Bệnh Tiểu Đường Loại 2

Nguyên tác Anh ngữ: BS. Phạm Hiếu Liêm

Bản Dịch: DS. Nguyễn Hiền

(Bài viết này tóm lược các ý chính cho ngắn gọn dễ hiểu hơn cho người đọc lớn tuổi đeo kính, trình bày bằng chữ lớn và xin phép bỏ các bảng tham khảo tiếng Anh của BS Liêm dù quý giá)

Trong một bài báo mới đây mang tựa đề “Tình trạng Sức khỏe của Người Cao Niên Hoa Kỳ gốc Á”, đăng trên tạp chí có uy tín Journal of the American Geriatrics Society đã tiết lộ nhiều hình trạng đáng lo nơi các Người Việt cao tuổi ở hải ngoại. Khi đối chiếu so sánh với những nhóm người Mỹ gốc Á khác trong văn hóa “dùng đũa” (Khổng giáo) như người Mỹ có gốc Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc, người Mỹ gốc Việt cao niên, được coi như một nhóm có trình độ học vấn kém hơn và nghèo hơn, lại có tỷ lệ cao hơn về bệnh tâm thần, và nhất là có tỷ lệ cao nhất về tiểu đường (22%).

Người ta có thể tìm ra lời giải thích thỏa đáng cho phần lớn những phát hiện trên nơi các Cụ người Việt, ngoại trừ chuyện có tỷ lệ cao với bệnh Tiểu đường Loại 2. Bài viết này cố gắng đưa ra một lời giải thích có khả năng thuyết phục nhất về sự khác biệt và với hy vọng sẽ có thể mang lại một vài lời khuyên bổ ích cho những Cụ này về bệnh Tiểu đường Loại 2.

Tiểu đường Loại 2 là gì?

Tiểu đường Loại 2 là một chứng rối loạn từ lâu đã bị gán cho một cái tên sai, đã bị hiểu lầm và cho đến năm 2008, người ta vẫn còn hoàn toàn lầm lẫn trong chỉ dẫn về phương cách chữa trị.

·Khác với Tiểu đường Loại 1 (Tiểu đường ở Thanh thiếu niên) là bệnh đái tháo đường duy nhất đúng nghĩa, bệnh này do sự thiếu hụt sản xuất Insulin của tuyến tụy– làm ngăn trở khả năng biến đổi chất đường glucose này thành glycogen để dự trữ, do đó lượng glucose trong máu tăng cao.

Bệnh nhân mắc bệnh Tiểu đường Loại 1 do đó phải được chích Insulin để giữ cho lượng glucose trong máu trở lại càng xuống mức bình thường chừng nào càng tốt. (Chữa trị: Nhiều người mang dụng cụ bơm Insulin có cài chương trình để rập khuôn sự phóng thích Insulin từ tuyến tụy đáp ứng nhu cầu vào những bữa ăn.)

·Sự việc lại không đơn giản như thế ở bệnh Tiểu đường Loại 2 vì sự gia tăng glucose trong máu lại gây ra bởi sự kháng cự của các mô chống lại hoạt động của Insulin vẫn được sản xuất (“Insulin Resistant”).

Tuyến tụy phản ứng lại bằng cách bơm thêm Insulin nhiều hơn nữa để lấn áp sự đề kháng này; kết quả là bị mắc chứng Insulin tăng trong máu, ngay cả khi đói bụng.

Ðề kháng lại Insulin rất có thể là do sự thấm nhập chất béo vào trong những cơ quan nội tạng và phản ứng viêm để chống lại tiến trình này.

Dòng thác lũ sưng viêm này và sự rối loạn chức năng của những tế bào mỡ là do hoạt động của những vi hạt organelles trong tế bào nhiều hơn là do adipokines, là những kích thích tố (hormones) có liên quan đến bệnh béo phì, hay là do cytokines (hoặc những chất gây viêm khác) dẫn đến chứng tăng mỡ trong máu, tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu mà kết quả cuối cùng trong nhiều trường hợp là sự hư hại các cơ quan nội tạng, thí dụ như những bệnh tim mạch, những bệnh thận, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh ngoại vi và chứng mất trí nhớ Alzheimer. Cũng cần ghi chú thêm là Insulin, tự thân, đã từng được coi là một chất kích thích có chiều hướng gây phản ứng viêm.

Một cách rõ ràng hơn, bệnh Tiểu đường Loại 2 không hẳn là do lượng đường (glucose) cao, mà đúng hơn là do sự gia tăng Insulin trong máu, gây ra sự sưng viêm và rối loạn chức năng của tế bào mỡ adipocyte.

Ðể chỉ chứng này, tôi thích gọi bệnh Tiểu đường Loại 2 là “Hội chứng kháng Insulin”  (có người lại dùng những thuật ngữ Hội chứng Biến dưỡng và Hội chứng X).

Việc chữa trị bệnh Tiểu đường Loại 2 đã bị hiểu sai lạc ra sao trước khi có cuộc nghiên cứu ACCORD?

ACCORD (Action to Control Cardiovascular Risk in Diabetes) là một cuộc nghiên cứu rộng lớn, có hoạch định cẩn thận, với sự tham dự của nhiều trung tâm nghiên cứu, thực hiện trên bệnh nhân mắc chứng Tiểu đường Loại 2; cuộc nghiên cứu được bảo trợ bởi Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia (NIH), khởi sự thiết lập hồ sơ bệnh nhân vào khoảng năm 2005 và cho tới nay (2010) đã thâu lượm được vài kết quả quan trọng:

1. Sự kiểm soát gắt gao lượng glucose trong máu bằng những chế độ dùng Insulin chặt chẽ làm tăng đáng kể số tử vong ở những bệnh nhân này, một điều làm những nhà nghiên cứu ngạc nhiên là họ chết vì những cơn đau tim và đột quỵ chứ không do phản ứng chống lại lượng đường trong máu thấp như người ta vẫn nghi ngờ. Nhánh nghiên cứu này đã chấm dứt trước hạn kỳ, vào năm 2008, do mối quan ngại về sự an toàn của những đối tượng còn lại của cuộc nghiên cứu.

2. Như đã được chứng minh trước đây, sự chế ngự chứng cao huyết áp đặc biệt hữu hiệu khi dùng thuốc ức chế ACE (ACE Inhibitor). Tuy nhiên, làm giảm áp suất tâm thu (systolic pressure) xuống mức thấp hơn 140mmHg không mang lại thêm lợi ích nào cho người bị cao huyết áp (và còn có thể nguy hiểm ở người cao tuổi).

3. Ðiều quan trọng là kiểm soát lượng chất béo trong máu bằng cách dùng những thuốc statine. Dùng thêm những thuốc fibrate để hạ lượng chất béo xuống nữa không giúp gì được cho một kết quả lâm sàng tốt hơn.

Trước khi có cuộc nghiên cứu mang tính mở đường này, các bác sĩ chỉ chăm chăm vào việc chế ngự lượng đường tăng cao trong máu ở những bệnh nhân bị bệnh Tiểu đường Loại 2 và chữa trị họ giống như phương thức chữa trị bệnh Tiểu đường Loại 1. Insulin khi đó thường được dùng khi thuốc uống không còn công hiệu để cố đạt được một lượng glucose khi đói bụng là 110mg% hay ít hơn, hoặc là khi lượng Glycosylated Hemoglobin (HGb A1C) cao hơn 7. Lượng Insulin được đưa thêm vào cho những bệnh nhân vốn đã có một lượng Insulin cao trong máu đã mặc sức tàn phá cơ thể họ và hiển nhiên đã đưa đến những kết quả xấu ban đầu như theo nghiên cứu ACCORD.

Cuộc nghiên cứu ACCORD sẽ được các bác sĩ hiện đang hành nghề thẩm định lại và sẽ được đưa vào trong những sách chuyên khoa Y trong thời gian tới.

Kết Luận

I) Một cách nhìn toàn diện, chế ngự Hội chứng Ðề kháng Insulin hay bệnh Tiểu đường Loại 2 bao gồm những điều sau đây:

a. Phải có một chế độ ăn hợp lý hàng ngày với một lượng calori giới hạn (trong khoảng từ 1700 tới 2000 Kcal mỗi ngày ở nam giới, ở phái nữ là từ 1500 tới 1800 Kcal mỗi ngày). Cách ăn theo kiểu vùng Ðịa Trung Hải (Mediterranean type diet) được đề cao do bởi tác dụng chống sưng viêm có được nhờ:
·chất mỡ đơn chưa no (mono-unsaturated fat, thí dụ như dầu ôliu) là chất chủ yếu trong thực đơn;
·dồi dào lượng acid béo omega-3 có trong đồ biển và chứa ít đường đơn (mono và diglycerides);

  • đủ lượng chất đạm, ăn vào mỗi ngày ít nhất phải là 1,2 gram cho mỗi kg thể trọng (thí dụ cần 72 gram cho người cân nặng 60kg); và
  • chỉ dùng chất bột/đường phức hợp (complex carbonhydrates).

b. Một thời khóa biểu tập thể dục ngắn, 15 – 30 phút mỗi ngày, trong đó bao gồm tập nhảy aerobic, thể dục dụng cụ nhẹ (callisthenic) cho hệ tim mạch và óc được dẻo dai, vài môn tập cử tạ cũng được khuyến khích để duy trì lượng cơ bắp, giúp thêm tác động trên sức kháng cự lại Insulin.

c. Theo dõi kỹ tình trạng cao huyết áp và cao mỡ máu như đã đề cập ở trên.

d. Chấm dứt việc bị ám ảnh bởi chuyện theo dõi lượng glucose. Kiểm tra lượng glucose mỗi ngày 1 lần khi bụng đói (fasting) là quá đủ; mọi mức dưới 200mg% đều có thể chấp nhận được. Ở bệnh Tiểu đường Loại 2 (Hội chứng Ðề kháng Insulin), kết quả tốt tương ứng với một trị số HGb A1C (chỉ số trung bình cho 3 tháng) trong khoảng 7,3 – 7,5; vì thế mọi trị số dưới 8 đều chấp nhận được.Phép trị liệu duy nhất đã được chứng minh là có ích về lâu dài là Metformin bởi vì nó làm cho các “receptor-cảm-ứng-với-Insulin” (Insulin Receptors) nhạy cảm hơn. Những phương cách chữa trị khác hao tốn nhiều và làm cho kết quả glucose xem ra có vẻ tốt hơn, nhưng chúng không chứng tỏ được là có lợi cho bệnh nhân; ngược lại, nhiều khi cho thấy sự nguy hiểm tức thời (thí dụ Insulin, Avandia, v.v…). Cho tới ngày nay, lợi ích duy nhất đã được minh chứng trong việc kiểm soát chặt chẽ lượng glucose ở những bệnh nhân này là sự trì hoãn bệnh võng mạc do tiểu đường mà nguy cơ quá nhiều để có thể kể ra hết.

II) Vì sao người Việt cao tuổi lại có nguy cơ cao hơn về Hội chứng Ðề kháng Insulin (bệnh Tiểu đường Loại 2) và người ta nên làm gì thêm để phòng ngừa?

Bên cạnh cái nhìn toàn diện đã nêu ra trên đây, người Việt cao tuổi có những khó khăn làm cho Hội chứng Ðề kháng Insulin nặng thêm, với bệnh lý như sau:

1. Thiếu Vitamin D: Tình trạng này phổ biến ở những Việt kiều sống ở những quốc gia Tây phương. Sự thiếu hụt Vitamin D (với mức thấp hơn 33) làm cho các mô có khuynh hướng thiên về sự tạo tác dụng phá hoại do sưng viêm và làm trầm trọng thêm sự chống lại Insulin. Tất cả Việt kiều nên đi kiểm tra lượng 25-OH-Vitamine D và dùng Vitamin phụ thêm nếu mức này thấp. Vài năm trước đây cuộc nghiên cứu trong lãnh vực điều dưỡng ở Hoa Kỳ về chứng loãng xương đã bất ngờ cho thấy là nhóm được chỉ định dùng Vitamin D phụ thêm đã có một sự giảm thiểu bệnh Tiểu đường Loại 2 là 35%.

2. Sự tiêu thụ quá độ những “sản phẩm đã được hóa đường ở cấp cao” (hay AGEs, là tên gọi chung những chất đạm đã bị hư hại vĩnh viễn do những nhóm đường kết nối vào và làm phân hóa chúng). AGEs có thể được tạo ra ở ngoài hay bên trong cơ thể:Ở trong cơ thể, chúng xảy ra khi sự chống lại Insulin là nguyên nhân gây cho monosaccharide tạo phản ứng kết nối để thành những hợp chất AGEs (thí dụ như HGb A1C).Ở ngoài cơ thể, AGEs được cấu thành do đồ ăn bị nấu ở nhiệt độ cao; đun cháy đường (thắng đường để làm thành nước màu caramel) tạo nên một lượng lớn AGEs; cách nấu nướng của người Việt dùng đầy dẫy chất này (nước kho, nước màu, nước thắng v.v…) cần bớt đi.AGEs tạo nên một phản ứng oxi-hóa mạnh mẽ nơi những mô sống và được xem như là nguyên nhân chính gây nên hư hại nội tạng ở giai đoạn chót trong Hội chứng Ðề kháng Insulin, đặc biệt là nguyên nhân gây nên đột quỵ và đau tim nơi những bệnh nhân hư hại chức năng thận. Giữ nhiệt độ thấp liên tục trong khi nấu (hấp, đun sôi), và chung với chất chua (dấm, chanh, me v.v…) sẽ làm giảm thiểu sự thành lập AGEs một cách đáng kể.

3. Dùng fructose quá mức trong môi trường sinh sống như ở Mỹ: Hoa Kỳ và những quốc gia kỹ nghệ hóa trên toàn thế giới đã tiêu thụ ít sucrose hơn (chỉ chứa 50% fructose) và nhiều HFCS hơn (HFCS: High Fructose Corn Syrup: mật đường chế từ bắp, chứa 78% fructose) trong 20 năm qua.Gan của người chỉ có thể chuyển hóa khoảng 25gram fructose mỗi ngày thành năng lượng, phần còn lại sẽ thành chất béo triglyceride; acid béo không có VLDLs sẽ kích hoạt phản ứng sưng viêm nơi tạng phủ và phản ứng chống lại Insulin. Fructose cũng dễ dàng tạo AGEs.Cuối cùng, mặc dù không có chứng cớ khoa học vững chắc, những cựu quân nhân Hoa Kỳ đã từng tham chiến ở Việt Nam đang bị bệnh Tiểu đường Loại 2 có thể lấy được tiền bồi thường cho việc họ bị bắt buộc tiếp xúc với Chất độc Da cam trong thời gian thi hành nhiệm vụ ở Việt Nam. Có thể đây cũng là một phần của lý do giải thích tỉ lệ cao của người mắc bệnh Tiểu đường Loại 2 ở người Việt cao tuổi chăng?

BS Phạm Hiếu Liêm hân hạnh dành bài này cho những người Việt cao tuổi ở khắp mọi nơi.

Nguyên tácType 2 Diabetes: A Curse To Older Viet Kieu, Pham H Liem, MD, Professor of Geriatrics, Donald W. Reynolds Department of Geriatrics, College of Medicine at UAMS and Associate Chief of Staff for Geriatrics and Extended Care, at CAVHS; Bản dịch tiếng Việt: DS Nguyễn Hiền.

____________________________________________________________________________

Nguyên tác:

Type 2 Diabetes: A Curse To Older Viet Kieu

Viet Kieu are Vietnamese who have left Viet Nam since 1975 to live in free countries around the world. Most Viet Kieu have settled in the USA; California has the largest number of Viet Kieu and Westminster, CA can boast the highest density of Vietnamese outside of Viet Nam.

A recent paper titled “Health Status of Older Asian Americans in California”, published in the prestigious Journal of the American Geriatrics Society revealed many disturbing patterns in older Viet Kieu. Compared to other Asian-American counterparts in the “chop sticks” (Confucian) culture like Japanese-, Chinese- and Korean-Americans, older Viet Kieu, as a group are less educated, poorer , have higher rate of mental health problems, are more disabled and have the highest rate of diabetes (22%).

One can find a good explanation for most of the above findings in older Viet Kieu with the exception of higher rate of diabetes (type 2). This paper attempts to find the most likely explanation of the discrepancy and hopefully, may be able to offer some educated advice to Viet Kieu regarding Type 2 Diabetes.

What is Type 2 Diabetes?

Type 2 Diabetes is a disorder that has been misnamed, misunderstood and until 2008, the recommended treatment was completely misguided.

Unlike Type 1 Diabetes (Juvenile Diabetes) which is the only true diabetes mellitus where the lack of Insulin production from the pancreas hinders the body ability to regulate glucose by turning it to glycogen for storage therefore plasma glucose is elevated . Patients with Type 1 Diabetes have to take Insulin injections to keep their serum glucose as normal as possible. Many wears an Insulin pump programmed to mimic the pancreas release of Insulin in response to meals consumption.

It’s not that simple with Type 2 Diabetes because the elevation of glucose is caused by tissues’ resistance to the action of Insulin. The pancreas reacts to this by pumping out more and more Insulin to override the resistance; the result is Hyperinsulinemia even in fasting state.

Resistance to Insulin most likely is caused by fat infiltration into various organs and the inflammatory reaction to it. This cascade of inflammation and the dysfunction of adipocytes (fat cells) which are far more active organelles than previously believed with many adipokines, adipo-related hormones , other cytokines and inflammatory reactants cause hyperlipidemia, hypertension, hyperglycemia resulting in many end organ damages i.e. cardio-vascular diseases (strokes and heart attacks), nephropathy, retinopathy, peripheral neuropathy and Alzheimer’s dementia. Of note, Insulin itself has been recognized as a pro-inflammatory reactant.

Clearly, Type 2 Diabetes is not just about high sugar (glucose) but more about hyperinsulinemia, inflammation and adipocyte dysfunction. I prefer to call it “Insulin Resistant Syndrome”, others have coined the terms Metabolic Syndrome and Syndrome X.

How treatment of Type 2 diabetes was so misguided prior to the ACCORD trial.

ACCORD (Action to Control Cardiovascular Risk in Diabetes) study is a major, well designed, multi-center study of patients with Type 2 Diabetes; sponsored by the National Institutes of Health (NIH) which started enrolling patients around 2005 and today has yielded some major findings;

1- Tight control of serum glucose using intensive Insulin regimen significantly increase mortality on those patients who, to the surprise of investigators, died from heart attacks and strokes and not by hypoglycemic reactions as suspected. This branch of the study was prematurely terminated in 2008 due to concern for the safety of the remaining study subjects.

2- As previously proven, it’s beneficial to control hypertension particularly using an ACE Inhibitor. However, lower systolic pressure to below 140 mmHg offers no extra benefit for hypertensive subjects (and might even be harmful for old people).

3- It’s important to control serum lipids using a statin drug. Adding fibrates to further lowering lipid parameters is not helpful for better clinical outcome.

Prior to this landmark study, physicians were fanatical about controlling hyperglycemia in patients with Type 2 Diabetes and treated the same way as Type 1 Diabetes. Insulin was often used when oral medications failed to achieve a fasting glucose of 110 mg% or less or when Glycosylated Hemoglobin (HGb A1C) got higher than 7. The extra Insulin given to patients who were already hyperinsulinemic wreaked havoc on their bodies and no doubt lead to premature poor outcomes as demonstrated in the ACCORD trial.

The ACCORD study should be reviewed by all current practicing physicians and should also be incorporated in the next Medicine textbooks.

A comprehensive approach to management of Insulin Resistant Syndrome should include the following:

a- There should be a sensible daily intake of limited calories ( for men between 1700 to 2000 Kcalories, for women 1500 to 1800 Kcalories per day). A Mediterranean type diet is recommended for it anti-inflammatory effect from using predominantly mono-unsaturated fat (i.e. olive oil), rich in omega-3-fatty acid from seafood and low in simple sugar (mono and disaccharides). Daily intake of protein should be at least 1.2 grams per kilogram of body weight. Only complex carbohydrates are recommended.

b- A short, 15-30 minute daily exercise program which should include aerobic and callisthenic exercises for cardio-vascular and brain fitness and some weight resistant training is recommended to maintain muscle mass to counter the effects of Insulin resistance.

c- Good management of hypertension and hyperlipidemia as mentioned earlier.

d- Stop being obsessed with glucose control. Checking fasting glucose once a day is more than enough; any level of less than 200 mg% is acceptable. Good outcomes for Type 2 Diabetes (Insulin Resistant Syndrome) are associated with HGb A1C values between 7.3-7.5, so anything less than 8 is acceptable. The only medication that has been proven beneficial in the long-term is Metformin because it makes Insulin receptors more sensitive. Other medications cost more and make the glucose readings look better but have not been shown to benefit patients; au contraire, many are downright dangerous (i.e. Insulin, Avandia etc….). Until today, the only proven beneficial effect of tight glucose control of these patients is delay of diabetic retinopathy while the risks are too many to mention.

Why are older Viet Kieu at much higher risk for Insulin Resistant Syndrome (Type 2 Diabetes) and what should be done for prevention?

Beside the comprehensive approach listed above, Viet Kieu have other problems that aggravate Insulin Resistant Syndrome and its pathology:

1- Vitamin D deficiency: this is ubiquitous in Viet Kieu living in western countries. I have yet met an older Viet Kieu with 25OH vitamin D level of greater than 34 unless he/she is taking vitamin D supplement; the reasons are many. Deficient in vitamin D (level less than 33) makes tissue more prone to the destructive effect of inflammation and aggravates Insulin resistance. All Viet Kieu should have level of 25OH vitamin D checked and take supplement if level is low. Several years ago the American Nurses Study for Osteoporosis unexpectedly showed that nurses assigned to the Vitamin D Supplement group had a 35% reduction in Type 2 Diabetes.

2- Excess consumption of Advanced Glycation End products (AGEs): AGEs can form outside or inside of the body. Inside the body, it happens when Insulin resistance causes monosaccharide to be glycolated in to AGEs compound (i.e. HGb A1C). Outside of the body, AGEs is created when food is cooked at high temperature; intentional burning of sugar (caramelize) generates large quantity of AGEs; Vietnamese cooking use this in abundant (nước kho, nước màu, nước thắng etc…). AGEs put severe oxidative stress on live tissues and have been identified as majors causes of end organ damages in Insulin Resistant Syndrome, particularly as the cause of strokes and heart attacks on patients with kidney failure. Cooking in consistently lower temperature (steam, boil) and/or adding acidic ingredients (vinegar, lemon juice, tamarind etc…) will reduce the formation of AGEs significantly.

3- Exposure to excessive amount of fructose in the environment: the USA and the rest of industrialized world have consumed less sucrose (50% fructose) and more HFCS (High Fructose Corn Syrup up to 78% fructose) in the last 20 years. Human liver can only process about 25 grams of fructose per day into energy, the rest becomes triglyceride, VLDLs free fatty acid (excess glucose is stored as glycogen) which trigger the viscera inflammatory reaction and Insulin resistance. Fructose also forms AGEs readily.

4- Lastly, although the scientific evidence is not robust, American Vietnam Veterans suffer from Type 2 Diabetes can get compensation for alleged exposure to Agent Orange during their tour of duty in Viet Nam. Could this be part of the reason for high incidence of Type 2 Diabetes in older Viet Kieu as well?

Affectionately dedicated to older Viet Kieu everywhere.

Pham H Liem QYHD20

Nguồn: https://www.svqy.org/type2diabetes.html

Views: 1032

Hạnh Phúc, Khổ Đau, và Em

Thơ Lê Văn Bỉnh

Thân tặng những cặp vợ chồng già đã có một thời sóng gió

Hình như có điều gì em chưa hiểu rõ

Giữa Hạnh Phúc và Khổ Đau

 

Hạnh Phúc mong manh khoảnh khắc

Đến nhà bếp đến bàn ăn

Đến phòng khách đến giường ngủ

Hay khi chúng ta cùng quanh quẩn dọn dẹp cửa nhà

Nếu em không nhanh tay chụp lấy

Còn đợi chờ đong  đếm cho đầy

Nó sẽ vụt bay đi

Bằng đôi cánh dài rất khỏe

Rồi nó đậu trên hàng dậu láng giềng

Hay trên vai bạn bè quen thuộc

Nhìn em mỉm cười

Tiếc cho cơ hội đã vuột trôi

Để  bây giờ em đứng một mình

Cô đơn buồn bã

Cảm nhận trên tấm lưng còng già cổi

Những năm tháng dài lê thê đè nặng khổ đau

Em cố sức vùng vẫy thoát mau

Đôi khi em thành công

Cứ gọi là thành công

Đập vỡ khổ đau ra từng mảnh vụn

Cẩn thận quét gom chôn vùi đâu đó

Hay tung rải ra biển khơi ào ào sóng gió

Những mảnh vụn tưởng chừng như biến như tan

Em đâu ngờ còn vướng lại trong tim

Chỉ một ít thôi

Vâng chỉ một ít thôi

Rồi sau đó lớn lên

Lớn lên

Tích tụ từ từ thành từng  tảng

Lại làm tim em đau nhói vô cùng

 

Em yêu

Hình như em chưa rõ được điều này

Và hạnh phúc chúng ta cứ vuột khỏi tầm tay

Lê Văn Bỉnh

Giáng Sinh 2020

 

Views: 347

Nhu Lực của Trung Cộng *

Đỗ Hữu Long

Trong vài thập niên gần đây người ta hay nhắc đến từ ngữ ‘Soft Power’ và được các cơ sở truyền thông trong đó có đài phát thanh BBC, VOA, dịch là ‘Quyền Lực Mềm’. Tuy nhiên, nếu đặt tên Soft Power là Quyền Lực Mềm thì phải gọi Hard Power là Quyền Lực Cứng, âm ngữ không thuận tai, vậy hãy tạm gọi Soft Power là Nhu Lực.

I – ĐẠI CƯƠNG VỀ NHU LỰC.

Nhu lực (soft power) là khả năng đạt đến điều mong muốn do sự hấp dẫn hoặc chiêu dụ. Nhu lực trái ngược với Cương Lực (hard power) do xử dụng sự áp bức hoặc mua chuộc, trả công. Nhu Lực đề cập đến một quốc gia muốn gây ảnh hưởng ra quốc ngoại bằng cách tạo ra sự tin phục và lôi cuốn hơn là hăm doạ hoặc xử dụng quân lực. Nhu lực cũng thừơng được vận dụng không phải do chính quyền mà do các Tổ Chức Phi Chính Trị (NGO Non Government Organizations) hoặc những Định Chế Quốc Tế (International Institutions). Quan niệm cho rằng sự hấp dẫn cũng là một năng lực đáng kể do Nye và Lukes khai sinh mới đây, thật ra khi ngược dòng thời gian trở về quá khứ xa xăm, người ta gặp Lão Tử, một hiền triết Trung Hoa sinh thởi khỏan thế kỷ thứ 7 truớc công nguyên đã đã từng nhắc đến.

Những người Việt Nam có đọc sách đều biết ít nhiều về Lão Tử với những lời khuyên dạy uyên bác, hiền hoà, nhân ái:

  • Phải đi phía sau để lãnh đạo quần chúng.
  • Biết người khác là thông minh, biết chính mình mới thật sự khôn ngoan. Làm chủ người khác là sức mạnh, làm chủ chính mình là năng lực thật sự.
  • Một người tàn bạo sẽ chết trong sự bạo tàn.
  • Chỉ những kẻ điên khùng mới tìm kiếm quyền lực và những kẻ điên khùng nhất tìm kiếm quyền lực bằng vũ lực.

Từ ngữ Nhu Lực (Soft Power) do Joseph Nye của Đại Học Harvard tạo ra năm 1990 trong tác phẩm ‘Hướng về Lãnh Đạo: Bản Chất Thay Đổi của Quyền Lực Hoa Kỳ’ (Bound to Lead: The Changing Nature of American Power). Quan điểm này được phát triển rộng hơn trong tác phẩm ‘Nhu Lực: Phương Tiện để Thành Công trong Hoạt Động Chính Trị Toàn Cầu’ (Soft Power: The Means to Success in World Politics) phát hành năm 2004.

Ngày nay từ ngữ Nhu Lực được những nhà phân tích thời cuộc và chính khách xử dụng rộng rãi trong giao dịch quốc tế. Thí dụ, tại Đại Hội lần thứ 17 của đảng cộng sản Trung Hoa (15 – 21/10/2007), Hồ Cẩm Đào nói rằng Trung Cộng cần gia tăng Nhu Lực và Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates cũng nói đền nhu cầu cấp thiết nâng cao nhu lực của Hoa Kỳ bằng cách gia tăng đáng kể chi tiêu vào những dự án dân sự trong kế hoạch an ninh quốc gia, như là giao tế, thông tin chiến lược, ngoại viện, dân sự vụ, phục hồi và phát triển kinh tế.

Năm 2008, trong tác phẩm ‘Quyền Lực Lãnh Đạo’ (The Power to Lead), Nye kết hợp những quan niệm về cương lực và nhu lực đối với sự lãnh đạo cá nhân. Trong bất cứ sự thảo luận nào về quyền lực, phải lưu ý đến thái độ hay cách hành xử là tác nhân gây ảnh hưởng đến người khác và đem lại kết quả. Đôi khi, những cá nhân hoặc những quốc gia có nhiều tài nguyên quyền lực lại không thể thu hoạch những điều mong muốn.

Lực lượng quân sự đôi khi cũng góp phần vào nhu lực. Một cuộc thao diễn quân sự hùng tráng có thể tạo nên một sức lôi cuốn; một hợp tác quân sự hoặc chương trình huấn luyện tạo nên một mạng lưới liên quốc gia làm gia tăng nhu lực của một quốc gia. Công tác vĩ đại cứu trợ nạn nhân sóng thần trong vùng Ấn Độ Dương và động đất ở Nam Á của quân đội Mỹ năm 2005 đã tái tạo vẽ hấp dẫn của Hoa Kỳ đã bị hoen ố khi can thiệp quân sự vào Trung Đông. Sô Viết có một số vốn nhu lực sau Đệ Nhị Thế Chiến nhưng bị mất trọn gói khi xử dụng cương lực đối với Hung Gia Lợi tháng 10 năm 1956 và TiệpKhắc tháng 8 năm 1968.

Nhu Lực tượng trưng cho cung cách thâu hoạch những kết quả mong muốn, đối nghịch với cương lực là phượng tiện thường thấy từ trước đến nay, hoặc nói rõ hơn nhu lực đề cập đến một quốc gia muốn gây ảnh hưởng với quốc gia khác bằng cách tạo ra sự tin tưởng vả hấp dẫn, không phải là hăm doạ hay xử dụng quân lực. Một số chuyên viên đồng hóa nhu lực với đầu tư và phát triển kinh tế, một số khác cho rằng nhu lực gồm các yếu tố giáo dục, văn hóa, ngoại giao.

II – TRUNG CỘNG GÂY DỰNG NHU LỰC.

Sự phát triển kinh tế vượt bậc của Trung Cộng đi kèm theo với sự bành trướng liên tục ảnh hưởng ngoại giao và văn hóa trên toàn thế giới nhất là trong những nước đang phát triển. Một vài chuyên viên đã nhìn thấy ảnh hưởng của Trung Cộng hiện nay ngang tẩm với Hoa Kỳ xử dụng nhu lực một cách hiệu quả trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh.

Cuộc thăm dò ý kiến quần chúng trong 24 quốc gia tháng 2/2009 do đàì BBC thực hiện cho thấy rằng Trung Cộng đã mất 39% những yếu tố tích cực và gia tăng 40% những yếu tố tiêu cực. Bản tin của Dune Laurence of Bloomberg ngày 17/2/09 tường trình rằng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đang huy động tiểm lực văn hóa, chính trị, kinh tế để xây dựng hỉnh ảnh Trung Cộng như là một cường quốc lãnh đạo có trách nhiệm của thế giới. Tiếp theo, chính quyển Trung Cộng tung ra một ngân khỏan 6.6 tỉ mỹ kim để mở rộng phạm vi hoạt động và tầm mức ảnh hưởng của cơ quan truyền thông do chính phủ điều hành, đó là Truyền Hình Trung Ương Trung Cộng gọi tắt là CCTV (China Central Television) và Xinhuanet.

1.  Truyền Thông

 Truyền Hình Trung Ương Trung Cộng (CCTV) có mạng lưới 19 băng tầng, phát nhiều chương trình khác nhau với số khán giả hơn một tỉ người. Những chương trình gồm có phim tài liệu, hài kịch, giải trí, kịch nói nhiều kỳ … Trong cộng đồng người Việt thường trao đổi tin tức lẫn nhau, thỉnh thỏang vẫn nhận được nhũng màn trình diễn ca múa, thể thao, xiếc, ảo thuật xuất sắc trích từ CCTV. Đài Truyền Hình Trung Ương Trung Cộng (CCTV) là cơ quan phát ngôn chính thức của chính quyền Trung Cộng và cũng là nơi báo cáo trực tiếp với những viên chức cao cấp trong Bộ Tuyên Truyền Trung Ương Đảng Cộng Sản. CCTV duy trì khoàn 10.000 nhân viên với kinh phí khỏan 1.120.000.000 nhân dân tệ.

Xinhua Thông Tấn Xã ( Xinhua News Agency) là cơ quan thông tin quốc nội và quốc ngoại của Trung Cộng, phụ trách điều hành Xinhuanet.com như là trụ cột giữa những trang nhà của chính phủ. Với số lượng 150 chi nhánh trên toàn lục điạ và trải khắp thế giới, Xinhuanet.com được trang bị kỹ thuật tinh xảo, tạo nên mạng lưới truyền thông hàng đầu cung cấp tin tức, tài liệu, các bản tường trình tại chỗ, tường trình đặc biệt … Xinhuanet.com thu thập tin tức, các biến cố quốc nội, quốc ngoại và phát ra tin tức hàng giờ bằng bảy ngôn ngữ chính: Hoa ngữ, Anh ngữ, Pháp ngữ, Tây ban Nha, Nga, A rập và Nhật ngữ.

2.  Giáo Dục

 Trung Cộng không ngừng gia tăng yểm trợ các công tác trao đổi văn hóa, gởi bác sĩ, giáo sư đi làm việc ở nước ngoài, chào đón sinh viên nhiều quốc gia đến học hỏi, nghiên cứu tại Trung Cộng, cung cấp tài chánh cho những chương trình dạy tiếng Hoa tại ngoại quốc. Năm 2005, Bộ Trưởng Giáo Dục Trung Cộng công bố sáng kiến gia tăng giáo dục Hoa ngữ trong các Đại học Hoa Kỳ và các Viện Ngôn Ngữ trên thế giới. Đại Học Bắc Kinh môt cơ sở giáo dục uy tín nhất, dành một ngân khỏan lớn cho các giáo sư thỉnh giảng, khuyến khích các tiến sĩ ngoại quốc đến nghiên cứu tại Trung Cộng.

Bản tin của Xinhuanet tháng 1 năm 2006 cho biết số sinh viên ngoại quốc theo học tại Trung Cộng đã gia tăng 20% hằng năm trong suốt năm năm vừa qua. Phó giám đốc Phân Viện hợp tác quốc tế của Bộ Giáo Dục nói rằng: ‘Chính quyền Trung Cộng đánh giá cao sự hợp tác giáo dục với các quốc gia khác và hoan nghênh sinh viên ngoại quốc đến Trung Cộng’. Ông ta cũng cho biết số sinh viên ngoại quốc lên đến 110.000 người năm 2004 và thêm rằng: ‘Trung Cộng mong muốn biết thế giới nhiều hơn nữa và cũng mong muốn thế giới biết Trung Cộng nhiều hơn. Đối với những sinh viên đã tốt nghiệp sẽ góp phần tích cực vào sự giao tiếp thân hữu giữa Trung Cộng và các quốc gia trên thế giới trong những lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, văn hóa ’. Viên Phó giám đốc ấy cũng tiết lộ tiêu chuẩn học bổng sẽ nâng cao và năm 2006 sẽ cấp học bổng cho khoảng 10.000 sinh viên ngoại quốc ’.

Báo China Daily ngày 21/11/2008 trìch dẫn nguồn tin từ Trung Tâm Trao Đổi Giáo Dục Hoa Kỳ (the American Center for Educational Exchange) cho biết sinh viên Mỹ ngày càng quan tâm đến Trung Cộng. Một bản báo cáo năm 2008 của Viện Giáo Dục Quốc Tế (Institute on International Education) cho biết rằng Trung Cộng là điạ chỉ phổ cập đối với sinh viên Mỹ, đã từ hàng thứ bảy vượt lên hàng thứ năm với số lượng 11.064 sinh viên, trong khi số sinh viên Trung Cộng du học tại Mỹ niên khóa 2007-2008 là 81.127 người, tăng 20% so với năm ngoái. Frank Mok, phối trí viên của Trung Tâm Trao Đổi Giáo Dục nói rằng các trường đại học Mỹ nổi tiếng với sự giáo dục và nghiên cứu đã thu hút sinh viên Trung Cộng, số lượng sinh viên du học nói trên thật là kỳ vĩ và sẽ gia tăng trong những năm tới.

3.  Văn Hóa

 Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Bắc Kinh ra sức thuyết phục thế giới tin rằng chủ trương của họ là hòa bình, bảo đảm nguồn tài nguyên dùng cho nhu cầu phát triển kinh tế và cô lập Đài Loan. Trung Cộng thi hành kế hoạch Văn Hóa bằng cách thiết lập nhiều trung tâm văn hóa và ngôn ngữ gọi là Học Viện Khổng Tử (Confucius Institutes) trên khắp thế giới.

a/ HOC VIỆN KHỔNG TỬ.

Học Viện Khổng Tử được mô tả là học viện công cộng, bất vụ lợi, nhằm mục đích phát huy ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa; ban điều hành trung ương có trụ sở tại Bắc Kinh, trực thuộc Văn Phòng Hội Đồng Hoa Ngữ (the Office of Chinese Language Council). Học Viện này có chức năng giảng dạy tiếng Hoa, đào tạo giáo viên Hoa ngữ, tổ chức thi trình độ tiếng Hoa, chiếu phim Tàu, tư vấn du học, tổ chức các hoạt động trao đổi văn hóa hữu nghị … Học Viện Khổng Tử cũng có thẩm quyền cấp chứng chỉ HSK, được xem như một văn bằng quốc tế về tiếng Hoa phù hợp với nhu cầu học tiếng Hoa ngày càng cao ở các nước. Trung Cộng đang trở thành một cường quốc kinh tế có ảnh hưởng nhất toàn cầu, công cuộc mở rộng ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa xem như bước đi song hành, đạt đến mục tiêu cuối cùng là chi phối đời sống tòan khối nhân loại từ vật chất đến tinh thần. Điều nầy nhắc người ta nhớ lại giấc mơ của Mao trạch Đông ‘Gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây’.

Cho đến tháng 10 năm 2009, trên toàn thế giới đã thành lập 282 Học Viện Khổng Tử và 241 lớp học Khổng Tử trong 84 quốc gia. Số Học Viện Khổng Tử phân phối như sau: 70 trong 28 quốc gia Á châu, 21 trong 15 quốc gia Phi châu, 94 trong 29 quốc gia Âu châu, 87 trong 11 quốc gia Mỹ châu, 10 trong 2 quốc gia hải đảo Thái bình dương. Số lớp học Khổng Tử gồm có 27 trong 10 quốc gia Á châu, 2 trong 2 quốc gia Phi Châu, 34 trong 7 quốc gia Âu châu, 176 trong 5 quốc gia Mỹ châu và 2 trong 1 quốc gia hải đảo Thái bình Dương.

Riêng tại Việt Nam, bản tin BBC ngày 6 tháng 4 năm 2009 cho biết Thủ tướng cộng sản Việt Nam vừa gởi công văn số 1992/VPCP-QHQT đến các bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Ngoại Giao, Công An và Văn phòng Trung ương đảng Cộng sản, thông báo ý kiến cho phép thành lập một Học Viện Khổng Tử tại Việt Nam. Nguyễn tấn Dũng giao cho Phó thủ tướng Nguyễn thiện Nhân chỉ đạo việc thành lập Học Viện Khổng Tử theo các qui định hiện hành. Chưa rõ học viện này sẽ được đặt ờ đâu và bao giờ bắt đầu xây dựng.

Những người Việt Nam trưởng thành từ 1945 trở về trước đều thấy rằng tại các tỉnh thuộc vùng trung du và đồng bằng khắp nước đều có đền thờ Khổng phu Tử gọi là văn miếu, được các quan lại điạ phương lo viêc lễ bái hàng năm. Qua hai cuộc chiến 1946-1954, 1960-1975 và cuộc cải cách ruộng đất tàn bạo trong khu vực thuộc quyền kiểm soát của cộng sản, hầu hết các kiến trúc đó đã bị phá hủy. Sau 1975, còn sót lại một số:

– Văn miếu Quốc tử giám tại Hà nội.

– Văn miếu Xích Đằng, Hưng Yên.

– Văn miếu Mao Điền, Hải Dương.

– Văn miếu Bắc Ninh, Bắc Ninh.

– Văn miếu Diên Khánh, Khánh Hoà.

– Văn miếu Nghệ An, Nghệ An.

– Miếu Văn Thánh, Huế.

Trong thời kỳ toàn thịnh của chế độ phong kiến, quân chủ, kéo dài nhiều ngàn năm từ Trung Hoa đến các nước Đông Á như Triểu Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Văn Miếu là thánh đường, Khổng Tử là giáo chủ, giáo lý là các tín điều ghi chép trong Ngủ kinh, Tứ thư mà các nhà nho như là tầng lớp tăng lử phài thông hiểu để thực hành. Khổng Giáo từ đấy còn gọi là Nho Giáo, chiếm vị trí hàng đầu, chi phối toàn bộ sinh hoạt xã hội từ tổ chức triều đình, phép tắc trị nước, đến đời sống vua chúa, quan lại, thứ dân …

b/ NHO GIÁO VÀ KINH SÁCH

Khổng Tử

Theo sử liệu, nền tảng Nho giáo được hình thành từ đời Tây Chu (1134 – 770 trước công nguyên) do sự đóng góp đặc biệt của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến đời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó vì thế mà người đời sau coi Khổng Tử là người sáng lập Nho giáo.

Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh tuy nhiên sau đó Kinh Nhạc bị thất lạc nên còn năm bộ Kinh, gọi là Ngũ Kinh:

– Kinh Thi, sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử nói về tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục con người tình cảm lành mạnh, trong sáng.

– Kinh Thư, ghi các biến cố và truyền thuyết về các đời vua trước, san định lại để các vua đời sau noi gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn, xa lánh các hôn quân như Kiệt, Trụ.

– Kinh Lễ, ghi chép các lễ nghi đời trước, san định lại mong dùng làm phương tiện duy trì và ổn định trật tự xã hội.

– Kinh Dịch, nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái.

– Kinh Xuân Thu, ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa.

Tứ Thư là bộ sách do các môn sinh biên soạn sau khi Khổng Tử qua đời, gồm có:

– Luận Ngữ, là lời dạy của Khổng Tử do học trỏ ghi chép.

– Đại Học, sách dạy phép làm người để trở thành bậc quân tử, do Tăng Sâm còn gọi là Tăng Tử, một học trò xuất sắc của Khổng Tử biên soạn.

– Trung Dung, do cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, học trò của Tăng Từ viết ra dạy người ta cách sống dung hoà.

– Mạnh Tử, sách ghi chép lời dạy của Mạnh Tử.

c/ NHO GIÁO VÀ TU THÂN.

Nho Giáo cũng đưa ra những chuẩn đích đạo lý: Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức để cá nhân chấp nhận như là một nhân sinh quan, một lý tưởng, cố gắng noi theo, phát triển khả năng và ước vọng của đời người, góp phần ổn định và xây dựng xã hội, xứng đáng làm Người giữa Trời và Đất.

Tam Cương là ba mối quan hệ sinh tử giữa vua và tôi (quân thần), giữa cha và con (phụ tử), giữa chồng và vợ (phu phụ).

Ngũ Thường là năm điều phải hằng có trong đời sống:

– Nhân là tình yêu thương giữa con người và với vạn vật.

– Nghĩa là cách cư xử với mọi người theo lẽ phải và công bỉnh.

– Lễ là tôn trọng người khác, hoà nhã khi xử sự.

– Trí, thông hiểu lý lẽ, đủ khả năng phân biệt đúng sai, thiện ác, chân giả.

– Tín là sự tin cậy lẫn nhau, giữ đúng lời nóì, lời hứa.

Tam Tòng là ba điều giáo huấn dành cho nữ giới: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.

Tứ Đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải cố gắng gìn giữ:

– Công: chăm chỉ và khéo léo trong việc làm.

– Dung: giữ gìn sắc đẹp, biết trang điễm, biểu lộ nét thanh tú, trang nhã.

– Ngôn: lời nói ôn tồn, nhã nhặn, lễ độ.

– Hạnh: hiền thục, hiểu biết, khôn ngoan trong cuộc sống.

d/ NHO GIÁO QUA CÁC BIẾN CHUYỂN.

Thời Xuân Thu, Khổng Tử san định, hiệu đính, giải thích bộ Lục Kinh làm hành trang chu du rao giảng khắp thiên hạ trong vùng Hoa Bắc và thu nhận học trò. Tiếp theo, các môn đệ biên sọan Tứ Thư góp phần hình thành nên Nho Giáo nguyên thủy còn gọi là Nho Giáo tiền Tần.

Sau khi tóm thâu lục quốc, Tần Thủy Hoàng lên ngôi hoàng đế (221 TCN) nghe theo đề nghị của thừa tướng Lý Tư, nhằm mục đích thống nhất chính kiến và tư tưởng, ra lệnh đốt sạch sách vở (triết lý, chính trị, sử…) thi, thư, ngoại trừ sách dạy về bói toán, nông nghiệp, y dược. Nhắc đến Tần Thủy Hoàng đàn áp hàng ngũ trí thức không ai quên câu chuyện chôn sống 460 nho sinh bên ngoài thành Hàm Dương. Đây là thời kỳ suy trầm nhất của Nho Giáo.

Đến đời Hán (206 TCN – 8), Nho Giáo được đưa lên hàng quốc giáo dùng làm công cụ thống nhất tư tưởng, Nho Giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ các triều đại Trung Hoa. Thời kỳ nầy Nho Giáo được gọi là Hán Nho.

Đời Tống (960 – 1126), Tứ thư và Ngũ kinh là sách gối đầu giường của các nhà nho. Nho giáo thời kỳ nầy gọi là Tống Nho hay là Tân Khổng Giáo với các tên tuổi như Chu Hy, Trình Hạo, Trình Di.

Vào thế kỷ 20, Khổng Giáo cũng hai lần bị va chạm nặng nề, đó là Phong Trào ngày 4 tháng 5 năm 1919 và cuộc cách mạng văn hóa (1966 – 1976).

Phong Trào ngày 4 tháng 5: Trung Hoa tham gia Thế chiến I bên cạnh Đồng Minh năm 1917, gởi 140.00 lính thợ (laboureur) đến Pháp, với điều kiện tất cả khu vực ảnh hưởng của Đức trong lãnh thổTrung Hoa phài giao hoàn cho chính quốc đáng kể là bán đảo Sơn Đông. Tuy nhiên thỏa ước Versailles tháng 4 năm 1919 lại chuyền giao thẩm quyền quản trị Sơn Đông cho Nhật Bản.

Buổi chiều ngày 4 tháng 5 hơn 3000 sinh viên của Đaị học Bắc Kinh và những trường khác tâp trung trước Thiên an môn. Họ phản đối chính quyền nhu nhược, hèn yếu. Họ tức giận sự phản bội của đồng minh và sự bất lực của chính quyền không đủ sức bảo vệ những quyền lợi của Trung Hoa tại bàn hội nghị.

Ngày hôm sau, sinh viên ở Bắc Kinh đồng loạt đình công và sinh viên khắp nơi trong nước lần lượt đáp ứng. Từ đầu tháng sáu, để yểm trợ cuộc đấu tranh của sinh viên, công nhân và thương gia ở Thượng Hải cũng đình công. Trung tâm của phong trào từ Bắc Kinh chuyển về Thượng Hải. Tình hình hiện tại cũng làm giai tầng xã hội bên dưới nổi giận, giới lao động thấy bị bóc lột, tiểu nông nhận ra sự nghèo khó triền miên. Những hội đoàn báo chí, hiêp hội nhân dân, phòng thương mãi cũng tham gia yểm trợ sinh viên. Các thương gia còn đi xa hơn, đòi không trả thuế nếu chính quyền vẫn ngoan cố.

Phong trào lan toả trên 20 tỉnh và hơn 100 thành phố, sự tham gia của quần chúng rộng khắp vả phổ biến hơn cả cuộc Cách Mạng Tân Hợi (1911).

Kết quả ghi nhận Phong trào thắng thế lúc ban đầu và cuối cùng chỉ cỏn là biểu tượng, Nhật Bản vẫn giữ quyền kiểm soát bán đảo Sơn Đông và những đảo trong Thái Bình Dương. Mặc dù cuộc xuống đường vĩ đại và phản đối rầm rộ khắp nơi không đạt đến mục tiêu, tuy nhiên sự thành công đáng kể là đã đem lại sự đoàn kết các giai cấp trong xã hội. Biến cố cũng tác động mạnh mẽ đến giới trí thức Trung Hoa nhắc họ quan tâm tích cực đến những những vấn đề trọng đại của đất nuớc.

Thấy rõ sự ưu thắng của người và cảnh bại liệt của mình, một số nhân sĩ, trí thức, giáo sư đại học, sinh viên muốn thay đổi nền tảng tư tưởng cổ truyền.

Khổng Giáo là một đối tượng được đem ra xét lại. Cuộc vận động tân văn hóa phát sinh tại đại học Bắc Kinh do Hồ Thích, Trần độc Tú và Thái nguyên Bồi (hiệu truởng trường Đại học Bắc kinh) chủ trương. Họ hô hào: 1/Đả phá các ý thức truyền thống. 2/ Gầy dựng tinh thần khoa học và dân chủ. Vì thế các vấn đề như Khổng giáo, lễ nghi, phụ nữ, văn học đều đuợc những người nầy đem ra nghiên cứu, phê bình.

Hồ Thích là một trong những nhà trí thức có ảnh hưởng lớn trong Phong trào 4 tháng 5 và Phong trào Tân văn hóa (New Culture Movement).

Ông du học Mỹ, học môn triết học và văn chương năm 1912. Sau đó ông theo môn triết học tại Đại học Columbia và chịu ảnh hưởng giáo sư John Dewey và suốt đời bênh vực chủ nghĩa thực dụng (pragmatism) của Dewey. Ông trở về Trung Hoa giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh. Trong thời gian nầy ông hợp tác với Trần độc Tú, chủ nhiệm tuần báo Tuổi trẻ mới (NewYouth) và mau chóng nổi tiếng. Thập niên 1920 Ông rời bỏ tuần báo Tuổi trẻ mới, cùng với bạn hữu phát hành nhiều nhật báo hoăc tạp chí chính trị. Ông chủ trương canh tân văn hóa trên nền tảng chủ nghĩa thực dụng.

Ông là đại sứ Trung hoa Dân quốc tại Hoa Kỳ từ 1938 đến 1942.

Trần độc Tú là một khuông mặt lãnh đạo của Phong trào 4 tháng 5. Ông đưa ra sáu nguyên tắc hướng dẫn thanh niên thóat khỏi sự kiềm toả cổ hủ của Khổng giáo:

– Phải tự lập thay vì lệ thuộc.

– Phải tiến bộ thay vì bảo thủ.

– Phải đi tới thay vì lùi bước.

– Phải hướng ngoại thay vì cô lập.

– Phải vụ lợi thay vì không thực tế.

– Phải khoa học thay vì không tưởng.

Trần độc Tú cổ vũ những tư tuởng mới như cá nhân chủ nghĩa, dân chủ, nhân bản và những phương pháp khoa học đồng thời đào bới tận gốc rễ Khổng Giáo vì những lý do:

– Khổng Giáo quá thừa thãi nghi lễ và thuyết giảng thứ luân lý hiền lành, ngoan ngoãn, an phận, phục tòng, làm người Tàu yếu đuối, thụ động, không thích nghi với thế giới văn minh, cạnh tranh và hiếu chiến.

– Khổng Giáo nhìn nhận giá trị gia đình nhưng bỏ quên cá nhân là đơn vị của xã hội.

– Khổng Giáo ủng hộ sự bất bình đẳng điạ vị trong xã hội.

– Khổng Gíáo nhấn mạnh vảo lòng hiếu thảo là nguyên nhân làm con người trở nên qụi lụy, lệ thuộc.

– Khổng Giáo thuyết giảng tuyệt đối trung thành với tư tưởng mà không quan tâm đến tự do tư tưởng và tự do phát biểu.

Trần độc Tú là Chủ tịch đầu tiên của đảng Cộng sản Trung Hoa (1922-1925) và Mao trạch Đông kế vị sau đó.

Cuộc cách mạng văn hóa và thân phận Khổng Tử

 Tháng 10 năm 1949 sau khi đánh bại Quốc dân đảng, Mao trạch Đông và đảng cộng sản chiếm cứ toàn thể lục điạ, đặt Trung Hoa trong chế độ cộng sản. Mao tự cho mình là người trung thành của Marx, Lenin và Stalin dựng nên chủ nghĩa Mao trạch Đông đưa đất nước vào những giai đoạn khủng khiếp trong đó có cuộc Cách mạng Văn hóa.

Tháng 11 năm 1966 mộ phần của Khổng Tử tại quê hương tỉnh Sơn Đông bị khai quật, thi thể của người chết từ năm 479 TCN nay chi còn cát bụi cũng bị ném tung theo gió cuốn. Hình tuợng và đền đài thờ phượng bị đập phá, kinh sách lưu trữ được đem đốt sạch. Trong chiến dịch, Khổng Tử bị lên án là ‘kẻ xấu’, ‘kẻ thù’, ‘kẻ hèn nhát’ ; những người chống lại Khổng Tử – kể cả nhi đồng – được gọi là ‘người tốt’, ‘dũng cảm’ và ‘tất thắng’.

Riêng Mao trạch Đông cũng dùng những lời lẽ thô tục, hạ cấp đối với Khổng Tử khi gọi Khổng giáo là đạo ‘ăn phân’.

4. Sơ lược Nhu lực của Trung cộng trong vùng Đông Nam Á.

Trung Cộng đã tiến vào Đông Nam Á để quân bình sự liên hệ trong khu vực với Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tình trạng Đông Nam Á với những hiềm khích trong quá khứ và tình hình kinh tế đang bị đình trệ, là cơ hội tốt để Bắc Kinh gia tăng nhu lực vào khu vực và đạt kết quả. Trong một kỳ họp quốc hội tại Bắc Kinh, Thủ tướng Ôn gia Bảo đã mô tả Trung cộng như là ‘một con voi thân thiện’ không có bất kỳ sự hăm doạ nào với Đông Nam Á.

a/ TRUNG CỘNG HIỀN LÀNH.

Trong quá trình lịch sử, Trung Cộng đã hai lần doạ nạt Đông Nam Á. Lần thứ nhất xảy ra trong thập niên 1950, 1960 khi đảng cộng sản Maoist lan tràn trong các nước Nam Dương, Thái Lan, Mã lai, Singapore, Phi luật Tân, Miến Điện. Kế tiếp là cuộc xua quân tràn qua biên giới Việt Nam lấy cớ dạy nước nầy môt bài học vì đã xâm chiếm Cam bốt.

Ngày nay các quốc gia Đông Nam Á là chứng nhân thay đổi quan điểm về Trung Cộng từ chỗ một ‘Trung Cộng hăm dọa’ (kinh tế, thương mại, đầu tư) trong những năm trước, trở thành một ‘Trung Cộng hiền lành với nhiều cơ hội’ cho Đông Nam Á. Các yếu tố sau đây đã làm thay đổi cục diện:

Chính sách thực dụng của Bắc Kinh và sự ổn định chính trị làm các quốc gia Đông Nam Á yên tâm.

Trung Cộng được xem như là một thời cơ kinh tế đối với Đông Nam Á, xuất phát từ chính sách duy trì hối xuất đồng nhân dân tệ trong suốt cuộc khủng hỏang tại Á châu 1997- 1998 và chấp nhận thặng dư mậu dịch với những quốc gia Đông Nam Á.

Càng đi vào chính sách thực dụng, Trung Cộng càng hiện ra là một quốc gia bình thường dưới mắt các nước Đông Nam Á tái tạo được sự tương quan điạ lý chính trị. Trung Cộng thường nhắc đến khẩu hiệu ‘Ổn định, Phát triển, Cải cách’ làm cho các nước Đông Nam Á có cảm tưởng chung rằng giờ đây họ có thể yên tâm làm ăn với những thế hệ lãnh đạo Trung Cộng có đầu óc thực dụng chủ nghĩa. Trung cộng đang tiếp tục đầu tư vào Đông Nam Á trong các ngành dầu, khí đốt, các loại khoáng sản, nông sản và hàng tiêu dùng. Nguồn nhân lực của Trung Cộng cũng di chuyển đến Đông Nam Á như là du khách, sinh viên, công nhân … đem lại lợi tức đáng kể.

b/ TRUNG CỘNG GIA TĂNG NHU LỰC.

Sự gia tăng sức mạnh kinh tế và chính trị tại Đông Nam Á góp phần phát triển nhu lực của Trung cộng. Trung Hoa với những yếu tố văn hóa, ẩm thực, thư họa, phim ảnh, cổ vật, nghệ thuật, châm cứu, đông y, thời trang … phổ cập trong đời sống dân chúng. Thanh thiếu niên Đông Nam Á say mê phim ảnh, nhạc pop, truyền hình, ngưỡng mộ các tài tử nguởi Hoa cho dù các sản phẩm và nhân vật có nguồn gốc từ lục điạ, Huơng cảng hoặc Đài Loan.

Quan trọng hơn cả là người Đông Nam Á gốc Hoa – Hoa Kiều – ngày càng thành đạt và có nhiều ảnh hưởng trong xã hội. Trước đây đa số đều có khuynh hướng chống cộng, chống Bắc Kinh, nay chính họ đang lèo lái chấp nhận một Trung Cộng hiền lành. Tết âm lịch năm 2004, người Đông Nam Á gốc Hoa đồng loạt tổ chức liên hoan trọng thể. Tại Thái Lan, người Thái gốc Hoa ngày càng có thêm quyền lực và ảnh hưởng không chỉ trong thương trưòng như ngày trước mà còn gia tăng trong lĩnh vực chính trị (Thai Rath Thai Party), công sở, giới trí thức. Tại Nam Dương, cộng đồng người gốc Hoa đã được ‘hồi phục’ và tết nguyên đán hay là ‘Imlek’ được ghi là ngày lễ chính thức. Tại Phi luật Tân những phim Trung Hoa thu hút nhiều khán giả và được đánh giá cao nhất. Đối với Việt Nam, họ bắt chước làm kinh tế và chính trị theo kiểu mẫu Trung Cộng, kêu gọi Việt kiều tham gia góp phần phục hồi kinh tế như Trung Cộng đã làm vài thập niên trước đây. Tại Mã Lai, những tài phiệt gốc Hoa ngày càng giữ vai trò then chốt trong các lĩnh vực quốc nội, đối ngoại, nhất là tham gia tích cực phục hồi kinh tế và những công cuộc cải cách hiện hành chống lại chính sách kỳ thị các sắc dân thiểu số (bumiputra policy).

Tại Đông Nam Á, cảm tính bài Hoa (pai hwa or anti-Chinese sentiment) đã trở nên lắng đọng đáng kể và người Đông Nam Á gốc Hoa lại tái hiện cả nhân diện lẫn văn hóa. Các lớp học tiếng quan thoại đang nở rộ trong khu vực nầy.

Sự thay đổi rõ nét nhất tại Đông Nam Á do thái độ của cư dân gốc Hoa, trong suy nghĩ của họ đã giảm phần chống đối cộng sản, chống đối Bắc Kinh. Tuy nhiên theo đuổi sự liên hệ với Trung Cộng một cách phiến diện, cho rằng sự giàu có là nhờ giao thiệp với Bắc Kinh, không chia sẻ sự giàu có với điạ phương chính là con dao hai lưỡi. Phải luôn luôn cảnh giác Bắc Kinh như là một đại hoạ.

5. Sơ lược Nhu Lực của Trung Cộng tại Châu Mỹ La Tinh.

Các nhà phân tích đã có những nhận định giống nhau về cách ứng xử nhu lực của Trung cộng tại Mỹ Châu Latinh và vùng Caribbean. Trung Cộng nhắm hai mục tiêu trong khu vực, đó là bảo đảm nguồn tài nguyên sắt thép, đậu nành, dầu hỏa và thuyết phục các quốc gia nầy bỏ rơi Đài Loan theo về với Trung Cộng. Nơi đây là đấu trường chiến lược giữa Trung Cộng và Đài Loan. Từ trước Đài Loan là đồng minh trong khu vực, giữ vai trò chính trong những trợ giúp nhân đạo và trao đổi mậu dịch để nhờ các quốc gia nhỏ bé trong vùng Caribbean ủng hộ sự hiện diện của Đài Loan trong cộng đồng thế giới. Ngày nay Trung Cộng cũng áp dụng kế sách đó với phương tiện dồi dào và áp đảo đã đạt được mục đích thay thế vị trí của Đài Loan.

Cuộc thăm viếng Châu Mỹ La tinh năm 2004 của Hồ Cẩm Đào đem đến khu vực một thông điệp thắt chặc sự liên kết kỹ thuật, thương mại, tài chánh, kinh tế, những vấn đề mà Châu Mỹ La tinh đang mong đợi đến từ Hoa thịnh Đốn. Tiếp theo chính quyền Bắc Kinh đã thương lượng và đạt được hơn 400 thỏa hiệp về đầu tư và thương maị, đổ vào khu vực hơn 50 tỉ đô la. Hệ quả, một số lãnh đạo Mỹ La Tinh và vùng Caribbean quay mặt hướng về Bắc Kinh thay vì Hoa thịnh Đốn.

Trung Cộng hứa hẹn đầu tư vào Á Căn Đình những dự án hỏa xa, khai thác dầu khí, xây cất ; vào Cu Ba dự án Nickel, khai thác dầu khí; vào Chi Lê dự án mỏ đồng; vào Ba Tây dự án hỏa xa, khai thác dầu khí, nhà máy thép; vào Ecuador, Bolivia, và Columbia dự án khai thác dầu khí. Trung Cộng cũng lập danh sách những quốc gia Mỹ La tinh và vùng Caribbean đuợc nhà nước chuẩn thuận khuyến khích nhân dân đi du lịch, gồm có: Mễ tây cơ, Á căn đình, Ba tây, Chi Lê, Peru, Venezuela, Antigua, Barbuda, Bahama, Barbados, Dominica, Grenada, Guzana, Jamaica, Surinam, Trinidad, Tobago, Costa Rica.

Cuộc trao đổi mậu dịch của Trung Cộng với khu vực từ 8.2 tỉ mỹ kim năm 1999 tăng lên 70 tỉ mỹ kim năm 2007. Trung Cộng xuất cảng qua Mỹ châu La Tinh gồm các lọai hàng điện tử, dụng cụ văn phòng, đồ gia dụng, hàng may mặc, dày dép, hóa chất … với trị giá từ 5.3 tỉ mỹ kim năm 1999 tăng lên 35.8 tỉ mỹ kim năm 2006. Cũng năm 2006, các quốc gia hàng đầu nhập hàng hóa từ Trung Cộng, gồm có Mễ tây cơ: 8.8 tỉ, Ba Tây: 7.4 tỉ, Panama: 3.9 tỉ, Chile: 3.1 tỉ, Á căn đình: 2 tỉ.

Từ những công cuộc làm ăn nêu trên, đa số người dân Nam Mỹ và người dân vùng Caribbean khi xét đến ảnh hưởng của Trung Cộng đã nói rằng như là một luồng không khí mát mẻ so với Hoa Kỳ.

6. Sơ lược Nhu Lực của Trung Cộng tại Phi Châu.

Trung Cộng đã tích cực theo đuổi kế hoạch khai triển Nhu lực tại Phi Châu với những công tác:

– Liên lạc chặt chẽ với các Diễn Đàn về các vấn đề nhân đạo và thương mại.

– Bãi bỏ hơn một tỉ mỹ kim tiền nợ của một số quốc gia Châu Phi.

– Huấn luyện hơn 100.000 người Phi châu tại các trường đại học và học viện quân sự của Trung Cộng.

– Gởi hơn 900 bác sĩ làm việc khắp Phi Châu.

– Đặt trọng tâm đầu tư vào hạ tầng cơ sở, nông nghiệp và năng lượng.

Mối quan hệ của Trung Cộng với Châu Phi ngày càng ràng buộc chặt chẽ chính là thương mại và năng lượng. Trung Cộng tập trung xây đắp đường sá, cầu cống, bệnh viện trong những quốc gia mà họ đang đầu tư những dự án khai thác năng lượng như là Sudan, Angola, Guinêe Xích Đạo tạo ra hai luồng dư luận. Phe chấp thuận thuộc phía chính quyền và phe chỉ trích từ những nhóm nhân quyền lên án Trung cộng dựng nên những tên độc tài và bán vũ khí cho chính quyền toàn trị. Người ta nhìn nhận quả thật Trung Cộng dấn thân vào những lĩnh vực mà Hoa Kỳ không tìm đến và cũng không gắn liền những điều kiện chính trị với công việc làm ăn. Trung Cộng cũng được tiếng tốt hoàn tất những công trình nhanh chóng và trong phạm vi ngân sách. Tuy nhiên, các công ty Trung Cộng đem theo nhân công từ Hoa lục, không tạo ra công việc làm cho dân chúng tại điạ phương cũng đã gây ra nhiều bất mãn. Và dĩ nhiên, hàng hóa Trung Cộng tràn ngập thị trường Châu Phi cạnh tranh với sản phẩm bản xứ.

Châu Phi là một lục điạ có những sắc thái đăc biệt về vị trí lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên và con người. Trung Cộng đã lượng định tình thế, tích cực xử dụng nhu lực che đậy cho mưu đồ chiến lược: khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên, bao che các chính quyền độc tài, tạo những cứ điểm vững chắc trong khu vực, từng bước khống chế Phi Châu.

Cuộc công du Phi Châu của Hồ Cẩm Đào tháng 2 năm 2004 đến Algeria, Gabon, Nigeria – ba nước Phi Châu có túi dầu khổng lồ – mở ra một kỷ nguyên mới trong mối liên lạc giữa Trung Cộng với Phi Châu. Tháng 6 cùng năm, Phó Chủ tịch Trung cộng Zeng Quington viếng thăm Tunisia, Togo, Benin và Nam Phi, những quốc gia có trữ lượng khoáng sản đáng kể . Tháng 10 năm 2004, Chủ tịch quốc hội Wu Bangguo viếng thăm Kenya, Zimmbabwe và Nigeria. Tất cả những cuộc thăm viếng đều nhắm vào mục tiêu tạo cơ hội khai thác tài nguyên thiên nhiên, dầu khí và khoáng sản.

Đáp lại, các lãnh tụ hàng đầu của Kenya, Liberia, Nam phi, Zimbabwe cũng thăm viếng Bắc Kinh để kêu gọi gia tăng đầu tư và trợ giúp kinh tế. Tháng 1 năm 2006, Bộ trưởng ngoại giao Li Zhaoxing viếng thăm sáu nước Phi Châu: Cape Verde, Senegal, Mali, Liberia, Nigeria và Lybia kèm theo một bản công bố Chính sách Châu Phi của Trung cộng (China’s African Policy), nội dung nhắc đến sự hợp tác kinh tế, chính trị, phát triển năng lượng và không can thiệp vào nội bộ.

Do tình trạng tiêu thụ năng lượng cuà Trung Cộng ngày càng gia tăng và Phi Châu cung cấp hơn 25% cho nhu cầu nầy vì vậy họ đã có những kế hoạch đầu tư đáng kể.

Sudan là nước cung cấp 7% tổng số lượng dầu hỏa của Trung Cộng và dùng phần lớn số tiền kiếm được mua vũ khí từ Trung Cộng để khuất phục các nhóm nổi dậy ở Nam Sudan. Mới đây Trung Cộng bán cho Sudan 3 nhà máy chế tạo vũ khí tại Khartoum.

Tháng 3 năm 2004, Bắc Kinh cho Angola vay 2 tỉ mỹ kim trong một hợp đồng cung cấp 10.000 thùng dầu thô mỗi ngày. Tiền vay dùng vào việc xây dựng hạ tầng cơ sở theo cách thức 70% do các công ty Trung Cộng cung ứng và 30% còn lại dành do các nhà thầu nhỏ điạ phương (local subcontractor).

Tháng 7 năm 2006, Petro China thu xếp một hợp đồng 800 triệu với Tổ hợp Dầu hỏa Quốc gia Nigeria để mua 30.000 thùng dầu mỗi ngày trong suốt một năm. Tháng 1 năm 2006, Tổ hợp Khai thác dầu ngoài biển của Trung cộng (CNOOC) đã mua 45% dầu thô trị giá 2.27 tỉ mỹ kim và hứa sẽ đầu tư thêm 2.25 tỉ nữa.

Kỹ nghệ dầu của Gabon đang trên đà suy sụp liền nhận được sự đầu tư từ Tổ hợp Dầu và Hóa chất của Trung cộng (China National Petrochemical Corporation) bằng kế hoạch khai thác tiềm năng dầu trong đất liền và ngoài khơi.

Nam Phi và Zimbabwe dành cho Bắc Kinh nguồn lợi chính về quặng sắt và platinum.

Để giữ vững một điạ bàn quan trọng với nguồn lợi kinh tế to lớn, Trung cộng tìm mọi cách nâng đỡ, che chở những lãnh tụ tàn bạo của Châu Phi. Đó là trường hợp chính quyền Sudan được Trung cộng khuyến khích thi hành chính sách diệt chủng đối với người dân không theo Hồi giáo ở Vùng Dafur. Các bản tin của các hãng thông tấn Âu Mỹ cho biết quân đội Sudan phối hợp với dân quân vũ trang dùng trực thăng vũ trang do Trung cộng chế tạo oanh kích phá hủy hàng trăm thành phố và làng mạc, bắn giết bừa bãi, xua đuổi dân chúng rời bỏ vùng đất có giếng dầu thuộc quyền khai thác của CNPC. Trước hành động diệt chủng, các quốc gia Hoa Kỳ, Liên hiệp Âu châu, Nhật Bản và các quốc gia dân chủ khác đệ trình Liên hợp quốc Nghị quyết cấm vận Sudan nhưng Trung cộng thằng tay bác bỏ.

Đối với Zimbabwe, Trung cộng cung cấp toàn bộ nhu cầu quân sự và thêm lời ca tụng vị lãnh tụ anh minh Mugabe là ‘một nhân vật thành công vĩ đại, tận tâm với hoà bình thế giới và người bạn tốt của Trung cộng ’.

Vào những ngày chủ nhật (8/11/09) và thứ hai (9/11/09) vừa qua, thủ tướng Trung Cộng Ôn gia Bảo gặp gỡ các lãnh tụ Phi Châu tại nơi nghỉ mát (resort) Sharm el-Sheikh trên bờ Hồng Hải, Ai Cập. Theo lời Bộ Trưởng thương mại Chen Deming, Trung Cộng muốn loại bỏ thuế quan với một số mặt hàng nhập cảng từ Phi Châu và bảo đảm một số hàng hóa xuất cảng của Trung Cộng vào lục điạ nầy là an toàn nhằm tăng cường mậu dịch cả hai bên. Trung Cộng cũng khuyến khích những công ty đầu tư vào Phi Châu và chào đón những nhà thầu Phi Châu đầu tư và khai phá ở Trung Cộng.

Trong thập niên qua, thương mại Trung Cộng-Phi Châu gia tăng nhảy vọt khoảng 30% mỗi năm và đạt mức 100 tỉ đôla năm 2008. Cũng năm nầy Trung Cộng trực tiếp đầu tư vào Phi Châu 7.8 tỉ đôla. Trong những biện pháp mới, Chen Deming đề nghị bãi bỏ thuế quan những loại hàng thông dụng, đặt những trung tâm vận chuyển tiếp liệu và một hệ thống thanh tra nhằm loại trừ những hàng hóa kém phẩm chất. Trung Cộng tiếp tục xây cất trường học, nhà thương, phòng chống sốt rét, cải tiến phương pháp nông nghiệp cho Phi Châu. Những dự định công tác nầy che chắn phần nào những chỉ trích cho rằng Trung Cộng đã vơ vét quá nhiều trong quan hệ thương mãi với Châu Phi. Các quan sát viên quốc tế cũng cảnh báo Bắc Kinh trong chính sách cho vay có quá ít điều kiện ràng buộc khiến tham nhũng dễ khai thác.

Những sự kiện nêu trên chứng tỏ Trung Cộng đầu tư tối đa vào Phi Châu nhằm vào những mục tiêu và lợi ích lâu dài, tuy nhiên qua bài viết cuà Lưu thực Vinh đăng trên mạng Hua Xia Kuai Di tháng 6 năm 2009 cho thấy kết quả vẫn còn chua chát lắm:

‘Hoa Kiều ở châu Phi cũng như những người Trung Quốc công tác, chắc chắn đều suy nghĩ tới vấn đề nầy: vì sao ngay những người da đen cũng coi thường người Trung Quốc? Trung Quốc viện trợ châu Phi nhiều như vậy, sao họ lại ăn hiếp người Trung Quốc? …

 53 năm nay, Trung Quốc đã viện trợ cho hơn 50 nước châu Phi hơn 900 hạng mục toàn bộ. Sau khi Diễn Đàn hợp tác Trung-Phi họp, Trung Quốc đã miễn giảm cho 31 nước châu Phi khỏan nợ 10,5 tỉ NDT. Năm 2007, ngoại giao Trung Quốc chi tiêu hết 23 tỉ NDT thì có tới 10,3 tỉ dùng cho viện trợ nước ngoài ’….

 Tiếp theo phần kể lể công ơn, Lưu thực Vinh cay đắng và hỗn láo đưa ra những nhận định, tóm lược như sau:

‘Chúng ta viện trợ cho châu Phi bao nhiêu năm rồi, viện trợ bao nhiêu hạng mục, thế nhưng các nước châu Phi có hữu hão không? Tất nhiên qua vô tuyến truyền hình, chúng ta có thể thấy cảnh người lãnh đạo Trung Quốc tới thăm châu Phi đều được hoan nghênh nhiệt liệt. Đó là nghi lễ ngoại giao, hơn nữa người lãnh đạo Trung Quốc tới thăm châu Phi trong nhiều trường hợp trong túi đều có hạng mục viện trợ. Con chó vẫy đuôi với bạn, không phải là vì bạn mà là vì cái bánh mì trong tay bạn …

 Vì sao người Trung Quốc bị coi thường tại châu Phi?

Tôi nghĩ nguyên nhân chủ yếu là vì chúng ta chưa hề thực dân với họ. Tôi đã công tác tại châu Phi mấy năm, phát hiện châu Phi đặc biệt sùng kính người Pháp, người Anh. Người da đen trước đây bị người da trắng mua bán như con vật, sau nầy, những người da trắng nầy dạy người da đen học tiếng Pháp, tiếng Anh, nên người da đen coi người da trắng là ông chủ …

 Các dân tộc trên thế giới phần lớn đều giống nhau ở chỗ, tôn sùng kẻ mạnh, khinh kẻ yếu. Điều nầy giống như huấn luyện ngựa, anh ghê gớm thì thuần phục được ngựa, nó phục tùng anh, theo sự điều khiển của anh …

Một lý do nữa khiến chúng ta phải viện trợ cho châu Phi còn vì mục đích gạt bỏ những nước có ý đồ muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Một số nước châu Phi không cần nguyên tắc, không cần nghĩa khí, cái mà họ cần là thực huệ, ai có sữa thì là mẹ, ai cho nhiều tiền hơn thì công nhận người đó. Hiện nay vẫn còn 4 nước châu Phi có quan hệ ngoại giao với Đài Loan.’

 Xuyên suốt bài viết của Lưu thực Vinh đầy rẫy những ý tưởng thất vọng và phẫn uất, làm bộc lộ chân tướng của Trung Cộng đối với Phi Châu. Chúng nó muốn thay thế vai trò người Pháp, người Anh trong những thế kỷ trước, làm ông chủ thực dân tại Phi Châu trong thời đại nầy nhưng chưa toại nguyện, đang vấp phải vô số trở ngại.

o0o

Lực là khả năng bẩm sinh hay thiên phú để sinh vật tồn tại. Theo đà tiến hóa, con người ngày càng ý thức về Lực, điều động Lực để duy trì sự tranh sống và Lực được nhìn thấy dưới hai hình thức: Cương Lực và Nhu Lực.

Từ thuở xa xưa, các vị thánh nhân đều mong muốn loài người sống thanh bình, an vui, hạnh phúc đã rao giảng tính hiếu hoà, sự công bình, niềm tôn kính lẫn nhau làm nền tảng cho cách cư xừ và những mối liên hệ trong xã hội. Đây là Nhu Lực. Sự kiện Khổng Giáo được tôn thờ và cũng trải qua nhiều lần bị chà đạp thô bạo trên chính quê hương của ngài, nay lại được Bắc Kinh đem phổ biến khắp nơi khiến ngươì ta nghi ngờ, cảnh giác Nhu Lực của Trung Cộng đang phô diễn tại những nước đang phát triển. Trong thời Chiến Quốc, Tần Chiêu Vương áp dụng kế sách ‘Viễn Giao Cận Công ’ để lần lượt thanh toán các nước xung quanh là một kinh nghiệm lịch sử cho những quốc gia láng giềng với Trung Cộng, nhất là Việt Nam một hành lang đặc biệt ở Đông Nam Á.

Nhu và Cương là hai trạng thái vật lý có thể cảm nhận dễ dàng nhưng trong lĩnh vực chính trị ranh giới không rõ rệt thường bị xoay xở tùy theo nhu cầu và khả năng lèo lái của con người. Nhu và Cương chỉ là hai tĩnh từ đi kèm danh từ Lực, vì vậy muốn xử dụng Nhu Lực hoặc Cương Lực, điều kiện đầu tiên phải có là Lực. Không có Lực, cá nhân, tổ chức kể cả dân tộc không thể hòa mình trong nhịp điệu Sinh Tồn. ◘

Đỗ Hữu Long (ĐS 13)

_______________________________________

Tài liệu tham khảo:

  • The Dragon Looks South…………… Bronson Persival.
  • China’s foreign policy and ‘Soft Power’ in South America,
  • Asia, and Africa………… Congressional Research Service.
  • Soft Power …………….Wikipedia, the free encyclopedia.
  • The Benefits of Soft Power …….. Harvard Business School.
  • China’ Soft Power Initiative……………….. Esther Pan.
  • China’ Rising Soft Power in Southeast Asia … Eric Teo Chu Cheo
  • ( Council Secretary, Singapore Institute of International Affairs )
  • China’s Influence in Africa: Implications for the United States ….
  • ……..Peter Brook and Ji Hye Shin.
  • …………….. Wikipedia, the free encyclopedia.
  • Confucius Institutes…………………………. Hanban.
  • Embracing Confucius as a way of living..Wang Young (ShanghaiDaily).
  • Cultural Revolution……….. Wikipedia, the free encyclopedia.
  • May Fourth Movement…….. Wikipedia, the free encyclopedia.
  • Lao Tzu Quotes…………… Abundance-and-Happiness.com.
  • Hu Shi…………………. Wikipedia, the free encyclopedia.
  • Chen Duxiu……………… Wikipedia, the free encyclopedia.
  • Việt Nam cho mở Học Viện Khổng Tử … Bản Tin BBC ngày6/4/09.
  • Vì sao người Trung Quốc bị kỷ thị tại châu Phi … BBC ngày 16/6/09.
  • Lịch sử Trung Quốc 5.000 năm (tập I)…. Lâm hán Đạt, Tào dự Chương.
  • Trung Quốc Sử Cương……………. Phan Khoan

__________________________________

(*) Bài biên khảo “Nhu Lực của Trung Cộng” trích đăng, với sự cho phép của tác giả,  từ Tập Sách Biên Khảo “Tấm Lòng Với Dân Tộc” của ông Đỗ Hữu Long (ĐS 13). Sách do tác giả xuất bản tại Hoa Kỳ, năm 2019.

Sách Tấm Lòng Với Dân Tộc, 262 trang, bao gồm 19 bài viết trải rộng trên nhiều đề tài nghiên cứu từ “Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam” đến các Luận khảo về “Dân tộc và Dân Chủ” hay “Dân Tộc Sinh Tồn Trong Thời Đại Toàn Cầu Hóa” và các biên khảo công phu khác, với ước vọng của tác giả:

“Tuổi thanh xuân của nam nữ Việt Nam dù bất cứ nơi đâu, đang hoà mình vươn lên trong xã hội, dành ra những khỏanh khắc nghĩ đến nguồn cội Dân Tộc mình, sự sống còn cuả Dân Tộc mình, sẽ cảm nhận những rung động thiêng liêng, cao quý. Từ đấy, họ sẽ có chung những ước mơ vị tha, vị quốc, là cơ hội vượt qua những dị biệt danh lợi nhỏ mọn, tìm thấy ý nghiã cuộc sống cuả một đời Người, trong đó có Lẽ Sinh Tồn của Dân Tộc.”

Views: 91

Liên Hiệp Quốc & Quyền Dân Tộc Tự Quyết

Trần Xuân Thời

I.  Liên Hiệp Quốc

Sau khi thế chiến thứ II chấm dứt, các quốc gia đồng minh đánh bại Đức và Nhật, đã họp tại San Francisco Hoa Kỳ từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1945 để hình thành một tổ chức quốc tế mệnh danh là Liên Hiệp Quốc (United Nations). Liên Hiệp Quốc được chính thức hoạt động từ ngày 24 tháng 10 năm 1945 đến nay đã được 75 năm nhằm duy trì nền hoà bình thế giới và ngăn ngừa tai hoạ chiến tranh mà đệ nhất và đệ nhị thế chiến đã tàn phá các quốc gia và gây thiệt mạng cho hằng chục triệu sinh mạng.

Bản Hiến Chương LHQ (Charter of The United Nations) ấn định cơ cấu tổ chức và điều hành LHQ. Trụ sở LHQ đặt tại New York, USA, với phí khoản xây cất do nhà tỷ phú John D. Rockefeller, Jr. tặng 8 triệu rưỡi ngày 14 tháng 12 năm 1946 và Quốc hội Hoa Kỳ cho vay 65 triệu. Trụ sở LHQ được khánh thành năm 1952.

Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, USA

LHQ gồm có 6 cơ quan chính:

1 – Đại Hội Đồng (General Assembly)

Gồm đại diện của tất cả các nước hội viên. Mỗi hội viên có quyền gởi đến LHQ 5 đại biểu chính thức, 5 đại biểu phụ khuyết, và không giới hạn số cố vấn. Tuy nhiên mỗi quốc gia chỉ được một phiếu bầu. Đại Hội Đồng họp thường niên, có nhiệm vụ thảo luận ngân sách của LHQ, ấn định lệ phí các nước hội viên phải đóng góp, thảo luận về mọi vấn đề liên quan đến việc điều hành tổ chức LHQ, kể cả vấn đề can thiệp tìm các biện pháp duy tri`nền hòa bình thế giới khi Hội Đồng Bảo An không làm tròn nhiệm vụ giao phó.

2 – Hội Đồng Bảo An (Security Council)

HĐBA có nhiệm vụ duy trì nền hoà bình thế giới, gồm có 5 hội viên thường trực (permanent) là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Hoa Dân Quốc. Đến năm 1971 Trung Cộng đã thay thế Trung Hoa Dân Quốc và 10 hội viên không thường trực (non-permanent) do Đại hội Đồng bầu với nhiệm kỳ 2 năm. HĐBA có nhiệm vụ điều tra, thảo luận và quyết định các biện pháp giải quyết các vụ xung đột quốc tế bằng các biện pháp chế tài về kinh tế hoặc quân sự.

Lần đầu tiên, sau ngày thành lập, LHQ đã can thiệp vào chiến tranh Cao ly (1950-1953). Sau đệ nhị thế chiến, quân CS Nga trú đóng ở Bắc Hàn, phía bắc vĩ tuyến thứ 38 và quân Mỹ trú đóng ở Nam Hàn. Năm 1947, Liên Hiệp Quốc cử một Ủy Ban tìm cách thống nhất Đại Hàn. Bắc Hàn từ chối không tham gia kế hoạch thống nhất Đại Hàn. Tuy vậy, cuộc bầu cử vẫn được tổ chức ở Nam Hàn và Cộng Hòa Đại Hàn (Republic of Korea) được thành lập. Năm 1948 Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tuyến bố chỉ có chính phủ Cộng Hòa Đại Hàn mới là chính phủ hợp pháp của Đại Hàn Dân Quốc. Sự kiện này đã khiến khối Cộng Sản quốc tế tiến quân xâm lăng Nam Hàn ngày 25 tháng 6 năm 1950.

LHQ cho đó là hành động vi phạm nền hoà bình thế giới. Hội Đồng Bảo An LHQ đã biểu quyết chấp thuận can thiệp, yêu cầu các nước hội viên gởi quân qua trợ giúp Nam Hàn. Đại biểu Nga trong Hội Đồng Bảo An trước đó đã rút lui để phản đối tư cách đại biểu thường trực của Trung Hoa Dân Quốc nên không thể phủ quyết nghị quyết đưa quân qua trợ giúp Nam Hàn.

Ngày 7 tháng 7 năm 1950, LHQ lập bộ tư lệnh hành quân do Hoa Kỳ chỉ huy. Trong số 60 quốc gia hội viên lúc bấy giờ, 16 hội viên gởi quân tác chiến và 41 hội viên cung cấp quân trang, quân dụng. Hoa Kỳ tham chiến với 90% quân số, trang bị và tiếp liệu. Tháng 10, 1950, Trung Cộng tham chiến, gởi quân qua tăng viện cho Bắc Hàn. Quân Liên Hiệp Quốc, sau gần 3 năm chiến đấu, đã đẩy lui quân CS Bắc Hàn do Nga và Trung Cộng trợ chiến trở về phía bắc của vĩ tuyến thứ 38. Sau đó đôi bên ký thỏa ước ngừng bắn chấm dứt chiến tranh Cao ly ngày 27 tháng 7 năm 1953 …

Thời điểm này cũng là lúc Mao Trạch Đông giúp Việt Minh tiến đánh căn cứ Điện Biên Phủ ở Việt Nam. Sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, các đồng minh, Nga, Trung Cộng, Anh, Pháp… họp tại Geneva, Thụy Sĩ và áp dụng phương thức giải quyết chiến tranh bằng cách chia đôi nước Việt Nam thành hai miền Nam (Quốc gia) , Bắc  (Cộng sản)  bằng Hiệp Định Geneve ký ngày 20/7/1954….Đại diện Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ không ký vaò Hiệp Định Geneva.

Hồ Chí Minh cứ tưởng được sự hỗ trợ của Chu Ân Lai, đại diện Trung Cộng, quân CS có thể chiếm toàn cõi Việt Nam qua Hiệp Định Đình Chiến Geneva như lời hứa của Chu Ân Lai, nhưng trong Hội nghị Chu Ân Lai sợ phản ứng của Hoa Kỳ nên khuyên HCM chấp nhận giải pháp CS hóa Miền Bắc từ vĩ  tuyến thứ 17 thay vì khi thì đòi chia đôi VN từ vĩ tuyến thứ 13,  rồi vĩ tuyến thứ 16 và sau cùng đồng ý chia đôi tại vĩ tuyến thứ 17.

Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ đại diện Quốc Gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng trong chính phủ của Bửu Lộc không được chính thức tham dự Hội Nghị Geneva chỉ được đóng vai trò quan sát cuộc dàn xếp chia đôi Việt Nam giữa chính phủ Pháp và khối CS quốc tế. Nếu không có sự dàn xếp này thì Pháp cũng phải trao trả độc lập cho Quốc Gia Việt Nam theo tiến trình giải thể thuộc địa sau đệ nhị thế chiến.

Sự kiện chia cắt đất nước do thực dân và cộng sản dàn xếp là một kinh nghiệm đau thương cho dân tộc Việt Nam vì Quốc Gia VN không đủ khả năng quyết định số phận của mình nên mất quyền “Dân Tộc Tự Quyết”. Trong bản văn “ Final Declaration of the Geneva Conference” có đề cập đến vấn đề hiệp thương vào tháng 7 năm 1956, hai năm sau ngày ký Hòa Ước Geneva, nhưng chỉ là một đề nghị, không được các phe tham dự thỏa thuận ký kết. Về phía VNCH, sau 1954, Quốc Trưởng Bảo Đại mời Cựu Thượng Thư Ngô Đình Diệm về lập chính phủ thay thế chính phủ Bửu Lộc. Thủ tướng Ngô Đình Diệm không phải không đồng ý hiệp thương để thống nhất đất nước nhưng vì thực tế hiễn nhiên là không có bầu cử tự do tại Miền Bắc do Cộng Sản chiếm đóng, nếu không có sự kiểm soát hữu hiệu do Hoa Kỳ giúp đỡ. Vì Hoa Kỳ không ký kết vào Hiêp Định Geneva nên Hoa kỳ cũng không đồng ý.

Ngoài ra, LHQ đã can thiệp vào nhiều vụ xung đột quốc tế khác. Gần đây LHQ đã gởi quân đánh đuổi quân xâm lăng Iraq ra khỏi Kuwait (Persian Gulf War) năm 1991, hoặc bảo trợ các thoả ước: Thoả ước hòa bình ở Campuchia năm 1991-1993, thỏa ước ngừng bắn giữa Croatia và Serbia, thỏa ước ngừng chiến ở Angola. LHQ gởi quân can thiệp can thiệp vụ Somalia năm 1992-1995 và vụ thanh tra vũ khí tại Iraq, sau đó liên quân Hoa Kỳ tiến chiếm Iraq … đến nay cuộc chiến Trung Đông vẫn còn tiếp diễn…

3 – Văn phòng Tổng Thư Ký (Secretariat)

Văn phòng TTK có nhiệm vụ điều hành công tác hằng ngày của LHQ. Nhân viên Văn Phòng TTK gồm có một vị Tổng Thư Ký (Secretary General) và các viên chức quản trị, nhân viên văn phòng. Tổng Thư Ký do 5 hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An (Security Council) đồng thanh đề cử và do Đại Hội Đồng (General Assembly) bổ nhiệm với đa số tương đối, nhiệm kỳ là 5 năm.

4 – Hội Đồng Kinh Tế – Xã hội (Economic and Social Council)

LHQ là cơ quan quốc tế đầu tiên, ngoài nhiệm vụ duy trì an ninh quốc tế, còn có nhiệm vụ thăng tiến đời sống của nhân loại về các lĩnh vực như nâng cao mức sống, y tế, văn hoá, giáo dục, bảo vệ nhân quyền …  Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội gồm một số uỷ ban: (1) Bốn ủy ban đặc trách kinh tế các vùng Phi châu, Á Châu, Viễn Đông, Âu Châu và Mỹ châu Latin. (2) Sáu uỷ ban đặc trách về các lãnh vực: Nhân quyền, ma túy, dân số, phát triển xã hội, thống kê, quyền của phụ nữ, và một số cơ quan như Quỹ Nhi Đồng Quốc tế (UNICEF) và chương trình phát triển LHQ (UNDP).

5 – Toà Án Quốc Tế (The International Court of Justice)

Tòa án quốc tế có 15 vị thẩm phán, nhiệm kỳ 9 năm do Đại Hội Đồng và Hội Đồng Bảo An đề cử. Chủ Tịch và phó chủ tịch do Toà án đề cử, nhiệm kỳ 3 năm. Trụ sở Tòa án đặt tại The Hague, Netherlands. Toà án quốc tế có thẩm quyền xét xử các vụ tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia hội viên và các quốc gia không phải là hội viên của LHQ. Cá nhân không thể kiện lên Tòa Án Quốc tế trừ phi được một chính phủ bản xứ bảo trợ. Toà Án Quốc tế còn đóng vai trò cố vấn cho Đại Hội Đồng, Hội Đồng Bảo An và các cơ quan khác của LHQ nếu được yêu cầu.

6 – Hội Đồng Quản nhiệm (Trusteeship Council)

HĐQN đặc trách các thuộc địa của các nước Ý, Đức. Nhật chưa được tự trị hay độc lập sau đệ nhị thế chiến. Hội đồng này ngừng hoạt động năm 1994 sau khi các lãnh địa nêu trên đã được tự trị hoặc đã được sáp nhập vào các quốc gia khác.

Ngoài ra, LHQ còn điều hành 16 cơ quan chuyên môn liên quan đến các lĩnh vực sinh hoạt : Thực phẩm và Canh nông (FAO), Anh ninh Hàng không (ICAO), Phát triển Quốc tế (IDA), Tài Chính Quốc tế (IFC), Quỹ Quốc tế phát triển Canh nông  (IFAD), Lao động Quốc tế (ILO), Hàng Hải quốc tế (IMO) Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF), Truyền Thông Quốc tế (ITU), Giáo dục, Khoa học và Văn hoá (UNESCO), Phát triển Kỹ nghệ (UNIDO), Bưu Điện (UPU), Ngân hàng Quốc tế (World Bank), Y Tế Quốc tế (WHO) Văn học, Nghệ Thuật (WIPO), Khí tượng Quốc tế (WMO).

II- Liên Hiệp Quốc và Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền  (Universal Declaration of Human Rights)

Liên Hiệp Quốc, ngoài nhiệm vụ duy trì an ninh trật tự thế giới, còn đóng vai trò tích cực trong vấn đề bảo vệ nhân quyền qua Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được ban hành ngày 10 tháng 12 năm 1948.  Sau đệ nhị thế chiến, vấn đề nhân quyền được Liên Hiệp Quốc đặc biệt lưu âm nhất là vì các hành động dã man của Đức, Ý, Nhật đã phạm trong đệ nhị thế chiến.

Ủy Ban Nhân Quyền (Commission on Human Rights) thuộc Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội, được LHQ thành lập từ năm 1946.  Bà Eleanor Roosevelt, phu nhân của Tổng Thống Roosevelt, đã được tín nhiệm giữ chức vụ Chủ Tịch Điều Hành Ủy Ban Nhân quyền trong những năm đầu. Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, do Ủy Ban Nhân Quyền đệ trình, ngày 10 tháng 12 năm 1948 đến nay đã trọn năm thứ 72. (1948-2020)

Kể từ năm 1950, LHQ dùng ngày 10 tháng 12 mỗi năm làm Ngày Nhân Quyền (Human Rights Day). Bản TNQTNQ đã được một số quốc gia ghi vào Hiến Pháp như El Salvador, Haiti, Indonesia, Jordan, Libya, Puerto Rico và Syria. Liên Hiệp Quốc yêu cầu các nước hội viên phổ biến sâu rộng trong dân chúng, niêm yết, diễn giảng tại các cơ quan giáo dục không phân biệt địa phương hay thể chế chính trị.

Những điều khoản chính yếu trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Bản Tuyên Ngôn gồm 30 điều quy định mọi quyền căn bản của con người. Qua 7 điểm căn bản trong lời mở đầu, chúng ta nhận ra được phần nào nội dung của bản Tuyên Ngôn QTNQ.

Người Việt Quốc Gia hải ngoại, quốc nội, các đoàn thể dân sự, chính trị trong, ngoài nước, chính phủ VNCH, QLVNCH với tinh thần “Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn. Đem chí nhân thay cường bạo”, luôn quyết tâm hoàn thành đại nghiệp “ Dân Chủ Hóa Việt Nam” để tái lập tự do, dân chủ và sự toàn vẹn lãnh thổ từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, Đảng CS Hà nội đã tuyên tuân thủ Hiến Chương LHQ khi xin gia nhập LHQ từ năm 1977, nhưng đã và đang vi phạm trầm trọng các điều khỏan , nhất là 7 điều chính yếu trong phần mở đầu, của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

(1) Sự công nhận quyền hạn đồng đều và bất khả xâm phạm của nhân loại là nền móng cho sự tự do, công lý và nền hòa bình thế giới,

(2) Sự không quan tâm hay khinh miệt nhân quyền sẽ mang lại các hành động dã man, đi ngược lại lương tâm nhân loại, và triển vọng của thế giới trong đó nhân loại được hưởng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, khỏi sợ sệt và thiếu thốn. Các nhu cầu đó được coi như nguyện vọng cao cả nhất của nhân loại,

(3) Nếu không muốn để cho quần chúng nổi dậy chống bạo tàn và áp bức, nhân quyền phải được luật pháp bảo vệ,

(4) Sự thăng tiến tình huynh đệ giữa các chủng tộc là một điều thiết yếu,

(5) Các nước hội viên theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc xác nhận niềm tin tưởng vào các quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị của con người, và quyền hạn bình đẳng giữa nam và nữ, cũng như quyết tâm thăng tiến đời sống xã hội trong tự do, no ấm,

(6) Với sự hợp tác của Liên Hiệp Quốc, các nước hội viên đã tự tuyên hứa thực thi nhân quyền và những quyền căn bản của con người,

(7) Sự hiểu biết căn bản về nhân quyền và các quyền tự do đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề thực thi lời cam kết này.

Bản Tuyên Ngôn QTNQ đã đặt nền móng cho các giao dịch quốc tế, tạo điều kiện cho sự thành hình của nhiều tổ chức nhân quyền và đóng vai trò hướng dẫn cho các quốc gia trong vấn đề bảo vệ nhân quyền. Nói một cách tổng quát, Bản Tuyên Ngôn đề cập đến ba loại nhân quyền căn bản:

(1) Các quyền tự do liên quan đến con người: Quyền tự do sinh sống, cấm cưỡng bách lao động, nô lệ, đối xử dã man, bất nhân, hay trừng phạt, bắt bớ, giam cầm, lưu đày trái phép, tôn trọng tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng;

(2) Các quyền về tự do chính trị: Quyền tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do tham chính trực tiếp hay qua các cuộc bầu cử, và cuối cùng;

(3) Các quyền tự do về kinh tế, văn hóa, xã hội: Quyền tự do chọn nghề nghiệp, quyền có công ăn việc làm, quyền làm việc trong hoàn cảnh thuận lợi và an toàn, quyền nghỉ ngơi, được học hỏi và quyền được tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng.

LHQ, qua thời gian, đã ban hành thêm các bản Nghị quyết (resolution) và Tuyên Cáo (Proclamation):

(4). Nghị Quyết liên quan đến quyền Dân Tộc Tự Quyết (Self-determination) mà Bản Tuyên Ngôn không đề cập đến, đã được ghi vào trong hai bản công ước (covenant) ban hành trong năm 1966: (a). Bản công ước liên quan đến các quyền dân sự và chính trị, (civil and political rights) và (b) Bản Công ước liên quan đến các quyền về kinh tế, xã hội (economic, social and cultural rights). Hai bản công ước còn đề cập đến quyền được giáo dục, quyền tham gia sinh hoạt văn hoá, khoa học; quyền hưởng an sinh xã hội, và ấn định thủ tục áp dụng, kiểm soát. Các nước hội viên ký kết vào quy ước phải phúc trình cho văn phòng Tổng Thư Ký về diễn tiến áp dụng các quy ước này. Các công ước này có hiệu lực pháp lý đối với các nước hội viên đã tham gia và phê chuẩn.

(5).Tuyên Cáo công nhận quyền độc lập của các nước thuộc địa và các dân tộc bị trị ban hành năm 1960.; Tuyên cáo hủy bỏ mọi hình thức kỳ thị chủng tộc ban hành năm 1963; bảo vệ các dân tộc thiểu số đã được 110 quốc gia thừa nhận; Tuyên cáo bảo vệ con người khỏi bị tra tấn, hoặc các biện pháp trừng phạt độc ác, dã man, làm hạ phẩm giá con người (1975). Các quốc gia tham dự Hội Nghị Helsinki về nền An Ninh Âu Châu đã đồng ý hành động phù hợp với Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Nhân kỷ niệm 20 năm Bản Tuyên Ngôn QTNQ, LHQ đã chỉ định năm 1968 là Năm Quốc Tế Nhân Quyền (International Year of Human Rights) và thập niên 1973-1983 là Thập Niên Chống Kỳ Thị Chủng Tộc (Decade Against Racial Discrimination). LHQ cũng cụ thể hoá các hoạt động nhân quyền khác như đã ghi vào bộ luật quốc tế và áp dụng các nguyên tắc do Tòa Án Nuremberg phán định các tội phạm chiến tranh, các tội ác chống lại nhân loại.

Năm 1968, LHQ tuyên bố không áp dụng luật hạn định thời gian truy tố, (statute of limitations: Luật về thời tiêu) cho các tội ác chiến tranh (war crime) và các tội ác chống lại nhân loại … Các tội ác chiến tranh thời đệ nhị thế chiến đến nay vẫn còn bị truy tố. Hiện nay các tài liệu do tập thể dân, quân, cán chính VNCH viết về tội ác chiến tranh do đảng CS Hà Nội gây nên, là những chứng từ (testimony) cần được lưu trữ.

Sau hơn 70 năm (1948-2020) tranh đấu cho nhân quyền, LHQ đã tạo được nhiều kỳ công trong lĩnh vực bảo vệ an ninh và nhân quyền, đã đặt ra những mẫu mực bảo vệ nhân quyền cho các nước hội viên áp dụng. Nhờ đó nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế được thành hình như Amnesty International, International, Commission of Jurists … dù không trực thuộc LHQ nhưng rất có ảnh hưởng đến các quốc gia tự do mà thống kê và các báo cáo về vi phạm nhân quyền được trích dẫn, tham khảo để phê bình, chỉ trích các nước vi phạm nhân quyền nhất là các nước Cộng Sản như Việt nam, Trung Hoa, Cuba, Bắc hàn……các vi phạm nhân quyền của South Africa …

Cao Ủy Tị Nạn (UN High Commissioner for Refugees) đã tranh đấu cho nhân quyền, cứu trợ những người tị nạn Cộng sản hay các chế độ khủng bố sát hại xảy ra khắp năm châu bốn bể. Các cơ quan cứu trợ quốc tế như Catholic Relief Services của International Rescue Committee (IRC) cũng đã và đang góp công vào các công tác phổ biến các phạm trù về tôn trọng nhân quyền quốc tế. Dù không đạt được được kết quả khả quan và sự vi phạm nhân quyền còn nhan nhản khắp nơi trong một số nước độc tài đảng trị, nhưng cũng là những cố gắng quy mô đáng lưu ý.

Tầm ảnh hưởng của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được các quốc gia lượng giá khá rộng rãi có thể sánh với tầm ảnh hưởng của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập (Declaration of Independence) của Hoa Kỳ năm 1776, hoặc  Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Pháp (French Declaration on the Rights of Man) năm 1789.

Hiện nay, còn một số quốc gia áp dụng thể chế độc tài lấy lý do đời sống vật chất chưa đầy đủ, thì chính quyền chưa thể cho người dân hưởng các quyền tự do chính trị như CSVN. Lý luận này có tính cách tránh né trách nhiệm và xuyên tạc. Chưa có bản phúc trình hay nghiên cứu nào chứng minh được rằng sự hạn chế quyền tự do chính trị có thể giúp phát triển kinh tế như lý luận của các chế độ độc tài đảng trị. Trên thực tế tự do chính trị đã mở đường cho sự phát triển kinh tế mà đời sống thịnh vượng của các quốc gia tự do là một bằng chứng.

Lý do chính của sự hạn chế quyền tự do chỉ để củng cố giai cấp đàn áp, như trường hợp Việt Nam. Cộng sản Hà Nội, mặc dù là hội viên LHQ từ năm 1977, nhưng cấm đoán việc phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. CSVN vi phạm các điều khoản căn bản được ấn định trong bản Tuyên Ngôn QTNQ, từ quyền (1) Tự do sinh sống như không bị bắt bớ giam cầm trái phép, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do di dân, tự do xuất ngoại …(2)Tự do chính trị như tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do tham chính, đến (3) các quyền tự do về an sinh xã hội, kinh tế như tự do kinh doanh, tự do phát triển văn hoá, tự do sáng tác, tự do được hưởng điều kiện làm việc thoải mái, an toàn, tự do được hưởng nền giáo dục tiến bộ, tự do tham dự vào sự phát triển truyền thống văn hoá nhân bản, nhất nhất đều bị kiểm soát, kìm kẹp…

III- Liên Hiệp Quốc và Quyền Dân Tộc Tự Quyết

Sống trong xã hội tự do, thoải mái, chúng ta không thể an lòng khi nhìn thấy quê hương hiện nay sa dần vào vực thẳm, từ mức sống đại đa số đồng bào khó khăn – nghèo nhất thế giới – “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi” – tâm trí bị kiềm chế quẫn bách đến đời sống văn hóa suy đồi…Ngụy quyền  Cộng Sản không do toàn dân bầu cử và tấn phong vào vai trò cai trị Việt Nam nên gần đây ông Nguyễn Xuân Phúc, trong Đại hội Đảng thứ 13 tháng 10, 2020,  đã  xác định là thân phận của cán bộ các cấp và bộ đội nhân dân gắn liền với chế độ độc tài, tham nhũng,  vơ vét tài sản của nhân dân để phục vụ đảng Cộng sản chứ không phải nhận thù lao của đảng để phục vụ toàn dân!

Đối với cộng đồng người Việt tự do, dù không đồng nhất về tư tưởng và hành động, nhưng đó là biểu hiện đặc điểm của xã hội dân chủ. Tập thể người Việt hải ngoại đã tạo được tiếng nói có ảnh hưởng đến chính sách của các quốc gia tự do khiến cho các công tác tuyên truyền của Công sản tại hải ngoại bị thảm bại. “Nhân vô tín, bất lập”, người thất tín thì không đứng vững được. Trước dư luận và tâm tưởng (mentality) của thế giới tự do thì CSVN là chế độ dã man, phi nhân, thất đức. Đó cũng là mối ung nhọt đau đớn của CS Hà Nội trên chính trường quốc tế.

Để dứt điểm, xoá bỏ chế độ CS, chúng ta không ngại nỗ lực áp dụng mọi phương tiện nhân sinh như văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, ngoại giao, công pháp quốc tế,  bang giao quốc tế, dẫn chứng các vi phạm các Công ước, Hiệp định quốc tế mà CS Hà Nội đã ký kết để hạch tội CSHN. CSHN đã trắng trợn vi phạm Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà CSHN cam kết tuân thủ khi xin gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1977 và trước đó đã vi phạm Hoà Ước Ba Lê mà CSHN đã ký kết năm 1973. Dĩ nhiên CSHN sẽ phản đối khi chúng ta luận về tội ác của CSHN, nhưng chúng ta vẫn kiên trì suốt 45 năm qua, tranh đấu không ngơi nghỉ cho một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc, tôn trọng nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Vấn đề của Việt Nam hiện nay, dù nhìn dưới khía cạnh nào chăng nữa thì cũng không thể phủ nhận đó là vấn đề Việt Nam mất quyền “ Dân Tộc Tự Quyết” (Right to Self-determination) phần vì Thực dân, phần khác vì Cộng sản.

Sau thế chiến thứ hai (1939-1945), đa số các quốc gia bị trị được trả tự do. Việt Nam có cơ hội được tự do khi chế độ thuộc địa được giải thể (decolonization). Trước 1954, Việt Nam là một quốc gia thống nhất, dù tự do bị hạn chế nhưng không đến nổi tự do bị huỷ diệt. Nhưng khi mặt trận Việt Minh hoành hành thì người dân phải bán tài sản, kể cả ruộng vườn, trâu, bò để đóng thuế nông nghiệp cho Việt Minh. Thậm chí làm thịt gà cúng giổ tổ tiên cũng phải xin phép. Người dân bị Việt Minh khủng bố đến tận xương tuỷ.  Hôm nay, lỡ lời hỏi bè bạn “Hồ Minh nhưng hình mô?” là ngày mai thấy đầu bác lý bị treo tòng teng trên cổng chợ. Việt Minh hay đảng cộng sản là một tổ chức khủng bố và khuynh đảo, mượn danh nghĩa giải phóng để tước đoạt quyền sống của con người.

Cộng sản biết, nếu để cho tình hình chính trị thế giới diễn biến hòa bình một cách tự nhiên thì bất lợi cho phe Cộng Sản. Nếu Việt Nam được trả tự do thì Việt Minh sẽ không còn có lý do tồn tại. Vì thế,  khối Cộng Sản Quốc Tế  đã  giúp Hồ Chí Minh gấp rút áp đảo căn cứ Điện Biên Phủ, dù phải hy sinh xương máu của 30 ngàn thanh niên Việt Nam, để áp lực đưa vấn đề Việt Nam ra bàn Hội  nghị  Geneva năm 1954. Dự mưu của Việt Minh Cộng sản nhằm cộng sản hoá toàn cõi Việt Nam.  Những âm mưu này không thực hiện được vì  sợ  phản ứng của Hoa Kỳ  nên Thực dân và  Cộng sản đã đơn phương ký  kết Hiệp Định Geneva, chia cắt VN thành hai Miền Nam (dân chủ tự do) và Miền Bắc (độc tài cộng sản) để giành một nửa giang sơn cho phe Cộng Sản ngoài ý muốn của nhân dân Việt Nam.  Nhân dân Miền Bắc, một nửa giang sơn và một nửa dân tộc Việt Nam, đã bị tước đoạt mất quyền tự quyết, buộc lòng phải sống dưới ách độc tài Cộng sản từ năm 1954.

Miền Nam Việt Nam, may mắn hơn, được sống dưới chính thể tự do, nhưng tiếc thay những phần tử “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản và ma thực dân”, lợi dụng tự do để phá hoại VNCH, trong khi đó, khối Cộng sản quốc tế nỗ lực giúp loạn đảng CS Hà Nội (Hanoi rebel) xâm lăng VNCH để cộng sản hóa mảnh đất thân yêu còn lại.

Nam Việt Nam qua hai giai đoạn Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa dù đã vận dụng sách lược ứng phó, nhưng đến năm 1975, vì thiếu quân lương, vũ khí đạn dược, nên phải lui binh. Chính Phủ và Quân Lực VNCH phần thì bị tù tội, phần thì di tản chiến thuật ra hải ngoại tiếp tục cuộc đấu tranh tái lập tự do, dân chủ và sự toàn vẹn lãnh thổ cho quốc tổ Việt Nam.  Quốc Kỳ và Quân kỳ VNCH vẫn tung bay trong tâm hồn con Hồng cháu Lạc.

Tinh thần quốc gia dân tộc được thể hiện qua các hoạt động xã hội, chính trị của CĐVN hải ngoại mà CS Hà Nội mệnh danh là những thế lực đối nghịch. Trong những đoàn thể, lực lượng, mặt trận phục quốc, đáng vinh danh, có Chính Phủ kế tục chính phủ VNCH trước năm 1975 do Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn, sau ngày di tản đến Hoa Kỳ, tiếp tục lãnh đạo với nội các “ Shadow Cabinet” âm thầm hoạt động trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, thực thi sứ mệnh  phục vụ trong tinh thần “ Tổ Quốc-Danh Dự- Trách Nhiệm”.  Cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn là một chính khách xuất thân từ Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và cũng là một quân nhân, xuất thân từ Khóa I trường Sĩ Quan Thủ Đức.

Trong lịch sử cận đại, từ thời đệ nhị thế chiến, quân Đức Quốc Xã xâm lăng Pháp Quốc. Thống Chế Pétain ra đầu hàng và lập chính phủ thân Đức ở Vichy. Tướng De Gaulle, một vị Tổng Trưởng trong Chính phủ Pháp trước khi quân Đức xâm lăng Pháp quốc, di tản qua Anh Quốc lập chính phủ đối lập lưu vong (Shadow Cabinet) , tiếp tục kháng chiến chống Đức Quốc Xã cho đến ngày thắng lợi khi quân Đức đấu hàng năm 1945.

Tình trạng kế tục của các chính phủ lưu vong qua lịch sử nêu trên phù hợp với Công Ước Vienna về tư cách kế tục pháp định (state succession). Cố TT Nguyễn Bá Cẩn đã qua đời, sau khi lập xong hồ sơ thềm lục địa gởi đến Liên Hiệp Quốc để bổ túc hồ sơ kiện Trung Cộng chiếm Tây Sa và Hoàng Sa. Dù sự nghiệp cứu quốc chưa thành nhưng đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm của bậc trượng phu.   Đến nay, Chính Phủ VNCH kế tục được lãnh đạo bởi LS Lê Trọng Quát, một chính trị gia, xuất thân từ trường Luật và khóa 2 trường Sĩ Quan Thủ Đức, đã từng giữ chức vụ Đệ Nhất Quốc Vụ Khanh trong chính phủ Nguyễn Bá Cẩn trước khi CS Hà Nội xâm lăng VNCH. Khối công chức các ngành phục vụ trong nền hành chánh công quyền di tản ra hải ngoại vẫn hiện hữu.

Tân Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn (hình trái) ký nhận bàn giao chức vụ Thủ Tướng VNCH từ cựu Thủ Tướng là Đại Tướng Trần Thiện Khiêm. (Hình phải:) Vào ngày 14-4-1975, Tân Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn trình diện thành phần nội các.

Về Quân Lực VNCH, ngoài tập thể chiến sĩ cố thủ trên quên hương, tập thể Chiến Sĩ QLVNCH Hải Ngoại cũng đã được đoàn ngũ hóa. Tại mỗi tiểu bang, quốc gia đều có Hội Chiến Sĩ QLVNCH; các Tổng Hội Chiến Sĩ các quân, binh chủng; các Tổng Hội Cựu sinh viên Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ của các quân trường Hải, Lục, Không quân mà quân số tổng cộng không dưới vài sư đoàn.

Như đã đề cập, vấn đề chung của chúng ta là vấn đề tranh thủ nhân tâm quốc tế để giành lại quyền “Dân Tộc Tự Quyết” cho dân tộc Việt Nam. Đây là một cuộc vận động của người Việt Quốc Gia trên toàn thế giới. Đừng nghĩ chỉ nên làm việc gì có lợi cho cá nhân mình hay đoàn thể của mình để rồi bôi bẩn các đoàn thể khác mà nên tranh đấu cho quyền lợi chung của cả dân tộc. Để giải phóng dân tộc khỏi ách độc tài đảng trị, giành lại quyền dân tộc tự quyết cho toàn thể  đồng bào có cơ hội tự chọn lấy thể chế chính trị mà đồng bào mong ước. Ai muốn sống nô lệ thì cứ chọn thể chế độc tài, ai muốn làm chủ thân phận mình, sống đời sống tự do thì chọn dân chủ.  Nói khác đi là thực thi quyền dân tộc tự quyết. Fair play!

Hiện nay, muốn giành lại quyền dân  tộc tự quyết cho Việt Nam,  không phải chỉ vận động  với các quốc gia tự do đã ký vào các văn kiện liên quan đến Việt Nam, mà phải vận động với tất cả các quốc gia tự do, thành viên của  Liên Hiệp Quốc, nơi có người Việt Quốc gia sinh sống để xin hỗ trợ trả lại quyền dân tộc tự quyết cho toàn dân Việt Nam. Đảng CS thì quyết tâm không muốn cho đồng bào Việt Nam hưởng quyền dân tộc tự quyết được thể hiện qua phương thức bầu cử tự do. Vì nếu có bầu cử tự do thì đảng CS sẽ thất cử và bị giải tán, không có cơ hội kềm kẹp, đục khoét tài sản của dân chúng. Tuy nhiên. những nước theo chủ nghĩa Cộng Sản quá ít so với các quốc gia dân chủ tự do, với tỷ số 4 nước độc tài so với trên 190 quốc gia dân chủ, nên không đáng ngại, nếu chúng ta làm việc có hệ  thống, liên tục trong tinh thần đoàn kết thì đại nghiệp cứu quốc ắt sẽ được chóng thành.

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng CS Hà Nội, đã tuyên bố là quân, công, cán. chính Cộng sản Hà Nội phải áo xiêm buộc trói lấy nhau để phò trợ đảng Cộng Sản, nếu không thì mất hết quyền lợi, giải giáp quy điền.   Đó là thái độ gà què ăn quẩn cối xay. “Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng. Ma đưa lối, quỷ đưa đường. Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi “. Người Việt quốc gia trên toàn thế giới phải vận động với các quốc gia dân chủ bằng nhiều phương thức khác nhau như văn hoá, xã hôi, kinh tế, chính trị, tùy hoàn cảnh của mỗi địa phương.   Khi Việt Nam được tự do thì mọi công dân được hoan hỉ, hạnh phúc về tinh thần, đời sống vật chất sẽ được phong phú, tự do di chuyển tự do buôn bán,  tự do đóng góp nhân tài, vật lực, xã hội sẽ hưng thịnh. Vì vậy, ông Nguyễn Xuân Phúc không nên chỉ lo cho đảng viên mà nên lo cho quốc dân đồng bào. Ông nên bắt chước Yeltsin và Mikhail Gorbachev, thực thi sáng kiến giải thể chế độ CS để quân, cán, chính, khỏi trở thành tội đồ của dân tộc và để hưởng chế độ tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền, và còn thời gian để hưởng hạnh phúc. Nếu không, lịch sử sẽ tiếp diễn, không chóng thì chầy, như chủ nghĩa CS Đông Âu đã sụp đổ do sự vận động của thế giới tự do vào cuối thập niên 1980. Từ năm 1950 đến 1980, chủ nghĩa CS chiếm gần ½ thế giới. Hiện nay chỉ còn lại 4 nước: Trung Cộng, Cuba, Bắc Hàn và Việt Nam là bằng chứng suy tàn của chủ nghĩa Cộng sản thế giới.

Quyền “Dân Tộc Tự Quyết” (Right of Self-Determination)

(1)Ý niệm DTTQ đã được đề cập đến từ thế kỷ thứ 16 “All nations have the right to govern themselves and can accept the political regime it wants, even if it is not the best “. Các dân tộc có quyền tự trị và chấp nhận chế độ chính trị theo ý muốn, dù chế độ đó chưa được hoàn mỹ.

Năm 1918, Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson (1913-1921) đã từng tuyên bố “National aspirations must be respected, people may now be determined and governed only by their own consent. “Self-determination” is not a mere phrase; it is an imperative principle of action” Nguyện vọng của các quốc gia phải được tôn trọng, các dân tộc từ nay có thể tự quản theo ý muốn của mình. Dân tộc tự quyết không phải chỉ là một câu nói, mà là một nguyên tắc hướng dẫn hành động.

(2) Chương 1 , Điều 1, khoản 2 của bản Hiến  Chương Liên Hiệp Quốc (United Nations Charter- 1945) đã ấn định : “The purpose of the United Nations is to develop friendly relations among nations based on the respect for the people of equal rights and self-determination of peoples, and to take appropriate measures  to strengthen the universal peace”. Mục đích của bản HCLHQ là để phát triển liên hệ thân hữu giữa các quốc gia đặt căn bản trên sự tôn trọng nguyên tắc công bằng và quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp thích nghi để thăng tiến nền hoà  bình thế giới.  Chủ trương này còn được đề cập đến trong hai Công Ước về quyền chính trị (CCPR) và quyền kinh tế xã hội (FCESCR) do LHQ ban hành: “All peoples have the right of self-determination. By virtue of that right, they freely determine their political status and freely pursue their economic, social and cultural developments”.  Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết. Bằng vào quyền này, họ được tự do quyết định về thể chế chính trị và tự do theo đuổi sự phát triển về kinh tế, xã hội và văn hóa của họ”.

(3) Chương 15 của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ( Universal Declaration of Human Rights năm 1948) ấn định” Everyone has the right to self-determination and that no one should be arbitrarily deprived of a nationality or denied the right to change nationality”.  Mọi người đều có quyền tự quyết, không ai bị tước đoạt quốc tịch hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch.

Right of a people to self-determination is a cardinal principle in modern international law – Jus cogens-. The right to freely choose their sovereignty and international political status with no interference”.  Quyền dân tộc tự quyết là quyền căn bản trong luật quốc tế hiện đại. Quyền tự do chọn chủ quyền và vị thế chính trị trên chính trường quốc tế mà không bị can thiệp.

Quyền Dân Tộc Tự Quyết và các Hiệp Ước Quốc Tế về Việt Nam.

(1)-Hiệp định Geneva ngày 20 tháng 7 năm 1954 do Cộng sản và thực dân ký kết đã tước quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Việt Nam khi quyết định chia cắt đất nước VN thành hai miền Nam Bắc trước sự phản đối của chính phủ Quốc Gia Việt Nam do Quốc Trưởng Bảo Đại lãnh đạo. Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ đã bày tỏ thái độ qua lời phát biểu “ Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở” và đến  năm 1956, chính phủ VNCH  bác bỏ đề nghị  hiệp  thương giữa hai Miền Nam Bắc vì  không thể có bầu  cử tự do tại Miền Bắc do CS kiểm soát. Hiệp định Geneva là một vết đen trong lịch sử ngoại giao của Pháp quốc vì đã vi phạm nguyên tắc “ Dân Tộc Tự Quyết” của nhân dân Việt Nam và lợi dụng “ la raison du plus fort” cưởng bức Quốc Gia Việt Nam phải chịu nỗi đoạn trường, khiến 30 triệu dân Miền Bắc phải đổi chủ từ chủ nghĩa thực dân Pháp qua chủ nghĩa thực dân Cộng sản. Không biết TT Pháp có ý thức được sự bất công này hay không.

(2)-Hiệp định Paris (Paris Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam) ngày 21 tháng 1 năm 1973 công nhận quyền Dân Tộc Tự Quyết của Miền Nam Việt Nam:

Chương IV Điều 9 (a) Quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam là quyền thiêng liêng, không thể chuyển nhượng và các quốc gia phải tôn trọng. (b) Nhân dân Miền Nam Việt Nam sẽ quyết định chính phủ tương lai cho Nam Việt Nam qua cuộc bầu cử thật sự tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế.  Trong thực tế CS Hà Nội đã vi phạm Hiệp Định Paris, xâm lăng VNCH và áp đặt chế độ độc tài CS lên nhân dân miền Nam Việt Nam từ 1975 đến nay.  Chapter IV, Article 9 (a): The South Vietnamese People’s right to self-determination is sacred, inalienable, and shall be respected by all countries. (b) The South Vietnamese People shall decide themselves the political future of South through genuinely free and democratic general elections under international supervision.”

Điều 19: Các quốc gia tham dự Hội nghị đồng ý triệu tập Hội Nghị quốc tế  trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký thỏa ước để công nhận thỏa ước đã được ký kết, bảo đảm chấm dứt chiến tranh, duy trì hòa bình cho Việt Nam, tôn trọng những quyền căn bản của nhân dân Việt Nam và quyền dân tộc tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, đóng góp và bảo đảm hòa bình tại Đông Dương.

Article 19: The parties agree on the convening of an international conference with 30 days of the signing of this agreement to acknowledge the signed agreements, to guarantee the ending of the war, the maintenance of peace in Vietnam,  the respect of the Vietnamese people’s fundamental national rights, and the South Vietnamese people’s right to self-determination,  and to contribute to and guarantee peace Indo-China.

Thi hành điều 19 thượng dẫn, ngày 2 tháng 3 năm 1973, 12 quốc gia họp trước sự chứng kiến của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đã ký một văn kiện gọi là ACT of the Paris Agreement ending the War and restoring Peace for Vietnam.

(3)-  Định Ước (Act of the Paris Agreement on ending the War and Restoring Peace in Viet Nam), do 12 quốc gia ký ngày 2 tháng 3 năm 1973 được xem như là bản “Tông Đồ Công Vụ” của 12 vị  Bộ Trưởng Ngoại Giao của 12 thành viên tham gia vào Hòa Hội Paris, gồm có  Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Việt Nam Cộng Hòa, Canada, Nam Dương, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Trung Cộng, Cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng.

Bản Định Ước này quy định biện pháp áp dụng trong trường hợp có sự vi phạm Hiệp Ước Ba Lê.  Định ước này có tính cách quan trọng trong vấn đề đòi lại quyền dân tộc tự quyết cho Việt Nam khi Việt cộng vi phạm Hiệp Định Ba Lê xâm lăng Việt Nam Cộng Hoà, áp đặt chế độ CS lên toàn dân Việt từ 1975 đến nay.

Điều 2 Bản Định Ước xác định nguyện vọng và các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam phải được tôn trọng.  Article 2 The Agreement responds to the aspirations and fundamental national rights of the Vietnamese people, i.e.  the independence, sovereignty, unity, and territorial integrity of Viet-Nam, to the right of the South Vietnamese people to self-determination, and to the earnest desire for peace shared by all countries in the world. The Agreement constitutes a major contribution to peace, self-determination, national independence, and the improvement of relations among countries. The Agreement and the Protocols should be strictly respected and scrupulously implemented”.

Điều 7(a) Nếu có sự vi phạm Hiệp Định Ba Lê nguy hại đến nền hòa bình, một hay nhiều quốc gia có quyền tham khảo với các quốc gia khác để quyết định biện pháp giải quyết (b) Hội Nghị Quốc Tế sẽ được tái triệu tập khi Hoa Kỳ và CS Hà Nội yêu cầu, (c) hoặc theo lời yêu cầu của sáu hay nhiều hơn trong 12 quốc gia tham dự vào bản Định Ước”. Nếu chúng ta vận động mạnh mẽ với 9 quốc gia tự do trong 12 thành viên ký vào bản Định Ước thì chúng ta có cơ hội thành công.  Article 7 (a) In the event of a violation of the Agreement or the Protocols which threatens the peace, the independence, sovereignty, unity, or territorial integrity of Viet-Nam, or the right of the South Vietnamese people to self-determination, the parties signatory to the Agreement and the Protocols shall, either individually or jointly, consult with the other Parties to this Act with a view to determining necessary remedial measures. (b) The International Conference on Viet-Nam shall be reconvened upon a joint request by the Government of the United States of America and the Government of the Democratic Republic of Viet-Nam on behalf of the parties signatory to the Agreement or (c) upon a request by six or more of the Parties to this Act.”.

(4)- Sắc luật Public Law 93-559 do Tổng Thống Gerald Ford ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1974.

Điều 34(b) ấn định vấn đề tái triệu tập Hội Nghị Ba Lê “ Để giảm thiểu sự đau khổ của nhân dân và mang lai hòa bình thực sự cho Đông Dương, Quốc hội khẩn thiết yêu cầu Tổng Thống và Bộ Trưởng Ngoại Giao áp dụng biện pháp sau đây (4) tái nhóm Hội Nghị Ba Lê để  tìm phương cách thực thi toàn vẹn  các điều khoản của Hội nghị ký ngày 27 tháng 1 năm 1973 về các thành viên liên hệ đến cuộc xung đột tại Việt Nam. Section 34(b) (4): “In order to lessen the human suffering in Indochina and to bring about a genuine peace there, the Congress urges and requests the President and the Secretary of State to undertake the following measure …(4) to reconvene the Paris Conference to seek full implementation of the provisions of the Agreement of January 27, 1973 on the part of the Vietnamese parties to the conflict”.

Sắc luật này chưa được thực hiện hay hủy bỏ, do đó còn có hiệu lực. Mặc dù nhân sự đã thay đổi trong các chính phủ, nhưng trách nhiệm thi hành các hiệp ước, sắc luật  không phải vì thế mà bị thời tiêu.

Phương cách thực thi quyền Dân Tộc Tự Quyết

Các quốc gia tự do thường tôn trọng những gì họ đã ký kết, tuy nhiên cũng cần sự khiếu nại của những nạn nhân. Do đó chúng ta không ngại phải yêu cầu các quốc gia tự do tái xét và thực thi những điều đã ký kết, trước sự hiện diện của đại diện Liên Hiệp Quốc, hoàn trả quyền dân tộc tự quyết cho nhân dân Việt Nam đã được quy định trong luật quốc tế và trong các văn kiện quốc tế đã được ký kết liên quan đến Việt Nam.

Kết quả nhanh hay chậm còn tùy hoàn cảnh, nhưng còn tốt hơn ngồi than thân trách phận, chê bai nhau hay nguyền rủa bóng tối. Chúng ta phải vận động tích cực trong tất cả các quốc gia có người Việt cư ngụ, vận động đồng loạt và liên tục. Nếu đã bắt đầu nhưng chưa thành công, thì phải bắt đầu lại, như Platon đã nói: “Hãy bắt đầu vì đó là ngưỡng cửa của sự thành công”.

Quyền dân tộc tự quyết có thể thực thi qua các cuộc tổng tuyển cử, trưng cầu dân ý, bầu cử tự do. Tổ chức bầu cử tự do tại Việt Nam là một trong những giải pháp mà các cộng đồng, đoàn thể đang chuẩn bị và vận động. Tập thể người Việt Quốc Gia còn yêu cầu LHQ, Hoa Kỳ và các quốc gia tự do hỗ trợ giải pháp tổ chức bầu cử tự do.  Điều 9(b) Hoà Ước Ba Lê ký ngày 27/1/73 đã quy định:

The South Vietnam shall decide themselves the political future of South Vietnam through genuinely free and democratic general elections under the international supervision – Miền Nam Việt Nam sẽ tự quyết định thể chế chính trị cho tương lai Miền Nam Việt Nam bằng các cuộc bầu cử thực sự tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế”. Có như vậy mới thể hiện được tinh thần tự do, dân chủ như đã đươc ấn định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tê`Nhân Quyền mà tất cả các nước hội viên  đã ký thuận khi gia nhập Liên Hiệp Quốc’

Điều 21 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ấn định:1) “Mọi người đều có quyền tham chính trực tiếp hoặc gián tiếp được tuyển chọn qua các cuộc bầu cử tự do.” Everyone has the right to take part in the government of his country, directly or through freely chosen representatives”. Cộng sản VN khủng bố và cấm đoán người Việt quốc gia ứng cử, các ứng cử viên do đảng Cộng Sản đề cử.. (2) “Mọi người đều có quyền ngang nhau trong việc sử dụng các tiện ích công cộng. “Everyone has the right of equal access to public service in his country”. Cộng Sản VN dành mọi tiện nghi, đặc quyền đặc lợi, dịch vụ công cộng cho cán bộ, đảng viên cộng sản, kỳ thị và kìm kẹp người Việt quốc gia trong mọi dịch vụ, sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục (3)  Chính quyền phải lấy ý chí chung của toàn dân làm căn bản, ý chí này sẽ được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự bằng thể thức phổ thông đầu phiếu, kín, hoặc bằng các phương thức bầu cử tự do tương đương.” The will of the people shall be the basis of the authority of government; this will shall be expressed in periodic and genuine elections which shall be by universal and equal suffrage and shall be held by secret vote or by equivalent free voting procedures”.  Suốt 45 năm thống trị toàn cõi Việt Nam sau 1975, cộng sản Hà nội tự biên tự diễn, không do ý chí của toàn dân Việt Nam tấn phong thể hiện qua các cuộc bầu cử tự do.

Đảng Cộng Sản xâm lăng Việt Nam đã hình thành một giai cấp tài phiệt mới và quyết tâm phân chia đặc quyền, đặc lợi giữa các đảng viên, để “áo xiêm buộc trói lấy nhau”, thống trị đất nước trong cảnh bần cùng hóa nhân dân, khiến cho Việt nam trở thành nghèo khổ nhất thế giới. Cộng sản rất sợ nhân dân giàu mạnh, vì phú quý sinh lễ nghĩa, đồng baò sẽ đòi hỏi tự do, dân chủ và mỗi khi giàu mạnh sẽ có đủ phương tiện lật đổ chế độ cộng sản.

Nếu giải quyết vấn đề chính trị cho Miền Nam Việt Nam theo những điều khoản của Hiệp Định Ba Lê 1973 và bản Tuyên Ngôn QTNQ thì “Toàn quốc Việt Nam” sẽ được tự do, dân chủ, phú cường và độc lập khỏi bị Hán hoá. Chúng ta hãy dồn nỗ lực vào mục tiêu chính là “Dân Chủ cho Việt Nam” (Democracy for Vietnam) trong tinh thần đánh thức lương tâm nhân loại, gây áp lực với khối Cộng sản qua nhiều lĩnh vực văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, ngoại giao, công pháp quốc tế, bang giao quốc tế từ các đơn vị sinh hoạt địa phương như thành phố, quận, tiểu bang, liên bang, đến cấp quốc gia, hoàn vũ.

Trong mọi tổ chức ái hữu dân, quân, cán, chính, xã hội, tôn giáo, cộng đồng Việt Nam hải ngoại nên có một cơ cấu tổ chức phụ trách chương trình bảo vệ nhân quyền với chương trình vận động đồng bào Việt nam tự do tại hải ngoại và các cộng đồng tự do quốc tế “Dân Chủ Hoá Việt Nam”. Có như thế thì chúng ta mời thể hiện thành tâm, thiện chí, thực sự lưu tâm đến quyền sống và nhân phẩm của đồng bào quốc nội một cách công khai, muôn người như một. Chỉ có những chính quyền do dân thực sự tự do tuyển chọn mới lưu tâm đến quyền lợi của dân chúng. Đây là vấn đề nhân đạo, là sứ mệnh thiêng liêng biểu lộ lương tâm chính trực. Chúng ta ở hải ngoại chỉ hưởng được hạnh phúc chân chính thực sự khi thấy đồng bào quốc nội được sống trong hạnh phúc.

Trong trường hợp giải pháp bầu cử tự do được thực hiện, để tránh vấn đề hợp thức hóa chế độ phi nhân CS hiện hữu, câu hỏi mà một số người quan tâm là liệu chúng ta có chuẩn bị đâỳ đủ các lực lượng quần chúng quốc nội và hải ngoại để hỗ trợ giải pháp bầu cử tự do nhằm bảo đảm tính cách công chính của cuộc bầu cử, ứng phó với tình thế biến chuyển và có đủ cán bộ quốc gia sẵn sàng hỗ trợ chính phủ dân cử nhiếp chính hay chưa?

Đây là một trong những vấn đề trọng yếu mà các đoàn thể cộng đồng, tôn giáo, xã hội, chính trị, dân, quân, cán, chính, phải lưu tâm. Trước hết phải kiện toàn cơ cấu tổ chức, thống nhất hành động, hợp quần gây sức mạnh, vận động nội công, ngoại hợp trong giai đoạn 2, sau 45 năm lưu vong ở hải ngoại.

Được như vậy thì đại nghiệp cứu quốc mới mong chóng được viên thành.

Trần Xuân Thời

Views: 1123

Tiến Trình Bầu Cử Tổng Thống Hoa Kỳ

Trần Xuân Thời

Hầu hết chúng ta đã tham dự các cuộc bầu cử tự do tại Việt Nam trước 1975 và tại các quốc gia tự do mà chúng ta đang cư ngụ sau năm 1975. Trong các quốc gia tự do, dân chủ, phương thức bầu cử tự do được áp dụng trong các cơ chế công quyền và các hiệp hội tư nhân để chọn người đại diện.

Tại Hoa Kỳ, các chính quyền tiểu bang đảm trách công tác tổ chức bầu cử các viên chức công cử tiểu bang và liên bang. Thể thức bầu cử được quy định bởi các đạo luật do chính quyền tiểu bang ban hành, do đó có một số khác biệt về kỹ thuật tổ chức giữa các tiểu bang.

1. Quyền bầu cử

Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 không quy định quyền bầu cử cho mọi công dân Hoa Kỳ. Vì thế các Tu chính án thứ 15 ban hành năm 1870 quy định thêm quyền bầu cử cho người Mỹ thiểu số…Tu chính án thứ 19 ban hành năm 1920 công nhận quyền bầu cử cho cử tri nữ giới…..Hiến pháp quy định bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ cứ bốn năm một lần vào ngày Thứ Ba sau ngày thứ hai tuần thứ nhất tháng 11.

2. Ghi danh bầu cử

Mọi công dân hội đủ điều kiện đều được ghi danh bầu cử: Công dân Hoa Kỳ, 18 tuổi, không can án hay bị tước quyền bầu cử, phải là cư dân hợp lệ tại tiểu bang nơi bầu cử hay ứng cử, cử tri có thể ghi danh trước hoặc tại phòng phiếu trước khi bầu cử… hoặc theo thủ tục do tiểu bang ấn định.

Năm 1965, Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành đạo luật “Voting Rights Act” bãi bỏ các điều kiện cử tri phải biết đọc, biết viết (literacy tests), đóng thuế bầu cử (poll taxes). Các điều kiện này thường được áp dụng tại các tiểu bang miền Nam Hoa kỳ gọi chung là “Jim Crow Laws”. Tuổi được bầu cử cũng thay đổi qua thời gian từ năm 1776 và Tu chính Án thứ 26 (1971) đã thống nhất tuổi được bầu cử là 18 tuổi cho công dân trên toàn quốc cho các cuộc bầu cử tiểu bang và liên bang.

3. Chứng Minh Thư (ID Card)

Đến năm 2016, khoảng 30 tiểu bang buộc phải xuất trình căn cước (ID) trước khi cho ghi danh bầu cử.  Khoảng 20 tiểu bang chưa có luật buộc phải xuất trình căn cước.  Hai đảng CH và DC có hai đường lối khác nhau về vấn đề này.

Đảng Cộng Hòa ủng hộ tiểu bang cấp căn cước cho cử tri nhằm tránh sự gian lận như bầu cử nhiều lần, không đủ điều kiện bầu cử vẫn được đi bầu cử, không phải là công dân Hoa Kỳ, di dân bất hợp pháp,, người chết đi bầu … Vấn đề gian lận bầu cử (election fraud) đã được nêu lên trong nhiều cuộc bầu cử.

Đảng Dân chủ chủ trương ngược lại để cho mọi người được bầu cử tự do không cần chứng minh thư (ID) vì lý do nhiều người không có giấy tờ tùy thân… (Phát biểu của ông Eric Holder, US Attorney General, Pres. Obama Administration).

Sự tranh chấp này khiến cho Tối Cao Pháp Viện (US Supreme Court) phải phân xử.   Năm 2008 Tối Cao Pháp Viện công nhận luật tiểu bang Indiana đòi hỏi cử tri phải có căn cước.  Các tiểu bang khác như Texas, Tennessee, Rhode Island, Kansas, Georgia… năm 2012 đã thông qua luật đòi hỏi cử tri phải có căn cước. Tuy nhiên một số tiểu bang khác còn lại vẫn còn tranh cãi về luật ID card. Trong năm 2016, 17 tiểu bang đã ban hành luật đòi hỏi phải xuất trình khai sinh, chứng chỉ nhập tịch… nhưng vẫn gặp khó khăn khi áp dụng.

4. Các chức vụ dân cử

Có rất nhiều loại chức vụ dân cử tiểu bang và liên bang tại mỗi tiểu bang.  Mỗi tiểu bang, như một tiểu quốc, có đầy đủ cơ chế dân cử:  Lập Pháp với lưỡng viện Quốc hội, Hành Pháp với Thống Đốc và các Bộ, Phủ  và Tư pháp với một  hệ thống tòa án.  Tiểu bang như Nebraska … chỉ có một viện (unicameral), không có lưỡng viện Quốc hội (bicameral) như các tiểu bang khác.

Nghị Sĩ Liên bang (US Senator): Mỗi Tiểu bang đồng đều có 2 Nghị Sĩ Liên bang, nhiệm kỳ 6 năm. Dân biểu Liên bang (US Representative): Có nhiều dân biểu Liên bang cho mỗi tiểu bang tùy theo dân số của tiểu bang, nhiệm kỳ 2 năm. Từ khi lập quốc, khoảng 30,000 dân được bầu một Dân biểu. Ngày nay số Dân biểu gia tăng theo dân số căn cứ trên bảng thống kê dân số cứ 10 năm một lần. Một dân biểu hiện nay có thể đại diện cho trên nửa triệu dân. Tiểu bang nhỏ nhất có 1 dân biểu và 2 Nghị Sĩ. Tiểu bang lớn nhất như CA có 52 Dân biểu và 2 Thượng Nghị Sĩ. Số Thượng Nghị Sĩ không thay thay đổi. Số Dân biểu có thể thay đổi tùy theo dân số gia tăng.

5. Phân khu bầu cử

Vì dân số gia tăng nên có vấn đề tái phân chia khu bầu cử (Congressional redistricting).  Khi tái phân khu như vậy có thể sẽ gây thất lợi cho một trong hai đảng Dân Chủ hay Công Hoà.  Sự tái phân cử tri là nhiệm vụ của chính quyền tiểu bang và có ảnh hưởng đến vấn đề bầu cử dân biểu liên bang và các viên chức công cử tiểu bang nên thường tạo nên các cuộc tranh luận sôi nổi trong quốc hội tiểu bang. Sự tranh dành vấn đề tái phân ranh giới và cử tri lợi cho khu bầu cử, có trường hợp phải nhờ Tối Cao Pháp Viện HK phân xử.

Trường hợp có nhiều cử tri cùng chung khuynh hướng chính trị được tái phân vào một khu bầu cử tạo nên hiện tượng “Vote packing”, có lợi cho vị dân biểu đương nhiệm (incumbent). Ngược lại vị dân biểu đương nhiệm có thể bị thất cử nếu có nhiều cử tri thuộc các khuynh hướng khác chiếm đa số hoặc cử tri thường hỗ trợ dân biểu đương nhiệm bị phân tán “Vote cracking”. Vấn đề tranh cãi là phải phân khu như thế nào để dung hòa các khuynh hướng chính trị trong địa phương liên hệ.

6. Vấn đề tài trợ các cuộc vận động bầu cử

Ứng cử mà thiếu tài chánh thì không có hy vọng đắc cử. Mặt trái của vấn đề vận động tài chánh là các ứng cử viên, sau khi đắc cử, có thể lo “ơn đền, nghĩa trả” cho những người đóng góp tài chính bằng cách thỏa mãn nhu cầu của những người tài trợ, những nhóm quyền lợi (interest groups) áp lực các  viên chức đắc cử. “Pay and play- tiền trao cháo múc”, thay vì dùng thì giờ hay công khố để phục vụ công ích.  Để giảm thiểu vấn đề thiên vị phục vụ cho phe phái đã giúp họ đắc cử. bằng nhiều mánh khóe khác nhau, năm 1907 đạo luật Tillman Act được ban hành để cấm các đại công ty đóng góp tài chính cho các cuộc vận động bầu cử các viên chức liên bang và ấn định mức chi tiêu tối đa cho mỗi ứng cử viên.  Luật Federal Corrupt Practices Act được ban hành năm 1925 ấn định mức đóng góp. Luật Federal Election Campaign Act được ban hành năm 1971 bắt buộc các ứng cử viên tường trình số tiền đóng góp nhận được trong thời gian vận động tranh cử.  Năm 1974, Quốc Hội thành lập cơ quan Federal Election Commission (FEC) do 3 Ủy viên Cộng Hoà và 3 Ủy Viên Dân Chủ kiểm soát tài chính của các cuộc tranh cử…. Dù luật lệ có quy định nhưng trong thực tế các nhóm áp lực vẫn đóng góp tài chính cho các ứng cử viên để được hưởng lợi lộc sau khi các ứng cử viên được đắc cử qua nhiều phương thức khác nhau.

7. Các Uỷ Ban Hoạt Động Chính Trị

Chúng ta thường nghe nói đến danh từ PAC. PAC là Political Action Committee. Các ủy ban vận động chính trị được thành lập tại các tổ chức, công ty, đảm trách vấn đề gây quỹ đóng góp cho các cuộc vận động tranh cử như GOPAC (Republican leadership PAC).  Nhiều đoàn thể chính trị tại các tiểu bang cũng thành hình các ủy ban vận động chính trị.  Những nhóm này được thành lập theo Section 527 của Internal Revenue Code/ IRS Code. Trong cuộc bầu cử năm 2004, cơ quan Swift Boat Veterans for Truth vận động tài chánh để ủng hộ George W. Bush và bài bác John Kerry. Ngược lại, cơ quan America Coming Together (ACT) ủng hộ Kerry chống Bush.  Cả hai cơ quan này đã bị phạt bạc triệu vì hoạt động ngoài sự kiểm soát của Federal Election Commission. (FEC)

Al Gore khi làm Phó Tổng Thống cũng bị khiếu nại vì dùng điện thoại của văn phòng Phó TT vận động tài chánh cho ứng cử viên của đảng DC và Tổng Thống Clinton cũng bị báo chí phanh phui khi mời các mạnh thường quân (donors) đến nghỉ ngơi tại Toà Bạch Ốc.  Thống Đốc Illinois Ron Blagojevich, đảng DC, bị tù vì bán ghế Thượng Nghị Sĩ của Barack Obama để trống của tiểu bang Illinois để lấy tiền tranh cử.

Trong vụ án Citizens United v. Federal Election Commission, (2011) Tối Cao Pháp viện cấm không được hạn chế sự đóng góp của các nghiệp đoàn, công ty thương mại cho các cơ quan bất vụ lợi. Đồng thời xác nhận các hiệp hội sinh lợi và bất vụ lợi có tư cách pháp nhân (không những là legal entity và cũng là legally persons) nên có quyền nhận đóng góp như quyền tự do ngôn luận dành cho mọi công dân! Phán quyết này cũng gây nên sự kinh ngạc cho một số người. Kết quả, các PAC có quyền nhận sự đóng góp vô giới hạn của tư nhân cũng như của các hiệp hội, các công ty  thương mãi và  được mệnh danh là Super PACs, rồi sau đó Super super PAC tha hồ nhận tiền đóng góp để hỗ trợ cho ứng cử  viên gà nhà …khiến cho Lawrence Lessig, giáo sư tại Trường Luật Harvard, viết sách “ Republic, Lost: How Money Corrupts Congress – and a Plan to Stop It ” để chống đối sự nhũng  lạm do tiền tài gây nên tại Washington DC, để cảnh giác  thành viên của chính quyền, Hành Pháp, Lập Pháp không nên chỉ lo vận động tài chánh để tranh cử mà lơ là quốc sự…

Nhiêm vụ của Tối Cao Pháp Viện rất quan trọng trong tiến trình hình thành hệ thống pháp luật Hoa Kỳ. Chánh nhất Hughes (1862- 1948) đã nhận xét rằng ý nghiã của Hiến pháp do Tối cao pháp viện giải thích. Tổng Thống Woodrow Wilson sánh Tối Cao Pháp Viện như là một “Quốc Hội Lập Hiến thường trực” vì vai trò của TCPV như là cơ  quan cuối cùng giải thích Hiến pháp, nói khác đi giải thích Hiến pháp của TCPV có tính cách chung thầm.

Theo Tổng Thống Thomas Jefferson, giao trọng trách giải thích Hiến pháp cho Tối Cao Pháp Viện là một tập tục nguy hiểm. TT Jefferson cho rằng quyền của nhân dân Hoa Kỳ phải để cho nhân dân Hoa Kỳ định đoạt hơn là chấp nhận sự giải thích có tính cách khống chế của riêng một cơ quan. Để cho công dân Hoa kỳ định đoạt qua lá phiếu cũng là một phương cách tốt.

Trước sự kiện  đảng Dân  chủ tấn công TT Trump từ khi đắc cử tháng 11, năm 2016 qua các chiến dịch như  “Russia collusion” tốn phí công khố hơn 30 triệu USD, không có kết quả,  đến “Abuse of Power, Obstruction of Congress” versus “ Executive power” của Tổng Thống.  Tuy nhiên, đảng Dân chỉ có 47 phiếu trên Thượng Viện, làm sao kiếm thêm 20 phiêú hầu có đủ 67/100 thượng Nghị Sĩ để bãi miễn TT Trump. Sau thời gian luận tối Thượng Viện đã phán quyết Trump vô tội.  Vì vậy, dù muốn, dù không, cuộc bầu cử tháng 11, 2020 sẽ có đáp số, xem thử quốc dân Hoa kỳ vẫn tín nhiệm TT Trump hay Dân chủ sẽ đắc cử.

Nhiều vấn đề khó khăn khác được bàn cãi hiện nay với ý kiến chống đổi nhau như vấn đề phá thai, đạo và đời, tự do cá nhân, vấn đề nhân quyền, vấn đề tự do kết liễu sinh mạng… Theo quan niệm của một số giới chức, Tối Cao Pháp Viện đi hơi xa trong vấn đề giải thích Hiến Pháp, do đó hai đảng cố gắng thay đổi chiều hướng giải thích Hiến pháp theo quan điểm của mỗi đảng.  Công Hoà chủ trương Hiến pháp phải được giải thích theo ý chỉ của những bậc khai quốc công thần đã đại diện nhân dân Hoa Kỳ soạn thảo Hiến pháp năm 1787.  Dân Chủ thì muốn thay đổi, cho nên hai đảng phải tranh cho được chức vụ Tổng Thống mới có thẩm quyền bổ nhiệm các vị Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện theo khuynh hướng của mỗi đảng.

8. Đề cử đại biểu

Thủ tục thông thường cho các đảng chính trị (1) tuyển chọn các đại biểu (delegate) từ các phiên hội sơ bộ (caucus) tại các precinct (khu tuyển cử) trong các thành phố. (2) Các đại biểu được các precinct bầu sẽ tham dự đại hội cấp County (County Convention) để bầu đại biểu tham dự đại hội cấp tiểu bang (State Convention) (3) Đại hội cấp tiểu bang sẽ họp để bầu đại biểu tham dự  đại hội đảng Toàn Quốc (National Convention). Tuy vậy, thủ tục có thể thay đổi tùy theo tiểu bang.

Đảng Dân Chủ chọn ứng viên từ các cuộc bầu cử sơ bộ tại cấp tiểu bang.  Các đại biểu cấp tiểu bang sẽ tham dự đại hội toàn quốc để chọn ứng cử viên đại diện cho đảng ra tranh cử Tổng Thống. Số đại biểu đảng Dân Chủ thay đổi trong mỗi kỳ bầu cử, khoảng trên dưới 4000 đại biểu được chọn để tham dự Đại hội đảng toàn quốc để bầu đại diện đảng ra ứng cử Tổng Thống. Các ứng cử viên chỉ cần đa số phiếu tương đối (simple majority) đã được định trước, số phiếu nầy là số đại biểu riêng của mỗi mỗi đảng, để được chọn làm đại diện đảng ra tranh cử Tổng Thống.  Các đại biểu này được gọi là đại biểu có cam kết “Pledged delegates”. Họ thường đã gặp các ứng cử viên tại các phiên hội tại các Precinct, County và State convention hay National Convention. Ngoài các đại biểu chọn từ cấp tiểu bang, cấp lãnh đạo đảng chọn thêm một số đại biểu khác làm “Superdelegates” trong số các Dân biểu, Nghị Sĩ, Thống Đốc của đảng. Trong cuộc vận động bầu cử TT năm 2016, bà Clinton có nhiều Superdelegates và Ông Sanders tỏ ra bất bình về vấn đề phe phái này.   Năm 2008, Đảng DC có đến 796 Superdelegates, là những người có chức vụ, quyền thế và có ngân qủy, có khả năng hỗ trợ cuộc bầu cử. Đa số là thành viên của nhóm Establishment, “Áo xiêm buộc trói lấy nhau”, tạo thành một thành trì bảo vệ quyền lợi của đảng.

Đảng Cộng hòa cũng chọn đại biểu từ cấp Precinct, County, State Conventions, để tham dự National Convention, nhưng chọn khoảng trên dưới 2000 đại biểu mỗi kỳ bầu cử. Đảng CH cũng chọn thêm các đại biểu từ các đại hội tại các tiểu bang và từ giới lãnh đạo đảng, nhưng không dùng danh xưng “superdelegates” mặc dù một số delegates được chọn từ trong giới lãnh đạo đảng CH, hay những thành viên của nhóm Establishment của đảng CH.

Các cuộc bầu cử sơ bộ thường được tổ chức qua ba hình thức: (1) Họp sơ bộ khoáng đại (open primary) trong đó không phân biệt Dân chủ hay Cộng hoà. Đảng viên CH có thể bầu cho ứng viên DC hoặc ngược lại. (2) Họp sơ bộ bán khoáng đại (semi-open system) trong đó các cử tri độc lập (independent voter) có thể bầu cho ứng viên DC hoặc CH. (3) Họp sơ bộ kín (closed primary) chỉ dành cho cử tri ghi danh vào đảng mới được tham dự bầu cử.

9. Vận động tranh cử

Trong tiến trình chọn ứng cử viên từ hàng chục người (contender) của các đảng ghi danh tranh cử cho đến khi chọn được ứng cử viên chính thức đại diện đảng ra tranh cử kéo dài khoảng 2 năm.  Trong cuộc bầu cử Tổng Thống HK, nhiệm kỳ 2016-2020, theo danh sách ứng viên ghi danh với Federal Election Committee có 37 người ghi danh dự tranh và trên phiếu bầu Tổng Thống Hoa Kỳ 2016, có ghi danh ứng cử Viên của chín (9) đảng ra tranh cử.

Trong cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc, đa số ứng viên đã lần lượt rút lui sau những lần vận động tại một số tiểu bang mẫu như Iowa, New Hampshire và South Carolina… và sau các cuộc tranh luận ”so tài” do các cơ quan ngôn luận tư nhân tổ chức và đặc biệt dựa trên kết quả của các cuộc bầu cử sơ bộ tại các tiểu bang.

Ngoài các tiểu bang đông dân cư, có một số tiểu bang không phải là những tiểu bang đông dân số, nhưng là những tiểu bang tiêu biểu cho các khuynh hướng của cử tri và có tính cách thử thách các ứng viên,  xem thử các ứng viên có được các tiểu bang nhỏ ủng hộ, như Iowa tiêu biểu cho cử tri ngành nông nghiệp.

Từ năm 1976, UCV Dân Chủ Jimmy Carter thắng hạng nhì tại cuộc bầu cử sơ bộ tại Iowa, sau đó đắc cử Tổng Thống. Đảng DC xem sự thành công sơ khởi tại Iowa một dấu hiệu tốt cho sự thành công trên toàn quốc. Thử thách thứ hai thường được thực hiện tại New Hampshire, nơi đây đa số cử tri không thuộc DC hay CH mà đa số là cử tri độc lập (independent voter). NH là một địa bàn tốt thử thách các ứng viên xem thử họ có khả năng thuyết phục các cử tri độc lập? Ngoài hai tiểu bang nêu trên, đảng CH cũng xem tiểu bang South Carolina là một thí điểm tốt để đo lường tâm lý của cử tri và khả năng của UCV.

Các đảng buộc lòng phải hỗ trợ những UCV được nhiều phiếu nhất đại diện đảng ra tranh cử Tổng Thống. Không có chuyện đảng cử những ƯCV không xứng đáng và buộc dân phải bấu như các chế độ độc tài đảng trị. Nhờ thế mà, dù muốn dù không, UCV naò đắc cử sẽ trở thành Tổng Thống của toàn dân.

Các đại hội sơ bộ thường do các tiểu bang tổ chức theo thời gian và địa điểm thuận tiện ấn định như California đã đổi đại hội sơ bộ từ tháng 6 qua ngày 5 tháng 2.  Michigan và Florida tổ chức vào tháng 1.  Các đại hội sơ bộ được tổ chức vào ngày thứ ba trong tuần của nhiều tiểu bang được mệnh danh: “Super Tuesday”. Trong trường hợp không có ứng viên được đa số phiếu cấp bầu cử sơ bộ ấn định để được đại diện đảng ra tranh cử TT, đại hội đảng toàn quốc sẽ bỏ phiếu quyết định theo phương thức “Brokered Convention” như đảng CH đã dự trù trước đây, nếu UCV Trump không đủ phiếu tín nhiệm theo luật định trong cuộc bầu cử  2016, nhưng trường hợp nầy đã không xảy ra.

Hiến pháp Hoa Kỳ ấn định cuộc bầu cử Tổng Thống được tổ chức vào NGÀY THỨ BA sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11. Các tiểu bang có tính cách phụ trợ quyết định thắng cử như New Hampshire, Iowa, Ohio, Michigan, Pennsylvania, Florida, New Mexico là những Swing states mà các ứng cử viên cần tranh thủ cử tri ngoài những tiểu bang có số cử tri tương đối cố định như các ”Green states” bầu cho ứng viên Dân chủ hay “Red states” thường bầu cho ứng viên Cộng hoà. Ứng viên đảng DC thường thắng phiếu tại các tiểu bang Minnesota, Washington State, Oregon, California, New York.  Đảng CH thường thắng phiếu tại các tiểu bang taị Trung và Đông Mỹ.  Có những tiểu bang “yellow” là những tiều bang có nhiều cử tri độc lập hay “swing state”mà các ứng cử viên Dân Chủ hay Cộng Hoà cần nỗ lực tranh thủ đế thắng.

10. Thể thức đầu phiếu

Bầu phiếu phổ thông được áp dụng cho hầu hết các cuộc bầu cử cấp tiểu bang và liên bang theo thể thức bầu cử phổ thông (popular), đa số tương đối (simple majority), trực tiếp (direct) và kín (secret). Đa số tương đối có nghĩa là ứng cử viên nào được nhiều phiếu phổ thông thì được đắc cử.

Tuy nhiên, đắc cử vào chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ không chỉ căn cứ vào phiếu phổ thông (popular vote) mà còn căn cứ vào Phiếu của Cử Tri Đoàn (electoral vote). Thông thường, ứng cử viên nào thắng phiếu phổ thông tại một tiểu bang thì thắng luôn phiếu cử tri đoàn (Winner-take all). Nhưng thỉnh thoảng có những trường hợp thất cử dù thắng phiếu phổ thông nhưng thua phiếu cử tri đoàn. “Thi không ăn ớt thế mà cay”!

Trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ  năm 2000, ứng cử Viên Albert “AL” Gore có 600,000 phiếu phổ thông cao hơn phiếu phổ thông của ứng Cử Viên George  W. Bush. Tuy nhiên ứng cử viên George W. Bush thắng phiếu tại Florida nên số phiếu cử tri đoàn cao hơn Al Gore.  Al Gore khiếu nại và Tối Cao Pháp Viện tuyên bố George W. Bush đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2000-2004. UCV Bush không phải vì thắng phiếu phổ thông mà nhờ được thắng phiếu cử tri đoàn. Muốn hiểu rõ thêm trường hợp này xin đọc thêm án lệ (Bush v. Gore, 531 US 98 (2000).  Sự kiện này cũng cho chúng ta thấy vai trò của Tối Cao Pháp Viện quan trọng như thế nào.  Tân Tổng Thống nhiệm kỳ 2016-2020 …đã  có cơ hội bổ nhiệm các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện có cùng  khuynh hướng chính trị trong thời gian 4 hay 8 năm tới vì hiện nay có 3 vị thẩm phán Tối Cao pháp Viện trên 78 tuổi.

11. Phiếu Phổ Thông và Phiếu Cử Tri Đoàn (Popular vote & Electoral vote)

Mỗi tiểu bang có một số “cử tri đoàn” (electoral college) gồm 2 Nghị Sĩ Liên bang và một số Dân biểu Liên bang tuỳ theo dân số.

Hoa Kỳ có 538 phiếu cử tri đoàn gồm có: 100 Nghị Sĩ Liên bang (US Senator) và 438 Dân biểu Liên bang (US House of Representatives). Số dân biểu có thể được điều chỉnh tuỳ theo dân số…  Muốn đắc cử Tổng Thống, ứng cử viên phải hội đủ 270 phiếu cử tri đoàn trên 538 phiếu. Nghĩa là ít nhất phải hơn đối thủ 2 phiếu. Ứng cử viên nào thắng phiếu phổ thông tại tiểu bang sẽ thắng luôn phiếu của cử tri đoàn tạị tiểu bang đó.

 Bản đồ Phiếu Cử Tri Đoàn theo tiểu bang

Trong lịch sử bầu cử Tổng Thống Hoa kỳ có vài trường hợp bất thường xảy ra. Năm 1787 Quốc Hội Hoa Kỳ đã tranh luận về vấn đề bầu cử Tổng Thống và để dung hoà hai ý kiến: Tổng thống do Quốc hội bầu hay do dân chúng bầu?  Quốc hội đã biểu quyết dùng cả hai phương thức. Ngoài phiếu phổ thông, Tiểu bang có nhiệm vụ chọn đại biểu với Cử tri đoàn (electoral college) cho mỗi tiểu bang. Tổng số đại biểu của cử trì đoàn tại mỗi tiểu bang bằng tổng số dân biểu liên bang và 2 nghị sĩ liên bang. Ví dụ: Tiển bang X có 8 dân biểu liên bang và 2 nghi sĩ liên bang: Tổng số cử tri đoàn là 10 người (10 phiếu).  Cử tri đoàn của 50 tiểu bang gốm.  (100 US nghị sĩ + 438 US dân biểu=538)

Lịch sử bầu Tổng Thống Hoa Kỳ cũng đã ghi lại năm 1800, ứng cử viên Thomas Jefferson và ứng cử viên AAron Burr mỗi người nhận 73 phiếu. Sự kiện này đã được trình Hạ Nghị Viện, chiếu Hiến Pháp Hoa Kỳ để quyết định và UCV Jefferson đã đắc cử.  Cuộc bầu cử năm 1824 và 1876 cũng do Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ quyết định mặc dù ứng cử viên trong hai cuộc bầu cử này không nhận được đa số phiếu phổ thông.

Năm 2000, Tối Cao Pháp Viện phán xét cho George W.  Bush đắc cử chức vụ Tổng Thống nhờ có phiếu cử tri đoàn cao hơn phiếu cử tri đoàn của Al Gore, nhưng phiếu phổ thông của Al Gore cao hơn phiếu phổ thông của George W. Bush.   Hiện nay, có khuynh hướng vận động bãi bỏ phiếu phiếu cử tri đoàn. Nếu khuynh hướng này thắng thế thì những tiểu bang đông dân số sẽ đè bẹp các tiểu bang có dân số thấp, tạo nên sự bất công giữa các tiểu bang.

12. Bầu Cử Tổng Thống nhiệm kỳ 2020-2024           

Năm 2020, dân số Hoa Kỳ được phỏng định là 332,528,000 (US population). Trong đó khoảng 235,097,000. công dân đủ điều kiện đi bầu (population eligible to vote). Cử tri đi bấu  khoảng 60%  = 141.000.000. (Source: Weldon Cooper Center, University of Virginia). Dân số người Mỹ gốc Á Châu, gồm 21 sắc tộc. : 22,500.000. Dân số người Mỹ gốc Viêt : 2,100,000, Công dân Viêt Mỹ đủ điếu kiện đi bầu khoảng  1,500,000. Cử tri đi bầu 60% hay khoảng 900,000..

Trên phiếu bầu năm 2020 có ứng cử viên của 9 đoàn thể chính trị ra tranh cử: (1) Republican: Donald J. Trump & Michael Pence; (2) Democratic-Farmer-Labor: Joseph R. Biden & Kamala Harris; (3) Independence-Alliance: Roque De La Fuente  & Darcy Richardson; (4) Green Party:  Howie Hawkins & Angela Walker; (5) Independent: Kanye West& Michelle Tidball ; (6) Independent: Brock Pierce & Karla Ballard; ( 7) Socialism and Liberation: Gloria La Riva & Leonard Peltier; (8) Socialist Worker Party: Alyson Kennedy & Malcolm Jarret; (9) Libertarian Party: Jo Jorgenson & Jeremy “Spike” Cohen.

Ứng cử Tổng Thống nào thắng đa số phiếu phổ thông (popular vote) sẽ thắng (winner-take all) phiếu cử tri đoàn (electoral vote) tại tiểu bang đó.  Muốn thắng cử UCV Tổng Thống phải đạt được ít nhất 270 phiếu cử tri đoàn trên 538 phiếu.  Trong kỳ bầu cử năm 2016, UCV Trump, đảng CH đạt được 309 phiếu cử tri đoàn và đã đánh bại bà Clinton chỉ có 229 phiếu.

Vấn đề sai biệt giữa phiếu cử tri đoàn và phiếu phổ thông có thể xảy ra vì sự sai biệt dân số và số cử tri đoàn giữa các tiểu bang. Tiểu bang không thể quân phân dân số chính xác khi ấn định số dân biểu Liên bang. Do đó đã xảy ra trường hợp, một ứng viên có đa số phiếu phổ thông nhưng lại không có đủ số phiếu cử tri đoàn như trường hợp Al Gore năm 2000 và trường hợp của bà Clinton năm 2016.

Tất cả các khiếu nại, nếu có, về bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ được chung quyết bởi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (US Supreme Court) nếu các biện pháp giải hóa hành chính (administrative mediation) không đạt được kết quả.

Trần Xuân Thời

Views: 215

Liên Bang Chế Hoa Kỳ (American/US Federalism)

Lê Văn Bỉnh

                                     Người ta không thể luôn luôn ở tâm trạng chống đối quê hương mình. Phải có điều gì đó vui với chi phí mà nó đài thọ.

A man cannot always be in a battle mood about his country. There is some fun  to be had at her expense.(Franks Moore Colby.  The Colby Essays, Vol. 2)

          Tôn giáo và  chủ nghĩa quốc gia đồng hành tay nắm tay trong lịch sử Tây Phương ….Hoa Kỳ … gần đứng đầu trong cả hai lãnh vực này.

   Religious and nationalism have gone hand in hand in the history of the West…  America ranks… close to the top of both dimensions. (Samuel P. Huntington. Who Are We?)

Trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi Tổng Thống Donald Trump bước vào Tòa Bạch Ốc, người Việt chúng ta, tại Hoa Kỳ cũng như ở nhiều nước khác, tỏ ra rất chú trọng đến sinh hoạt chính trị nước này.  Trên các phương tiện truyền thông cũng như qua những trao đổi thư tín, người ta không ngừng bày tỏ ý kiến cá nhân về đường lối chính sách của Hoa Kỳ đối với các nước đồng minh, hay đối thủ về nhiều mặt chính trị, kinh tế, tài chánh, ngoại giao quân sự, tài chánh vv.  Về phương diện quốc nội Hoa Kỳ, những chính sách lớn ban hành trước đây do Hành Pháp lãnh đạo bởi đảng Dân Chủ, như y tế, thuế khóa, nhập cư, hôn nhân giữa những người đồng tính, công bằng xã hội vv. cũng được đem ra mổ xẻ để so sánh.  Đây là một biểu hiện tích cực, cho thấy chúng ta, sau khi đã tương đối “an cư lạc nghiệp”, nay có khuynh hướng tham gia vào “dòng chính” chính trị, không còn xem mình là người “tạm dung, ăn nhờ ở đậu” nữa.  Người theo, kẻ chống đưa ra những lập luận –dựa theo truyền thông, hay những hiểu biết và suy nghĩ riêng tư của mình– nghe đều có lý.

***

Bài viết này –của một người vừa tìm hiểu vừa viết — nhằm mục đích khiêm tốn là cung cấp thêm một góc nhìn để chúng ta có những hiểu biết cơ bản về Liên Bang Chế Hoa Kỳ (US/American Federalism).  Sự hiểu biết thêm về thể chế chính trị này có thể giúp chúng ta thấy rõ hơn mối liên hệ –gắn bó lẫn xung đột– giữa chính quyền liên bang (federal/national government), với các tiểu bang, cũng như giữa hai cấp chính quyền này đối với các chính quyền địa phương* (xin xem thêm Ghi Chú phiá dưới bài).  Ngay từ đầu, có thể nói rằng liên bang chế Hoa Kỳ đã, đang và sẽ định hình quá khứ, hiện tại và tương lai của quốc gia này; và  sự phân chia quyền lực giữa chính quyền liên bang và các tiểu bang ảnh hưởng đến sự thịnh vượng, an ninh và sinh hoạt thường nhật của mỗi người dân Mỹ.  Nhiều chính sách đối ngoại của chính quyền liên bang, trong quá trình hình thành cũng như khi thực hiện, đã không thể nào bỏ qua các mối liên hệ này. Thậm chí có người còn lý luận rằng hầu hết các vấn đề lớn của nước Mỹ, kể cả đối ngoại, đều có thể giải quyết êm đẹp nếu các xung đột giữa liên bang và tiểu bang và địa phương được giải quyết thỏa đáng – nghĩa là “đầu xuôi, đuôi lọt.” Nói cách khác, người ta khó có thể gọi là hiểu biết rõ về các chính sách của Hoa Kỳ khi chưa biết vai trò của liên bang chế nước này.

Một Chút Lịch Sử

Chính quyền của đa số các quốc gia trên thế giới (chẳng hạn Anh, Pháp, Nhật, Việt Nam Cộng Hòa trước 1975) theo đơn nhất chế (unitary system), nghĩa là quyền lực quốc gia được tập trung vào bộ phận chính trị cao nhất.  Đó là chính quyền trung ương; từ đó quyền lực được phân tản hoặc ít hoặc nhiều đến các địa phương mà khi thấy cần, chính quyền trung ương có thể tập trung trở lại, thậm chí  quyết định thay cho chính quyền các địa phương.   Hoa Kỳ thì lại theo liên bang chế, nghĩa là quyền lực không tập trung vào một bộ phận duy nhất, tức cấp quốc gia (thường được gọi là cấp liên bang hay trung ương), gồm Tổng Thống, và Lưỡng Viện Quốc Hội, mà còn nằm trong tay các tiểu bang mà Hiến Pháp năm 1879 đã ghi khá rõ.  Dưới đây là một chút lịch sử về sự hình thành của Liên Bang Chế Hoa Kỳ.

Như chúng ta nhớ lại, trong thời gian chiến tranh với Anh quốc để giành độc lập (1775 – 1783), 13 thuộc địa miền Đông Hoa Kỳ ngày nay (4 thuộc Miền Bắc là NH, MA, RI và CT; 5 Miền Trung là NY, PA, NJ, DE, MD; và 4 thuộc Miền Nam là VA, NC, SC và GA) đã cùng nhau soạn thảo bản “Tuyên Ngôn Độc Lập” (năm 1776).  Một năm sau lại cùng tụ tập lại soạn dự thảo bản Hiếp Pháp đầu tiên của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, tên gọi  là The Articles of Confederation. Bản dự thảo này lần lượt được các thuộc địa phê duyệt, và có hiệu lực từ năm 1781.  Theo Hiến Pháp 1781 này, Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ là một “liên minh thân hữu” (league of friendship).  Đó là một thứ liên minh lỏng lẻo:  các tiểu bang giữ lại hầu hết chủ quyền (sovereignty) của mình, lớn nhỏ đều bình đẳng và độc lập với nhau.  Chính quyền “trung ương”, tuy có quyền hạn về hòa bình (nhờ đó mới ký hòa ước với Anh năm 1783, và có “tổng thống” John Hancock được bầu năm 1785), nhưng không được quyền thu thuế và điều hành thương mại giữa các tiểu bang.  Chính quyền trung ương này tỏ ra không hữu hiệu và đáp ứng kịp thời khi tình thế đòi hỏi, vì các quyết định quan trọng cần phải được 9 trên 13 các tiểu bang lớn nhỏ đồng thuận.

Vì những lý do đó mà các tiểu bang thấy Hiến Pháp 1781 cần phải có những sửa đổi.  Mùa Xuân năm 1787, 12 tiểu bang đã gửi 55 đại biểu đến họp tại Philadelphia (Pennsylvania) để bàn nhau tu chính Hiến Pháp The Articles of ConfederationTiểu bang Rhode Island không gửi đại biểu vì lo sợ nếu “một chính quyền quốc gia” (a national government, tức theo đơn chế) có thể hình thành như lời đồn đoán, thì sẽ không lợi cho tiểu bang nhỏ bé và ít dân của mình (chỉ 35 ngàn dân, so với 500 ngàn của Virginia, và 200-300 ngàn của nhiều tiểu bang còn lại) .  Các đại biểu họp phiên đầu tiên ngày 25/5/1787.  Sau đó, thay vì tìm cách tu chính bản Hiến Pháp cũ, các đại biểu lại bàn tán tranh luận sôi nổi về sự hình thành lưỡng viện quốc hội liên bang, và về vai trò của các tiểu bang.  Có hai khuynh hướng khác nhau rõ rệt.  Một nhóm đại biểu xem cần phải có chính quyền trung ương mạnh; cho rằng các tiểu bang sẽ là trở ngại nếu cứ muốn duy trì chủ quyền của mình. Khuynh hướng kia cho rằng các tiểu bang nhỏ lo sợ sẽ bị nuốt chững nếu khuynh hướng trước thắng thế.  Vì vậy các đại biểu nghĩ ra một giải pháp dung hòa hai khuynh hướng, nhằm quân bình quyền lực trung ương và quyền lực các tiểu bang.  Cuối cùng một bản dự thảo Hiến Pháp mới được hình thành vào ngày 6/8/1787.  Trong thời gian hơn một tháng sau đó (7/8/1787 – 10/9/1787), các đại biểu còn ở  lại vẫn tiếp tục bàn về nội dung của bản dự thảo này.

Trong khi thảo luận, cũng như khi bản Hiến Pháp thành văn, thì chữ federalism không hề xuất hiện, chỉ được nói đến sau này khi các tiểu bang đem ra phê chuẩn.  Theo Drake & Nelson (1999), federal do tiếng Latin foedus có nghĩa là một hợp đồng giữa đôi bên bình đẳng.  Theo dự thảo Hiến Pháp mới, các quyền của trung ương và địa phương đều được liệt kê ra.  Vì vậy, các chế độ liên bang trên thế giới khó có thể hoàn toàn giống nhau, vì tùy theo hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước, mà mối quan hệ đôi bên có thể định hình khác nhau.

Để thuyết phục các tiểu bang, đăc biệt  New York, bấy giờ thương mại trở nên phồn thịnh nhờ Hiến Pháp cũ,  đồng ý phê duyệt dự thảo bản Hiến Pháp mới, hai đại biểu tài ba và tích cực nhất trong việc soạn thảo, Alexander Hamilton, đại biểu 30 tuổi của New York và James Madison, đại biểu 35 tuổi của Virgina, đã cùng John Jay, một chuyên viên ngoại giao kinh nghiệm đang làm việc tại New York, dùng chung bút danh Publius viết ra 85 bài báo, khởi đầu bằng “To the People of the state of New York,” để giải thích các vấn đề mới mẻ trong bản dự thảo Hiến Pháp . Bài báo đầu tiên xuất hiện ngày 27/10/1787.  Về sau, những bài báo đó được tập hợp lại, hiệu đính và xuất bản thành sách với tựa đề là The Federalist Papers, rất hữu ích cho việc tìm hiểu Hiến Pháp Hoa Kỳ –giá trị tương tự những biên bản thảo luận tại Quốc Hội được ghi lại trong  Công Báo Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta –Trong bài báo số 45, Madison viết: “Các quyền hành ủy thác cho chính phủ liên bang theo dự thảo Hiến Pháp thì hiếm hoi và giới hạn. Còn quyền hành dành lại cho chính quyền tiểu bang thì nhiều và vô hạn…. Những quyền dành cho tiểu bang sẽ nới rộng tới mọi thứ đời thường liên quan đến cuộc sống, tự do, tài sản nhân dân, và trật tự, cải tiến và thịnh vượng của tiểu bang.”

Theo điều cuối cùng của bản dự thảo, thì chỉ cần 9 tiểu bang thông qua là đủ túc số. NH là tiểu bang thứ 9, thông qua ngày 21/6/1788; không lâu sau đó là VA, NY, NC.  Rhode Island là tiểu bang sau cùng, mãi đến 29/5/1790 mới chịu phê duyệt.  Bản Hiến Pháp mới với cái tên The Constitution of the United States đã có hiệu lực từ ngày thứ Tư 3/4/1789, tức là ngày họp đầu tiên của Quốc Hội mới theo Hiến Pháp này.  Bản Hiến Pháp 1789, cùng với 27 tu chính án lần lượt ra đời sau đó,  là cơ sở pháp lý cao nhất chi phối mọi sinh hoạt chính trị và đời sống của mọi công dân Hoa Kỳ.

Liên Bang Chế Qua Hiến Pháp

Người Mỹ, do sinh ra hay do nhập tịch, là công dân (citizen) của cả liên bang và tiểu bang mình đang ở, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với cả 2 thực thể này.  Có vài tác giả còn gọi họ là công dân của các địa phương nữa, nghĩa là dưới cấp tiểu bang.  Theo nhận xét của người viết, Hiến Pháp 1789 chỉ gọi họ là “công dân của liên bang (Điều I, Khoản 2) và “công dân của tiểu bang (Điều IV, Khoản 2) mà thôi.  Như chúng ta biết, dưới chính thể cộng hoà, công dân bầu ra các chính quyền.   Trong quốc gia theo đơn nhất chế (unitary system), công dân bầu ra chính quyền trung ương, và chính quyền trung ương này san xẻ, phân tán quyền hành đến các cấp chính quyền địa phương – được bổ nhiệm hay có thể  được bầu ra.  Trong các quốc gia theo liên hiệp chế (confederation), công dân bầu ra các chính quyền tiểu bang (state governments); các tiểu bang này giữ lại hầu hết chủ quyền của mình, chỉ uỷ nhiệm cho “chính quyền trung ương” một số quyền nào đó mà thôi (thường là quốc phòng, ngoại giao vv.) Còn trong các quốc gia theo liên bang chế (federalism), công dân bầu ra chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang mình đang cư trú để 2 chính quyền này cùng thực thi các quyền hạn được ghi trong Hiến Pháp.  Theo Gordon Grodzins , người ta không nên so sánh  chính quyền Hoa Kỳ như một chiếc bánh nhiều tầng (a layer cake) với những tầng có chất liệu và màu sắc phân biệt rõ ràng, mà nên so sánh nó   như “chiếc bánh cẩm thạch” (a marble cake) với những tầng màu sắc quện nhau như  trong những viên bi  mà chúng ta hay chơi khi còn bé.  Ông viết:

Như những màu sắc pha trộn nhau của “chiếc bánh cẩm thạch”, những nhiệm vụ trong chế độ liên bang Hoa Kỳ cũng pha trộn nhau …. Chế độ liên bang Hoa Kỳ chưa bao giờ là những hoạt động chính quyền riêng biệt.  Không có lúc nào có thể ghi lên nhãn hiệu gọn gàng cụ thể  nhiệm vụ  “liên bang”, “tiểu bang” và “địa phương” cả [Xin xem  Chú Thích]  Trước khi được tổ chức đầy đủ, quốc gia này đã thiết lập ra nguyên tắc đầu tiên của liên bang chế Hoa Kỳ: Đó là chính quyền quốc gia sẽ dùng tài nguyên siêu việt của mình để khởi tạo và yểm trợ các chương trình quốc gia, chủ yếu được quản lý bởi các tiểu bang và địa phương. (Elaza, Carroll, Levine & Angelo, p. viii)

Những quyền của liên bang (được hiểu chủ yếu là Quốc Hội Liên Bang) được liệt kê trong các Điều Khoản của Hiến Pháp 1789.  Dưới đây là một số quyền của LB:

  • Điều I

Khoản 8  về điều hành thương mại (commerce clause) với nước ngoài và giữa các tiểu bang với nhau; ra những luật cần thiết và thích hợp (necessary and proper clause) để thực thi các trách nhiệm của chính quyền liên bang do Hiến Pháp qui định; vay mượn; in tiền; bưu điện (nhân số trên 900 ngàn so với 2,6 triệu nhân số LB); quảng bá tiến bộ khoa học và nghệ thuật; tổ chức tòa án LB dưới Tối Cao Pháp Viện LB; tổ chức quốc phòng; thu thuế vv.

Khoản 9 về di trú, nhập cư; quan thuế; tàu bè, bến cảng

  • Điều IV

Khoản 3 về việc thu nhận các tiểu bang mới vào Liên Bang

Khoản 4 về việc bảo đảm dân chủ cho các tiểu bang, cũng như bảo vệ chống xâm lăng và nội loạn

  • Điều VI, về sự tối thượng của Hiến Pháp, các luật Liên Bang và các hiệp ước quốc tế, nghĩa là có giá trị pháp lý cao hơn luật lệ của các tiểu bang.
  • Tu Chính Án XIII (phê chuẩn ngày 6/12/1865) hủy bỏ chế độ nô lệ trên toàn quốc
  • Tu Chính Án XIV (phê chuẩn ngày 9/7/1868) qui định bầu cử các giới chức chính quyền LB
  • Tu Chính Án XVI (phê chuẩn ngày 3/2/1913) cho phép chính quyền LB thu thuế lợi tức
  • Tu Chính Án XVII (phê chuẩn ngày 8/4/1913) cho phép công dân trực tiếp bầu 2 thượng nghị sĩ thay vì do quốc hội các tiểu bang chọn lựa như trước đó.
  • Tu Chính Án XXVII đặt điều kiện về sự thay đổi lương bỗng cho các Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ. Dự thảo Tu Chính Án này dự trù sẽ được phê duyệt ngày 25/9/1789 chung với 10 Tu Chính Án đầu tiên (gọi chung là Bill of Rights), nhưng nó lại bị quên đi!  Mãi trên 200 năm sau, nó mới được phát hiện, rồi trở thành Tu Chính Án sau cùng của HP 1789, sau khi tiểu bang Michigan bỏ phiếu thông qua vào ngày 15/12/1992.

Những quyền hành các tiểu bang được Hiến Pháp qui định qua:

  • Điều I, Khoản 10: Cấm không được gia nhập ký kết với nước ngoài, phát hành tiền tệ; nếu không được QHLB cho phép thì không được quyền ban hành thuế xuất nhập cảng; không được quyền có quân đội, tàu chiến trong thời bình, không được quyền gây chiến với tiểu bang khác hay ngoại quốc.
  • Tu Chính Án X (cùng với 9 Tu Chính Án I – IX, gọi chung The Bill of Rights, được phê chuẩn ngày 15/12/1791) được xem là vô cùng quan trọng trong việc xác lập quyền hạn của các tiểu bang. Tu Chính Án này viết như sau: Những quyền hành không được Hiến Pháp ủy thác cho Liên Bang, hay bị cấm đoán đối với các tiểu bang, thì sẽ được duy trì cho các tiểu bang, hay cho nhân dân (The powers not delegated to the United States by the Constitution, nor prohibited by it to the States, are reserved to the States respectively, or to the people).  Có thể khẳng định rằng Tu Chính Án này ra đời nhằm bảo đảm những quyền hạn rộng rãi, tuy không được nêu rõ ra, dành cho các tiểu bang và toàn dân, được xem như là bộ phận đối kháng với chính quyền liên bang.
  • Tu Chính Án XIV (được phê chuẩn ngày 9/7/1868, tức sau Nội Chiến 1861- 1865) Khoản 4 cho phép tiểu bang (và liên bang) không phải chịu trách nhiệm về nợ nần đối với các vụ nổi dậy chống Hoa Kỳ; cũng như những đòi hỏi về mất mát hay giải phóng người nô lệ; những nợ nần liên hệ bị xem là bất hợp pháp.

 Hai Tu Chính Án X và XIV nói trên được Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (US Supreme Court) sử dụng triệt để giải thích về những vấn đề được xem như là “xám” trong Hiến Pháp nhằm giải quyết các vụ kiện giữa Liên Bang và Tiểu Bang, cũng như trong các vụ án về kỳ thị chủng tộc.

Vai trò của các tiểu bang quan trọng đến nỗi danh từ “tiểu bang” được nêu ra minh thị hay trực tiếp hàm ý đến 50 lần trong 42 khoản riêng biệt của Hiến Pháp 1789. Tuy nhiên nếu Tu Chính Án X nói trên cũng không cấm nỗi các thẩm phán các tòa liên bang thường  viện dẫn câu cuối cùng của Khoản 8 Điều I cho phép Quốc Hội “Làm mọi thứ luật cần thiết và thích hợp để hành xử các quyền đã nêu, hay những quyền mà Hiến Pháp này cho phép chính quyền Hoa Kỳ hay bất kỳ Bộ hay Viên Chức của chính quyền này” (“To make all Laws which shall be necessary and proper for carrying into Execution the foregoing Powers, and all other Powers vested by this Constitution in the Government of the United States, or in any Department or Officer thereof.” )

Chúng ta cũng không quên rằng các tiểu bang đều có Hiến Pháp riêng.  Tuy nhiên điều quan trọng về  song hành chủ quyền này không phải các “công dân” Mỹ ai ai cũng  biết.  Trong một cuộc thăm dò toàn quốc năm 1988, chỉ có 44% số người trả lời cho rằng tiểu bang mình đang ở cũng có Hiến Pháp! Thật ra ngay trong thời gian lập quốc (1776 – 1788), 13 tiểu bang đầu tiên cũng đã được Quốc Hội Liên Bang khuyên nên soạn những bản Hiến Pháp riêng cho tiểu bang mình (Những bản HP nguyên thủy này ngày nay cũng được đánh giá là rất dân chủ). HP các tiểu bang đều tam quyền phân lập.  Hành Pháp đứng đầu bởi Thống Đốc, ai cũng biết. Lập Pháp thì tên gọi khá khác nhau: đa số TB gọi đó là Legislature, một số lại gọi là General Assembly, thậm chí Massachusetts gọi General Court –dễ đưa đến hiểu lầm.  Tất cả các TB đều gọi Viện Trên (Upper House) là Senate, nhưng lại gọi Viện Dưới (Lower House) với các tên khác nhau: đa số gọi House of Representatives, vài TB gọi là House of Delegates, hay đơn giản chỉ là Assembly. Riêng Nebreska sau năm 1934 chỉ còn độc viện  –Senate, vì viện dưới bị xem là quá tốn kém.  Tổ chức Tư Pháp cũng phức tạp không kém. Có TB thì hệ thống tòa án có 4 cấp; có TB chỉ có 3 cấp, với các tên gọi khác nhau. Vai trò của tòa án tiểu bang đối với liên bang cũng có sự thay đổi. Vào đầu thập niên 1970, vấn đề liên bang chế thuộc lãnh vực tư pháp (judicial federalism)  đặt ra sau khi Warren Burger được bổ nhiệm làm Chánh Thẩm Phán.  Như chúng ta biết, khi xét xử, Tòa Án Tiểu Bang dựa theo Hiến Pháp tiểu bang cùng luật lệ tiểu bang và địa phương.  Do hoàn cảnh dân số, kinh tế  vv. thay đổi, Hiến Pháp các tiểu bang thỉnh thoảng cũng được tu chính để đáp ứng.

Qua các textbooks về chính quyền Hoa Kỳ (US Government), hay chính quyền tiểu bang và địa phương (State and Local Government), cũng như qua các sinh hoạt hằng ngày, chúng thấy các tiểu bang có ít nhất những quyền hạn cụ thể sau đây:

  • Tổ chức các cuộc bầu cử bầu các giới chức liên bang như Tổng Thống, Thượng Nghị Sĩ LB, Dân Biểu LB, và phê chuẩn các tu chính án cho Hiến Pháp Hoa Kỳ
  • Điều hành thương mại trong tiểu bang
  • Thu các loại thuế (trừ thuế xuất nhập cảng với nước ngoài), vay mượn nợ để đài thọ các công chi
  • Thanh tra kiểm soát hoạt động các hoạt động ngân hàng, công ty
  • Điều hành các định chế dân chủ cho tiểu bang như Thống Đốc, Quốc Hội, chính quyền địa phương
  • Làm luật và thi hành luật và điều hành tư pháp
  • Cung cấp, bảo vệ cư dân trong tiểu bang qua các dịch vụ y tế công cộng, giáo dục, cảnh sát, cùng các hoạt động văn hóa và tinh thần

Chống Tập Trung Quyền Hành

Như chúng ta đã biết, khi đồng ý ngồi lại để cùng soạn bản Tuyên Ngôn Độc Lập 1776, rồi kế tiếp bản Hiến Pháp 1781, các cựu thuộc địa muốn đoàn kết để đủ sức mạnh chống lại vương quốc Anh, nhưng đồng thời không muốn có một nhà nước giống vương quốc Anh, tức quá tập trung quyền bính vào một người, cũng không muốn tập quyền vào tay một nhóm nào.  Hiến Pháp 1781 thành công trong việc duy trì chủ quyền cho các thuộc địa này, tức không quá tập trung quyền lực, nhưng không thành công ở chỗ không hình thành được một chính quyền mạnh đủ khi cần thiết.

Hiến Pháp Hoa Kỳ- Trang 1            Nguồn: National Archives

Mục đích chủ yếu của cuộc họp mặt của các đại biểu tại Philadelphia là để tu chính bản Hiến Pháp 1781. Sau khi làm việc trong thời gian tương đối ngắn –chỉ 2 tháng rưỡi (từ 25/5/1787 đến 6/8/1787– bản dự thảo Hiến Pháp mới đã hoàn thành, nội dung khác rất nhiều với bản Hiến Pháp cũ.  Có hai khác biệt nổi bật.  Thứ nhất, Hiến Pháp mới hàm ý (tức không minh thị) nguyên tắc tam quyền phân lập theo chiều ngang, tức là Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp, mà đối với Tư Pháp, theo sử liệu, các đại biểu đã không mất nhiều thì giờ để tranh cãi;  lại còn không “dân chủ” bằng hai bộ phận kia, vì không  do dân bầu!  Thứ hai, có sự phân quyền theo chiều dọc giữa liên bang và các tiểu bang.  Nếu vấn đề đơn nhất chế trở thành nghị trình chính của hội nghị, thì đại biểu của nhiều tiểu bang, trong đó có ít nhất 3 tiểu bang dân số dưới 100 ngàn người sẽ ra về; và chắc chắn sẽ không có một Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ như ngày nay!

Một số đại biểu có địa vị quan trọng ở tiểu bang còn sợ rằng nếu quyền hành quá tập trung vào trung ương, thì mình có thể bị biến hay lu mờ đi, và dọa  sẽ bỏ họp nếu vấn đề tập trung quyền lực tiếp tục bàn.  Ngoài ra, khi bàn về quyền của các tiểu bang, có một vấn đề lớn khác không được đề cập tới. Đó là vấn đề nô lệ, vốn đã bắt đầu nhen nhúm những xung đột, Liên Bang hay tiểu bang, ai là người có trách nhiệm giải quyết sớm?  Các đại biểu đều lặng thinh. Nếu nó được đưa ra, thì chắc chắn sẽ có tranh cãi dữ dội, và 4 tiểu bang miền Nam, trong đó có Virginia đông dân nhất có thể sẽ rút lui khỏi hội nghị. Tuy đã dung hòa, nhưng các đại biểu cũng nghĩ rằng chủ trương dung hoà này cũng không dễ thuyết phục được các tiểu bang.  Vì thế các bài báo của “Publius” mới ra đời, như đã nói trên. Khi Hiến Pháp bắt đầu áp dụng, thì những tranh tụng kiện cáo thuộc lãnh vực liên bang chế đã xảy ra, và vẫn còn tiếp tục dai dẳng đến ngày nay và trong tương lai nữa. Do đó, có thể khẳng định rằng muốn tìm hiểu thêm về sự vận hành hay tiên đoán về định chế phức tạp này, người ta không thể không đề cập đến vai trò của hệ thống Tòa Án Liên Bang.

Một Chút Về Tòa Án Liên Bang

Theo Hiến Pháp 1789, Hoa Kỳ chỉ có 2 cấp chính quyền: Liên Bang (Quốc Gia) và Tiểu Bang.  Các xung đột giữa Liên Bang (Lập Pháp lẫn Hành Pháp) và các Tiểu Bang sẽ được giải quyết qua hệ thống Toà Án Liên Bang,  cấp thấp nhất là Tòa Quận Hạt (US District Court).  Thông thường, mỗi tiểu bang có ít nhất một tòa; các tiểu bang lớn như Califonia, Texas, New York, mỗi nơi có đến 4.  Toàn quốc tổng cộng 94 (kể cả 1 cho thủ đô Wahsington, DC).  Tòa Quận Hạt quan trọng vì đây là tòa xét xử (trial court), nghĩa là qua đầy đủ thủ tục:  mở hồ sơ, nghe nguyên cáo, bị cáo và luật sư; nghe bồi thẩm đoàn.  Các vụ tranh chấp liên quan đến Hiến Pháp hay tranh chấp quyền hành giữa Liên bang và Tiểu bang thường được xét qua các phiên tòa gồm 3 thẩm phán (three-judge district court) –thay vì 1 trong các vụ thông thường– và nếu khiếu kiện thì lên thẳng Tối Cao Pháp Viện, không qua Tòa Phúc Thẩm.

Cấp cao hơn:  Tòa Phúc Thẩm (US Circuit Court, hay US Court of Appeals), được tổ chức theo vùng (region hay circuit),  gọi tên theo thứ tự.  Thí dụ Tòa Phúc Thẩm Thứ Chín (the Ninth Court of Appeals) phụ trách các tiểu bang WA, OR, CA, AZ, NV, ID, MT, AK, HI và đảo Guam; Tòa Phúc Thẩm Thứ Mười phụ trách WY, UT, CO, NM, KS và OK).  Có tất cả 13 trong đó 11 cho các tiểu bang và vùng lãnh thổ Puerto Rico và Virgin Islands, 1 ở thủ đô và 1 gọi là Federal Circuit Court dành cho các trường hợp đặc biệt.  Tòa Phúc Thẩm không phải là tòa xét xử như Tòa Quận Hạt, mà là tòa “xem lại” (review) hình thức đúng sai của các vụ đưa lên từ các tòa quận hạt, hay đôi khi từ các cơ quan hành chánh;  có thể nghe luật sư của đôi bên trình bày ngắn gọn (thường chỉ 10 phút); tranh luận miệng (oral argument). Vì Tối Cao Pháp Viện chỉ nhận “xem lại” rất ít vụ, cho nên có thể xem Tòa Phúc Thẩm là nơi giải quyết cuối cùng (last resort).  Tòa này không tìm kiếm bằng chứng thực tế mới (new factual evidence), mà chỉ đi tìm các sơ hở trong hồ sơ chuyển lên.  Tòa này cũng giải quyết các tranh chấp và cho thi hành án.  Nó cũng tìm ra và đưa phương thức giải quyết cho các vụ mà Tối Cao Pháp Viện có thể nhận để xem xét.

Cấp cao nhất là Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (US Supreme Court).  Với 9 vị thẩm phán, trong đó Chánh Thẩm Phán (Chief Justice), tất cả đều do Tổng Thống đề nghị và phải thông qua Thượng Viện (giống như các vị quan tòa ở 2 cấp trên).  Vị Chánh Thẩm Phán này cũng chỉ được bỏ một phiếu như đồng viện, nhưng đôi khi lại là lá phiếu quyết định (5/4). Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ cũng là nơi nhận những vụ do các tòa án cao cấp nhất của tiểu bang (đôi khi cũng mang tên tối cao pháp viện) đưa lên.   TCPV Hoa Kỳ có quyền chọn lựa và chỉ nhận rất ít các vụ được đưa lên (trên dưới 1%).  Một cách tổng quát,  tất cả các quyết định của TCPV Hoa Kỳ, cũng như một số lớn của Toà Phúc Phẩm và một số nhỏ của Tòa Quận Hạt là những quyết định có tính cách chính sách (policymaking decisions). TCPV Hoa Kỳ cũng thụ lý các vụ chuyển từ TCPV Tiểu Bang lên.

Trụ Sở Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tại Washington D.C.

Vì vậy có thể nói một cách không thái quá rằng, các quyết định nói trên về môi trường, hôn nhân đồng tính, nhập cư di trú, sử dụng cần sa ma túy, vv. của 3 cấp tòa án liên bang này có tác dụng định hình các đường lối chính sách liên hệ của các cấp chính quyền trong quản hạt (jurisdiction) của mình.    Tuy nhiên, các quyết định này cũng có thể không giống nhau cho những trường hợp tương tự xảy ra sau này. Lý do biện giải có thể là vì tiến bộ kỹ thuật, hoàn cảnh vật chất hay nhân sinh quan thay đổi!   Tất cả các vị quan tòa liên bang (judges dùng chỉ thẩm phán 2 cấp dưới và justices chỉ 9 vị ở Tối Cao) đều phải do Tổng Thống đề cử và Thượng Nghị Viện biểu quyết. Vì vai trò của họ quan trọng (họ còn xử các vụ vi phạm luật pháp liên bang, ngoại giao đoàn, các tiểu bang với nhau, cũng như giữa các công dân các tiểu bang trong một số trường hợp vv.) và thời gian tại nhiệm lại không hạn định (chỉ chấm dứt khi bị bãi chức vì lý do đạo đức –rất hiếm hoi– hay từ chức, từ trần), cho nên sự bổ nhiệm họ thường mang nhiều màu sắc chính trị đảng phái và không ít kịch tính.

 Ngoài tính cách thực dụng nói trên của cách giải thích, người Mỹ còn tin tưởng khá nhiều vào “khả  năng” và  “lý lịch” của các vị quan tòa.  Nước Mỹ có khá nhiều người học luật (trung bình có 1 luật sư trên 240 dân), Hơn một nửa số thẩm phán Tòa Quận Hạt tốt nghiệp đại học từ các trường uy tín (Ivy League Schools) và sau đó theo đuổi ngành luật tại những trường nổi danh.  Các thẩm phán Tòa Phúc Thẩm còn đáng tin cậy hơn về quá trình học vấn và kinh nghiệm trong nghề. Ngoài ra, khi được bổ nhiệm, họ cũng khá giả về tài chánh. Một nghiên cứu cho thấy rằng trong mấy thập niên gần đây, 90% thẩm phán Tòa Sơ Thẩm tuy được Tổng Thống cùng một đảng bổ nhiệm, nhưng những phán quyết của họ không đi theo lằn ranh đảng phái như trước  năm 1992 (Carp, Sitdham & Manning, 2014, pp 25-47).  Đây là một nhận xét được đưa ra từ nhiều năm trước.

Liên Bang Chế Hoa Kỳ Qua Các Giai Đoạn Lịch Sử

Qua hơn 200 năm nay, sự cân bằng quyền lực giữa liên bang và các tiểu bang không mấy khi được hòa thuận.  Lý do chính yếu là do nhu cầu càng ngày càng thay đổi  trên trường quốc tế cũng như  quốc nội, mà  liên bang càng muốn tăng quyền hành của mình về cường lực cũng như về các lãnh vực, trong khi các tiểu bang –đã tăng từ 13 lúc lập quốc lên 50–  cũng muốn kéo lại chủ quyền đã “mất” vào tay liên bang. Mặt khác, tiểu bang lại phải đối phó với các vấn đề địa phương của mình, do sự tạo lập các đơn vị hành chánh mới, những vấn đề mới về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội vv.  Tìm hiểu nước Mỹ mà quên yếu tố thứ hai này sẽ là một thiếu sót quan trọng. Nói một cách đại cương, Tổng Thống, Lưỡng Viện Quốc Hội và Tối Cao Pháp Viện, và cả các tiểu bang đều có phần đóng góp vào sự mất cân bằng quyền lực này.  Nhưng công bằng mà nói, một khi Tổng Thống hay Quốc Hội muốn thay đổi, Tối Cao Pháp Viện thường khó ngăn cản.  Để dễ có những nhận xét tổng quát, các nhà nghiên cứu, trong đó có Smith & Greenblatt (2018) khảo sát sự biến chuyển liên bang chế Hoa Kỳ qua những thời kỳ sau đây:

  • Thời Kỳ Liên Bang Chế Lưỡng Tính — Dual Federalism  (1789 – 1933)

 Do quyền hành đã được phân định rõ trong Hiến Pháp còn chưa ráo mực, hai bên –Liên Bang và các Tiểu Bang– phần ai nấy làm, hơn là hợp tác với nhau.  Các tiểu bang cùng các địa phương củng cố việc nội bộ.  Thậm chí, có tiểu bang còn nghĩ tới việc rút ra, vì nghĩ vào được thì rút được. Đã vậy, Chánh Thẩm Phán Roger B. Taney của TCPV (một  định chế lúc ấy đang chia rẽ trầm trọng)  trong vụ Dred Scott v. Sandford (1857, Scott là một nô lệ, sau khi chủ cũ chết, đã đến sinh sống  nhiều năm ngoài tiểu bang cũ, nơi  không công nhận nô lệ, nay bị kiện đòi mang về)  lại tuyên bố rằng những nô lệ không là, không được nhập xếp vào  ‘những công dân’ ghi trong hiến pháp, và do đó không có quyền và đặc ân kiện tụng dành cho công dân trước các tòa án liên bang.  Các ý kiến của Taney được các luật gia về sau này xem là tệ hại nhất trong lịch sử TCPV Hoa Kỳ, và là một trong những lý do dẫn tới Nội Chiến. Năm 1860, các tiểu bang miền Nam rút khỏi Hợp Chủng (Union, tiếng dùng để chỉ  tổ chức mới gồm 13 cựu thuộc địa thành lập theo HP 1789), và lập ra “the Confederation States of America”, và Jefferson David được bầu lên làm Tổng Thống  ngày 18/2/1861.  Không bao lâu sau, Abraham Lincoln được bầu làm Tổng Thống của “the United States of America” (trong cả 2 HP 1781 và HP 1789, tên nước đều là như thế). Trong bài diễn văn nhậm chức đầu tiên ngày 8/3/1861, Lincoln tuyên bố ông không có quyền hành pháp định để can thiệp vào định chế nô lệ đang hiện hữu tại các tiểu bang.  Nhưng ông khẳng định Hợp Chủng là vĩnh viễn; không thể muốn rút ra thì rút … không thể tách rời.  Nội Chiến chính thức khởi đầu, chỉ hơn một tháng sau đó, ngày 12/4/ 1861, và kéo dài đến năm 1865 mới chấm dứt với sự đầu hàng của Tướng Lee, Chỉ Huy Trưởng của Confederation Miền Nam.  Giữa lúc chiến tranh, năm 1865, Abraham Lincoln tuyên bố chấm dứt chế độ nô lệ.

 Sau Nội Chiến, 4 Tu Chính Án  quan trọng ra đời như đã được đề cập ở trên.  Trong thời kỳ này, chính quyền liên bang xây dựng hệ thống đường sắt (bắt đầu  năm 1887) nối liền các tiểu bang với nhau, tạo thuận lợi cho sự giao thông và chuyên chở hàng hóa.  Đây là một phương tiện vô cùng quan trọng đưa đến sự hội nhập lớn lao của nước Mỹ,  không những về phát triển kinh tế, mà còn về văn hóa, xã hội  nữa khi mà phương tiện truyền thông chưa mở mang. Cũng nhờ Tu Chính Án XVI (phê chuẩn ngày 3/2/1870) cho phép thu thuế lợi tức (income tax) mà Liên Bang mới có dư tiền mặt để giúp đỡ các tiểu bang qua các chương trình cho không qua trợ giúp (grants-in-aid), tổng cộng có tới 15 chương trình. Thời kỳ này chấm dứt khi xảy ra cuộc Đại Khủng Hoảng Kinh Tế bắt đầu năm 1930. Đáng lưu ý là  sau khi Hiến Pháp được thi hành , những phán quyết của Tối Cao Pháp Viện do Chánh Thẩm Phán John Marshall đứng đầu (1801-1835) đã giúp chính quyền Liên Bang có những quyền lực cơ bản, và đồng thời cũng tạo thế đứng cho các cấp Tòa Án Liên Bang, dù các quan tòa  không do dân trực tiếp bầu lên như chúng ta đã biết.

  • Thời Kỳ Liên Bang Chế Hợp Tác – Cooperative Federalism (1933 -1964)

 Vừa khi bước vào Tòa Bạch Ốc, trong 100 ngày đầu trăng mật, Tổng Thống Franklin D. Roosevelt đã lần lượt gửi sang Quốc Hôi nhiều dự thảo luật để đối phó với tình trạng kinh tế toàn quốc quá tệ hại với 25% lực lượng lao động không có công việc làm, mà thủa đó trong hầu hết  gia đình chỉ có người chồng làm việc. Tất cả đều được Quốc Hội thông qua, nhưng một số lớn lại bị Tối Cao Pháp Viện bác đi, với tỷ lệ 5/9.  Quá tức giận, Tổng Thống Roosevelt bí mật soạn kế hoạch để có thể lần lượt bổ thêm những thẩm phán mới của mình vào TCPV: hễ có một vị tại chức tới tuổi 70 và đã phục vụ 10 năm nhưng không chịu về hưu, thì  ông sẽ bổ nhiệm một vị của mình, tổng cộng TCPV sẽ có thể lên đến 15!  Để cứu định chế có thể có quá nhiều thẩm phán này, TCPV đã nghĩ lại và quyết định thuận lợi cho Hành Pháp!  Nhờ vậy mà nhiều cơ quan mới được thành lập (thí dụ TVA, phát triển canh nông vùng thung lũng Vanderbuilt), biện pháp kinh tế xã hội mới được thực hiện, trong đó có chương trình an sinh xã hội (social security), mà nay vẫn còn hiệu lực, giúp cho người già có tiền hưu sau ít nhất 40 quý (10 năm)  làm việc.  Thế Chiến II lại càng khiến cho Liên Bang và Tiểu Bang hợp tác chặt chẽ hơn.  Roosevelt làm Tổng Thống đến bốn nhiệm kỳ (1933- 1944, mất vào đầu nhiệm kỳ thứ tư), do đó mà nhiều biện pháp cải tổ cũng như các cơ quan mới kinh tế  xã hội  đã được đưa ra.  Sau chiến tranh, kinh tế Hoa Kỳ phục hồi và phát triển nhanh, tạo ra nhiều công ăn việc làm (cho cả phụ nữ vốn đã đi làm trong thời kỳ chiến tranh để thay thế nam giới nhập ngũ), thuế thu được nhiều hơn, nên chính quyền liên bang có thêm phương tiện mở rộng các chương trình hợp tác với các tiểu bang qua các chương trình cho không thông qua trợ giúp, như đề cập ở trên.   Đến cuối 1960, Liên Bang thực hiện tới 132 chương trình cho không thông qua trợ giúp, tức đã bắt đầu ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt và “thẩm quyền” của các tiểu bang.

  • Thời Kỳ Liên Bang Chế Tập Trung –Centralized Federalism (1964 – 1980)

Bắt đầu với Tổng Thống Lyndon Johnson. Song song với cuộc chiến Việt Nam, ông còn có  tham vọng mở thêm cuộc chiến nhân quyền và chống nghèo đói trong quốc nội qua chương trình Xã Hội Vĩ Đại (Great Society), chủ trương chính quyền liên bang phải lãnh đạo các chính sách dân sinh của quốc gia,  còn các chính quyền tiểu bang và địa phương sẽ giúp thực hiện các chính sách này. Johnson chủ trương sự giúp tặng phải kèm theo những điều kiện ràng buộc rõ ràng, chẳng hạn phải có sự đóng góp tài chánh tối thiểu, sự đóng góp nhân sự do tiểu bang đài tho.  Trong 4 năm tại chức, chính quyền Johnson đã tung ra trên 200 chương trình loại này, trong đó có Chương Trình Medicare nay vẫn còn hiệu lực.  Thêm vào đó còn có những chương trình hợp tác với các điều kiện “kỳ lạ” từ liên bang, thí dụ như qua các chương trình gọi là “cấm chéo” (crossover sanctions), thì muốn được nhận ngân quỹ trợ giúp xây đựng đường sá, tiểu bang phải ra luật cấm dưới 21 tuổi không được uống rượu.  Đi xa hơn, còn có một số chương trình hợp tác bắt buộc (mandated) mà không đem lại tiền bạc (unfunded) đã tạo bực bội cho tiểu bang và địa phương, chẳng hạn như chương trình về các tiêu chuẩn nước sạch, lương tối thiểu.  Quốc Hội Liên Bang càng ngày càng lấn lướt, ra những đạo luật buộc các tiểu bang và địa phương phải thi hành, tạo tốn kém cho họ –131 tỷ đô la trong 4 năm 2004-2008, theo một ước tính.

 Trong thời gian này, Tối Cao Pháp Viện đã đưa ra nhiều phán quyết có hiệu lực làm giảm bớt sự kỳ thị chủng tộc. Trong lãnh vực Tư Pháp, vấn đề liên bang chế cũng được đặt ra (judicial federalism).  Như chúng ta rõ, khi xét xử, các tòa án tiểu bang dựa vào Hiến Pháp và luật tiểu bang, cũng như luật lệ địa phương; chỉ khi thấy thiếu căn bản để giải quyết thì mới tham khảo Hiến Pháp và luật liên bang.  Với sự bổ nhiệm Chánh Phẩm Phán mới Warren Burger (bảo thủ, do Tổng Thống Nixon, 1969), phe cấp tiến lo ngại chủ trương công bằng xã hội (social equality), cùng với các phong trào khác như khan hiếm năng lượng, khí hậu toàn cầu thay đổi vv.  có thể sẽ bị cản trở.  Nhưng lo ngại này thiếu căn cứ, vì đó là những lãnh vực mà  Quốc Hội Liên Bang phải có tiếng nói trước (Simon & Steel & Lovrich, 2011).

  • Thời Kỳ Tân Liên Bang Chế –New Federalism (1980 – 2002)

 Thật ra thời kỳ này phải nói là bắt đầu trước đó.  Thật vậy, ngay sau khi Nixon vào Tòa Bạch Ốc, tại đây đã tổ chức những cuộc tranh luận nội bộ giữa 2 nhóm giới chức cao cấp về “tập quyền” và “tản quyền”.  Tân Liên Bang Chế được hình dung như “chủ nghĩa địa phương mang tính quốc gia (national localism), hay một hệ thống tản quyền hành chánh nhìn nhận thực tế tập quyền trong khi về hình thức thì nói là trả quyền hành và các quyết định quản trị về cho các tiểu bang và dân địa phương.  Tổng Thống Nixon tuyên bố: “Tinh túy của Tân Liên Bang Chế là đạt được sự kiểm soát vận mạng quốc gia bằng cách trả sự kiểm soát lại cho các tiểu bang và địa phương; [nghĩa là] quyền hành, ngân khoản, và quyền lực (power, funds, and authority) sẽ được tăng cường chuyển đến cho những chính quyền gần nhất với dân.”  Nixon còn nhấn mạnh là các tiểu bang sẽ có thêm quyền nhận sự giúp đỡ tài chánh của liên bang, và quan trọng hơn nữa, “các quyền của các tiểu bang nay được miêu tả chính xác hơn là nhiệm vụ của các tiểu bang” (Banks, 2018, p. 4)

Nixon sử dụng đầu tiên thuật ngữ này khi ông muốn trao trả quyền hành về cho các tiểu bang và địa phương, mà không đưa ra những điều kiện trói buộc, và đồng thời để giảm các khoản tiền cho không  (tặng dữ) thông qua trợ giúp (grants-in-aid) từ liên bang mà ngân sách liên bang  bấy giờ đang túng thiếu.  Tuy nhiên Nixon không có những hành động cụ thể.  Chính Tổng Thống Reagan mới là người nâng chủ trương này thành ý thức hệ cùng với chính sách giải tỏa các rào cản khác (de-regulations) của ông.  Thật ra khi ông hùng hồn tuyên bố “Chính quyền không là giải pháp cho vấn đề của chúng ta; chính quyền mới là vấn đề” (Government is not the solution to our problem; government is the problem), thì người ta không nghĩ ông hoàn tin tưởng ở khả năng của các chính quyền tiểu bang và địa phương; trái lại ông chỉ muốn bớt gánh nặng cho trung ương mà thôi. Và điều này thì phù hợp với chủ nghĩa cá nhân mà ông cổ võ.  Khi được giao việc, các Chính quyền Tiểu Bang (CQTB) và Chính quyền Địa Phương (CQĐP) cũng được Chính quyền Liên Bang (CQLB) giúp những ngân khoản (block grants) để đài thọ chính sách phát triển của họ. Về lý thuyết, căn bản của khuynh hướng tân bảo thủ này dựa trên chủ trương rằng để đối phó với tình trạng kinh tế xã hội cả nước, thì chính quyền trung ương không hiệu quả và hiệu năng bằng 50 CQTB và hằng chục ngàn CQĐP, vì 2 loại chính quyền sau này gần gủi dân chúng hơn. Reagan đưa William Rehnquist, vị thẩm phán đứng hàng thứ năm về thời gian tại chức  lên chức vị Chánh Thẩm Phán; rồi sau đó người kế nhiệm của ông, George H. W. Bush, lại bổ thêm 2 vị nữa, tạo nên một Tối Cao Pháp Viện bảo thủ giúp chính quyền liên bang hạn chế bớt quyền lực mình, và đưa quyền hành về cho các tiểu bang. Trong thời kỳ này, có nhiều vụ xử mà Tối Cao Pháp Viện dành phần thắng cho tiểu bang.  Chẳng hạn, trong vụ United States v. Lopez, TCPV gạt bỏ một luật LB cấm mang vũ khí gần các trường công lập; đây là lần đầu tiên TCPV hạn chế quyền QH theo điều khoản về điều hành thương mại giữa các tiểu bang. Trong vụ Printz v. United States (1997), TCPV bác một điều luật mà LB buộc phải kiểm tra lý lịch trước khi mua súng.

 Nhân đây, xin trình bày với  chút chi tiết vụ Bush v Gore (2000) liên quan đến cuộc bầu cử,  nhằm minh họa ảnh hưởng qua lại giữa Liên Bang và Tiểu Bang. Như lịch sử ghi lại, qua kiểm phiếu phổ thông toàn quốc, Gore hơn Bush trên nửa triệu phiếu.  Tuy nhiên nếu ai thắng phiếu phổ thông ở Florida, thì sẽ chiếm trọn 25 số phiếu cử tri đoàn của tiểu bang này, và sẽ trở thành Tổng Thống. Do số phiếu phổ thông Gore thua Bush rất ít, nên các luật sư phía của Gore yêu cầu đếm lại. Như chúng ta đã biết, tổ chức bầu cử Tổng Thống tại Florida là do Florida đảm nhiệm theo sự phân quyền của Hiến Pháp 1789; và kiện tụng nếu có cũng phải do các Toà Án tiểu bang này thụ lý.  Khi vụ kiện được đưa lần đến Tối Cao Pháp Viện Florida tháng 12/2000,  thì cơ quan này ra phán quyết cho đếm lại bằng tay tất cả số phiếu bầu tại 4 quận trong 67 quận (counties)  của Florida.  Các luật sư phía Bush liền đưa vụ kiện này lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.  Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ phán rằng việc đếm phiếu lại phải được xử lý công bằng với tất cả các phiếu bầu trong tiểu bang.  Với tỷ lệ 5-4, ngày 12/12/2000, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ ra lệnh ngưng đếm tiếp, nhưng vẫn giữ kết quả cuả cuộc đếm số đang tiến hành tới lúc đó, mà Bush đang hơn 537.  Nghĩa là Bush thắng số phiếu phổ thông tại Florida, do đó chiếm trọn 25 số phiếu cử tri đoàn của Florida, nâng số phiếu cử tri đoàn toàn quốc lên 271, chỉ hơn Gore 1 phiếu và trở thành Tổng Thống thứ 43 của Hoa Kỳ.

  • Thời Kỳ Liên Bang Chế Vụ Việc –Ad Hoc Federalism (2002 – Nay)

 Trong thời kỳ này, những tiêu chuẩn có tính cách tổng quát kể trên không còn được sử dụng nữa. Thay thế vào đó là tùy vụ việc mà chọn lưạ, dựa trên quan hệ đảng phái, xem ai sẽ đóng vai trò chủ yếu –liên bang hay tiểu bang và địa phương. Trong thời kỳ này, Luật “No Child Left Behind” Act ban hành năm 2002 được chính quyền George W. Bush xem là rất quan trọng nhằm nâng cao và giảm cách biệt quá đáng đối với  trình độ học sinh trung tiểu học toàn quốc, một bước ngoặc trong lịch sử giáo dục Hoa Kỳ, mà trước đó hoàn toàn nằm trong tay các CQTB và CQĐP.  Theo Luật này, trợ cấp Liên Bang ít hay nhiều sẽ tùy thuộc thành quả đạt được (performance) của các trường công lập tiểu bang và địa phương.  Tiến trình như sau (1) CQLB đặt ra tiêu chuẩn cấp LB –> (2) CQ TB dựa vào đó đặt ra tiểu chuẩn cấp TB, ra bài thi để đo lường thành quả học sinh –> (3) Các trường địa phương thực hiện giảng dạy, thi cử hằng năm -> (4) Các trường phúc trình kết quả thi cử lên CQ TB -> (5) CQTB đúc kết trình lên CQ LB –> (6) CQ LB xem xét thành quả –> (7) CQLB  và CQTB  xét cấp ngân quỹ cho các trường tùy theo thành quả.  Một cách tổng quát, CQLB cấp ngân quỹ cho địa phương qua CQTB; nhưng cũng có trường hợp cấp trực tiếp cho điạ phương.  Dưới thời G.W. Bush, trong vụ tiểu bang Massachsetts cùng 12 tiểu bang khác kiện cơ quan môi sinh Environment Protection Agency EPA (viện lý do sự thay đổi khí hậu không hẳn là do nhà kính)  đã không chịu thi hành luật Clean Air Act ban hành từ năm 1999, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 2007, đã ra phán quyết với số phiếu 5/4  nghiêng về phía các tiểu bang, mặc dầu Chánh Thẩm Phán John Roberts đại diện cho phía thiểu số viết rằng EPA đã không đưa ra lời giải thích hợp lý để từ chối. Phán quyết TCPV 2007 này đưa đến những thay đổi về phương diện bảo vệ môi sinh trong nội bộ Hoa Kỳ, cũng như khi Hoa Kỳ (thời Obama) ký kết Hiệp Định Khí Hậu Paris, mà sau đó Tổng Thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi.

Tổng Thống Barack Obama, giống như Tổng Thống Bill Clinton, cũng muốn sử dụng CQLB để thực hiện các chương trình dân sinh của mình.  Đạo luật Affordable Care Act, thường được gọi là Obama Care, được Quốc Hội thông qua lại bị kiện cáo tại Tối Cao Pháp Viện.  Chánh Thẩm Phán John Roberts, do George W. Bush bổ nhiệm, lại bỏ lá phiếu quyết định thuận, với lý luận rằng đó là ý của nhân dân (hàm ý Lưỡng Viện Quốc Hội và Tổng Thống đều thuộc đảng Dân Chủ, do dân bầu lên).  Tuy nhiên, sau đó 24 tiểu bang trên toàn quốc từ chối hợp tác với chính quyền Liên Bang, bằng cách không chịu đóng góp 31 tỷ đô la để dân chúng trong địa phận mình có thể hưởng một ngân khoản lớn 423, 6 tỷ dành cho chương trình Medicaid (2013 – 2022) sẽ đến từ Liên Bang.  Trường hợp tương tự cũng xảy ra khi các tiểu bang từ chối đóng góp thêm phần mình để kéo dài trợ cấp thất nghiệp trong tiểu bang, theo ý muốn của chính quyền Obama. Trong cả 2 trường hợp, lý do chủ yếu là vì lập trường chính trị hơn là do phải đóng phần mình.  Trong vụ Arizona v. United States (2012), TCPV phán rằng các tiểu bang không có quyền làm và thi hành luật về di trú; tuy nhiên lại cho phép các tiểu bang thực hiện các qui định đòi hỏi giấy tờ (“show me your papers” regulations) để chứng minh về tình trạng di trú.

Trong 2 thập niên vừa qua, trong thời đại phát triển toàn cầu hóa, nhiều CQTB và CQĐP lần lượt chấp nhận từ nước ngoài –đặc biệt Á Rập, Nga, Trung Cộng– các khoản đầu tư, cho thuê các thương cảng, mướn các nhà thầu xây dựng thiết lập hệ thống giao thông trong TB mình vv. khiến cho CQLB phải lo ngại.  Ngoài ra, việc các thành phố trong nước “kết nghĩa” với các thành phố ngoại quốc, việc giao lưu văn hoá và khoa học của các trường đại học Mỹ với các đối tác nước ngoài cũng được CQLB lưu ý.  Tuy chưa có kiện tụng giữa CQLB và các thực thể địa phương này, nhưng cũng có thể đây sẽ trở thành động cơ, nếu CQLB không thuyết phục được các địa pương về những nguy cơ có thể xảy đến.

Chính quyền dưới thời Tổng Thống Donald Trump trong 3 năm đầu tiên đã tận dụng quyền lực hành pháp nhằm hạn chế nhập cảnh, nhập cư;  không trợ cấp các thành phố chứa chấp di dân nhập lậu; không triển hạn DACA;  không tính di dân bất hợp pháp trong cuộc Kiểm Tra Dân Số Năm 2020; mở cửa các cơ sở thương mại và trường học, chủ trương gửi quân đội/vệ binh tới các địa phương mất trật tự do biểu tình;  vv. Tuy nhiên hầu hết các biện pháp này đều bị khước từ bởi các CQTB; hoặc bác bỏ bởi các tòa án liên bang (US District Courts, hay US Court of Appeals). Tranh chấp vẫn còn tiếp tục: mới vừa qua trong tháng 9/2020, Tòa Phúc Thẩm Thứ Mười Một đã xử không cho phe Dân Chủ Texas mở rộng nổ lực bỏ phiếu qua thư tín.  Chúng ta nên nhớ theo tinh thần Hiến Pháp 1789, thì quốc phòng, ngoại giao, tiền tệ được phân công cho Liên Bang; những công tác còn lại là do các tiểu bang, trong đó có y tế sức khỏe, an ninh trật tự, giáo dục, điều hành các cuộc bầu cử liên bang, vv. Đối với một số các công tác này, một số tiểu bang chọn lựa hợp tác với các tiểu bang khác hơn là với CQLB.

Nói tóm lại, nếu chỉ nhìn qua những nhiệm kỳ Tổng Tống, chúng ta có thể nói các Tổng Thống sau đây chủ trương chính quyền trung ương mạnh và gần gủi với nhân dân: John Quincy Adams, Abraham Lincoln, Theodore Roosevelt, Woodrow Wilson, Franklin D. Roosevelt, Harry Truman, Lyndon B. Johnson, Jimmy Carter, Bill Clinton, Barack Obama, và có lẽ cả Tổng Thống Donald Trump nữa! Và những Tổng Thống sau đây cổ vũ cho sự gần gũi giữa các tiểu bang và nhân dân: Thomas Jefferson, Andrew Jackson, William Howard Taft, Herbert Hoover, Richard Nixon, Ronald Reagan, George W. Bush. (Drake & Nelson, p. 224). Đa số ý kiến đối với Obama, W. Bush và Trump là ý kiến riêng của người viết bài này.

Về phương diện chi tiêu, trong vài thập niên vừa, Liên Bang đã giúp không dưới 25% chi phí của các CQTB và CQĐP, trong khi bản thân liên bang thì nợ nần chồng chất.  Thống kê cho thấy từ hơn 6 thập niên vừa qua, ngân sách liên bang chỉ bội thu trong tài khoá 1960 dưới thời Tổng Thống Dwight Eisenhower, và 4 tài khoá liên tiếp (1998, 1999, 2000 và 2000) dưới thời Tổng Thống Bill Clinton, nhờ kinh tế phát đạt. Còn lại đều là nợ nần. (Lê Văn Bỉnh, 2012).  Những khoản chi lớn lao của Liên Bang do ảnh hưởng của cơn đại dịch Covid-19 năm nay tạo  thêm những món nợ khổng lồ, có lẽ vài thập niên sắp tới CQLB cũng không trả nỗi, đừng nói gì tới các món nợ trước đó mà ngân sách liên bang hằng năm phi chi gần 10% để trả lãi và vốn đáo hạn.  Nay các tiểu bang và địa phương lại đòi (qua Hạ Viện) giúp đỡ thêm, thì thử hỏi tiền đâu mà có!  Nói chung, thì cả 3 cấp chính quyền đều gây nợ, nhưng rõ ràng CQLB là con nợ ký tên  trên giấy nợ!

Những Thuận Lợi Và Bất Thuận Lợi Của Liên Bang Chế

Đến nay Liên Bang Chế Hoa Kỳ đã tồn tại được 240 năm, một thời gian khá dài khi đề cập đến sự ổn định của một thể chế chính trị. Có lúc suông sẻ, có lúc gập ghềnh. Dưới đây là một số thuận lợi và bất thuận lợi, tổng hợp từ nhiều tài liệu, trong đó có Smith & Greenblatt (2018), Rozell & Wilcox (2019)

  • NHỮNG THUẬN LỢI

    Ngoài thuận lợi quan trọng ban đầu là chống tập trung quyền hành vào trung ương, liên bang chế (LBC) có thêm những thuận lợi dưới đây:

*Sự Hợp Tác – Qua sự phân tích các thời kỳ nói trên, chúng ta thấy LBC Hoa kỳ chưa bao giờ là một hệ thống những hoạt động chính quyền riêng lẻ.  Ngay từ đầu, nó là những quan hệ giữa liên bang và tiểu bang; nhưng về sau thì càng ngày càng nhiều tiểu bang hơn gia nhập, kéo theo các địa phương với những tổ chức khác nhau đến nỗi đến nay không có sách giáo khoa nào có thể đề cập đủ chi tiết về tên gọi, tổ chức và quyền hành các địa phương này. Theo thống kê năm 2017,  Hoa Kỳ có gần 90.000 chính quyền: 1 liên bang, 50 tiểu bang, còn lại là 2 loại chính quyền điạ phưong (Xin Xem Chú Thích).  Theo Morton Grodzins, “Không có lúc nào người ta có thể dán lên những cái nhãn hiệu gọn gàng về những chức năng cụ thể của “liên bang”, “tiểu bang” và “điạ phương”.  Quốc gia này, trước khi nó được tổ chức và ổn định hoàn tòan …. thì cái nguyên tắc đầu tiên của LBC là: chính quyền quốc gia sẽ sử dụng các nguồn lực siêu việt của mình để khởi xướng và yểm trợ các chương trình quốc gia, được chủ yếu quản lý bởi các tiểu bang và các địa phương  …” (Elazar 1969)

*Sự Linh Động & Bớt Mâu Thuẩn—Chính sách liên bang không có tính cách áp đặt, cùng một nội dung cho mọi tiểu bang và địa phương khác nhau (one-size-fits-all policies); mà trái lại các CQTB và CQĐP có thể chọn lựa cho thích hợp với hoàn cảnh địa lý, chính trị, pháp lý, kinh tế, văn hóa của mình miễn sao có lợi cho dân chúng. Nhờ linh động chọn lựa và thích nghi chính sách và dự án LB với hoàn cảnh mình như nói trên, CQTB và CQĐP tránh được những xung đột với CQLB và những CQTB + CQĐP lân cận.

*Thí Nghiệm Dân Chủ  & Tham Gia Dân Chủ — Thẩm Phán TCPV Hoa Kỳ Louis Brandels ví các tiểu bang Hoa Kỳ như những phòng thí nghiệm dân chủ: một chương trình, một dự án do LB đưa ra, hay tự một TB hay địa phương nào đó khởi xướng, sẽ không áp dụng  đồng loạt khắp nơi, mà là nếu áp dụng thành công ở một nơi, sẽ được nhân rộng cho nhiều nơi hay toàn quốc. Sự tản quyền đến CQTB và CQĐP tạo cơ hội gần gũi thuận tiện cho dân chúng tham gia vào các chương trình, dự án nhằm phát huy dân chủ, giúp công chúng ý thức thêm về công ích và quyền lợi chung của cộng đồng mình ở.  Và nhờ đó mà củng cố niềm tin và tạo sự đồng thuận của họ đối với các định chế chính trị.

*Cạnh Tranh & Mục Tiêu LB Có Thể Đạt Được Ở Một Số Nơi –Sau khi LB đề ra một chương trình, các TB hay các địa phương có thể không cần phải đợi LB vạch ra phương thức thực hiện chi tiết, mà tùy khả năng riêng của mình có thể làm trước LB và các nơi khác, để được chú ý cũng như được sự trợ giúp của Liên Bang .  Việc thực hiện mục tiêu có tính cách cạnh tranh này giúp cho các mục tiêu mà LB đề ra có thể sớm đạt được.

*Nhiều Chọn Lựa – Hoa Kỳ là một quốc gia rộng lớn mà đường lối chính sách kinh tế, thuế khóa, xã hội, giáo dục, y tế lại khác nhau từ tiểu bang này sang tiểu bang khác, cũng như từ địa phương này sang địa phương khác trong cùng tiểu bang.  Do đó người dân có thể chọn lựa nơi mà mình đến cư trú để có thể hưởng những dịch vụ công cộng đó.  Thí dụ chọn mua nhà ở tiểu bang mà thuế thấp, trong đó có thuế tài sản, hay không có thuế trường học; dọn nhà đến Maryland để con cái hưởng giáo dục tốt của các trường công lập; đến Virginia để hưởng nhiều dịch vụ xã hội  y tế dành cho người già và người khuyết tật.  Thậm chí có người nghĩ rằng sẽ dễ sống đạo hạnh hơn nếu di dời đến Utah, tiểu bang chỉ có 3 triệu cư dân mà 63% theo đạo Mormon, hầu như mọi nơi cấm bia rượu; tuy nhiên xin đừng lái xe sang Nevada, nơi cờ bạc  gái điếm đều hợp pháp!

*Linh Động Đối Với Các Tôn Giáo –  Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều tôn giáo. Khởi thủy là những người theo đạo Tin Lành (Protestant, nay thường được gọi là Christian), kế đó là những người Thiên Chúa giáo/ Công giáo (Catholic), Do Thái giáo, Hồi giáo, Phật giáo vv.  Ngày nay chúng ta thấy nhan nhãn khắp nơi các nhà thờ Tin Lành (Baptist church), nhà thờ Thiên Chúa giáo (Catholic church), nhà thờ Do Thái giáo (synagogue), nhà thờ Hồi giáo (mosque), chùa Phật giáo (Buddist temple, pagoda), những nhà cầu nguyện khác.  Nói chung, tín đồ các tôn giáo này đi đến các nơi đây tuy không thường xuyên bằng ở các nước Á Rập, Ấn Độ hay Nigeria.  Ở những tiểu bang tập trung nhiều nhà thờ Công giáo như New York, New Jersey, Rhode Island, Connecticut, Massachusetts, không có án tử hình, hoặc nếu có, thì cũng ít mang ra thi hành.  Do đất đai rộng lớn, tín đồ có nhiều chọn lựa nơi để xây lên cơ sở tôn giáo của mình.  Quyết định của họ buộc phải theo luật lệ về qui định vùng ở địa phương (zoning code) của chính quyền địa phương trong đó ý kiến cư dân lân cận là yếu tố quyết định –nếu cư dân phản đối, họ sẽ tìm nơi khác, tránh được có những xung đột đáng tiếc có thể xảy ra sau này.

  • NHỮNG BẤT LỢI

    Tuy nhiên, LBC cũng có thể đem lại những bất lợi, như sau:

*Gây Phức Tạp và Bối  Rối— Vì mỗi TB, mỗi địa phương có luật lệ riêng, cho nên một công dân sẽ thấy bối rối không biết hành vi của mình có “hợp pháp” chăng.  Chẳng hạn, bạn có một cơ sở sản xuất rượu nho ở California, bạn sẽ mất thời giờ tìm xem là rượu nho có được phép gửi sang Virginia không, và thuế suất  bán (sales tax) là bao nhiêu; cũng câu hỏi đó đối với 48 TB, và ĐP khác! Về phía chính quyền, sự khác biệt về luật lệ có thể khiến cho sự phối hợp giữa các đơn vị chính quyền lân cận trở nên khó khăn trong một số công tác như về chửa lửa, cảnh sát, tội phạm vv.

*Tạo Thêm Xung Đột/Gây Bất Bình Đẳng –Liên Bang Chế giảm bớt mâu thuẩn xung đột như đã nói  phần lợi ích, nhưng cũng có thể tạo ra những mâu thuẩn xung đột khi mà thẩm quyền địa hạt không được ấn định rõ ràng, hay dễ lẫn lộn, tức là không có một luật lệ đồng nhất. Thí dụ bạn mang theo cần sa, hay súng đạn từ một tiểu bang cho phép sang biên giới một tiểu bang cấm đoán thì sẽ gặp phiền toái. Ngoài ra, vì luật lệ khác nhau, ngân sách khác nhau, thuế đóng khác nhau, mà người dân địa phương này có thể hưởng những dịch vụ hay được đối xử khác nhau và họ cảm thấy không công bằng.  Thí dụ trường công khu nhà giàu được xem là “tốt” hơn trường công khu nhà nghèo về cơ sở, phương tiện, phẩm chất giáo dục cũng như kỷ luật vv.

* Cạnh Tranh Có Thể Đưa Đến Thiệt Hại – Nói chung, Hoa Kỳ coi cạnh tranh là tốt.  Trong phạm trù liên bang chế, sự cạnh tranh giữa các tiểu bang để thực hiện các chương trình hay dự án do CQLB đưa ra, cũng được xem là lợi điểm đáng khuyến khích như trình bày trên.  Tuy nhiên có thể có vài trường hợp cạnh tranh có thể đưa đến thiệt hại. Thật vậy, tại mỗi tiểu bang hay những quận hạt hay thành phố lớn đều có một bộ phận phụ trách phát triển kinh tế (Department of Economic Development) mà mục đích chính là chiêu dụ những công ty lớn trong cũng như ngoài nước đến lập nhà máy, hãng xưởng ở địa phương mình, chủ yếu là tạo công ăn việc làm cho cư dân.  Để cạnh tranh với các địa phương khác, CQTB hay CQĐP có thể đưa ra những khuyến khích đầu tư  (incentives) hấp dẫn nhưng lại quá tốn kém, như giảm miễn thuế nhiều năm hay vĩnh viễn, xây dựng hạ tầng cơ sở theo yêu cầu của phía đầu tư.  Nếu không may, các dự án đầu tư này không thành công như dự toán, thì rõ ràng sự cạnh tranh tuy kéo được đối tượng về mình, nhưng lại là một thất bại về phúc lợi cho dân chúng trong nhiều năm sau.

* Không Dễ Qui Trách Nhiệm – Trong các quốc gia theo đơn nhất chế, khi xảy ra những biến cố trọng đại, thì công luận thường nhanh chóng –đôi khi không đúng– qui trách nhiệm cho chính quyền trung ương.  Hoa Kỳ  theo liên bang chế, ba cấp  chính quyền phân định không rõ ràng, nhưng công luận vẫn không khác.  Chẳng hạn, trong vụ đại dịch Covid-19 vẫn còn đang tiếp diễn, thì câu hỏi đầu tiên là chính quyền liên bang (nghĩa là cả Quốc Hội lẫn Tổng Thống)  và chính quyền các tiểu bang ai là phía chịu trách nhiệm trước tiên về sự phòng ngừa, phát hiện cũng như chuẩn bị y cụ, vv.   Theo hầu hết các phương tiện truyền thông và dân chúng,  thì Tổng Thống phải chịu trách nhiệm (có lẽ họ dựa theo Điều II, Khoản 3, theo đó ông đã không đề ra những các biện pháp mà ông cho là cần thiết và thích nghi (recommend … such Measures as he shall judge necessary and expedient).  Trong khi đó HP 1789 cũng đã dành nhiều quyền hành cho CQTB như đã đề cập ở trên, và trên thực tế trong mấy trăm năm naỵ CQTB và CQĐP đã đảm trách y tế công cộng trong địa phương mình.  Điều thú vị là khi Tổng Thống Trump tỏ ý muốn khôi phục kinh tế toàn quốc bằng cách yêu cầu các nhà máy, cơ xưởng mở cửa trở lại, thì nhiều Thống Đốc lại nhanh miệng tuyên bố đó là không thể được vì bịnh dịch còn đang hoành hành! Và quyền quyết định thuộc về CQTB.   Điều nghịch lý là trước đó, không vị nào xác nhận rằng “phòng chống bệnh” là quyền hay trách nhiệm của tiểu bang cả!   Rất tiếc đã không có những vụ kiện xảy ra để qui trách nhiệm về ai  — CQLB, CQTB hay CQĐP– để người dân có dịp nghe phán quyết của các quan tòa.

Liên Bang Chế Và Hành Chánh Công Quyền

Đến đây, qua những quan hệ suôn sẻ cũng như gập ghềnh giữa liên bang và tiểu bang, cũng như lợi và bất lợi của LBC, cùng với sự xét xử của hệ thống Tòa Án Liên Bang, chúng ta có thể nhìn được nước Mỹ gần hơn một chút. Những khái niệm mà chúng ta thường nghe như những lý tưởng cao siêu đã trở thành “cụ thể” hơn một chút.  Trong Hiến Pháp cũng như trong 27 Tu Chính Án, không có thuật ngữ “tam quyền phân lập” (separation of powers), như một nguyên tắc, một triết lý chính trị rõ ràng.  Ngay từ thành lập, “Tư Pháp” đã bị coi nhẹ hơn hai quyền kia qua thời lượng thảo luận cũng như những chi tiết ghi ra, đáng chú ý là các thẩm phán không buộc phải do dân bầu như Tổng Thống hay dân biểu và thượng nghị sĩ, mà lại tại vị trọn đời.  Qua thời gian, LBC được định hình và phát triển, nhờ phần lớn ở khả năng của các thẩm pháp liên bang các cấp.  Chúng ta cũng không thấy thuật ngữ “kiểm soát và quân bình” (check and balance). Họa chăng người ta chỉ thấy vài lần trong The Federalist Papers khi 2 tác giả Hamilton và Madison dùng đến chữ “check” để nói về mối quan hệ giữa Lưỡng Viện Quốc Hội mà thôi, khi thấy Hạ Viện được dành cho quá nhiều quyền ; chứ hai ông không viết là dùng chữ “check” để đề cập đến việc dùng quyền này để kiểm soát quyền kia.  Và khi đề cập đến liên bang chế thì đọc lại nhiều lần, chúng ta cũng chẳng thấy từ  “liên bang chế” (Federalism) mà chúng ta đề cập trên đây xuất hiện trong Hiến Pháp và các Tu Chính Án. Thông thường khi nghe nói đến tranh chấp giữa Liên Bang và Tiểu Bang, chúng ta nghĩ đó là tranh chấp “trên dưới” và  thường liên tưởng đến những quyết định hành chánh công quyền.  Mà thực ra đây là những tranh chấp của 2 phía đều có chủ quyền (sovereignty), lẫn quyền (rights) và thẩm quyền (authority) tuy 2 loại quyền sau này có thể bị tranh cãi. Như vậy đó là tranh chấp thuộc phạm trù chính trị. Thêm yếu tố đảng phái, chủng tộc nữa thì lại càng phức tạp.  Tuy nhiên, một nền hành chánh công quyền thích hợp, hữu hiệu cũng có thể giúp giảm bớt các phức tạp này.

Người Mỹ hình như chỉ xem LBC là công cụ để bảo vệ tự do, hơn là để thực thi công bằng xã hội, một đối tượng mà họ khá dè dặt khi đề cập tới, nhất là phía bảo thủ. Phía cấp tiến tuy muốn tập quyền để thực thi chính sách liên bang, trong đó có công bằng xã hội, nhưng cũng chỉ tới đó mà thôi, chứ không đẩy mạnh để hy vọng tạo nên một cơ chế bền vững.  Những người nghiên cứu hành chánh chắc không quên không khí chống chiến tranh Việt Nam, giấc mơ cải tạo xã hội Great Society, tinh thần hăng say của các học giả hành chánh trẻ đã cho chào đời học thuyết “Tân Hành Chánh Công Quyền” (New Public Administration) chủ trương hành chánh công quyền phải có nhiệm vụ cải tạo xã hội trong đó thực hiện công bằng xã hội phải là mục tiêu hàng đầu. Nhưng chủ trương này hình như lần lần đi vào quên lãng. Do Syracuse University (New York) khởi xướng, lần đầu tiên họ họp ở Minnobrook vào tháng 9/1968, đến nay chỉ có thêm 2 lần họp nữa mà thôi  –vào năm 1988 và 2008, nghĩa là 20 năm những “con ve sầu hành chánh” mới gặp nhau một lần!  Cuộc cải tổ hành chánh kéo dài 6 tháng do Phó Tổng Thống Al Gore chủ trì kết thúc với phúc trình “The Report of The National Performance Review” đệ trình Tổng Thống Bill Clinton ngày 7/9/1993 chủ yếu nhằm vào việc giản dị hóa thủ tục hành chánh và sự du nhập các nguyên tắc quản lý khu vực tư vào khu vực công để giảm bớt chi phí, chứ không đề cập gì đến liên bang chế, có lẽ vì nó thuộc phạm trù chính trị cũng như những phức tạp đã đề cập ở đoạn trên.

Toàn cầu hóa làm giàu thế giới, khiến cho sự cách biệt giàu nghèo giữa các nước giảm đi.  Nhưng trong nội bộ các quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, bất bình đẳng về lợi tức (BBĐLT, income inequality) tăng thêm.  Như trình bày, đảng Dân Chủ luôn luôn có chương trình kế hoạch giảm khoảng cách biệt này, nhưng điều nghịch lý là tại những tiểu bang mà Dân Chủ nắm quyền lập pháp, BBĐLT lại càng ngày càng tăng. Một nghiên cứu của kinh tế gia James Galbraith cho thấy 14 tiểu bang mà mức gia tăng về BBĐLT cao nhất đã bỏ phiếu cho ứng viên Tổng Thống Hillary Clinton trong cuộc bầu cử tháng 11/2016.  Trong khi đó 7 tiểu bang với mức gia tăng BBĐLT thấp đã dồn phiếu cho Donald Trump. Và ông kết luận rằng sự tương ứng giữa mức thay đổi BBĐLT và kết quả bầu cử thật là kỳ lạ (Kettl, 2020, p. 158)

Trong hành chánh công quyền, hình như người Mỹ cũng không quá coi trọng “kinh nghiệm”.  Họ quan niệm kỹ năng lãnh đạo, quản lý có thể chuyển đổi (transferable skills), nghĩa là lãnh đạo thành công một công ty thì sẽ thành công ở một cơ quan công quyền hay một địa phận hành chánh, do đó mà mỗi lần Tòa Bạch Ốc thay đổi chủ nhân là mỗi lần có những vị chỉ huy mới  (political appointees) cho nhiều cơ quan, ngay cả cơ quan rất chuyên môn mà người mới lại thiếu chuyên môn.  Họ có thể, mà cũng là không thể, thành công. Quá khứ đã chứng minh điều đó.  Một người lãnh đạo thành công một đại công ty, không nhất thiết sẽ thành công khi lãnh đạo một cuộc chiến tranh; một người lãnh đạo một hội đua ngựa quyền quý, nhưng lớ ngớ khi phải chỉ huy cứu trợ khẩn cấp nạn nhân bão Katrina.  Có người sau một thời gian đã thành công, thì lại đi, không dùng kinh nghiệm và kỹ năng cho cơ quan cũ, nhường chỗ cho người mới tới … bắt đầu học việc. Sự thiếu vắng những viên chức uy tín làm việc lâu năm và có nhiều kinh nghiệm ở trung ương để liên lạc với địa phương cũng là một thiệt thòi cho thể chế liên bang Hoa Kỳ.

Hình như người Mỹ cũng không coi trọng hành chánh công quyền lắm.  Đến nay, họ vẫn còn luận bàn về vai trò của chính trị và hành chánh, vẫn coi trọng quản lý khu vực tư hơn.  Sau Thế Chiến Thứ Hai, trong khi nước Pháp mở Ecole Nationale d’ Administration (ENA) để đào tạo chuyên sâu cán bộ hành chánh trung ương, và lần lượt nhiều viện hành chánh vùng (instituts regionaux d’administration) đào tạo cán bộ hành chánh địa phưong, trong đó khá uy tín là Ecole nationale d’adminstration municipal ENAM, nay là Institut national d’études territoriales, INET) , trong khi  tại Hoa Kỳ, các trường Đại Học dò dẫm cung cấp chương trình MPA, với những môn học tương đối tổng quát cho sinh viên đã tốt nghiệp mọi ngành đại học. Triết lý giáo dục của Hoa Kỳ là giúp anh những điều tổng quát, để ra đời anh tự trau dồi thêm cho thích nghi với địa phương, với hoàn cảnh, và tình thế.  Nhưng một số không nhỏ, sau khi ra trường một thời gian, “đủ lông đủ cánh” thì bay đi nơi khác hay cơ quan khác! Do đó mà hành chánh công quyền Hoa Kỳ tương đối thiếu người kỳ cựu kinh nghiệm.

Liên Bang Chế Và Yếu Tố Truyền Thống

Các tranh cãi đó phản ánh văn hóa chính trị (political culture) của các địa phương.  Nói cách khác những qui luật của chính trị Mỹ thay đổi khi quan niệm và quan điểm của người công dân thay đổi. Ngày xưa sự thay đổi của người dân chủ yếu nhờ giáo dục học đường, chậm nhưng vững chãi. Ngày nay lực lượng truyền thông quá lớn và ảnh hưởng quá mạnh, các công dân “am tường” (informed citizens) dễ bị cung cấp “thông tin dõm” (fake information) đến một cách ào ạt, mà họ lại không có đủ thời giờ để chọn lọc, đánh giá chúng. Trong một chừng mực nào đó, có thể nói  cư dân các thành thị lớn đông dân dễ bị nhiễu tin hơn cư dân miền quê thưa thớt.  Do đó tìm hiểu văn hoá chính trị Hoa Kỳ thì cũng cần tìm hiểu  thêm về văn hóa chính trị truyền thống và địa phương . Đa số người Việt chúng ta không định cư và sinh sống ở các vùng nông thôn Hoa Kỳ, tuy nhiên nếu có dịp “nhìn lại” qua phim ảnh, sách báo, có thể chúng ta sẽ hiểu biết và “thấm” phần nào cái truyền thống địa phương đó.

 Alexis de Tocqueville, một học giả trẻ người Pháp khi sang Hoa Kỳ 9 tháng (1831-1832) để nghiên cứu chế độ lao tù của nước này, khi về nước đã không tiếc lời ca tụng sinh hoạt của các thành phố Mỹ vùng New England thủa đó.  Trong nhật ký, ông tỏ ra thích thú về các thành phố được đặt tên mang dấu vết lịch sử hay quê hương cũ như Ethena, Troy, Rome, Liverpool, vv. bên cạnh những cánh rừng đầy hoang dã  (sauvagerie).  Trong Chương 5 của quyển Democracy in America (dịch từ nguyên bản tiếng Pháp De la Démocratie en Amérique: Les Grands Thèmes), Tocqueville viết: “Các thị trấn nhỏ là nơi hội họp duy nhất, bắt nguồn một cách tự nhiên là bất cứ ở đâu người ta tụ họp, là nó tự hình thành …  Con người tạo dựng các vương quốc, các nước cộng hòa, nhưng các thị trấn nhỏ dường như nảy sinh ra từ bàn tay của Chúa.” Trải qua hơn hai trăm năm, các thị trấn lớn nhỏ thay đổi nhiều, nhưng cái truyền thống đó vẫn giữ lại tuy ít, nhưng mỗi khi lễ hội, bầu cử, hay khi địa danh được nhắc nhở trong phim ảnh, một người con địa phương thành danh, hay hy sinh vv., cái truyền thống hào hùng đó chợt sống lại và gắn kết điạ phương với nhau, không khác chi làng quê chúng ta trên cả 3 miền Bắc Trung Nam.  Tinh thần truyền thống nhen nhúm này dễ bùng lên khi có nhân tố mới, chẳng hạn chủ nghiã dân túy (populism) trong kỳ bầu cử 2016 đưa đến thắng lợi cho Tổng Thống Donald J. Trump.

Đã có nhiều người phê phán về LBC Hoa Kỳ. Kettl (2020), một tác giả khá nổi tiếng về nền hành chánh Hoa Kỳ, viết: “Liên bang chế có thể là một khám phá cốt lõi nhằm xây dựng và duy trì nền Cộng Hòa Hoa Kỳ. Nhưng nay nó không còn là chất kết chặt quốc gia với nhau, mà chỉ là động lực phân chia quốc gia mà thôi. Kết quả một nước Mỹ chia rẽ.” (trang 205).  Thật ra, LBC Hoa Kỳ tỏ ra không hoàn hảo ngay từ khi xuất hiện, mức độ hữu hiệu có lúc cao, có lúc thấp.  Nhưng nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay.  Có người đề nghị rằng muốn nó hữu hiệu thì cần phải tu chính Hiến Pháp 1789.  Nhưng thủ tục tu chính lại không dễ.   Theo Điều V, khi thấy cần thiết, Quốc Hội có thể đề nghị tu chính với 2/3 số phiếu Hạ Viện 2/3 số phiếu Thượng Viện.  Hoặc phải do Quốc Hội của 2/3 tổng số các tiểu bang, tức Quốc Hội của 34 tiểu bang. Ngoài ra, còn có tác giả đề nghị tăng cường quyền hạn của  cả hai bên liên bang lẫn các tiểu bang (Chemerinsky, 2008).  Trong thời đại kỹ thuật số tân tiến này, cũng đã có những tác giả, chẳng hạn do Koliba (2018) đề nghị  tạo lập những mạng lưới  (networks) để quản lý  hành chánh với gần 90.000 chính quyền,  gồm CQLB + CQTB + CQĐP hầu  tiện việc thi hành các chính sách công.   Người viết chỉ xin  ghi ra đây để quý độc giả có cơ hội thâm cứu.

                                                                                    ***

Đến đây, có thể nói chính Liên Bang Chế đã tạo ra nước Mỹ.  Nếu LBC không ra đời, nước Mỹ khó có thể hình thành và hùng mạnh như ngày nay.  Các nguyên tắc tam quyền phân lập được tạo ra ngay từ đầu là để tránh độc tài, bảo vệ dân chủ, cùng bảo vệ luật pháp –mà Hiến Pháp là luật cao nhất,  Khi tuyên thệ nhậm chức, không giống các nhà lãnh đạo các nước khác tuyên bố trung thành với tổ quốc nhân dân,  các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tuyên bố duy trì, bảo vệ và phòng thủ Hiến Pháp  (preserve, protect and defend the Constitution of the United States).  LBC không hoàn hảo, có những vấn đề cần giải quyết, trong đó có vấn đề bất bình đẳng về cơ hội và lợi tức, cũng như sự ổn định về mối tương quan quyền lực giữa CQLB + CQTB + CQĐP.

Điều hành hiệu quả Liên Bang Chế  do đó quả là không dễ.  Chúng ta thử suy gẫm về một đoạn dưới đây trích từ lá thư số 51 do James Madison viết trong quyển The Federalist Papers:

“Nhưng chính quyền tự nó là gì nếu không là điều tốt đẹp nhất trong những điều phản ánh bản chất con người? Nếu con người là những vị thánh, thì chính quyền sẽ không cần thiết.  Nếu những vị thánh cai trị con người, thì sự kiểm soát chính quyền từ trong nội bộ cũng như từ bên ngoài sẽ không cần thiết. Khi tạo lập chính quyền với con người cai quản con người, điều khó khăn nhất là ở điểm này: bạn phải cho phép chính quyền kiểm soát người bị trị; và kế đó buộc chính quyền kiểm soát lấy mình.”

 Nếu cần hiện đại hoá khái niệm trên, chúng ta có thể nói “chính quyền” ở đây là cả Chính Quyền Liên Bang, Chính Quyền Tiểu Bang và Chính Quyền Địa Phương ; và “người bị trị” là toàn thể công dân được thông báo đầy đủ (informed citizens), không phân biệt màu da, tôn giáo hay đảng phái.  Trong chính trị, không dễ gì thay đổi khẩu hiệu mà đôi khi chúng ta nghe hò reo thích thú “They get low, we get high”, thậm chí quá đà say máu “They get low, we kill them.”

Để kết luận, chúng ta có thể nhắc lại ý kiến của Huntington (2004) đã trích dẫn dưới tựa đề của bài viết này với ước vọng rằng kết quả cuộc thăm dò năm 1983 của 15 nước Tây Phương mà ông viện dẫn ngày nay không thay đổi nhiều.   Và người Mỹ sẽ tìm được những giải pháp thỏa đáng cho những vấn đề mới mà Liên Bang Chế Hoa Kỳ đưa ra.

Lê Văn Bỉnh

Virginia, tháng 9 năm 2020

(Trong mùa đại dịch Covid-19)

 ___________

*Chú Thích

Hiến Pháp Hoa Kỳ không đề cập đến chính quyền địa phương của các tiểu bang.  Tổ chức CQĐP/ TB  lại khá phức tạp,  không những khác nhau về tên gọi, diện tích, dân số, cơ cấu quản lý, vv. , mà tiếng Việt khó có từ ngữ để dịch cho đúng, hay có tổ chức tương đương để so sánh.  Nói chung, trong các sách bàn về “State and Local Government”, các tác giả Mỹ chia CQĐP/TB ra làm 2 loại: (1) những CQĐP với mục tiêu tổng quát (general-purpose local governments), thực hiện nhiều chức năng, như county, city vv. ; và (2) những CQĐP với mục tiêu đơn nhất (single-purpose local governments) chỉ thực hiện một chức năng, như school district chỉ lo về trường học. Tổng cộng gồm gần 90.000 chính quyền địa phương. Mỗi năm US Census Bureau đều có thống kê. Có thay đổi về các con số, nhưng không nhiều. Đề nghị độc giả truy cập website http://www. Census. gov/govs/cog nếu muốn biết thêm chi tiết.

Cũng cần lưu ý: Nhiều CQTB lắm lúc than phiền bị CQLB áp lực nặng nề, thì nhiều CQĐP cũng bất mãn không kém khi bị CQTB bức bách, đưa đến kiện tụng tại các Tòa Án, vì hầu hết các CQĐP không phải trực thuộc hành chánh theo cách chúng ta đã quen khi còn ở VN trước 1975.

  • Các CQĐP Với Mục Tiêu Tổng Quát – Người Mỹ xem đây là những bộ phận chính trị (political arms) hơn là những đơn vị hành chánh, vì chúng có đủ Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp mà tên gọi và quyền hạn khác nhau từ TB này sang TB khác.   Dưới đây là một số tổ chức:

Quận (County) – Người Việt ở Hoa Kỳ thường dùng chữ Quận để gọi cho tiện một county Hoa Kỳ, một bộ phận của hầu hết các TB.  Nước Mỹ có trên 3000 đơn vị như thế này. Thật ra, Quận của VNCH trước 1975 có thể lớn hay nhỏ hơn một county Mỹ, nhưng hoàn toàn khác với county về phương diện quản lý.  Quận Việt Nam là trung gian giữa Tỉnh và Xã, mà hai đơn vị này đều có tư cách pháp nhân, Hội Đồng (Tỉnh, Xã) do dân bầu, và có ngân sách riêng. Còn quận thì không có tư cách pháp nhân, cũng không có ngân sách. County là một địa phận hầu hết tương đối thôn quê. Tiểu bang Hawai chỉ có 3 counties, California có 57, Virginia có 96, Texas lại có đến 254.  Tại Virgina, mỗi county (cũng như city, sẽ đề cập) phải có những chức vụ sau đây do dân bầu lên, có nhiệm kỳ 4 năm. Đó là:  Treasurer, Sheriff, Attorney of the Commonwealth, Commission of Revenue, Clerk of Court (nhiệm kỳ 8 năm).  Bộ phận lãnh đạo county, gọi là Board of Supervisors (hay Board of Commissioners, County Board tại nhiều tiểu bang khác) mà mỗi supervisor của mỗi khu vực cũng do dân bầu, phụ trách thuê mướn nhân sự hành chánh và chuyên môn cung cấp dịch vụ. Ngân sách của County do thuế (sales taxes, property taxes), lệ phí (cung cấp nước, thu nhặt rác), tiền cho thuê tài sản, tiền phạt giao thông, tòa án và các trợ giúp của tiểu bang và liên bang. Đơn vị hành chánh căn bản của nhiều tiểu bang là county. Louisiana gọi nó là parish; Alaska gọi là borough.  Toàn quốc có trên 3000 counties và tương đương.

Thành Phố (City) Có tác giả dùng municipality đồng nghĩa với city.  Nhưng đa số , trong đó có US  Census Bureau, dùng municipality để chỉ city và town. Thành phố được thành lập (incorporated) theo luật tiểu bang, và hoạt động theo một bản điều lệ (charter) do lập pháp tiểu bang phê chuẩn, hay theo luật TB (như tại California).  Tại Virginia, thành phố được thành lập theo một đạo luật của lập pháp Virginia; hay theo thủ tục tư pháp tại một tòa sơ thẩm (circuit court) ở county nơi thành phố này toạ lạc. Phải hội đủ những điều kiện chính đáng, trong đó có các điều kiện về dân số, mật độ, lý do (tạo thêm lợi ích cho đơn vị mới cũng như cho các đơn vị hành chánh lân cận).  Thành phố thường đông dân hơn thị trấn.  Sau khi thành lập, các thành phố và thị trấn trở nên tự trị, không được trông cậy vào đơn vị cũ để cung cấp dịch vụ nữa; thuế thường cao hơn. Có những thành phố sau khi thành lập càng ngày càng phát triển; đôi khi trở nên xung đột với tiểu bang đưa tới kiện cáo.  Nhưng cũng có những thành phố sau 5-7 năm thì “phá sản” và phải quay về với county cũ.  Các thành phố có thể được điều hành theo một trong những hình thức sau đây: (1) Thị-Trưởng Hội Đồng (Mayor- Council): Dân bầu lên Hội Đồng, Thị Trưởng và một số viên chức khác, như ủy viên thuế vụ, thủ quỹ à Thị Trưởng tuyển chọn các viên chức phụ trách công chánh, tài chánh, an toàn, phát triển cộng đồng, công viên vv. (2) Hội Đồng- Quản Lý Viên (Council- Manager): Dân bầu Hội Đồng à  Hội Đồng bổ QLV (có thể là 1 thành viên của HĐ) à QLV bổ chuyên viên. (3)  Ban Ủy Viên Thành Phố (City Commission): Dân bầu ra một số ủy viên, mỗi vị phụ trách phần vụ chuyên môn à một vị sẽ được đề cử đảm trách việc họp hành để phối hợp công tác.   Hình thức (1) taọ một chính quyền mạnh, thường áp dụng cho các thành phố lớn, đông dân, giàu có. Hình thức (2) khá hữu hiệu. Có vài thành phố mà Hội Đồng Thành Phố (City Council)  quản lý rất khéo bằng cách mướn City Manager giỏi;  thuê các counties lân cận cung cấp dịch vụ (xã hội, pháp lý ) cho cư dân mình, không phải tốn kém nhiều cho nhân sự, hành chánh.

Thị Trấn Lớn – Thị Trấn Nhỏ (town và township), thường ít dân hơn county và city. Khi dân số tang  nhiều, town có thể xin trở thành city; và khi dân số giảm, chúng dễ mất tư cách này và nhập vào county, như trường hợp của các city.  Hiện nay chỉ tồn tại ở 20 TB, chủ yếu Vùng Northeast và Midwest. Hằng năm, toàn thể dân chúng trong town họp khoáng đại hội nghị; đưa ra phương hướng hoạt động, bầu ra các viên chức, thông qua các qui định, biểu quyết ngân sách, ấn định thuế suất vv. Township, ít dân hơn town, và thôn dã hơn, thường được quản lý bởi những viên chức bán thời gian, hay tự nguyện. Theo thống kê 2007, Hoa Kỳ có 16.519 towns và townships, chỉ giảm 110 so với mười năm trước đó. (Bownan & Kearney, 2012, p. 266).

  • Các CQĐP Với Mục Tiêu Đơn Nhất

Còn được gọi là những khu đặc biệt (special districts).  Đây là những đơn vị chính quyền độc lập, được thành lập nhằm một mục tiêu hạn chế và đặc biệt.  Mỗi năm đều có những khu đặc biệt mới ra đời, và những khu đặc biệt hiện hữu biến đi. Nói chung, các CQĐP loại này được thành lập vì lý do kỹ thuật/tài chánh (chẳng hạn dự án dẫn nước sạch hay dự án cống rãnh buộc phải qua ranh giới của một hay nhiều counties hay thành phố khác), hay vì lý do chính trị (phòng chống lũ lụt, bảo vệ môi sinh). Nhưng loại CQĐP phổ biến nhất trên toàn quốc có lẽ là các học khu (school district).  Số học khu mỗi tiểu bang lại khác nhau, tùy theo truyền thống hơn là tùy theo số học sinh.  Thí dụ California có tới 1.025, Texas đến 1.079.  Có vài TB, học khu còn bao gồm các trường đại học cộng đồng (community college).  Toàn quốc có khoảng 14.000 học khu độc lập.  Đối với các trường công, học khu chịu hoàn toàn trách nhiệm trong 32 tiểu bang; hầu hết trách nhiệm trong 8 TB; một phần trách nhiệm trong 5 TB.  Riêng 5 TB còn lại gồm Alaska, Hawaii, Maryland, North Carolina và Virginia, không có học khu độc lập, hay nói khác đi toàn TB chỉ xem như chỉ có một học khu.   Học khu được điều hành bởi  một hội đồng (board), thường gồm 3 người trở lên, được dân bầu trực tiếp, không mang tính đảng phái; có nhiệm vụ quản lý ngân sách học khu, thuê trưởng học khu (school superintendent) mà ở nhiều nơi lương lại cao hơn cả lương thống đốc tiểu bang.

 

Tài Liệu Tham Khảo

 

Blakeman J. & Banks C. (2018).  The US Supreme Court, New Federalism, and Public Policy. In Controversies in American Federalism and Public Policy. Ed. Christopher P. Banks. New York, NY: Routledge.

Chemerinsky, Erwin (2008). Enhancing Government: Federalism for the 21st Century. Stanford, CA: Stanford University Press.

Drake, F. & Nelson, L. (1999). States’ Rights and American Federalism: A Documentary Historỵ.  Westport, CT: Greenwood Press                  

Elazar, D., Carroll R., Levine E. & Angelo, D. (Ed.). (1989).  Cooperation and Conflict: Readings in American Federalism. (11th ed.).  Itaska, IL: F. E. Peacock Publisher.

Gelm, Richard (2008).  How American Politics Works: Philosophy, Pragmatism, Personality and Profits. Newcastle, UK:  Cambridge Scholars Publishing.

Huntington, Samuel (2004). Who Are We? The Challenges to America‘s  National Identity. New York, NY:  Simon & Schuster.

Kettl, Donald (2020). The Divided States of America: Why Federalism Doesn’t Work. Princeton, NY: Princeton            University Press.

Koliba, C., Meek, J., Zia, A. & Mills, R. (2018).  Governance Networks in Public Administration and Public Policy.             (2nd ed.).   New York, NY: Routledge.

Lê Văn Bỉnh.  Câu Chuyện Nợ Nần Nước Mỹ.  Hành Chánh Miền Đông số 17 (2012).  Có thể còn được giữ lại trên một vài Website với tựa đề “Câu Chuyên Nợ Nần Của Chính Phủ Hoa Kỳ”.  Tác giả có thể gửi bản thảo nếu độc giả yêu cầu.  Địa chỉ: levanbinh4303@yahoo.com

May, C & Ides, A. (2013) Constitutional Law: National Power and Federalism. (6th ed.) New York, NY: Wolters Kluwer Law & Business.

Plano, J. & Greenberg, M. (2002). The American Political Dictionary. Belmont, CA: Wadsworth.

Peaslee, L. & Swartz, N. (2014). Virginia Government: Institutions and Policy. Thousand Oaks, CA: Sage.

Posner, P & Conlan, T. (2016). European-Style Federalism’s Lessons for America.  In State and Local Government: 2015-2016 Edition. Ed. Kevin B. Smith. Thousand Oaks, CA: Sage.

Rozell, M. & Wilcox, C. (2019) Federalism: A Very Short Introduction. New York, NY: Oxford University Press.

Smith, K. & Greenblatt A, (2018). Governing States and Locations. (6th ed). Thousand Oaks, CA: CQ Press.

Views: 328

Câu Chuyện Nợ Nần của Chính Phủ Hoa Kỳ

Lê Văn Bỉnh

Trong một bức thư gửi cho một người bạn, vị Bộ Trưởng Ngân Khố đầu tiên của Hoa Kỳ Alexander Hamilton (hình trên tờ giấy bạc $10), đã viết:

Quốc trái, nếu không dư thừa, sẽ là quốc phúc đối với chúng ta. Nó sẽ là một chất xi măng có tác dụng mạnh mẽ gắn chặt Liên Hiệp của chúng ta lại. Nó còn đưa đến sự cần thiết duy trì thuế khóa tới mức độ nào đó, nếu không bị áp chế, sẽ là một kích thích cho nền kinh tế.

Hamilton đã viết những lời trần tình trên vào năm 1780, tức trên hai trăm ba mươi năm về trước, để giải thích vì sao quốc gia tân lập này cần huy động quốc trái để trả dứt nợ mà một số tiểu bang còn mắc trong cuộc chiến tranh giành độc lập từ nước Anh. Quan điểm của ông đã thắng thế thời bấy giờ.  Và quốc trái Hoa Kỳ hình thành từ đấy .

Nhiều người khi biện minh cho việc chính phủ vay nợ, đã cố tình bỏ đi mấy chữ “if it is not excessive” trong câu “A national debt, if it is not excessive, will be to us a national blessing.”

Có lẽ chỉ vì Hamilton đã không cho biết đến mức độ nào thì nợ bị gọi là “dư thừa”, cho nên vấn đề quốc trái đã không ngừng được bàn cãi trong những thập niên vừa qua khi mức nợ cứ lần lần lên cao, và “nổ tung” ra từ giữa năm 2011 khi cần phải quyết định xem đến đâu thì được xem là mức nợ không được phép vượt qua (debt ceiling). Báo chí của cộng đồng người Việt hải ngoại bỗng dưng cũng bị hai “chữ lạ” xâm nhập.  Đó là “Nợ trần”! Nếu tiếng Anh mà dịch ra dễ dàng như thế này, thì thiên hạ chỉ cần lật từ điển ra là xong, chứ cần chi phải mất thì giờ học ngữ pháp!

Chữ quốc trái trong bài này dùng để dịch chữ national debt. Nếu đề cập đến Hoa Kỳ mà thôi, nó cũng dùng để chỉ nợ liên bang (federal debt) mà chính phủ liên bang Hoa Kỳ vay mượn từ các nguồn trong và ngoài nước.

Thật ra đã từ lâu các nhà lãnh đạo trên thế giới đã sử dụng quốc trái để tài trợ những chi phí cần thiết.  Đế quốc La Mã, đế quốc Anh v.v. không những chỉ được xây dựng trên xương máu của binh sĩ, mà còn trên nợ nần để mua sắm vũ khí, tàu bè, quân trang, quân dụng. Và từ năm 1936, khi học thuyết của kinh tế gia John Meynard Keynes ra đời thống ngự chính sách kinh tế của hầu hết các nước Tây phương nhiều thập niên sau đó, thì vay mượn trở thành “chuyện thường ngày”. Không phải chỉ khi có chiến tranh lớn, chính quyền mới vay mượn nợ; mà trong thời bình, mỗi khi thấy cần thiết, chính quyền cũng vay mượn nợ như một công cụ cho chính sách kinh tế tài chánh. Thậm chí nhiều chính quyền còn vay mượn nợ để tài trợ cho những chương trình được xem là dân sinh để nhằm duy trì hay củng cố quyền lợi của cá nhân hay đảng phái của mình.

Song song với cuộc khủng hoảng nợ nần của chính phủ liên bang Hoa Kỳ, người ta cũng đang chứng kiến cảnh bên kia bờ Đại Tây Dương nhiều nước châu Âu trong Châu Âu Thống Nhất lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.  Bắt đầu từ Hy Lạp, rồi đến Ý, đến Tây Ban Nha v.v., vấn đề quốc trái đang đe dọa nền tiền tệ của khu vực sử dụng đồng euro.  Ban đầu nhiều người nghĩ nếu không có sự ra tay của “hiệp sĩ” Đức dưới một hình thức nào đó, thậm chí của “hảo hớn” Bắc Kinh mà ngũ tạng kinh tế cũng đang có vấn đề, thì tổ chức bên kia bờ Đại Tây Dương này, vốn đã được dày công thành lập với tham vọng đối kháng với sức mạnh kinh tế Hoa Kỳ, sẽ trở về giấc mơ nguyên thủy. Nhưng sau hội nghị thượng đỉnh European Leaders ngày 26/10/11 vừa qua, thì tình hình tài chánh của châu Âu đã bớt khẩn trương và các vấn đề sẽ được giải quyết theo hướng mà hội nghị đã vạch ra, tuy chi tiết thi hành cũng sẽ gây xích mích ít nhiều giữa các nước trong tổ chức, nhất là giữa Pháp và Đức.

MỘT CHÚT LÝ THUYẾT

Để tài trợ công chi, chính phủ thường sử dụng 2 biện pháp chính: thuế và vay mượn. Tại Hoa Kỳ, cả hai đều phải có sự chấp thuận của Quốc Hội: thuế thường được biểu quyết riêng biệt và vay mượn thường được thông qua khi biểu quyết ngân sách.  Lệ phí cũng giúp khá nhiều cho số thu[1], do các cơ quan hành chánh quyết định. Ngân sách hằng năm của liên bang mang tên niên lịch năm sắp tới, bắt đầu vào ngày 1 tháng 10 của niên lịch trước và chấm dứt vào ngày 30/9 niên lịch sau.  Thí dụ Ngân Sách 2012 bắt đầu ngày 1/10/2011 (đã được soạn thảo xong và chuyển sang quốc hội vào tháng Hai năm 2011 để Quốc Hội thảo luận và biểu quyết) và sẽ chấm dứt ngày 30/09/12.  Lý tưởng là số dự thu bằng số dự chi.  Đôi khi nền kinh tế bỗng nhiên phồn thịnh hơn dự tính, thì số thực thu có thể vượt quá số dự thu, nhờ căn bản thuế tăng lên, trong khi thuế suất vẫn không thay đổi. Khi số thực thu nhỏ hơn số thực chi thì xảy ra khiếm hụt ngân sách (budget deficit). Và khi số thực thu lớn hơn số thực chi thì là thặng dư ngân sách (budget surplus).

            Khi số thu (revenues) nhỏ hơn số chi (outlays), thì ý nghĩ đầu tiên là phải tìm cách nâng số thu lên, bằng cách tăng thuế suất các loại thuế hiện hành hoặc đặt ra các loại thuế mới. Giải pháp tăng thuế suất có thể đưa đến việc trốn thuế (tax evading), tức người bị đánh thuế sẽ không khai thuế, hoặc khai gian, mặc dầu biết đó là phạm pháp; hoặc họ tìm mọi cách để tránh thuế (tax avoiding) nếu có thể được, chẳng hạn không đi làm thêm nếu là cá nhân, hay tân tạo, sửa chửa máy móc dụng cụ theo luật định, mặc dầu không cần thiết, nếu là cơ sở thương mại. Cả hai hành vi trốn thuế và tránh thuế, nếu ở mức độ cao sẽ đưa đến thất thu cho ngân sách.  Ngoài ra, cả hai giải pháp tăng thuế hay ra thuế mới không phải dễ thực hiện, vì dễ đưa đến hậu quả chính trị không hay cho những nhân vật đề nghị, hay bỏ phiếu.

Một câu hỏi tự nhiên khác cũng được đặt ra: Tại sao khi dự trù ngân sách lại không bớt số dự chi để cho nó cân bằng với số dự thu? Thông thường vị Tổng Thống đương nhiệm, muốn chứng tỏ mình làm được việc, thường có khuynh hướng thêm chương trình này, dự án nọ v.v. dĩ nhiên đưa đến tốn kém hơn dưới thời người tiền nhiệm, hay ngay cả dưới tài khóa trước; hoặc để cứu nguy cho tình thế kinh tế suy thoái, thì lại tốn kém nhiều hơn. Dự trù chi thêm, nhưng lại không dám dự trù tăng thuế, nhất là phải tăng nhiều cho cân bằng. Khi thảo luận, các vị dân cử — nhất là các vị thuộc đảng đối lập — có thể đề nghị cắt bớt các khoản chi; nhưng chẳng mấy ai dám đề nghị tăng thuế, nhất là tăng thuế đụng chạm đến quyền lợi của cử tri, đặc biệt cử tri đã từng ủng hộ, hay có thể sẽ còn ủng hộ mình. Vai trò của các tay vận động hành lang (lobbyists) sẽ trở nên rất lợi hại đối với các công ty, các ngành nghề lớn (xe hơi, xăng dầu, nông nghiệp vv.)

            Khi Quốc Hội thảo luận cắt bỏ một số loại thuế, nhất là khi giảm thuế suất cho thuế hiện hành –đặc biệt thuế lương bỗng (payroll tax) và thuế lợi tức (income tax), dư luận thường lên án là cắt giảm thuế chỉ “giúp cho người giàu trở thành giàu thêm”. Câu chuyện này đã xảy ra từ thời Tổng Thống Reagan. Tái diễn ra dưới thời Tổng Thống G.W. Bush, khi nền kinh tế Hoa Kỳ đã có dấu hiệu suy thoái trước khi ông bước vào Tòa Bạch Ốc, chứ không cần phải đợi đến biến cố lịch sử 9-11-2001.  Có phải thực sự Đảng Cộng Hòa đã hai lần hành động vô lý và “điên rồ” hay không?

            Vì chủ trương giảm thuế suất để tăng thu cho ngân sách là một chủ trương tương đối mới, chỉ phổ biến từ đầu thập niên 1970, cho nên xin bàn thêm một chút. Thật vậy, từ khi phương pháp sản xuất hằng loạt (mass production) được áp dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ và nhiều nước khác trên thế giới, lý thuyết kinh tế dựa chủ yếu trên số cầu tổng gộp (aggregate demand): muốn kinh tế tăng trưởng cần phải nâng cao số cầu tổng gộp, tức cầu của những người tiêu thụ (consumption), cộng với cầu của những nhà đầu tư (investment) và cầu của chính phủ (government), tức (C + I + G) như thường viết vắn tắt. Theo Keynes, cung cầu không thể tự điều chỉnh; do đó muốn giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp, thì chính quyền cần ảnh hưởng đến cầu tổng gộp qua chính sách tài chính, tức tăng công chi. Theo lý luận này, thì một đô la chính phủ chi ra sẽ làm cho tổng sản lượng quốc gia tăng thêm nhiều hơn một đô la theo tác dụng số nhân (multiplier effect), và càng lớn hơn khi càng trao đổi nhiều lần hơn. Nói chung, cầu tổng gộp tăng kéo cung tổng gộp (hàng hóa và dịch vụ) tăng theo, làm cho kinh tế lớn mạnh thêm, và chính quyền sẽ thu nhiều được thuế hơn. Năm 1971, sau khi quyết định tách đồng đô la ra khỏi kim bản vị (tức không thể đổi đồng đô la để lấy vàng như trước đó), Tổng Thống Nixon tuyên bố: “Giờ đây tôi cũng là một người theo chủ nghĩa Keynes trong kinh tế học” (I am now a Keysian in economics).

            Sang đầu thập niên 1970, một số kinh tế gia thuộc trường phái “kinh tế dựa trên phía cung” (supply side economics, trong đó có Arthur B. Laffer[2], sau trở nên một thành viên của Economic Policy Advisory Board của Tổng Thống Reagan 1981-89), lý luận rằng việc giảm thuế suất không những không bớt mà còn tăng tổng số thu cho ngân sách nữa. Nếu tổng số thuế thu là tích số của thuế suất và căn bản thuế (tax base), như công thức dưới đây:

     Tổng số thuế thu =  (thuế suất) X (căn bản thuế),

thì khi giảm thuế suất đến một mức nào đó, căn bản thuế sẽ mở rộng ra, và chính phủ sẽ thu thuế vào nhiều hơn.  Theo một nghiên cứu, khi thuế suất lên cao đến 70%, như trường hợp Thụy Điển năm 1969, chính quyền giảm thuế suất, thì tổng số thu đã tăng lên.  Cơ sở cho lý luận của lý thuyết “kinh tế dựa trên phía cung” là: Giảm thuế suất sẽ khuyến khích và thúc đẩy người ta hăng hái làm việc hơn: người lao động cung cấp thêm sức lao động để làm thêm giờ, thêm jobs; các nhà sản xuất cung cấp thêm hàng hóa dịch vụ, các nhà tư bản cung cấp thêm vốn để đầu tư vv. Và Chú Sam sẽ có thêm tiền thuế bỏ vào túi, nhiều hơn khi không giảm thuế suất.

            Một thí dụ giản dị hoá: Giả sử có 10.000 người đang thất nghiệp, và mỗi người hưỏng trợ cấp thất nghiệp 1.300 đô la/tháng.  Nếu có jobs mở ra cho họ, trung bình 2.000/tháng và thuế suất là 20%; như vậy khi đi làm, họ sẽ lãnh 1.600 đô la/tháng, không hơn trợ cấp thất nghiệp bao nhiêu và chưa chắc họ muốn đi làm ngay.  Bây giờ, nếu giảm thuế bằng cách hạ thuế suất xuống chỉ còn 10%, nếu đi làm mỗi người sẽ lãnh 1.800 đô la/tháng. Họ có thể suy nghĩ lại. Nếu tất cả đều đi làm, thuế chính phủ sẽ thu: 2.000 x 10% x 10.000 = 2.000.000 đôla/tháng.  Đó là chưa kể đến số tiền tiêt kiệm lớn vì  không còn phải trả cho trợ cấp thất nghiệp:  13.000.000 đôla/tháng.

            Ứng cử viên Tổng Thống Ronald Reagan đã đưa ra chương trình giảm khiếm hụt ngân sách và nợ nần liên bang như một trong những chủ đề tranh cử. Thắng cử vẻ vang, ngày 20/1/81, ông tuyên bố như sau về chuyện nợ nần trong bài diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên:

Đồng bào và tôi, với tư cách cá nhân, có thể sống quá phương tiện của chúng ta bằng cách vay mượn, nhưng chỉ trong một thời gian hạn định mà thôi.  Vậy thì, nói chung như một quốc gia, chúng ta có nên nghĩ rằng chúng ta không bị ràng buộc bởi cùng cái giới hạn đó hay chăng? Chúng ta phải hành động ngay bây giờ để duy trì mai hậu. Và đừng để hiểu lầm. Chúng ta sẽ bắt đầu hành động, bắt đầu ngay hôm nay.”

Ông lại còn quả quyết: “Chính quyền không là một giải đáp cho vấn đề; chính quyền mới chính là vấn đề.” Ông đã thành công trong việc thuyết phục quốc hội chịu giảm thuế suất lợi tức (từ 70%, xuống còn 50% năm 1984, rồi chỉ còn 33%; rồi với cuộc cải cách thuế khóa  năm 1986, thuế lợi tức chỉ còn 2 thuế suất 28% và 15% khi ông mãn nhiệm kỳ 2). Ông cũng tận lực cắt giảm tổng công chi của chính phủ liên bang, từ 23,5% TSLQG năm 1983 xuống còn 21,2% năm 1989.  Chỉ riêng trong lãnh vực quốc phòng, ông cũng làm cho các vị dân cử bùi tai thông qua kế hoạch tốn kém “Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao” (Star War), lôi cuốn Liên Xô phiêu lưu vào cuộc thi đua võ trang, và cuối cùng tan rã, chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh không một phát súng như chúng ta đã biết. Và kết quả sau 2 nhiệm kỳ là: khiếm hụt từ 73.845 tỷ (tài khóa 1981) 152.481 tỷ (tài khóa 1989), và nợ liên bang cùng thời đã tăng theo, từ 909.050 triệu tỷ lên 3.206.564 triệu, tức trên 3,2 ngàn-tỷ (3.2 trillion).  Nói cách khác, nợ nần tính bằng ngàn-tỷ bắt đầu từ thời Reagan![3]

            Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh ở đây: Khiếm hụt ngân sách và quốc trái không phải là các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả của chính sách kinh tế, vì các mục tiêu chính của chính sách kinh tế là chống lạm phát, tạo công việc làm, tăng lợi tức cho dân chúng. Thật vậy, dưới thời Reagan, ngân sách năm nào cũng khiếm hụt – năm ít hơn, năm nhiều hơn – và quốc trái mỗi năm đều tăng về số lượng, cũng như về tỷ lệ so với tổng sản lượng quốc gia (Quốc Trái/TSLQG)[4], nhưng nhờ chính sách cắt giảm thuế và chủ trrương tháo gỡ các ràng buộc (deregulation, chẳng hạn không còn qui định giá cả, lệ phí, không hạn chế địa lý hoạt động của các ngân hàng v.v.) mà nền kinh tế Hoa Kỳ bành trướng thêm ra hơn 30% trong thời kỳ 7 năm hồi phục. Chỉ riêng năm 1984, mức tăng trưởng kinh tế lên con số kỷ lục 6,8%. Về phương diện nhân dụng, đã có thêm 20 triệu công việc làm; tỷ lệ thất nghiệp giảm dần, chỉ còn 5,3% vào năm 1989. Tỷ lệ lạm phát năm 1980 (trước khi Reagan nhậm chức) xuống phân nửa, tức chỉ còn 6,2% vào năm 1982; rồi lại xuống thêm phân nửa vào năm sau đó, tức 3,2%, nghĩa là gần đạt mức lý tưởng 3% mà các kinh tế gia xem là lúc nền kinh tế toàn dụng. Cũng dưới thời Reagan, lợi tức khả dụng thực (real per capita disposable income, tức lợi tức khả dụng sau khi điều chỉnh lạm phát) đã tăng lên 18%, khiến cho mức sống của dân chúng được nâng cao nhiều.

            Lúc đầu, nhiều kinh tế gia không mấy tin tưởng vào hiệu quả của nguyên tắc giảm thuế theo lý thuyết kinh tế dựa trên phía cung. Nhưng về sau, khi nó phát huy đầy đủ tác dụng thì kết quả rất khả quan. Thực vậy trong tài khóa 1986, khiếm hụt ngân sách lên đến con số kỷ lục: 221 tỷ. Nhưng trong 3 tài khóa kế tiếp sau đó, thì khiếm hụt chỉ còn là 149,8 tỷ; 155,2 tỷ và 152,5 tỷ. Một vài tác giả còn dành công lao cho lý thuyết này khi kể đến sự ra đời và phát triển của các đại công ty như Microsoft, Intel, Wal Mart v.v.

            Trên đây là lời giải thích rất đơn sơ cho biết vì sao những chính quyền sau đó vẫn còn chuộng các biện pháp giảm thuế.

KHIẾM HỤT NGÂN SÁCH VÀ QUỐC TRÁI

Khi ngân sách khiếm hụt, thì chính quyền đi vay nợ để tài trợ các khoản chi, nếu không thể thu thuế đủ để trang trải.  Nhìn lại lịch sử của Hoa Kỳ trong một trăm năm vừa qua, chúng ta thấy rằng không phải đợi đến khi có chiến tranh, thì ngân sách mới thâm thủng; mà ngay trong thời bình chính phủ cũng phải vay mượn, tuy thường ít hơn.

            Thật vậy từ tài khóa 1909 đến 1917, tỷ lệ quốc trái so với tổng sản lượng quốc gia (TSLQG) chỉ trong khoảng 2% – 3%.  Mười tài khóa thời bình (1930-1940) do ảnh hưởng của cuộc Đại Suy Thoái Kinh Tế (Great Depression), tỷ lệ này lên từ 17,90% lên 50,85%.  Các biện pháp can thiệp khá thành công của nhà nước dưới thời Tổng Thống Franklin D. Roosevelt (1933-1945) vào lãnh vực kinh tế tài chánh, cùng sự ra đời của học thuyết của John M. Keynes về vai trò tích cực của chính quyền trong việc giải quyết thất nghiệp như đã đề cập là một bước ngoặc quan trọng giúp chính quyền càng ngày càng thêm bạo dạn trong việc sử dụng nợ nần trong thời bình.

Thế Chiến Thứ Hai là một biến cố gây tốn hao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ so với tất cả những biến cố trước đó:  Tài khóa 1946, ngân sách khiếm hụt 17.389 triệu, đưa quốc trái tích lũy lên mức 269.422 triệu, tức 129,98% TSLQG.  Nhưng trong sáu tài khóa kế tiếp, ngân sách đều thặng dư, nợ được trả dần; quốc trái chỉ còn bằng 74% TSLQG (1952).

Từ đó đến năm 1997, ngoại trừ một năm thặng dư (1960), ngân sách liên bang đều khiếm hụt, nhưng tỷ lệ Quốc Trái/TSLQG lại giảm dần (phần lớn nhờ TSLQG tăng nhanh), thấp nhất là 33,84% (1981), rồi lại tăng lên. Cuối nhiệm kỳ của Reagan (1989), tỷ lệ này là 54,68%. Và cứ thế mà tăng thêm.  Đến nhiệm kỳ 2 của Bill Clinton, thì có bước ngoặc rất lịch sử: liên tiếp 4 tài khoá (1998, 1999, 2000 và 2001), ngân sách đều thặng dư. Được như thế, một mặt, là do giảm chi: trung bình mỗi năm chi tiêu thực (đã điều chỉnh lạm phát) chỉ tăng 1,5% TSLQG (so với 5% dưới thời Lyndon Johnson và George W. Bush)  nhờ chi phí quốc phòng sau khi Bức Tường Bá Linh đổ xuống chỉ còn chiếm 3% TSLQG (so với 10% trong 3-4 thập kỷ trước đó) .  Mặt khác, cũng nhờ tăng thu, chẳng hạn, tăng thuế suất áp dụng cho nhóm lợi tức cao nhất lên đến mức 39.6%  (Bush hứa “read my lips” không có thuế mới “no new taxes” nhưng đã tăng thuế suất này từ 28% lên 31%, và tạo nhiều bất lợi chính trị khi ông tái cử dù đã tạo chiến thắng quân sự huy hoàng ở Vùng Vịnh), tiền hưu an sinh xã hội (social security benefits) cũng bị thuế. Tóm lại, do giảm chi và nhờ bội thu do kinh tế tăng trưởng, tỷ lệ Quốc Trái/TSLQG thấp xuống: lần lượt là 62,60%; 60,50%; 57,30% và 59,20%.  Đến đây, những chuyên viên kinh tế, tài chánh, ngân hàng, ngân sách tỏ ra vô cùng phấn khởi, hy vọng là nếu tiếp tục giữ cơ cấu thuế và hạn chế chi tiêu như thế này thì đến năm 2013, chính phủ Mỹ sẽ trang trải hết nợ nần.

Nhưng đó chỉ còn là một giấc mơ lớn! Như đã thấy, trong trên 50 năm, từ 1949 đến 2001, Hoa Kỳ chỉ có 10 tài khóa ngân sách thặng dư, thì trong 50 năm tới, con số tài khóa thặng dư chắc chắn sẽ còn ít hơn. Và giấc mộng trả dứt nợ nần không thể nào thành sự thật được.

Thật vậy, năm 2001, sau khi Tổng Thống G.W. Bush được bầu vào Tòa Bạch Ốc, thì nhiều biến cố lớn xảy ra: vụ không tặc tấn công New York và Washington DC làm kinh tế trì trệ, hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq vô cùng tốn kém. .

Phấn khởi vì 4 tài khóa thặng dư trong nhiệm kỳ hai của Tổng Thống Clintonnhư đã nói trên, nhiều chuyên viên đề nghị tỷ lệ Khiếm Hụt/TSLQG không được vượt quá 1%.  Nhưng khi Tổng Thống G.W. Bush bước vào Nhà Trắng năm 2001, thì kinh tế có đã dấu hiệu suy thoái rồi. Để chống suy thoái, ông tạm cắt giảm thuế trong một thời gian  Trước hết, là thuế lợi tức cá nhân.  Sở dĩ thuế suất thuế lợi tức cá nhân đưọc sử dụng thường xuyên vì nó không những là một công cụ tài chánh hữu hiệu dễ đem lại nguồn thu lớn nhất cho chính quyền liên bang mà còn phản ảnh khá rõ ràng lập trrường chính trị của đảng cầm quyền. Thật vậy, individual income tax & tax withholding trong 2 tài khóa 2004 và 2005 chiếm trên 80% ngân sách dự trù[5]. Bush giảm tỷ lệ 39,6% cho nhóm cao nhất thời Clinton, giảm xuống còn 35% (rất thấp so với tỷ lệ 94% thời Thế Chiến Hai, hay 90% thời Tổng Thống Eisenhower 1963-61); và cho nhóm thấp nhất từ 15% xuống còn 10%. Năm 2003, thuế suất đánh trên thắng lợi tư bản (capital gains tax rate) và thuế suất thuế lợi tức đánh trên tiền lời cổ phiếu công ty (income tax rate on corporate dividents) được giảm hơn phân nửa. Năm sau đó, Đạo Luật American Jobs Creation Act lại giảm thuế lợi tức cho các công ty Hoa Kỳ kinh doanh ở nước ngoài.

Nhưng với những phương cách giảm thuế suất đó, tổng số thu không tăng lên nhanh như dự trù, mà trái lại còn sụt xuống nhiều — chủ yếu do ảnh hưởng biến cố 11/9/2001– từ 20,9% GNP trong tài khóa 2000 xuống còn 16,3% GNP trong tài khóa 2004. Chỉ riêng trong tài khóa này, quốc trái lên đến 413 tỷ. Tuy nhiên, trong 3 năm kế tiếp, sau khi các biện pháp cắt giảm thuế nói trên được áp dụng và phát huy tác dụng, thì nền kinh tế cải tiến phục hồi khả quan: chi phí tư doanh tăng trung bình mỗi quý 6,7%, nhờ đó tạo thêm 7,8 triệu công việc làm, hạ tỷ lệ thất nghiệp từ 6% xuống còn 4,4%, sản lượng công nghiệp vọt lên cao nhất tính trong vòng 20 năm, đẩy suất số tăng trưởng kinh tế lên 3,5%, tức tăng gấp đôi 3 năm trước đó. Riêng số thu đánh trên thắng lợi tư bản (capital gains tax) lại tăng gấp đôi mặc dù thuế suất giảm đi 25%.

Nhưng những thuận lợi trên không kéo dài được lâu.

Nếu trước đây đến cuối nhiệm kỳ của Tổng Thống Clinton, thì nay chỉ mới đến năm thứ 7 của nhiệm kỳ của vị Tổng Thống G.W. Bush,  nền kinh tế phồn vinh dựa trên nợ nần vay mượn của Hoa Kỳ cho thấy nhiều dấu hiệu suy thoái. Những người Mỹ lớn tuổi đã từng chứng kiến thị trường nhà cửa vỡ tung ở nhiều thập niên truớc, cũng như người Việt di tản đã từng chứng kiến thị trường chim cút sụp đổ ở Saigon hồi đầu thập niên 1970, cũng nghĩ sẽ có chuyện không hay xảy ra.  Một số kinh tế gia Mỹ — không nhiều — đã lên tiếng cảnh giác; nhưng rất tiếc không mấy ai tiên liệu rõ được thời điểm, nguyên nhân và hậu quả! Giá xăng dầu lên vùn vụt, giá nhà đất mỗi ngày một lên cao khi có nhiều người tranh giành nhau mua, các gia chủ refinance để tiêu xài thoải mái, hệt thống tín dụng sự cho vay bừa bãi v.v. chỉ là một tín hiệu tuy không rõ ràng lắm.  Sự kiện hàng hóa ế ẩm mùa Giáng Sinh 2007, và hàng hóa bán đại hạ giá vài tuần sau đó cũng không được chiếu cố như những năm trước là một tín hiệu rất rõ nét. Tháng 2/2008, quốc hội thông qua đạo luật nhằm kích thích  nền kinh tế (Econonomic Stimulus Act) cho phép hành pháp tung ra $168 tỷ — gọi là hoàn thuế, $600/người cho hầu hết người lớn và $300 cho mỗi trẻ em. Lần “giảm thuế” này không phải là để kích thích phía cung, mà là để kích thích phía  cầu. Các tác giả của giải pháp này hy vọng khoảng 3 tháng sau khi các checks được gửi đi, thì TSLQG sẽ tăng lên từ 1 đến 3%.  Nhưng thực tế cho thấy những người nhận được tiền chỉ xài 20-30% cho việc sắm sửa; số còn lại thì tiết kiệm để xài từ từ cho những nhu cầu khác, trong đó quan trọng nhất là nhu cầu đổ xăng, mà giá cả càng ngày càng tăng, trung bình là $4.00/gallon vào cuối tháng 5 năm đó.

Cuộc khủng hoảng nhà đất năm 2007-2008 bắt nguồn từ việc cho vay dễ dãi (subprime mortgage crisis) đã gây tác hại rất lớn mà đến nay ảnh hưởng vẫn còn, nhất là đối với các địa phương.  Theo ý kiến của một số chuyên viên kinh tế, nó xuất phát từ thời Clinton: Dưới sự vận động của nhóm khuynh tả Assosiation for Community Organization for Reform Now (ACORN), năm 1993, Bộ Trưởng Phát Triển Nhà Ở và Đô Thị (HUD) Henry Cisneros đã cho sửa đổi nhiều điều khoản về cho vay của 2 công ty tính cách “bán công” Fannie Mae và Freddie Mac’s để các tổ chức này tạo điều kiện giúp những người có lợi tức thấp được dễ dàng vay tiền để mua nhà.  Trong một cuộc họp báo tháng 6/1995, Clinton tuyên bố: “Kế hoạch sở hữu chủ gia cư của chúng ta sẽ không tốn hao thêm một xu nào cho người thọ thuế. Nó cũng không đòi hỏi thủ tục lập pháp.”[6] Năm 1998, khi bị chất vấn tại Quốc Hội về việc không tiết kiệm của xã hội Mỹ, vị Chủ Tịch FED Alan Greenspan giải thích: “Vâng, nhưng giá nhà đang lên cao, và vì vậy mà người ta có tiền tiết kiệm.” Nếu lúc đó, ông mua cái biệt thự sang trọng 5 triệu đô la, thì giờ đây nếu bán được thì chỉ còn không hơn 3,5 triệu: ông không tiết kiệm, mà còn lỗ to.

Tháng 9/2008, sau 2 tháng cố gắng cứu nhưng không hiệu quả, ngày 7/9/08 chính quyền liên bang đành nhận đảm nhiệm 2 công ty trên, cam kết đền bù 200 tỷ để đền bù thiệt thòi cho các cổ đông, và 150 tỷ cho 2 năm kế tiếp. Bỏ mặc cho đại công ty Lehman Brothers khai phá sản, vào ngày 19/6/08, Bộ Ngân Khố tuyên bố sẽ bỏ thêm 85 tỷ bailout đại công ty bảo hiểm khác AIG.

            Trong khi cuộc tranh cử gần kết thúc và ứng cử viên Tổng Thống Obama đang có chiều thắng thế, thì ngày 13/10/08, Bộ Trưởng Ngân Khố Henry Paulson của chính quyền Bush, Chủ Tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang Ben Bernake, Tổng Giám Đốc Sheila Bair của FDIC và Chủ Tịch Fed ở New York Timo Geithner gặp gỡ làm việc với 9 vị Tổng Giám Đốc ngân hàng lớn nhất của nước Mỹ, yêu cầu họ điền và ký vào mẫu in sẵn để bán preferred stock của các ngân hàng này cho chính phủ, nhiều ít tùy theo tầm cở của ngân hàng, với giá tính trung bình thấp hơn 20% total equity của các ngân hàng.  Nói cách khác, nếu các ngân hàng này không muốn bị chính phủ bailed out, thì bất kỳ lúc nào FBI cũng có thể xin lệnh bố ráp … và đóng cửa.  Đến 6 giờ rưỡi tối, thì quý vị TGĐ đành tuân thủ ghi tiền bán đã được định sẵn, ký tên và ghi ngày tháng vào.  Có lẽ Bộ Ngân Khố đã đãi họ ăn trưa với cái hamburger và lon nước soda rồi. Mà nếu Paulson có đãi cơm chiều vì tình đồng nghiệp cũ, thì họ cũng không ăn nỗi!  Thật ra, sự kiện xảy đến cũng không có gì đáng ngạc nhiên: Mười ngày trước đó, sau khi đã bị đánh bại ở Hạ Viện, một dự luật nhằm cho phép Hành Pháp xuất một ngân khoản lớn đã được Thượng Viện bổ sung, rồi thông qua và được Tổng Thống Bush ban hành có hiệu lực kể từ ngày 3/10/08.  Đó là Luật Cứu Trợ Kinh Tế Khẩn Cấp (The Emergency Economic Stabilization Act) cho phép Bộ Ngân Khố thiết lập chương trình TARP (Troubled Asset Relief Program) với ngân khoản 700 tỷ để mua các chứng khoán được bảo đảm bằng mortgage (mortgage-backed security) cũng như giúp các ngân hàng đang gặp khó khăn.

Nói tóm lại, giảm thuế, lún sâu vào 2 cuộc chiến Afghanistan và Iraq, cứu trợ Katrina, suy thoái kinh tế nhiều năm sau vụ tấn công của khủng bố,  các vụ bailout vv. đã khiến cho khiếm hụt ngân sách tăng lên đáng ngại. Trừ tài khóa 2001, mà ngân sách được soạn thảo và thực hiện từ thời Clinton, tất cả tài khóa dưới thời ông (2002 – 2009) đều khiếm hụt, khiến tỷ lệ Quốc Trái/TSLQG vượt quá con số 60%.  Ông bay về Texas thảnh thơi bửa củi cho khỏe tay, để lại ngân sách khiếm hụt trên 1.420 tỷ, hay 1,42 ngàn-tỷ (trillion, và đưa quốc trái lên 1,909 ngàn-tỷ, khiến tỷ lệ Quốc Trái/TSLQG là 81.54%.  Để cho dễ nhớ, chúng ta có thể ghi nhận rằng: Tổng Thống Bush là vị Tổng Thống Mỹ đầu tiên đưa khiếm hụt ngân sách lên đơn vị ngàn-tỷ (trillion); còn trước đó thì Tổng Thống Reagan đã mở kỷ nguyên đưa quốc trái lên ngàn-tỷ. 

            Quả là một sự chuẩn bị trao ấn kiếm hứa hẹn nhiều thách thức cho chủ nhân mới của Tòa Bạch Ốc.

            Trước tình hình kinh tế rất khẩn trương: tỷ lệ thất nghiệp càng ngày càng cao, dân chúng không trả nổi mortgage, hệ thống ngân hàng hầu như bất động, nhiều người lo sợ một đại khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra. (Amazon.com cho biết các sách viết về cuộc Đại Khủng Hoảng Kinh Tế hồi đầu 1930 được tái bản và bán rất chạy. Người viết này cũng là một trong những người mua). Ngay từ tháng 11/2008, Tổng Thống Đắc Cử Obama loan báo đề cử một số chuyên gia kinh tế thượng thặng vào các chức vụ cao cấp nhất trong chính phủ mới, và họ bắt đầu làm việc ngay, rất khẩn trương. Vì dân chúng không có việc để mà làm, cho nên biện pháp giảm thuế để khuyến khích người ta làm việc đã không được nghĩ tới.  Các kinh tế gia đều nghĩ đến các chương trình New Deal hồi phục kinh tế của Tổng Thống Franklin D. Roosevelt (1933-1945, vị TT được bầu lại nhiều nhiệm kỳ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ), và John M. Keynes với tác dụng số nhân của tiền chính phủ tung ra như đã đề cập ở trên.

            Trong bức thư đề ngày 14/2/11 kèm theo dự án Ngân Sách 2012, nghĩa là ông đang bước vào năm thứ ba của nhiệm kỳ, Tổng Thống Obama phân trần: “Khi tôi tuyên thệ nhậm chức 2 năm trước đây, Chánh Phủ của tôi được để lại cho một ngân sách khiếm hụt hàng năm 1,3 ngàn-tỷ, hay 9, 2% TSLQG; và một khiếm hụt được dự phóng trên 8 ngàn-tỷ cho 10 năm kế. Những khiếm hụt này là hậu quả của 8 năm đã không chi trả cho nhiều chương trình – đáng lưu ý, 2 lần cắt giảm thuế lớn lao, và lợi ích mới Medicare chi trả cho việc mua thuốc có toa – cũng như cuộc khủng hoảng và suy thoái tài chánh đã làm tệ hại thêm tình hình thuế má trong khi số thu lại giảm và các loại chi phí tự động của Chính Phủ (automatic government outlays) lại tăng lên để đối phó với cuộc suy thoái, và làm nhẹ bớt ảnh hưởng của nó.”[7]

            Tổng Thống Obama tuyên bố Chính Phủ của ông đã thực hiện nhiều bước để “tái lập trách nhiệm tài chánh (re-establish fiscal responsibility).”  Khác với Tổng Thống Kennedy muốn ám chỉ việc tránh khiếm hụt thêm ngân sách (avoidance of additional deficits)[8] khi đầu tiên dùng chữ “trách nhiệm tài chánh” trong Thông Điệp gửi Quốc Hội ngày 04 20/4/61, Tổng Thống Obama còn muốn đề cập tới việc đã hoàn thiện thủ tục ngân sách, cắt bỏ, cải tổ các chương trình kém hiệu năng hay trùng dụng.  Theo phân tích của Congressional Budget Office (thường được gọi tắt CBO, một cơ quan không mang tính cách đảng phái của Quốc Hội phụ trách ngân sách, được thành lập nhiều năm sau Office of Management and Budget, gọi tắt OMB trực thuộc Tòa Bạch Ốc), thì khiếm hụt ngân sách giảm hơn 200 tỷ trong thập niên này, và 1.000 tỷ trong thập niên kế.

            Để đạt các mục tiêu trên, ngân sách tài khóa 2012 sẽ không tăng các dự chi cho các lãnh vực khác ngoài lãnh vực an ninh; không tăng lương cho công chức liên bang trong 2 năm; bãi bỏ nhiều cơ quan; giảm chi phí Bộ Quốc Phòng, trong đó bỏ hẳn các dự án quân dụng tốn kém, giải ngũ trên 100 vị đại tướng và đô đốc.  Để duy trì nguồn thuế, ông chống lại việc triển hạn cắt giảm thuế cho những gia đình có lợi tức hàng năm trên 250.000 đô la đã được ban hành năm 2001 và 2003  dưới thời TT. Bush.  Dự án ngân sách cũng đề nghị cải tổ hệ thống bảo hiểm thất nghiệp, cải tổ Công Ty Pension Benfits để bảo đảm tiền hưu cho công nhân của các công ty suy sụp và phá sản, cải tổ  Cục Federal Housing Administration phụ trách giúp đỡ nhà ở rẻ tiền cho những người có lợi tức thấp; cải tổ thêm hệ thống bảo hiểm sức khỏe để đủ chi trả trong 2 năm theo tỷ lệ tăng lên ở mức chịu đựng được, mà không phải cắt giảm lớn lao số tiền bồi hoàn y tế cung cấp cho người lớn tuổi.

            Trong khi đó, sẽ có những đầu tư mới và lớn lao cho một số lãnh vực quan trọng sau đây.  Trước hết, Ngân Sách 2012 khuyến khích giáo dục đại học qua việc triển hạn Luật American Opportunity Tax Cut, duy trì chương trình học bỗng Pell Grant có từ nhiều thập niên vùa qua, ngõ hầu đến năm 2020, Hoa Kỳ sẽ có số sinh viên tốt nghiệp đại học cao nhất thế giới; đào tạo thêm 100.000 giáo chức toán và khoa học kỹ thuật; thúc đẩy và khuyến khích các trương học, các tiểu bang thi đua trong giáo dục qua chương trình “Race to Top”. Kế đến ngân sách này cũng sẽ tích cực trợ giúp những nghiên cứu cơ bản (basic research), tức những nghiên cứu chỉ có thể sinh lợi về lâu về dài mà các công ty không muốn thực hiện, chẳng hạn trong lãnh vực kỹ thuật năng lượng sạch (clean energy technology) để sao cho đến năm 2015, Hoa Kỳ là nước đầu tiên có 1 triệu chiếc xe hơi chạy điện; đến năm 2035, có 80% điện lực được cung cấp bằng năng lượng sạch. Hơn nữa, ngân sách này sẽ tiếp tục sửa sang, tu bổ hay tân tạo hạ tầng cơ sở, hệ thống lưu thông đã khá cũ kỹ, với số đầu tư sơ khởi  50 tỷ và qua sự thành lập của một ngân hàng mới có tên National Infrastructure Bank.

            Ngân Sách 2012 do Obama đưa sang đề nghị phần thu (revenues) là 2,627 ngàn-tỷ và phần chi (outlays) là 3,732 ngàn-tỷ. Vào tháng 4, đảng Cộng Hòa đề nghị 2 con số này lần lượt là 2,533 ngàn-tỷ và 3,529 ngàn-tỷ; nghĩa là đề nghị giảm cả thu lẫn chi.  Tuy nhiên, trong phần dự chi, có những khoản được gọi là entitlements, thì đề nghị cắt giảm của Đảng Cộng Hoà không đáng kể, vì chúng được xem như là bắt buộc (mandate). Chính Obama đã đề nghị giảm chi phí cho các chương trình sau đây: Medicare 0,6% (còn 761 tỷ), Medicaid và Chương Trình Bảo Hiểm Y Tế Trẻ Em Cho Các Tiểu Bang 2,5%  (còn 269 tỷ), Trợ Cấp Thất Nghiệp 14% (còn 612 tỷ), Cứu Nạn Nhà Cửa Gặp Khó Khăn 54% (còn 13 tỷ). Tuy nhiên, trong thành phần entilements này có 2 loại chi phí tăng lên.  Đó là tiền an sinh xã hội (social security), lý do là vì các baby boomers bắt đầu về hưu, tăng 2.6% (lên 761 tỷ) và tiền lãi cho quốc trái sẽ tăng 17% (lên đến con số 242 tỷ). Nhìn chung, các chi phí bắt buộc (entitlements) lên đến 2,382 ngàn-tỷ, chiếm 67,5% ngân sách; và Đảng Cộng Hòa dù có cắt giảm thành công chăng nữa, thì cũng chẳng giảm được bao nhiêu.  Riêng tiền lãi trả cho quốc trái đã chiếm trên 10% ngân sách.

            Chi phí cao nhất vẫn là chi phí cho Bộ Quốc Phòng (553 tỷ, tăng 0,7%);  Kế đến là Overseas Contingecies Operations, tức các hoạt động chống khủng bố hải ngoại,  (118 tỷ, giảm 26%); Bộ Y Tế Xã Hội (79, 9 tỷ, giảm 1,8%) vv.  Ngân Sách của Bộ Giáo Dục tăng 6,2%;  của Bộ Năng Lượng tăng 4,2%, của Bộ Gia Cư tăng 0,5% phù hợp với các chương trình phát triển đã đề cập trên đây. Và dĩ nhiên ngân sách Bộ Cựu Chiến Binh cũng tăng nhiều (3,1%) để đáp ứng nhu cầu cho quân nhân về hưu, thương tật trở về.

            Trong khi đó, thì tổng số thu chỉ là 2,627 ngàn-tỷ, trong đó thuế lợi tức cá nhân như bấy lâu nay vẫn đem lại số thu cao nhất: 1,141 ngàn tỷ (43,4%). Kế đến là thuế lợi tức công ty 329 tỷ (12,5%); thuế công quản (excise tax) 103 tỷ (3,92%).  Deposits of Earnings và Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang cũng sẽ đem lại 66 tỷ (2,5%).  Riêng Thuế An Sinh Xã Hội và Thuế Lương Bỗng đem lại 925 tỷ (35%).  Chúng ta cũng đừng quên rằng thuế an sinh xã hội của những người chưa về hưu mỗi tháng 2 kỳ phải bỏ vào trust fund, trên nguyên tắc là để sau này trả mỗi tháng cho người đó. Nhưng trust này có nhiều tiền quá, trong khi chính phủ lại thiếu tiền. Vì vậy chính phủ cứ tiếp tục mượn đỡ để “xoay xở” và trả tiền lãi.  Đã có lúc Quỹ An Sinh Xã Hội không có tiền mặt, vì thu vào chưa kịp, để trả cho những người đã về hưu!

            Thu không đủ chi, khiếm hụt ngân sách phát sinh từ đó.  Và vay mượn là kết quả hiển nhiên.

Nhưng câu hỏi quan trọng đã được đặt ra là: Khiếm Hụt Ngân Sách và Quốc Trái lên đến mức nào thì đáng được gọi là báo động?

Đến ngày 17/12/11, TSLQG Hoa Kỳ là 15,074 ngàn-tỷ và  quốc trái lên đến 15,128  ngàn-tỷ (so với 14,294 ngàn-tỷ ngày 12/2/11 lúc TT Obama chuyển Ngân Sách 2012 sang Quốc Hội).  Nghĩa là tỷ lệ Quốc Trái/TSLQG là 100,36%.  Trong khi đó,  khiếm hụt ngân sách là 1.303 ngàn-tỷ. Như vậy, tỷ lệ Khiếm Hụt/TSLQG là 8,64%. [9]

Theo thỏa hiệp The Maastricht Treaty được các nguyên thủ quốc gia Châu Âu Thống Nhất ký kết ngày 10/12/199,  một trong những điều kiện để một quốc gia được chấp nhận vào Liên Hiệp Tiền Tệ là khiếm hụt ngân sách không được vượt quá 3% TSLQG, và tỷ lệ Quốc Trái/TSLQG phải dưới 60%. Nếu Hoa Kỳ cũng theo tiêu chuẩn này, thì khiếm hụt và quốc trái phải đáng được báo động từ lâu rồi.

Tuy nhiên, theo tính toán của Reinhart &Rogoff  thuộc tổ chức Peterson Institute for International Economics, chuyên nghiên cứu nợ nần của Hoa Kỳ và các nước phát triển khác, thì:

“…mối liên hệ giữa nợ của chính phủ và TSLQG thực sẽ yếu đối với những tỷ lệ Nợ/TSLQG bắt đầu ở mức 90%. Trên mức 90% này,thì các suất số tăng trưởng trung bình giảm 1% xuống, và sự tăng trưởng trung bình giảm xuống nhiều hơn.”[10]

  Vả lại, cân bằng ngân sách một cách tuyệt đối (nghĩa là chi phải bằng thu) cũng không phải là một giải pháp lý tưởng. Lý do là nếu xảy ra lạm phát chẳng hạn, thì Federal Open Market Committeee, bộ phận phụ trách mua bán chứng khoán chính phủ (government securities) thuộc Quỹ Dự Trữ Liên Bang, tức ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, sẽ khó thi hành hữu hiệu chính sách tiền tệ.

Tỷ phú Warren Buffet trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình CNBC (8/7/11) đã sử dụng tỷ lệ 3%  của  Thỏa Hiệp Maastritch khi ông tuyên bố: “Tôi có thể chấm dứt khiếm hụt ngân sách trong 5 phút. Chỉ cần ra một đạo luật quy định rằng bất kỳ khi nào khiếm hụt ngân sách trên 3% TSLQG, thì tất cả thành viên đương nhiệm của quốc hội không đủ điều kiện để tái tranh cử.”  Ông chỉ nói cho vui, chứ nếu ông bỏ ra phân nửa tài sản để vận động, thì cái luật như vậy cũng không thể ra đời! Ba năm trrước đó  (2008), trong một cuộc phỏng vấn, ông cho rằng tỷ lệ Quốc Trái/TSLQG 40% đã không gây rắc rối gì trong quá khứ, thì  cũng sẽ không gây phiền toái trong tương lai.

Chúng ta đồng ý với Tổng Thống Reagan là cá nhân thì không nên xài quá khả năng tài chánh của mình, bởi lẽ nợ nhiều quá nếu thiên hạ biết được sẽ không cho mượn tiếp; và không trả thì sẽ gặp rắc rối đối với pháp luật. Nhưng đối với nhà nước thì lại khác.  Không ai bắt giam nhà nước cả; nhà nước lại còn có uy tín và có nhiều phương cách để vay mượn.

            Tuy nhiên, nếu nhà nước nợ nần nhiều quá, cứ phải in tiền mới để trả, hoặc cứ phải tiếp mượn nợ mới để trả tiền lãi và nợ cũ, thì có cơ thiên hạ sẽ không dám cho vay nữa, vì sợ lạm phát sẽ làm mất giá cả vốn lẫn lãi. Do đó cũng cần phải có biện pháp qui định mức vay mượn, mục tiêu và cách thức vay mượn, cũng như kế hoạch và thời gian hoàn trả v.v.  Đó là lý do Quốc Hội Hoa Kỳ muốn đặt ra một mức nợ không được vượt qua (debt ceiling) mà Hành Pháp phải tuân theo.  Đáng lẽ đến ngày 30/9/11 vừa rồi Quốc Hội phải biểu quyết xong ngân sách để được ban hành và áp dụng từ ngày 1/10/11, nhưng Quốc Hội đã không làm xong, nhưng vì chưa thỏa thuận được mức nợ đó, cho nên Quốc Hội đã làm một chuyện bất thường; đó là lập ra liên ủy ban gọi là Joint Select Committee on Debt Reduction, gồm 12 thành viên (3 Dân Biểu và 3 Thượng Nghị Sĩ, tức 6 người mỗi đảng) được cử ra ngày 10 và 11/8 . Làm việc trên 2 tháng dài, 2 phía không đi đến thỏa hiệp nào cả về thời gian gia hạn gỉảm thuế (ban hành từ thời TT Bush), các khoản chi tiêu cần cắt giảm hay thêm mới; mức quốc trái không được vượt qua (debt ceiling) cùng thời gian bắt đầu hiệu lực (việc này đáng lẽ TT Obama nên làm khi đảng Dân Chủ còn chiếm đa số ghế ở Quốc Hội, trưóc cuộc bầu cử cuối năm 2010) vv.  Đến ngày 21/11/11, siêu ủy ban này tuyên bố sứ mạng đã thất bại, hai bên đổ lỗi cho nhau và chờ đợi Quốc Hội họp lại quyết định! Nếu Quốc Hội quyết định mau chóng đi nữa, thì chỉ mới xong cho Ngân Sách 2012 mà thôi.

  Riêng chuyện nợ nần của Chánh Phủ Hoa Kỳ vẫn còn là câu chuyện dài, khó có thể giải quyết trong một hay hai nhiệm kỳ Tổng Thống sắp tới vì Ngân Sách hằng năm của Hoa Kỳ theo một tiên liệu mặc dầu rất lạc quan của Congressional Budget Office (CBO) thì từ nay đến tài khóa 2020, năm nào cũng khiếm hụt vì kinh tế chưa phục hồi.[11] Mà ngân sách còn khiếm hụt, thì chính phủ phải vay mượn.

            Nói chung, các chủ nợ trong và ngoài nước có thể mua đủ loại chứng khoán của Chính Phủ Hoa Kỳ từ ngắn hạn đến dài hạn do Bộ Ngân Khố, nhân danh Chánh Phủ Hoa Kỳ bán ra để trang trải nhu cầu tài chánh vào mỗi  thời điểm. Loại thứ nhất gồm những loại chứng khoán mà chủ nợ mua vào và có thể bán lại được (marketable debt) gồm US Treasry Bills (13, 26, 52 tuần); US Treasury (1-10 năm); US Treasury Bonds (10 năm trở lên). Loại thứ hai, gồm những loại chứng khoán không bán lại (non-marketable debt) gồm US government accounts; Foreign governments; US Savings Bonds.[12]  Như vậy, chúng ta có thể hiểu được rằng không bao giờ xảy ra tình trạng các loại chứng khoán trên đáo hạn cùng một lúc. Do đó, một trong những công tác quan trọng của Bộ Ngân Khô là bán những loại chứng khoán này cho người mua trong cũng như ngoài nước để có tiền trả cho các nợ đáo hạn, cũng như tài trợ cho các chi tiêu mới đã được Quốc Hội cho phép.  Chỉ khi nào không còn người mua các loại chứng khoán chính phủ, nghĩa là không còn ai cho vay nữa, thì lúc đó Chánh Phủ Hoa Kỳ mới gặp khó khăn và vỡ nợ. Trong chiều hướng này, thì quyết định vào đầu năm 2012 của công ty lượng giá Standard & Poor’s trong việc hạ thấp hạng (downgrade) các chứng khoán dài hạn của chính phủ mà nhiều người chê trách là vội vã (so với tích sản còn quá lớn của Mỹ) và có tính cách giả nhân gỉả nghĩa (công ty này được các tổ chức tà chánh bảo trợ cho nên muốn tạo áp lực để Bộ  Ngân Khố lên lãi suất cho các chứng khoán dài hạn) có ảnh hưởng không ít cho việc vay nợ dài hạn của Chánh Phủ.

            Đến tháng 12/10, Hoa Kỳ đã nợ nước ngoài 4.440 tỷ.  Nhiều nhất từ Hoa Lục: 1.160 tỷ (26,1%); kế đến từ Nhật: 882,3 tỷ (19.9%); Anh: 272, 1 tỷ (6,1%); các xứ xuất cảng dầu hỏa: 221, 9 tỷ (4,8%) v.v.

Cựu Tổng Thống Clinton cho rằng ngoại quốc là chủ nợ của hơn phân nửa tổng số quốc trái Hoa Kỳ, nếu không tính các lưu giữ của Quỹ Dự Trữ Liên Bang (Fed’s holdings) và các chứng khoán chính phủ (Treasury bonds) giữ bởi Social Security và các trust funds khác, như là những thành phần của quốc trái.[13]

            Sở dĩ các công ty, các ngân hàng ngoại quốc, cũng như các chánh phủ ngoại quốc (qua Ngân Hàng Trung Ương của họ) mua các chứng khoán của chính phủ Hoa Kỳ nói trên là vì: (1) đồng đô la vẫn còn là key currency dùng cho các thanh toán quốc tế theo Hội Nghị  Bretton Woods;  (2) mua các chứng khoán của Chính Phủ Hoa Kỳ vẫn an toàn hơn là gửi tiền vào các ngân hàng; (3) theo quy ước, các xứ xuất cảng dầu hỏa đồng ý để đồng đô la lại ở Hoa Kỳ, vậy thì nên mua các loại chứng khoán nói trên vừa an toàn, vừa được lãi, tuy không cao;  (4) có khi Chánh Phủ Hoa Kỳ đến “năn nỉ” các chánh phủ ngoại quốc, và các chánh phủ này trực tiếp mua (qua Ngân Hàng Trung Ương) hay thuyết phục các ngân hàng, hay công ty công/tư v.v.  mua chứng khoán của Chánh Phủ Hoa Kỳ để “giúp cho đồng minh.”

            Đến đây có thể có người hỏi tại sao chính phủ không in tiền ra để xài hay trả nợ, mà lại phải vay mượn cho phiền toái và tốn kém vì phải trả tiền lãi và các chi phí khác.  Câu trả lời là: Nếu in tiền ra thêm, thì dễ đưa đến lạm phát; càng tung thêm nhanh tiền mặt ra thì lạm phát sẽ càng lên cao mau lẹ, rất khó đối phó, và nền kinh tế dễ đưa đến suy sụp .

           xxx

            Khi một nền kinh tế tự hào hay mang tiếng là một nền kinh tế dựa trên tiêu thụ, nó sẽ lần lần sản sinh một nền văn hóa sống ngoài khả năng của mình (overdraft culture). Đó là chưa nói đến thói quen của một bộ phận không nhỏ của xã hội đã quen trông cậy và đòi hỏi i chính quyền, cũng như sẵn sàng lợi dụng những kẽ hở của luật lệ mà trục lợi.  Đến lượt nó, nền văn hóa sống ngoài khả năng này sẽ đòi hỏi cho kỳ được một loại chính quyền chi tiêu vượt khả năng (overdraft government) để thỏa mãn nó, không cần phải ưu tư nhiều vì rồi đây sẽ có người khác trả nợ cho mình. Ngành bảo hiểm gọi đây là nguyên tắc nguy hiểm về tinh thần (the principle of moral harzard).  Nay nếu vì một sức mạnh tinh thần nào đó – chứng tỏ trách nhiệm tài chánh, nêu gương “tri túc/ tri hữu” và “đứng trên hai chân mình”, hoặc cảm thấy tội lỗi với thế hệ mai sau vì bắt buộc chúng phải chịu sưu cao thuế nặng để trả món nợ cho mình gây ra– chính quyền loại này muốn bớt tiêu xài và hạn chế nợ nần, thì điều đó không phải thực hiện dễ dàng và nhanh chóng được, dù cho quốc gia đó đó là Hoa Kỳ.

            Như chúng ta đều biết:  Kinh tế học là môn học nghiên cứu về sự phân bố tài nguyên khan hiếm.  Nợ là một loại tư bản khan hiếm.  Do đó, nó cần phải được sử dụng khôn ngoan để phục vụ cho ổn định và tăng trưởng kinh tế.  Trong nhiều thập niên vừa qua, rõ ràng Hoa Kỳ đã sử dụng quốc trái chủ yếu cho tiêu thụ hơn cho đầu tư, cho mục tiêu quân sư hơn cho tăng trưởng kinh tế.  Với biện pháp hạn chế mức nợ không được phép vượt qua trong thập sắp đến,và dự trù sử dụng tiền vay mượn vào việc tái thiết hạ tầng cơ sở; cải tổ giáo dục; tăng cường nghiên cứu cơ bản v.v., mà Chánh Phủ của Tổng Thống Obama và Quốc Hội hiện nay đang cố gắng thực hiện có đánh dấu được một bước khởi đầu kiên quyết mới , và sẽ được các chính quyền sau này tiếp tục không; hay hóa ra đó chỉ là những nổ lực nhằm mục tiêu tranh cử mà thôi.  Người ta còn phải chờ đợi câu trả lời trong tương lai

Lê Văn Bỉnh

Virginia, 12/2011

Chú Thích:

[1] Mỗi năm đóng góp vào ngân sách 16,3% đến 20,9% tổng sản lượng quốc gia trong khoảng thời gian 1953- 2008 (Presimetrics, by Mike Kimel & Miachael Kanell, 2010, p. 40)

[2] Nổi tiếng với khúc tuyến Laffer curve: Trục tung biểu thị tổng số thuế thu, trục hoành biểu thị thuế suất. Khúc tuyến Laffer có hình một paroble úp xuống và không đối xứng; phát xuất từ điểm O (thuế suất 0%) và cắt trục hoành ở điểm p (thuế suất 100%). Ở 2 thuế suất này, không thu được gì cả. Theo Laffer, thuế suất lớn Om (m là điểm chiếu của đỉnh paroble xuống trục hoành) chỉ làm cho tổng số thu sụt giảm mà thôi.

[3] Trong bài này, các con số được viết theo lối tiếng Việt (23,5%) thay vì tiếng Anh (23.5%) và ngàn-tỷ dùng để dịch trillion

[4] Những tỷ lệ Quốc Trái/TSLQG sử dụng dưới đây có nguồn là U.S. Dept. of Commerce, được in lại trong Hamilton’s Blessing,  by John S. Gordon (2010), p. 207..  Nguyên văn Gordon ghi: Debt as % of GNP/GDP. Xin lưu ý là GNP Hoa Kỳ trong mấy thập niên vừa qua chỉ bằng 20-25% GDP (tổng sản lượng quốc nội) vì chưa cộng thêm hiệu số giữa lợi tức của người Mỹ đầu tư ở hải ngoại và lợi tức người ngoại quốc đầu tư ở Hoa Kỳ. Nói khác đi, Quốc Trái/TSLQG < Quốc Trái/TSLQN.

[5] Financial Report of the United States ( 2006), p.192

[6] America’s Ticking Bankruptcy Bomb, by Peter Ferrara (2011), pp. 184-186

[7] Fiscal Year 2012 BUDGET of the U.S. Government

[8] Macroeconomic Decision Making in the World Economy, 3rd ed., by Michael G. Rukstad (1992), p. 238

[9] Tính theo U. S. Debt Clock.org mà các con số thay đổi không ngừng

[10] A Decade of Debt by Carmen M. Reinhard & Kenneth S. Rogoff (2011), p.27

[11] Debt, Deficits and the Demise of the American Economy by PeterTanous & Jeff  Cox (2011), p.6

[12] Red Ink: The Budget, Deficit, and Debt of the ỤS. Government by Gary R. Evans (1997), p.6

[13] Back to Work: Why We Need Smart Government for a Strong Economy by Bill Clinton (2011), p.33 & p.55

Views: 1067

Dịch COVID-19 Với Suy Nghĩ Của Tuổi Già

Phạm Thành Châu

Biết bạn đang trải qua một thời gian dài tự cô lập trong lo lắng và buồn bực vì nạn Covid-19, tôi sẽ viết linh tinh “đủ thứ bà rằng” và cố gắng thêm thắt sao cho bạn nằm trong chăn, vừa hưởng cái thú gây gây lạnh của mùa thu vừa mĩm cười với những dòng chữ lẩm cẩm nầy. Tuy chẳng nghiêm trang, nhưng cũng được “một vài trống canh”.

Từ tháng 3 năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát khắp thế giới. Tử thần Covid khởi hành từ thành phố Vũ Hán bên Tàu. Đó là một trong những thứ vũ khí sinh hóa, giết người tàn độc nhất mà tất cả các quốc gia, từ văn minh đến chậm tiến đều bó tay chịu chết. Nó tàn sát, đa số là những người lớn tuổi. Đã già mà còn thêm bịnh nền (có sẵn) trong người thì lưỡi hái của nó vung lên lấy mạng trong chớp mắt. Người lớn tuổi khiếp vía. Họ không dám ra đường, không dám tiếp xúc với ai. Có một bà già sợ đến nỗi không đi chợ, không lấy thức ăn mà bạn bè, con cháu để trước cửa, sợ vi rút dính ở bao bì, nên cứ để đó suốt mấy ngày, hàng xóm thấy lạ, gọi cảnh sát. Hóa ra bà ta gần chết vì đói. Chưa bao giờ người lớn tuổi nhìn thấy rõ cái chết của người khác (cỡ tuổi mình) bằng lúc nầy. Bạn bè, thân quyến chết hằng ngày, chết liệt địa! Tuần trước, ông X. mới gọi nói chuyện, hôm qua đã nghe “đi” rồi. Ông K. mình mới đến nhà thăm hôm kia, thấy vẫn mạnh khỏe, cười nói vui vẻ, vậy mà vừa nghe, đã được đưa vô bịnh viện, thở Oxy. Giở tờ báo, mấy trang sau đầy cáo phó với chia buồn. Tính đến hôm nay (thời điểm tháng 9 năm 2020) trên thế giới, đã có gần 30 triệu người nhiễm Covid-19 với gần 1 triệu người chết. Bịnh dịch đã giết hơn 7,000 bác sĩ, y tá, y công, là những người làm công tác chống đỡ, cứu chữa người bị lây nhiễm. Riêng nước Mỹ, số người nhiễm dịch Covid-19 gần 7 triệu người và số người chết đã trên 200 nghìn. Điều buồn cười là một quan chức y tế hàng đầu của Canada, Therese Tam khuyên mọi người không hôn và cần đeo “khẩu trang?” (che miệng lại!) khi quan hệ tình dục để bảo vệ bản thân khỏi virus corona.

Sau đây là những suy nghĩ vụn vặt của một người lớn tuổi, đang bị Cô (tên) Vít ám ảnh trong đầu. Như người lính ra trận, trước kẻ thù mà run sợ thì có mà bỏ mạng sớm. Nhưng kẻ thù thì có thể thấy được, chứ với cái “Cô Vít-19” nầy thì dung nhan chỉ thấp thoáng trong kính hiển vi điện tử với hình chụp như trái banh có gai màu sắc sáng chói, thấy đã lạnh người. Cá nhân tôi,  “thí mạng cùi”, cứ nhởn nhơ khắp nơi, cà phê, cà pháo với bạn bè mà vẫn bình yên vô sự. Mà giả sử như thình lình Cô Vít-19 (tuổi) nhảy đến ôm chầm lấy tôi thì sao? Sao trăng gì! Sống đến tuổi nầy, trên bảy mươi, quá đủ rồi, Còn gì phải lưu luyến chốn trần ai nầy nữa? Đời chỉ là vở hài kịch mà tôi là tên hề giễu dỡ, hạ màn thì vừa. Nhưng, cũng giống như trong tuồng cải lương, Nhân vật sắp chết mà vẫn ngóc đầu ca đủ sáu câu vọng cổ mới chịu tắt thở. Tôi cũng vậy, nhưng chỉ nói chuyện vui thôi vì “Khóc lóc, rên rỉ là hèn nhát”.

Mỗi người, sinh ra đời có ba giai đoạn. Giai đoạn đầu, “tin” có ông già Noel (Santa Claus), giai đoạn kế tiếp là “không tin” có ông già Noel và giai đoạn cuối cùng là “làm” ông già Noel. Giai đoạn đầu, trẻ con, ăn chơi và học hành, không có gì đáng nói. Đoạn giữa mới nhiều chuyện rắc rối cuộc đời, mà cái rắc rối nhất là tình yêu, rồi  tiến đến hôn nhân (lập gia đình), có cặp  chia tay (ly dị) và cuối cùng kéo nhau chui xuống đất (xuống “âm phủ!).

Xin nói chuyện tình yêu trước. Yêu ai phải tìm cách cho người ta biết. Người ta yêu lại mình mới ngỏ lời xin cầm bàn tay tức là cầu hôn. Mà muốn cầu hôn phải làm gì? Quì xuống dưới chân người đẹp với bó hoa hoặc với chiếc nhẫn hột xoàn. Khi người đẹp đã khoái mình thì dù nói “ba hoa thiên địa” gì nàng cũng gật đầu. Ngược lại người ta không ưng mà mình cứ lải nhải thì coi chừng ăn guốc lên đầu. Có vài màn cầu hôn đáng chú ý như sau.

Ngày 8 tháng 3, 2020, một cậu ở đường Abbeydale, nam Yorkshire, nước Anh, sửa soạn một buổi tối long trọng gồm hàng trăm ngọn nến được thắp lên, rượu, bong bóng bay và thức ăn bày lên bàn rồi vội vã lên xe đi đón người yêu. Lúc quay về thì căn nhà đang cháy tưng bừng với ba xe cứu hỏa đang xịt nước vào đám cháy một cách tuyệt vọng. Người đẹp khoái quá, nhận ngay lời cầu hôn của cậu ta trước đống tro tàn. Chả cần, hoa lá, đèn đóm phiền phức.

Một chuyện khác. Cậu Jérémy đưa người đẹp Athina Yalias vào công viên quốc gia Kruger, Nam Phi. Đến một nơi vắng vẻ, rậm rạp, cậu Jérémy quì xuống, thiết tha ngỏ lời yêu thương. Người đẹp cảm động, cúi xuống, hôn lên trán cậu ta. Thình lình, một con nhện có nọc cực độc tanratula, chích cho cậu ta một phát vào mông đít. Cậu Jérémy hét lên đau đớn, người đẹp cũng suýt ngất xiu vì lo sợ. Cũng may, con nhện không chích vào “điểm chiến lược” nên cậu vẫn là vợ chồng được như thường.

Một cậu khác, có sáng kiến lặn xuống nước, ngỏ lời cầu hôn với người đẹp đang đứng trên cầu nhìn xuống, lắng nghe. Cậu nói cách nào mà nước tràn vào họng và cậu chết đuối. Kính lạy ngài Allah! Xin ngài nhận cậu ta lên thiên đường và tặng cho cậu bảy (7) nàng trinh nữ kẻo tội nghiệp.

Rồi đến chuyện gia đình. Có mấy ông thần ve chai ngồi nhậu, gật gù với nhau. Một ông đề nghị, mọi người thử gửi tin nhắn (message) bằng điện thoại về cho vợ câu “Anh yêu em” để xem các bà trả lời ra sao? Bà vợ 20 tuổi trả lời “Em cũng yêu anh” Bà 30 tuổi “Xỉn rồi phải không?” Bà 40 tuổi “Ông điên rồi hả?” Bà 50 tuổi “Ông gửi lộn cho con đĩ chó nào hở? Về đây, bà thiến tận gốc cho biết tay bà”                            

Sống với nhau qua thời gian, làm gì cũng xảy ra chuyện “Ông ăn chả, bà ăn nem”, nghĩa là ngoại tình. Đã là vợ chồng mà còn ngoại tình thì gia đình trở thành địa ngục. Khi một người ngoại tình cũng giống như cây đinh đã đóng vào tường. Cây đinh có được nhổ đi nhưng cái lỗ đinh vẫn còn đấy. Nó ám ảnh suốt đời sống vợ chồng. Nhiều khi cố quên để hàn gắn tình cảm gia đình, nhưng đã thật sự nguội lạnh, thấy ghê tởm, hết phương cứu chữa, đành sống với nhau như đóng kịch, coi như bạn “share” phòng. Hiếm có những cặp vợ chồng lớn tuổi sống hòa hợp bên nhau tuy người ngoài nhìn vào tưởng như họ đang hạnh phúc, vì trải qua bao nhiêu năm, làm gì cũng có lúc họ vi phạm nghĩa vụ vợ chồng (nghĩa vụ đồng cư, chung thủy). Với người Âu, Mỹ, hễ có xích mích nhỏ là họ chia tay. Người Việt thường vì sĩ diện, vì con cái, vì xã hội mà miễn cưỡng chịu đựng nhau “Ở chung với người nghịch như nếm mật nằm gai” Không gì khổ sở bằng sống dưới một nhà mà hằng ngày phải nhìn thấy mặt người mà mình không dám nhìn. Có mấy ông già ngồi uống cà phê. Một ông hỏi các bạn “Ở tuổi gần đất xa trời. các ông ghét nhất là điều gì?” Người thì nói “Cái mặt lầm lì của mụ vợ khi có chuyện không vừa ý. Nó như người câm, miệng như dán băng keo” Người khác “Vợ tôi mở miệng ra là gầm gừ như sủa. Hỏi nó thì nó hỏi ngược lại. Nó cũng có học mà không hiểu sao càng ngày nó càng hỗn hào, mất dạy. Tôi là chồng nó mà nó nạt tôi như đứa ở”  Ông khác “Mình già rồi, đâu thiết chuyện lăng nhăng. Vậy mà cứ ghen bóng ghen gió. Hết chuyện mới lại đem chuyện xưa rích ra kể lễ, đay nghiến. Ước gì được như mấy ông độc thân. Sống không có vợ sung sướng như đang ở trên thiên đàng”. Báo chí thường đăng chuyện nhiều ông chồng sợ vợ đến nỗi phải vào nhà băng cướp tiền rồi ngồi chờ cảnh sát đến bắt đi. Hỏi tại sao? Ông ta bảo, mong được ở tù còn hơn là phải về nhà nhìn thấy mặt bà vợ. Muốn “thoát ly” khỏi tay bà vợ đâu phải chuyện dễ. Trốn đi dâu mà không bị “dẫn độ” về nhà? Ăn uống, sinh hoạt ra sao? Ai săn sóc khi bịnh hoạn? Chỉ có nhà tù là tốt nhất. (xin lưu ý. Tốn kém mỗi năm để giam giữ một tù nhân ở Mỹ là trên ba mươi nghìn USD, thời giá năm 2000)

Bây giờ nói qua chuyện ly dị. Ở Việt Nam ta, ngày xưa, có luật “Thất Xuất” (7 lý do chồng đuổi vợ ra khỏi nhà)

1- Tuyệt tự. Không con trai nối dõi tông đường.

2- Dâm dật (không chung thủy)

3- Không thờ cha mẹ chồng.

4- Lắm điều (chua ngoa, khiến người khác khó chịu).

5- Trộm cắp.

6- Ghen tuông vô cớ.

7- Có ác tật (bịnh tật, không đảm đương được việc nhà, có thể truyền bịnh cho người nhà, con cái)

Xem ra, người chồng, chỉ cần viện cớ mơ hồ (điều 4, điều 6) là có thể tống xuất vợ ra khỏi nhà. Tuy nhiên, cũng có luật “Tam Bất Khả Xuất” để bảo vệ người đàn bà dù người vợ phạm “Thất Xuất”.

1- Người vợ đã từng để tang cha mẹ chồng trong ba năm.

2- Trước nghèo, sau giàu (người vợ đã góp công sức vào gia đình nhà chồng)

3- Không còn chỗ nương thân (thông thường, chồng trả vợ về bên nhà vợ. Nếu cha mẹ vợ không còn thì không được đuổi vợ)

Tôi không thấy luật cho vợ được phép bỏ chồng?! Luật xưa, coi cho biết, chứ thời bây giờ, không ưa nhau, thì lôi nhau ra tòa xin li dị mà không cần nêu lí do. “Anh đi đường anh, tôi đường tôi…” Ly hôn chớp nhoáng được luật Hồi giáo chấp nhận. Người chồng chỉ nói, (có thể gọi điện thoại) 3 lần, 2 tiếng “Galak” (ly hôn) là coi như đã ly hôn (Xin báo một tin vui. Tôi đã theo đạo Hồi sáng nay. Chiều nay tôi sẽ về nói với vợ tôi “Galak. Galak. Galak!” Hê Hê Hê!)

Sau đây là một vài lý do (vui) khiến vợ chồng đưa nhau ra tòa. Một bà vợ đòi li dị ông chồng vì “Ông ta cứ gài ngược cuộn giấy vệ sinh khiến tôi bực mình hết sức”. Một bà vợ phát hiện chồng dẫn gái về nhà trong lúc bà ta đi vắng, vì con vẹt cứ nói “Vào nhà đi em. Anh nhớ em, thèm em quá!” Một bà khác thưa chồng vì tội phỉ báng “Hắn nói tôi là con khỉ già” Quan tòa hỏi “Ông ta nói như thế với bà từ khi nào?”Cách nay 20 năm” “Sao bây giờ bà mới thưa ông ta ra tòa?” “Tuần trước tôi đi sở thú mới thấy rõ con khỉ già nó như thế nào” Một bà khác đưa chồng ra tòa vì nói nhiều quá, chịu hết nỗi, quan tòa hỏi lý do, ông chồng trình bày sự việc suốt bốn tiếng đồng hồ khiến quan tòa cũng phải phát khùng! Một bà khác thưa với quan tòa “Buổi sáng, tôi chiên trứng cho thằng chả ăn thì hắn nói “Sao không làm ốp-la?”(chiên hơi sống). Bữa sau tôi làm ốp-la, thằng chả lại hòi “Sao không chiên trứng mà làm ốp-la?” Bữa sau nữa tôi làm ốp-la một trứng, chiên một trứng khác. Thằng chả lại nói “Trứng chiên thì làm ốp-la, trứng ôp-la thì lại đem chiên. Ai ăn cho được?”                                                                                                          

Vậy thì vợ là người như thế nào? Một ông bố nhận được thiệp hồng (thư mời đám cưới)  của con trai, ông ta trả lời thư như sau. “Một số người nói. Khi hai người kết hôn, họ trở thành những người thân. Nhưng bố muốn nói với con rằng. Cho dù con kết hôn bao nhiêu năm, con phải nhớ. Cha mẹ, con cái mới là người thân, còn vợ chỉ là người yêu. Vợ con không phải là người thân của con. Con có thể la lối, hờn trách bố mẹ vì bố mẹ là người sinh ra con. Mối liên hệ nầy không thể chối bỏ được, nhưng vợ thì không. Quan hệ với cô ấy là hai bên cùng có lợi. Nếu con phạm lỗi, cô ấy có thể rời con bất cứ lúc nào” (và thành vợ người khác)

Nói vậy tôi không có ý đánh giá thấp tình vợ chồng. Người Á Đông như người Việt, nhất là vùng thôn quê, hiếm có chuyện vợ chồng bỏ nhau. Họ yêu  thương nhau cho đến trọn đời. (Ngày xưa, vợ gian dâm với người không phải chồng mình thì bị gọt đầu, bôi vôi, đóng bè cho trôi sông, không ai dám cứu). Ở hải ngoại, vợ chồng sống giữa xã hội văn minh với người bản xứ, ngôn ngữ bất đồng, như người câm điếc, cảm thấy bơ vơ, lạc lỏng nên vợ chồng phải nương tựa, che chở cho nhau, tình nghĩa vợ chồng càng trở nên sâu đậm. Thế nên khi đôi vợ chồng già mà một người từ giả cõi đời thì người kia đau khổ, nhớ nhung dẫn đến suy sụp cả tinh thần lẫn thể chất. Người đàn ông chịu đựng mất mát tình cảm kém hơn đàn bà nên thường gục ngã rất nhanh sau khi vợ chết.

Có vài chuyện kể, khiến ta cảm động.

Cụ ông John Wilson 92 tuổi, cụ bà Marjorie 88 tuổi sống bên nhau gần 62 năm. Cụ bà bị bịnh phải vào nằm nhà thương Queen Hospital Burton ở Staffordshire, nước Anh. Rồi cụ ông mắc bịnh ung thư giai đoạn cuối phải vào cùng bịnh viện. Lúc đó cụ bà bịnh đã ổn định sẽ được đưa về nhà dưỡng lão. Nhận thấy, có thể hai người sẽ không còn dịp gặp nhau, bịnh viện sắp xếp hai giường của hai cụ gần nhau. Cụ ông nắm tay cụ bà, nói lời vĩnh biệt rồi mỉm cười, nhắm mắt đi vào cõi hư vô.

Đôi vợ chồng đều mù. Ngày cưới về, chồng nắm tay vợ dẫn đi khắp nhà cho vợ quen biết mọi vật. Nay cả hai đã gần tám mươi tuổi. Chồng làm nghề thổi kèn đám cưới, lúc nào cũng nắm tay vợ, dẫn theo, coi như thổi kèn cho vợ nghe “Trăm con phượng hoàng”, “Niềm vui đầy nhà”. Trong đám đông lao xao tiếng cười nói, chỉ cần nghe tiếng gọi nho nhỏ, chỉ cần nghe hơi thở, họ cũng tìm thấy nhau. Một lần, chồng ngã gãy chân, phải nằm bệnh viện. Vợ bốn ngày không ăn hạt cơm. Không sờ thấy bàn tay quen thuộc kia, bà không còn hồn vía nào nữa.

Bây giờ đến “Cái vấn đề” mà các cụ ông, cụ bà quan tâm, lo lắng. Đó là cái Chết.

Đứa bé, vừa lọt lòng mẹ đã chào đời bằng tiếng khóc “Oe oe!”. Trần có vui sao chẳng cười khì? Lớn chút nữa, chập chửng biết đi. Bước đi đầu tiên cũng là bước tiến đến bức tường trước mặt. Bức tường vô hình nhưng không người nào, kể cả vua chúa hay thánh nhân có thể vượt qua. Đó là cái Chết.

Nhưng chết là hết hay còn gì xảy ra?

Lai như lưu thủy hề, thệ như phong.

Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung.

(Đến như nước chảy, như gió thoảng.

Không biết ta từ đâu đến, rồi về đâu?)

Nếu người có linh hồn thì khi chết, hồn đi đâu? Lang thang trong cõi âm tăm tối, mịt mù, không thấy đường đi, không có lối về, bơ vơ, trơ trọi. Ai? Có ân nhân nào ra tay cứu vớt, đưa đường, dẫn lối cho linh hồn về với ánh sáng, thoát khỏi trầm luân? Thế là các triết gia, các ngài giáo chủ các tôn giáo đứng ra giải thích, rằng có những thế giới khác. Nó ở “trên cao” là thiên đường, nát bàn, cõi tiên… sướng lắm! Nó ở “dưới” địa ngục, hỏa ngục, âm phủ… đau đớn, khổ sở?

Triết gia Epicure (341-270 tcn) viết “Ta không sợ chết. Nó chẳng là gì đối với ta cả, vì khi ta sống, nó chưa có, đến khi nó có mặt thì ta không còn tồn tại”. Phái Khắc Kỷ, đặc biệt là Senèque và Epitète, lại có một lý luận khác để chiến thắng nỗi sợ chết. Họ coi sự chết là một tất yếu của thiên nhiên. Con người là một phần của thiên nhiên. Thiên nhiên có lý tính và con người tham dự vào lý tính ấy. Với cái chết, cá nhân sẽ tan biến, nhưng thiên nhiên là cái toàn thể vẫn tồn tại. Vì thế ta hãy chấp nhận cái chết như một “tất yếu theo định luật thiên nhiên”.

Đa số những lời giải thích của các tôn giáo thường siêu hình và áp đặt. Tôi không có thẩm quyền trên tôn giáo nên chỉ trích đăng một vài đoạn ngắn về phát biểu của các tín đồ của tôn giáo họ.

Trước hết là bài viết vui của luật sư Nguyễn văn Chức, một tín đồ Thiên Chúa Giáo. Ông tưởng tượng, sau khi mình chết, linh hồn mình sẽ “sinh hoạt” như sau. (bài của vip kk)… Sau khi đi thăm một vài nơi ở thế giới của Dante, tôi được đưa ra trước tòa phán xét của Thượng Đế. Tôi là người Công Giáo, tôi phải trả lời về tất cả những hành vi và ý nghĩ của tôi lúc còn sống. Ôi “ngày của thịnh nộ” (Dies irae, dies illa). Nếu linh hồn tôi có tội trọng (mortal sin), tôi sẽ phải xuống hỏa ngục, chịu lửa thiêu đốt đời đời. Nếu linh hồn tôi không có tội trọng và trong trắng như gương, tôi sẽ được lên Thiên Đàng ngay lập tức. Nhưng nếu linh hồn tôi, tuy không có tội trọng, nhưng không trong sáng như gương, nghĩa là còn lợn cợn bụi trần, thì tôi sẽ đi đâu? Tôi sẽ phải xuống ngục luyện tội (purgatory) một thời gian để lửa đốt con người tôi cho sạch những lợn cợn, và sau đó tôi mới được lên Thiên Đàng. Thời gian ở luyện tội, có thể là 10 năm, 20 năm, 50 năm . . . Tùy trường hợp nặng nhẹ. Mà tôi thì như cụ đã biết, nhiều lợn cợn lắm, thể xác cũng như tâm hồn. Có lẽ phải ở luyện tội cả mấy trăm năm.   Tôi được đưa đến tòa phán xét. Chưa đầy 5 phút, có tiếng loa. “Ai có vợ, và đã sống với vợ từ 30 năm trở lên, hãy đứng sang bên phải.” Tôi lễ mễ chạy theo tiếng loa, đứng sang bên phải. Đông lắm, người nào trông cũng thiểu não quá sức. Hai phút sau, có tiếng vọng từ trời cao: “Các con yêu mến, lúc còn sống, các con có vợ và đã ở với vợ trên 30 năm, như thế các con được coi như đã ở luyện tội cả mấy trăm năm rồi, các con sạch mọi tội lỗi và đáng được lên Thiên Đàng ngay lập tức để hưởng Thiên Nhan Chúa”. Mọi người đều hoan hô. Một ông già Mỹ móm mém, phều phào “All right!”. Tôi cũng phều phào “All right!”.                                              

Sự chết đối với người Hồi giáo.  Theo Qur an: Thiên Chúa định trước thời điểm một người chết trước khi được sinh ra. Không ai có thể đẩy nhanh hoặc trì hoãn cái chết của chính mình hoặc cái chết của người khác nếu điều ấy trái với ý muốn của Thiên Chúa, bất kể nguyên nhân cái chết. Theo Kinh Qur an 45:26: “ Allah sẽ ban cho bạn sự sống, sau đó giết bạn, và sau dó Ngài sẽ tập hợp bạn đến Ngày Phục sinh, trong đó không còn nghi ngờ gì nữa. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không biết điều nầy”.  Có người nói rằng, người chiến binh Hồi giáo chết vì kẻ thù, linh hồn sẽ được lên thiên đàng và được Allah thưởng cho bảy (7) trinh nữ. Trước kẻ thù mà người chiến binh Hồi giáo bỏ chạy thì đàn bà cũng có quyền chém chết.                                                                                                   

Phát biểu của đức Đạt Lai Lạt Ma (Phật giáo) về cái chết.    

Với những người chuyên tạo ác nghiệp thì hơi ấm của thân thường thất thoát ở phần trên của thân trước tiên và sau đó mới thất thoát ở các phần khác của thân. Ngược lại, người chuyên tạo nghiệp thiện, thì hơi ấm thường thất thoát từ dưới chân trước tiên. Trong cả hai trường hợp trên, hơi ấm sau cùng tụ lại ở nơi tim, và từ đấy lìa khỏi thân. Các phần tử vật chất này, gồm tinh cha và huyết mẹ kết hợp lại, là nơi thần thức nhập vào lúc đầu tiên để vào tử cung mẹ khi bắt đầu sự sống. Các phần tử vật chất này biến thành trung tâm luân xa tim, và chính từ những điểm nầy mà thần thức cuối cùng lìa khỏi thân. Ngay khi thần thức lìa luân xa tim, thân trung ấm bắt đầu, trừ trường hợp của các vị tu hành cao, thác sinh trong cảnh trời vô sắc của các cõi không vô biên giới, thức vô biên giới, các “cõi Không” hoặc là các cảnh giới cao nhất của cõi luân hồi, thì đi tái sinh ngay sau khi chết. Những người thác sinh vào các cõi dục giới và sắc giới thì vẫn phải trải qua thân trung ấm, ở trong đó những người này sẽ mang hình dạng của thân tái sinh tương lai. Thân trung ấm có đầy đủ 5 giác quan và có cả nhãn thông, có khả năng đi xuyên qua vật chất, và bay ngay lập tức đến nơi mình muốn. Thân trung ấm cũng có thể thấy được các thân trung ấm khác cùng thể loại (tức là cùng cõi đi tái sinh). Các thể loại khác nhau là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, a tu la và trời. Khi thân trung ấm chưa tìm được nơi đi tái sinh thích hợp với nghiệp lực của mình sau 7 ngày thì nó sẽ phải trải qua sự chết của trung ấm và tái sinh trong một thân trung ấm mới. Tái sinh trung ấm chỉ có thể diễn ra nhiều nhất là 6 lần, có nghĩa là thần thức chỉ có thể trải qua tối đa là 49 ngày trong cõi trung ấm. Điều đó cũng có nghĩa là khi một thần thức sau khi chết đi một năm trời, hiện ra và cho biết vẫn chưa được tái sinh, không còn ở trong cõi trung ấm nữa, thì thần thức đó đã tái sinh thành ma. (hết  trich) 

 Tóm lại đạo Thiên Chúa, đạo Hồi, đạo Do Thái tin rằng, sau khi chết, linh hồn sẽ bất diệt, được về với Thiên Chúa nơi thiên đàng. Đạo Phật thì cho rằng, linh hồn không bất diệt mà được  đầu thai vào kiếp khác tùy theo cái nghiệp mà mình đã tạo nên. Thế thì với người Á Đông (đặc biệt Trung Hoa, Triều Tiên, Việt Nam, Đài Loan, Nhật Bản) chịu ảnh hưởng của ba tôn giáo Phật giáo, Nho giáo, và Đạo giáo, nhận định ra sao về cái chết?

Như đã nói ở trên, với Phật giáo, con người khi chết, thân xác tiêu tan nhưng linh hồn sẽ đầu thai vào sáu cõi tùy nghiệp chướng do mình tạo ra khi còn sống. Lão giáo (Đạo gia) cho rằng, ngoài thân thể, là phần vật chất hữu hình còn có hồn và phách (vía).  Lão Tử không bàn đến Thượng Đế, linh hồn, thiên đàng, địa ngục mà chỉ nói một cách tổng quát về nguồn gốc của con người và vạn vật là từ Đạo mà ra, và cuối cùng trở về Đạo, hòa với Đạo. “Đạo khả đạo, phi thường đạo. Danh khả danh, phi thường danh” (Đạo mà có thể nói ra được không phải là đạo thường hằng vĩnh cửu, Tên mà có thể gọi ra được không phải là tên thường hằng bất biến)  Xin trích một bài báo: Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ thứ 2. Đạo giáo có hai phái tu là nội tu và ngoại dưỡng, phái nội tu phổ biến ở Việt Nam hơn. Thời Bắc thuộc, Đạo giáo chỉ phổ biến trong dân gian, đến thời phong kiến độc lập, các nhà Đinh, Lê, Lý, Trần đều coi trong các đạo sỹ không kém các tăng sư, bên cạnh Tăng quan còn có cả Đạo quan. Từ đời Lê Trung hưng Đạo giáo bắt đầu suy thoái, những đạo quán bị Phật giáo hóa, trở thành chùa. Bên cạnh tượng các thánh của Đạo giáo còn có thêm tượng Phật[3]. Ngày nay, Đạo giáo Việt Nam với tư cách là một tôn giáo không còn tồn tại nữa, tuy nhiên những ảnh hưởng của nó đến tư duy và đời sống xã hội của người Việt thì vẫn còn. Thuật phong thủy, các phương pháp dưỡng sinh, các môn võ thuật, các hình thức bói toán, cúng bái, trừ tà của Đạo giáo vẫn phổ biến tại Việt Nam. Tại Hà Nội vẫn còn một số đạo quán của Đạo giáo như Thăng Long tứ quán bao gồm Trấn Vũ quán, nay gọi là đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh; Huyền Thiên quán, nay là chùa Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai; Đồng Thiên quán, nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành; Đế Thích quán, nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên.

 Đạo giáo đi vào Việt Nam, đặc biệt là Đạo giáo phù thủy, tìm thấy ngay rất nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng ma thuật của người Việt nên Đạo giáo ăn sâu vào người Việt rất dễ dàng. Trước đó người Việt đã từng sùng bái ma thuật, phù phép. Họ tin rằng những lá bùa, những câu thần chú có thể chữa được bệnh tật và trị được tà ma. Tương truyền Hùng Vương vì giỏi phù phép nên có uy tín thu thập được 15 bộ để lập nên nước Văn Lang. Dưới thời Bắc thuộc, Đạo giáo rất phát triển ở Việt Nam. Nhiều quan lại Trung Hoa sang Việt Nam cai trị đều thích phương thuật, ví dụ Cao Biền đời Đường từng “cưỡi diều tìm long mạch” để triệt nguồn nhân tài Việt Nam. Thế nên, nếu Nho giáo phải đến thời Lý mới được thừa nhận thì Đạo giáo hòa trộn với tín ngưỡng ma thuật đến mức không còn ranh giới. Từ Trung Quốc vào Việt Nam, Đạo giáo cũng vẫn giữ hai phái là Đạo giáo nhân gian thờ Đức Ngọc Hoàng Thượng đế, Thái Thượng Lão Quân, thần Trấn Vũ (Huyền Vũ), Quan Thánh Đế Quân. Bên cạnh đó, có sự kết hợp với tín ngưỡng dân gian, Đạo giáo còn thờ nhiều vị thần thánh khác của người Việt như Đức thánh Trần, Thánh mẫu Liễu Hạnh, cùng với Tam Phủ, Tứ Phủ, cho thấy sự hòa quyện giữa Đạo giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Ngoài ra, các pháp sư Việt Nam từ Bắc chí Nam còn thường hay thờ các thần Ngũ Hổ bằng bức tranh con hổ hay Quan Lớn Tuần Tranh là hai con rắn Thanh Xà và Bạch Xà quấn trên xà nhà trước bàn thờ. Đặc biệt, Đạo giáo đã đem sang Việt Nam phương pháp cầu Tiên (hết trích).

Tóm lại, theo đạo Giáo, ngoài thân thể, phần vật chất hữu hình, còn có hồn và phách (vía). Hồn là phần tinh thần. Khi thân thể chết đi thì phách không còn nữa, hồn tiếp tục tồn tại trong thế giới vô hình. Nguồn gốc của con người và vạn vật là từ Đạo mà ra, và cuối cùng về với Đạo hòa với Đạo. “Sống chết là do khí tụ lại hay tan mà thôi” (Trang Tử). Đạo giáo là một triết lý, sau biến thành một thứ mê tín dị đoan, ma thuật, phù thủy, bùa chú.

Còn theo Nho giáo thì người có khí, có hồn, có phách. Chết không phải là hết. Chỉ chết cái hình hài, còn cái khí tinh anh, cái hồn khí ấy thì lại về với chỗ sáng tỏ của vũ trụ. Tuy nhiên, đạo Nho chỉ hướng sự quan tâm về những vấn đề nhân sinh, nên xiểng dương phương châm “Sự quỉ thần” (khí, phách được gọi cung kính là sự quỉ thần) “Kính nhi viễn chi” và dụng đạo thần minh làm phương tiện giáo hóa tức đề cao khía cạnh phong hóa mà không bàn về khía cạnh siêu hình. Có người hỏi Khổng Tử “Con người có số mệnh không?” Khổng tử đáp “Có số mệnh nhưng không nên đứng dưới bức tường sắp đổ” “Chưa biết chuyện sống, sao biết được chuyện chết?”

Còn người Việt ta nghĩ gì về cái chết, về linh hồn?

Người Việt đa số, có đi chùa lễ Phật, xin lễ cầu siêu cho thân nhân, tin lời Phật dạy nhưng vẫn tự cho rằng mình theo “Đạo Ông Bà”. Họ vẫn tin rằng thân nhân mình, chết đi không phải đầu thai kiếp khác, không phải lên Niết Bàn hay xuống địa ngục mà vẫn ở cùng với con cháu trong gia đình. Trong nhà, chỗ trang trọng nhất là bàn thờ tổ tiên, thân nhân người đã khuất. Ngày xưa, trên bàn thờ có bài vị (thần chủ), là nơi linh hồn người đã khuất ẩn náu, ngày nay thay bài vị bằng di ảnh, tưởng như người đã chết vẫn hiện diện trong gia đình. Khi người thân trong gia đình bị “bất tỉnh nhân sự”. Để hồi sinh, chủ nhà đứng trước sân kêu lớn “Hú ba hồn chín vía (bảy vía nếu là nam) X. về nhập xác” đồng thời thắp đèn nhang trên bàn thờ, cầu xin ông bà phò hộ cho con cháu tai qua nạn khỏi. Khi người thân bị tai nạn hay bịnh tật mà “chết đường, chết chợ” thì gia chủ ra nơi người đã chết kêu lên “Hú ba hồn chín vía Nguyễn, hay Lê… X. theo tôi về nhà” Họ tin rằng nếu không gọi như vậy, hồn người chết sẽ không biết nhà ở đâu mà về để hưởng sự cúng kiếng, sẽ thành ma đói, ma khát. Người chết đuối phải nhờ thầy cúng đến lập đàn trục vong, hướng dẫn hồn về chùa nghe kinh kệ mà siêu thoát, nếu không hồn vẫn phải ở dưới nước cho đến khi (lôi kéo) một người khác chết (đuối) thay, hồn mới thoát khỏi trầm luân. Họ tin rằng, những người chết đuối, chết oan, chết “bất đắc kỳ tử”, linh hồn vất vưởng (oan hồn uổng tử) không nơi nương tựa thành ma, thành quỉ nên ngày rằm, mồng một thường có lẽ vật cúng ngoài trời (bàn thiên) cho các hồn ma đến hưởng và chấp nhận lời cầu xin của gia chủ đừng quấy phá, gây xáo trộn trong nhà đồng thời phù hộ cho mọi người được mạnh khỏe, vạn sự như ý. Vào dịp cuối năm âm lịch có lễ “rước ông bà” về đoàn tụ, vui xuân với con cháu. Sau ba ngày tết có lễ “tiễn ông bà”. Đa số người Việt tin rằng, linh hồn thân nhân vẫn đoàn tụ với nhau  ở một thế giới (vô hình) khác gọi là Âm Phủ. Âm Phủ không phải là địa ngục như Phật giáo mô tả mà là nơi linh hồn những người đã chết vẫn sinh hoạt, đi lại, giao tiếp, chuyện trò với nhau giống như một xã hội bình thường nơi dương thế. Vì vậy đến ngày giỗ chạp, rằm tháng bảy, ngoài lễ vật còn đốt theo “giấy tiền vàng bạc”, áo quần, nhà lầu, xe hơi, đô la… để người thân nơi cõi âm được sung sướng. Người bịnh nặng thường kể lại. Họ thấy cha, me, vợ, chồng… (đã khuất) đến nắm tay đòi dẫn đi. Trong cuộc chiến vừa qua “Mười phần chết bảy còn ba, chết hai còn một mới ra thái bình”. Mạng người như hạt gạo trên sàng. Sống sót được là nhờ phước đức ông bà.

Bây giờ mới thực sự là những suy nghĩ của bọn đàn ông già của chúng tôi. Người trẻ thường hỏi người già “Có sợ chết không?” Xin trả lời “Không sợ chết, chỉ sợ bịnh” Già lão đi đôi với bịnh tật. Nhiều người lớn tuổi ngồi với nhau thường nói về bịnh hoạn của mình như chuyện thời sự. Sau đây là những lời đối đáp của mấy ông già. Một ông nói “Tôi không muốn đến thăm người bịnh, vì thấy chính mình sẽ như vậy. Nằm một chỗ, cựa mình cũng đau, thở không nỗi, ăn uống, tắm rửa, thậm chí đi vệ sinh cũng phải có người giúp đỡ… Khổ như thế thà chết quách còn hơn” Một ông khác thở dài “Vậy mà lúc đó lại muốn sống. Chẳng phải lưu luyến cuộc đời mà vì bản năng sinh tồn của một sinh vật. Hơn nữa, người bịnh chẳng nghe ai nói mình sẽ chết mà an ủi rằng không sao đâu, bịnh sẽ hết. Ngay đến bác sĩ cũng quả quyết rằng bịnh đang được cải thiện, nhưng ra bảo nhỏ với người thân rằng. Bịnh nhân khó qua khỏi, về chuẩn bị tang lễ là vừa” Một ông có vẻ vô tư “Người chết có số. Mới thấy đó mà đã bịnh chết, còn người khác bị ung thư cả mấy chục năm vẫn sống nhăn. Có người cho rằng, do di truyền. Ông bà, cha mẹ sống thọ được bao nhiêu tuổi thì con cháu thọ được khoảng tuổi đó. Vậy tôi xin hỏi. Mấy ông có lưu luyến cuộc đời nầy không?” “Ra đi tay không. Chết là hết. “Gia tài” theo mình là cái “Quan tài”. Giờ thì chỉ cầu sao ngủ một giấc và không hề thức dậy nữa” .

               Đọc  đến đây, làm gì bạn cũng sẽ phàn nàn “Viết dài dòng quá! Tôi chỉ muốn biết ông đã chuẩn bị những gì trước khi ông từ giã cõi đời?” Xin thưa “Tôi chả làm gì cả ngoài việc viết mấy dòng di chúc, đại ý: Khi đưa tôi vô bịnh viện, thấy không hi vọng gì thì rút ống trợ thở. Liên lạc với nhà quàng, lo quan tài, tẩn liệm. Không làm lễ tang ma, không cáo phó, không thăm viếng, không phúng điếu. Tẩn liệm xong đưa quan tài thẳng ra nghĩa trang. Thế là xong một đời người!” Hết!

Phạm Thành Châu

tháng 9/2020

         

Views: 343

Đâu Những Xe Buýt Vàng

Thơ Lê Văn Bỉnh

Ảnh: Faifax County News Center

Ta về mang gió mát

Cho bầu trời thanh thanh

Lòng ta thêm dào dạt

Trong không khí trong lành

***

Hình như chút tĩnh lặng

Làm cho ta băn khoăn

Đường phố sao trống vắng

Cho bước ta ngại ngần

***

Bây giờ ta mới rõ

Thiếu tiếng cười vang râng

Bầy trẻ thơ trước ngõ

Đợi những xe buýt vàng

***

Kìa xa sau cửa kính

Lãng vãng chú Jason

Cô Rachael xúng xính

Như đợi xe buýt vàng

***

Ta thẩn thờ ngơ ngẩn

Đâu những xe buýt vàng

Giờ tan trường yên ắng

Nỗi buồn lại  mang mang

Lê Văn Bỉnh

(Mùa Tụ Trường Niên Học 2020 -21)

 

 

 

 

 

 

Views: 161