Tưởng Nhớ Một Trí Thức Miền Nam Việt Nam Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân, Tổng Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục Kiêm Viện Trưởng Viện Đại Học Cần Thơ.

Triệu Huỳnh Võ (ĐS 6)

Vào mùa Xuân năm 1975, nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội phá bỏ Hiệp Định Ba Lê, đã được ký kết ngày 27 tháng Giêng năm 1973, xua quân tổng tấn công xâm chiếm miền Nam Việt Nam, giữa lúc miền Nam Việt Nam bị Mỹ chấm dứt viện trợ quân sự và rút hết binh sĩ Mỹ về nước, trong khi họ vẫn được Nga Tàu chi viện mạnh mẽ. Hậu quả là sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam sụp đổ, toàn thể đất nước Việt Nam từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau đều nằm dưới quyền cai trị của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi tiếp thu Miền Nam, họ ra lệnh cho tất cả viên chức từ trung cấp trở lên trong guồng máy hành chánh, quân sự, và đảng phái đi trình diện tại các trung tâm được chỉ định, để rồi sau đó sẽ tiếp chuyển đến các trại tù khổ sai lao động, dưới ngụy danh là trại “Học Tập Cải Tạo”, được thiết lập ở những nơi rừng sâu nước độc, từ trong nam ra bắc đến tận biên giới Việt Trung. Thông cáo kêu gọi những thành phần phải ra trình diện trại “Học Tập Cải Tạo” có yêu cầu mỗi ngườiphải mang theo tiền đủ trả chi phí ăn uống trong một tháng với dụng ý để mọi người lầm tưởng thời gian họ bị bắt buộc “Học Tập Cải Tạo” chỉ kéo dài một tháng thôi.

Trong thực tế, thời gian bị “Học Tập Cải Tạo” kéo dài vô tận đã khiến cho vô số người phải bỏ mạng vì đói rét, kiệt sức, thiếu thuốc men, bịnh tật, và trong số các nạn nhân đó đã bao gồm Giáo sư Nguyễn duy Xuân, một Trí Thức mẫu mực ở Đồng Bằng Sông Cữu Long miền Nam Việt Nam.

GS Xuân sinh năm 1925 tại quận Ô Môn thuộc tỉnh Cần Thơ và là cựu học sinh College de Cantho, tiền thân của trường Trung học Phan thanh Giản. Sau khi đậu bằng Thành chung (Diplôme), ông sang Pháp du học, tốt nghiệp Cử Nhân Kinh Tế. Ông tiếp tục học chương trình Hậu Đại Học ở Anh và đậu bằng Cao Học về Kinh Tế. Sau đó ông theo học tiếp tại Đại Học Vanderbilt, ở Tiểu bang Tennessee của Hoa Kỳ để lấy bằng Master và PhD về Kinh Tế. Đề tài Luận án Tiến sĩ của ông là Tín Dụng Nông Nghiệp.

Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, GS Xuân đã giữ các chức vụ:
-Tùy viên Báo chí, Phủ Thủ Tướng kiêm Tổng Giám Đốc Việt Nam Thông Tấn Xã trong Nội Các của Thủ Tướng Nguyễn ngọc Thơ.
– Tổng Ủy Trưởng Phủ Tổng Ủy Hợp Tác Xã và Nông Tín.
Thời Đệ Nhị Cộng Hòa, ông là:
-Tổng Trưởng Kinh Tế trong Nội Các của Thủ Tướng Nguyễn văn Lộc.
– Cố vấn Kinh Tế cho Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu trong chức vụ Phụ Tá Đặc Biệt.
– Viện Trưởng Viện Đại Học (VĐH) Cần Thơ từ năm 1971-1975.
– Tổng Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục kiêm nhiệm Viện Trưởng VĐH Cần Thơ trong Nội Các của Thủ Tướng Nguyễn bá Cẩn, được thành lập vào ngày 14 tháng 4 năm 1975, thay cho Thủ Tướng Trần thiện Khiêm vừa từ chức.

Vào những ngày cuối cùng của tháng Tư năm 1975, vị Tùy Viên Văn Hóa của Tòa Đại sứ Mỹ có đến gặp GS. Xuân, đề nghị đưa ông rời Việt Nam, nhưng ông đã từ chối vì không muốn bị qui trách là đã rời bỏ nhiệm sở trong khi thi hành nhiệm vụ.

Sau đó, cũng như mọi cấp chỉ huy trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, GS Xuân đến trình diện tại Trường Nữ Trung Học Gia Long ở Sài Gòn để vài ngày sau được chuyển đến Làng Cô Nhi Long Thành thuộc Tỉnh Biên Hòa.Đây là nơi giam giữ tất cả những người ra trình diện, tại các địa điểm được chỉ định trong vùng Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định và phụ cận. Tại đây họ được phân loại theo mức độ tội phạm nặng nhẹ để được chuyển tiếp đến trại giam khác, nên chỉ vài tháng sau GS. Xuân lại bị chuyển tiếp về Trại giam Thủ Đức chung với những người từng giữ các chức vụ cao cấp trong các Phủ Bộ của chính phủ, các lãnh tụ đảng phái chính trị, Dân biểu Nghị sĩ Quốc Hội, chỉ huy cao cấp của cơ quan Cảnh sát và Tình báo.

Vào giữa năm1976, GS. Xuân cùng toàn thể tù nhân ở trại giam Thủ Đức được cho chuyển hết ra Bắc. Tù nhân, từng cặp được còng tay đưa lên xe bít bùng chở ra phi trường Tân Sơn Nhất, để sau đó được chuyển thẳng đến phi trường Gia Lâm ở Hà Nội trên hai chíếc máy bay vận tải C130 của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Toàn thể tù nhân sau đó được di chuyển bằng xe chở khách đến trại tù Hà Tây, thuộc Tỉnh Hà Sơn Bình và trại tù Nam Hà thuộc Tỉnh Hà Nam Ninh. GS Xuân được về trại Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 20 cây số.

Trong thời gian bị giam cầm ở Miền Bắc, người tù Miền Nam bị buộc phải lao động khổ sai, và GS Xuân bị xếp vào đội Sản Xuất Gạch. Đây là đội cực nhọc nhất trong các đội lao động của trại tù Hà Tây. Người tù trong đội nầy phải xuống ao lấy đất sét, ngay cả những ngày giá buốt nhất của mùa đông, đem lên nhào nặn cho nhuyễn để nén vào máy ép thành gạch sống, rồi dùng xe cút kít chuyển ra sân phơi khô. Tiếp đến, họ phải gánh vào lò để nung bằng than đá, rồi sau đó phải gánh ra với tiêu chuẩn mỗi người phải đạt được từ 1200 đến 1500 viên gạch trong ngày (mỗi viên nặng hơn một kí lô vì là gạch đặc, không phải gạch ống của miền Nam, và nếu không đạt mức tiêu chuẩn thì khẩu phần ăn trong ngày của tù nhân sẽ bị cắt giảm). GS Xuân, tuy là người cao tuổi nhất trong đội, vẫn phải còng lưng lao động khổ sai như những người tù trẻ mà đa số, nguyên là các sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, bị giam từ các trại tù gần biên giới Hoa Việt mới được chuyển về đây trước tin Tàu cộng sắp tấn công vào sáu tỉnh ở biên giới.

Mùa đông của năm 1977 và các năm sau đó ờ miền Bắc quá khắc nghiệt, khi nhiệt độ ban đêm ở trại tù có lúc xuống gần 0 độ C. Dù thời tiết lạnh nhưng mỗi buổi sáng, khi cửa buồng giam được mở để cho người tù có một thời gian ngắn ra hồ nước làm vệ sinh cá nhân trước khi đi lao động khổ sai, thì GS Xuân và Luật sư Trần văn Tuyên, nguyên là Chủ tịch khối Dân Biểu thuộc nhóm Dân Chủ Xã Hội trong Hạ Viện, dùng giây phút ngắn ngủi nầy đề tắm giặt. (Luật sư Tuyên đã mất tại Trại tù Hà Tây nầy vì bị đứt mạch máu ở não). Ngoài việc chịu đựng sự giá rét của mùa Đông, GS Xuân cùng với những người tù khác, còn phải chống chọi với việc ăn uống thiếu thốn và bịnh tật vì thiếu thuốc men. Kỷ sư Hóa học Phan thông Thảo, nguyên Chủ tịch đảng Tân Đại Việt và là người tù cùng buồng giam, đã chua xót than thở: “chúng ta đã trở thành loài thú ăn thịt sống rồi,vì lúc nầy chúng ta tự ăn thịt chúng ta để được sống còn .”

Khoảng tháng 9 năm 1979, thân nhân người tù miền Nam được phép cho gửi quà tiếp tế và đi thăm nuôi. Lúc đó, GS Xuân chưa nhận được quà của gia đình từ bên Pháp gửi mà chỉ nhận được quà của bà chị ruột ở Ô môn gửi vào. Chính nhờ nhận được sự tiếp tế hoặc thăm nuôi kịp thời của gia đình mà những người tù miền Nam, trong đó có GS Xuân, được tiếp tục sống sót.

Kiếp sống lao động khổ sai trong đội Sản Xuất Gạch của GS Xuân tiếp tục kéo dài cho tới khoảng năm 1981 thì ông được bổ sung vào Tổ Dịch Thuật của trại. Tổ Dịch Thuật cũng gồm các tù nhân gốc quân đội giỏi tiếng Anh và tiếng Pháp, có nhiệm vụ dịch các tài liệu và sách tiếng Anh hoặc tiếng Pháp nói về Chiến tranh Việt Nam, cung ứng cho giới lãnh đạo quân sự ở Hà nội. Đây cũng là một dạng khai thác tinh vi khác của bọn cai tù, họ khai thác tiếp chất xám của trí tuệ thay vì sức lao động của người tù.

Đến năm 1983, toàn bộ tù nhân ở trại Hà Tây được chuyển về trại Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. GS Xuân vẫn tiếp tục ở trong Tổ Dịch Thuật. Các năm sau đó, GS Xuân bắt đầu nhận được quà và thuốc men của gia đình bên Pháp cũng như được ngưởi em trai, cựu dân biểu Nguyễn long Giao, thăm nuôi và tiếp tế sau khi ông em nầy được ra khỏi tù. Nhưng cũng trong khoảng thời gian nầy, đặc biệt là vào mùa đông năm 1986, GS Xuân bắt đầu bị nổi những chấm đỏ trong người và trên mặt mà các thuốc uống và thoa ngoài da đều không kết quả. GS Xuân quay qua tự trị theo thuốc Nam bằng cách nhờ tù nhân lao động bên ngoài trại tìm và nhổ nguyên rễ rau dền gai để ông phơi khô rồi nấu nước uống.

Chứng phong ngứa của GS Xuân vẫn không thuyên giảm. Chung quanh cổ của ông bắt đầu xuất hiện vài cục bướu nhỏ sờ vào thấy cứng như hạt gạo. Theo sự chẩn đoán của bác sĩ Trương như Quýnh, nguỵên giám đốc bịnh viện Đô Thành Sàigòn, trông coi bệnh xá ở đây, dưới quyền một bác sĩ của trại tù Nam Hà, thì GS Xuân đã bị bịnh Hodgkins, một loại ung thư về các hạch tuyến phát triển bất bình thường. GS Xuân có được trại tù cho chuyển ra bệnh viện Phủ Lý để khám nghiệm. Họ cũng xác nhận ông bị bịnh Hodgkins, rồi sau đó lại cho về trại tù trong ngày. Bịnh tình của ông mỗi ngày một nặng thêm khi các hạch ở cổ bắt đầu di căn xuống bao tử và gan khiến ông nhiều lần bị ngất xỉu phải đưa xuống bệnh xá cấp cứu. Sau cùng trại phải chuyển ông xuống nằm hẳn ở bệnh xá để tiện việc cấp cứu.

Trong thời gian GS Xuân trở bịnh nặng ở bệnh xá, tù nhân Phạm hữu Trung, nguyên là Thiếu Tá Cảnh sát, tình nguyện xuống bệnh xá chăm sóc suốt ngày đêm cho ông và được ban giám thị Trại đồng ý, sau khi họ nhận được quà biếu xén của anh em tù trong trại. Khoảng tháng 10 năm 1986, theo sở nguyện của ông, GS Xuân được Thượng tọa Thích thanh Long, nguyên Giám đốc Nha Tuyên úy Phật giáo cũng đang bị giam giữ tại đây, làm lễ quy y cho ông với pháp danh Thanh Lương Địa. Cũng vào lúc đó, trước tin GS Xuân đuối sức vì không thể ăn hoặc uống nước được nữa, bà GS Phạm hoàng Hộ (vợ của vị Viện Trưởng Viện Đại Học tiền nhiệm) đã gửi ra hai lọ nước biển, Morin Amin, chứa dinh dưỡng đậm đặc để truyền qua máu vào cơ thể thay thế thức ăn. Lúc đầu, bác sĩ cộng sản của trại không cho phép dùng, nhưng vài ngày sau đó, khi thấy GS Xuân sắp bắt đầu đi vào tình trạng hôn mê, thì bác sĩ nầy mới đồng ý cho dùng. GS Xuân hồi tỉnh lại được một ngày, nhưng đến 4 giờ khuya ngày 17 tháng 12 năm Bính Dần, tức là ngày 16 tháng 1 năm 1987, GS Xuân trút hơi thở cuối cùng.

Sáng hôm sau, cũng qua hình thức quà cáp cho bọn cai tù, vị tù Tuyên úy Phật giáo Sư đòan 7, thầy Ngự cùng hai vị Thượng tọa Thích thanh Long và Thích thiện Chính đã xuống được bệnh xá tụng kinh tiễn đưa ông theo đúng nghi thức của Phật giáo.Thi thể của ông lúc lâm chung, sau gần hai tháng không ăn không uống được, đã bị co rút lại và toàn thân ông đen sạm như pho tượng đồng đen.

Việc chôn cất GS Xuân được trại giao cho đội tù hình sự phụ trách, và các tù chính trị miền Nam không được phép tiễn đưa. Họ chỉ có thể đứng tại cổng khu buồng giam, nhìn cảnh hai tù hình sự khiêng quan tài GS. Xuân đem chôn trên đồi hoang mà lòng ngậm ngùi thương xót cho sự ra đi thầm lặng và chua xót của GS. Xuân, một Trí Thức ưu tú và mẫu mực đã bỏ mạng vì sự trấn áp triệt để và chế độ giam cầm khắc nghiệt của bạo quyền cộng sản Hà Nội đã giành cho những người tù Miền Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Đến năm 2015, ái nữ của GS Xuân, từ bên Pháp về, mới thực hiện được việc bốc mộ cho cha, rồi hỏa táng và đem tro cốt của ông về thờ tại chùa Thiên Hương tại Quận Bình Thạnh, Sài Gòn.

Sacramento, ngày 15 tháng 2 năm 2023.
Triệu huỳnh Võ
(Một người tù, sinh năm 1937 ở Cần Thơ, tốt nghiệp Thủ Khoa khóa 6 Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sài Gòn năm 1962, chức vụ sau cùng trước năm 1975 là Phụ Tá Đặc Biệt Tổng Trưởng Bộ Dân Vận-Chiêu Hồi Việt Nam Cộng Hòa, đã từng bị giam cầm chung với GS.Xuân trên 12 năm qua các trại Cải Tạo Long Thành, Thủ Đức, Hà Tây, và Nam Hà.) 

Arc of Memory, National Monument, Canada – Memorial to the Victims of Communism.

Remembering An Intellectual Of South Viet Nam Professor Nguyễn Duy Xuân, Minister Of Culture And Education And Concurrently Dean Of The University Of Cần Thơ

In the Spring of 1975 the Communist authorities in Ha Noi decided to shred the Agreement on Ending theWar and Restoring Peace in Viet Nam that was formally signed by all the parties in Paris, France on January 27, 1973 and sent a massive military force to invade South Viet Nam in direct violation of the Accords. It happened at a time when the Republic of Viet Nam (RVN) was being abandoned by the United States of America having already withdrawn all its troops and fast ending all assistance to the country and while North Viet Nam (NVN) was continually receiving massive assistance from Russia and China. This brought about the collapse of the Government of the RVN on April 30, 1975, and the entire country from Nam Quang Pass to the Cape of Cà Mau was under the control of the Communist authorities in Hà Nội.

Shortly after they occupied South Viet Nam the Hà Nội authorities ordered all officials from mid-level and up in the government, armed forces and political parties to report to designated centers. Those officials were then sent to hard labor camps disguised as “re-education” camps. Those camps were set up in remote and inhospitable locations from the south all the way to the north, even in the border area between Viet Nam and China. The announcement ordering those officials to report and later sent to the reeducation camps informed them to only take with them enough money to pay for one month’s expenses for food, thus leading them to believe that the re-education period would be only one month.

In reality the re-education period lasted much, much longer, causing many prisoners to die of starvation, poor health, diseases due to lack of medicine. Among those prisoners was Professor Nguyễn Duy Xuân an exemplary intellectual from the Mekong River Delta of South Viet Nam. Professor Xuân was born in 1925 in the district of Ô Môn, province of Cần Thơ. He studied at a high school named Collège de Cần Thơ, subsequently renamed Phan Thanh Giản High School. After graduating with his Diplôme he went to France and graduated with a License (Bachelor) in Economics. He then went to study the UK and obtained a Masters in Economics, after which he went to Vanderbilt University in Tennessee, USA from which he graduated with a Masters and a Ph D in Economics. His Ph D thesis was about Agricultural Credit.

He went back to South Viet Nam and served in various capacities in the government of the First Republic (1955-1963), namely – Press Attaché at the Office of Prime Minister Nguyễn Ngọc Thơ, and concurrently Director General of Viet Nam Press, the official news agency of the Government; – General Commissioner, General Commission of Cooperatives and Agricultural Credit In the Second Republic he was -Minister for Economy under Prime Minister Nguyễn Văn Lộc, the first government of the Second Republic; – Special Assistant for Economic Affairs to President Nguyễn Văn Thiệu; – Dean of Cần Thơ University from 1971 to April 1975 – concurrently Minister for Culture and Education in the Cabinet of Prime Minister Nguyễn Bá Cần from April 14 to April 28, 1975 having replaced Prime Minister Trần Thiện Khiêm.

Towards the end of April 1975 the Cultural Attaché of the US Embassy in Saigon had approached Professor Xuân and invited him to leave the country. Professor Xuân refused to leave because he did not want to be accused of abandoning his post. After the Communist takeover, like many officials, Professor Xuân reported to the center at Gia Long Girls High School in Saigon and was sent to another center at the Long Thành Orphanage in Biên Hòa province. This is the internment center for all officials who had reported at the various designated centers in the Greater Saigon-Chơ Lớn-Gia Định area. Here they were grouped in categories according to their “crime activity level” from high to low, and then sent to various hard labor camps. Professor Xuân was subsequently sent to the Thủ Đức Detention Center along with other officials who had held high level positions in the government, leaders of political parties, Deputies and Senators in the National Assembly, and commanding officers in the Police and Intelligence organizations.

In mid-1976 Professor Xuân and the entire population at the Thủ Đức Detention Center were sent to North Viet Nam. The prisoners, shackled in pairs, were transported in fully covered military trucks to Tân Sơn Nhất airport and then flown in two former RVN Air Force C 130 planes directly to Gia Lâm airport, in Hà Nội. All the prisoners were then transported in public buses to the Hà Tây Hard Labor Camp in Hà Sơn Bình province and the Nam Hà Hard Labor Camp in Hà Nam Ninh province. Professor Xuân was sent to the Hà Tây Hard Labor Camp, about 20 kilometers (12 miles) from Hà Nội.

In their time of incarceration at those prisoners’ camps in North Viet Nam the prisoners from the South were doing hard labor, and Professor Xuân was included in a unit responsible to make bricks. This is the harshest work unit in the Hà Tây Hard Labor Camp. Here the prisoners had to go the pond to get the clay, even on extremely cold days in the winter. Then they had to mold the clay till it becomes pliable to be pressed into soft bricks by machines, and then taken in wheelbarrows to dry out in another area. The prisoners then had to carry the bricks to coal-fired ovens, then take them out once dried, with each prisoner meeting the production target of 1200 to 1500 bricks a day. A brick as produced in North Viet Nam weighed then more than one kilogram (more than 2 pounds) because it was a solid brick instead of the lighter “hollow” brick made in South Viet Nam. If a prisoner did not meet his assigned production quota then his food ration for the day will be reduced! Professor Xuân, though the oldest person in his work unit, had to do the same back-breaking hard labor like his much younger fellow prisoners, the majority of them being former officers in the RVN Armed Forces who had been interned at the hard labor camps along the China – Viet Nam border and had to be relocated because the Chinese were going to attack the six provinces along the border.

The 1977 winter and subsequent ones in North Viet Nam were very harsh, with temperatures at the hard labor camps as low as zero degrees Celsius (32 F). Each morning, in extreme cold weather, as soon as the door of the cell was opened the prisoners had a short time to wash and do personal hygiene in the pond area before doing the hard labor. Professor Xuân and Lawyer Trần Văn Tuyên, formerly Head of the Social Democrat group in the House of Deputies, took advantage of the short time allowed to wash. (Lawyer Tuyên died at the Hà Tây Hard Labor Camp of a ruptured blood vessel in the brain). Besides enduring the harsh winter Professor Xuân and his fellow prisoners also had to put up with scarce food rations and diseases due to lack of medicament. Chemical Engineer Phan Thông Thảo, Head of the New Đại Việt party, and Professor Xuân’s cell mate, had bitterly complained that “we have become animals that have to eat meat to survive because at this time we eat ourselves in order that we may survive”.

At the beginning of 1979 family members of the prisoners were allowed to send gifts packages and to visit the prisoners. At that time Professor Xuân did not receive any gifts packages from his own family in France but from his older sister then living in Ô Môn District. Prisoners from the South, including Professor Xuân, managed to survive thanks to those gifts packages and the visits by family members who also brought food and other necessities. Life as a laborer in Professor Xuân’s Bricks Production work unit continued until 1981 when he got transferred to the Translation Unit of the hard labor camp. The Translation Unit had former military officers of the RVN Armed Forces who were very proficient in English and French. They were charged with translating documents and books in English or French about the Viet Nam War to send to the Communist military leaders in Hà Nội. This was another clever exploitation by the prison wardens as they leveraged the intellectual capability and prowess in lieu of the labor capability of the prisoners. In early 1983 all the prisoners at the Hà Tây Hard Labor Camp were transferred to the Hà Nam camp in Hà Nam Ninh province where Professor Xuân continued working in the Translation Unit. In the following years Professor Xuân received gifts and medicament packages from his family in France and was visited by his younger brother, Deputy Nguyễn Long Giao when the latter was released from the hard labor camp.

However, it was at that time, particularly beginning in the winter of 1986, that Professor Xuân began to develop eczema and have red dots on his body and on his face that oral medicine and topical ointment could not cure. Professor Xuân turned to oriental medicine and asked prisoners having work details outside the hard labor camp to pick the amaranth plants, roots and all, so that he could dry them out then make infusion to drink. Professor Xuân’s eczema and rash did not disappear. Around his neck began to appear a number of tumors as hard as grains of rice. A fellow prisoner, Dr Trương Như Quýnh, former Head of the Saigon Hospital and working under a doctor from North Viet Nam in charge of the hospital at the hard labor camp, diagnosed that Professor had contacted Dr Hodgkin’s Disease, a type of cancer due to the abnormal growth of ganglions, The labor camp authorities allowed Professor to be examined at the Phủ Lý city hospital, and there the medical staff also confirmed that Professor Xuân had Hodgkin’s Disease and immediately sent him back on the same day to the hard labor camp. Professor Xuân’s condition worsened as the ganglions metastasized to the stomach and liver causing him to faint many times and had to be rushed to the camp’s infirmary for emergency treatment. Finally, the prison authorities had to admit Professor Xuân to the camp’s hospital for better treatment.

During Professor Xuân’s stay at the camp’s hospital, fellow prisoner Phạm Hữu Trung, a former Major in the RVN Police Force volunteered to be at the hospital to care for him day and night. The prison wardens agreed to that request only after they received “gifts bribes” from the prisoners at the camp. By October 1986, per his wish Professor Xuân got the Reverend Thích Thanh Long, a fellow prisoner and former Chief of the Buddhist Chaplains in the RVN Armed Forces, to perform the rites for him to become a Buddhist monk with the name of Thanh Lương Địa. At that same time, upon learning of Professor Xuân’s deteriorating health and the fact that he could not eat or drink. Mrs. Phạm Hoàng Hộ, the wife of Professor Phạm Hoàng Hộ who had been Dean of Cần Thơ University before Professor Xuân, sent him two bottles of saline solution, Morin Amin, that contained concentrated nutrients to be injected into his blood system in lieu of food. In the beginning the Communist doctors at the hard labor camp did not allow this type of treatment, and only relented a few days later when they saw that Professor Xuân was comatose. Professor Xuân recovered for one days; however, at 04:00 am on January 16, 1987 he gave his last breath. The next morning, after giving some more gifts bribes to the prison wardens, Buddhist Reverend Ngự , former Buddhist Chaplain of RVN Armed Forces 7th Division, with the assistance of two other Buddhist Reverends, Thích Thanh Long and Thích Thiện Chính performed the last Buddhist rites for Professor Xuân at the hard labor camp’s infirmary. On his death and having not eaten or drunk any water for two months Professor Xuân’s body had shrunk considerably and was as black as a bronze statue.

The burial of Professor Xuân was done by a team of common criminals at the hard labor camp and the political prisoners from the South were not allowed to witness and say their final good goodbye to a fellow prisoner. They could only line up at the door of the cell where Professor Xuân had been incarcerated and watch with deep sorrow as two common criminals carried Professor Xuân’s coffin to be buried on a remote hill outside the hard labor camp. They could not contain their tears at the silent yet bitter death of Professor Xuân, a superb and exemplary intellectual from the South who died because of the brutal suppression and harsh incarceration which the tyrannical communist authorities in Hà Nộ i had reserved for the political prisoners from South Viet Nam after April 30, 1975.

It was not until 2015 that Professor Xuân’s daughter could return to Viet Nam from France to exhume her father’s bones, had then cremated and took the ashes for veneration to the Thiên Hương Buddhist temple in Bình Thạnh district of Saigon.

Sacramento February 15, 2023
Triệu Huỳnh Võ
A political prisoner, born in 1937 in Cần Thơ, graduated in 1962 as valedictorian of the 6th Class of the RVN National Institute of Administration, with the last position in the RVN Government as Special Assistant, with rank of Vice Minister, to the Minister for Mass Mobilization and Open Arms, and had been incarcerated with Professor Xuân for 12 years successively at the so called Re-Education Camps of Long Thành, Thủ Đức, Hà Tây and Nam Hà.

Arc of Memory (cận cảnh- công trình kiến trúc đang xây dựng) Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản tại Ottawa, Canada

À La Mémoire D’un Érudit De La République Du Viêt Nam Le Professeur Nguyễn Duy Xuân, Ministre De L’éducation Nationale, De Concours Avec Les Fonctions De Recteur De L’université De Cần Thơ

 
Au printemps de l’année 1975, les dirigeants communistes du Nord Việt Nam, avec l’intention d’annulerle traité de Paix qu’ils ont signé le 27 Janvier 1973, et avec le plein support de leurs alliés Russo Chinois,ont donné l’ordre à leurs Forces Armées d’envahir, par un déferlement torrentiel, la République du Sud Việt Nam, abandonnée à elle seule, privée de l’aide financielle – militaire américaine; les États Unis d’Amérique ont déjà fait rapatrier leurs troupes.

En conséquence, la République du Sud Việt Nam s’écroule come un Château de Cartes le 30 Avril 1975.Tous les habitants du pays, du poste de la frontière septentrionale de “Ải Nam Quan” jusqu’à la Pointe de Cà Mau, limitant l’extrême mérional du pays, toute la population du Sud Việt Nam se rétrouvait sous les verroux. Les dirigeants du Nord communiste de Hà-nội, dans un laps de temps, après avoir pris les rênes du pouvoir, donnent l’ordre aux officiels du Sud Việt-Nam, civiles (du rang de Chef de Service jusqu’au rang de Ministre) et militaires (du grade d’officier sulbaterne jusqu’au grade de Général) de se présenter aux autorités communistes pour être envoyés de force, par la suite, dans des camps de rééducation (alias des bagnes pour les prisonniers des travaux forcés ou prisonniers intemporels pour les prisonniers de moindre importance), localisés du Sud au Nord du pays, jusqu’à la frontière entre le Việt-Nam et la Chine, et dans tous les recoins du pays, d’ordinaire au fond des forêts ou dans des lieux malsains òu sévissent des maladies contagieuses ou mortelles.

Selon l’annonce officielle du nouveau Régime communiste, postée pour le public, tous les officiels de la République du Sud Việt Nam, doivent se présenter aux autorités communistes, nantis d’une somme d’argent équivalente au prix de la nourriture individuelle pour un mois. C’est une sorte de truchement de mots que les sournois communistes du Nord Việt Nam ont voulu réserver une surprise aux gens crédules du Sud Việt Nam qui croient ferme que la durée de la rééducation ne dure qu’un mois. En réalité, la durée de la rééducation n’a pas de limite. Ce qui fait que beaucoup de prisonniers ont péri dans cet enfer, souffrant de la faim et du froid, épuisés par manque de médicaments et de soins médicaux. Profeseur Nguyễn duy Xuân, un examplaire érudit du delta du Sud du Mekong, se trouvait parmi ces victimes.

Né en 1925, de la Province de Cần Thơ, district de Ô Môn, Professeur Xuân est un ancien élève du Collège de Cần Thơ, une ancienne appellation du Lycée Phan Thanh Giản. Ayant reçu son Diplôme, il a été envoyé en France et en Angleterre pour continuer ses études où il a reçu une License Française en Économie et une Maitrise en Économie. Après cette période Professeur Xuân a décidé de s’inscrire à l’Université de Vanderbilt, en Tennessee (aux États Unis d’Amérique) où il a reçu la Maitrise et le titre de PhD en Économie. La thèse qu’il soutenait était “Crédit Agricol”.
Sous la Première République du Président Ngô đình Diệm, Professeur Xuân a assumé les fonctions de:
Attaché de Presse du Premier Ministre Nguyễn ngọc Thơ, de concours avec les fonctions de Directeur Général du Viêt Nam Presse; Haut Commissaire pour les Coopératives et le Crédit Agricol.

Sous la Deuxième République du Président Nguyễn văn Thiệu, Professeur Xuân a assumé des fonctions suivantes:
Ministre de l’Économie Nationale du Premier Ministre Nguyễn văn Lộc,  Conseiller particulier du Président Nguyễn văn Thiệu pour les Affaires Économiques, Recteur de l’Université de Cần Thơ depuis 1971 à 1975, Ministre de l’Éducation Nationale, de concours avec les fonctions de Recteur de l’Univesité de Cần Thơ dans le Cabinet du Premier Ministre Nguyễn bá Cẩn, en remplacement du Ministère de Trần thiện Khiêm, à partir du 14 d’Avril 1975.

Aux derniers jours d’Avril 1975, l’Attaché pour les Affaires Culturelles de l’Ambassade Américaine est venu inviter Professeur Xuân à quitter Việt Nam; mais ce dernier a refusé, parce qu’il n’a pas voulu d’ être accusé d’abandon de poste. C’était la malchance ou le destin qui a envoyé Professeur Xuân dans le bagne des travaux forcés à perpétuité des communistes du Nord.

Après la chute de la République du Sud Việt Nam, Professeur Xuân devait se présenter aux nouveaux gouvernants communistes comme d’autres de ses collègues. La première étape de leur “ Chemin de la Croix” est Le “Collège de Gia Long”, une institution pour l’éducation des jeunes filles au Sud Việt Nam à Saigon. Cette étape ne dure que de quelques jours où les internés se préparent à être dirigés peu après à l’ancien Orphelinat de Long Thành, un grand camp de rééducation nouvellement établi, à 30 kilomètres de Saigon, pour un triage de tous les internés politiques. C’est là que sont regroupés tous les détenus politiques.

Après un triage minutieux au camp de rééducation de Long Thành, Professeur Xuân et certains autres considérés comme des prisonniers de haute trahison étaient transférés dans un autre camp de rééducation aux environs de Thủ Đức, District de Saigon, où ils étaient rejoint par d’autres contingents d’internés composés d’anciens officiers de la police, des gens venus d’anciennes organisations chargées des Services d’espionage et de contre-espionage, des representatives et des sénateurs du Parlement, des chefs des Partis Politiques… etc de la République du Sud Việt Nam.

Vers le milieu de l’année 1976, tous ces prisonniers sont convoyés au Nord Việt Nam par des avions cargos C130. Ils sont d’abord poussés, menottes aux poignets, dans des camions hermétiques, faits pour le transport des prisonniers dangereux pour l’International Communiste. Ces malheureux sont amenés à l’aéroport de Tân Sơn Nhứt où des avions cargos C130 sont déjà alignés sur la piste d’envole, prêts à décoller avec ces deportés de choix qui sont liés ensemble deux par deux, avec menottes aux poignets, jusqu’à leur arrivée à l’aéroport de Gia Lâm, à Hà-nội. À Gia Lâm, les déportés étaient amassés dans des autocars et transportés au camp de rééducation de Hà Tây, province de Hà Sơn Bình et au camp de rééducation de Nam Hà, Province de Hà Nam Ninh, pour purger leurs peines, tout en performant des travaux forcés. Professeur Xuân était muté au Camp de Hà Tây, à 20 kilomètres de Hà-nội.

Le temps qu’ils étaient détenus au Nord Việt Nam communiste, les détenus politiques de la République du Sud Việt Nam devaient se conformer aux règlements très stricts. Professeur Xuân était assigné dans la section de fabrication de briques. C’est une des sections la plus laborieuse et la plus acharnée de travaux forcés dans le camp de Hà Tây. Selon le standard de production imposé par les dirigeants du camp de Hà Tây, chaque prisonnier devait produire chaque jour un grand nombre de briques, y compris le temps qu’il avait à patauger, de bon matin, dans la boue glacée des fosses bourbeuses pour en extraire des blocs d’argile, les pétrir et en faire des morceaux de briques (de plus d’un kilogramme pour chaque brique), d’après un mule de bois du camp, les faire sécher au soleil et les faire cuire au four. Toute violation concernant le rendement de la production des briques de chaque jour est sujetté à une réduction de la ration alimentaire quotidienne du prisonnier fautif. Professeur Xuân, le plus âgé dans la section, devait accomplir son travail forcé comme d’autres de ses collègues. Ils étaient des jeunes officiers de l’Armée du Sud Việt Nam, nouvellement repliés des autres camps de réeducation localisés trop près de la frontière septentrionale, en risque d’une délivrance venue du côté des communistes chinois.

L’hiver de l’année 1977 comme celui des années suivantes, était pour les prisonniers déportés venant du Sud Việt Nam (d’une région de climat tempéré) une perturbation physique catastrophique, sans compter la pénurie d’aliments et le manque de médicaments et de vêtements qui pouvaient aider ces prisonniers dépaysés d’être au chaud, dans une ambiance de température de moins de zéro degré centigrade. Tous ces facteurs contribuaient à la décimation du nombre considérable des prisonniers politiques de la République du Sud Việt Nam.

Chaque jour, Professeur Xuân aimait avoir un brin de conversation avec l’avocat Trần văn Tuyên, pendant quelques minutes de leur toilette matinale malgré la température glacée d’hiver. L’avocat Tuyên était le chef du Parti Social-Démocrate au Parlement de la République du Sud Việt Nam. Il succombait d’un coup de sang au cerveau (stroke), au camp de Hà Tây quelque temps après. En dehors du froid rigoureux, les déportés devaient combattre la famine, le manque de médicaments et de vêtements appropriés pour lutter contre le froid. Un ingénieur de Chimie Phan thông Thảo, chef du Parti “Tân Đại Việt”, un déporté lui même, a dit piteusement : “nous sommes devenus des carnivores parce que nous sommes en train de manger notre propre chair pour survivre”.
Aux environs de Septembre 1979, les prisonniers du Sud Việt Nam étaient permis de recevoir des colis postaux de ravitaillement de leurs familles. Professeur Xuân ne pouvait en recevoir de sa famille en France, mais seulement quelques uns de sa soeur, habitant à la délégation d’Ô Môn, province de Cần Thơ. C’est grâce à ces colis de ravitaillements que les prisonniers déportés au Nord Việt Nam, pouvaient encore survivre dans des bagnes atroces du Nord Việt Nam communiste.

Professeur Xuân continuait ce labeur de fabrication de briques jusqu’en 1981, date où il était assigné au groupe de traducteurs du camp. C’était un regroupement d’anciens officiers de l’Armée de la République du Sud Việt Nam ayant une grande connaissance de langues étrangères (en Anglais et en Français) capable de traduire des livres en anglais ou en français concernant la guerre au Việt Nam, recherchés par les autorités militaires de Hà-nội. C’était là une sorte d’exploitation de la matière grise, au lieu de l’exploitation de la force physique des prisonniers déracinés venant du Sud.

Vers l’année 1983, la totalité des prisonniers déportés du Sud Việt Nam du camp de Hà Tây devait être transférée au camp de rééducation de Nam Hà. Professeur Xuân commencait à recevoir du ravitaillement en vivre et en médicament de sa famille de France. En plus, l’ancien député du Parlement de la République du Sud Việt Nam, Nguyễn long Giao, son propre frère qui venait d’être libéré d’un autre camp de réeducation est venu le voir.

C’était pendant cette période de l’hiver de 1986 que Professeur Xuân a commencé à avoir des éruptions des petits furoncles rouges sur le visage et sur tout le corps, dont aucune sorte de pommade ou de médicament ne pouvait guérir. Le Docteur en Médecine Trương như Quýnh, ancien Médecin Chef de l’Hôpital Central de Saigon, un déporté lui même, a diagnostiqué Professeur Xuân et a déclaré que c’était une maladie au nom de Hodgkins, une sorte Cancer relatif au dévelopement anormal des glandes cancéreuses autour du cou qui s’étaient propagés dans tout le corps du malade, en particulier dans l’estomac, dans le foie etc…Professeur Xuân a dû s’évanouir plusieurs fois avant d’être envoyé à l’hôpital de Phủ Lý, près du Camp de Nam Hà, pour une contre visite; mais le résultat était le même. De retour au camp de Nam Hà, Professeur Xuân devait vivre en permanence à l’infirmerie du camp, pour être surveillé de près. Un autre détenu, au nom de Phạm hữu Trung, un ancien officier de la Police du Sud Việt Nam, s’engageait à servir comme garde malade pour Professeur Xuân.

Vers le mois d’Otobre 1986, selon le désir du Professeur Xuân, l’Aumônier Supérieur bouddhique de l’Armée du Sud Việt Nam, “ Thích thanh Long”, lui même un interné politique du camp, a procédé à une cérémonie d’ initiation au bouddhisme pour Professeur Xuân et lui a donné un nom religieux bouddhique de “ Thanh lương Địa”. Comme Professeur Xuân ne pouvait pas manger depuis deux mois, Madame Hộ, la femme du Docteur Phạm hoàng Hộ, le prédécesseur du Professeur Xuân aux fonctions de Recteur de l’Université de Cần Thơ, a envoyée deux bouteilles de Morin Amin, composées de substances nutritives très élevées qui, introduites dans le corps par voie intraveineuse, auraient pu sauver Professeur Xuân, mais le docteur communiste du camp n’a pas donné l’autorisation de les employer. Cependant quelques jours après, quand Professeur Xuân a donné des signes de Coma, ce docteur a changé d’idée et a permis à Professeur Xuân de les employer. Professeur Xuân a repris ses sens pendant un jour, mais il a dû rendre son dernier soupir à 4 heures du matin, le 16 Janvier de l’année 1987 (correspondant au 17 Décembre, de l’Année Lunaire du Tigre). Après deux mois sans nourriture, le corps du Professeur Xuân s’est rétréci un peu et le teint de la peau a quelque peu noirci.

Selon le règlement du camp de rééducation de Nam Hà, tout le service pour l’inhumation d’un prisonnier politique doit être assuré par les prisonniers de droit commun ou même des anciens criminels, mais pas par de prisonnier politique. Aucun prisonnier politique ne pouvait s’en mêler, ni de participer de près ou de loin aux obsèques d’un autre prisonnier politique. Cependant, en s’assurant le concours des geôliers par des présents, les amis du Professeur Xuân ont pu organiser une petite célébration funèbre, avec la présence de l’Aumônier Supérieur boudhique Thích thanh Long et de l’Aumônier boudhique de la 7 ème Division de l’Armée du Sud Việt Nam Thích thiện Chinh qui venaient prier pour un érudit patriotique, exemplaire à tous les points. La petite procession funèbre accompagnait Professeur Xuân vers un petit monticule de terre désertique, près du camp de Nam Hà, où le plus illustre et le plus connu érudit de la République du Sud Việt Nam allait se reposer dans ce coin perdu, le plus inconnu de son pay natal. Vers l’année 2015, la fille du Professeur Nguyễn duy Xuân est revenue de France et a procédé à l’inhumation et à la crémation des restes de son père dont les cendres étaient conservés à la Pagode de Thiên Hương, District de Bình Thạnh, Cité de Saigon.

Sacramento, le 15 Février, 2023
Triệu huỳnh Võ
Lauréat de la 6 ème Promotion, en 1962, de L’Institut National d’Administration de la République du Việt Nam. Né au 1937 à Cần Thơ, ancien Assistant du Ministre de la Mobilisation Populaire et du Ralliement au Cabinet du Premier Ministre Trần thiện Khiêm et Nguyễn bá Cẩn. Co-interné avec Professeur Xuân pendant plus de 12 ans dans les camps de rééducation sucessifs de Long Thành, de Thủ Đức, de Hà Tây, et de Nam Hà.

Traduit de l’original en français par Ngô văn Minh, Licencié ès Lettres Pédagogique (Mars 1963). Maitrise de Français à California State University of Fullerton (1999), Professeur retraité de Français à Fullerton College et à Long Beach City College. Ancien Colonel de l’Armée du Sud Việt Nam, Assistant Opérationnel et Chef d’État Major du Regrétté Général Đỗ cao Trí, Commendant le III ème Corps de l’Armée du Sud Việt Nam. Ancien prisonnier déporté et co-interné avec Professeur Xuân dan les Camps de Rééducation au Nord Việt Nam pendant 13 ans.
 

Lời BBT:

BBT trân trọng giới thiệu và đăng tải  bài viết tưởng nhớ Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân do NT Triệu huỳnh Võ (ĐS 6) viết, với bản dịch Anh ngữ và Pháp ngữ. Bài viết này  sẽ được công chiếu cho du khách tới viếng Tượng đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản  Arc of Memory tại Canada Link: https://tributetoliberty.ca/content/phan-thanh-gian-doan-thi-diem-alumni-group-teachers-and-friends-0

Được biết Tượng đài  Arc of Memory sẽ  được dự trù khánh thành vào 2/11/2023 tại  Ottawa , thủ đô Canada. Xin xem thêm các thông tin về Tượng đài  Arc of Memory  ở link sau đây: https://tributetoliberty.ca/

Visits: 74

Những Đóng Góp Của Các Đốc Sự Cho Hai Nền Cộng Hòa

Triệu Huỳnh Võ, ĐS 6

LỜI MỞ ĐẦU.
Bài viết nầy đã dựa vào:
– Quyển Kỷ Yếu Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (QGHC) do Tổng Hội Cựu Sinh Viên QGHC thực hiện vào tháng 7 năm 1999;
– Đặc san QGHC-Liên Bang Úc Châu 2006-2007;
– Quyển Kỷ Yếu ĐS 13: 48 Năm Nhìn Lại (1965-2012);
– Các cuộc tham khảo ý kiến với các đồng môn.
Nội dung bài viết chắc chắn còn nhiều điều sơ sót hoặc không chính xác, vì người viết chỉ trình bày sự đóng góp cho Nền Cộng Hòa của một số các Đốc Sự (ĐS), rất mong quí đồng môn vui lòng bổ khuyết.

Kể từ ngày được thành lập năm 1953 tính đến cuối năm 1973, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh đã đào tạo được:

1635 sinh viên tốt nghiệp ban Đốc Sự từ Khóa Đà Lạt tới Khóa 19. Ngoài ra còn có 316 sinh viên chưa tốt nghiệp đang theo học các Khóa Đốc Sự 20, 21 và 22.

– 323 sinh viên tốt nghiệp ban Cao Học từ Khóa 1 đến Khóa 8 và 161 sinh viên đang theo học các khóa Cao Học 9 và 10.

– 527 sinh viên Tham Sự từ Khóa 1 đến Khóa 5.

– 189 sinh viên Tham Sự Sắc tộc.

Về sự đóng góp cho nền Cộng Hòa

Chỉ sau hai thập niên, kể từ ngày Học Viện được thành lập, những sinh viên xuất thân từ Học Viện đã lần lượt được bổ nhiệm giữ các chức vụ chỉ huy trung cấp, cao cấp và ngay cả đến các chức vụ chính trị trong toàn thể cơ cấu tổ chức công quyền của hai nền Cộng Hòa,từ cấp chính quyển địa phương lên cấp chính quyền trung ương.

Chính quyền địa phương:

Thông thường thì việc lãnh đạo ở địa phương, cấp Tỉnh Trưởng và Quận Trưởng sẽ do các Đốc sự đãm trách.Nhưng vỉ đất nước đang trong tình trạng chiến tranh chống cộng sản Bắc Việt xâm lược, nên nền hành chánh địa phương bị quân sự hóa.Các Đốc sự, ngoại trừ một vài trường hợp biệt lệ được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng hay Quận trưởng,đa số chỉ giữ chức vụ Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh (PTTHC),Phó Thị Trưởng (PThT),Phụ Tá Hành Chánh(PTHC) và Phó Quận Trưởng (PQT) Các sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đều nắm giữ các chức vụ Tỉnh Trưởng và Quận Trưởng.

1. Đô Thành Sài Gòn

Trước năm 1972, các cựu sinh viên tốt nghiệp Học Viện có lúc đã nắm giữ hầu hết các chức vụ Quận Trưởng Hành Chánh trong Đô Thành Sài Gòn.

– Quận Nhứt: Phạm văn Phỉ, ĐS4

– Quận Tư: Lê ngọc Diệp, ĐS9

– Quận Năm: Nguyễn văn Bon, ĐS (cựu giáo chức cải ngạch ĐS)

– Quận Sáu: Huỳnh kim Thoại, ĐS9

– Quận Bảy: Nguyễn văn Sang, ĐS7

– Quận Tám: Mai như Mạnh, ĐS3; Nguyễn xuân Du, ĐS12

– Quận Mười: Trần quang Trí, ĐS10

– Quận Mười Một: Lê hiếu Nghĩa, ĐS3

Kể từ sau Mùa Hè đỏ lửa năm 1972, các sĩ quan trong Quân đội VNCH được bổ nhiệm làm Đặc Khu Trưởng kiêm Quận Trưởng ở 11 Quận trong Đô Thành, phụ trách chính yếu về an ninh, còn về hành chánh thì vẫn do các Đốc Sự đảm nhận trong vai trò Phó Quận Trưởng.

2. Các Tỉnh, Thị Xã

Giữ chức vụ Tỉnh Trưởng

Tỉnh Vĩnh Bình: Nguyễn đình Xướng, ĐS khóa Đà Lạt, thời Đệ Nhất Cộng Hòa.

Tỉnh Quảng Trị: Nguyễn trung Thoại, ĐS1, thời Đệ Nhị Cộng Hòa.

Giữ chức vụ Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh (PTTHC), Phó Thị Trưởng (PThT), Phụ Tá Hành Chánh (PTHC), Quận Trưởng (QT) và Phó Quận Trưởng (PQT):

QUÂN KHU I
Tỉnh Quảng Trị

PTTHC: Bảo Lộc, ĐS3; Bùi Hoành, ĐS8; Bửu Uyển, ĐS11; Nguyễn ngọc Diệp, ĐS14.

– Quận Mai Lĩnh. PQT: Ngô văn Toại, ĐS13

– Quận Hải Lăng. PQT: Hứa thôi Sinh, ĐS13

– Quận Triệu Phong. PQT: Nguyễn văn Dân, ĐS18

Tỉnh Thừa Thiên

PTTHC: Bảo Lộc, ĐS3; Hồ văn Cường, ĐS11

– Quận Phú Vang. PQT: Phạm thành Châu, ĐS14

– Quận HươngTrà. PQT: Nguyễn thái Hùng, ĐS14

– Quận HươngThủy. PQT: Trần đình Sào, ĐS14

– Quận HươngĐiền. PQT: Nguyễn Trình, ĐS17A

– Quận PhongĐiền. PQT: Trương minh Hòa, ĐS17B

– Quận Vĩnh Lộc. PQT: Nguyễn đình Hào, ĐS17B

– Quận Phú Lộc. PQT: Cung trọng Thanh, ĐS17B

Thị Xã Huế

PThT: Trần đình Thương, ĐS 8 (bịVC giết vào Tết 68); Tôn thất Tùng, ĐS9; Trần bá Thuyết, ĐS11

– Quận 1. PQT: Nghiêm xuân Thuyết, ĐS19

– Quận (?). PQT: Hồ xuân Giu, ĐS13

Tỉnh Quảng Nam

PTTHC: Hồ đắc Chương, ĐS1; Nguyễn chí Thiệp, ĐS10; Lê thượng Uyên, ĐS10

PhTHC: Nguyễn văn Ảnh, ĐS14

– Quận Thường Đức. PQT: Trần đình Vinh, ĐS14; Trần thiện Ấn, ĐS17 B

– Quận Hiếu Đức. PQT: Phan thành Hùng, ĐS16; Nguyễn Phước, ĐS17B

– Quận Quế Sơn. PQT: Vũ ngọc Thúy, ĐS16

– Quận Điện Bàn. PQT: Huỳnh vĩnh Tài, ĐS 8 (hy sinh 65); Lê phước Ba, ĐS17 A

– Quận Đại Lộc. PQT: Dương đức Bản, ĐS17A

– Quận Hòa Vang. PQT: Nguyễn thanh Lương, ĐS17A

– Quận Duy Xuyên. PQT: Hoàng đình Thu, ĐS17B

– Quận (?). PQT: Huỳnh maiThân, ĐS13

– Quận (?). PQT: Nguyễn minh Chánh, ĐS16

Thị Xã Đà Nẵng

PThT Đà Nẵng: Nguyễn vĩnh An, ĐS8; Thái Lộc, ĐS8; Nguyễn khoa Tánh, ĐS8; Võ quang Tuệ, ĐS9

-Quận 2. PQT: Phạm phước Ngữ, ĐS17

-Quận 3. PQT: Nguyễn Phụng, ĐS 11; Nguyễn thế Sanh, CH 6.

-Quận (?). PQT: Trần xuân Thời, ĐS12; Dương mạnh Châu, ĐS14.

Tỉnh Quảng Tín

PTTHC: Hồ văn Hiển, ĐS1; Bủi trọng Tiêu, ĐS8; Lê tấn Nhiễu, ĐS7; Tôn thất Tùng, ĐS9; Vũ văn Long, ĐS7; Trần ngọc Thiệu, ĐS11

PTHC: Nguyễn thế Tạo, ĐS15

– Quận Tam Kỳ. PQT: Nguyễn xuân Châu, ĐS16

– Quận Hậu Đức. PQT: Thái công Phú, ĐS16 (đã mất); Nguyễn văn Quí, ĐS19

– Quận Tiên Phước. PQT: Võ văn Lượng, ĐS17A; Đổ văn Siêng, ĐS19

Tỉnh Quảng Ngãi

PTTHC: Trần huỳnh Châu, ĐS5 (đã mất); Thái Lộc, ĐS 8; Đào văn Bình, CH2; Nguyễn chí Vy, ĐS9, CH2

PTHC: Trần Thái, ĐS9

– Quận Nghĩa Hành. PQT: Võ quang Quán, ĐS11

– Quận Bình Sơn. PQT: Phạm công Bàng, ĐS8; Trần khánh Hồng, ĐS13; Nguyễn hưng Long, ĐS16

– Quận Sơn Tịnh. PQT: Tôn thất Bảo, ĐS9; Nguyễn hữu Pháp, ĐS13

– Quận Mộ Đức. PQT: Bùi Châu, ĐS14

– Quận Ba Tơ. PQT: Nguyễn văn Dũng, ĐS16

– Quận Minh Long. PQT: Lâm Phú, ĐS17A

– Quận Trà Bồng. PQT: Nguyễn mạnh Phúc, ĐS17A

– Quận Sơn Hà. PQT: Trương văn Anh, ĐS17B

– Quận Đức Phổ. PQT: Phạm Ru, ĐS19

QUÂN KHU II
Tỉnh Kontum

PTTHC: Bùi xuân Thích, ĐS6; Phạm gia Định, ĐS8; Đào ngọc Khoa, ĐS11; Trần bạch Thu, ĐS17B

– Quận Đakto. PQT: Lê xuân Sướng, ĐS8; Lê văn Minh, ĐS 10; Nguyễn Huệ, ĐS19

– Quận Kontum. PQT: Lâm thành Hổ, ĐS15; Nguyễn chí Thiện, ĐS19

– Quận (?). PQT: Nguyễn ngọc Quang, ĐS17A

Tỉnh Bình Định

PTTHC: Lê quang Quý, ĐS Đà Lat; Phạm hữu Độ, ĐS8; Bùi xuân Thích, ĐS 6.

PTHC: Tôn thất Tùng, ĐS9

– Quận An Nhơn.QT: Đại úyTrương văn Tuyên, ĐS 8

– Quận Tuy Phước. PQT: Diệp bửu Long, ĐS10

– Quận Phù Mỹ. PQT: Đoàn hữu Đức, ĐS13

– Quận Hoài Nhon. PQT: Nguyễn công Lượng, ĐS16; Nguyễn văn An, ĐS17A

– Quận An Túc. PQT: Lê viết Hồn, ĐS17A (hy sinh 1975)

– Quận Hoài Ân PQT: Hoàng trắc Thành, ĐS17A

-Quận Bình Khê PQT: Trần đình Mười, ĐS17B

– Quận Tam Quan.PQT: Đỗ việt Anh, ĐS19

Thị Xã Qui Nhơn

PThT: Bùi xuân Thích, ĐS6

– Quận Nhơn Định. PQT: Bùi thế Bạch, ĐS17B

– Quận Nhơn Bình. PQT: Bùi văn Khanh, ĐS17B

Tỉnh Pleiku

PTTHC: Trần công Hàm, ĐS7; Nguyễn phú Hữu, ĐS8; Đặng văn Thạnh, ĐS11

– Quận Phú Nhơn. PQT: Trần ngọc Cưởng, ĐS10; Trần ngọc Danh, ĐS17A

– Quận Lệ Trung. PQT: Ksor Đê, ĐS17A (đã mất); Trần thanh Thủy, ĐS17B

– Quận Thanh An. PQT: Nguyễn thanh Nhựt, ĐS17A

– Quận (?). PQT: Nguyễn đức Tuấn, ĐS13

Tỉnh Phú Bổn

PTTHC: Nguyễn văn Tiên, ĐS6; Vũ văn Long, ĐS7; Nguyễn kim Dần, ĐS8; Nguyễn hữu Để, ĐS13

-Quận Cheo Reo.PQT: Phạm xuân Huy, ĐS13

– Quận Phú Túc. PQT: Võ Hân, ĐS15; Lê quang Minh, ĐS17 A

– Quận Phú Thiện. PQT: Vương Lưu, ĐS17A

Tỉnh Phú Yên

PTTHC: Trần văn Bảng, ĐS2; Nguyễn tiến Hoàng, ĐS10; Nguyễn khắc Linh, ĐS7

-PTHC: Lê văn Thái, CH5

– Quận Hiếu Xương. PQT: Nguyễn thành Thu, ĐS12; Lâm minh Cương, ĐS13

– Quận Sông Cầu. PQT: Nguyễn viết Thu, ĐS12

– Quận Đông Xuân. PQT: Nguyễn văn Bửu, ĐS16

– Quận Tuy An. PQT: Ngô văn Hoàn, ĐS16

– Quận Sơn Hòa. PQT: Lê đình Lãm, ĐS8; Nguyễn thế Sang, ĐS16; Nguyễn duy Nhạc, ĐS17B

Tỉnh Darlac

PTTHC: Nguyễn ngọc Vỵ, ĐS6

– Quận Lạc Thiện. PQT: Lê hữu Em, ĐS10, CH1; Nguyễn xuân Kế, ĐS12; Võ đoàn Ba, ĐS17A

– Quận Buôn Hô. PQT: Trần văn Dũng, ĐS9, CH1; Huỳnh văn Phước, ĐS17B

– Quận (?). PQT: Phan tiến Dương, ĐS 12; Đàm xuân Ánh, ĐS13; Đỗ hữu Đông, ĐS15

Tỉnh Khánh Hòa

PTTHC: Trương đình Cát, ĐS1; Hoàng đình Giang, ĐS1; Hồ đình Chỉnh, ĐS2; Nguyễn linh Kính, ĐS Đà Lạt; Nguyễn công Hiệu, ĐS2; Nguyễn văn Sanh, ĐS8

PTHC (1975): Hồ quốc Văn, ĐS9

– Quận Cam Lâm. PQT: Bùi đình Phúc, ĐS3; Nguyễn đình Thụy, ĐS13.

– Quận Vĩnh Xương. PQT: Thái tăng Hoàng, ĐS10; Phạm khắc Cẩn, ĐS14

– Quận Vạn Ninh. PQT: Huỳnh văn Quế, ĐS14

– Quận Diên Khánh. PQT: Ngô đình Hoa, ĐS13; Ngô minh Sơn, ĐS14

– Quận Ninh Hòa. PQT: Diệp xuân Tân, ĐS8; Nguyễn kim Khánh, ĐS10; Lê phụng Chữ, ĐS11; Huỳnh viết Văn, ĐS9

Thị Xã Nha Trang

PThT: Nguyễn văn Đặng, ĐS8

-Quận II. PQT: Đỗ bá Cường, CH4

Thị Xã Cam Ranh

PThT: Lê hữu Phước, ĐS11

Tỉnh Quảng Đức

PTTHC: Nguyễn ngọc Vỵ, ĐS6; Nguyễn thế Chu, ĐS7

– Quận Đức Lập. PQT: Nguyễn thắng Hiền, ĐS15

– Quận Khiêm Đức. PQT: Nguyễn hữu Lễ, ĐS15; Trần ngọc Minh, ĐS16

– Quận Kiến Đức. PQT: Nguyễn tấn Ngoan, ĐS16

Tỉnh Tuyên Đức

PTTHC: Nguyễn hữu Kế, ĐS7 (đã mất); Hoàng trọng Can, ĐS1

PTTHC Thượng vụ: Yayu Sahao, Tham Sự Ban Cao Nguyên.

– Quận Đơn Dương. PQT: Ngô văn Toại, ĐS13

– Quận Lạc Dương. PQT: Hà hải Sơn, ĐS14

– Quận Đức Trọng. PQT: Lê kim Thành, ĐS14

Thị Xã Đà Lạt

PThT Đà Lạt: Nguyễn trọng Can, ĐS6; Phạm gia Định, ĐS8

Tỉnh Ninh Thuận

PTTHC: Hồ đình Phương, ĐS2; Nguyễn trung Thoại, ĐS1; Nguyễn hửu Kế, ĐS7; Nguyễn chu Hậu, ĐS2; Lê tấn Nhiễu, ĐS7

– Quận Thanh Hải. PQT: Phạm văn Đen, ĐS13

– Quận Bửu Sơn. PQT: Ngô đình Hoa, ĐS13

– Quận Sông Pha. PQT: Quảng Tài, ĐS17B

– Quận Du Long/Quận An Phước. PQT: Lê đình Thảo, ĐS 9, CH3

– Quận (?). PQT: Tôn thất Lưu, ĐS12

Tỉnh Lâm Đồng.

PTTHC: Lê duy Lai, ĐS8; Nguyễn văn Cường, ĐS11

-Quận Bảo Lộc. PQT: Đặng quốc Tuấn, ĐS10, CH2; Diệp thanh Sang, ĐS17A

Tỉnh Bình Thuận

PTTHC: Nguyễn văn Tiên, ĐS6; Phạm ngọc Cửu, ĐS11

PTHC: Nguyễn tấn Phát, ĐS11

– Quận Hàm Thuận. PQT: Hoàng văn Lợi, ĐS14

– Quận Thiện Giáo. PQT: Trương an Ninh, ĐS14

– Quận Tuy Phước. PQT: Hoàng Phương, ĐS14

– Quận Tuy Phong. PQT: Đinh trọng Chóng, ĐS17B

– Quận Phan Lý Chàm. PQT: Y a Pha. ĐS17A

QUÂN KHU III
Tỉnh Phước Long

PTTHC: Nguyễn tĩnh Thuật, ĐS Đà Lạt; Phạm thăng Chức, ĐS11 (đã mất); Đèo văn Ngày, Tham Sự Ban Cao Nguyên (bị sát hại 30-4-75)

PTHC: Lê thành Nghiêm, ĐS15

– Quận Bố Đức. PQT: Nguyễn ngọc Diệp, ĐS13

– Quận Đức Phổ. PQT: Đỗ văn Minh, ĐS16

– Quận Phước Bình. PQT: Đặng xuân Hùng, ĐS17A; Nguyễn hải Trí, CH4

– Quận (?). PQT: Hà vĩnh Tường, ĐS17A (hy sinh 74)

Tỉnh Long Khánh

PTTHC: Trương minh Nhuệ, ĐS6; Vũ văn Khuông, ĐS8 (đã mất); Vũ minh Ngọc, ĐS16

– Quận Định Quán. PQT: Đinh mạnh Sử, ĐS9; Nguyễn đăng Luận, ĐS12; Phạm đức Thạnh, ĐS17B

– Quận Kiêm Tân. PQT: Đinh văn Giáp, ĐS13

– Quận Xuân Lộc. PQT: Phạm đức Thạnh, ĐS17B

Tỉnh Bình Tuy

PTTHC: Trần thanh Sử, ĐS6; Nguyễn văn Tiết, ĐS9

PTHC: Lý kim Anh, CH5

– Quận Tánh Linh. PQT: Phan hạ Tùng, ĐS11; Đèo văn Tuấn, ĐS16

– Quận Hoài Đức. PQT: Nguyễn công xuân Lâm, ĐS12; Nguyễn Nhung, ĐS17B; Nguyễn văn Thiện, ĐS19

– Quận Hàm Tân. PQT: Nguyễn văn Phụng, ĐS14; Huỳnh huy Minh, ĐS19

Tỉnh Tây Ninh

PTTHC: Nguyễn công Minh, ĐS9

– Quận Phước Ninh. PQT: Dương văn Biên, ĐS10

– Quận Hiếu Thiện. PQT: Phạm minh Châu, ĐS13

– Quận Phú Khương. PQT: Lâm thành Hổ, ĐS15

– Quận Khiêm Hạnh. PQT: Hà minh Khải, ĐS16

– Quận Khiêm Tân. PQT: Hoa thế Nhân, CH5

Tỉnh Bình Long

PTHC: Nguyễn trọng Can, ĐS6; Lê Quế, ĐS7; Võ thành Hạng, ĐS7; Vũ minh Ngọc, ĐS16

– Quận An Lộc. PQT: Phạm văn Thắng, ĐS16

– Quận Chơn Thành. PQT: Trần tấn Mẫn, ĐS9, CH4; Trịnh nhạc Phi, ĐS17A

Tỉnh Bình Dương

PTTHC: Nguyễn văn Tiên, ĐS6; Võ tấn Vinh, ĐS8 (đã mất)

– Quận Phú Giáo. PQT: Nguyễn thế Cương, ĐS12

– Quận Phú Hòa. PQT: Nguyễn phước Huệ, ĐS17B

– Quận Bến Cát. PQT: Nguyễn văn Bính, ĐS14

– Quận Châu Thành. PQT: Phạm công Xuân, ĐS14

– Quận (?). PQT: Nguyễn cao Tuấn, ĐS12; Lê ngọc Hồ, ĐS 13

Tỉnh Biên Hòa

PTTHC: Đỗ thành Nhơn, ĐS1; Nguyễn đình Lang, ĐS4; Phạm công Đời, ĐS1; Trương văn Nam, ĐS Đà Lạt;

 Đặng văn Thạnh, ĐS11; Nguyễn thành Nhơn, ĐS6

– Quận Đức Tu (Châu Thành). PQT: Nguyễn văn Tám, ĐS7; Vũ viết An, ĐS13; Trần đình Phương, ĐS13

– Quận Công Thành. PQT: Cao văn Trí, ĐS9; Nguyễn Dũng, ĐS13

– Quận Tân Uyên. PQT: Nguyễn đình Đổ, ĐS11

– Quận Dĩ An. PQT: Phan khắc Thành. ĐS13

– Quận Long Thành. PQT: Thái quang Chung, ĐS12; Phạm kim Rương, ĐS11; Nguyễn trần Quý, CH4

– Quận Đức Trọng. PQT: Ngô văn Toại, ĐS13

Tỉnh Phước Tuy

PTTHC: Lâm hữu Trải, ĐS9; Nguyễn đình Phúc, ĐS11

– Quận Đất Đỏ. PQT: Nguyễn vĩnh Trinh, ĐS3 (tử nạn trước 75); Võ văn Hoàn, ĐS8; Vũ tuấn Thịnh, ĐS11

– Quận Long Điền. PQT: Nguyễn xuân Nghi, ĐS11

Thị Xã Vũng Tàu

PThT: Lê văn Toàn, ĐS7

Tỉnh Gia Định

PTTHC: Huỳnh đăng Giai, ĐS3; Nguyễn hữu Dậu, ĐS8

– Quận Cần Giờ. PQT: Lê văn Minh, ĐS10; Đoàn đình Minh, ĐS13

– Quận Nhà Bè. PQT: Nguyễn kimTùng, ĐS13

– Quận Quảng Xuyên. PQT: Phạm duy Tuệ, ĐS8

– Quận Hốc Môn. PQT: Huỳnh công Trị, ĐS9

– Quận Thủ Đức. PQT: Nguyễn khắc Quang, ĐS8

Tỉnh Hậu Nghĩa

PTTHC: Đổ đăng Tiến, ĐS8; Vũ văn Long, ĐS7; Nguyễn thái Nguyên, ĐS7

– Quận Đức Hòa. PQT: Nguyễn đức Cảnh, ĐS12; Ngô đình Thứ, ĐS13

– Quận Đức Huệ. PQT: Văn hiếu Nghĩa, ĐS14

– Quận Củ Chi. PQT: Huỳnh văn Thành, ĐS17A

Tỉnh Long An

PTTHC: Lê phú Nhạn, ĐS Khóa Đà Lạt; Nguyễn bá Cẩn, ĐS1

– Quận Bến Lức. PQT: Nguyễn mạnh Tùng, ĐS10

– Quận Tân Trụ. PQT: Đinh Hiếu, ĐS12, CH 6

– Quận Thủ Thừa. PQT: Nguyễn văn Đức, ĐS6; Huỳnh Minh, ĐS15

– Quận Rạch Kiến. PQT: Phạm công Bàng, ĐS9

– Quận Bình Phước. PQT: Lê văn Ngà, ĐS9

– Quận Cần Đước. PQT: Đinh minhThân, ĐS9

– Quận (?). PQT: Vũ thế Hùng, ĐS11

QUÂN KHU IV
Tỉnh Kiến Tường

PTTHC: Đặng huy Túc, ĐS7; Nguyễn khắc Lương, ĐS11; Đặng minh Đức, ĐS13; Lê văn Rắc, ĐS9

– Quận Kim Bình. PQT: Trần quốc Cần, ĐS10

– Quận Tuyên Bình. PQT: Phạm văn Thu, ĐS19

– Quận Tuyên Nhơn. PQT: Đinh sơn Huy, ĐS10, CH3; La văn Mẫn, ĐS17B

– Quận Kiến Bình. PQT: Trần Dũng, ĐS8 (hy sinh 64); Nguyễn ngọc Khôi, ĐS10

– Quận Châu Thành. PQT: Phạm trần Hào, ĐS15; Đỗ thái Hùng, ĐS16

Tỉnh Kiến Phong

PTTHC: Huỳnh thanh Tùng, ĐS9

– Quận Mỹ An. PQT:  Huỳnh ngọc Long, ĐS17A; Nguyễn tấn Hữu, ĐS19

– Quận Kiến Văn. PQT: Phạm hữu Nghĩa, ĐS16

– Quận Đồng Tiến. PQT: Nguyễn văn Tuấn, ĐS17 B

– Quận Thanh Bình. PQT: Nguyễn văn Gỏ, ĐS13

Tỉnh Định Tường

PTTHC: Nguyễn phước Sơn, ĐS8

– Quận Bến Tranh. PQT: Nguyễn kim Dần, ĐS8; Trương vĩnh Tiền, ĐS10

– Quận Giáo Đức. PQT: Nguyễn văn Cao, ĐS11

– Quận Sầm Giang. PQT: Nguyễn trung Lâu, ĐS12

– Quận Cái Bè. PQT: Nguyễn văn Ban, ĐS12

– Quận Cai Lậy. PQT: Lưu trường Ninh, ĐS8

– Quận Chợ Gạo. PQT: Phạm minh Châu, ĐS13; Trần khánh Hồng, ĐS13

Thị Xã Mỹ Tho

PThT: Lê vănThêm, ĐS 6; Võ văn Phận, CH 4

Tỉnh Gò Công

PTTHC: Nguyễn văn Hợp, ĐS5; Lê thiện Tùng, ĐS12

– Quận Hòa Lạc. PQT: Lê văn Quan, ĐS11

– Quận Hòa Tân. PQT: Nguyễn văn Phúc, ĐS11

– Quận Hòa Đồng. PQT: Đặng thanh Xuân, ĐS12; Trần hữu Đức, ĐS13

– Quận Hòa Tân. PQT: Lê văn Thúy, ĐS13

– Quận Hòa Bình. PQT: Nguyễn văn Luân, ĐS14

Tỉnh Kiến Hòa

PTTHC: Trần Huỳnh Châu, ĐS5 (đã mất); Đào văn Bình, CH2

– Quận Hương Mỹ. PQT: Đặng gia Thoại, ĐS10; Mã thành Nghĩa, ĐS17B

– Quận Ba Tri. PQT: Bùi đức Lứt, ĐS10

– Quận Trúc Giang. PQT: Lê tự Em, ĐS11

– Quận Phú Thạnh. PQT: Hồ kim Sơn, ĐS12

– Quận Đôn Nhơn. PQT: Nguyễn văn Út, ĐS9; Lê Hoàng Hải, ĐS13

– Quận Ba Tư. PQT: Trần văn Tuôi, ĐS17A

Tỉnh Vĩnh Long

PTTHC: Nguyễn sanh Tiền, ĐS7; Đặng văn Thạnh, ĐS11

– Quận Bình Minh. PQT: Đinh ngọc Bảo, ĐS11; Đinh sỹ Nghĩa, ĐS13

– Quận Trà Ôn. PQT: Mạch bạch Hà, ĐS12

– Quận Chợ Lách. PQT: Nguyễn văn Y, ĐS13

– Quận Minh Đức. PQT: Phạm xuân Nguyên, ĐS14

– Quận Tam Bình. PQT: Huỳnh anh Kiệt, CH 6

Tỉnh Vĩnh Bình

PTTHC: Lê vănThêm, ĐS6; Đoàn Ngô, ĐS7; Nguyễn tấn Phát, ĐS11; Trần văn Chi, ĐS11

– Quận Càng Long. PQT: Nguyễn quý Hùng, ĐS12; Trần khánh Hồng, ĐS13

– Quận Trà Cú. PQT: Hà anh Tuấn, ĐS12

– Quận Cầu Ngang. PQT: Lê thanh Đào, ĐS13; Nguyễn văn Sáu, ĐS17A

– Quận Long Toàn. PQT: Thạch ngoc Hoán, ĐS17B

– Quận Cầu Kè. PQT: Sơn Siunh, ĐS16

– Quận Châu Thành. PQT: Trần Ngọc, ĐS15; Phạm ngọc Thanh, ĐS17A

Tỉnh Sa Đéc

PTTHC: Đổ hữu Sâm, ĐS2; Trần huỳnh Thanh, ĐS6 (đã mất)

– Quận Đức Thịnh. PQT: Nguyễn phú Hùng, ĐS11

– Quận Đức Thành. PQT: Vũ thanh Phát, ĐS11

– Quận Đức Tôn.PQT: Lê đức Thuận, ĐS13

– Quận Đức Tân. PQT: Vũ đức Báu, CH5

– Quận (?). PQT: Võ thành Thật, ĐS11, CH6

Tỉnh Phong Dinh

PTTHC: Nguyễn Vịnh, ĐS 6; Trần huỳnh Thanh, ĐS 6 (đã mất)

PTHC: Trần văn Quá, ĐS17B

– Quận Cái Răng. QT: Nguyễn trung Trương, ĐS Đà Lạt.

– Quận Phong Phú. QT: Trần văn Minh, ĐS Đà Lạt (hy sinh tại đây)

– Quận Phong Phú. PQT: Lê quang Sang, ĐS10; Trần quý Hùng, CH2

– Quận Thuận Trung. PQT: Nguyễn văn Banh, ĐS13

– Quận Phong Thuận.PQT: Trần công Thái, ĐS13

– Quận Phong Điền. PQT: Ngô ngọc Trác, ĐS13; Bùi minh Nhựt, ĐS17B

– Quận Phụng Hiệp. PQT: Cao mỹ Nhơn, ĐS8

– Quận Châu Thành. PQT: Nguyễn tấn Hiếu, ĐS 12

Thị Xã Cần Thơ

PThT: Nguyễn văn Khánh, ĐS1; Hồ văn Diệp, ĐS8

– Quận 1. PQT: Hà duy Bàn, ĐS17B

– Quận 2. PQT: Võ trung Hải, ĐS11

Tỉnh An Giang

PTTHC: Trần văn Cảnh, ĐS11

– Quận Chợ Mới. PQT: Trần ngọc Lang, ĐS12

– Quận Huệ Đức. PQT: Đỗ công Thành, ĐS10

– Quận Thốt Nốt. PQT: Lê thế Vinh, ĐS12

– Quận Châu Thành. PQT: Nguyễn quốc Khánh, CH5

Tỉnh Châu Đốc

PTTHC: Nguyễn văn Nhi, ĐS3; Lê duy Lai, ĐS8

– Quận Tịnh Biên PQT: Vũ tiến Đạt, ĐS11, CH 8; Lê văn Tự, ĐS13.

– Quận Tri Tôn. PQT: Nguyễn hữu Trí, ĐS12

– Quận An Phú. PQT: Võ thành Văn, ĐS9.

– Quận Tân Châu. PQT: Vũ tiến Đạt, ĐS11, CH8

Tỉnh Kiên Giang

PTTHC: Phạm văn Minh, ĐS1; Lê vănThêm, ĐS6; Phạm văn Thành, ĐS8; Đỗ thanh Quang, ĐS11

– Quận Hà Tiên. PQT: Nguyễn minh Mẫn, ĐS11; Nguyễn văn Quảng, CH 5; Đào ngọc San, ĐS13

– Quận Kiên Tân. PQT: Trần hữu Thành, ĐS13

– Quận Kiên Lương. PQT: Nguyễn đức Nghiêm, ĐS14

– Quận Kiên Thành. PQT: Lâm hữu Xưa, ĐS14

– Quận Kiên Bình. PQT: Danh La, ĐS17A

– Quận Phú Quốc. PQT: Nguyễn minh Đức, ĐS17B

Đặc Khu Côn Sơn

PTHC: Tôn thất Sỹ, ĐS9 (hy sinh 30-4-75)

Tỉnh Chương Thiện

PTTHC: Lê vănThêm, ĐS6; Nguyễn khắc Linh, ĐS7; Diệp bửu Long, ĐS10

– Quận Kiên Long. PQT: Lâm quang Nhật, ĐS8 (hy sinh 4/64)

– Quận Kiên Hưng. PQT: Cao công Đắc, ĐS10; Phan thanh Thuần, ĐS16

– Quận Long Mỹ. PQT: Cung nhật Dương, ĐS12

– Quận Kiến Thiện.PQT: Lê trung Nghĩa, ĐS12

Tỉnh Ba Xuyên

PTTHC: Nguyễn hữu Kế, ĐS7(đã mất)

– Quận Hòa Tú. PQT: Phạm xuân Thành, ĐS16

– Quận Thạnh Trị. PQT: Trương văn Nghĩa, ĐS12

– Quận Kế Sách. PQT: Lê quí Đính, ĐS10, CH3; Nguyễn thành Tâm, ĐS12

– Quận Ngã Năm. PQT: Từ minh Chánh, ĐS13

– Quận Lịch Hội Thượng. PQT: Kim Jina, ĐS14

– Quận Mỹ Lợi. PQT: Trần đại Lượng, ĐS14

– Quận (?). PQT: Thái văn Khị, ĐS10; Mai văn Giỏi, ĐS11

Tỉnh Bạc Liêu

PTTHC: Hồ văn Diệp, ĐS8

-Quận Phước Long. PQT: Lê minh Thiện, ĐS13

Tỉnh An Xuyên

PTTHC: Đặng huy Túc, ĐS7; Lê quan Diêm, ĐS7; Nguyễn an Vương, ĐS8

PTHC: Vương kim Hổ, ĐS13

– Quận Năm Căn. PQT: Nguyễn an Bình, ĐS12; Văn thế Vĩnh, ĐS19

– Quận Mỹ Xuyên. PQT: Nguyễn kim Chi, ĐS13

– Quận Thới Bình. PQT: Phan thế Vinh, ĐS11; Huỳnh thảo Thuận, ĐS13

– Quận Hải Yến. PQT: Quách đình Châu, ĐS16

– Quận Sông Ông Đốc. PQT: Trần văn Đổ, ĐS19

– Quận Đầm Dơi. PQT: Khiếu hữu Hiển, ĐS8

Ngoài việc giữ vai trò lãnh đạo số 1 hoặc số 2 ở các Tỉnh, Thị Xã, và các Quận nêu trên, các cựu sinh viên tốt nghiệp HVQGHC còn phụ trách các chức vụ chỉ huy như Quản Đốc Tu Nghiệp, Trưởng Ty, Trưởng Phòng trong các Tòa Hành Chánh, Tòa Thị Chánh, và các Quận trên toàn quốc.

Chính Quyền Trung Ương

Ngành Hành Pháp

1.Thủ Tướng Chính phủ: Nguyễn bá Cẩn, ĐS1

2.Các Phủ, Bộ trong Chính phủ:

-Phủ Thủ Tướng.Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng: Bửu Viên, ĐS1; Nguyễn long Châu, ĐS1

-Bộ Nội vụ. Tổng Trưởng: Bửu Viên, ĐS1

-Bộ Tài Chánh. Tổng Trưởng: Châu kim Nhân, ĐS2

-Bộ Lao Động. Tổng Trưởng: Vũ Công, CH2

-Phụ Tá (PT) Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng: Nguyễn đình Liển, ĐS1 (đã mất); Triệu huỳnh Võ, ĐS6; Trương thới Lai, ĐS Đà Lạt (đã mất)   

PT Tổng Ủy Trưởng Công Vụ: GS. Lê công Truyền, Tiến sĩ Luật, ĐS2; GS. Trương hoàng Lem, Ph.D., ĐS4

-PT Tổng Trưởng Bộ Tài Chánh: GS Cao văn Hở, Ph.D, ĐS9, CH1

-PT Tổng Trưởng Bộ Thương Mại và Tiếp Tế: Nguyễn thanh Bạch, ĐS4

-PT Tổng Trưởng Bộ Quốc Phòng: Bửu Viên, ĐS1; Châu kim Nhân, ĐS2; Tôn thất Chước, ĐS Đà Lạt

-PT Tổng Trưởng Bộ Kế Hoạch: Nguyễn duy Phước, ĐS1(đã mất)

-PT Tổng Trưởng Bộ Dân Vận và Chiêu Hồi: Triệu huỳnh Võ, ĐS6; Nguyễn quốc Thụy, ĐS5

-PT Tổng Trưởng Bộ Phát Triển Sắc Tộc: Châu văn Mổ, Tham Sự Ban Cao Nguyên 1

-Đổng Lý Văn Phòng (ĐLVP) Phủ Thủ Tướng: Trương thới Lai, ĐS Đà Lạt

ĐLVP Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên: Nguyễn xuân Huệ, ĐS1 (đã mất)

-Tổng Quản Trị Hành Chánh Phủ Tổng Thống: Nguyễn đình Xướng, ĐS Đà Lạt (đã mất)

-Tổng Thơ Ký (TTK) Phủ Phó Tổng Thống: Nguyễn văn Thành, ĐS11, CH 6

-TTK Phủ Thủ Tướng: Lý kim Huỳnh, ĐS3 (đã mất)

-TTK Bộ Nội Vụ: Trương văn Nam, ĐS Đà Lạt (đã mất); Lý thái Vượng, ĐS9; Trần huỳnh Châu, ĐS5(đã mất)

TTK Bộ Kế Hoạch: Nguyễn văn Trích, ĐS1 (đã mất)

-TTK Bộ Lao Động: Nguyễn xuân Hiệu, ĐS1

-TTK Bộ Y Tế: Bùi quang Ân, ĐS1

-TTK Bộ Cựu Chiến Binh:     Đặng ngọc Liệu, ĐS1

-TTK Bộ Phát Triển Nông Thôn: Nguyễn chu Hậu, ĐS2

-TTK Bộ Dân Vận và Chiêu Hồi: Trần nhựt Thăng, ĐS10, CH2

-TTK Bộ Phát Triển Sắc Tộc: Touneh Hàn Thọ, ĐS12

-Tổng Giám Đốc (TGĐ) Ngân Khố: Lý Hoa, ĐS2 (đã mất)

-TGĐ Thuế Vụ: Nguyễn huy Hân, ĐS4; Phan nhựt Học, ĐS2

-TGĐ Công Vụ: Nguyễn xuân Liêm, ĐS Đà Lạt

-TGĐ Nha Ngân Hành Kế, Bộ Quốc Phòng: Châu kim Nhân, ĐS2; Nguyễn văn Sơn, ĐS Đà Lạt

-TGĐ Cơ Quan Tiếp Vận Trung Ương: Châu kim Nhân, ĐS2; Nguyễn đình Liễn, ĐS1

-PT TGĐ Cơ quan Tiếp Vận Trung Ương: Nguyễn văn Thông, ĐS2; Bửu Thắng, ĐS3; Đổ hải Minh, ĐS7

-TGĐ Cơ Quan Tiếp Vận Hải Ngoại: Lê văn Kim, ĐS5

PT TGĐ Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp: Bùi quang Minh, ĐS2

-PT Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thực Phẩm Quốc Gia:       Đăng ngọc Vân, CH3

3.Các Cơ quan Ngoại Giao:

Các viên chức phục vụ trong ngành Ngoại Giao, nguyên là các Đốc Sự đã cải ngạch.

Các Tòa Đại Sứ

-Saudi Arabia. Đại Sứ: Nguyễn phước Đôn, ĐS1

-Tunisia. Đại Sứ: Nguyễn Hoàn, ĐS1

-Manilla. Đệ nhất Tham Vụ: Đổ hiếu Toàn, ĐS1

-Washington D.C. Đệ Nhất Tham Vụ: Nguyễn văn Phương, ĐS4; Đệ Nhị Tham Vụ: Vũ xuân Trang, ĐS3

-Rabat. Đệ Nhất Tham Vụ: Nguyễn đình Lang, ĐS1

– Phnom Penh. Đệ Nhất Tham Vụ: Đinh quang Thành, ĐS1

-Tòa Tổng Lãnh Sự Hồng Kông. Tổng Lãnh Sự: Vương hòa Đức, ĐS1; Lãnh Sự: Bùi văn Anh, ĐS2

4.Các Học Viện và Viện Đại Học

Học Viện Quốc Gia Hành Chánh.

-Viện Trưởng: GS. Nguyễn quốc Trị, Ph.D., ĐS1; Phó Viện Trưởng: GS Trương hoàng Lem, Ph.D, ĐS4

-Giáo sư, Giảng sư: Hoàng xuân Hào, Tiến sỉ Luật, ĐS; Cao văn Hở, Ph.D, CH1,Lê công Truyền,Tiến sĩ Luật,ĐS2;Trần anh Tuấn,Ph.D,CH1;Nguyễn minh Ty,Ph.D,CH1; Cao thị Lễ,Ph.D,ĐS10;Phan thanh Ngô,Ph.D,CH1.Diệp xuân Tân,MA,ĐS8

Viện Đại Học Cần Thơ.

-Khoa Trưởng Phân Khoa Luật: GS Nguyễn hữu Lành, Tiến sĩ Luật, ĐS4

Viện Đại Học Tiền Giang.

-Tổng Thơ Ký: Đặng thành Xuân, ĐS12

Viện Đại Học Sài Gòn.

-Tổng Thơ Ký: Lê ngọc Diệp, ĐS9;

Phân khoa Khoa Học:

-Tổng Thơ Ký: Nguyễn viết Đức, ĐS17B

Cũng cần nói thêm là trong các Phủ, Bộ, Tổng Nha ở trung ương, các chức vụ chỉ huy trung cấp ở hàng Giám Đốc, Chánh Sự Vụ, Trưởng Ty, Trưởng Phòng đa số đều do các cựu sinh viên tốt nghiệp HVQGHC đảm trách, nhất là tại Bộ Nội Vụ và Bộ Tài Chánh, bởi vì Ban Hành Chánh và Ban Tài Chánh là hai ngành chính do các Khóa Đốc Sự đào tạo.

Bộ Dân Vận – Chiêu Hồi (DVCH), và Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo (PĐUTUTB) cũng là hai cơ quan đã thu dụng một số lớn cựu sinh viên tốt nghiệp HVQGHC để giữ các chức vụ chỉ huy trung cấp và cao cấp.

Cho đến năm 1975, có thể nói, những cựu sinh viên tốt nghiệp HVQGHC gần như nắm giữ hầu hết các chức vụ Giám Đốc, Đại Diện DVCH ở các Quân Khu, Chánh Sự Vụ, Trưởng Ty, Trưởng Phòng v.v. trong Bộ DVCH.

Riêng đối với PĐUTUTB, vì là cơ quan mới được thành lập từ năm 1961, nên kể từ khóa 6 HVQGHC, tức từ năm 1962 trở đi, một danh sách trích ngang của mỗi khóa đã được bổ dụng về phục vụ tại đây. Do đó, những cựu sinh viên tốt nghiệp HVQGHC cũng đã giữ nhiều chức vụ chỉ huy quan trọng trong cơ quan này.

Giữ chức vụ Đặc Ủy Trưởng: Nguyễn phát Lộc, ĐS 3 (đã mất trong tù Cộng sản)

Giữ các Chức vụ trọng yếu khác: Nguyễn mộng Lương, ĐS2; Nguyễn thành Long, ĐS6; Phan công Tâm, ĐS7; Nguyễn minh Quân, ĐS6

Ngành Lập Pháp.

Thượng Nghị Viện.

-Nghị sĩ: Hoàng xuân Hào, ĐS4;        Lê châu Lộc, ĐS13

Hạ Nghị Viện.

-Chủ Tịch: Nguyễn bá Cẩn, ĐS1

-Tổng Thơ ký: Phạm duy Tuệ, ĐS8

-Dân biểu: Nguyễn văn Quí, ĐS6; Nguyễn văn Tiết, ĐS9, CH1; Trần văn Thung, ĐS10; Lê tấn Trạng, ĐS11; Nguyễn hữu Đức, ĐS 8; Vũ Công, CH2; Trương vị Trí, ĐS13; Trần đức Trọng, ĐS8.

 Giám Sát Viện

-Tổng Thơ Ký: Lê đình Lãm, ĐS8, CH2

-Giám Sát Viên: Phạm đình Hưng, ĐS3; Lê vănThêm, ĐS6

Với các thành quả của HVQGHC vừa được nêu trên, có thể nói,cựu sinh viên tốt nghiệp HVQGHC đã có mặt trong hầu hết các cơ quan quyền lực điều hành đất nước từ trung ương đến địa phương cho đến ngày 30-4-1975. Đây là tầng lớp trí thức trẻ, được đào tạo để trở thành các viên chức chuyên nghiệp có tính đa năng, đa hiệu thích ứng với thực trạng của một đất nước vừa phải xây dựng và phát triển, vừa phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt.

Tại trung ương, tầng lớp này, một số ít đã bắt đầu nhập cuộc vào sinh hoạt chính trị của đất nước để trở thành Thủ Tướng Chính Phủ, Tổng Bộ Trưởng, Nghị Sĩ, Dân Biểu Quốc Hội, Nghị Viên Hội Đồng dân cử Tỉnh, Thị Xã. Căn bản hành chánh đã giúp họ bổ khuyết những điểm thiếu sót thường thấy về mặt nầy của các vị tham gia chính trị. Có nhận xét cho rằng người làm chính trị hoàn hảo là người vừa có kinh nghiệm về hành chánh và vừa có kinh nghiệm về chính trị. Trong vai trò Thủ Tướng hay Tổng Bộ Trưởng trong Chính Phủ, những cựu sinh viên tốt nghiệp HVQGHC đương nhiên đã dự phần vào việc hoạch định các chủ trương và chính sách ở cấp bậc quốc gia.

Tại địa phương, trong hai thập niên ngắn vừa qua, hàng ngũ các cựu sinh viên tốt nghiệp HVQGHC đã góp phần xây dựng và củng cố một nền hành chánh địa phương hữu hiệu và ổn định ở khắp bốn Vùng Chiến Thuật.Chính nhờ vào đó mà các chính sách và chương trình của Chính Phủ Trung ương đề ra đã được thi hành đúng mức. Để đạt được kết quả nêu trên, một số không nhỏ trong hàng ngũ này đã phải hy sinh vì công vụ.

Nếu như không xảy ra biến cố ngày 30-4-75, và nếu như chương trình dự trù đưa các Đốc Sự xuống giữ chức vụ Xã Trưởng trong toàn quốc được thực hiện, thì nền Hành Chánh địa phương của Việt Nam Cộng Hòa nhất định sẽ được củng cố và phát triển tới mức tuyệt hão. Chính khối nhân sự trẻ, đa năng và đa hiệu nằm ở hạ tầng cơ sở nầy sẽ quyết định sự thành công của các chương trình xây dựng và phát triển đất nước do thượng tầng Chính phủ trung ương hoạch định.

Từ đó, phải nói thêm là các nhà lãnh đạo quốc gia lúc bấy giờ đã có tầm nhìn chiến lược khi cho sáng lập ra hai cơ quan đào tạo và cung ứng hai nguồn nhân lực chuyên nghiệp trẻ cần thiết cho việc phát triển và bảo vệ đất nước trong thời chiến.Đó là HVQGHC và Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt (VBQGĐL).Song hành với các bước thăng tiến của cấp chỉ huy hành chánh trẻ trong guồng máy nhà nước, các sĩ quan hiện dịch xuất thân từ Trường VBQGĐL cũng đã nhanh chóng nắm giữ các chức vụ chỉ huy cao cấp trong quân đội.Cho tới năm 1975, nền Hành Chánh và Quốc Phòng đang từng bước một được củng cố và góp phần quan trọng trong việc phát triển và bảo vệ đất nước.

Nếu nhìn về mặt lịch sử, có thể nói mỗi cựu sinh viên tốt nghiệp HVQGHC, dù có mặt ở cấp chính phủ trung ương hay địa phương, đều đã đóng góp một phần nhỏ của mình vào việc xây dựng và phát triển quốc gia. Vì thế, mỗi người trong tập thể cựu sinh viên HVQGHC chúng ta có quyền hãnh diện là đã, cùng với các Trường Đại Học chuyên môn khác và các cấp quân dân cán chính, dự phần vào việc viết lên trang sử của hai nền Cộng Hòa.

Triệu Huỳnh Võ, ĐS 6

Visits: 70

Một năm nhìn lại: MI – Mission Impossible và HNLK 5

Nguyễn Quang Dũng

Ở  picnic Hè 2018 của Hội Miền Đông có một buổi trưng cầu ý kiến Hội Viên tham dự: Hội Miền Đông có nên đảm nhận tổ chức Hôi Ngộ Liên Khóa QGHC kỳ 5 theo đề nghị của Hội QGHC Úc Châu không?  Dĩ nhiên, có phiếu thuận, có phiếu chống, nhưng tôi nhớ có khoảng 20 cánh tay dơ cao: đồng ý. Và như vậy cái tôi gọi là “Mission Impossible- HNLK5 ” bắt đầu.

Hồi nhỏ còn ở Việt Nam tôi rất thích loại phim hành động, hay ”action movie”, nói theo tiếng Mỹ. Có lẽ là do tôi còm nhom như cây tăm tre, không dám đánh đấm ai, thường bỏ chạy khi bị ăn hiếp nên hiệu ứng tâm lý nghịch là thích phim hành động võ thuật kiểu Lý Tiểu Long như “Đường Sơn Đại Huynh” hay “Mãnh Long Quá Giang” chăng? Nhưng có một loại phim của Mỹ tôi rất thich là loạt phim “Mission Impossible”. Hồi còn ở Việt Nam, loạt phim này là loại phim đen trắng trên TV, tôi chỉ nhớ được nhạc phim mở đầu, rất hay,  với sợi dây dẫn ngòi nổ đang cháy. Sau này, qua Mỹ, tôi lại được dịp xem lại loạt phim Mission Impossible hay MI trên màn ảnh lớn với chàng tài tử đẹp trai Tom Cruise…

Nhưng liên quan giữa Hội Ngộ Liên Khóa QGHC kỳ 5, “code name”: HNLK5MI là thế nào? Ở đâu? Sẽ có người đọc mất kiên nhẫn, vì lối viết cà kê dê ngỗng của tôi,  cắt ngang ở đây và hỏi. Xin thưa:

Hai điểm cốt lõi của MI:

  1. Tổ hành động
  2. Sự hiệp lực của tổ hành động với một kế hoạch hành động chặt chẽ để thực hiện thành công các mục tiêu “không tưởng” đã định

Tôi sẽ trình bày những điểm  tương đồng  giữa HNLK5MI  dưới đây:

Tổ Hành Động… The Team

Gọi là “Tổ Hành Động” hay “The Team” cho có vẻ “action movie” kiểu Mỹ một chút, chứ cái tên gọi thông thường ai cũng biết là Ban Tổ Chức  (BTC). Và “Tom Cruise” của Hội Miền Đông không ai khác hơn là anh Hội Trưởng Nguyễn Kim Hương Hỏa.

Từ trái: Lê Hữu Em, Lê Văn Quan, Trần Hồng,Lê Văn Bỉnh, NguyễnTrường Phát, GS Cao thị Lễ, Hương Hỏa, Vũ Bá Hoan, Tạ Cự Nguyên

Vào tháng 3 năm 2019, ba phiên họp ở tư gia anh chị Trần Nhựt Thăng xác định sơ khởi về kế hoạch thực hiện và  nhiệm vụ  mỗi thành viên của BTC. Phiên họp nào cũng ồn ào, sôi nỗi tranh cãi với nhiều ý kiến khác biệt về cách thức tổ chức HNLK 5. Từ các phiên họp sơ khởi này, một BTC được thành lập với thành phần nhân sự cốt cán cho các sinh hoạt chính của HNLK5 như sau:

Trưởng BanTổ Chức (tổng quát): Anh Nguyễn Kim Hương Hỏa.

Trưởng Ban Phụ Trách Ngày Du Ngoan Washington D.C.: Anh Tạ Cự Nguyên

Trưởng Ban Phụ trách Ngày HNLK tại Marriott: Anh Đỗ Quang Tỏa

Trưởng Ban Phụ trách Tiệc Đêm Chia Tay tại Harvest Moon: Anh Nguyễn Trường Phát

Trưởng Ban Phụ Trách Chuyến Du Lịch Xuyên Bang: Anh Nguyễn Trường Phát.

Ban Thực Hiện Đặc San HNLK: Anh Lê Hữu Em, Anh Trần Nhựt Thăng và Anh Lê Văn Bỉnh.

Thủ Quỹ: Anh Vũ Bá Hoan và anh Lê Văn Quan.

Ban Ấn Loát- Thiết Kế Đồ Họa –  Sân Khấu – Website – Tiếp Liệu & Hỗ Trợ:  Nguyễn Quang Dũng  & Trần Thị Tụ (là …tôi, người viết bài & …bà xã của tôi )

Ban Cố Vấn: Cô Cao Thị Lễ, Anh Trần Hồng, Anh Lê Hữu Em.

Gần như mọi người đến dự phiên họp đều được phân công, phân nhiệm cho các “ngày hành động”, trừ chị Kim Dzung, sau này mới nhận nhiệm vụ (xin xem ở phần sau )

Mọi người đều …xăn tay áo, bắt đầu lên kế hoạch hành động và từng bước  thực hiện kế hoạch được giao.

 

Hàng đứng từ trái: Nguyễn Q Dũng, Hương Hỏa, Tạ Cự Nguyên, GS Cao thị Lễ, Chị Trẩn Nhựt Thăng, Lê văn Quan. Hàng ngồi từ trái: Đỗ Quang Tỏa, Lâm Kim Dung, Trần Thị Tụ, Trần Nhựt Thăng, Lê Hữu Em, Lê Văn Bỉnh.

Mission Impossible: Đặc San HNLK 5 và Ban Hợp Ca Miền Đông

Trong sự thẩm định của BTC, với nhiều năm kinh nghiệm tổ chức và khả năng của các  Trưởng Ban Phụ Trách các ngày sinh hoạt HNLK 5, việc tổ chức, kế hoạch, và thực hiện HNLK 5 đều nằm trong tầm tay. Các công tác ghi danh, khách sạn, đón tiếp và các dự trù diễn tiến cho các ngày sinh hoạt đều được kế hoạch  hóa, phân công phân nhiệm giữa các thành viên của BTC một cách chi tiết. Và quả tình là với sự hợp tác chặt chẽ, tích cực và quyết tâm của mọi thành viên BTC, tất cả các diễn tiến  của 4 sinh hoạt chính yếu của các ngày HNLK 5 đều đã được hoàn thành tốt đẹp, vượt quá kỳ vọng của quý đồng môn QGHC từ khắp nơi trên Hoa Kỳ và  thế giới về Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn  tham dự HNLK 5.

Nhưng có hai phần hành công tác của HNLK 5 trước đó không ai biết kết quả sẽ xảy ra như thế nào và chưa bao giờ Hội Miền Đông thực hiện: Đó là một phần hành liên quan đến Đặc San HNLK 5 và việc thành lập một Ban Hợp Ca Miền Đông hát các bài hùng ca cho các ngày đại hội QGHC.

Xin được tường thuật các diễn tiến của hai vụ việc này như sau:

Đặc San HNLK 5 có gì lạ?

Khi BTC đề nghị thực hiện đặc san cho  Hôi Ngộ Liên Khóa kỳ 5 và  kêu gọi đồng môn đóng góp bài vở thì tôi nghĩ  việc thực hiện Đặc San HNLK5  cũng sẽ giống như mọi Đặc San của nhiều Hội Đoàn khác với nhiều bài vở kỷ niệm và  hình ảnh xưa 2,3 chục năm cũ.

Do vậy, có  lẽ là do ảnh hưởng …mê xem phim MI, tôi đề nghị một mục tiêu “không tưởng” cho tờ Đặc San: Đó là Đặc San HNLK5 sẽ bao gồm một loạt các trang hình ảnh “nóng” của HNLK 5, có nghĩa là vừa xong HNLK tại Mariott Hotel là sẽ có ngay các hình ảnh Hội Ngộ Hành Chánh in vào Đặc San HNLK5 để quý đồng môn khắp nơi  có thể mang về làm hành trang kỷ niệm.

Các anh trong BTC lo ngại hỏi: “Hmm…Có làm được không đó? Làm thế nào để thực hiện việc này?” Kế hoạch “hành động” của tôi, dĩ nhiên là với sự đồng ý, tiếp trợ, và phối hợp của BTC, như sau:

  • Việc thu thập bài vở cho Đặc san, đọc và chọn bài được đăng, trình bày (layout) bìa và bài vở cần được kết thúc 3 tuần trước ngày đại hội.
  • Nhà in sẽ lo in xong trước trang bìa và các trang cho phần bài vở. ráp thành từng cuốn 1 tuần trước ngày đại hội.
  • Tối ngày 29/9/2019 sau khi đã tổ chức xong Du Ngoạn Washington D.C.và Tiệc HNLK tại Marriott, anh Phát sẽ phải thức khuya tập trung, chọn lọc các hình ảnh chụp được, đưa lên (upload) một “Google Album” trên mạng Internet.
  • Sáng ngày 30/9/2019, tôi và Tụ sẽ lên mạng chọn lựa các hình ảnh tiêu biểu, tải xuống (download) và trình bày (layout) cho các trang hình ảnh Đặc San HNLK5.
  • Ngay sau đó, “nhà in” sẽ in chỉ riêng các trang cho phần hình ảnh HNLK5.
  • Các trang phần hình ảnh được ráp với các trang phần bài vở (đã in xong). Đóng bìa, cắt xén thành tập: Mission accomplished!

Đặc San Hội Ngộ Liên Khóa QGHC Kỳ 5

Kế hoạnh có vẻ …ngon ăn. nhưng thực ra để nói được “Mission accomplished!” là do công sức và sự phối hợp chặt chẽ của nhiều người trong đó có:

Nhiếp Ảnh Gia  “Grand Master” Trần Thụy Định, với ống kính chuyên nghiệp của anh, đi theo đoàn QGHC Du Ngoạn D.C., tham dự tiệc HNLK 5 tại Marriott Hotel, chụp gần cả ngàn tấm hình kỷ niệm rất đẹp và rõ nét cho HNLK QGHC thế giới năm 2019. Anh Trần Thụy Định đã giao tay cho anh Phát cái “memory chip” chứa toàn bộ các hình ảnh HNLK  ngay sau khi tiệc HNLK5 bế mạc tại đại sảnh  Marriott Hotel như đã hứa.

Anh Nguyễn Trường Phát đã chọn lọc từ gần cả ngàn các hình ảnh chụp được, upload vào “Google Album” như kế hoạch đã định. Album này vẫn còn trên mạng Internet (link:https://quocgiahanhchanhmd.com/hnlk5)

Trần Thị Tụ, người được BTC giao khoán 100% công việc trình bày tờ ĐS HNLK5. Kết quả rất mỹ mãn: ĐS HNLK5 được thiết kế, trình bày rất đẹp từ trang bìa cho đến các trang bài vở và các trang hình ảnh. Căng thẳng nhất vẫn là ngày Chủ nhật phải thức từ 3 g sáng để làm việc liên tục đến 7 giờ tối layout cho các trang hình ảnh và giúp tay đóng bìa hoàn thành tờ đặc san.

“Nhà in” Focus Digital Publishing, do Nguyễn Quang Dũng làm chủ và đảm trách việc in ấn ĐS HNLK5. Xin không nói thêm nhiều về “nhà in” ở đây.

Ban Biên Tập ĐS (anh Trần Nhựt Thăng, GS Cao Thị Lễ, anh Lê Hữu Em) đã chọn lọc bài vở, phối hợp với “nhà in” hoàn tất phần bài vở cho đặc san đúng theo thời biểu kế hoạch trù liệu.

Anh Lê Hữu Em đã vận động các Mạnh Thường Quân ủng hộ tài chánh cho việc thực hiện ĐS.  Số tiền ủng hộ từ anh LHE vận động lên tới $2000 cộng thêm các ủng hộ tài chánh từ quý Giáo Sư và nhiều CSV đồng môn khắp nơi (trong đó anh Đặng Quốc Tuấn (FL) là người đầu tiên gởi tiền ủng hộ ĐS về BTC, khai mào cho việc ủng hộ tài chánh in ĐS HNLK từ phía CSV). Với tổng số tài chánh ủng hộ lên đến $4240.00, BTC đã không phải xin và in các trang “quảng cáo tài trợ”. Nhờ vậy, tờ ĐS HNLK 5 trông rất chuyên nghiệp… hành chánh và được biếu tặng, không bán, đến các CSV và thân hữu! (Trang tri ân các MTQ và CSV ủng hộ tài chánh ĐS HNLK 5 in ở trang 4 và trang bìa sau của ĐS)

Nhìn lại việc thực hiện hoàn chỉnh tờ Đặc San HNLK5, tôi vẫn còn nhớ những nụ cười rất vui của các anh chị, các huynh trưởng đồng môn, quý Giáo sư trong Đêm Chia Tay tại nhà hàng Harvest Moon khi nhận được ấn bản rất đặc biệt ĐS HNLK5, với số phát  hành hạn chế, trong đó có các hình ảnh hội ngộ mới ngày hôm qua. Một huynh trưởng QGHC từ Nam Cali, nắm tay tôi lúc tôi đang phân phối Đặc San, nói “Rất thich, rất phục và rất cảm ơn về những việc làm rất tận tình của BTC”. Chị Lâm Kim Dzung và các anh chị ĐS khóa 18 cũng rất vui khi nhìn thấy hình ảnh họp khóa ĐS 18 tại tư gia là hình ảnh họp khóa duy nhất  đã “có hình” trong ĐS HNLK5 hôm đó.

 Và sau đây là một công tác khác của HNLK5 cũng thuộc loại “mission impossible”, đó là:

Ban Hợp Ca Hành Chánh Miền Đông:

Tôi biết có người sẽ thắc mắc tại sao chuyện Ban Hợp Ca lại thuộc loại “MI”? Có gì ghê gớm lắm đâu! Nhưng quả tình nếu nhìn lại “lịch sử” mấy chục năm của Hội Miền Đông thì Hội chưa bao giờ thành lập một Ban Hợp Ca Hành Chánh.

Thành ra có những việc nhìn thì dễ, mà  lại khó làm. Năm nào Hội HCMĐ cũng tổ chức một buổi hội ngộ tân niên và trong đó màn “văn nghệ” đầu tiên là hợp ca “Ly Rượu Mừng” của cố Nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Năm nào anh Hội Trưởng Hương Hỏa cũng làm một vòng “vận động” các chị hội nhà,  thân hữu ở các hội bạn để cùng lên sân khấu hát. Và năm nào cũng vậy, cái bài hát quen thuộc mừng xuân này ai nghe cũng biết, tưởng là dễ hát, nhưng khi tập hợp mười lăm hay hai chục chị để cùng hát thì thực là không …dễ chút nào. Người vô trật nhịp, người hát trật …”tông”, người cầm micro hát thì to mà nhiều khi hát không lên nổi ở những nốt nhạc cao. Lúc hát xong đi xuống lại chỗ ngồi, bà con vỗ tay hoan hô, khuyến khích “Hát hay không bằng hay hát”, vậy là ai nấy vui cười hỉ hả. Đầu năm mà, vui là chính, hát hay hát dở  là chuyện …nhỏ.

Hợp ca “Ly Rượu Mừng” trong Hội Ngộ Tân Niên QGHC MĐ năm 2019

Kinh nghiệm hợp ca nhìn dễ mà khó thực hiện này là lý do thành lập Ban Hợp Ca Hành Chánh Miền Đông, với mục tiêu: Trình bày các bài hợp ca thuộc loại hùng ca mang tính tranh đấu một cách nghiêm chỉnh thích hợp với tính cách quan trọng và tầm vóc thế giới của Hội Ngộ Liên Khóa  QGHC 2019 tại Thủ Đô Hoa Kỳ.

BTC đứng trước một công tác chưa  thực hiện được suốt hơn 30 năm qua kể từ ngày thành lập Hội, đơn giản là vì anh em Hành Chánh Miền Đông rất giỏi về quản trị, tổ chức hành chánh, vốn là nghề của chàng, nhưng còn chuyện hát hò thì hầu hết  lắc đầu, không phải là chuyện của …tui.

Đến lúc đụng việc thì có chị Lâm Kim Dung (ĐS 18) đứng ra nhận lãnh trách nhiệm vận động thành lập Ban Hợp Ca MĐ. Chị Kim Dung liên lạc email, hẹn ngày giờ hội họp.  Buổi họp đầu tiên của Ban Hợp Ca chỉ bao gồm hầu hết là những khuôn mặt quen thuộc của các thành viên BTC, có thêm sự tham dự của anh Duy, là đồng môn thích hát và thường góp tiếng hát trong các mục đơn ca của Hội Ngộ Tân Niên. Những buổi họp ban đầu này chính yếu  là …bàn cãi và ăn uống. Nhiều đề tài thảo luận được đặt ra: Hát bài gì? Hát “live” hay hát “nhép”? Ai sẽ là người đứng ra tập dợt? Lúc đó, Anh Hương Hỏa trông có vẻ lo lắng về “điểm yếu” này của BTC.

Những buổi họp mặt sau đó của Ban Hợp Ca (BHC) có sự tham gia chị Phương Mỹ, là phu nhân của anh Trần Hữu Triết ĐS 13 (đã mất). Chị Phương Mỹ -là người tốt nghiệp ca hát Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn, từng tổ chức tại vùng thủ đô các buổi trình diễn nhạc cụ Việt cổ truyền “Hương Xưa” – đồng ý sẽ đảm nhận tập dợt cho BHC MĐ. Những buổi hội họp tập hát, ăn uống các món ăn ngon, hay bàn cãi rất thân tình, rất vui vẻ  dần dà lôi cuốn thêm được nhiều anh chị khác trong Hội tham gia.

Phải nhận ra các điểm mạnh sau đây từ hoạt động thành lập Ban Hợp Ca Hành Chánh Miền Đông:

  • Tinh thần tập thể rất mạnh của các anh chị Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh miền đông: Khi ngồi lại với nhau, tất cả làm việc với tinh thần vì danh dự của tập thể QGHC.
  • Tinh thần quyết tâm, nỗ lực của BHC khi tập hát: Hát chưa được, chưa đúng thì cố gắng tập hát cho đúng, cho được yêu cầu.
  • Tinh thần kỷ luật và hợp tác rất cao của các anh chị trong BHC: lúc đó BHC nhóm họp và tập hát 2 ngày mỗi tuần, vào thứ năm và thứ bảy. Hầu hết thành viên BHC đều có mặt đông đủ liên tục tập dợt cho đến ngày đại hội.
  • Tinh thần tham gia ý kiến và sáng kiến: Nhiều sáng kiến và ý kiến rất hay được đề nghị và nhanh chóng thực hiện.

Ban Hợp Ca Hành Chánh Miền Đông

Các ý kiến và sáng kiến  Ban Hợp Ca HCMĐ thực hiện được trong HNLK5:

  • Đảm nhận hát “trực tiếp” quốc ca Hoa Kỳ và quốc ca Việt Nam Cộng Hòa (không dùng băng nhạc thâu sẵn)
  • Anh Hương Hỏa đề nghị BHC hát bài “Phải Lên Tiếng” của nhạc sĩ Anh Bằng, Anh Tỏa đề nghị BHC phối hợp trình bày bài hát này ngay sau khi anh Quan đọc “Bản Lên Tiếngcủa Tập Thể CSV QGHC trong ngày HNLK. Sự phối hợp rất ăn khớp cả nội dung và hình thức trình bày này trong ngày đại hội đã để lại hình tượng rất sâu sắc về tinh thần quốc gia của anh chị em QGHC.
  • Các chị trong BHC đều đồng phục áo dài từ sáng kiến và thiết kế áo dài của Trần Thị Tụ: Chiếc áo dài đồng phục của các chị trong BHC nói lên được vẻ trang trọng mà vẫn duyên dáng yêu kiều của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời nêu bật được tinh thần đồng tâm của Ban Hợp Ca HCMĐ.
  • Các bài hát BHC trình bày, tuy quen thuộc nhưng dễ đi vào lòng người nghe như bài “Việt Nam Việt Nam” của nhạc sĩ Phạm Duy, bài “Việt Nam Quê hương Ngạo Nghễ” của Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang…
  • Với tất cả nỗ lực và kỷ luật BHC đã trình bày nghiêm chỉnh các bài hát, đạt được yêu cầu tối thiểu của một Ban Hợp Ca trình diễn trước công chúng.

Như vậy từ tay không, Hội Hành Chánh Miền Đông bây giờ rất… “nổi tiếng” với Ban Hợp Ca Hành Chánh Miền Đông.

“Mission accomplished! Again.”

Một Năm Nhìn Lại …

Bây giờ là tháng 10 năm 2020. Tôi dự trù viết xong bài này vào cuối tháng 9, để góp bài viết kỷ niệm về HNLK5, trên bản tin MĐ, nhưng  những biến động của thời cuộc và đời sống thật không lường. Cuối tháng 3 năm 2020, Hội phải hủy bỏ buổi Hội Ngộ Tân Niên 2020 dự trù tổ chức vào đầu tháng 4,trong lúc Ban Hợp Ca MĐ vừa tái động các buổi tập dợt văn nghệ cho Hội Ngộ Tân Niên. Đến tháng 4 thì tình hình dịch bệnh trở nên nghiêm trọng cho đến nay. Hầu hết mọi sinh hoạt thường nhật đều bị ảnh hưởng.

Nhìn lại những hình ảnh của Hội Ngộ Liên Khóa QGHC thế giới Kỳ 5 năm 2019…Mới vừa đây, mà tôi ngỡ như một giấc mơ.

Có những anh chị huynh trưởng tôi quen biết, còn gặp trong kỳ đại hội giờ đã vĩnh viễn rời xa… Anh La Quốc Chánh tôi còn nhớ bắt tay anh – lần cuối – ở đại sãnh Marriott HNLK5, “mừng quá, nghe tin anh bệnh mà vẫn đến được tham dự với anh em”. Huynh Trưởng Bửu Viên, sau ngày HNLK đông đảo anh chị đồng môn HC miền đông ghé nhà viếng thăm huynh trưởng, tặng anh cái nón HNLK. Sau đó không lâu anh cũng ra đi. Chị Nguyễn Cửu Quý (ĐS18) người mà chị Lâm Kim Dung vẫn thường nhắc đến là “chị ấy đang bệnh nhưng vẫn cố gắng về tham dự HNLK5” cũng vừa vĩnh viễn giã từ đồng môn …

Còn lại nhiều, thật nhiều hình ảnh quý Giáo sư, quý huynh trưởng, quý anh chị đồng môn, quý thân hữu xa gần: Tay trong tay, vai kề vai. Tay bắt, mặt mừng, cười vui bên nhau trong kỳ Hội Ngộ Hành Chánh 2019. Hình như với tôi, điều quan trọng rốt ráo còn lại sau cùng Tình Nghĩa Quốc Gia Hành Chánh, là chất keo gắn bó giữa những người cán bộ Quốc Gia, chung một mái trường, dưới một ngọn cờ.

Cuộc gặp nhau nào cũng đến lúc chia tay, nhưng Tình Nghĩa Quốc Gia Hành Chánh thì mãi sẽ còn, khó lòng nhạt phai.

Nguyễn Quang Dũng (ĐS 22)

10/2020

Mời xem lại các hình ảnh HNLK 5:

  1. HNLK Kỳ 5 Tour DC và Đại Hội tại Marriott Hotel Sep 20-21, 2019:
    https://photos.google.com/share/AF1QipN2LkHwS-4_MsnwTQxQFs-V7F1jobids7cdlZDIfo2chs6fTgebjnyQ6dkAXW_wLw?key=T1RaZ1pDZFc0WFFTaUJRRlV5dGVYc1pheE5ub1B3
  2. Đêm Chia Tay HNLK Kỳ 5 (Sep 22): https://photos.google.com/share/AF1QipMKTAb7HXfXfWB4mDkWAi0Fsj6MEXdNi0YZmbc4kfJpwm_OUcG9kMUIF0fJvRilvQ?key=clZENl9McGVMZFdoZFdBQ0FxRVJTRm5oeTNqTHR3            

Lời BBT:

Bài viết này đã đăng tải trên Bản Tin HCMĐ tháng 10/2020 nhân kỷ niệm 1 năm Hội Ngộ Liên Khóa QGHC Thế Giới kỳ 5 tổ chức vào tháng 9 năm 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.

Đến tháng 9 năm 2023 thì đã 4 năm trôi qua và tập thể QGHC vẫn chưa tổ chức được một Hội Ngộ Liên Khóa Thế Giới kỳ 6.

BBT website HCMĐ xin được đăng tải lại bài viết này như một kỷ niệm đẹp với mong mỏi sẽ có một Hội Ngộ Liên Khóa Thế Giới mới cho đại gia đình QGHC chúng ta.

Trân trọng.

 

Visits: 361

Sao Mây Lại Ghé

Trần Văn Lương

Mây ơi ghé đến làm chi,

Có mang lại được chút gì ngày xưa?

 Sao Mây Lại Ghé

 

Ngây ngất nhìn mây, thoáng ngật ngầy,

Hỏi mây sao lại ghé về đây,

Tưởng còn đang lất lây ngàn dặm,

Thăm thẳm chân trời bóng nhạn bay.

 

Mây kia chẳng biết đến từ đâu,

Rỉ rả lời Ngâu quặn mái đầu,

Ngỡ thấy lại con tàu dĩ vãng,

Vội vàng quýnh quáng hỏi vài câu.

                      *

                 *         *

Có phải mây từ xóm đạo xưa,

Mang về đây tiếng mẹ ru trưa,

Dỗ dành con lúc chưa mềm giấc,

Gà gật theo từng nhịp võng đưa?

 

Mây có dây dưa ở cánh đồng

Ngắm hoa cùng bướm rực trời không,

Rồi mang hình ảnh bồng lai đó

Đến kẻ đang vò võ ngóng trông?

 

Có lông bông lạc tới thôn nghèo,

Thích thú nhìn bầy trẻ choắt cheo,

Hí hửng leo trèo đeo nhánh ổi,

Cuối cùng la lối té lăn queo?

 

Mây có theo nhau viếng cổng trường,

Nơi xưa có đứa tập yêu đương,

Ẩm ương tuổi tác chưa tròn tá,

Mà đã nhì nhằng nhớ với thương?

 

Có tìm đường ghé đến công viên,

Lặng xót xa giùm gã thiếu niên,

Cắm cúi ngày đêm xây ảo mộng,

Để rồi ôm thất vọng triền miên?

 

Mây có thấu cho nỗi chán chường

Đang dần chia cách cặp uyên ương,

Tiếng chì tiếng bấc thường vang vọng,

Khiến mộng chung đôi chết giữa đường?

 

Có lang thang cặp bến đò ngang,

Để thấy lại đôi mắt bẽ bàng

Hụt hẫng của chàng trai bé nhỏ

Khi tình đầu sớm bỏ đi hoang?

 

Và có rẽ sang nóc giáo đường

Bên lề con dốc nhỏ mù sương,

Dừng nghe Chúa thở dài khe khẽ

Thương kẻ nợ tình trót vấn vương?

 

Lừng khừng hỏi nốt tại vì sao

Mây cứ lang bang tự thuở nào,

Có biết từ lâu bao kỷ niệm

Trong khăn tẩn liệm vẫn kêu gào?

                    *

               *        *

Hỏi mãi mây sao chẳng trả lời,

Vẫn theo làn gió nhởn nhơ chơi,

Vẫn bên đời phất phơ ngang dọc,

Bỏ mặc trần gian khóc với cười.

 

Tần Lĩnh mây trời quyện khói sương,

Người xưa buồn chẳng thấy quê hương.

Ngày nay e cũng chừng không khác,

Ngơ ngác nhìn mây khách đoạn trường.

 

Mây dường như cũng chỉ là mây,

Cũng vẫn vô tình tựa cỏ cây,

Nên chẳng hề hay nơi viễn xứ,

Gót chân lữ thứ lệ vương đầy.

 

Quắt quay quay quắt bước xa nhà,

Trông ngóng màu mây cũ thiết tha.

Nhưng nếu đà phôi pha quá khứ,

Thì xin mây chớ ghé về qua.

 

Trần Văn Lương

Cali, 8/2023

Visits: 34

Thư Gửi Bạn Hiền Đỗ Tiến Đức Nhân Đọc “Tập Truyện Nguyệt Thực”

Nguyễn đắc Điều

Ông,
Tôi mới vừa đọc xong tập truyện ngắn Nguyệt thực của ông. Nói một cách công tâm, ông chọn truyện và xếp thứ tự các truyện trong tuyển tập này rất tinh tế, khá “bài bản”.

Truyện Hậu Trường như là kéo cánh màn nhung một rạp hát để giới thiệu tổng quát cuộc đời mà mỗi người được thủ một vai diễn trong hý trường. Ông viết ra những cuộc đời tiêu biểu qua đời sống thực của các nhân vật, có nhiều sự thực mà chính tôi cũng không tưởng tượng là có thể xảy ra trên cõi đời này. Nhưng ông lại cho đó chỉ mới là một phần của sự thật và tất cả các sự thật trên đời này đã bị che phủ bởi nguyệt thực. Không biết có phải đó là lý do mà ông đã xếp truyện Nguyệt Thực vào phần chót để “đóng màn nhung” cho tập truyện, và cũng để nhấn mạnh những sự kiện độc giả đã đọc qua các truyện trước, cho dù có “ghê gớm ngoài luồng” đến đâu thì mới chỉ là một phần của sự thật Hậu Trường đời thường.
Cho nên thú thật với ông, khi đọc tôi thấy tình đời sao mà thảm quá!!!, Tuy nhiên nhiều lúc cũng thấy “đã quá” ấy chứ!!!

Hậu Trường là câu chuyện vượt biên và định cư của diễn viên cải lương Vĩnh Hảo đã “có duyên” sống chung tại trại tỵ nạn Bidong cùng với bà Hòa và người con gái 14 tuổi tên Tâm. Bà Hòa chết vì đẻ khó trong điều kiện thiếu phương tiện y tế của trại tỵ nạn, nhưng nguyên nhân chính là tham nhũng. Trong khi chung sống tại trại tỵ nạn một tình cảm luyến ái đã xẩy ra giữa kép Vĩnh Hảo và bà Hòa và sau đó là tình phụ tử của diễn viên cải lương Vĩnh Hảo với cô Tâm. Trên đất tạm dung, ban ngày kép Vĩnh Hảo và cô Tâm sống trên danh nghĩa là bố con cùng nhau đi hát cải lương để kiếm sống đồng thời có cơ hội bộc lộ tình cảm luyến ái qua các trích đoạn cải lương Lương Sơn Bá –Chúc Anh Đài hay Chuyện tình Lan và Điệp; nhưng ban đêm, cô Tâm đã chủ động thủ vai người tình “quậy phá” kép Vĩnh Hảo. Ngược lại, kép Vĩnh Hảo cũng phải đóng vai “người hùng” nửa đường phải quay ngựa trở về để giữ được lời hứa với bà Hòa là sẽ săn sóc cô Tâm như con. Rồi… án mạng xẩy ra. Cô Tâm mang tội giết chồng Mỹ, kép Vĩnh Hảo quay trở về trại Bidong để sống lại với quá khứ và tự tìm lấy cái chết để mong hai linh hồn Vĩnh Hảo và Hòa chung sống an lành trong cuộc đời khác. Nhưng, thay vì đến với cái chết, tình đời cũng lắm chuyện trớ trêu, kép Vĩnh Hảo lại khám phá ra được tình yêu đích thực mà khi mải mê “đóng tuồng” ông đã không phân biệt được giữa Hậu Trường và cuộc đời. Một câu nói của bà Monique Nguyễn: “Cái con ngựa cái đó… à à… em xin lỗi, cái cô con gái đó không ngờ nó chơi ngon quá, phải không anh” đã đưa kép Vĩnh Hảo ngộ ra và tính chuyện quay trở về lại Mỹ.

Đoạn ông viết về cuộc đối thoại giữa ông Thầy sư, bà Monique Nguyễn và ông Vĩnh Hảo về việc trả giá cầu an cho bà Hòa thật tuyệt vời. Không biết ông Thầy đang đóng vai nhà sư hay kép Vĩnh Hảo từ bỏ vai Điệp để đóng vai người thường. Ai là Sư thật, ai là người đóng vai Sư. Thật đúng là Hậu Trường của cuộc đời!!!. Những đoạn đối thoại giữa bà Monique Nguyễn với kép Vĩnh Hỏa rất dí dỏm hài hước.

Gia đình ông vượt biên và đã tạm trú tại trại tỵ nạn Bidong, bà Phương Nga đã sinh cháu gái Phương Đông, mà tôi thường gọi cháu bằng cái tên thân mật Bi-đông, tại đây nên chắc hẳn ông có nhiều kỷ niệm và có lẽ ông đã xử dụng kinh nghiệm sống để làm chất liệu diễn tả mọi góc cạnh sinh hoạt của trại.

Tôi cứ thắc mắc một chi tiết nhỏ ông viết là người ta đã đem các xác chết cuộn trong poncho để dưới sân cờ trong trại gia binh, rồi gọi vợ con tử sĩ ra nhận xác. Thật sự có chuyện thê thảm đến thế sao!!! Trước cảnh tượng đó, làm sao con người còn có tinh thần để mà chiến đấu trong khi hàng ngày phải trông thấy xác chết của tử sĩ, của đồng đội của mình. Nếu đó là sự thật thì không biết các cơ quan Chiến tranh chính trị, Tâm lý chiến làm những công tác gì và ở đâu?

Nói thật lòng khi thấy ông dọn nhà từ Los Angeles xuống Nam Cali tôi cứ thắc mắc làm sao ông bỏ được căn nhà mà ông đã gắn bó có biết bao nhiêu là kỷ niệm của hơn 30 năm qua khi ông từ trại Bidong qua Mỹ: này là khóm hồng, này là dàn hoa thiên lý cho tới hồ sen do chính ông xây “cho nàng rửa chân”, đó chính là nơi ông chụp hình bà Phương Nga để làm bìa cho cuốn truyện “Vầng trăng trong mưa” do Thời Luận ấn hành năm 1993. Căn nhà đó là nơi phát hành Giai phẩm Xuân Thời Luận đầu tiên, mấy năm sau mới tổ chức tại nhà hàng, và cũng là nơi phát giải thưởng thi Viết về nước Mỹ do sáng kiến của ông bố vợ tôi là cụ Đỗ Cường Duy, và cụ đã đưa tặng ông một ngàn mỹ kim để làm giải thưởng. (Sau cách mạng 1963, nhà văn Chu Tử ra báo nào thì bị đóng cửa báo đó nên ông bố vợ tôi đã bỏ tiền để nhà văn Chu Tử ra báo Tiền Tiến sau khi báo Tiền bị đóng cửa. Báo quán đặt tại tư gia số 80 đường Trần Quý Cáp). Nhạc gia cố luật sư Phạm Nam Sách là người trúng giải thưởng cuộc thi viết này. Báo Thời Luận đi tiên phong đặt giải thưởng thi viết về nước Mỹ, nhưng có lẽ vì khởi xướng quá sớm nên chưa “lôi cuốn” được nhiều độc giả hưởng ứng; Việt Báo tổ chức giải thưởng sau lại “thành công”, âu cũng là…”số trời”, ông nhỉ!!!

Làm sao tôi quên được căn nhà đó đã là nơi tụ họp của các bạn Quốc gia Hành chánh khóa 6 và khóa 7, là nơi ông đã giới thiệu thi sĩ Nguyễn Chí Thiện với báo giới Nam Cali, là nơi ông từng tiếp các chính khách, nghệ sĩ quá nhiều nhưng tôi chỉ còn nhớ các cụ Trần Văn Ân, cụ Phạm Đình Liệu, cụ Minh Lý Đỗ Vạn Lý, Luật sư Nguyễn Hữu Thống và Nhà báo Bùi Tín, Đạo diễn Hoàng Thi Thơ, Tài tử Trần Quang lần đầu tới Mỹ, tổ chức ra mắt sách của Nhà văn Duy Lam, của giáo sư Nguyễn Lý Tưởng… cho tới các giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, giáo sư Steve Young mỗi khi tới Nam Cali sinh hoạt.

Ngôi nhà không bao giờ ngớt tiếng cười của đồng môn, tiếng bàn thảo sang sảng của các yếu nhân về những vấn nạn quan trọng của đất nước. Bây giờ ông đã tái định cự tại một nơi được ông mô tả là “hoa chăm cỏ xén lối thẳng cây trồng” nhưng sao có được cái không khí thâm tình của căn nhà West 31 Avenue Los Angeles xưa kia. Nhưng chắc ông hẳn chưa quên lúc Phương Đông và Mai Ly bắt đầu biết đi biết nói cho tới lúc theo ông đi phát báo, rồi đánh máy bài viết của các bác Phạm Nam Sách, Nguyễn Sỹ Hưng, Nguyễn Hữu Thống, Trần Văn Sơn, Nguyễn Huy Hân,…Hồi đó tôi cũng còn làm đại diện báo Thời Luận để giúp ông ra một ấn bản tại San Diego, dễ thường cũng sống được vài năm, ông nhỉ.
Cho nên có những lúc ông ”nhớ nhà châm điếu thuốc” lái xe về thăm lại nơi xưa chốn cũ, còn tôi thì “ Đôi khi khoảnh khắc cũng là thiên thu”, ông ạ.

Nguyệt Thực là một truyện đóng vai “hạ màn” cho tuyển tập có cốt truyện hết sức ly kỳ. Ông kể chuyện của nhân vật Phạm Thắng từ khi di cư vào Nam đi bán báo lấy hoa hồng kiếm sống cho đến khi đi cải tạo, trốn trại rồi sang định cư ở Mỹ. Truyện rất nhiều tình tiết éo le như một cuốn phim trinh thám và cốt truyện rất lạ lùng. Có thể coi Nguyệt Thực như là một loại “Ngàn lẻ một đêm của người Việt tỵ nạn”, nên rất “huyền thoại”. Tôi đọc mà cứ như đọc truyện hoang đường và cứ mơ tưởng mình là nhân vật Phạm Thắng, được ông kể ở ngôi thứ nhất. Ông Hoàng đi trốn trại tù cải tạo cứ như là đi đóng phim kiếm hiệp, không những thế khi đến bến bờ tự do còn được ân ái với cô lái tầu vượt biên.
Định cư tại Mỹ lại được bạn cùng trốn tù, nay trở thành đại gia ở Việt Nam, mang sang Mỹ 3 cô gái trẻ đẹp để cho bạn được quyền lựa chọn 1 cô lấy làm vợ. Chuyện ông kể có nhiều chi tiết thật ly kỳ, lôi cuốn tôi đọc một mạch không ngừng nghỉ.

Ông xếp loại những người đi xe hơi theo hiệu xe, như người làm thương mại phải đi xe W vì như vậy mới làm ăn khá theo chữ “Win”, còn những người chống cộng phải đi xe Audi vì có 4 vòng tròn chữ O tượng trưng cho 4 Không. Thương gia mà đi xe “L” thì chỉ có Loose hay Lost mà thôi. Tôi thấy mấy bô lão đều đi xe KIA, ông ạ!!! Vì các bô lão đó đều đã “chết trong khi hành động” (Kill In Action). Tôi nhớ lại vào đầu thập niên 70 ở Việt Nam, các cô gái thường đi xe Audi vì theo khẩu hiệu “Không học và Không sống ở Việt Nam, Không lấy chồng và Không sinh con”. Khi lấy chồng, các “nàng” đi xe Fiat, có người “diễu” là “For You All Time”, ông nghĩ sao?

Ông cũng nhận xét mấy bà mặc hàng Saint John khi cởi áo ra thì thân thể nhão nhoét, có nước vứt vào thùng rác chứ không như khi lột vỏ trái chuối hư còn có thể ăn ruột được. Sao ông tả “chân” vậy, và tôi thấy tội nghiệp cho mấy bà quá khi bị các đức ông chồng “vắt chanh bỏ vỏ”.

Ông còn cho mấy bà góa chồng thuộc loại pre-owned không thể đi thêm bước nữa nên phải giải quyết bằng cách “tự sướng”. Tôi có một ông bạn, một hôm được bà vợ cho biết sự thật là bà ta thuộc loại pre-owned rồi mới lấy anh bạn tôi. Bạn tôi chết điếng khi nghe vợ nói. Chắc bạn tôi không “lịch lãm” như thiếu úy Chuyên và có lẽ đã tiếc rẻ không dám dùng chiếc áo thung để xem vợ mình còn hay mất trinh. Cuối đời mà được vợ tiết lộ như vậy thì cũng phải “gậm nhấm dĩ vãng” mà “nín thở qua sông” nốt quãng đời còn lại, ông nhỉ. Cô Tuyết Hạnh nói trước khi cưới mà lại hóa ra hay đấy, ông còn phiền trách cái nỗi gì, để đến nỗi ông phải ly dị cô ấy.

Ông có nói với tôi khi mới tập tễnh viết văn hồi còn ở Hà Nội ông đã dùng bút danh Đằng Giao vì mê nhân vật kiếm hiệp này. Đằng Giao không những võ nghệ cao cường, nhưng ông thích nhân vật này nhất vì Đằng Giao… có nhiều vợ đẹp và nhiều người yêu. Sau này khi di cư vào Nam ông đã tặng bút danh này cho anh bạn họa sĩ dùng để ký tên trên những họa phẩm của anh ta. Bây giờ đọc xong tuyển tập Nguyệt Thực tôi mê nhân vật Đỗ Tiến Đức quá!!! Ông có thể cho tôi mượn tên Đỗ Tiến Đức làm bút danh như ông đã “cho” bút danh Đằng Giao, được không?

Có một chi tiết ông viết về “nhân vật tôi” đi bán báo Tự Quyết để có lời 6 xu cho một tờ báo, không ngờ đó là tờ báo chính quyền không ưa nên công an đã bắt giam vào bóp Catinat. Cùng bị bắt giam với ông có người băn văn thân thiết tên là Đặng Trí Hoàn, sau này là nhà thơ Hà Huyền Chi tên tuổi lừng lẫy. Công an đã cho “nhân vật tôi” nếm hết đòn “tầu thủy” lại đến đòn “tầu bay”. Sao công an lại dùng đòn hiểm với giới trẻ thế, tôi tự hỏi không biết những ông chủ báo “người lớn” thì được nếm đòn gì? Thế ra chính quyền Ngô Đình Diệm đã tàn ác với con trẻ từ những năm giữa thập niên 50 rồi, ông nhỉ!!!

Ông,
Bạn bè nhận xét ông thông minh, có đầu óc hài hước và có nhận xét rất tinh tế trong từng chi tiết về mọi việc. Đúng như “bắp”!!!
Tôi dùng chữ của Lôi Tam để gọi ông là “bạn hiền” đấy, ông Lôi Tam bảo, ngày ông trấn nhậm ở Phú Yên trong 4 món “tứ đổ tường”, ông không “chơi” một món nào cả. Nhưng ông đều tham gia với anh em trong mọi cuộc chơi với tư cách là “quan sát viên”. Nửa đêm bạn bè “đốt hết thuốc”, ông đều lái xe gắn máy một mình đi trong đêm lạnh mua thuốc cho anh em hút. Ông không tứ đổ tường, sao ông tả rất rành mạch tình trạng của người nghiện thuốc lá kinh niên đến thế, có phải là do óc quan sát chăng, còn những… chuyện khác thì theo tôi có lẽ ở cái tuổi trên dưới 8 bó ông viết để… “tự sướng” chăng? hay ông viết cũng do quan sát chứ đâu phải là do “kinh nghiệm bản thân”. Nhưng tôi lại “chịu” cách diễn tả của ông, vì đọc văn ông mà cứ như được thưởng thức những “xen diễn” sống động trên màn ảnh trước mặt làm tôi cũng “sướng lây” mà say mê đọc tiếp để theo dõi…”câu chuyện”. Còn các độc giả nam nữ thuộc các lớp tuổi khác thì tôi không biết họ có cùng một xúc cảm như tôi hay không?, hay họ cảm thấy hơi bị “nhột nhạt”?

Ở truyện Hậu Trường ông cho các nhân vật đều phải đóng kịch những diễn tiến của sự việc, còn ở truyện Nguyệt Thực ông cho các nhân vật của ông thể hiện từ suy nghĩ ra hành động theo từng diễn biến tâm lý của mỗi nhân vật trong mỗi hoàn cảnh. Tất cả các truyện đều không có phần kết, ông để cho độc giả tự viết lấy kết luận cho mỗi truyện. Danh từ đương đại gọi là “kết luận mở”. Có lẽ đó là cách dàn dựng câu chuyện rất riêng của ông. Từ kết truyện của cuốn truyện dài được giải thưởng Văn học Nghệ thuật Toàn quốc Má Hồng cho đến những truyện trong tập truyện ngắn Nguyệt Thực tôi thấy không hề thay đổi, kể cả phim Yêu khi ông tự viết truyện phim :

Nhà văn Đỗ tiến Đức và Nguyễn đắc Điều chụp trước poster nguyên gốc quảng cáo phim YÊU

-“Tôi bước xuống nhìn chiếc xe ngựa lọc cọc chậm chậm chạy vào thị trấn. Nắng chiều bàng bạc như ánh trăng. Một bụi sim dại bên đường phất phơ hai bông hoa tím tả tơi phơ phất. Tôi nhìn trời sẽ gọi: “Thanh Bình ơi, lại đây với chú” (đoạn kết của Má Hồng)
-“Diễm lảo đảo khuỵu chân. Ngồi ôm thành mộ ủ rũ, yếu đuối. Đạt lùi lại, bước ra con đường nhỏ. Máy di chuyển lên cao. Đạt dừng chân, quay nhìn Diễm một lần nữa. Máy lên cao nữa, Đạt lủi thủi đi giữa nghĩa trang. Máy lên cao khỏi giữa ngọn thông, Đạt chìm khuất dưới đó. Cảnh nghĩa trang mênh mông với những ngôi mộ im lìm” (40 giây chót của Phân cảnh phim truyện Yêu)

Nhiều người cho rằng ra hải ngoại ông làm báo nên văn ông là văn báo. Tôi thấy không hẳn đúng. Văn ông trước sau như một, từ trước 75 cho tới ra hải ngoại. Với cách đọc truyện của “người nhà”, tôi thấy ông không chủ ý muốn gọt rũa từng câu văn như bút pháp của Thạch Lam, mà ông muốn viết theo nguồn cảm hứng tự nhiên, và ông dẫn chuyện bằng những chi tiết cụ thể như những nhà viết phóng sự vì vậy giọng văn của ông có hơi hướm của văn báo. Tôi nghĩ ông không coi trọng nắn nót câu văn từ chương rỗng tếch, mà ông coi trọng thực chất nội dung câu chuyện, là những chi tiết để diễn tả tâm lý nhân vật. Ông viết truyện giống như Nhất Linh trong những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn. Chỉ có một điểm khác hẳn Nhất Linh là tất cả những truyện ngắn của ông đều có thể chuyển sang phim nhựa một cách dễ dàng mà nhà đạo diễn không cần phải viết phân cảnh. Tôi thấy không phải ông viết truyện ngắn mà ông viết phân cảnh phim truyện thì đúng hơn. Mà nói cho cùng, trong các bộ môn nghệ thuật ông mê làm… nhà đạo diễn nhất, hơn là làm nhà văn, làm nhà báo, làm nhà thơ, nhưng vì không có đủ điều kiện để thực hiện phim ảnh nên ông đành phải viết truyện ngắn để …“giải khuây”.

Nếu Má Hồng đã được giải thưởng Văn học Nghệ thuật Toàn quốc thì Nguyệt Thực sẽ được giải thưởng gì đây? Tôi nghĩ tập truyện ngắn Nguyệt Thực “trưởng thành về nội dung”, “đi sâu vào những tình tiết” hơn Má Hồng nhiều lắm, nên sẽ không có giải thưởng nào xứng với Nguyệt Thực cả. Nếu có giải, thì là “Giải thưởng Đỗ Tiến Đức” cho tập “Truyện Ngắn Rất Đỗ Tiến Đức” là tập truyện ngắn Nguyệt Thực.

Thư đã rất dài nhưng vẫn chưa nói hết ý nên tôi sẽ text message thêm cho ông nhé. Chúc sức khỏe bà Phương Nga cùng 2 cháu Phương Đông và Mai Ly.

Nguyễn đắc Điều

Visits: 1074

Một Ngày Của Mẹ

Thơ Lê văn Bỉnh

Rain for the Just and the Unjust  (Matthew 5:45)

Dò dẫm cầu trơn trượt

Mấy nhịp dài qua sông

Dưới cầu cuồn cuộn nước

Mẹ không nao núng lòng

 

Trên lưng còng gánh nặng

Mẹ thoăn thoắt đường xa

Cố kiếm chút gạo mắm

Đàn con chờ nơi nhà

 

Sau bữa cơm nửa bụng

Các con xúm học bài

Mẹ vào bếp nấu nướng

Cho gánh hàng ngày mai

 

Nửa đêm mưa tầm tã

Mẹ  vẫn còn lâm râm

Cầu nguyện cho  tất cả

Khắp mọi nơi xa gần

 

Cầu đàn con đói rách

Được no lành ngày mai

Nguyện bao kẻ lầm lạc

Sớm trở về đường ngay

 

Tin sang Mẹ vừa mất

Gánh qua cầu trượt chân

Đêm nay mưa lất phất

Ai cầu nguyện xa gần

 

Lê Văn Bỉnh

Virginia

Visits: 50

Kỳ Cảnh

Trần Văn Lương

Dạo:

Vui chân lạc bước trời xa,

Tuy toàn cảnh đẹp, nhưng nhà mình đâu?

Lake Bled- Slovenia 

 

奇 景

遊 行 幸 到 一 奇 方,
夜 靜 星 朝 笑 月 昌.
看 景 心 腸 中 沒 喜,
     鄉.

陳 文 良

 

 

Âm Hán Việt:

 Kỳ Cảnh

Du hành hạnh đáo nhất kỳ phương,

Dạ tĩnh, tinh triều, tiếu nguyệt xương.

Khán cảnh, tâm trường trung một hỷ,

Tựu tri bất thị ngã gia hương.

Trần Văn Lương

 

Dịch nghĩa:

Cảnh Lạ

Rong chơi, may mắn đến một nơi đẹp,

Đêm yên lặng, sao về chầu, mặt trăng cười, sáng rỡ. 

Nhìn cảnh mà trong lòng không chút vui,

Bèn biết ngay rằng (đây) không phải là quê nhà mình.

 

Phỏng dịch thơ:

Cảnh Đẹp

Vui bước lang thang đến một nơi,

Đêm yên, sao trẩy, ánh trăng cười.

Mắt nhìn, dạ rối bời tê tái,

Đâu phải quê nhà đất nước tôi.

Trần Văn Lương

Slovenia, 5/2023

 

 Lời than của Phi Dã Thiền Sư:

Lang thang theo chân người giong ruổi, đến chỗ   tạm dừng chân.

Mắt nhìn cảnh đẹp mà sao trong  lòng không chút gì vui sướng.

Buồn thay, đây là đất nước người chứ nào phải  là quê hương mình!

 Hỡi ơi!

 

 

Visits: 63

Duyên Tu

Nguyễn Đắc Điều

“Nụ hoa phát triển” huy hiệu của Trung tâm Hội thảo Quốc gia

“Duyên tu” đây không phải là việc tu hành thành linh mục hay thượng tọa, mà cái duyên của tôi với ngành tu nghiệp và huấn luyện. Trong nền hành chánh của VNCH chúng ta, có lẽ không có ngành nào bạc bẽo bằng ngành huấn luyện, nhưng tôi yêu nó. Suốt đời công chức, lăn đi đâu rồi tôi cũng lăn về chỗ viết bài, giảng dậy, khảo sát về huấn luyện.  Vì thế tôi coi là duyên.

Khởi duyên

Nhằm cải tiến việc quản trị hành chánh tại trung ương cũng như địa phương, từ năm 1968 Chính phủ đã cho tiến hành một dự án huấn luyện qui mô có tên là “Quản trị Hành chánh Căn bản”. Chủ xướng dự án là Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Tổng Nha Công Vụ và Tiến sĩ Jack Von Dornum (International Training Consultant Co.)

Sau Tết Mậu Thân, tôi được gọi tham gia dự án này. Đó là đầu mối duyên huấn luyện của tôi. Lần đầu tiên, một quản đốc tu nghiệp tỉnh Tuyên Đức được ngồi chung với các chức sắc cao cấp và đàn anh trong ngành huấn luyện tại trung ương. Tôi nhớ trong đó có giáo sư Phạm Đình Thắng, Đổng Lý Văn Phòng Bộ Thông Tin, Anh Hoàng Giao (khóa 3), Giám Đốc Nha Du Học Bộ QGGD, Chị Nguyễn Thị Bạch (khóa 3), Viện Giám Sát, Anh Nguyễn Minh Ty (Cao Học 1) Ban giảng huấn Học Viện, Đại Tá Cảnh Sát Đàm Trung Mộc, Trung tá Cảnh Sát Lê Thanh Sơn Chánh Sở Huấn Luyện Tổng Nha CS, Ông Nguyễn Ngọc Nê, thuộc Usaid.
Khóa hội thảo được tổ chức tại Học viện Quốc gia Hành Chánh
Chúng tôi có hai nhiệm vụ: một, thảo luận để hoàn chỉnh tài liệu giảng huấn (do anh Lê Phú Nhạn và hãng Westinghouse biên soạn). Hai, chính chúng tôi tiếp nhận một số kỹ thuật huấn luyện mới. Cấp trên nhắm là chúng tôi sẽ trở thành giảng viên hoặc quản trị viên cho dự án tại địa phương cũng như trung ương.
Nhưng sau khóa học, tôi nhận được lệnh gọi tái ngũ. Giáo sư Viện Trưởng Nguyễn Văn Bông, gọi tôi lên văn phòng ngỏ ý muốn xin hoãn dịch cho tôi để tôi tiếp tục tham gia dự án. Tôi cám ơn đề nghị của Giáo sư Viện Trưởng và xin được nhập ngũ. Tôi nghĩ đằng nào cũng phải đi lính thì đi sớm còn hơn đi trễ. Kỷ niệm sau cùng với Giáo sư là cái bắt tay trước thềm Học viện. Chưa có bàn tay ai mềm mại như tay Giáo sư Bông.
Mối duyên tạm gián đoạn ở đây, cho tới khi tôi được lệnh biệt phái về Bộ Nội Vụ.

Chuyên viên huấn luyện Bộ Nội vụ

Vào Trung Tâm 3 Tuyển mộ nhập ngũ Quang trung, tôi lần lượt gặp các anh Bùi vân Cao,Võ văn Hoàn, Trần Hồng, Nguyễn ngọc Liên, Nguyễn đại Thành, Trần minh Giao và Lê vũ Tạo. Sau một thời gian nằm chờ đợi, Bộ Quốc Phòng quyết định biệt phái chúng tôi về Bộ Nội Vụ để làm Phó Quận Trưởng.
Tại Bộ Nội Vụ, tôi đang chờ sự vụ lệnh biệt phái thì gặp Ông Nguyễn Ngọc Nê. Tôi có duyên với ông vì khi tôi làm Quản đốc Tu nghiệp tại Tuyên Đức, ông đã cùng một cố vấn Mỹ lên quan sát công tác huấn luyện, và tôi đã hướng dẫn hai ông đi khắp hang cùng ngõ hẻm trong tỉnh.
Ông Nê kéo tôi lại bảo ông đang cần một tay… như Điều!
Số là bên Usaid cấp cho Bộ Nội Vụ một ngân khoản lớn để huấn luyện viên chức xã ấp trong chương trình tấn công bình định thuộc chiến dịch Phượng Hoàng. Ngân khoản sắp hết hạn, phải làm gấp. Xét không có nhân sự viết tài liệu huấn luyện trong thời gian cấp bách như vậy, Bộ Nội Vụ chê tiền!
Ông Nê trình với Ông Tổng Thư Ký Trần Hữu Đức xin giữ tôi tại Bộ để làm việc này, thay vì trả tôi về Tuyên Đức. Ông TTK Đức chấp thuận, nhưng đòi tôi làm đơn xin. Tôi thì ngang, tuy gặp đúng việc mình thích, cũng không thích xin, ai đẩy thì tôi lăn thôi. Sau ông Nê lobby đâu đó mà sự vụ lệnh giữ tôi lại Bộ “vì lý do công vụ” (tôi tránh được ba chữ “theo đơn xin”). Chức vụ: chuyên viên huấn luyện thuộc Sở Huấn Luyện, phụ cấp chức vụ “ngang hàng chánh sở”. Lần đầu tiên tôi biết có cái chức như thế.

Soạn thảo tài liệu “Huấn luyện viên chức xã ấp”

Nhìn lại cuộc chiến Việt Nam và việc tranh thủ nhân tâm, canh tân xã hội ở hạ tầng, tôi thấy cái nhìn của Juspao về công tác huấn luyện viên chức xã ấp, thật là đứng đắn, đúng sách vở. Trong đóng góp lớn của gia đình QGHC vào công trình này, nếu tôi có góp một viên gạch nhỏ nào, cũng là nhờ duyên.
Tôi trình diện Ông Chánh sở Lê Duy Đức (khóa 2) tại trụ sở trên đường Thống Nhất. Ông để tôi làm việc trong một văn phòng rất rộng lớn, nguyên là đại giảng đường huấn luyện, nhưng nay sử dụng như một nhà kho chứa tài liệu.
Với số vốn huấn luyện xã ấp khi còn làm Quản đốc Tu Nghiệp tại 2 tỉnh Quảng Đức và Tuyên Đức cộng thêm 2 tài liệu căn bản của hai huynh trưởng Nguyễn Trung Trương và Trương Văn Nam thuộc khóa Đà-Lạt, tôi tự biên tự diễn ra tài liệu huấn luyện viết theo lối mô tả công việc và cách điều hành (job description và job analysis) cho các chức vụ từ Chủ tịch Xã cho tới từng Ủy viên của Hội đồng Xã. Một vài đề tài tôi viết theo thể huấn luyện mới như diễn tập (role playing), thảo luận nhóm (group discussion), trường hợp điển hình (case study).
Ngoài những đề tài thuộc hành chánh chuyên môn, còn có 4 bài liên quan đến tổ chức an ninh tình báo, thông tin dân vận, kỹ thuật thanh lọc trong màng lưới tình báo. Những đề tài thuộc loại này, tôi dùng tài liệu của Chiến Dịch Phượng Hoàng do Juspao cung cấp. Mỗi bài đều có trợ huấn cụ như các flipchart khổ 100 x 65cm và bảng dàn bài tóm lược.
Để kịp chỉ tiêu, Bộ đã cung cấp cho tôi một dàn thư ký đánh máy giỏi của Bộ để đánh cho nhanh những tài liệu tôi vừa viết xong. Trong số thư ký đánh máy này có Ông Đỗ Trọng Tuyển, sau làm Chủ sự Phòng Nhân viên dưới thời Chánh Sở Nhân viên Nguyễn Quý Thành. Ngoài ra, tôi còn được Bộ Nội vụ tăng phái anh Nguyễn văn Đặng (ĐS 8), từ tỉnh Gò Công đến phụ giúp viết tài liệu với tôi. Khi công tác hoàn tất, anh Đặng được bổ nhiệm làm Phó Tỉnh trưởng Khánh Hoà dưới thời Trung tá Tỉnh trưởng Lý Bá Phẩm. Khi tỉnh Khánh Hoà thành lập thêm thị xã thì anh Nguyễn văn Đặng giũ chức vụ Phó Thị trưởng Nha Trang và anh Phó Tỉnh trưởng Phú Bổn Nguyễn văn Sanh (ĐS 8) thay thế anh giữ chức vụ Phó Tỉnh trưởng Khánh Hoà.

Chưa bao giờ trong đời công chức tôi được làm việc trong một môi trường độc lập, tự tin và được sự tín nhiệm cùng sự tin cậy lẫn nhau của cấp chỉ huy và các bạn đồng nghiệp như vậy. Tôi hoàn tất công tác trước cả thời gian Ông Nê ước muốn. Tài liệu được Juspao chuyên chở bằng máy bay của Quân đội Mỹ sang in tại Nhật, flipchart được in bằng một thứ giấy đặc biệt nếu dùng băng keo dán, khi bóc không rách giấy. In xong, máy bay quân sự lại chở về ngay. Đây là tài liệu huấn luyện xã ấp, duy nhất được in tại nước ngoài.

Bắt duyên với bằng hữu

Một hôm, tôi dẫn “người duyên nợ” là vợ chưa cưới vào ăn cháo lòng trên đường Hồng Thập Tự. Tôi thấy ba ông Đặng Huyền Thanh (ĐS 7), Đỗ Tiến Đức (ĐS 7), Nguyễn Quốc Thụy (ĐS 5) [hai anh Thụy và Đức vừa mới mãn khóa 1 Cao đẳng Quốc Phòng] ở bàn bên cạnh, toàn đồng môn đồng khóa cả.
Tay bắt mặt mừng xong, Thanh sang nói chuyện riêng với tôi. Chàng than đã bỏ rừng thiêng nước độc Kontum và đi lính rồi, nay được biệt phái, Bộ bắt phải về lại Kontum.Thanh muốn về Bộ hay một tỉnh gạo trắng nước trong nào khác. “Cứ để đấy xem sao” tôi nói với người bạn thân, biệt danh Khủng Long.
Quả là Thanh cũng có duyên tu. Vì đúng lúc đó, ông Nê bên Usaid cần kiểm tra công tác huấn luyện viên chức xã ấp. Tôi ngỏ ý cần thêm nhân sự. Ít ngày sau, Thanh về Bộ trong bộ quân phục trung úy. Tôi dẫn Thanh sang ngồi uống cà phê trên lề đường trước cửa Bộ Xã Hội để ăn mừng.
Sau đó ít lâu, Ông Nê xuất ngoại làm giảng viên tiếng Việt cho quân đội Hoa kỳ tại San Antonio.
Từ đó chúng tôi như cặp bài trùng, đi công tác địa phương, huấn luyện, đều sát cánh trong nhiều năm. Sau khi mất nước, khi Thanh đi tù cải tạo về, sang Mỹ, chúng tôi còn được gần nhau (Thanh làm Tổng Thư Ký khi tôi làm Chủ tịch Tổng Hội CSV/QGHC), cho đến ngày anh qua đời. Nhưng chuyện về duyên tu của Thanh tôi sẽ còn kể tiếp.

Các chuyến đi công tác được mệnh danh “hai chuyên viên huấn luyện và một cố vấn Hoa kỳ” này chỉ là cái cớ để chúng tôi gặp gỡ các Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh, để hâm nóng tình bạn, tình đồng nghiệp, đồng môn. Trong vòng đồng nghiệp lại có một vòng thu hẹp là lòng đam mê – hay là sự tin tưởng ngây thơ – của số ít người cho rằng huấn luyện là bước đầu một cái gì tốt đẹp.
Chúng tôi đi Quảng Nam để gặp Nguyễn Khánh, người cùng làm với Thanh ở Kontum. Chúng tôi đi Quảng Đức gặp Nguyễn Thế Chu. Phạm Gia Định ở Kontum. Nguyễn Ngọc Vỵ ở Darlac. Đặng Huy Túc ở Cà Mau. Nguyễn Hữu Kế ở Ba Xuyên. Đặng Văn Thạnh ở Pleiku. Lên Đà Lạt, tưởng gặp ai, lại là Phạm Gia Định mới chuyển từ Kontum về. Nguyễn Chí Thiệp ở Quảng Nam…
Nhờ đi một vòng lớn như thế, ngoài kinh nghiệm nghề nghiệp, chúng tôi kết bạn tâm giao với một số người mới như Thạnh và Thiệp.
Chuyện vui có thật – chúng tôi kết hợp công vụ với giải trí! Tôi cùng với Thanh áp dụng kỹ thuật giảng huấn để viết 2 tài liệu “Nghệ thuật đánh mã tước” và “Cách đánh tứ sắc khỏi thường”.

Ngoài các chuyến công tác địa phương nói trên, tại trung ương, tôi đã cộng tác với Tổng nha Công vụ  [có anh Giám đốc Nha Huấn luyện Nguyễn Đức Phụng Sơn (ĐS 1) và anh đứng đầu chương trình Lê Phú Nhạn (khoá Đà Lạt)] trong các khoá Quản trị Hành Chánh Căn Bản. Ngoài những lớp cho cấp Chủ sự và Chánh sở, còn có những lớp cho cấp Giám đốc.

Duyên du: Hoa Kỳ và Đài Loan

Ý thức tầm quan trọng của huấn luyện và do hậu thuẫn của các chuyên gia Mỹ, năm 1970 Chính phủ đã cho thành lập một chương trình mệnh danh là “Chương trình Quản đốc Tu nghiệp” (Training Administrators Project). Người thiết kế chương trình là Ross Thomas, nhưng Ban Phối Trí gồm: Tổng Giám Đốc Công Vụ (Chủ tịch) và hai ủy viên là Viện Trưởng Học Viện QGHC và Tổng Thư Ký Bộ Nội Vụ.

Từ trái: Đức, Thanh, Điều, Dr. Dornum, Tâm, Hùng, Cụ Chí (Sacramento, mùa Xuân 1971)

Cán bộ nòng cốt cho chương trình là một nhóm hỗn hợp Việt-Mỹ. Đoàn chuyên viên Việt Nam có ông Lê Duy Đức, Chánh sở Huấn luyện BNV (trưởng đoàn), ông Nguyễn Thượng Chí, Chánh Sở Huấn Luyện Tổng Nha Thuế Vụ, Đặng Huyền Thanh và Nguyễn Đắc Điều thuộc Bộ Nội Vụ, Đặng Mạnh Hùng, Bộ Chiêu Hồi, Ngô Thanh Tâm, Tổng Nha Công Vụ. Phía Hoa Kỳ có Dr Von Dornum thuộc International Training Consultant (ITC) và một đoàn chuyên viên từ Hoa Kỳ qua.

Nhắc đến các tên tuổi trên đây và nhiều nơi khác trong bài này một cách tham lam, không phải tôi không biết có thể làm cho độc giả nhàm chán, nhưng tôi xin lỗi phải nhắc, vì các bạn hay huynh trưởng (đa số cùng trường) là một phần của quãng thời gian vàng son trong đời tôi.

Trước khách sạn Biltmore (LA) chờ đi “du khảo” Từ trái: Điều, Tâm, Thanh, Đức

Phái đoàn đi quan sát công tác huấn luyện tại Hoa Kỳ từ ngày 6 đến 26 tháng 2 năm 1971 và tại Đài Loan từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 3, 1971.

“Đạo diễn” chuyến du hành (Dr. Von Dornum) đã khéo chấm những nơi điển hình nhất về công tác huấn luyện trong lãnh vực công cũng như tư tại Mỹ. Lý thuyết thì có trường Public Administration School (PAS) thuộc USC, nơi chúng tôi phải “đến lớp” mỗi ngày. Ứng dụng chúng tôi phải đi “field trip” nhiều nơi như Tòa Thị Chính Los Angeles, Tòa Thị Chính Pasadena, Trường Huấn Luyện Lính Cứu Hỏa và Trung Tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Los Angeles, Trường Huấn Luyện Nhân Viên Disneyland tại Anaheim, Trường USC, địa điểm xây cất trường UCI, Trường Berkeley, Trường Caltech., Nha Nhân Dụng Tiểu Bang California tại Sacramento v.v.

Nhưng chưa chắc mọi nguyên tắc lý thuyết và ứng dụng huấn luyện tại Mỹ thích hợp cho Việt Nam. Vì thế một tuần du khảo Đài Loan có mục đích để chúng tôi học hỏi kinh nghiệm thích nghi các lý thuyết “tân tiến” vào xã hội Á Đông như thế nào.

Trung tâm Hội thảo Quốc gia

Trở về, chúng tôi làm việc tại một cơ sở mới cất trong khuôn viên Học viện Quốc gia Hành chánh, dưới một tấm biển rất oai “Trung Tâm Hội Thảo Quốc Gia”.
Chúng tôi làm việc chung với một đoàn chuyên viên Mỹ gồm Dr Melvin Le Baron, Dr Barbara Pennington, Dr Jack Von Dornum, ông Finn Loginotto và George Eimer, họa sĩ.
Theo kế hoạch vết dầu loang, muốn cải tiến nền huấn luyện nhân viên và công chức cả nước, phải bắt đầu bằng chính các viên chức đang phụ trách việc huấn luyện. Chúng tôi bắt đầu với các Quản đốc Tu nghiệp Tỉnh (ngay từ đầu, dự án đã mang tên “Chương trình Quản đốc Tu nghiệp” là vì vậy).
Họ cần trang bị kiến thức và kỹ năng gì để làm tròn nhiệm vụ? Phái đoàn Việt- Mỹ đã tới khảo sát một vài thí điểm, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định (nhân thể thăm Trương Minh Nhuệ), tỉnh Thừa Thiên và thảo luận với Giáo Sư Viện Trưởng Lê Thanh Minh Châu tại Viện Đại Học Huế.

Quản đốc Tu nghiệp, từ bạc bẽo tới tự tin

Các vị chỉ huy cao cấp, tuy trước mặt đoàn khảo sát, có cho rằng huấn luyện là dụng cụ quan trọng để gia tăng hiệu năng công vụ, nhưng lại coi nhẹ người phụ trách việc huấn luyện : Quản đốc Tu nghiệp!
Tương tự Thanh tra, Quản đốc TN là chức vụ “ngồi chơi xơi nước”. Còn hẩm hiu hơn Thanh tra, Quản đốc Tu nghiệp có một vai vế rất thấp so với các Trưởng Ty nội ngoại thuộc khác trong Tỉnh. Một người “nói không ai nghe” mà phải giữ nhiệm vụ nói. Đó là một nhiệm vụ bạc bẽo!

Từ những nhận xét trên, Đoàn Chuyên viên Huấn luyện cho rằng song song với vận động quy chế ở cấp cao (có vận động này không, đến nay tôi không biết, tôi chỉ biết người Mỹ rất quan tâm), nhất thời cần nâng uy tín của QĐTN bằng cách nâng cao lòng tự tin và khả năng chuyên môn của họ.
– Họ phải được trang bị các phương pháp huấn luyện: từ cổ điển như “4-steps”, kịch, brainstorming, điều khiển hội nghị, case study v.v. đến tân tiến như participative learning (tham gia học chế), simulation (giả cảnh).
– Họ phải am tường tâm lý nhóm, tâm lý học tập, nghệ thuật khích lệ, kỹ thuật thông đạt, trình độ và nhu cầu của học viên tương lai
– Họ phải biết các phương pháp: xác định nhu cầu và mục tiêu huấn luyện, thiết lập chương trình, soạn bài, các bước giảng dạy cho từng bài, và cuối cùng lượng giá kết quả huấn luyện.
– Quan trọng hơn hết họ cần thay đổi thái độ, theo định nghĩa “Học tập là sự thay đổi tác phong một cách tương đối bền vững, qua sự thay đổi thái độ, kiến thức và kỹ năng” (Định nghĩa này tới nay vẫn không thay đổi trong ngành giáo dục, ngay tại Mỹ và các nước tân tiến).
Trong số những người vững tin vào khả năng thay đổi của huấn luyện, nhiều nhất có lẽ là Đặng Huyền Thanh, Nguyễn Đắc Điều, Đặng Mạnh Hùng và Ngô Thanh Tâm. Họ đùa tự gọi nhau là “Bốn chàng ngự lâm pháo thủ”. Họ là cán bộ nòng cốt phụ trách các khóa QĐTN.

Các khóa huấn luyện QĐTN được tổ chức rất chu đáo và khoa học:

– Trước khi về TTHTQG, các QĐTN nhận được một tập hướng dẫn để chuẩn bị trước, như làm thống kê và phỏng vấn thượng cấp và đồng nghiệp.
– Sau đó họ tựu tập về TTHTQG, dành một tuần để hội thảo, học và thử các phương pháp huấn luyện. Trong phương pháp giả cảnh, ban chuyên viên đã mánh lới mời các vị chỉ huy cao cấp và có ảnh hưởng tới “thủ vai” chung với các QĐTN. Kết quả bất ngờ là chính các vị cũng thay đổi thái độ, có cái nhìn khác về công tác huấn luyện và vai trò QĐTN.
– Học viên trở về đơn vị của mình có 2 tháng để thực hiện những điều vừa mới học hỏi và soạn thảo chương trình và tổ chức các khóa huấn luyện. Trong giai đoạn này, QĐTN mời Đoàn Chuyên Viên Huấn Luyện tới địa phương để quan sát kết quả.
– Các học viên sẽ trở về TTHTQG để tham dự khóa học 3 ngày. Các học viên sẽ chia sẻ những kinh nghiệm soạn thảo chương trình huấn luyện, soạn thảo tài liệu huấn luyện, tổ chức khóa học, giải quyết những khó khăn trở ngại với cấp chỉ huy hay với cấp ngang hàng.

Khi tị nạn tại Mỹ, tôi may mắn gặp lại ông Ross Thomas. Như món quà tái ngộ, ông đã tặng tôi cuốn “The Training Administrators Project”, một phúc trình chi tiết về Chương trình Huấn luyện QĐTN. Tôi cảm động vô cùng, vì được đọc lại về một “thời đam mê”, và cũng cảm động vì Ông Thomas còn giữ tập sách như một kỷ vật. Tôi cũng cảm động khi đọc lại những lời phê bình sau của các tham dự viên (được dịch sang tiếng Anh):

Tấm hình khơi mào cho cuộc thảo luận về “Tâm lý nhóm”

– “Đây là khóa Hội thảo đầu tiên tôi tham dự được yểm trợ cả về vật chất lẫn tinh thần.”
– “Một khóa Hội Thảo hoàn hảo; đề nghị các cấp chỉ huy khác phải tham dự.”
– “Các Chuyên Viên Huấn Luyện là những giảng viên ưu tú nhất mà tôi được gặp”
– “Tôi đề nghị các tham dự viên được tính thêm điểm khi xét thăng thưởng hàng năm”.
– “Tôi đề nghị Chính Quyền Trung Ương cần phải quan tâm hơn nữa cho các khóa huấn luyện tương tự trong tương lai.”
– “Tôi cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi tham gia thảo luận vì sự nhiệt thành của giảng viên và sự trang bị đầy đủ của Trung Tâm Hội Thảo Quốc Gia.”
– “Giảng viên Thanh lanh lợi tháo vát, giảng viên Tâm nắm vững kỹ thuật sư phạm, giảng viên Hùng người rất nhiều tình cảm còn giảng viên Điều mang đến những sảng khoái cho lớp học.”
– “Lần đầu tiên một khóa học có phương châm hành động, có một huy hiệu rất ý nghĩa.” (xin xem huy hiệu ở đầu bài này)

Vị Quản đốc Tu nghiệp này muốn nói tới phương châm “Tri Hành hợp nhất”. Chúng tôi biết nghề huấn luyện còn nhiều thử thách, và châm ngôn “Tri hành hợp nhất” mà TTHTQG đưa ra còn quá lý tưởng trong bối cảnh chung của Đất Nước, nhưng việc làm của chúng tôi quả được khích lệ.

Duyên mới với biên soạn “Kỹ Thuật Huấn Luyện”

Đặng Huyền Thanh và tôi vừa làm bên Trung Tâm Hội Thảo Quốc Gia nhưng vẫn còn phụ trách công tác huấn luyện bên Bộ Nội Vụ. Nhân có các sinh viên khóa 3 ban Cao học đang thực tập tại Sở Huấn Luyện như Nguyễn Phụng, Thái Văn Khị, Hứa Văn Kiển… chúng tôi đã nhờ những sinh viên này dịch một số tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Thanh nhuận sắc những tài liệu này và tôi viết thêm một số đề tài khác để trở thành một cuốn sách, nhan đề “Kỹ Thuật Huấn Luyện”. Tài liệu này được Usaid in thành từng bài một, sau đóng gồm lại thành một tập.

Tôi còn phụ trách một số lớp cho các viên chức Cảnh sát từ Trưởng Ban đến Chủ sự tham dự khóa “Quản Trị HC Căn Bản” và khóa huấn luyện “ Thuế ĐiềnThổ ”do chuyên viên Tài Thâu Nguyễn Quí Thành soạn thảo cho các Trưởng Ty HC tổ chức tại Sở Huấn Luyện Bộ Nội Vụ.
Khi hai anh Lê Quan Diêm và Trần Công Hàm về Nha Hành Chánh Địa Phương dưới quyền Ông Giám Đốc Lê Văn Để (khóa Đà Lạt) thì Thanh và tôi được chuyển thành Chuyên Viên Hành Chánh Địa Phương cùng với hai anh. Tuy vậy, Thanh và tôi vẫn còn tiếp tục kiêm nhiệm phần vụ chuyên viên Huấn Luyện. Trong thời gian này bốn CV/HCĐP lo soạn dự thảo Luật cải tổ cơ cấu tổ chức Tỉnh, Thị Xã và Thành Phố và dự thảo Luật tổ chức bầu cử Quốc Hội.
Ông Giám Đốc Lê Văn Để thường phải ra thuyết trình tại Trung Tâm Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn của Trung Tá Nguyễn Bé ở Vũng Tàu vào cuối tuần. Mỗi lần đi thuyết trình Ông Giám Đốc Để thường dùng Thanh làm tài xế lái xe jeep, Hàm và tôi đi cùng để đủ tay đánh mà chược khi ngủ qua đêm tại biệt thự Anh Đào Vũng Tàu.


Một lần, Ông Giám Đốc Để bị Thủ Tướng gọi về gấp để trình bày hệ thống thiết lập danh sách cử tri mới bằng điện toán. Tôi phải thay thế Ông Giám Đốc thuyết trình tại Trung Tâm CB/XDNT. Đây là đề tài tôi soạn thảo cho Ông Giám Đốc nên đã nắm vững từng chi tiết.
Như thường lệ, trước khi chấm dứt, tôi hỏi có ai thắc mắc gì không. Chỉ có một học viên nêu thắc mắc. Khi nghe xong câu hỏi, tôi thấy học viên này tỏ ra am hiểu đề tài và đặt câu hỏi chỉ cốt “truy” xem tôi có nắm vững đề tài hay không. Trong giờ nghỉ giải lao, tôi tìm hiểu học viên này thì được biết anh là Đào Việt Giang (k9) hiện làm Trưởng Ty Hành Chánh tại Kiến Phong. Cảm phục về sự hiểu biết, tôi hỏi anh có muốn về Bộ không. Anh trả lời cũng có ý định, nhưng chưa phải lúc này. Khi tôi phụ trách khóa “Thuế Điền Thổ”, anh Đào Việt Giang tham dự và lần này, anh ngỏ ý muốn về Bộ vì ở Kiến Phong cũng đã lâu năm rồi. Tôi trình lên Ông Lê Duy Đức, và nhân dịp Sở Huấn Luyện được nâng lên thành Nha Huấn Luyện, Ông Đức đang cần một người làm Chánh Sở. Thanh và tôi chỉ thích làm Chuyên Viên, nên “đùn” cho Giang lãnh một Sở, còn Sở kia Ông Đức đôn một Tham Sự Chủ Sự lên đảm nhiệm.
Tuy Thanh và tôi làm việc rất thoải mái ở Bộ Nội Vụ, nhưng lại thích thú công tác huấn luyện bên Trung Tâm Hội Thảo Quốc Gia, mặt khác Đoàn Chuyên Viên Huấn Luyện “đã bén hơi nhau”, nên chúng tôi muốn tạo một tổ chức thường trực để thỏa cái chí “tu”.

Sự ra đời của Viện Tu Nghiệp Quốc Gia

Với sự thành công vượt bực của Chương trình Huấn Luyện QĐTN, các học viên rất hăng say, các cấp chỉ huy phía VN cũng như bên Usaid rất thích thú lề lối làm việc “không mệt nghỉ”của chúng tôi, ý tưởng thành lập Viện Tu Nghiệp Quốc Gia được nẩy sinh.
Chúng tôi muốn có một cơ quan “hậu Học Viện Quốc Gia Hành Chánh” để Huấn Luyện các viên chức của Chính Phủ về các lãnh vực mà Học Viện chưa có đủ thời gian trang bị kỹ năng cho sinh viên.
Thanh và tôi cặm cụi viết “dự thảo Nghị Định thành lập Viện Tu Nghiệp Quốc Gia”. Một chức vụ mà bốn chuyên viên Huấn Luyện tự vẽ cho mình là chức Cố Vấn Huấn Luyện. Phụ cấp chức vụ ngang hàng Giám Đốc, được hưởng phụ cấp giảng dạy, và được đi ngoại quốc học lấy bằng Master hay Ph. D cho tương đương với Ban Giảng Huấn thuộc Học Viện QGHC. Khi dự thảo Nghị Định trình lên Nha Quản Trị Công Sở, Ông Giám Đốc Vũ Trọng Cảnh đã chấp thuận không sửa chữa, nhưng yêu cầu Thanh và tôi đích thân lên Phủ trình bày trực tiếp với Ông Bộ Trưởng Nguyễn Văn Vàng.
Trong một buổi chiều mưa gió, tôi lái xe Lambretta, Thanh ôm đồ biểu ngồi sau xe từ Nha Huấn Luyện Bộ Nội Vụ lên Phủ Thủ Tướng. Ông Đốc Phủ Sứ sau khi nghe chúng tôi thuyết trình đã chấp thuận toàn bộ Nghị Định. Khi ra về, tôi lại kéo Thanh sang lề đường Bộ Xã Hội nhâm nhi cà phê mừng ngày thành công.
Sau một thời gian thuyết phục, Ông Vũ Trọng Cảnh đồng ý sẽ làm Viện Trưởng đầu tiên của Viện Tu Nghiệp. Ông Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng cũng viết văn thư xin Bộ Nội Vụ cho Đặng Huyền Thanh và tôi sang làm việc tại Viện Tu Nghiệp. Chúng tôi đều tin chắc 100% là sẽ được chuyển cơ quan vì Ông Lê Công Chất, Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ, là “đàn em” của Đốc Phủ Vàng. Nhưng Bộ Nội Vụ trả lời Phủ Thủ Tướng chỉ chấp thuận cho một trong 2 chúng tôi thuyên chuyển mà thôi. Trong một quán ăn tại Chợ Cũ, chúng tôi ngồi uống bia 33. Tôi thuyết phục Thanh nên sang Viện Tu Nghiệp thay vì tôi. Thanh có đầy đủ khả năng để đứng mũi chịu sào trong việc tổ chức một cơ quan tân lập, còn tôi chỉ có khả năng giảng dạy và viết Nghị Định , hơn nữa tính tôi hơi tình cảm không thích hợp cho việc chỉ huy. Thanh miễn cưỡng, đành phải chấp thuận vì thật ra cũng chẳng có cách nào khác. Ông Vũ Trọng Cảnh an ủi tôi sẽ cố gắng vận động thêm cho đến khi tôi phải qua được Viện Tu Nghiệp mới thôi.

Thời gian trôi nhanh qua công việc. Nhóm nhân sự đầu tiên của Viện Tu Nghiệp tiếp tục lo tổ chức các khóa “Kỹ thuật Huấn Luyện” và “Phân tích viên Quản Trị” cùng một vài khóa học có tính cách chuyên môn phối hợp với các Bộ khác, ngoài Bộ Nội Vụ. Cá nhân tôi, tham gia vào ban giảng huấn của những khóa huấn luyện tổ chức tại Bộ Nội Vụ, Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội VNCH (Trường Huấn Luyện Tiếp Vận Cao Cấp), hay tại Viện Tu Nghiệp.

Đoàn chuyên viên đã vô cùng hứng khởi làm việc và mang tất cả hoài bão của mình trong công việc, những mong thổi một luồng gió mới vào công tác tu nghiệp và đào tạo. Đồng thời đoàn chuyên viên cũng đưa được một cái nhìn mới về tu nghiệp và trả lại giá trị thật của nó như đã có trong các nước tiên tiến, mở đường cho một “chương” mới trong việc cải tổ hành chánh và công vụ sau này.

Điều nói chuyện với ông Vũ trọng Cảnh (Giám đốc nha Quản trị Công sở, thủ vai Quốc vương Perfecto) đứng cạnh là Thanh và Tâm

Đoạn Duyên

Nhằm khởi đầu cuộc cách mạng hành chánh, cải tổ cơ cấu tổ chức và giản dị hóa thủ tục, tôi được Ông Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ Lê Công Chất chỉ thị soạn thảo một đề án cải tổ việc điều hành Sở Xuất Nhập Di Trú thuộc Bộ. Sau khi trình kết quả cuộc nghiên cứu, Ông Tổng Trưởng đã chỉ định tôi trông coi sở này luôn, một chức vụ tôi hoàn toàn không muốn. Tôi trình bày, tôi chỉ có khả năng nghiên cứu mà không có khả năng điều hành.Nếu Ông Tổng Trưởng nhất quyết, tôi xin Ông Tổng Trưởng bổ nhiệm Ông Chánh Sở Huấn Luyện Đào Việt Giang làm phụ tá cho tôi và được hưởng phụ cấp chức vụ ngang hàng chánh sở.Tôi nghĩ, đòi hỏi “không tưởng” như vậy là một cớ dễ “thoát” nhất, nhưng Ông Tổng Trưởng lại chấp thuận đề nghị của tôi.
Khi biết không thể làm gì khác hơn được nữa, tôi dẫn nhà tôi đến thăm Ông Vũ Trọng Cảnh trong cư xá công chức tại đường Đoàn Thị Điểm để cám ơn Ông cố ý chờ đợi xin tôi qua Viện Tu Nghiệp, nay thì “số phận đã an bài”.
Sau đó Đặng Huyền Thanh được bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng Viện Tu nghiệp Quốc gia.

Tiếp Duyên: Libochu

Năm 2003, Đặng Huyền Thanh, Ông Nguyễn Công Hiệu (khóa 2) và tôi đang đi picnic với các bạn QGHC, nghe tin Ngô Thanh Tâm (CH2) và vợ Khánh Hà (CH3) ký sách tại Thư quán Văn Mới, chúng tôi bỏ dở cuộc chơi, tới thăm hai bạn từ Na Uy. Tâm quá cảm động, chỉ thốt được một chữ “LIBOCHU”.

Bốn người làm trong Viện Tu nghiệp QG đều nhớ đây là tên của nhân vật chính trong những đề tài huấn luyện QĐTN. Libochu là ghép tên ba vị trong Ủy ban Phối trí, những vị có ảnh hưởng quyết định trong việc huấn luyện công chức: Ông Tổng giám đốc Công vụ Nguyễn Xuân Liêm, Giáo sư Viện trưởng Nguyễn Văn Bông và Ông Tổng Thư ký Bộ Nội Vụ Tôn Thất Chước. Trong buổi học giả cảnh (simulation) Libochu (tức QĐTN) có nhiệm vụ thuyết phục “Quốc Vương Perfecto” (do chính các vị trong UBPT thủ vai) cải tiến nền công vụ bằng huấn luyện trong “Vương Quốc Utopiana”. Màn giả cảnh này đã gây ấn tượng sâu sắc cho mọi tham dự viên, kể cả quốc vương giả. Gần 30 năm chưa quên, Libochu thành một câu chào tái ngộ

Giải thích thành phần “nội các”: -Thủ tướng: Thanieu (Đặng Huyền Thanh/ Nguyễn đắc Điều) -Bộ Xã hội: Huchi (Đặng mạnh Hùng-Nguyễn thượng Chí) -Bộ Nội vụ : Finpen (Finn Longigotto-dr Barbara Pennington) -Bộ Cải tiến Thái độ: Leum (dr Le Baron-dr Von Dornum)
-Bộ Quốc phòng: Duclan (Lê duy Đức-Lan “thư ký”). -Bộ Thương mại: Tamers (Ngô thanh Tâm-George Eimers “họa sĩ”) -Quản đốc Tu nghiệp: Libochu (Nguyễn Xuân Liêm-Nguyễn văn Bông-Tôn thất Chước).

Sau bao năm tháng lăn lộn trong ngành hành chánh công quyền, tôi ngộ ra được vài điều. Có những chức vụ, mình không hề mong đợi mà tự nhiên đến một cách tình cờ, dù cương quyết chối từ vẫn cứ “dính”. Nhưng có một chức vụ tôi cố gắng tạo ra, tưởng như chắc chắn nằm trong tầm tay như Cố Vấn Huấn Luyện tại Viện Tu Nghiệp thì chỉ là một giấc mơ.

Mối “giao tình huấn luyện tu nghiệp” là một liên hệ bền chặt vô vị lợi giữa học viên và giảng viên.Những bạn bè thân thiết gắn bó với tôi trong suốt cuộc đời, nhất là quãng đời còn lại đều bắt nguồn từ “duyên tu”. Nhờ Viện Tu Nghiệp Quốc Gia, chúng tôi đã quy tụ được một  số bạn hữu có cùng chí hướng tạo thành một mái nhà êm ấm để tự do thi thố  những  khả năng thường bị “lấn ép” tại các cơ quan khác.

“Viện Tu nghiệp Quốc gia” thu nhỏ tại Little Saigon Từ trái: Nguyễn Xuân Hiệu (ĐS 2), Nguyễn đắc Điều (ĐS 6), Ngô thanh Tâm (CH 2), Bùi Bích Hà (thân hữu), Khánh Hà (CH 3), Thu Thuỷ (trưởng nữ của Tâm/Hà).

Có điều, bốn chàng thời vang bóng ngày xưa, nay chỉ còn lại “ba chàng ngự lâm pháo thủ không gươm”: Ngô Thanh Tâm, Nguyễn Đắc Điều và Đặng Mạnh Hùng.

Nguyễn Đắc Điều

(Viết với sự góp ý của Ngô Thanh Tâm và Đặng Mạnh Hùng)

___________________________________________________________________________

Hậu Libochu

Vào năm 2013, trong số “ba chàng pháo thủ không gươm”, Ngô thanh Tâm được bác sĩ chẩn đoán ung thư tụy tạng. Sau một thời gian mổ và hóa trị, bệnh tình không thuyên giảm, sức khỏe yếu bác sĩ khuyên nên đi du lịch để thay đổi không khí; nhưng sau chuyến đi Nhật Bản về vào đầu năm 2014 sức khỏe của anh càng suy giảm. Nghe được tin xấu, giữa tháng 7-2014, vợ chồng tôi cùng anh chị giáo sư Phạm kế Viêm, cư ngụ tại Paris, tổ chức chuyến đi thăm Ngô thanh Tâm. Anh chị nhà văn Phạm tín An Ninh được anh Tâm ủy thác lo tiếp đón “phái đoàn ủy lạo”. Phút chót, vợ tôi không thể đi cùng chuyến vì chuyện riêng.

Hàng đứng: Ngô thanh Tâm, Nguyễn đắc Điều, Phạm kế Viêm, Phạm tín An Ninh Hàng ngồi: Khánh Hà- Trần Diệu Tâm- chị Thức, vợ PTAN

Trong buổi hội ngộ, Ngô thanh Tâm dù vừa trải qua một cuộc tiểu giải phẫu vào buổi trưa vẫn hào hứng hàn huyên đủ mọi chuyện: từ chuyện Thụ Nhân của viện đại học Đà Lạt với đồng môn nhà văn Trần Diệu Tâm, phu nhân giáo sư Viêm, tới chuyện giảng dạy tại Viện Quốc gia Tu nghiệp với tôi. Kết thúc câu chuyện, anh Tâm đề nghị chúng tôi chụp chung một tấm hình tại vườn sau nhà do chính anh Tâm “đạo diễn” để chụp hình tự động. Không ngờ đó là bức hình ghi dấu lần gặp gỡ cuối cùng vì năm sau, ngày mùng 9 tháng 4 năm 2015,  anh Ngô thanh Tâm đã từ giã vợ con và bạn bè về nước Thiên Đàng.

Nhà tôi rất tiếc đã không đi theo tôi sang thăm anh Tâm kỳ trước nên đúng 3 năm sau, vào tháng 7 năm 2017, dắt theo vợ chồng thứ nam sang Na Uy thăm chị Khánh Hà; và chụp một tấm ảnh ngồi đúng vào chiếc ghế mà anh Tâm đã chụp hình trước đây.

Vợ chồng Nguyễn đắc Điều và vợ chồng thứ nam

Nhân dịp này tôi cũng ghé thăm tượng đài Hoa Biển, tri ân nhân dân Na Uy đã đón tiếp người tỵ nạn cộng sản Việt Nam tới định cư, mà anh Ngô thanh Tâm đã bỏ nhiều công sức trong vai trò Cố vấn của Uỷ ban Xây dựng Tượng đài Thuyền Nhân. Chính vì tấm bảng không ghi được chữ tiếng Anh “communist” vào bảng Tưởng Niệm làm Cộng đồng Người Việt tại Na Uy cho rằng anh Tâm có tinh thần chao đảo. Anh đã ôm niềm “nghi kỵ” này mang sang thế giới bên kia không một lời phản biện.

Hình trái: Tượng đài Hoa Biển Hình phải: Bảng Tưởng Niệm – Ghi chú trên Bảng Tưởng Niệm: “Thank you Norway for the Freedom From Vietnamese boat refugees and their families. Tri ân Na Uy đã cứu giúp chúng tôi đến đất Tự Do. Thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn cộng sản và thân nhân”

Vợ chồng Nguyễn đắc Điều tại Tượng đài Hoa Biển và Bảng Tưởng Niệm (Na Uy)

Tôi đứng ngắm nhìn tấm Tưởng Niệm mà nghe phảng phất đâu đây câu nói ước mơ của anh “Giấc mơ một nước Việt Nam tự do no ấm, có lẽ là giấc mơ duy nhất tan vỡ, bạn nhắm mắt trước khi thấy một tia sáng (văn trích trong “Lệnh triệu ban rồi” tác giả Tâm Thanh).

Ôi những chàng ngự lâm pháo thủ muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ!!!

Nguyễn Đắc Điều

(San Diego, California 14-5-2023)

Visits: 1137