuộc bầu cử Tổng Thống được tổ chức vào NGÀY THỨ BA sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11. Các tiểu bang có tính cách phụ trợ quyết định thắng cử như New Hampshire, Iowa, Ohio, Michigan, Pennsylvania, Florida, New Mexico là những Swing states mà các ứng cử viên cần tranh thủ cử tri ngoài những tiểu bang có số cử tri tương đối cố định như các ”Green states” bầu cho ứng viên Dân chủ hay “Red states” thường bầu cho ứng viên Cộng hoà. Ứng viên đảng DC thường thắng phiếu tại các tiểu bang Minnesota, Washington State, Oregon, California, New York.  Đảng CH thường thắng phiếu tại các tiểu bang taị Trung và Đông Mỹ.  Có những tiểu bang “yellow” là những tiều bang có nhiều cử tri độc lập hay “swing state”mà các ứng cử viên Dân Chủ hay Cộng Hoà cần nỗ lực tranh thủ đế thắng.

10. Thể thức đầu phiếu

Bầu phiếu phổ thông được áp dụng cho hầu hết các cuộc bầu cử cấp tiểu bang và liên bang theo thể thức bầu cử phổ thông (popular), đa số tương đối (simple majority), trực tiếp (direct) và kín (secret). Đa số tương đối có nghĩa là ứng cử viên nào được nhiều phiếu phổ thông thì được đắc cử.

Tuy nhiên, đắc cử vào chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ không chỉ căn cứ vào phiếu phổ thông (popular vote) mà còn căn cứ vào Phiếu của Cử Tri Đoàn (electoral vote). Thông thường, ứng cử viên nào thắng phiếu phổ thông tại một tiểu bang thì thắng luôn phiếu cử tri đoàn (Winner-take all). Nhưng thỉnh thoảng có những trường hợp thất cử dù thắng phiếu phổ thông nhưng thua phiếu cử tri đoàn. “Thi không ăn ớt thế mà cay”!

Trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ  năm 2000, ứng cử Viên Albert “AL” Gore có 600,000 phiếu phổ thông cao hơn phiếu phổ thông của ứng Cử Viên George  W. Bush. Tuy nhiên ứng cử viên George W. Bush thắng phiếu tại Florida nên số phiếu cử tri đoàn cao hơn Al Gore.  Al Gore khiếu nại và Tối Cao Pháp Viện tuyên bố George W. Bush đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2000-2004. UCV Bush không phải vì thắng phiếu phổ thông mà nhờ được thắng phiếu cử tri đoàn. Muốn hiểu rõ thêm trường hợp này xin đọc thêm án lệ (Bush v. Gore, 531 US 98 (2000).  Sự kiện này cũng cho chúng ta thấy vai trò của Tối Cao Pháp Viện quan trọng như thế nào.  Tân Tổng Thống nhiệm kỳ 2016-2020 …đã  có cơ hội bổ nhiệm các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện có cùng  khuynh hướng chính trị trong thời gian 4 hay 8 năm tới vì hiện nay có 3 vị thẩm phán Tối Cao pháp Viện trên 78 tuổi.

11. Phiếu Phổ Thông và Phiếu Cử Tri Đoàn (Popular vote & Electoral vote)

Mỗi tiểu bang có một số “cử tri đoàn” (electoral college) gồm 2 Nghị Sĩ Liên bang và một số Dân biểu Liên bang tuỳ theo dân số.

Hoa Kỳ có 538 phiếu cử tri đoàn gồm có: 100 Nghị Sĩ Liên bang (US Senator) và 438 Dân biểu Liên bang (US House of Representatives). Số dân biểu có thể được điều chỉnh tuỳ theo dân số…  Muốn đắc cử Tổng Thống, ứng cử viên phải hội đủ 270 phiếu cử tri đoàn trên 538 phiếu. Nghĩa là ít nhất phải hơn đối thủ 2 phiếu. Ứng cử viên nào thắng phiếu phổ thông tại tiểu bang sẽ thắng luôn phiếu của cử tri đoàn tạị tiểu bang đó.

 Bản đồ Phiếu Cử Tri Đoàn theo tiểu bang

Trong lịch sử bầu cử Tổng Thống Hoa kỳ có vài trường hợp bất thường xảy ra. Năm 1787 Quốc Hội Hoa Kỳ đã tranh luận về vấn đề bầu cử Tổng Thống và để dung hoà hai ý kiến: Tổng thống do Quốc hội bầu hay do dân chúng bầu?  Quốc hội đã biểu quyết dùng cả hai phương thức. Ngoài phiếu phổ thông, Tiểu bang có nhiệm vụ chọn đại biểu với Cử tri đoàn (electoral college) cho mỗi tiểu bang. Tổng số đại biểu của cử trì đoàn tại mỗi tiểu bang bằng tổng số dân biểu liên bang và 2 nghị sĩ liên bang. Ví dụ: Tiển bang X có 8 dân biểu liên bang và 2 nghi sĩ liên bang: Tổng số cử tri đoàn là 10 người (10 phiếu).  Cử tri đoàn của 50 tiểu bang gốm.  (100 US nghị sĩ + 438 US dân biểu=538)

Lịch sử bầu Tổng Thống Hoa Kỳ cũng đã ghi lại năm 1800, ứng cử viên Thomas Jefferson và ứng cử viên AAron Burr mỗi người nhận 73 phiếu. Sự kiện này đã được trình Hạ Nghị Viện, chiếu Hiến Pháp Hoa Kỳ để quyết định và UCV Jefferson đã đắc cử.  Cuộc bầu cử năm 1824 và 1876 cũng do Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ quyết định mặc dù ứng cử viên trong hai cuộc bầu cử này không nhận được đa số phiếu phổ thông.

Năm 2000, Tối Cao Pháp Viện phán xét cho George W.  Bush đắc cử chức vụ Tổng Thống nhờ có phiếu cử tri đoàn cao hơn phiếu cử tri đoàn của Al Gore, nhưng phiếu phổ thông của Al Gore cao hơn phiếu phổ thông của George W. Bush.   Hiện nay, có khuynh hướng vận động bãi bỏ phiếu phiếu cử tri đoàn. Nếu khuynh hướng này thắng thế thì những tiểu bang đông dân số sẽ đè bẹp các tiểu bang có dân số thấp, tạo nên sự bất công giữa các tiểu bang.

12. Bầu Cử Tổng Thống nhiệm kỳ 2020-2024           

Năm 2020, dân số Hoa Kỳ được phỏng định là 332,528,000 (US population). Trong đó khoảng 235,097,000. công dân đủ điều kiện đi bầu (population eligible to vote). Cử tri đi bấu  khoảng 60%  = 141.000.000. (Source: Weldon Cooper Center, University of Virginia). Dân số người Mỹ gốc Á Châu, gồm 21 sắc tộc. : 22,500.000. Dân số người Mỹ gốc Viêt : 2,100,000, Công dân Viêt Mỹ đủ điếu kiện đi bầu khoảng  1,500,000. Cử tri đi bầu 60% hay khoảng 900,000..

Trên phiếu bầu năm 2020 có ứng cử viên của 9 đoàn thể chính trị ra tranh cử: (1) Republican: Donald J. Trump & Michael Pence; (2) Democratic-Farmer-Labor: Joseph R. Biden & Kamala Harris; (3) Independence-Alliance: Roque De La Fuente  & Darcy Richardson; (4) Green Party:  Howie Hawkins & Angela Walker; (5) Independent: Kanye West& Michelle Tidball ; (6) Independent: Brock Pierce & Karla Ballard; ( 7) Socialism and Liberation: Gloria La Riva & Leonard Peltier; (8) Socialist Worker Party: Alyson Kennedy & Malcolm Jarret; (9) Libertarian Party: Jo Jorgenson & Jeremy “Spike” Cohen.

Ứng cử Tổng Thống nào thắng đa số phiếu phổ thông (popular vote) sẽ thắng (winner-take all) phiếu cử tri đoàn (electoral vote) tại tiểu bang đó.  Muốn thắng cử UCV Tổng Thống phải đạt được ít nhất 270 phiếu cử tri đoàn trên 538 phiếu.  Trong kỳ bầu cử năm 2016, UCV Trump, đảng CH đạt được 309 phiếu cử tri đoàn và đã đánh bại bà Clinton chỉ có 229 phiếu.

Vấn đề sai biệt giữa phiếu cử tri đoàn và phiếu phổ thông có thể xảy ra vì sự sai biệt dân số và số cử tri đoàn giữa các tiểu bang. Tiểu bang không thể quân phân dân số chính xác khi ấn định số dân biểu Liên bang. Do đó đã xảy ra trường hợp, một ứng viên có đa số phiếu phổ thông nhưng lại không có đủ số phiếu cử tri đoàn như trường hợp Al Gore năm 2000 và trường hợp của bà Clinton năm 2016.

Tất cả các khiếu nại, nếu có, về bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ được chung quyết bởi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (US Supreme Court) nếu các biện pháp giải hóa hành chính (administrative mediation) không đạt được kết quả.

Trần Xuân Thời

Views: 215